Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tìm hiểu về sự hình thành hoạt động học của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.11 KB, 27 trang )

MỤC LỤC

ĐỀ TÀI: Tìm hiểu về sự hình thành hoạt động học của học sinh?
nêu ý nghĩa của hoạt động học với bản thân và với việc tổ chức
hoạt động học cho học sinh

I ) Đặt vấn đề
Tâm lý học sư phạm là nghiên cứu những vấn đề tâm lý học của việc điều
khiển quá trình dạy học, nghiên cứu sựu hình thành quá trình nhận thức,
tìm tòi những tiêu chuẩn đáng tin cậy của sự phát triển trí tuệ có hiệu
quả trong quá trình dạy học, xem xét những vấn đề và mối quan hệ qua
lại giữa giữa giáo viên và học sinh cũng như giữa học sinh với học sinh
Tâm lý học sư phạm có nhiệm vụ : rút ra những quy luật chung của sự
phát triển nhân cách theo lứa tuổi; rút ra những quy luật lĩnh hội tri

Trang 1


thức, kỹ năng, kỹ sảo trong quá trình giáo dục và dạy học, những biến đổi
tâm lý của học sinh do ảnh hưởng của giáo dục và dạy học....từ đó cung
cấp những kết quả nghiên cứu để tổ chức hợp lý quá trình sư phạm, góp
phần nâng cao hiệu quả của giáo dục và dạy học. Việc tìm hiểu hoạt động
học của học sinh cũng nằm trong nhiệm vụ của tâm lý học sư phạm.
Hoạt động học là hoạt động chuyên hướng vào sự tái tạo lại tri thức ở
người học. Sự tái tạo ở đây hiểu theo nghĩa là phát hiện lại. Sự thuận lợi
cho người học ở đây đó là con đường đi mà để phát hiện lại đã được các
nhà khoa học tìm hiểu trước, giờ người học chỉ việc tái tạo lại. Và để tái
tạo lại, người học không có cách gì khác đó là phải huy động nội lực của
bản thân ( động cơ, ý chí, …), càng phát huy cao bao nhiêu thì việc tái tạo
lại càng diễn ra tốt bấy nhiêu. Do đó hoạt động học làm thay đổi chính
người học. Ai học thì người đó phát triển, không ai học thay thế được,


người học cần phải có trách nhiệm với chính bản thân mình, vì mình
trong quá trình học. Mặc dù hoạt động học có thể cũng có thể làm thay
đổi khách thể. Nhưng như thế không phải là mục đích tự thân của hoạt
động học mà chính là phương tiện để đạt được mục đích làm thay đổi
chính chủ thể của hoạt động.
Hoạt động học là hoạt động tiếp thu những tri thức lý luận, khoa học.
Nghĩa là việc học không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt những khái niệm đời

Trang 2


thường mà học phải tiến đến những tri thức khoa học, những tri thức có
tính chọn lựa cao, đã được khái quát hoá, hệ thống hoá. Hoạt động học
tập không chỉ hướng vào việc tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà
còn hướng vào việc tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân hoạt
động học. Hoạt động học muốn đạt kết quả cao, người học phải biết cách
học, phương pháp học, nghĩa là phải có những tri thức về chính bản thân
hoạt

động

học.

Hoạt động học là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học sinh.
Do đó nó giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển tâm lý
của người học trong lứa tuổi này. Sự hình thành hoạt động học có vai trò
vô cùng quan trọng đối với người học sinh.

II ) Giải quyết vấn đề


1 . Khái niệm hoạt động học
Hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi
mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức , kỹ năng kỹ sảo mới, những
hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định.
Lĩnh hội một khái niệm chỉ sự tiếp thu của học sinh những tri thức, năng
lực..của loài người và sự vận dụng chúng vào những trường hợp cụ thể
Trang 3


để hình thanhf những năng lực và phẩm chất riêng của từng học sinh
,nhờ đó tạo nên sự phát triển của các em

Học tập nói chung là sự biến đổi hợp lý và bền vững những hành vi hay
hoạt động nhờ vào một hoạt động được thực hiên trước đó.
Cần phân biệt học một cách ngẫu nhiên trong cuộc sống hàng ngày và
hoạt động được tiến hành theo phương thức chuyên biệt - phương thức
nhà trường. Thực tiễn cuộc sống (“ đi một ngày đàng học một sàng
không”) và nhiều công trình nghiên cứu tlh cho thấy việc học diễn ra
ngay cả khi con người không đặt cho mình mục đích học lấy một cái gì
đó. Trẻ em chơi bóng bàn nhằm thỏa mãn nhu cầu vận động, nhu cầu
chơi, nhưng đồng thời lúc này cũng diễn ra sự hình thành, hoàn thiện kỹ
năng vận động, học luận chơi. Việc nắm được tri thức, hình thành các kỹ
năng kỹ sảo, kinh nghiệm ,các phương thức hành vi thông qua việc thực
hiện một hoạt động khác không nhằm vào mục đich này được gọi là học
một cách ngẫu nhiên, hay học không chủ định. Học ngẫu nhiên có thể
quan sát được ở cả động vật. Kiểu học này mang tính tự nhiên, dễ dàng
do đó nhiều nhà giáo dục coi đây là hình thức dạy học tốt nhất. Tuy
nhiên các nghiên cứu tâm lý học chỉ ra rằng :
* Kiểu này ít hiệu quả hơn so với học có tổ chức, có chủ định
Trang 4



* Tốn nhiều thời gian hơn
* Người học chỉ lĩnh hội những gì liên quan trực tiếp đến nhu cầu, hứng
thú, các nhiệm vụ trước mắt, những yếu tố quan trọng khác bi bỏ qua.
* Đem lại những tri thức tiền khoa học có tính ngẫu nhiên, kinh ngiệm
chủ nghĩa, không hệ thống.
Có thể thấy việc lĩnh hội một hệ thống khái niệm khoa học và những cấu
trúc hoạt động tương ứng, sự phát triển toàn diện và hài hào nhân cách
người học không thể chỉ dựa và một mình kiểu học ngẫu nhiên. Cần có
một loại hoạt động đặc biệt mà mục đích cơ bản, trực tiếp của nó là bản
thân sự học – hoạt động học.
Hoạt động học chỉ có thể tiến hành được khi con người có được khả năng
điều khiển hành động của mình bằng một mục đích tinh thần được đặt
trước một cách có ý thức. Theo nhiều nghiên cứu, khả năng này hình
thành ở khoảng 4-5 tuổi trên cơ sở sự hình thành và phát triển của động
cơ hoàn thiện tri thức cũng có thê đạt những trình độ khác nhau tùy
thuộc vào nội dung và phương pháp học. Nếu dạy học dựa trên nội dung
và những nguyên tắc khái quát hình thức thì sẽ dẫn đến việc hình thành
những tri thức kinh nghiệm chủ nghĩa, động cơ hoàn thiện tri thức hình
thành ở mức độ thấp , người học dễ mất hứng thú học tập. Nếu dạy học
dựa trên nội dung và những nguyên tắc khái quát nội dung thì sẽ hình
Trang 5


thành được ở người học những tri thức lý luận, động cơ hoàn thiện tri
thức hình thành ở mức độ cao: người học tự giác, có trách nhiệm cao
trong học tập, thích tìm ra nhiều phương pháp để giải một bài tập, thích
chọn những bài khó, thể hiện hứng thú đối với quá trình học.
Khi nói đến hoạt động học cần làm rõ khái niệm học và khái niệm hoạt

động học. Trong cuộc sống đời thường con người luôn luôn có quá trình
tích tiếp thu, tích luỹ những kinh nghiệm sống, trên cơ sở đó tạo nên
những tri thức tiền khoa học, làm cơ sở tiếp thu những khái niệm khoa
học ở trong nhà trường. Đó chính là việc học, là cách học theo phương
pháp của cuộc sống thường ngày, giống như con người khi sinh ra đến
khi chết học ăn học nói học gói học mở, đi một ngày đàng học một sàng
khôn…Trên thực tế, chỉ có phương thức đặc thù( phương thức nhà
trường) mới có khả năng tổ chức để cá nhân tiến hành hoạt động đặc
biệt đó là hoạt động học, qua đó hình thành ở cá nhân những tri thức
khoa học, năng lực mới phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn; và trong tâm
lý học sư phạm, hoạt động học là khái niệm chính được dùng để chỉ hoạt
động học diễn theo phương thức đặc thù, nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo.

Trang 6


1.2. Những đặc điểm tâm lý của hoạt động học
Chủ thể của hoạt động học là người học, là học sinh. Đối tượng của hoạt
động học là các tri thức và các kỹ năng , kỹ sảo tương ứng. Chủ thể
chiếm lĩnh đối tượng bằng cách tái tạo đối tượng thông qua hoạt động
của bản thân. Điều này có nghĩa là người học không thể thu động tiếp
nhận các tác ddoognj sư phạm theo kiểu máy móc , mà đòi hỏi phải tích
cực tiến hành những hành động chuyên biệt bằng ý thức tự giác và năng
lực trí tuệ. Người học phải tái hiện , kỹ năng, kỹ sảo đã được hình thành
trong lịch sử, biến chúng thành năng lực của mình. Hoạt động học, như
vậy, được tiến hành theo cơ chế lĩnh hội.
Hoạt động học hướng vào chủ thể , làm thay đổi chủ thể. Khác với các
hoạt động khác hướng vào làm thay đổi khách thể, hoạt động học không
làm thay đổi vốn tri thức của lời người đã tích lũy được, mà làm cho chủ

thể thay đổi , phát triển . sự thay đổi của chủ thể biểu hiện ở sự thay đổi
ở mức độ làm chủ khái niệm , những giá trị, chuẩn mực, những quy luật
và những phương thức hành vi phù hợp với chúng. Sự phát triển của chủ
thể có được là sự chiếm lĩnh vốn tri thức của loài người. người học càng
chiếm lĩnh được nhiều tri thức bao nhiêu thì sự thay đổi và phát triển
tâm lý của chính họ càng lướn bấy nhiêu. Do đó, điều quan trong trong
dạy học là làm sao cho người học giác ngộ sâu sắc mục đích học tập, để

Trang 7


họ có thể phát huy được nhiều nhất sức mạnh vật chất và tinh thần cho
việc học.

1.3. Đối tượng của hoạt động học.
Nếu gọi chủ thể của hoạt động học là người học thì đối tượng của hoạt
động học hướng tới đó là tri thức. Nhưng tri thức mà học sinh phải học
được lựa chọn từ những khoa học khác nhau, theo những nguyên tắc
nhất định, làm thành những môn học tương ứng, và được cụ thể ở
những đơn vị cấu thành như: khái niệm, kĩ năng, thái độ… Đối tượng của
hoạt động học có liên quan chặt chẽ với đối tượng của khoa học. Tuy vậy,
có sự khác nhau về nguyên tắc giữa hoạt động học và hoạt động nghiên
cứu khoa học. Hoạt động học là hoạt động tái tạo lại những tri thức đã
có từ trước ở người học, còn hoạt động nghiên cứu khoa học đó là phát
hiện những chân lý khoa học mà loài người chưa biết đến. Có thể nói: đối
tưởng của hoạt động học là cái mới với cá nhân nhưng không mới đối
với nhân loại.

1.4. Sự hình thành hoạt động học tập.


Trang 8


1.4.1. Hình thành động cơ học tập.
Các yếu tố của hoạt động học được hình thành trong chính hoạt động
học. Nói đến hình thành hoạt động học, trước hết phải nói đến sự hình
thành động cơ học tập.
Động cơ học tập là cái thúc đẩy hoạt động học, là cái vì nó mà học sinh
hiên hoạt động học. Động cơ học của học sinh được hiên thân ở đối
tượng của hoạt động học, tức là những tri thức, kỹ năng, thái độ ...mà
giáo dục sẽ đưa lại cho họ.
Có hai lọai động cơ:
Những động cơ hoàn thiện tri thức: có lòng khát khao mở rộng tri thức,
mong muốn có nhiều hiểu biết, say mê với quá trình giải quyết nhiệm vu
học tập..như vậy, tất cả những biểu hiện này đều do sự hấp dẫn , lôi cuốn
của bản thân tri thức cũng như những phương pháp giành lấy những tri
thức đó. Mỗi lần giành được cái mới ở đối tượng học thì các em cảm thây
nguyện vọng hoàn thiện tri thức của mình được thực hiện một phần.
trường hợp này nguyện vọng hoàn thiện tri thức được hiện thân ở đối
tượng hoạt động học. Do đó , ta gọi loại động cơ này là “ động cơ hoàn
thiện tri thức”. Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ này là tối
ưu theo quan điểm sư phạm.

Trang 9


Những động cơ có quan hệ xã hội: học sinh say sưa học tập vì sức hấp
dẫn, lôi cuốn của một cái ở ngoài mục đích trự tiếp của việc học tập như
thưởng phạt, đe dọa và yêu cầu, thi đua và áp lực, lòng hiếu danh, sựu
hài lòng của cha mẹ, sự khâm phục của bạn bè...ở đây, những tri thức, kỹ

năng,kỹ sảo,thái độ,hành vi chỉ là phương tiện để đạt mục tiêu khác.
Trong trương hoạp này, những mối quan hệ xã hộ của cá nhân được hiện
thân ở đối tượng học tập. Do đó người ta gọi động cơ học tập này là “
động cơ có quan hệ xã hội”
-

Thông thường cả hai loại động cơ này cần được hình thành ở học sinh.
Động cơ học tập không có sẵn, cũng không thể áp đặt , mà phải được
hình thành dần dần trong quá trình học tập của học sinh dưới sự tổ
chức,điều khiển của giáo viên. Trong dạy học, giáo viên cần tổ chức cho
học sinh tự phát hiện ra vấn đề và giải quyết vấn đề, hình thành ở học
sinh nhu cầu học tập, nhu cầu nhận thức, nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng
học. Hoạt động học với chủ thể là người học, còn đối tượng của nó là
những tri thức khoa học, với mục tiêu cuối cùng là hình thành nhân cách
cho người học. Chủ thể khi tiến hành hoạt động học, chiếm lĩnh tri thức
thì chính tri thức đó trở thành cái tinh thần, thôi thúc người học. Vì vậy
có thể hiểu động cơ học tập là sức mạnh tinh thần điều khiển, điều chỉnh

Trang 10


hoạt động học nhằm chiếm lĩnh tri thức khoa học, để thoả mãn nhu cầu
nào đó của.
Động cơ của hoạt động học tập ở học sinh được hiện thân ở những tri
thức, kĩ năng, kĩ xảo mà giáo dục ở nhà trường mang lại cho các em.
Trong thực tiễn giáo dục, động cơ học tập được chia thành hai loại: động
cơ hoàn thiện tri thức và động cơ quan hệ xã hội. Thuộc về loại động cơ
hoàn thiện tri thức ở đây là lòng ham mê, khát khao mở rộng tri thức,
say mê với những môn học. ..Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động
cơ này nó không chúa những mâu thuẫn bên trong và nó đòi hỏi phải có

những nỗ lực ý chí để đạt được nguyện vọng chứ không phải hướng vào
đấu tranh với chính bản thân mình. Động cơ quan hệ xã hội đó là sự
thưởng phạt hoặc đe doạ, những áp lực gia đình, nhà trường, công việc,
sự hiếu danh hoặc mong đợi sự hạnh phúc..ở mức độ nào đó động cơ này
mang tính cưỡng bách, và có lúc xuất hiện như một vật cản cần khắc
phục để vượt qua đạt được mục đích của mình.
Khi người đi học vì sự hấp dẫn , lôi cuốn của bạn thân tri thức, kỹ năng,
kỹ sảo ấy thì cái được “hiện thân” ở đối tượng học tập la nguyện vọng
hoàn thiện tri thức, nên hình thức này của động cơ học tập được gọi là
động cơ hoàn thiên tri thức.

Trang 11


Hoạt động học được thúc đẩy bởi động cơ hoàn thiện tri thức thúc đẩy
bởi động cơ hoàn thiện tri thức thường không chứa đựng xung đột bên
trong. Ở đây có thể xuất hiện nhưng trở ngại từ bên ngoài chính mình.
Do đó, ở đây thường không có những căng thẳng tâm lý. Ngược lại, hoạt
động học tập được thúc đẩy bởi động cơ quan hệ xã hội thường chứa
những lực chống đối nhau , bản thân việc học đôi khi xuất hiện như vật
cản trên đường đi tới mục đích cơ bản. Vì vậy, ở đây thường có sự căng
thẳng tâm lý , đòi hỏi nỗ lực, đôi khi cả sư đấu tranh với chính mình. Khi
xung đột gay gắt có thể xuất hiện xu hướng “chối bỏ” phá vỡ nội quy học
tập, bỏ học, thờ ơ với việc học, thay việc học bằng việc coi cóp, gian dối.
Từ góc độ sư phạm, hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ hoàn
thiện tri thức là hình thức học tập tối ưu.
Hai loại động cơ cùng được hình thành và phát triển ở học sinh. Chúng
làm thành một hệ thống đuợc sắp xếp theo thứ bậc . Tùy vào điều kiện
hoàn cảnh cụ thể của dạy học mà một số các động cơ nổi lên hàng
đầu,chiếm ưu thế so với động cơ khác. Từ việc phân tích ý nghĩa của hai

động cơ trên , có thể thấy trong dạy học thầy phải tổ chức sao cho động
cơ hoàn thiện tri thức chiếm ưu thế trong hoạt động của người học.
Động cơ học tập, nhất là các động cơ hoàn thiện tri thức, không có sẵn ,
không thể áp đặt từ bên ngoài , mà nó được hình thành dần dần trong

Trang 12


quá trình học của học sinh. Các nghiên cứu cho thấy nếu trong quá trình
học thầy luôn thành công trong việc tổ chức cho người học tự phát hiện
ra những điều mới lạ, giải quyết thành công nhiệm vụ học tập, gây được
những ấn tượng tốt đối với việc học, thì người học sẽ ngày càng ý thức
được ý nghĩa của việc học, học tập dần dần trở thành nhu cầu của người
học, và động cơ hoàn thiện tri thức được hình thành.
Sự hình thành và phát triển của động cơ hoàn thiện tri thức cũng có thể
đạt những trình độ khác nhau tùy thuộc vào nội dung và phương pháp.
Nếu dạy học dựa trên nội và những nguyên tắc khái quát hóa hình thức
thì sẽ dẫn đến việc hình thành những tri thức kinh nghiệm chủ nghĩa
động cơ hoàn thiện tri thức hình thành ở mức độ thấp, người học dễ mất
hứng thú học tập. Nếu dạy học dựa trên nội dung và nguyên tắc khái
quát hóa nội dung thì sẽ hình thành được ở người học những tri thức lí
luận , động cơ hoàn thiện tri thức hình thành ở mức độ cao : người học
tự giác có trách nhiệm cao trong học tập , thích tìm ra một phương pháp
để học tập , tự nguyện giải nhiều bài tập, thích chọn những bài khó, thể
hiện hứng thú với quá trình học.
Xét về mặt lý luận, mỗi hoạt động được thúc đẩy bởi một động cơ nhất
định. Hoạt động học hướng đến là những tri thức khoa học, thì chính nó (
tức là đối tượng của hoạt động học) trở thành động cơ của hoạt động ấy.

Trang 13



Động cơ hoàn thiện tri thức là động cơ chính của hoạt động học tập.
Nhưng trên thực tế còn có động cơ quan hệ xã hội. Nó “bám vào”, “hiện
thân” trên động cơ hoàn thiện tri thức, trở thành một bộ phận của động
cơ hoàn thiện tri thức. Khi động cơ hoàn thiện tri thức được đáp ứng thì
đồng nghĩa với nó là động cơ quan hệ xã hội cũng được thoả mãn. Cả hai
loại động cơ này đều xuất hiện trong quá trình học tập và trong từng
hoàn cảnh cụ thể, điều kiện nào đó mà động cơ này hay động cơ kia
chiếm vị trí quan trọng hơn, nôỉ lên và chiêm ưu thế trong thứ bậc động
cơ. Sự phân chia động cơ như vậy chỉ có tính chất tương đối.

1.4.2 Hình thành mục đích học tập.
Đối tượng học tập được cụ thể hóa một hệ thống các khái niệm của các
môn học và người học cần chiếm lĩnh.Mỗi khái niệm của môn học được
thể hiện trong từng tiết học, bài học là mục đich của các hành động
học .Như vậy hệ thống mục đích của hành động không phải chủ thể hay
người dạy đặt ra một cách tùy tiện mà nó bị quy định bởi đối tượng hoạt
động học và những điều kiện từ phía chủ thể.
Toàn bộ tri thức của môn học được phân chia thành những nhiệm vụ
hoạt động cụ thể như: bài học ,bài làm trên lớp, bài làm ở nhà, bài kiểm
tra, bài thi..đó cũng chính là nhwungx mục đích học tập, mà nếu giải
quyết được nó thì học sinh sẽ thực hiện được mục đích cụ thể nào đó.
Trang 14


Chẳng hạn lịnh hội một khái niệm khoa học, một kỹ năng, một phương
pháp..
Mục đích hành động được hình thành dần dần trong quá trình diễn ra
hành động.Các mục đính học tập cũng được hình thành dần dần trong

khi người học tiến hành các hoạt động học tập. Trước khi người học bắt
đầu hành động thì trong đầu anh ta đã có hình ảnh về sản phẩm tương
lai sẽ thu được khi kết thúc hành động. Hình ảnh này thực chất là biểu
tượng đầu tiên về mục đích do tưởng tượng tạo ra để định hướng cho
hành động(chứ không phải là mục đích). Khi tiến hành hành động chủ
thể xâm nhập vào đối tượng , chiếm lĩnh những tri thức mới, nhưng năng
lực mới. Những cái chủ thể chiếm lĩnh làm thành nội dung của mục đích
hộc tập . Cùng với sự xâm nhập của chủ thể vào đối tượng , nội dung của
mục đích học tập ngaỳ càng được hiện hình , biểu tượng ban đầu về mục
đích dần dần được lấp đầy bởi nội dung đối tượng . Cứ như vậy những
mục đích bộ phận dần dần được hình thành , dẫn chủ thể đi đến đích cuối
cùng. Như vậy mục đích học tập chỉ bắt đầu khi người học bắt tay vào
thực hiện hành động học tập. Theo tâm lý học hoạt động, mục đích được
hiểu là cái mà hành động đang diễn ra hướng tới. Hoạt động học được
thúc đẩy bởi động cơ và nó được tiến hành dưới các hành động học. Vậy
mục đích của hoạt động học là các khái niệm, các giá trị, các chuẩn

Trang 15


mực…..mà hành động học đang diễn ra hướng đến nhằm đạt được nó.
Quá trình hình thành mục đích bắt đầu từ việc hình thành trong chủ thể
dưới các dạng là các biểu tượng sau đó được tổ chức để hiện thực hoá
biểu tượng trên thực tế, và khi thực tế có hoàn thành được thì mục đích
được hoàn thành. Mục đích của hoạt động học cũng được hình thành
như vậy, chỉ có điều nó có tính đặc thù riêng đó là việc hình thành mục
đích học tập hướng đến là để thay đổi chính chủ thể ở đây là người học.
Và mục đích này chỉ có thể được bắt đầu hình thành khi chủ thể bắt đầu
bắt tay vào thực hiện hành động học tập của mình. Trên con đường
chiếm lĩnh đối tượng nó luôn diễn ra quá trình chuyển hoá giữa mục đích

và phương tiện học tập. Mục đích bộ phận được thực hiện đầy đủ nó lại
trở thành công cụ để chiếm lĩnh các mục đích tiếp theo.
Trên đường đi tới chiếm lĩnh học tập luôn diễn ra sự chuyển hóa mục
đích và phương tiện .mục đích bộ phận được thực hiện đầy đủ, nó lập tức
trở thành phương tiện cho sự hình thành mục đích bộ phận tiếp theo.
Chính vì lẽ đó mà mục đích cuối cùng sẽ được thực hình thành một cách
tất yếu ttrong quá trình thực hiện một hệ thống các hành động học tập.
Khi một mục đích học tập được thực hiện đầy đủ , nó lập tức trở cho
thành phương tiện sự hình thành mục đích bộ phận tiếp theo.Quá trình
này cứ diễn ra như vậy cho đến khi mục đích cuối cùng được hình thành.

Trang 16


Với ý nghĩa này có thể nói trên đường chiếm lĩnh đối tượng học tập luôn
diễn ra sự chuyển hóa giữa mục đích và phương tiện học tập.

1.4.3. Sự hình thành các hành động học tập
Học tập là một quá trình do đó khi nói đến hoạt động học tập phải nói
đến sự hình thành các hành động học tập. Hành động học ở đây được
hiểu là hành động trí óc, nhằm chiếm lĩnh tri thức. Hành động học có rất
nhiều các hành động khác nhau, và bản chất nhất, cơ bản nhất có các
hành động chính sau:hành động phân tích ( tìm ra nguồn gốc nội tại, cấu
trúc lôgíc của đối tượng), hành động mô hình hoá ( giúp con người diễn
đạt các khái niệm một cách trực quan, nó bao gồm mô hình gần giống
với vật thật, mô hình tượng trưng, mô hình mã hoá, nó được dùng nhiều
trong sinh học…), hành động cụ thể hoá (nhằm vận dụng giúp người học
hiểu được rõ nhất bản chất của vấn đề, giải quyết những vấn đề trong
mối liên hệ cụ thể từng lĩnh vực.
Hành động tập được xem là cơ sở cho sự phát triển tâm lý của học sinh

cho sự phát triển tâm lý của học sinh.
Hoạt động học được thực hiện thông qua các hành động học tập. Các
nghiên cứu tâm lý dạy học đã chỉ ra những hành động cơ bản là cơ sở

Trang 17


tiến hành hoạt động học. Các hoạt động học bao gồm :

1)Tiếp nhận

hoặc độc lập xác định nhiệm vụ học tập ; 2) Biến đổi các các điều kiện của
nhiệm vụ làm sáng tỏ quan hệ tổng quát của đối tượng nghiên cứu; 3)
Mô hình hóa quan hệ được khám phá ; 4) Cải biến mô hình của mối quan
hệ để nghiên cứu những đặc tính của nó ; 5) Xây dựng một hệ thống các
nhiệm vụ thực hiện những hành động trước đó; 7) Đánh giá việc lĩnh hội
phương pháp chung với tư cách kết quả của việc giải quyết nhiệm vụ học
tập.
Các hành động học tập là cơ sở để chuyển đối tượng học tập tự bên ngoài
vào trong đầu người học, tạo ra sự phát triển tâm lí người học. Việc
chuyển đổi này được hình thức vật chất, cảm tính qua bậc trung gian ,
đến hình thức tinh thần, lý tính. Để thực hiện việc chuyển đổi này cần đến
các hình thức khác nhau của hành động tập tương ứng với các hình
thức tồn tại của đối tượng. Đó là: 1) Hình thức hành động vật chất; 2)
Hình thức hành động trên lời nói và 3) Hình thức hành động tinh thần.
Hình thức hành động vật chất thực hiện bằng vận động cơ bắp trên vật
thực hoặc vật thay thế: tháo , lắp , chuyển dời, gộp lại , đặt tương
ứng.....Những hành động này làm cho logich của đối tượng bộc lộ ra bên
ngoài thành các hoạt động vật chất là bắt buộc khi trong trí óc người học
còn chưa hình thành những hình ảnh ,thao tác cần thiết cho việc lĩnh tri


Trang 18


thức hay kĩ năng mới . Việc hình Việc thực hiện các hành động học ở
hình thức vật chất là bắt buộc khi trong trí óc người học
Hình thức hành động trên lời nói nhằm mục đích dùng lời nói như cỗ xe
chuyển logich của đối tượng đã được khám phá nhờ hành động vật chất,
nhưng còn ở bên ngoài vào trong tâm lý.
Hình thức hành động tinh thần thực hiện bằng các hinh ảnh, biểu tượng
thao tác bên trong.
Các hành động học tập không có sẵn ở học sinh khi các em bắt đầu đi
học. DO đó, nhiệm vụ hàng đầu của dạy học là hình thành chính những
hành động học tập, sau khi đã hình thành được các hành động này thì sử
dụng chúng như phương tiện chuyển tại đối tượng mới học vào tâm lý
người học. Tuy nhiên , cần thấy rằng việc hình thành các hoạt động học
không thể tiến hành bên ngoài việc lĩnh hội tri thức , khái niệm. Các hành
động được hình thành đồng thời với quá tình lĩnh hội khái niệm. Như vậy
sư hình thành các khái niệm học xẽ được xem xét kĩ trong phần sự hình
thành các khái niệm.
Các nghiên cứu tâm lý học khẳng định quá trình lĩnh hội tri thức phải
được tiến hành trên cơ sở các hành động học . Tuy nhiên tùy thuộc vào
quan điểm về kiểu khái niệm cần hình thành ở người học kahi niệm kinh

Trang 19


nghiệm hay khái niệm lý luận, mà người ta đề cập đến những hành động
khác nhau với tư cách những hành động quan trong nhất.
Nếu chủ trương hình thành tư duy lý luận cho người học thì phải tiến

hành thông qua việc hìn h thành hệ thống khái niệm theo nguyên lý phát
triển . Theo tinh thần ấy các hành động phân tích , mô hình hóa , cụ thể
hóa được xem như những hành động quan trọng nhất. Nếu như chủ
trương hình thành khái niệm theo các dấu hiệu bên ngoài của nó khái
niệm kinh nghiệm thì các hành động học tâp như : so sánh, phân loại, hệ
thống hóa được coi là những hành động học tập quan trọng nhất . trong
dạy học phải đặt nhiệm vụ trước hết hình thành những hành động sau
này, sau đó sử dụng chúng như phương tiện để tiếp thu tri thức.
Phân tích là hành độn phân chia đối tượng thành các đơn vị ,các bộ phận
để làm sáng tỏ logic ( nguồn gốc xuất phát, cấu tạo các mối quan hệ chức
năng, quy luật vận động) cảu nó. Phân tích có thể được tiến hành dưới cả
ba hình thức : vật chất , lời nói, tinh thần. trình độ phân tích gắn liền với
trình độ nắm vững tri thức trước đó – tri thức đã hình thành là phương
tiện để phân tích khái niệm mới.
Mô hình hóa là hành động diễn đạt logic của đối tượng một cách trực
quan, cảm tính. Mô hình là điểm tựa , là cầu nối để chuyển logic của đối

Trang 20


tượng từ bên ngoài vào trong đầu. Trong thực tế là các loại mô hình sau
thường được sử dụng:
*

Mô hình gần giống vật thực( ví dụ mô hình tuần hoàn , hô hấp trong

dạy học môn sinh): có tính trực quan cao,giúp người học dêc theo dõi
toàn bộ quá trình hành động, vị trí cảu các yếu tố, mối quan hệ giữa
chúng.
* Mô hình tượng trưng- có tính trừu tượng cao hơn tính trực quan còn

đậm nét
Qua mô hình này học sinh có thể đọc được quan hệ:
A+b=c;b+a=c;c–b=a
Mô hình võ đoán – có tính chất quy ước để diễn đạt logic thuần khiết của
khái niệm. Đó là những công thức hay ký hiệu, ví dụ khái niệm diện tích
hình tròn được diễn tả theo mô hình : S = , với số là một hằng số và r là
độ dài bán kính ; câu được diễn ta bằng mô hình : S – P – O, với s là chủ
từ , p là động từ và o là đối tượng của động từ . Mô hình võ đoán là công
cụ diễn ra nhứng hành động trí óc, phát triển tư duy trừu tượng , tư duy
lí luận.
Trong dạy học còn sử dụng mô hình quá trình( mô tả quá trình hành
động) và mô hình kết quả ( mô tả quan hệ tỉnh giữa các yếu tô)

Trang 21


Cụ thể hóa là hành động đưa những mối quan hệ tổng quát, trừu tượng
về những trường hợp cụ thể, riêng lẻ. Cụ thể hóa giúp người học thực
hiện sự phát triển của khái niệm từ trừu tượng đến cụ thể trong cùng
cùng một lĩnh vưc. Cụ thể hóa còn cho phép người học nhận ra tính tất
yếu của sự nảy sinh một trình độ phát triển mới của sự vật từ trình độ
mới.
+ Hoạt động học tập của học sinh có tính chất độc đáo về mục đích và kết
quả hoạt động. Đó là, khác với lao động, học tập không làm thay đổi đối
tượng mà thay đổi chính bản thân mình. Sinh viên học tập để tiếp thu các
tri thức khoa học, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát
triển những phẩm chất nhân cách người chuyên gia tương lai.
+ Hoạt động học tập được diễn ra trong điều kiện có kế hoạch vì nó phụ
thuộc vào nội dung, chương trình, mục tiêu, phương thức và thời hạn
đào tạo.

+ Phương tiện hoạt động học tập là thư viện, sách vở, máy tính…
+ Tâm lý diễn ra trong hoạt động học tập của sinh viên với nhịp độ căng
thẳng, mạnh mẽ về trí tuệ.
+Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập cao.

Trang 22


Cái cốt lõi của hoạt động học tập của sinh viên là sự tự ý thức về động cơ
mục đích, biện pháp học tập.
Việc tạo ra tính tích cực học tập của sinh viên là nhiệm vụ chủ yếu của
người thầy giáo trong nhà trường đại học. Một trong những yếu tố quan
trọng có ảnh hưởng mạnh tới tính tích cực hoạt động tập của sinh viên là
do sự vận dụng một cách thích hợp phương pháp giảng dạy của thầy.

1.5. ý nghĩa của hoạt động học với bản thân và với việc tổ chức
hoạt động học cho học sinh

Hoạt động học muốn được diễn ra phải có điều kiện của nó. Điều kiện
đầu tiên đó là có sự tham gia của các yếu tố bên ngoài (ngoại lực) như:
có sự hướng dẫn của thầy, sách, vở, bút, máy tính, giáo trình…Và điều
kiện thứ hai đó là có sự vận động của chính bản thân người học hay còn
gọi là yếu tố nội lực. Đó là những tri thức mà người học học được, trình
độ trí tuệ hiện có của người học, động cơ, ý chí, hứng thú của người học…
Có đầy đủ những điều kiện đó, người học dù trong hoàn cảnh có thầy với
trò, hay không có đối mặt với thầy thậm chí khi ra trường, hoạt động học
vẫn diễn ra. Từ đó có thể hiểu học là quá trình tương tác các yếu tố ngoại

Trang 23



lực và yếu tố nội lực thông qua hoạt động dạy và học. Trong đó, yếu tố
nội lực ở đây đóng vai trò quan trọng trong hoạt động học của người
học.
Theo Thái Duy Tiên thì "Tính tích cực học tập của sinh viên là tập hợp
các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người sinh viên từ đối
tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức. để nâng cao hiệu
qủa học tập" Tính tích cực học tập của sinh viên được thể hiện qua một
số đặc điểm cơ bản sau:
- Trong giờ học sinh viên có chú ý tới bài giảng hay không
- Mức độ tự giác tham gia vào xây dựng bài học, trao đổi thảo luận, ghi
chép…
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập được giao
- Hiểu bài và có thể trình bày lại theo cách hiểu của mình
- Có hứng thú học tập
- Biết vận dụng những tri thức được học vào thực tiễn
- Có sáng tạo trong quá trình học tập.

Trang 24


III ) kết luận
Hoạt động học hướng vào việc hình thành bản thân nó vào việc học cách
học. Muốn cho việc học diễn ra có kết quả người học phải biết cách học,
nghĩa là phải có tri thức về bản thân hoạt động học. Sự hình thành bản
thân hoạt động học là tiền đề, là công cụ, phương tiện để tiếp thu các tri
thức , kỹ năng , kỹ sảo. Nhiều học sinh có thái độ học tập tốt , cần cù
chăm chỉ nhưng kết quả học tập vẫn thấp là do các em không năm được
cách học. Sự tiếp thu bản thân hoạt động học diễn ra đồng thời với việc
tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ sảo. Do đó, trong khi tổ chức hoạt động cho

học sinh, người dạy phải vừa ý thức được những tri thức, kỹ năng, kỹ sảo
nào cần được hình thành ở học sinh ,vừa phải có quan niệm rõ ràng về
cách học, những con đường giành tri thức, kỹ năng, kỹ sảo cần trang bị
cho học sinh . cần pahir xem việc hình thành hoạt động học là nhiệm vụ
quan trong của dạy học- dạy học trước hết là dạy cách học. Nội dung và
tính chất của họa động học được hình thành sẽ quyết định nội dung và
chất lượng của sự ĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ sảo.
Trong hoạt động học, ngay từ đầu người học định hướng một cách có ý
thức , tự giác vào việc tiếp thu những tri thức kỹ năng kỹ sảo đã được
chon lọc, tinh chế, được tổ chức lại trong một hệ thống nhất định ( đã
trải qua khái quát hóa), có thể ứng dụng trong nhiều trường hợp như

Trang 25


×