Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.5 KB, 12 trang )

. Ninh Văn Tùng – N08 – TL1 – Nhóm 3
M Ụ C L Ụ C
Mục lục ………………………………………………………………….
Lời mở đầu ………………………………………………………………
1. Khái quát chung ………………………………………………………
1. 1 Về khiếu nại, tố cáo ……………………………………………….
1. 2 Về giải quyết khiếu nại, tố cáo ………………………………………
1.3 Pháp chế ……………………………………………………………
1. 4 Quản lý hành chính nhà nước …………………………………….
2. Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc
đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước ……………..
2.1 Vai trò của khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong
quản lý hành chính nhà nước …………………………………………..
2.2 Vai trò của giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế
trong quản lý hành chính nhà nước ……………………………………
3. Mối quan hệ giữa khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo với
hoạt động quản lý hành chính nhà nước ……………………………….
3.1. Mối quan hệ giữa khiếu nại, tố cáo với hoạt động quản lý hành chính
nhà nước …………………………………………………………………
3.2. Mối quan hệ giữa giải quyết khiếu nại, tố cáo với hoạt động quản lý
hành chính nhà nước ……………………………………………………
4. Một số vấn đề về khiếu nại tố cáo hiện hành ……………………….
5. Phương hướng hoàn thiện …………………………………………….
Kết luận ………………………………………………………………….
Danh mục tài liệu tham khảo …………………………….
1
. Ninh Văn Tùng – N08 – TL1 – Nhóm 3
Lời mở đầu
Xây dựng nhà nước pháp quyền là một đòi hỏi tất yếu, khách quan và phù hợp
với xu thế phát triển lịch sử chung của xã hội loài người. Một nhà nước pháp quyền
thì không chỉ công dân phải chịu trách nhiệm trước nhà nước mà tất cả các cơ quan


nhà nước và những người thực thi quyền lực nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm về
những hành vi của mình trước công dân. Chính vì lẽ đó “Công dân có quyền khiếu
nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp
luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân
hoặc bất cứ cá nhân nào…”. Bài viết xin được “Phân tích vai trò của khiếu nại, tố
cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc bảo đảm pháp chế trong quản lí hành
chính nhà nước”.
1. Khái quát chung
1. 1 Về khiếu nại, tố cáo
Theo Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo đã được sửa đổi năm 2005 thì:
"Khiếu nại" là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ
tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại
quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức
khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền,
lợi ích hợp pháp của mình. (khoản 1)
"Tố cáo" là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan,
tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức (khoản 2).
Như vậy, chủ thể của khiếu nại là cơ quan nhà nước, tổ chức và công dân, còn
tố cáo chỉ là công dân. Đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi
hành chính hoặc quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức. Còn tố cáo đó là hành
vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào. Mục đích của khiếu
nại hướng tới bảo vệ và khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, còn
mục đích của tố cáo hơn thế nó hướng tới lợi ích của nhà nước và xã hội. Việc người
khiếu nại “đề nghị” người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại “xem xét lại” các quyết
định hành chính, hành vi hành chính…trong khi đó việc người tố cáo cho người có
thẩm quyền giải quyết tố cáo biết về hành vi vi phạm pháp luật.
1. 2 Về giải quyết khiếu nại, tố cáo
Theo quy định tại khoản 13,14 điều 2 Luật Khiếu nại tố cáo: “Giải quyết khiếu

nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định của người giải quyết khiếu nại” còn
2
. Ninh Văn Tùng – N08 – TL1 – Nhóm 3
“Giải quyết tố cáo là việc xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và quyết định xử lý
của người giải quyết tố cáo”.
Khi giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết phải ra những quyết
định với nội dung cụ thể quy định tại điều 38, điều 45 Luật khiếu nại, tố cáo. Đối với
tố cáo, việc giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan, đối tượng bị tố cáo
là hành vi trái pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào và kết quả của quá
trình giải quyết tố cáo là xử lý người có hành vi vi phạm. Vì vậy kết quả giải quyết tố
cáo có thể là quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính, một quyết định kỷ luật công chức, cán bộ, hay một bản án
hình sự của toà án. Chính vì vậy Luật Khiếu nại tố cáo không quy định người giải
quyết tố cáo ra quyết định giải quyết tố cáo mà chỉ quy định người giải quyết tố cáo
có biện pháp xử lý sau khi thẩm tra xác minh tố cáo đó.
1.3 Pháp chế
Pháp chế là một khái niệm khoa học có nội dung đa diện, đa nghĩa mà hạt nhân,
cốt lõi của nó là sự tôn trọng và thực hiện pháp luật, một cách tự giác, đầy đủ, nghiêm
chỉnh, thống nhất trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân.
Nếu pháp luật là cơ sở nền tảng để xây dựng pháp chế vừa là công cụ bảo đảm, bảo vệ
pháp chế thì pháp chế cũng vừa là điều kiện cho sự tồn tại của pháp luật vừa là căn cứ,
cơ sở để củng cố phát triển hoàn thiện pháp luật.
1. 4 Quản lý hành chính nhà nước
Quản lý hành chính nhà nước là quá trình tổ chức, điều chỉnh, bằng quyền lực
nhà nước, phương thức tác động mang tính chất quyền lực nhà nước của các cơ quan
hành chính nhà nước đối với các chủ thể quản lý và các lĩnh vực đời sống xã hội cũng
như hành vi hoạt động của con người và các hoạt động có tính chất hành chính nhà
nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ trong các cơ
quan tổ chức nhà nước.
2. Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố

cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính
nhà nước
Khiếu nại, tố cáo tự nó không có nội dung xuất xứ cụ thể mà thường xuất hiện
từ các quyền khác và nội dung từ các quyền khác. Hiến pháp và các văn bản pháp luật
khác đã ghi nhận và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân về kinh tế, chính trị, xã
hội, tự do cá nhân…Khi những quyền này bị xâm phạm hay không đáp ứng sẽ xuất
hiện khiếu nại hay tố cáo.
2.1 Vai trò của khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý
hành chính nhà nước
3
. Ninh Văn Tùng – N08 – TL1 – Nhóm 3
Tố cáo phát sinh khi có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tập thể, công dân còn
phát sinh khiếu nại khi quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm phạm,
người khiếu nại yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ hoặc khôi phục
quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm. Khiếu nại, tố cáo là những quyền cơ bản tất
yếu để đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước, không chỉ dừng lại ở
quyền của các chủ thể mà rộng hơn nó không những vừa đảm bảo cho nền kinh tế,
chính trị của đất nước được ổn định vừa đảm bảo cho nền pháp chế xã hội chủ nghĩa
được tăng cường, phổ biến hơn trong nhân dân.
Khiếu nại, tố cáo của công dân là một hình thức bảo đảm pháp chế xã hội
chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước ?
Việc công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình là một hình thức
quản lý nhà nước. Bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Với cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Do vậy, việc ghi nhân quyền,
trách nhiệm khiếu nại, tố cáo của công dân trong Hiến Pháp và Luật khiếu nại, tố cáo
đã khẳng định một lần nữa về quyền là người làm chủ quyền lực nhà nước của nhân
dân. Thông qua hình thức này của nhân dân, các cơ quan nhà nước có thể kịp thời
phát hiện những hiện tượng tiêu cực trong bộ máy hành chính nhà nước để có những
biện pháp để chấn chỉnh kịp thời. Nội dung của pháp chế rất phong phú, trong đó nội

dung cơ bản nhất là sự triệt để tôn trọng pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức
xã hội và công dân để đảm bảo cho pháp chế xã hội chủ nghĩa được thực hiện trong
quá trình quản lý hành chính nhà nước. Chính từ nội dung này mà pháp chế là một
trong những nguyên tắc cơ bản nhất của quản lý hành chính nhà nước..
Khiếu nại, tố cáo phản ánh yêu cầu của dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm
quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được quy định trong Hiến pháp?
Sự tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp trong việc cụ thể hóa quyền khiếu nại,
quyền tố cáo của công dân xác lập khi khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính
nhà nước tồn tại hệ thống quy phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo hoàn thiện, đồng bộ.
Điều đó nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống các quy phạm pháp luật khiếu
nại, tố cáo, là cơ sở để thiết lập trật tự pháp luật, củng cố và tăng cường pháp chế xã
hội chủ nghĩa trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính
nhà nước.
Quyền khiếu nại, tố cáo là bảo đảm pháp lý cho các quyền và nghĩa vụ khác
của công dân. Quyền khiếu nại, tố cáo là phương tiện tự vệ khi các quyền chủ thể bị vi
phạm, là hoạt động có tính phòng ngừa nhằm ngăn chặn khả năng vi phạm pháp luật.
Pháp luật khiếu nại, tố cáo là công cụ pháp lý để công dân, cơ quan, tổ chức bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích của nhà nước, của xã hội và của người
4
. Ninh Văn Tùng – N08 – TL1 – Nhóm 3
khác bị xâm phạm. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân chiếm vị trí quan trọng
trong các quyền của công dân, vì đây là quyền để bảo vệ quyền. Có thể nói, khi nào có
hoạt động của quyền lực nhà nước thì ở đó phải có pháp luật khiếu nại, tố cáo để công
dân có công cụ pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Khiếu nại, tố cáo là một trong những phương thức quan trọng để nhân dân tham
gia quản lý nhà nước, kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà
nước và những người được trao quyền. Quyền khiếu nại, tố cáo phản ánh nhu cầu, nội
dung và là công cụ bảo vệ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; là phương tiện để nhân dân
đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích của nhà nước, của xã
hội, lợi ích của công dân. Do đó, việc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo là một trong

những biểu hiện rõ nét nhất nền dân chủ, bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính
nhà nước.
2.2 Vai trò của giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong
quản lý hành chính nhà nước
Bảo đảm cho pháp chế được củng cố, tăng cường và hoàn thiện là yêu cầu
khách quan của quá trình xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân và cũng là yêu
cầu của quá trình hoàn thiện con người và các quyền của họ trong xã hội, đặc biệt
trong quản lí hành chính nhà nước. Chính vì lẽ đó việc giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ
có vai trò quan trọng đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước.
Việc nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật khiếu nại, tố cáo có ý nghĩa quyết
định đến việc bảo đảm pháp chế quản lý hành chính?
Bảo đảm và thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo,
người bị khiếu nại, tố cáo và những chủ thể khác mà pháp luật khiếu nại, tố các đã
quy định. Việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo và người bị
khiếu nại, tố cáo có vai trò quan trọng trong việc giải quyết khách quan, công bằng,
đúng pháp luật những vụ việc cụ thể. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, trách nhiệm chấp hành quyết định giải
quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo, trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật khiếu
nại, tố cáo, trách nhiệm quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo…Nhận thức và
quán triệt đầy đủ các nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Tuân thủ những quy định về việc ban hành quyết định, kết luận giải quyết
khiếu nại, tố cáo. Tuân thủ nghiêm ngặt thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo từ
giai đoạn thụ lý khiếu nại, tố cáo, kiểm tra, xác minh, kết luận, ban hành quyết định,
kết luận khiếu nại, tố cáo, tổ chức thực hiện quyết định, kết luận khiếu nại, tố cáo.
Tuân thủ những quy định trong việc tổ chức thực hiện quyết định, kết luận giải quyết
khiếu nại, tố cáo. Việc áp dụng pháp luật khiếu nại, tố cáo một cách linh hoạt, sáng
tạo trong từng hoàn cảnh, từng vụ việc khiếu nại, tố cáo cụ thể phải trên những
5

×