Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Ý nghĩa của “cái hài” trong đời sống tinh thần của sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.06 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC........................................................................................................1
MỞ BÀI............................................................................................................2
I. Phạm trù “cái hài”:.....................................................................................3
1. Định nghĩa về “cái hài”:..............................................................................3
2. Nguồn gốc của “ cái hài”:...........................................................................5
3. Bản chất thẩm mỹ của “cái hài”:...............................................................5
3.2. Đối tượng gây cười:..................................................................................6
3.3. Chủ thể cười:............................................................................................7
4. Đặc điểm của “cái hài”:..............................................................................7
5. Mức độ biểu hiện của cái hài:.....................................................................8
5.1. Hài hước:...................................................................................................8
5.2. Châm biếm, đả kích:................................................................................9
II. Ý nghĩa của “cái hài” trong đời sống tinh thần của sinh viên hiện nay,
ví dụ trong đời sống xã hội (đời sống sinh viên):..........................................9
1. Biểu hiện của “cái hài” trong đời sống sinh viên:....................................9
1.1. Sống đua đòi:..........................................................................................10
1.2. Sống “sĩ diện” và “chảnh”:....................................................................10
1.3. Thể hiện “cái tôi” một cách thái quá:...................................................11
2. Hướng đi cho sinh viên:............................................................................11
KẾT BÀI........................................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………….13

1


MỞ BÀI
Trong cuộc sống “Chân”, “Thiện”, “Mĩ” luôn là những giá trị cao quý
mà con người luôn mong muốn đạt tới, trong đó nội dung cốt lõi của “mĩ” là
cái đẹp. Cái đẹp tưởng chừng là cái dễ nhận thức nhưng trên thực tế lại khó


nắm bắt, diễn tả. Vì vậy, phạm trù cái đẹp luôn gây mâu thuẫn và tranh cãi,
lịch sử mỹ học cũng có rất nhiều đáp án cho câu hỏi: “đẹp là gì?”, “thế nào là
đẹp?”. Song, trong hành trình tìm hiểu cái đẹp, chúng ta không thể không
hướng về mỹ học với tất cả sự ngưỡng mộ và trân trọng. Cái đẹp bao hàm
nghĩa rất rộng: đẹp trong cái bi,trong cái hài, đẹp trong sự cao cả...Để tìm hiểu
sâu hơn nội dung về cái đẹp, em xin chọn đề tài: “Bàn về phạm trù cái hài và
ý nghĩa của nó trong đời sống tinh thần của sinh viên hiện nay, lấy ví dụ
trong đời sống xã hội”, đồng thời làm bài tập học kỳ.

2


NỘI DUNG
I. Phạm trù “cái hài”:
1. Định nghĩa về “cái hài”:
Như chúng ta biết các quy luật của đời sống thẩm mỹ rất phong phú,
hình thức biểu hiện của nó lại rất đa dạng, nhưng những diễn biến phức hợp
của đời sống thẩm mỹ vẫn có thể quy về bản chất của con người. Sự giễu cợt
là một mặt quan trọng để biểu hiện thái độ sống của con người và định giá
nhân cách của con người. Chẳng thế đã truyền tụng câu ngạn ngữ: “Anh hãy
chỉ cho tôi biết anh cười ai, tôi sẽ nói cho anh biết anh là người như
thế nào”.
Điểm tựa của đời sống thẩm mỹ là cái đẹp. Con người dựa vào tiêu
chuẩn của cái đẹp để định giá tất cả các biểu hiện phức tạp đan chéo nhau
trong đời sống hàng ngày. Nhân loại sáng tạo ra một nền văn minh nhưng
đồng thời hơn hai ngàn năm nay đã mắc một lỗi lầm rất lớn là đẻ ra cảnh
người bóc lột người. Đã có một thời gian dài trong lịch sử, người với người
không phải là bạn, “người với người là chó sói” (Diderot).
Xuất phát từ thực tiễn đó, con người cần phải tìm cách khắc phục những
lỗi lầm của mình. Cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa nhân đạo mới cũng là nhiệm

vụ của hài kịch nhằm tống đi cái cũ và đón chào cái mới một cách nhẹ nhàng
nhưng sâu sắc. Từ nhiệm vụ cao cả này, cần phân biệt cái cười sinh học và cái
cười thẩm mỹ. Cái cười thẩm mỹ có liên quan đến cái cười sinh học. Cái cười
sinh học chỉ là một phản ứng tức thời của sinh lí khi con người bắt gặp sự tác
động nào đó trên lĩnh vực nào đó của cảm giác. Cái cười sinh học mang tính
tự phát và ngẫu nhiên. Trong khi đó cái cười thẩm mỹ có ý nghĩa tinh thần
sâu sắc hơn nhiều. Phân biệt vấn đề này, Gogol nhà văn lớn của nước Nga đã
viết: “hài kịch có nhiệm vụ sửa sai cho những lỗi lầm của con người”. Cùng
chung mục đích sửa sai, về mặt thẩm mỹ, người ta thông qua bi kịch để lấy
nước mắt mà răn đời và dùng hài kịch để lấy tiếng cười mà uốn nắn lẽ sống.
Tiếng cười hài kịch có ý nghĩa sâu sắc hơn người ta tưởng. Cũng không phải
là tiếng cười tiêu khiển, nhàn tản, mua vui của một hạng người nào đó. Đấy là
tiếng cười vỗ cánh bay, hoàn toàn xuất phát từ bản chất trong sáng của con
người. Vỗ cánh bay vì nó là ngọn nguồn phong phú của tiếng cười, vì tiếng
cười này đi sâu vào đối tuợng, buộc những gì lẽ ra chỉ lướt nhanh phải hiện
lên một cách rõ rệt, và nếu không có sức mạnh thâm nhập của nó thì những
mặt tầm thường và trống rỗng của cuộc sống sẽ không làm con người khiếp
sợ đến thế.
Như vậy, tiếng cười thẩm mỹ là tiếng cười nhằm phát hiện bản chất của
đối tượng để tìm cách uốn nắn, sửa chữa hoặc xóa bỏ đối tượng đó. Cái cười
thẩm mỹ gợi cho con người thắng lợi về mặt tinh thần trước những gì mất hài
hòa, lạc hậu, mất ý nghĩa lịch sử, phi nhân văn đáng loại trừ ra khỏi cuộc
sống.
3


Vì vậy, ta không thể cười cái ta không ghét. Do đó, nhiệm vụ của hài kịch
là đi sâu, thâm nhập vào những mặt trái cuộc sống, phát hiện những gì còn
mập mờ “đánh lận con đen” để phanh phui nó ra. Hài kịch là một vũ khí sắc
bén và rất lợi hại để tống tiễn vào quá khứ tất cả những gì giả dối, những gì đã

lỗi thời có hại vào quá khứ hay xuống mộ địa. Nhưng điều đáng chú ý là,
trong khi tống tiễn cái xấu vào quá khứ, đưa ma cái quay quắt, lộn sòng vào
mộ địa, khắc phục những trở ngại trên con đường đi tới của mình, con người
sáng tạo hài kịch còn vì một ý nghĩa cao hơn là khẳng định lại cái đẹp, vun
đắp cho cái mới, cái tiến bộ đâm chồi nẩy lộc.
Trước hết phải thừa nhận rằng cơ sở của hài kịch là cái xấu đang tồn tại
trong thực tế. Cái xấu (theo nghĩa rộng của từ này) là nguồn gốc của hài
kịch. Nhưng đối tượng của hài kịch lại không phải là toàn bộ cái xấu. Cái xấu
nếu biểu hiện ra như cái “toàn bộ xấu” thì chỉ làm ta kinh tởm, do đó nó lọt ra
ngoài phạm vi của hài kịch. Như vậy, chỉ có một bộ phận ranh mãnh nhất của
cái xấu đã không đành phận xấu, lại còn tìm cách lọt vào vương quốc của cái
đẹp, thậm chí lọt vào rồi, nó còn hoành hành ngang ngửa, bắt cả cái đẹp và
mọi người phải công nhận và sùng bái nó. Khi cái đẹp tỉnh táo sáng suốt, đủ
sức rọi ánh sáng chân lý vạch trần chân tướng giả mạo của cái xấu, khi đó
nhân loại được một trận cười thỏa thê.
Ở đây có thể dẫn ra câu truyện cười nổi tiếng của thế giới, chuyện “Ông
vua trần trụi” của nhà văn Đan Mạch Andersen để làm sáng tỏ ý trên: Có một
ông vua rỗng tuếch và một lũ quần thần xiểm nịnh cũng rỗng tuếch, ngược lại
luôn tự cho mình là những kẻ thông thái. Cuộc sống xa hoa và vô nghĩa của
họ bị hai kẻ lừa đảo chú ý. Những tên ma mãnh này tung tin chúng có thể dệt
những áo gấm cực kì mỹ lệ mà “phàm dân” không ai có thể nhìn thấy. Tin ấy
lọt đến tai “bệ rồng” và tên quan tin cẩn nhất được nhà vua phái đến để hỏi
mua chiếc áo. Áo long bào đã được dệt bằng những “sợi không khí” trên một
khung cửi cũng bằng không khí nốt. Từ vua đến quan, tên nào cũng sợ mình
có đôi mắt và đôi tay phàm dân, nên mặc dù không nhìn thấy gì, chẳng sờ
thấy gì, quan vẫn đem “áo“ về cho vua và vua vẫn mặc để diễu hành. Đến khi
nhà vua trút mảnh vải cuối cùng để mặc “áo long bào không khí” đi giữa đám
rước trước vạn mắt thiên hạ, thì bọn trẻ là người hồn nhiên nhất, chúng hét
tướng lên “Nhà vua không mặc quần”, lúc đó vua cũng vừa chợt tỉnh và nhìn
xuống thân thể mình thì đã quá muộn. Lần ấy thiên hạ được một trận cười

thỏa mãn.
Từ đó, ta có một định nghĩa:
Cái hài là một bộ phận của cái xấu nhưng lại không đành phận xấu, cái
bộ phận xấu này lại núp dưới bóng cái đẹp, và cái đẹp ở đây lại chính là
nguồn sáng cực mạnh để phơi bày cái bộ phận xấu ấy ra và đuổi cổ nó ra
khỏi vương quốc mình, để mọi người phân biệt đen trắng rõ ràng.

4


2. Nguồn gốc của “ cái hài”:
Các nhà mỹ học trước đây đã có nhiều công lao nghiên cứu về vấn đề này:
- Aristote thời cổ đại Hy Lạp cho rằng hài kịch nằm trong mâu thuẫn giữa
cái xấu và cái đẹp, ông đã giành một vị trí thích đáng cho cái hài. Theo quan
niệm của ông thì trước hết cái hài phải là cái xấu, nhưng chỉ là một bộ phận
của cái xấu – cái xấu thuộc phạm vi đạo đức và nó vô hại.
- Mĩ học cổ điển Đức tiêu biểu I.Kant và Hegel. Vào cuối thế kỉ 18, Kant
tìm thấy cái hài kịch nằm ở mâu thuẫn giữa cái thấp hèn và cái cao cả. Còn
Hegel cho rằng cái hài kịch nằm trong mâu thuẫn giữa hình tượng và ý niệm,
và kết quả là sự tương phản giữa bản chất và hiện tượng.
- Lupxơ nhận thấy mâu thuẫn giữa cái trọng đại và cái vô nghĩa – cơ sở
của cái hài kịch.
- Florente phát hiện hài kịch nằm ở giữa đối cực của cái có giá trị và cái
huênh hoang tự cho là có giá trị.
-Acto và Suyto : cái hài kịch nằm ở mâu thuẫn giữa tất yếu và tự do.
-H.Becson : cái hài kịch chất chứa trong mâu thuẫn giữa cái sinh động và
cái máy móc, v.v..
Như vậy, phát hiện quan trọng của các nhà mỹ học trước Mác là: cái hài
kịch chứa đựng ở các mặt đối lập của các hiện tượng xã hội, nó có tính chất
khách quan. Song mặt chủ quan của con người ở đây có vai trò rất to lớn. Bởi

vì, vấn đề là ở chỗ con người phải biết cách phát hiện ra mặt đối lập của hiện
tượng. Hơn nữa, ngay cả cái lỗi thời, cái cũ không phải bao giờ cũng mang
tính hài kịch trong tất cả các dạng biểu hiện của nó. Nó có thể là khủng khiếp
gớm guốc, chán ngán, thậm chí đáng sợ nữa. Mặc dù vậy, bản chất xấu xa của
nó vẫn là chất liệu tốt cho một nội dung đáng châm biếm. Vấn đề là cách sử
dụng chất liệu này và tài năng đưa nó vào phạm vi của cái hài kịch.
Cái hài bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa cái đẹp và cái xấu hay nh ư Aristot
nói: “cái xấu là nguồn gốc, là bản chất của hài kịch” nhưng không phải cái
xấu nào cũng là nguồn gốc của cái hài, chỉ có những cái xấu không đành phận
xấu cố sức làm ra đẹp, tự nó tạo ra mâu thuẫn, đối lập với bản thân nó mới là
nguồn gốc của cái hài. Cái hài là một phạm trù thẩm mĩ cơ bản dùng để nhận
thức và đánh giá về một loại hiện tượng của đời sống, đó là những cái xấu
nhưng lại gắng sức chứng tỏ là đẹp. Khi mâu thuẫn này bị phát hiện đột ngột
tạo nên tiếng cười tích cực, có ý nghĩa phê phán, phủ định cái xấu nhân danh
cái đẹp. Tiếng cười trong cái hài – đó là sự chiến thắng của cái đẹp đối với cái
xấu.
3. Bản chất thẩm mỹ của “cái hài”:
3.1. Tiếng cười trong cái hài:
Khi nhắc đến cái hài, người ta thường nghĩ ngay đến tiếng cười. Tiếng
cười là yếu tố không thể thiếu trong cái hài. Nếu cái hài là một hiện tượng
khách quan thì cái cười lại là phản ứng chủ quan của con người trước cái hài.
5


Do vây, cái hài thuộc về khách thể thẩm mĩ còn cái cười thuộc về chủ thể
thẩm mĩ. Như vậy, cái cười là kết quả của cái hài, do cái hài tạo ra.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng không phải mọi cái cười đều có quan hệ
với cái hài. Trong cuộc sống thường nhật, con người có thể cười với nhiều lý
do: cười vì lời nói, hành động nghộ nghĩnh của trẻ con, cười vì bị cù,...Những
cái cười này hoàn toàn không có liên quan đến cái hài, bởi đó chỉ là những cái

cười do tình huống ngẫu nhiên hay do bản năng, sinh lý tạo ra. Tiếng cười
trong cái hài phải là cái cười gắn liền gắn với ý nghĩa xã hội, là kết quả của sự
va chạm, cọ xát giữa cái đẹp và cái xấu, giữa văn hóa và vô văn hóa, đó là
tiếng cười tích cực, tiếng cười của cái đẹp chiến thắng cái xấu, cái cao cả
chiến thắng cái tầm thường. Bởi vậy, ta thấy tiếng cười trong cái hài là một vũ
khí đặc biệt, là phương tiện để phê phán mặt trái của cuộc sống, để phủ định
cái xấu xa, giả dối, lỗi thời; đồng thời tiếng cười trong cái hài là hình thức phê
phán đặc biệt – phê phán bằng cảm xúc đối với những gì đối lập với lý tưởng
tốt đẹp.
Như vậy, tiếng cười trong cái hài là cái cười đặc biệt nhằm vào đối tượng
cụ thể, là cái cười có mục đích và ý nghĩa xã hội sâu sắc. Sắc thái của tiếng
cười trong cái hài là do tính chất của cái hài khách quan tạo ra và chi phối và
do nhận thức của chủ thể quy định. Do đó, tiếng cười trong cái hài liên quan
đến hai yếu tố: đối tượng gây cười và chủ thể cười.
3.2. Đối tượng gây cười:
Trong lịch sử tư tưởng mĩ học, các nhà mĩ học luôn gắn liền bản chất của
cái hài với những đối tượng mang mâu thuẫn: giữa cái đẹp với cái xấu, cái
cao thượng với cái nhỏ nhen, hình thức với nội dung, hiện tượng với bản
chất,..., xem cái hài là kết quả của sự mâu thuẫn, đối lập, không tương xứng,
không hài hòa giữa thực chất bên trong với vẻ bên ngoài mà hiện tượng đó
muốn có hoặc giả vờ có. Đó là những mâu thuẫn mang tính hài, những mâu
thuẫn mang tính bất ngờ, tạo ra hiện tượng mới mẻ, có chất “lạ”, bởi đó là
nguyên nhân tạo ra sự kịch tính, là lý do trực tiếp buộc tiếng cười phải bật ra.
Như vậy, mâu thuẫn là nhân tố trực tiếp sinh ra cái hài. Vì cái hài thuộc về
cái xấu, những hiện tượng vi phạm chuẩn mực đạo đức của cái đẹp nên trong
đa số trường hợp, nhân vật trong cái hài đều là nhân vật thuộc về lực lượng
phản diện đối lập với nhân vật trong cái đẹp. Mục đích mà tính cách hài cố
gắng đạt tới là nhằm những mục đích nhỏ nhen, vô nghĩa, phản ánh tính cách
tầm thường, bạc nhược,...Tuy nhiên, không phải bao giờ các nhân vật trong
cái hài cũng hoàn toàn xấu. Một chút vụng về, ngẩn ngơ nhưng vô hại của

một người tốt cũng có thể khiến ta bật cười,...
Tóm lại, đối tượng của cái hài chủ yếu là những hiện tượng thẩm mĩ tiêu cực
chứa đựng những mâu thuẫn có khả năng gây cười. những hiện tượng đó tồn
tại khách quan trong mỗi con người và trong cuộc sống xã hội. Cái gây cười,
đó chính là những thứ không phù hợp với lí tưởng thẩm mĩ, với những chuẩn
mực xã hội về cái đẹp đã được thừa nhận,....
6


3.3. Chủ thể cười:
Sẽ không thể tạo ra tiếng cười nếu thiếu đi chủ thể cười. Nhưng tiếng
cười cũng sẽ không xuất hiện nếu chủ thể cười không có nhận thức mâu thuẫn
trong đối tượng cười. Cái hài chỉ thực sự xuất hiện khi mà chủ thể nhận ra sự
đối lập, tương phản trong đối tượng. Khi cười một đối tượng nào đó tức là
chúng ta đã nhận ra được mâu thuẫn trong bản thân nó, thấy được mặt xấu
của nó, đánh giá và phê phán nó bằng cảm xúc dưới dạng tiếng cười.
Cảm xúc thẩm mĩ mà cái hài gợi lên trong mỗi chủ thể nói chung là trạng
thái tinh thần vui vẻ, sảng khoái, hả hê thông qua tiếng cười – cảm xúc thiên
về tính trí tuệ.
4. Đặc điểm của “cái hài”:
Cái hài có những đặc điểm sau đây:
Trước hết, cái hài là cái xấu của con người hoặc con người có điểm xấu.
Nói đến cái hài trước hết phải là cái xấu, không có nghĩa mọi cái xấu đều là
yếu tố của cái hài. Cái xấu chỉ trở thành yếu tố của cái hài khi nó có ý nghĩa
xã hội về mặt thẩm mỹ. Ví dụ cái xấu trong bước đi lạch bạch của con vịt,
nhảy chồm chồm của con cóc, nếu không liên quan gì đến tính cách của con
người thì nó không phải là yếu tố của cái hài.
Cái hài là cái xấu thuộc về đạo đức, về đời sống, về lý tưởng xã hội thể hiện ở
quan hệ thẩm mỹ. Thí dụ như tính hay xu nịnh, tính gia trưởng, trưởng giả,
đua đòi, bon chen, tham ăn, tục uống, dối trá, lươn lẹo tồn tại trong từng con

người và cả trong các quan hệ xã hội, những tổ chức xã hội như sự dốt nát,
thiếu dân chủ, thái độ quan liêu, hống hách, cửa quyền đều là những yếu tố
góp phần tạo nên tổng thể của cái hài.
Cái xấu, cái đáng cười là chưa đến nỗi quá xấu, chưa đến kinh tởm cũng là
đối tượng của cái hài. Cho nên, Arixtốt cho rằng cái xấu đã đến mức đê tiện
mà ai cũng biết, không giấu nổi thì nó không còn của tiếng cười hài hước, mà
cái với tính cách là đối tượng của cái hài, tiếng cười thẩm mỹ của cái hài, thực
ra chỉ là một bộ phận của cái xấu, lại không đành phận xấu, mặt khác nó cố
tình che đậy bản chất bản chất xấu xa của nó.
Thứ hai, Cái hài là cái xấu đột lốt cái đẹp. Như chúng ta đã phân tích,
không phải cái xấu nào cũng là yếu tố của cái hài. Sự tàn bạo, đê tiện và ghê
tởm lại thuộc về các phạm trù chính trị, đạo đức. Cái xấu là yếu tố của cái hài,
là cái xấu giả dạng cái đẹp, đột lốt cái đẹp, cái xấu chưa biết mình là xấu, đó
mới là cái hài với tư cách là một phạm trù mỹ học.
Cái xấu được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ một tên quan
huyện ăn hối lộ vẫn tưởng mình là thanh liêm và những kẻ xu nịnh cũng cho
mình là thanh liêm. Một người tham quyền lực nhưng lại phê phán người
khác hám danh. Vì vậy, nhân tố mâu thuẫn là nhân tố cơ bản của cái hài và
mâu thuẫn đó thể hiện như lời nói – việc làm, nội dung – hình thức phải có
yếu tố che đậy, giấu diếm, ngộ nhận.

7


Cái xấu giả danh cái đẹp dù có ý thức hay vô ý thức đều đặt trên các vấn đề
xã hội, ý nghĩa xã hội sâu rộng của nó.
Thứ ba, Cái hài có yếu tố bất ngờ. Mâu thuẫn và sự xung đột trong cái
xấu phát triển đến đỉnh cao rồi đột ngột bất ngờ bị phát hiện, bị bộc lộ, bị phơi
bày bản chất của nó. Hay nói lại một cách khác, một tình huống của cuộc
sống, của nghệ thuật diễn ra một cách căng thẳng giữa cái đẹp và cái xấu

(trong bản thân cái xấu – cái xấu giả danh cái đẹp), cái xấu tưởng đã chiến
thắng, bất ngờ bị vạch trần, bị đánh bại đúng lúc đó nó tạo nên yếu tố của cái
hài. Có một truyện kể về Niutơn, vì quá bận trong công việc nên đôi khi ông
cũng không để ý nhiều đến trang phục. Có lần do sơ xuất ông để chiếc khăn
mùi xoa lòi ra khỏi túi quần ở chỗ đông người. Một kẻ ghen ghét, đã nhân sự
việc này liền nói to: Xin mời mọi người hãy xem cái đuôi thông minh của nhà
bác học đã lòi ra. Niutơn hóm hỉnh trả lời: “Xin lỗi mọi người không phải như
vậy, mà chính đó là cái nhìn của sự dốt nát”.
Tính bất ngờ của cái hài đều gắn với tiếng cười đều xoáy vào những điểm yếu
của con người và con người có điểm yếu. Ở đây cái hài sẽ có ý nghĩa thẩm
mỹ xã hội sâu rộng nếu nó có tính giá trị nhân loại và văn hoá.
Thứ tư, Cái hài gắn với tiếng cười – tiếng cười tích cực. Cái hài có chủ
thể là tiếng cười và tiếng cười là bộ phận tạo thành tính toàn vẹn của các yếu
tố hài. Trong đó yếu tố bất ngờ và từ sự bất ngờ này đến sự bất ngờ khác đều
hướng tới mục đích khêu gợi tiếng cười. Tiếng cười thẩm mỹ của cái hài là
tiếng cười tích cực chống lại và phê phán cái xấu, cái thấp hèn ủng hộ cái đẹp,
đón đỡ cái đẹp, xây dựng cái đẹp và khẳng định tính tất thắng của cái đẹp.
Tiếng cười thẩm mỹ của cái hài là cái cười của sự hài hước, dí dỏm, châm
biếng, mỉa mai, đả kích một cách nhẹ nhàng, thanh cao nhưng lại có một sức
mạnh to lớn chống lại như thói hư tật xấu nói chung của con người.
Như vậy, yếu tố tục có tham gia vào tiếng cười của cái hài, nó cũng có ý
nghĩa tích cực nhất định, song nó không phải là yếu tố cơ bản. Nhiều sự tồn
tại của cái hài không có yếu tố tục vào yếu tố bất ngờ, nhưng cái hài không
thể không có yếu tố bất ngờ.
5. Mức độ biểu hiện của cái hài:
5.1. Hài hước:
Hài hước là cung bậc đầu tiên của cái hài. Đó là những thiếu sót, những
điểm yếu của con người xuất phát từ những mâu thuẫn bề ngoài hoàn toàn có
thể khắc phục, sửa chữa được. Đó có thể là cái xấu thuộc về nếp sống, về tính
cách, thị hiếu thẩm mĩ như: thói huênh hoang khoác lác, dốt nhưng lại hay

khoa chữ, lười biếng, luộm thuộm, ngớ ngẩn, vụng về trong hành động, quái
gở trong cách ăn mặc,...Những tật xấu này trong một số trường hợp có thể bộc
lộ ra dưới hình thức gây cười, tạo nên tiếng cười hài hước, vui vẻ.
Hài hước là hình thức phê phán nhẹ nhàng, đùa vui nhằm giúp người ta
nhận ra sự rớ trêu của tình huống, nhờ đó mà phân biệt được sai – đúng. Như
8


vậy, hài hước là cấp độ thấp nhất của hài, được biểu hiện chủ yếu trong cuộc
sống, trong sinh hoạt thường ngày của con người, dùng để phê phán những
thói hư tật xấu của một bộ phận nhân dân.Ngoài tác dụng mang lại niềm vui,
sự sảng khoái cho con người, hài hước còn có khả năng uốn nắn, sửa chữa
những thói hư tật xấu của con người.
5.2. Châm biếm, đả kích:
Tiếng cười của cái hài trong trường hợp châm biếm, đả kích là tiếng
cười nhạo báng không chút thương tiếc, là tiếng cười tố cáo, vạch trần bản
chất xấu xa của đối tượng, là tiếng cười cay độc không khoan nhượng nhằm
tẩy chay, tiêu diệt các tệ nạn xã hội,...Đến đây thì tiếng cười không còn biểu
hiện thái độ vui vẻ nữa mà trá lại nó có thể có sự pha lẫn cái căm ghét, khinh
bỉ. Thậm chí, người ta không còn cười được nữa khi tính chất phê phán đạt
đến độ gay gắt nhất.
Nếu như hài hước chủ yếu được biểu hiện trong đời sống thường ngày thì
châm biếm, đả kích được biểu hiện tập trung và điển hình trong nghệ thuật,
được biểu hiện qua các phương tiện nghệ thuật.
Tóm lại, hài hước, châm biếm và đả kích là những mức độ biểu hiện
của cái hài, hai hình thức này là sự phê phán đặc biệt bằng cảm xúc vui cười,
song châm biếm và đả kích cao hơn hài hước ở mức độ gay gắt và tính triệt để
của sự phê phán.
II. Ý nghĩa của “cái hài” trong đời sống tinh thần của sinh viên hiện nay,
ví dụ trong đời sống xã hội (đời sống sinh viên):

1. Biểu hiện của “cái hài” trong đời sống sinh viên:
Nói đến sinh viên Việt Nam tức là nói đến một thế hệ trẻ đầy sức sống
và sức sáng tạo. Họ nắm trong tay tri thức của thời đại, chìa khóa mở ra cánh
cửa cho sự tiến bộ của xã hội nói chung và sự phát triển của đất nước nói
riêng. Về mặt số lượng, sinh viên là một lực lượng không nhỏ. Hiện cả nước
có khoảng gần 120 trường đại học, cao đẳng; trung bình mỗi trường có
khoảng 6000 sinh viên theo học. Thử nhân lên bạn sẽ được một con số khổng
lồ: 720000 người, gần bằng dân số trung bình của một tỉnh. Về mặt chất
lượng, sinh viên là lớp người trẻ được đào tạo toàn diện và đấy đủ nhất, bao
gồm các chuyên ngành học trên khắp các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, khoa
học…
Chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: chuyên ngành theo học, sự phân bố
các trường, khu vực sinh sống và học tập…, lối sống của sinh viên Việt Nam
nhìn chung cực kỳ đa dạng và phong phú. Tuy nhiên ta có thể phân chia lối
sống của sinh viên theo hai hướng: tích cực và tiêu cực. Lối sống tích cực là
lối sống văn hóa, lành mạnh, phù hợp với sự phát triển xã hội, có tác dụng
thúc đẩy sự hoàn thiện cá nhân nói riêng và thúc đẩy tiến bộ xã hội nói chung.

9


Lối sống tiêu cực, ngược lại, là lối sống không lành mạnh, có tác động xấu
đến sự phát triển con nguời nói riêng và kìm hãm sự đi lên của đất nước nói
chung. Dưới đây, chúng ta cùng phân tích một số biểu hiện của Cái hài trong
đời sống sinh viên hiện nay:
1.1. Sống đua đòi:
Sinh viên Việt Nam hiện nay rất khác với thế hệ ông bà, cha mẹ của họ.
Nhu cầu vật chất cao hơn, đời sống tiện nghi hơn và “cái tôi” cũng phô bày
thô bạo hơn, họ dễ bị lôi kéo, bị cuốn hút vào cuộc sống đua tranh và khẳng
định mình bằng lối sông hưởng thụ, đua đòi. Cùng hòa vào dòng xoáy hưởng

thụ, sinh viên đua nhau thể hiện sự giàu có về vật chất, thời gian, sành điệu
trong tiêu dùng, sinh hoạt, giải trí: đi những loại xe đắt tiền, dùng điện thoại
tân thời, theo “mốt” của xã hội với đa chức năng, diện những bộ quần áo, giày
dép đồ hiệu...Đó là những phong cách sống học được từ những bộ phim Hàn
Quốc hay một số người nổi danh, thần tượng đến mức quá khích,...Trào lưu
cũng xuất phát từ sự giàu có mà thời đại đem đến. Khi không đủ tiền tiêu xài,
một số sinh viên đã đi vay mượn hoặc mắc nợ và đã có nhiều trường hợp bị
phát giác. Lối sống này không chỉ tồn tại ở các bạn sinh viên thành thị mà nó
đã lan dần trong đời sống sinh viên nông thôn. Cơn sóng của lối sống adua,
đua đòi, đu bám nơi tầng lớp sinh viên hiện nay là một chỉ dấu cho thấy: họ
thiếu vắng lý tưởng và giá trị sống cho tương lai.
1.2. Sống “sĩ diện” và “chảnh”:
Ngày nay khi chủ nghĩa thực dụng và tình dục được phần đông sinh viên
đề cao trong nếp sống và tôn thờ trong cách sống, họ yêu vội sống nhanh,
chạy đua theo những mốt mới trong trang phục, những kiểu dáng lạ trong
trang sức và nhất là những phong cách kỳ dị trong lối sống.
Các bạn trẻ đua nhau với trào lưu sống thử, yêu ồ ạt, sống hết mình với
tình dục. Ngày nay, trào lưu sống thử đang rộ lên trong giới trẻ nói chung và
sinh viên nói riêng, họ chỉ cần tình yêu, sự tự nguyện của hai người, không so
đo tính toán. Bởi vậy, trong cuộc sống tình dục của sinh viên ngày nay, các
quan hệ trước hôn nhân đã trở thành việc thường ngày và gần như công khai.
Đứng trước thực trạng của một thời đại mà vật chất ngập tràn tâm can con
người, cùng với những bế tắc trong cuộc sống do những tương quan hàng
ngày đem lại, có rất nhiều người sống không còn biết liêm sỉ là gì: đó là hành
động của những cô sinh viên làm bồ nhí của các đại gia để thỏa mãn nhu cầu
tiền bạc; hay hành vi hút chích, ăn chơi trác táng, mua dâm của một số nam
sinh viên để chứng tỏ mình là dân chơi, là đàn ông,...Cả hai chỉ vì lối sống vị
kỷ và thỏa mãn cho những nhu cầu thấp hèn của bản thân. Cái hài mà ta thấy
được ở đây là những hậu quả đáng cười, đáng buồn và đáng chê trách mà một
số bộ phận sinh viên đã và đang thực hiện lối sống tiêu cực này.


10


1.3. Thể hiện “cái tôi” một cách thái quá:
“Cái tôi” trong mỗi người trước hết được biểu hiện thông qua hành động
cho mọi người thấy “cái tôi” đó khác với mọi người, không “đụng hàng” với
bất cứ một ai khác. Chính vì thế nhiều sinh viên ngày nay loay hoay với việc
tìm cách thể hiện “cái tôi” của mình rõ nét nhất, càng khác người càng tốt, tìm
mọi cách để làm mới mình sao cho không ai được bằng mình. Trong khi đa
phần các bạn tìm cách thể hiện “cái tôi” bằng học tập, bằng những năng khiếu
như ca hát, nhảy, múa...thì không ít bạn lại thể hiện theo những cách tiêu cực.
Sinh viên ngày nay, nhiều khi quyết đoán và tự cho mình quyền quyết định
nên thường bỏ ngoài tai những lời khuyên của người lớn. Họ dám làm, nhưng
nhiều khi quá liều lĩnh và thiếu kinh nghiệm. Họ dám nghĩ nhưng nhiều khi
bồng bột và non nớt. Vì vậy không tránh khỏi những quyết định sai lầm khiến
họ phải trả giá quá đắt cho những hành động non nớt, bồng bột đó.

2. Hướng đi cho sinh viên:
“Cái hài” trong đời sống sinh viên ngày càng phổ biến với những suy
nghĩ và hành động tiêu cực như: sống đua đòi, adua, sống nhanh, sống vội,
biểu hiện “cái tôi” một cách thái quá,...Tình trạng này kéo dài sẽ kéo theo rất
nhiều tổn hại cho tương lai chính bản thân sinh viên đó, cho gia đình, cộng
đồng và cả xã hội. Nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn và rõ ràng về những
hậu quả mà cái hài trong đời sống tinh thần của sinh viên mang lại, mỗi sinh
viên sẽ phần nào có thể chủ động, tích cực ngăn chặn những biểu hiện sai lệch
trong lối sống, tích cách,...không phù hợp với bản thân và xã hội, những cái
hài mang tính tiêu cực. Vì vậy, mỗi người trong chúng ta phải tự thay đổi bản
thân bằng cách sống có lý tưởng và có mục đích, có bản lĩnh và ý chí, chuẩn
bị hành trang sẵn sàng để vững bước bước vào thế giới hội nhập toàn cầu hóa

mà vẫn giữ được “cái hài” tích cực và “cái tôi” tốt đẹp,...

11


KẾT BÀI
Cái hài có vai trò rất lớn trong mỹ học. Nó là sự biểu hiện kinh nghiệm
nhiều hình, nhiều vẻ của ý thức xã hội. Cái hài phản ánh thực tiễn đời sống xã
hội chủ yếu dưới góc độ phủ định bên cạnh sự trợ giúp đắc lực của các triết lý
triết học ẩn sâu trong bản thân cái hài. Vai trò của cái hài trong đời sống xã
hội lại có điểm khác hơn so với trong mỹ học. Nó đi từ phản ánh khái quát
những kinh nghiệm trong mỹ học đến cụ thể, xâm nhập vào từng lát cắt của
đời sống. Nó trở thành phương tiện để phát hiện ra những xung đột, những
mâu thuẫn xã hội, giai cấp, nó là hình thái phê phán đặc biệt có cảm xúc.
Trong đời sống thực tiễn xã hội, cái hài được biểu hiện rất phong phú, đa
dạng. Nó vừa là phương thức của cái khôi hài, vừa được bắt nguồn từ chính
cơ sở khách quan là cái khôi hài. Cái hài lại một lần nữa được chuyển tải đến
đời sống bằng công cụ sắc bén là tiếng cười. Tiếng cười với những sắc thái ý
nghĩa khác nhau trong cường độ và tính chất của nó. Tiếng cười trong vai trò
biểu hiện sự hài hước, châm biếm, mỉa mai, đả kích sâu cay. Tất nhiên là có
cái cười, tiếng cười của sự âu yếm và cũng có tiếng cười, cái cười mà thực
chất không phải là “cười”. Nó là “lưỡi dao ngọt ngào” thể hiện sự đả kích,
trào phúng. Trong đời sống sinh viên ngày nay, “cái hài” có ý rất lớn, nó
chính là thước đo phản ảnh đúng thực trạng đạo đức, lối sống của sinh viên.
Trên đây là một số ý kiến phân tích của em về đề tài: “Bàn về phạm trù
cái hài và ý nghĩa của nó trong đời sống tinh thần của sinh viên hiện nay, lấy
ví dụ trong đời sống xã hội”. Mặc dù đã rất cố gắng trong bài viết nhưng chắc
hẳn bài viết của em còn có sự thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp
từ phía thầy giáo để bài viết của em hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!.


12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Dương, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân, Mĩ học đại cương – Giáo
trình Đại học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2009.
2. Đỗ Văn Khang (chủ biên), Mĩ học đại cương, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà
Nội, 2002.
3. Nguyệt Minh, Sống đẹp giữa đời, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội, 2004
4.
5.
6.
7.
8.

13



×