Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang thị trường Ai Cập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.06 KB, 96 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI

o0o

NGUYỄN THỊ NGUYỆT ÁNH
LỚP: 11DKQ1

KHÓA: 08D

ĐỀ ÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2
Tên đề tài:

THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
XUẤT KHẨU HỒ TIÊU VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG AI CẬP
CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TH.S LÊ QUANG HUY

TP. HCM, NĂM 2014


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI

o0o


NGUYỄN THỊ NGUYỆT ÁNH
LỚP: 11DKQ1

KHÓA: 08D

ĐỀ ÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2

Tên đề tài:

THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
XUẤT KHẨU HỒ TIÊU VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG AI CẬP


TP.HCM, NĂM 2014


 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………
…..…………………………………………………………………….
…..……………………………………………………………………..
………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………
………………………………………………………………………..
…..…………………………………………………………………….
…..…………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………
.………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
TP. Hồ Chí minh, ngày … tháng … năm


Đề Án Thực Hành Nghề Nghiệp 2

GVHD: Ths. Lê Quang Huy

MỤC LỤC

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 5


Đề Án Thực Hành Nghề Nghiệp 2

GVHD: Ths. Lê Quang Huy

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
XK: Xuất khẩu.
NK: Nhập khẩu.
NHNN: Ngân hàng Nhà nước.
KHKT NNMN: Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam.
WTO- World Trade Organization: Tổ chức thương mại thế giới.
IPC- International Pepper Community: Cộng đồng hồ tiêu quốc tế.
ITC- International Trade Centre: Trung tâm thương mại quốc tế.
VPA- Vietnam Pepper Association: Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam.

GAP- Good Agriculture Practices: Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp.
ASTA- American Spice Trade Association: Tiêu chuẩn gia vị của Mỹ.
ESA- European Spice Association: Tiêu chuẩn gia vị của Châu Âu.
HS- Harmonized Commodity Description and Coding System: Hệ thống hài hòa mô
tả và mã hóa hàng hóa.
RCA- Revealed Comparative Advantage: Hệ số lợi thế so sánh trông thấy.
NPR- norminal protection rate: Tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa
CHP- Code of hygienic practice for pepper and other spices: Quy tắc thực hành vệ
sinh cho sản phẩm hồ tiêu và các gia vị khác.

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 6


Đề Án Thực Hành Nghề Nghiệp 2

GVHD: Ths. Lê Quang Huy

DANH MỤC BẢNG

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 7


Đề Án Thực Hành Nghề Nghiệp 2

GVHD: Ths. Lê Quang Huy


DANH MỤC HÌNH

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 8


Đề Án Thực Hành Nghề Nghiệp 2

GVHD: Ths. Lê Quang Huy

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Xu hướng toàn cầu hóa- hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan
đối với mỗi quốc gia, mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển nền kinh
tế. Trong quá trình hội nhập đó, hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong
việc tạo ra thu nhập cho quốc gia, công ăn việc làm cho người lao động trong nước;
đồng thời đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển. Sau thời kì mở cửa, đặc biệt từ những năm 90 trở lại đây, Việt Nam không
ngừng mở rộng mối quan hệ hợp tác hữu nghị, giao lưu, buôn bán với các nước bên
ngoài. Trong 15 năm gần đây tăng trưởng GDP của nước ta đạt trung bình gần
7%/năm; trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng rõ rệt: từ 14,5 tỷ USD vào năm 2000
đã tăng lên đến 132 tỷ USD năm 2013 (Tổng cục Hải quan Việt Nam)1. Và theo
nguồn số liệu từ Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO), Việt Nam xếp thứ hạng 34
trong xuất khẩu hàng hóa trên toàn thế giới năm 20132.
Hạt tiêu là một trong những mặt hàng chính yếu mà Việt Nam đã lựa chọn để
xuất khẩu ra nhiều thị trường thế giới. Vị thế hồ tiêu Việt Nam được khẳng định
bằng việc giữ vững kỷ lục sản xuất và xuất khẩu lớn nhất thế giới suốt 14 năm liền.
Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2014, cả nước đã xuất được gần 139.635 tấn hồ tiêu
với kim ngạch xuất khẩu đạt 1.055,5 triệu USD (Tổng cục thống kê) 3. Ai Cập là đất

1 Tổng cục Hải quan Việt Nam (2013), Số liệu thống kê trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của

Việt
Nam
giai
đoạn
19962013,
xem
tại
/>%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20chuy%C3%AAn%20%C4%91%E1%BB%81&Group=S
%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA
World
Trade
Organization
(2014),
Viet
Nam,
xem
/>2

tại

3 Tổng cục Thống kê Việt Nam (2014), Trị giá và mặt hàng xuất khẩu sơ bộ 9 tháng đầu năm

2014, xem tại />
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 9



Đề Án Thực Hành Nghề Nghiệp 2

GVHD: Ths. Lê Quang Huy

nước không có điều kiện về đất đai, khí hậu để trồng tiêu, mà đa số người dân lại
theo đạo Hồi nên gia vị hạt tiêu được dùng nhiều trong bữa ăn, nhất là các tháng
Ramadan (tháng ăn chay) và xu hướng ngày càng tăng. Do đó, nhu cầu về hồ tiêu ở
Ai Cập là rất lớn, trung bình hằng năm Ai Cập nhập khẩu hơn 8.000 tấn hồ tiêu.
Đặc biệt năm 2010 Ai Cập nhập khẩu đến 19.524 tấn (Trademap- ITC) 4. Năm 2013,
Ai Cập là thị trường lớn nhất ở châu Phi nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam với sản
lượng trên 4.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu là 25,2 triệu USD (Tổng cục Hải
quan). Tuy nhiên con số này chưa thực sự tương xứng với tiềm năng xuất khẩu hồ
tiêu của Việt Nam hiện nay.
Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu
hồ tiêu Việt Nam sang thị trường Ai Cập”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Phân tích thực trạng và hoạt động tổ chức kinh doanh xuất khẩu hồ tiêu của
Việt Nam sang Ai Cập giai đoạn 2007-2013, từ đó tìm ra các nguyên nhân và
các yếu tố tác động đến tình hình xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang Ai Cập

-

trong thời gian qua.
Nhận định được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hồ
tiêu Việt Nam để đề ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất
khẩu hồ tiêu Việt Nam sang thị trường Ai Cập đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài


Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam.
Phạm vi ngiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Thị trường Ai Cập
+ Phạm vi thời gian: Từ 2007- nay

4 Trademap- ITC (2013), List of products imported by Egypt, detailed products in the following

category:
0904
Pepper,
peppers
and
capsicum,
/>
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

xem

tại

Trang 10


Đề Án Thực Hành Nghề Nghiệp 2

GVHD: Ths. Lê Quang Huy

4. Phương pháp nghiên cứu
Chương 1: Phương pháp định tính bằng cách trích dẫn, tổng hợp thông tin trên sách,
báo để làm rõ cơ sở lý luận của đề tài.

Chương 2: Dùng phương pháp thống kê, so sánh, mô tả và tình huống trên cơ sở các
dữ liệu được công bố để phân tích thực trạng xuất khẩu và những nhân tố ảnh
hưởng đến xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang thị trường Ai Cập.
Chương 3: Phương pháp logic biện chứng để đề ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu
hồ tiêu Việt Nam sang thị trường Ai Cập.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề án có kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang thị
trường Ai Cập.
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang thị trường Ai Cập.

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 11


Đề Án Thực Hành Nghề Nghiệp 2

CHƯƠNG 1:

GVHD: Ths. Lê Quang Huy

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Khái niệm xuất khẩu
Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó đã xuất
hiện từ lâu và ngày càng phát triển. Từ hình thức cơ bản đầu tiên là trao đổi hàng
hóa giữa các nước, cho đến nay xuất khẩu đã rất phát triển và được thể hiện thông
qua nhiều hình thức, vì vậy mà có nhiều quan niệm khác nhau về xuất khẩu:

Theo quan niệm truyền thống, xuất khẩu là việc bán hàng hóa cho nước ngoài.
Như vậy, đối tượng của xuất khẩu ở đây là hàng hóa, hành vi xuất khẩu là bán hàng,
còn ranh giới xác định là biên giới hải quan.
Theo Luật Thương mại Việt Nam 5: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa
được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh
thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
Theo quan niệm này, đối tượng xuất khẩu là hàng hóa, hành vi xuất khẩu không
phải chỉ là mua bán hàng hóa mà là hoạt động di chuyển, đưa hàng hóa sản xuất
sang nước ngoài, ranh giới xác định là biên giới lãnh thổ quốc gia hoặc khu vực đặc
biệt nằm trong lãnh thổ quốc gia.
Nhìn chung, một cách đầy đủ ta có thể hiểu xuất khẩu là việc đưa hàng hóa và
dịch vụ ra khỏi biên giới quốc gia, và khu vực mậu dịch riêng theo quy định pháp
luật. Như vậy, đối tượng xuất khẩu là sản phẩm hoặc dịch vụ, còn ranh giới xác
định là biên giới quốc gia.

5 Luật thương mại Việt Nam 2005, Quyết định số của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, ngày

14/06/2005.

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 12


Đề Án Thực Hành Nghề Nghiệp 2

GVHD: Ths. Lê Quang Huy

1.2 Các hình thức xuất khẩu
Để tăng kim ngạch xuất khẩu, một doanh nghiệp thường áp dụng nhiều

phương thức kinh doanh xuất khẩu khác nhau. Sau đây là các phương thức kinh
doanh xuất khẩu phổ biến nhất:6
1.2.1

Hình thức xuất khẩu tại chỗ

Đây là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu ngay chính đất nước của mình
để thu ngoại tệ thông qua việc giao hàng bán cho các doanh nghiệp đang hoạt động
trên lãnh thổ Việt Nam theo sự chỉ định của phía nước ngoài; hoặc bán hàng sang
khu chế xuất hoặc các xí nghiệp chế xuất đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Ưu điểm:
-

Tăng kim ngạch xuất khẩu
Giảm rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu
Giảm chi phí kinh doanh xuất khẩu; chi phí vận tải, chi phí bảo hiểm hàng hóa.

Hạn chế: Thủ tục xuất khẩu khá phức tạp
1.2.2

Xuất khẩu ủy thác

Đây là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu kinh doanh dịch vụ thương mại
thông qua nhận xuất khẩu hàng hóa cho một doanh nghiệp khác và được hưởng phí
trên việc xuất khẩu đó.
Ưu điểm:
-

Ở khía cạnh nào đó tăng tiềm năng kinh doanh xuất khẩu cho công ty nhận ủy


-

thác: duy trì khách hàng, thị trường…
Phát triển hoạt động thương mại dịch vụ tăng thu nhập cho doanh nghiệp nhận

-

ủy thác xuất khẩu.
Tạo việc làm cho phòng kinh doanh xuất nhập khẩu.

Hạn chế:
6 Võ Thanh Thu (2011), Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại, NXB Tổng hợp

Thành phố Hồ Chí Minh.

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 13


Đề Án Thực Hành Nghề Nghiệp 2

GVHD: Ths. Lê Quang Huy

-

Có thể phải bị tham gia vào các tranh chấp thương mại do các Bên tham gia

-


không thực hiện đúng cam kết
Bên đi ủy thác xuất khẩu không thực hiện tốt các nghĩa vụ: thủ tục và thế xuất
khẩu… bên nhận ủy thác phải chịu trách nhiệm liên đới.
1.2.3

Hình thức gia công hàng xuất khẩu

Gia công xuất khẩu là một phương thức sản xuất hàng xuất khẩu. Trong đó,
người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc
bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước; người nhận gia công trong nước
tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách. Toàn bộ sản phẩm làm
ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công.
Ưu điểm:
-

Đây là hình thức rất thích hợp với các doanh nghiệp Việt Nam vì các doanh
nghiệp vốn đầu tư hạn chế, chưa am hiểu về luật lệ và thị trường thế giới, chưa
có thương hiệu, kiểu dáng xuất công nghiệp nổi tiếng và qua gia công xuất khẩu

-

vẫn có thể thâm nhập ở mức độ nhất định vào thị trường thế giới.
Qua gia công xuất khẩu, doanh nghiệp có thể tích lũy kinh nghiệm làm thủ tục

-

xuất khẩu; lích lũy vốn…
Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu ít vì đầu vào và đầu ra của quá trình đều do

-


bên phía đối tác đặt gia công nước ngoài lo.
Đây là hình thức giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thu ngoại tệ .

Hạn chế:
-

Hiệu quả xuất khẩu thấp, ngoại tệ thu được chủ yếu là tiền gia công, mà đơn giá
gia công ngày một giảm trong điều kiện cạnh tranh lớn giữa những đơn vị nhận

-

gia công.
Tính phụ thược vào đối tác nước ngoài cao.
Nếu chỉ áp dụng phương thức kinh doanh xuất khẩu, doanh nghiệp khó có thể
xây dựng chiến lược phát triển ổn định và lâu dài vì doanh nghiệp không thể
xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm; chiến lược giá; chiến lược phân phối;
xây dựng thương hiệu và kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm.

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 14


Đề Án Thực Hành Nghề Nghiệp 2
1.2.4

GVHD: Ths. Lê Quang Huy

Hình thức xuất khẩu tự doanh:


Là hình thức doanh nghiệp tự tạo ra sản phẩm (tổ chức thu mua hoặc tổ chức
sản xuất), tự tìm kiếm khách hàng để xuất khẩu.
Ưu điểm của hình thức xuất khẩu tự doanh là công ty có khả năng nâng cao hiệu
quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc tinh chế sản phẩm để
xuất khẩu với giá cao và tìm mọi cách để giảm chi phí kinh doanh hàng xuất khẩu
để thu được nhiều lợi nhuận.
Hạn chế:
-

Chi phí kinh doanh cao cho tiếp thị, tìm kiếm khách hàng.
Vốn kinh doanh lớn.
Đòi hỏi phải có thương hiệu, mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp riêng.
Rủi ro trong xuất khẩu nhiều hơn so với phương thức gia công xuất khẩu vì mọi
giai đoạn của quá trình kinh doanh xuất khẩu đều do doanh nghiệp xuất khẩu tự
lo.
1.2.5

Hình thức thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại

nước ngoài
Là hình thức doanh nghiệp có hàng xuất khẩu thuê doanh nghiệp nước ngoài
làm đại lý bán hàng của mình và thu ngoại tệ về.
Ưu điểm:
-

Doanh nghiệp không cần đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động
thương mại ở nước ngoài, mà vẫn có thể thâm nhập sâu và rộng vào thị trường

-


khu vực và thế giới.
Phát triển thương hiệu và thị phần ở nước ngoài.

Hạn chế: Nếu không am hiểu tường tận đối tác nhận đại lý hoặc không ký hợp
đồng đại lý chặt chẽ dễ bị chiếm dụng vốn hoặc mất vốn (do đối tác không trả) và
giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài rất phức tạp.

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 15


Đề Án Thực Hành Nghề Nghiệp 2
1.2.6

GVHD: Ths. Lê Quang Huy

Hình thức tạm nhập, tái xuất khẩu (Re-exportation):

Là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mua hàng của một nước,
nhập về Việt Nam, sau đó tái xuất khẩu sang một nước khác mà không cần qua chế
biến tại Việt Nam.
Vai trò:
-

Cho phép doanh nghiệp thực hiện đầu cơ hàng để hưởng chênh lệch giá quốc tế

-


(mua khi rẻ, bán khi đắt).
Mua nhiều giá rẻ, sau đó phân hàng để xuất bán cho người mua ở các nước khác

-

với giá cao.
Giữ bí mật kinh doanh quốc tế: không cho người xuất khẩu (đích thực) biết sẽ
xuất bán cho ai? Đưa tới đâu? ( Vì nhập khẩu về Việt Nam) và không cho người

-

mua biết hàng hóa từ đâu tới (đích thực).
Tăng thu ngoại tệ cho doanh nghiệp.
Tạo sự cân bằng trong cán cân thương mại quốc tế giữa hai nước, tránh được
chiến tranh thương mại mà không dẫn tới nhập siêu, hoặc với hình thức tạm
nhập, tái xuất cho phép giải quyết các trường hợp hàng của nước này không có
nhu cầu tại nước kia trong khi hai nước lại muốn có quan hệ thương mại với
nhau.
1.2.7

Hình thức chuyển khẩu (Switch- Trade):

Là việc mua hàng hóa từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước,
vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt
Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Ưu điểm:
-

Doanh nghiệp đóng vai trò nhà môi giới thương mại để kiếm lời.
Nếu biết cách phối hợp giữa người bán (thực thụ) với người mua (thực thụ) thì

doanh nghiệp không cần bỏ vốn mà vẫn có thể kiếm lời (trong trường hợp này,

-

thường sử dụng loại L/C Back to Back; Transferable L/C…)
Chi phí kinh doanh và thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động chuyển
khẩu thường thấp hơn so với hình thức tạm nhập tái xuất khẩu.

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 16


Đề Án Thực Hành Nghề Nghiệp 2

GVHD: Ths. Lê Quang Huy

Hạn chế: Chuyển khẩu trong thực tế là hình thức kinh doanh phức tạp, có nhiều rủi
ro, đòi hỏi trình độ của nhà kinh doanh phải cao, phải rất am hiểu về thị trường, giá
cả, các phương thức thanh toán quốc tế.
1.2.8

Xuất khẩu mậu biên

Thực chất đây là một hình thức xuất khẩu tự doanh đặc biệt, doanh nghiệp tự
tổ chức đưa hàng hóa của mình đến các khu kinh tế cửa khẩu biên giới giữa Việt
Nam với Trung Quốc hoặc Campuchia hoặc Lào để xuất khẩu
Ưu điểm:
-


Mở rộng khả năng thâm nhập hàng hóa vào các nước láng giềng.
Tăng doanh thu bán hàng.

Hạn chế: Rủi ro kinh doanh cao, đặc biệt do các doanh nghiệp phía Nam đưa hàng
hóa lên biên giới Trung Quốc, vì tính tự phát của hình thức xuất khẩu này cao.
1.2.9

Tổ chức phân phối hàng hóa trực tiếp tại nước nhập khẩu

Là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu tạo chi nhánh kinh doanh tại nước nhập
khẩu, tự làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa của mình và tổ chức phân phối hàng hóa
cho các nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng ở nước nhập khẩu.
Đây là hình thức thương mại chỉ phù hợp với các doanh nghiệp lớn, có nhiều
kinh nghiệm kinh doanh Quốc tế, am hiểu thị trường nhập khẩu.
1.2.10

Thương mại điện tử

Theo Tổ chức thương mại thế giới: “Thương mại điện tử bao gồm việc sản
xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên
mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả sản phẩm giao nhận
cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet”
Tóm lại, có ít nhất 10 hình thức kinh doanh xuất khẩu kể trên. Tùy vào đa
dạng tình hình ở doanh nghiệp xuất khẩu mà lựa chọn hình thức kinh doanh xuất
khẩu phù hợp.
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 17



Đề Án Thực Hành Nghề Nghiệp 2

GVHD: Ths. Lê Quang Huy

1.3 Quy trình tổ chức hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu được thực hiện một cách an
toàn và thuận lợi, mỗi doanh nghiệp phải tổ chức xây dựng riêng cho mình một quy
trình kinh doanh xuất khẩu riêng sao cho phù hợp với bản thân để đem lại hiệu quả
kinh doanh cao nhất. Nhưng nhìn chung, một quy trình tổ chức kinh doanh xuất
khẩu thường bao gồm các công đoạn sau:7
1.3.1

Nghiên cứu lựa chọn thị trường và đối tác

1.3.1.1 Nghiên cứu lựa chọn thị trường xuất khẩu
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu việc nghiên cứu lựa chọn thị trường xuất khẩu
chính xác sẽ có một vai trò rất quan trọng quyết định sự thành bại trong kinh doanh.
Hiện nay ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới các nhà sản xuất có khuynh
hướng tự giao dịch ngoại thương ngày càng gia tăng.
Khi nghiên cứu thị trường nước ngoài các doanh nghiệp cần phải tập trung vào các
vấn đề sau đây:
-

Nghiên cứu quan hệ cung cầu và dung lượng thị trường để xác định cho được

-

khối lượng hàng hóa mình có thể bán được trên thị trường đang quan tâm;
Điều kiện chính trị, kinh tế, thương mại của thị trường để xác định chiến lược


-

kinh doanh lâu dài;
Nghiên cứu hệ thống pháp luật và các chính sách buôn bán có liên quan;
Nghiên cứu điều kiện tự nhiên: cảng khẩu, đường xá…
Nghiên cứu tập quán tiêu dùng của người dân tại các khu vực thị trường mà

-

mình quan tâm;
Các nội dung khác mà doanh nghiệp không thể bỏ qua: điều kiện tiền tệ, kênh
tiêu thụ hàng hóa…
Nắm vững những vấn đề trên cho phép doanh nghiệp xác định được thị

trường, thời cơ bán hàng, phương thức mua bán, điều kiện giao dịch…

7 Phạm Duy Liên (2012), Giáo trình giao dịch thương mại quốc tế, NXB Thống Kê.

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 18


Đề Án Thực Hành Nghề Nghiệp 2

GVHD: Ths. Lê Quang Huy

1.3.1.2 Nghiên cứu lựa chọn đối tác.
Sự thành bại của một nghiệp vụ xuất nhập khẩu còn phụ thuộc rất lớn vào
yếu tố khách hàng. Lựa chọn được bạn hàng tin cậy, hàng hóa sẽ được tiêu thụ với

các điều kiện có lợi, vốn thu hồi nhanh, không có tranh chấp phát sinh… và ngược
lại.
Khi nghiên cứu lựa chọn đối tác, các doanh nghiệp nên quan tâm các vấn đề
sau:
-

Hình thức tổ chức của đối tác (Hội buôn, Công ty trách nhiệm vô hạn, trách

-

nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần);
Khả năng tài chính (lỗ, lãi…);
Uy tín của đối tác;
Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của đối tác;
Thiện chí của đối tác.
1.3.2

Lập phương án kinh doanh

Phương án kinh doanh là kế hoạch hành động của doanh nghiệp nhằm đạt
đến mục tiêu đã xác định.
Khi xây dựng phương án kinh doanh các doanh nghiệp thường dựa vào các cơ sở
chủ yếu sau:
-

Các thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu thị trường thương

-

nhân;

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Nội dung của phương án kinh doanh thường bao gồm các mục chính sau:
-

Số liệu thông tin về thị trường thương nhân;
Lựa chọn mặt hàng thời cơ và phương thức kinh doanh phù hợp;
Xây dựng giá hàng xuất khẩu;
Các mục tiêu đề ra bao gồm: mục tiêu trước mắt, mục tiêu lâu dài, mục tiêu

-

ưu tiên;
Đánh giá hiệu quả kinh tế: tỷ suất ngoại tệ, điểm hoàn vốn, thời gian hoàn

-

vốn, chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận;
Xây dựng hệ thống các giải pháp thực hiện phương án kinh doanh.

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 19


Đề Án Thực Hành Nghề Nghiệp 2

GVHD: Ths. Lê Quang Huy

Khi đánh giá hiệu quả của một phương án kinh doanh, các doanh nghiệp thường

đánh giá theo các chỉ tiêu:
-

Chỉ tiêu chi phí, doanh thu;
Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu;
Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn;
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận;
Chỉ tiêu điểm hòa vốn.

1.3.3

Đàm phán và ký kết hợp đồng

1.3.3.1 Đàm phán
Đàm phán chưa có một khái niệm thống nhất và cách thức chuẩn bị trước khi
giao dịch đàm phán cũng không giống nhau tùy thuộc vào từng người. Nhưng tựu
chung lại, khi chuẩn bị giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng các doanh nghiệp phải
chuẩn bị: thu thập các thông tin về thị trường, khách hàng; tiến hành xúc tiến
thương mại; tiến hành các tính toán kiểm tra, so sánh giá cả với các khách hàng
khác.
Hiện nay trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thường sử dụng ba
hình thức đàm phán cơ bản là: đàm phán bằng thư từ điện tín, đàm phán bằng điện
thoại, đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp. Nhưng ở Việt Nam hiện nay hai hình
thức là đàm phán qua thư từ điện tín và đàm phán qua điện thoại là được sử dụng
phổ biến nhất.
1.3.3.2 Ký hợp đồng
Hợp đồng là cam kết có giá trị nhất để đảm bảo các bên thực hiện quyền và
nghĩa vụ của mình trong giao dịch thương mại. Các loại hợp đồng được lập theo các
chuẩn mực nhất định của pháp luật và có các nội dung chính:
-


Tên hàng
Chất lượng
Số lượng
Giao hàng
Giá cả

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 20


Đề Án Thực Hành Nghề Nghiệp 2
-

GVHD: Ths. Lê Quang Huy

Thanh toán
Bao bì, ký mã hiệu
Bảo hành
Phạt và bồi thường thiệt hại
Bảo hiểm
Bất khả kháng
Khiếu nại
Trọng tài

1.3.4

Thực hiện hợp đồng xuất khẩu


Sau khi đã ký kết hợp đồng xuất khẩu, công việc hết sức quan trọng mà
doanh nghiệp cần phải làm là tổ chức thực hiện hợp đồng mà mình đã ký kết. Căn
cứ vào điều khoản đã ghi trong hợp đồng doanh nghiệp phải tiến hành sắp xếp các
công việc mà mình phải làm ghi thành bảng biểu theo dõi tiến độ thực hiện hợp
đồng, kịp thời nắm bắt diễn biến tình hình các văn bản đã gửi đi và nhận những
thông tin phản hồi từ phía đối tác.
Quy trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu tùy thuộc vào phương
thức thanh toán và phương thức giao nhận hàng mà thường bao gồm các bước sau 8:
-

Làm thủ tục xuất khẩu theo quy định của nhà nước.
Thực hiện những công việc ở giai đoạn đầu của khâu thanh toán.
Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu.
Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu.
Làm thủ tục hải quan.
Thuê phương tiện vận tải.
Giao hàng cho người vận tải.
Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu.
Lập bộ chứng từ thanh toán.
Khiếu nại và thanh lý hợp đồng.

8 Đoàn Thị Hồng Vân (2013), Quản trị xuất nhập khẩu, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 21


Đề Án Thực Hành Nghề Nghiệp 2


GVHD: Ths. Lê Quang Huy

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu ngành hồ
tiêu.
1.4.1

Nhân tố chính trị- pháp luật

Nhân tố chính trị ổn định là cơ hội để mở rộng phạm vi thị trường cũng như
dung lượng của thị trường hồ tiêu. Song nó cũng là rào cản lớn hạn chế khả năng
xuất khẩu nếu như tình hình chính trị không ổn định. Quan hệ chính trị giữa hai
quốc gia có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước, nếu
hai quốc gia có ký hiệp định song phương (ví dụ như: Việt Nam- Mỹ) thì việc trao
đổi hàng hóa giữa hai nước sẽ thuận lợi hơn so với các nước khác.
Mỗi quốc gia đều có một hệ thống pháp luật khác nhau do đó sẽ có những
điểm trái ngược nhau giữa nước này với nước kia trong các quy định của pháp luật.
Vì thế nếu nắm chắc được các quy định pháp luật của quốc gia mà mình xuất khẩu
vào thì sẽ thuận lợi rất nhiều trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại (ví dụ
như giải quyết các vụ kiện chống phá giá, chống trợ cấp của Mỹ). Các doanh nghiệp
có thể dựa vào vốn hiểu biết của mình về pháp luật để kinh doanh một cách có hiệu
quả. Hoạt động xuất khẩu hồ tiêu thường chịu ảnh ảnh mạnh mẽ các mặt sau:
-

Các quy định về thuế, chủng loại, khối lượng, quy cách.
Quy định về hợp đồng.
Quy định về tự do mậu dịch hay xây dựng nên các hàng rào thuế quan chặt
chẽ.

Hộp 1


Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chia sẻ, ở nhóm sản phẩm nông- thủy sản xuất
khẩu vào thị trường EU, các biện pháp phi thuế có ý nghĩa quan trọng trong khu
vực nông nghiệp bao gồm các yêu cầu vệ sinh, kiểm dịch (SPS), đóng gói, bao bì,
khả năng truy soát nguồn gốc và thủ tục hải quan nghiêm ngặt. Tiêu chuẩn do EU
áp đặt được xếp vào hàng các tiêu chuẩn cao nhất trên thế giới và khó đạt được
nhất.

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 22


Đề Án Thực Hành Nghề Nghiệp 2

GVHD: Ths. Lê Quang Huy

Qua 6 vòng đàm phán, phía EU luôn nhấn mạnh Việt Nam phải tuân thủ môi
trường chặt chẽ hơn để hướng tới các sản phẩm “xanh”. Theo Đại sứ Fran
Jessen- Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam, EU có một quy trình chứng nhận, xác
nhận liên quan đến vệ sinh dịch tễ rất chặt chẽ và những sản phẩm được công
nhận tại thị trường EU phải sản xuất theo công nghệ coa, sạch và thân thiện với
môi trường. “Việt Nam cần xây dựng một cơ quan đầu mối quốc gia kiểm soát
những vấn đề dịch tễ, cũng như chất lượng hàng xuất khẩu. Mỹ và EU đã có một
cơ quan đầu mối duy nhất để kiểm soát chất lượng hàng nông sản. Đáng tiến là
tại Việt Nam, chức năng quản lý này lại bị phân tán ở nhiều bộ, ngành khác
nhau”- ông chia sẻ.
Nguồn: Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch Lâm Đồng9
1.4.2

Yếu tố kinh tế.


Tình hình phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu có ảnh hưởng tới nhu
cầu và khả năng thanh toán của khách hàng, do đó có ảnh hưởng đến hoạt động xuất
khẩu của doanh nghiệp. Đối với hoạt động xuất khẩu hồ tiêu của nước ta hiện nay,
thường chịu ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế của Mỹ, Hà Lan, Singapore.. là những
nước có sản lượng và kim ngạch nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam lớn nhất
hiện nay.
Các công cụ chính sách kinh tế của các nước nhập khẩu và Việt Nam sẽ giúp
cho các quốc gia có được một môi trường kinh doanh phù hợp nhất. Việt Nam với
chính sách là phát triển nền kinh tế thị trường hướng mạnh vào xuất khẩu, đặc biệt
có chính sách mặt hàng xuất khẩu chủ lực cho hồ tiêu vì thế nhà nước đã có nhiều
ưu đãi cho ngành hồ tiêu. Đây là điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hồ tiêu của Việt
Nam.
9 Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch Lâm Đồng (2014), Xuất khẩu sang EU:Thách

thức từ rào cản phi thuế quan, xem tại />
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 23


Đề Án Thực Hành Nghề Nghiệp 2

GVHD: Ths. Lê Quang Huy

Để đánh giá ảnh hưởng của môi trường kinh tế đối với hoạt động xuất khẩu
người ta thường đánh giá các chỉ tiêu sau: tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập
của dân cư, tình hình lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, các hiệp định ngoại giao….
Chẳng hạn như, khi giá đồng nội tệ tăng (lên giá) so với ngoại tệ hay tỷ giá
hối đoái giảm thì hồ tiêu trong nước sẽ mắc hơn nước ngoài, điều này gây khó khăn

cho xuất khẩu hồ tiêu. Ngược lại khi đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ sẽ có lợi cho
xuất khẩu. Ví dụ: một nhà nhập khẩu nước ngoài phải trả 6 USD cho 1 tấn hồ tiêu
Việt Nam có giá 120.000 VND nếu mức tỷ giá là USD/VND = 20.000. Tuy nhiên,
nếu VND tăng giá sp với USD, mức tỷ giá mới bây giờ là USD/VND = 19.000 thì 6
USD của nhà nhập khẩu nước ngoài không đủ để mua 1 tấn hồ tiêu Việt Nam, số
tiền chính xác mà nhà nhập khẩu cần là 6,316 USD. Điều này làm giảm nhu cầu
của nước ngoài đối với hồ tiêu Việt Nam, và khiến tình hình xuất khẩu gặp khó
khăn.
Hộp 1

Hạt tiêu nước ta đạt tốc độ tăng trưởng khá tốt cả trước và sau khi gia nhập
WTO, đã trở thành nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới. Do tác động của
khủng hoảng kinh tế, nên những tháng đầu năm 2009, mặc dù khối lượng xuất
khẩu hạt tiêu nước ta tăng song kim ngạch xuất khẩu lại bị giảm so với cùng kỳ
năm 2008
Sau khi gia nhập WTO, thị trường xuất khẩu hạt tiêu tiếp tục được mở rộng sang
các nước khác.10

Hộp 1

10 Nguyễn Thị Phương Thảo (2009), Luận văn Th.s Kinh tế “Tác động của việc gia nhập WTO tới

xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam”, xem tại />sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=10&cad=rja&uact=8&ved=0CGQQFjAJ&url=http%3A
%2F%2Frepositories.vnu.edu.vn%2Fjspui%2Fbitstream
%2F123456789%2F39620%2F1%2FTT_V_L0_02505.pdf&ei=VSKLVP6LCqa5mAWY44DADw
&usg=AFQjCNH0ny5MFZAp0rhb8QVSvYAZpB-XYg&sig2=lBvlfeo3sq31Pqc_AuXtBg

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 24



Đề Án Thực Hành Nghề Nghiệp 2

GVHD: Ths. Lê Quang Huy

Theo dự báo của IMF, kinh tế thế giới năm 2010 sẽ dần thoát khỏi khủng hoảng
và mức tăng trưởng có thể đạt 2,5-3%. Điều này sẽ giúp cho bức tranh nhập khẩu
hồ tiêu của thế giới sáng sủa hơn. Nếu đứng trên góc độ cung cầu thì thị trường
hồ tiêu toàn cầu có khả năng đối mặt với tình hình khan hiếm nguồn cung. Do đó,
giá hồ tiêu trong năm 2010 sẽ hồi phục với tốc độ nhanh hơn so với năm 2009 và
được giữ ở mức cao. Giá xuất khẩu hồ tiêu hồi phục tất yếu có tác động tới giá
tiêu trên thị trường nội địa Việt Nam.
Nguồn: VnEconomy11
1.4.3

Điều kiện tự nhiên.

Môi trường tự nhiên tốt, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa… là những yếu tố
giúp cho sản phẩm hồ tiêu không những đạt năng suất cao mà còn giúp nâng cao
chất lượng sản phẩm. Từ đó tăng khả năng cạnh tranh so với các nước khác.
Hộp 1

Ảnh hưởng của thiên tai và thời tiết không chỉ làm giảm sản lượng, mà còn làm
chậm thời gian thu hoạch. Thông thường hàng năm vụ thu hoạch tiêu ở nước ta
bắt đầu từ tháng giêng, nhưng năm nay phải sang đến giữa tháng 2 mới có tiêu vụ
mới để bán ra thị trường. Đây chính là nguyên nhân mặc dù giá bán và nhu cầu
tiêu thụ tăng, nhưng xuất khẩu tiêu của quý 1 lại giảm tới 14,55% về sản lượng.
Nguồn: VnEconomy12
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng và khoảng cách địa lý quá xa còn ảnh hưởng nhiều

đến chi phí vận tải, chi phí này sẽ làm tăng giá sản phẩm lên và làm giảm sức cạnh
tranh của sản phẩm so với các nước có khoảng cách gần hơn.

11 VnEconomy (2010), Năm khả quan cho xuất khẩu hồ tiêu, xem tại />
thuong/nam-kha-quan-cho-xuat-khau-ho-tieu-20100330090622440.htm
12 VnEconomy (2010), Năm khả quan cho xuất khẩu hồ tiêu, xem tại />
thuong/nam-kha-quan-cho-xuat-khau-ho-tieu-20100330090622440.htm

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Trang 25


×