Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190 KB, 12 trang )

1
Luật Hành chính Việt Nam
a ) Điều 3: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định hành chính,
hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật của mình, nếu thấy trái pháp luật thì kịp thời sửa chữa,
khắc phục để tránh phát sinh khiếu nại. ..................................................................................................3
b) Thông qua khiếu nại, tố cáo của công dân mà nhiều hành vi tham nhũng, lãng phí, vi phạm dân chủ
được làm sáng tỏ......................................................................................................................................6
c) Vai trò của khiếu nại, tố cáo đối với việc chống tham nhũng, lãng phí….............................................6
d ) Vai trò của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo với cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng.......8
III.Kết luận.......................................................................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................................11
I. Lời mở đầu.
Pháp chế xã hội chủ nghĩa là chế độ pháp luật trong đó đòi hỏi mọi cơ quan,
tổ chức nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng, tổ chức kinh tế,
các đơn vị lực lượng vũ trang, các cán bộ, công nhân viên chức và mọi công dân
phải chấp hành Hiến pháp, pháp luật một cách nghiêm chỉnh, thường xuyên, liên
tục và không ngoại lệ. Nội dung của pháp chết rất phong phú, trong đó nội dung cơ
bản nhất là sự triệt để tôn trọng pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội
và công dân. Chính từ nội dung này mà pháp chế là một trong những nguyên tắc
cơ bản nhất của quản lí hành chính nhà nước. Nếu thiếu nguyên tắc này hoạt động
1
Luật Hành chính Việt Nam
quản lí hành chính nhà nước sẽ không có cơ sở pháp lí bền vững, sẽ rơi và tình
trạng khủng hoảng không thống nhất hoặc thiếu đồng bộ. Để tăng cường việc bảo
đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước, chúng ta đã sử dụng rất nhiều
các biện pháp pháp lí khác nhau, trong đó tiêu biểu là việc ban hành Luật khiếu
nại, tố cáo. Trong quản lí hành chính nhà nước, công dân thực hiện quyền khiếu
nại, tố cáo, đó là phương thức để học thực hành quyền dân chủ trực tiếp, tham gia
vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội mà thông qua đó bảo đảm cho pháp luật được
thực thi trong thực tế, góp phần tích cực vào việc tăng cường và bảo đảm pháp chế.
“Vai trò của khiếu nại, tố cái và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc bảo đảm


pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước” là vấn đề rất cần được nghiên cứu và
làm rõ thêm.
II. Nội dung.
1. Khái niệm “ bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước”, “
Khiếu nại, tố cáo”.
Bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước có nghĩa là bằng
những cơ chế và hoạt động pháp lí làm cho pháp luật được thực hiện có hiệu quả
trong thực tế và hoạt động của bộ máy nhà nước mà trước hết là hoạt động của bộ
máy hành chính nhà nước phải thực sự vì dân, khơi dậy mạnh mẽ trí tuệ và tinh
thần, ý chí tự lực tự cường của nhân dân và việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
công dân theo một trật tự nhất định. Bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính
1
Luật Hành chính Việt Nam
nhà nước suy cho cùng là làm cho hoạt động thực thi pháp luật ngày càng có hiệu
quả trong thực tế.
-Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo
thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem
xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỉ luật cán bộ,
công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm
phạm quyền và lợi ích hợp ích hợp pháp của mình.
-Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ
quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức khác.
Khiếu nại, tố cáo là hình thức đặc biệt quan trọng để nhân dân lao động trực
tiếp tham gia vào quản lý nhà nước và quản lí xã hội. Nhà nước ta quy định quyền
và nghĩa vụ khiếu nại, tố cáo của công dân không chỉ ở Điều 74 - Hiến pháp mà
còn quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ này trong một đạo luật – Luật khiếu nại, tố
cáo ( ban hành ngày 2/12/1998 ).
2. Vai trò của khiếu nại, tố cáo đối với việc bảo đảm pháp chế trong quản

lí hành chính Nhà nước.
a ) Điều 3: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại
quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật của mình, nếu
thấy trái pháp luật thì kịp thời sửa chữa, khắc phục để tránh phát sinh khiếu nại.
Nhà nước khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp trong nội bộ nhân dân
trước khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó nhằm
hạn chế khiếu nại phát sinh từ cơ sở”.
1
Luật Hành chính Việt Nam
Trong quản lí hành chính nhà nước, quyền khiếu nại, tố cáo đã được tập hợp
và lần đầu tiên được thống nhất quy định một cách cụ thể trong một đạo luật – luật
khiếu nại, tố cáo. Theo luật này, công dân có quyền khiếu nại quyết định hành
chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ nhà nước có
thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng những quyết định hành chính hoặc hành vi
hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Như
vậy trên thực tế, luật pháp không chỉ tạo cơ sở pháp lí để công dân thực hiện quyền
khiếu nại, tố cáo mà còn quy định cơ quan nhà nước và cán bộ nhà nước có thẩm
quyền phải tự kiểm tra xem xét lại các quyết định hành chính và hành vi hành
chính, nếu thấy trái pháp luật phải kịp thời sửa chữa, khắc phục để tránh phát sinh
khiếu nại…
Như chúng ta đã biết, nếu so sánh giữa hoạt động xét xử của toà án với hoạt
động ban hành quyết định của cơ quan hành chính thì thấy rằng: về nguyên tắc,
thẩm phán không thể tự sửa bản án hay quyết định của mình mà nếu có thiếu sót
thì phải do toà án cấp trên sửa hoặc huỷ án theo quy định của pháp luật tố tụng.
Nhưng đối với cơ quan hành chính thì lại khác, do đặc thù của hoạt động
chấp hành và điều hành; với quyết định hành chính cá biệt, do cá nhân có thẩm
quyền ban hành, vì vậy dễ mắc sai sót cho nên pháp luật cho phép người ban hành
quyết định hành chính được quyền xem xét lại để tự sửa hoặc thu hồi quyết định
của mình nếu có căn cứ cho rằng quyết định đó không phù hợp. Tuy nhiên, quyền
này cũng không phải là vô hạn mà theo quy định của pháp luật hiện hành, quyền

này có những giới hạn không thể nào vượt quá được.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì “ công dân có quyền khiếu nại, tố
cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ
quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất
cứ cá nhân nào trên các mặt của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, tư tưởng và
1
Luật Hành chính Việt Nam
pháp lí.” Nhà nước bảo đảm những điều kiện thuận lợi nhất khẳng định địa vị pháp
lí của công dân – chủ thể quan trọng nhất của xã hội. Vì thế, việc khiếu nại, tố cáo
phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy
định. Ở đây, phải thống nhất trong nhận thức rằng công dân không chỉ có quyền
khiếu nại, tố cáo mà học còn có nghĩa vụ khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. Từ
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ này, pháp luật xác nhận trách nhiệm của công
dân trong việc xây dựng bộ máy nhà nước của dân, do dân, vì dân; xây dựng đội
ngũ cán bộ nhà nước trong sạch và có năng lực cũng như bổn phận của họ trong xã
hội.
Trong thực tế, việc sửa đổi một quyết định hành chính cá biệt bị khiếu nại
theo Luật khiếu nại, tố cáo là vấn đề thường xuyên gặp phải và hết sức bình
thường. “Người thông minh không phải không mắc sai lầm, người nào sai lầm mà
không nặng lắm mà biết sửa chữa nhanh chóng thì người đó là người thông minh”.
Về mặt pháp lý, việc sửa đổi phải tuân theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục luật định
rất nghiêm ngặt. Nếu làm đúng, sự việc được khắc phục đơn giản và tốt hoặc
ngược lại, nếu làm sai sẽ dẫn đến hậu quả là: không sửa được sai mà có khi lại mắc
sai tiếp, vô hình chung làm cho sự việc phức tạp ra, xấu đi và tất nhiên ảnh hưởng
đến quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng điều chỉnh trong quyết định cũng như
ảnh hưởng đến pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định
hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật của mình, nếu thấy trái
pháp luật thì kịp thời sửa chữa, khắc phục để tránh phát sinh khiếu nại.
Nhà nước khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp trong nội bộ nhân dân

trước khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó nhằm
hạn chế khiếu nại phát sinh từ cơ sở.

×