Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

khiếu nại, tố cáo và hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo trong quản lí hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.35 KB, 12 trang )

MỤC LỤC


A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Pháp chế là một trong những nguyên tắc rất quan trọng trong tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước. Quyền khiếu nại, tố cáo là một quyền tự do cơ
bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận và đảm bảo thực hiện, là công cụ
pháp lý để công dân đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật, là hình thức
dân chủ trực tiếp để công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Hoạt động
giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan hành chính nhà nước là một trong những
biện pháp quan trọng để đảm bảo, duy trì pháp chế và hiệu lực, hiệu quả quản lí
hành chính nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Do đó,
khiếu nại, tố cáo là một trong những biện pháp quan trọng đối với pháp chế, là
biện pháp đảm bảo cho sự triệt để tuân thủ pháp luật của công dân, các cơ quan,
cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước.

B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ Khái niệm khiếu nại, tố cáo và hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo
trong quản lí hành chính nhà nước
1. Khiếu nại
Theo Luật khiếu nại, tố cáo 1998: “Khiếu nại, tố cáo là việc công dân, cơ
quan, tổ chức cán bộ công chức theo thủ tục do luật này qui định, đề nghị cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành
vi hành chính, hoặc quyết định kỷ luật cán bộ công chức khi có căn cứ cho rằng
quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp
của mình”. Đối tượng của khiếu nại hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của
các cơ quan hành chính nhà nước là quyết định hành chính, hành vi hành chính
diễn ra trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước của các cơ quan hành
chính.
2. Tố cáo
Tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước là


việc công dân báo cho cơ quan, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính
nhà nước biết về hành vi vi phạm pháp luật (mà không phải tội phạm) của cơ
quan, cán bộ, công chức nhà nước thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà nước
1


hoặc hành vi vi phạm pháp luật của những người khác xảy ra trong lĩnh vực
thuộc chức năng quản lí của cơ quan hành chính nhà nước, đã gây thiệt hại, hoặc
đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân, cơ quan, tổ chức. Bản chất của tố cáo là việc công dân phát hiện và báo cáo
cho cơ quan nhà nước biết về hành vi vi phạm pháp luật nào đó diễn ra trong đời
sống xã hội. Chủ thể thực hiện quyền tố cáo là mọi công dân. Đối tượng của
quyền tố cáo rất rộng, bao gồm tất cả những hành vi vi phạm pháp luật do bất kì
người nào thực hiện.Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi và đối tượng bị tố cáo mà pháp luật qui định thẩm quyền giải quyết tố
cáo.
3. Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính
nhà nước
Trong các hoạt động của bộ máy nhà nước thì hoạt động của cơ quan hành
chính nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong đó hoạt động giải quyết
khiếu nại, tố cáo là một hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, là hoạt
động kiểm tra, xác minh, kết luận về tính hợp pháp của hành vi bị tố cáo thuộc
thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước để có biện pháp giải
quyết theo qui định của pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ
chức. Thẩm quyền giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hành chính
trước hết thuộc về chính các cơ quan hành chính. Khi giải quyết khiếu nại, tố cáo
các cơ quan hành chính nhà nước có nhiệm vụ kiểm tra đánh giá, xem xét tính
hợp lý, cân nhắc tình hình thực tiễn và yêu cầu của quản lí nhà nước để giải
quyết; đồng thời còn phải giải quyết các vấn đề khác có liên quan đến vụ ciệc
thuộc chức năng quản lí của mình, theo những trình tự, thủ tục theo qui định của

Luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản khác có liên quan.
II/ Vai trò của khiếu nại, tố cáo và hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo
đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước
Trước hết, để hiểu về vai trò của khiếu nại tố cáo, ta cần phải hiểu về pháp
chế và đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước.
Pháp chế là một phạm trù rộng lớn, nội dung của pháp chế rất phong phú,
nhưng trong đó nội dung cơ bản nhất là sự triệt để tôn trọng pháp luật của các cơ
2


quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân. Chính từ nguyên tắc này mà pháp
chế là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của quản lí hành chính nhà nước.
Nói đến pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước là nhấn mạnh đến trật tự
pháp luật nhằm bảo vệ và phát triển quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,
củng cố và duy trì địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước và
tổ chức xã hội. Bảo đảm pháp chế là tổng thể các biện pháp phương tiện tổ chức
– pháp lý do cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân áp dụng nhằm thực
hiện chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước và các tổ chức
ấy cũng như việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân. Pháp chế được bảo
đảm thông qua chế độ kinh tế, xã hội và gắn liền với chế độ kinh tế xã hội; thông
qua các yếu tố pháp lý như thể chế pháp lý, chế định pháp lý, công vụ pháp lý,…
Để đảm bảo pháp chế, các biện pháp pháp lý bao gồm: Hoạt động giám sát
của cơ quan quyền lực nhà nước; hoạt động kiểm tra của các cơ quan hành chính
nhà nước; hoạt động của thanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân; hoạt động
kiểm tra của các tổ chức xã hội; hoạt động khiếu nại tố cáo của nhân dân, tổ
chức và giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước và
người có thẩm quyền. Trong số các phương pháp để đảm bảo pháp chế thì khiếu
nại tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những biện pháp có vai trò
rất lớn đối với đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước. Vai trò ấy
của khiếu nại tố cáo được thể hiện qua những biểu hiện cụ thể sau:

1. Khiếu nại, tố cáo là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi
nhận trong Hiến pháp và luật, phát huy dân chủ, đóng góp lớn vào việc đảm
bảo pháp chế
Điều 74 Hiến pháp 1992 qui định: “Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo
với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ
quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc
bất cứ cá nhân nào...”. Như vậy, khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân
đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Không chỉ thế quyền này được ghi nhận
trong các văn bản luật như Luật khiếu nại, tố cáo và văn bản khác liên quan. Các
qui định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo cũng được hoàn thiện cùng tiến trình
lịch sử đất nước về cả nội dung như thẩm quyền, trình tự,... và về hình thức từ
3


sắc lệnh, đến Nghị định, pháp lệnh và đến nay là một Luật riêng biệt, thật sự trở
thành phương thức để đảm bảo pháp chế đối với quản lí hành chính nhà nước nói
riêng và các lĩnh vực khác nói chung. Khiếu nại, tố cáo không chỉ là quyền mà
còn là nghĩa vụ của công dân. Đây là hình thức đặc biệt quan trọng để nhân dân
tham gia trực tiếp vào quản lí nhà nước, xã hội. Việc qui định này thể hiện bản
chất Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhân dân lao động làm
chủ. Nhà nước đảm bảo những điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân phát huy
được quyền đã được pháp luật ghi nhận. Từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
khiếu nại, tố cáo, công dân thực hiện trách nhiệm của mình trong việc xây dựng
bộ máy nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, phát huy quyền làm chủ của
mình; phát hiện những hành vi tham nhũng, lãng phí, vi phạm dân chủ góp phần
xây dựng đội ngũ cán bộ nhà nước trong sạch, có năng lực. Chính việc công dân
thực hiện quyền và nghĩa vụ khiếu nại, tố cáo là một trong những hoạt động đảm
bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước.
2. Khiếu nại tố cáo với sự tồn tại hệ thống qui phạm pháp luật về khiếu
nại, tố cáo hoàn thiện, đồng bộ là một đảm bảo thực hiện cho quyền khiếu

nại, tố cáo của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp
Khiếu nại, tố cáo là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Để công dân
có điều kiện thực hiện tốt quyền này thì hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo
phải tuân theo một trình tự nhất định. Pháp luật nước ta đã qui định đặt ra một hệ
thống các qui phạm pháp luật về khiếu nại tố cáo, cho đến nay, là tương đối hoàn
chỉnh. Thứ nhất, pháp luật khiếu nại, tố cáo luôn tôn trọng tính tối cao của Hiến
pháp trong cụ thể hóa quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, tức là tôn trọng tính
hợp hiến của pháp luật. Thứ hai, pháp luật khiếu nại, tố cáo là công cụ pháp lý
để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đây là “phương tiện tự
vệ” của công dân khi các quyền khác bị xâm phạm. Chính quyền khiếu nại tố
cáo sẽ là “vũ khí” để nhân dân đòi lại quyền hợp pháp cho mình. Thứ ba, pháp
luật khiếu nại, tố cáo phản ánh nhu cầu và là công cụ bảo vệ nên dân chủ xã hội
chủ nghĩa, là phương thức quan trọng để nhân dân tham gia quản lí việc sử dụng
quyền lực nhà nước. Khiếu nại, tố cáo là phương tiện để nhân dân đâu tranh
chống các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích nhà nước, xã hội và công
dân.
4


3. Trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan và người có
thẩm quyền tự giác thực hiện nghiêm túc, triệt để pháp luật về khiếu nại, tố
cáo trong thẩm quyền, trình tự giải quyết,... người khiếu nại, tố cáo thực hiện
nghiêm chỉnh quyết định giải quyết hợp lí của cơ quan và người có thẩm
quyền, nghiêm cấm hành vi cản trở khiếu nại, tố cáo hợp pháp góp phần đảm
bảo pháp chế
Việc cơ quan hành chính nhà nước và những người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại, tố cáo nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật khiếu nại, tố cáo có ý
nghĩa quyết định đến việc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tức là: Thực hiện
đầy đủ chế độ trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo: trách nhiệm tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, trách nhiệm chấp hành quyết

định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo, trách nhiệm xử lý vi phạm
pháp luật khiếu nại, tố cáo, trách nhiệm quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo… Đồng thời các cơ quan và người có thẩm quyền nhận thức và quán triệt
đầy đủ các nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo: Nguyên tắc bảo đảm quyền
khiếu nại, tố cáo của công dân, nguyên tắc công khai, dân chủ, nguyên tắc độc
lập, nguyên tắc giải quyết hợp pháp, hợp lý, nguyên tắc khách quan, nguyên tắc
bình đẳng trước pháp luật, nguyên tắc kịp thời, nghiêm minh… Không chỉ thế cơ
quan và người có thẩm quyền tuân thủ nghiêm ngặt thẩm quyền giải quyết khiếu
nại, tố cáo và tuân thủ nghiêm ngặt trình tự từ giai đoạn thụ lý khiếu nại, tố cáo,
kiểm tra, xác minh, kết luận, ban hành quyết định, kết luận khiếu nại, tố cáo, tổ
chức thực hiện quyết định, kết luận khiếu nại, tố cáo; tuân thủ những quy định
về việc ban hành quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo; quy định trong
việc tổ chức thực hiện quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo. Cơ quan
và người có thẩm quyền còn góp phần bảo đảm và thực hiện đầy đủ quyền và
nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, người bị khiếu nại, tố cáo và những chủ thể
khác mà pháp luật khiếu nại, tố các đã quy định. Việc bảo đảm quyền và nghĩa
vụ của người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, tố cáo có vai trò quan trọng
trong việc giải quyết khách quan, công bằng, đúng pháp luật những vụ việc cụ
thể. Song song với hoạt động giả quyết đó của cơ quan hành chính nhà nước và
người có thẩm quyền đó là việc người khiếu nại, tố cáo và những người có liên
quan cũng tuân thủ nghiêm túc những quyết định được công bố, những qui định
5


của pháp luật có liên quan, khi các quyết định đó là hợp lí và hợp pháp. Nếu vẫn
chưa đồng ý với quyết định đưa ra thì có quyền tiếp tục khiếu nại, tố cáo, tuyệt
đối không thực hiện các hành vi trái pháp luật do bất mãn. Nghiêm cấm hành vi
trả thù, đe dọa, trù dập người khiếu nại, tố cáo và người có thẩm quyền quyết
định giải quyết khiếu nại, tố cáo; hành vi bao che, dụ dỗ, mua chuộc của các cá
nhân tổ chức có liên quan.

Như vậy, chính hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan hành
chính nhà nước và người có thẩm quyền tự giác nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ
và đúng đắn các qui định của pháp luật khiếu nại, tố cáo và pháp luật khác có
liên quan cùng với việc tuân thủ theo các quyết định được đưa ra của người
khiếu nại, tố cáo và cá nhân khác liên quan là hoạt động góp phần đảm bảo cho
các qui định của pháp luật được thực thi trong thực tế, hay nói cách khác, đây là
hoạt động góp phần đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước.
4. Trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo có cơ chế hữu hiệu để
kiểm tra giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo luôn đúng pháp luật đảm bảo pháp chế
Vai trò đảm bảo pháp chế của hoạt động khiếu nại, tố cáo không chỉ được
thể hiện trong việc các cơ quan và người có thẩm quyền triệt để tuân thủ pháp
luật khiếu nại, tố cáo và pháp luật liên quan mà còn được thể hiện trong cơ chế
kiểm tra, giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo để đảm bảo hoạt động
này luôn đúng pháp luật. Hoạt động kiểm tra hoạt động giải quyết khiếu nại, tố
cáo nhằm phát hiện những mặt tích cực để biểu dương, khuyến khích, đồng thời
cũng phát hiện những sai phạm, yếu kém để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp
thời, bảo đảm trật tự, kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước. Giám sát mang tính quyền lực nhà nước, do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền (Quốc hội và HĐND các cấp) và hệ thống Tòa án
nhân dân tiến hành đối với hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ
quan hành chính nhà nước theo những nguyên tắc phân công quyền lực nhà nước
do Hiến pháp và pháp luật quy định. Giám sát cũng có hình thức không mang
tính quyền lực nhà nước, đây là hình thức do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các
thành viên của Mặt trận, cơ quan báo chí, các tổ chức lao động và cá nhân thực
6


hiện thông qua phương thức: kiến nghị, phản ánh về hoạt động ban hành văn bản
quy phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo,... Hoạt động này góp phần
hỗ trợ cho hoạt động giám sát mang tính quyền lực nhà nước ở trên. Như vậy,

giám sát và có một cơ chế giám sát hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố
cáo của các cơ quan hành chính nhà nước là phương thức quan trọng để kiểm
soát hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo quyền khiếu nại, tố
cáo của công dân, đảm bảo pháp chế rg quản lý hành chính nhà nước.
5. Trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo luôn phải đấu tranh
phòng chống và xử lí nghiêm minh vi phạm – đảm bảo pháp chế
Việc đấu tranh phòng chống và xử lí nghiêm minh vi phạm cũng là một
trong những vai trò quan trọng của khiếu nại, tố cáo đối với đảm bảo pháp chế.
Sự đảm bảo pháp chế được thể hiện ở mọi vi phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo
của đều được xử lí công bằng, công khai và tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà bị
xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây
thiệt hại phải bồi thường. Việc đảm bảo pháp chế còn được thể hiện ở việc xử lí
không phân biệt dù người vi phạm là ai, giữ cương vị công tác như thế nào. Để
thực hiện yêu cầu xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại,
tố cáo cần phải hoàn thiện những quy định của pháp luật về xử lý vi phạm pháp
luật khiếu nại, tố cáo, kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của cơ
quan làm công tác tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo, tăng cường thanh tra,
kiểm tra nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo.
III/ Thực trạng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với đảm bảo pháp chế trong quản lí hành
chính nhà nước
1. Thực trạng pháp luật khiếu nại, tố cáo trong việc đảm bảo pháp chế
Pháp luật khiếu nại, tố cáo ở Việt Nam đã được hình thành và phát triển
ngày càng hoàn thiện. Pháp luật khiếu nại, tố cáo đã cụ thể hóa được nội dung
quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong Hiến pháp, tôn trọng tính tối cao của
Hiến pháp trong quá trình cụ thể hóa. Pháp luật khiếu nại, tố cáo đã được hoàn
thiện không chỉ về nội dung qui định thẩm quyền, trình tự giải quyết, quyền và
7



nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo,... mà còn về hình thức từ sắc lệnh, đến
Nghị định, pháp lệnh và đến nay là một Luật riêng biệt, thật sự trở thành phương
thức để đảm bảo pháp chế đối với quản lí hành chính nhà nước nói riêng và các
lĩnh vực khác nói chung. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định: Chưa thiết
lập được một cơ chế có hiệu quả để giải quyết những khiếu nại hành chính; qui
định về căn cứ, đối tượng của quyền khiếu nại, tố cáo, quyền và nghĩa vụ của
người tham gia và những mâu thuẫn chồng chéo trong các qui định đang gây ra
rất nhiều trở ngại. Do đó cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo
trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước hơn nữa để dễ dàng hơn cho các chủ
thể trong việc tuân thủ triệt để pháp luật hay nói cách khác là đảm bảo pháp chế
trong quản lí hành chính nhà nước.
2. Thực trạng khiếu nại, tố cáo và hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo
của cơ quan hành chính nhà nước trong việc đảm bảo pháp chế.
Trong những năm qua, khiếu nại, tố cáo và hoạt động khiếu nại, tố cáo ở
nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định tuy nhiên cũng còn có không ít
những hạn chế cần phải lưu tâm giả quyết. Về khiếu nại, tố cáo ở nước ta diễn
biến phức tạp, số lượng vụ việc khiếu nại tố cáo gia tăng, thậm chí còn xảy ra
tình trạng khiếu kiện đông người. Về khiếu nại,chủ yếu là khiếu nại về đòi đền
bù đất đai,nhà ở, tranh chấp trong nội cộ nhân dân; về tố cáo chủ yếu là tố cáo
cán bộ vi phạm nguyên tắc dân chủ, tham nhũng, bao che nhau, tuy nhiên đơn
thư nặc danh còn nhiều,một số người dân khiếu kiện nhưng lại không hiểu chính
sách pháp luật, khiếu kiện thiếu căn cứ, hoặc do bất mãn nên không chấp hành
quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Về hoạt động giải quyết khiếu nại, tố
cáo: Việc tổ chức thi hành pháp luật khiếu nại, tố cáo đã được triển khai đến tất
cả các cán bộ công chức nhưng còn một bộ phận không nhỏ những người có
thẩm quyền chưa thấy hết trách nhiệm của mình trong hoạt động giải quyết, coi
nhẹ; vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo xảy ra nhiều như xác định sai hoặc
nhầm lẫn về thẩm quyền giữa khiếu nại với tố cáo, chất lượng giải quyết khiếu
nại, tố cáo chưa cao,nhiều quyết định phải sửa đổi thậm chí bị hủy bỏ; việc đền

bù cho người dân khi có quyết định thu hồi do cơ quan hành chính nhà nước tiến
hành nhiều khi chưa đúng pháp luật, thiếu công khai, thậm chí là có tham nhũng,
các sai phạm thì lại không được xử lí nghiêm minh; nhiều cán bộ công chức
8


quan liêu, xâm phạm lợi ích hợp pháp của công dân. Với việc nhiều vi phạm như
vậy, hoạt động khiếu nại, tố cáo của người dân và hoạt động giải quyết khiếu
nại, tố cáo của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền đã không tuân thủ, bảo đảm pháp
chế trong quản lí hành chính nhà nước.
3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu
nại, tố cáo của cơ quan hành chính nhà nước đối với đảm bảo pháp chế trong
quản lí hành chính nhà nước
Thứ nhất, cần hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo: Giưa khiếu nại và
tố cáo có những điểm khác nhau cơ bản về chủ thể, đối tượng, mục đích và trách
nhiệm pháp lý do đó nên tách ra thành hai luật riêng biệt là Luật khiếu nại và
giải quyết khiếu nại, Luật tố cáo và giải quyết tố cáo, như vậy sẽ dễ dàng hơn
cho các chủ thể khi áp dụng và tuân thủ qui định về vấn đề này. Trong đó qui
định rõ ràng về các chủ thể, thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết đối với tứng
hoạt động khiếu nại và tố cáo. Tách qui định về tiếp công dân và qui định về tiếp
nhận, giải quyết những kiến nghị, phản ánh của nhân dân ra khỏi Luật Khiếu nại,
tố cáo để qui định trong Luật tiếp công dân riêng.
Thứ hai, đối với việc hoạt động khiếu nại, tố cáo của người dân: Cần nâng
cao ý thức pháp luật và trình độ pháp luật về khiếu nại, tố cáo của người dân để
tăng cường chất lượng của hoạt động khiếu nại và tố cáo, giảm bớt những sai
phạm của người dân khi tiến hành khiếu nại, tố cáo; tuân thủ quyết định của cơ
quan có thẩm quyền khi các cơ quan này đã giải quyết hợp lý,... Khuyến cáo đến
người dân hạn chế đơn thư khuyết danh, mạo danh; có cơ chế hữu hiệu bảo vệ
người tổ chức và khuyến khích công dân thực hiện tổ chức để bảo vệ pháp chế,
bảo vệ việc triệt để tuân thủ pháp luật.

Thứ ba, đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan hành chính
nhà nước: Đây là một trong những hoạt động quan trọng đối với việc đảm bảo
pháp chế nên cần đặc biệt chú trọng: Cần đổi mới nhận thức và nâng cao trách
nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước và những người có thẩm
quyền với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm hạn chế việc nhầm lẫn vê
thẩm quyền, trình tự thủ tục và nâng cao chất lượng của giải quyết khiếu nại, tố
cáo. Tăng cường việc thanh tra kiểm tra và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố
9


cáo của những cơ quan hành chính nhà nước và cá nhân có thẩm quyền trong
hoạt động này để hạn chế các vi phạm pháp luật, hiện tượng tham nhũng, bao
che trong hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo. Nâng cao trình độ pháp luật và
trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo, hạn chế quan liêu, cửa quyền,xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp
của người dân. Đồng thời, có cơ chế, chế tài nghiêm khắc đối với các sai phạm
của các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo. Thực hiện tốt tất cả những điều trên thì khiếu nại, tố cáo tổ chức sẽ ngày
càng đóng góp nhiều hơn cho việc đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính
nhà nước.

C/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Khiếu nại, tố cáo là quyền tự do, dân chủ của công dân được hợp pháp ghi
nhận, là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Hoạt động khiếu nại tố cáo
và giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những biện pháp quan trọng để đảm
bảo quyền công dân, đảm bảo duy trì pháp chế trong quản lí nhà nước ở Việt
Nam hiện nay. Pháp luật về khiếu nại, tố cáo ngày càng được hoàn thiện hơn để
đảm bảo phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại không ít hạc chế gây
khó khăn cho cả người khiếu nại, tố cáo và cơ quan, người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại, tố cáo. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật là vô cùng cần thiết.

Song song với hoạt động hoàn thiện pháp luật, các hoạt động nhằm nâng cao
nhận thức pháp luật của người dân, trình độ pháp luật cũng như chuyên môn
nghiệp vụ của các cơ quan và người có thẩm quyền, tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra, giám sát và xử lí nghiêm minh vi phạm cũng cần đc đẩy mạnh để
khiếu nại, tố cáo ngày càng đóng góp vai trò to lớn hơn đối với đảm bảo pháp
chế trong quản lí hành chính nhà nước.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học Luật Hà Nội – Giáo trình luật hành chính Việt Nam,
Nxb.CAND, Hà Nội, 2012
2. Trường đại học Luật Hà Nội – Giáo trình thanh tra và giải quyết khiếu
nại, tố cáo, Nxb.CAND, Hà Nội, 2008
3. Luật khiếu nại tố cáo 1998
4. Luật Hiến pháp Việt Nam 1992
5. Trang web:

– http:// luathoc.cafeluat.com

11



×