1
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI TÔN GIÁO Ở LÂM ĐỒNG
2.1. THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI TÔN GIÁO Ở LÂM ĐỒNG, NGUYÊN NHÂN
2.1.1. Thành tựu
Đảng ta đã xem công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội là sự
nghiệp của nhân dân. Nhà nước là người thay mặt cho dân, là công cụ
mạnh mẽ nhất của nhân dân lao động, thông qua đó, nhân dân thực hiện
quyền lực chính trị của mình. Ở bất cứ giai đoạn nào, công tác quản lý nhà
nước đối với tôn giáo cũng luôn là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt
động của Nhà nước phục vụ đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại. Quản
lý nhà nước đối với tôn giáo nhằm mục đích: đảm bảo cho quá trình thực
hiện các chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong lĩnh
vực tôn giáo được thực hiện nghiêm chỉnh, đúng đắn và không bị vi phạm.
Trên cơ sở đó, vừa đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng
tín đồ, vừa đảm bảo yêu cầu đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn
của địch lợi dụng tôn giáo để chống lại dân tộc và cách mạng.
Nhận thức được vai trò đó, trong những năm qua, Đảng bộ và chính
quyền các cấp ở Lâm Đồng đã phát huy vai trò quản lý nhà nước đối với
tôn giáo và đã thu được những thành tựu nhất định.
2.1.1.1. Thực hiện chính sách đối với tín đồ và nơi thờ tự
Trong 15 năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã giành được nhiều thành tựu
quan trọng về kinh tế - xã hội, đặc biệt là thành tựu trong công tác tôn giáo.
Đảng bộ và Chính quyền địa phương đã coi trọng việc chăm lo lợi ích của
nhân dân để khơi nguồn, tạo ra động lực của phong trào quần chúng thực
hiện công cuộc đổi mới quê hương. Mỗi người, mỗi hộ, mỗi thôn xóm, mỗi
2
cộng đồng chuyển biến tốt sẽ hợp lại thành sự thay đổi của cả đất nước. Sự
chăm lo ấy bao gồm cả về kinh tế, đời sống vật chất, về văn hóa, đời sống
tinh thần và đức tin của người dân.
Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: "Tôn giáo là một hiện
tượng xã hội còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần
của một bộ phận nhân dân, đạo đức tôn giáo có những điều phù hợp với
công cuộc xây dựng xã hội mới" [23, tr. 3].
Việc giải quyết những nhu cầu hợp lý về tín ngưỡng, tôn giáo của
quần chúng là một nhiệm vụ của các tổ chức đảng và cơ quan nhà nước.
Quán triệt tinh thần đó, các cấp ủy Đảng và chính quyền cùng với Mặt trận
và các đoàn thể đã tạo thuận lợi cho đồng bào theo đạo sinh hoạt tín
ngưỡng, tôn giáo theo đúng pháp luật.
Do tác động của chiến tranh và thiên tai, nhiều cơ sở thờ tự của các
tôn giáo bị hư hỏng nặng. Bên cạnh đó, do số lượng tín đồ tăng nhanh nên
nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cũng tăng theo. Để đáp ứng nhu cầu chính đáng
của quần chúng có đạo, chính quyền các cấp đã cho phép xây dựng mới, sửa
chữa trên 40 cơ sở thờ tự của Phật giáo (xây dựng mới 15 chùa, sửa chữa
100% theo thiết kế mới 22 chùa, sửa chữa lớn 4 chùa), 51 cơ sở thờ tự của
Công giáo (xây mới 17 nhà thờ, sửa chữa 100% theo thiết kế mới 21 nhà thờ,
nhà xứ, sửa chữa lớn 12, xây dựng mới 01 trường mẫu giáo và 4 cơ sở từ
thiện). Ở những vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế mới như các huyện Đạ
Tẻh, Cát Tiên, Lâm Hà chưa có cơ sở thờ tự cũng như điều kiện đi lại khó
khăn, Nhà nước đã cho xây dựng mới một số cơ sở thờ tự để tín đồ sinh hoạt
tôn giáo [18, tr. 4].
Nhìn chung, các cơ sở thờ tự của các tôn giáo được sửa chữa khang
trang, sạch đẹp đã tạo ra diện mạo mới trong đời sống tín ngưỡng, tôn
giáo [18, tr. 3], đáp ứng lòng mong muốn của hàng trăm nghìn người đang
hàng ngày gắn với đức tin tôn giáo. Không ít tín đồ của đạo Cao đài thực
3
sự cảm động bày tỏ nỗi vui mừng, sung sướng khi hệ phái tôn giáo của
mình trở lại sinh hoạt bình thường, mở đại hội nhân sanh hoặc đại hội toàn
phái. Họ thực lòng nói rằng Đảng và Nhà nước đã thấu hiểu lòng mong ước
chính đáng của chức sắc, tín đồ các tôn giáo mà chăm lo cho bà con cả về
vật chất lẫn tinh thần.
Mặt khác, chính quyền các cấp còn tạo điều kiện để chức sắc tôn
giáo hướng dẫn quần chúng tín đồ việc đạo, đảm bảo đầy đủ kinh sách
cũng như đồ dùng để tín đồ sinh hoạt tôn giáo bình thường. Mọi sinh hoạt
tôn giáo bình thường theo pháp luật (theo lễ nghi truyền thống, lịch đăng
ký đã được chấp thuận...) đều được các cấp chính quyền tạo thuận lợi. Các
tín đồ được đọc kinh cầu nguyện ở nhà, được mời các chức sắc đến nhà
làm nghi lễ cho người bệnh, người chết. Đạo Tin lành ở Lâm Đồng chưa
được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, nhưng để đáp ứng nhu cầu
tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số, Ủy ban nhân dân tỉnh đã
linh hoạt và chủ động cho mở cửa 9 nhà thờ đê tín đồ sinh hoạt tôn giáo.
Vì vậy, đồng bào tín đồ các tôn giáo đã ủng hộ sự nghiệp đổi mới,
tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện tốt các chính sách của Đảng
và Nhà nước; thừa nhận "sống phúc âm trong lòng dân tộc", thực hiện đường
lối "đạo pháp - dân tộc - chủ nghĩa xã hội", "nước vinh, đạo sáng". Do đó,
việc chấp hành pháp luật của tín đồ khá tốt. Điển hình trong đợt bầu cử
Quốc hội khóa IX và Hội đồng nhân dân 3 cấp, tỷ lệ cử tri đi bầu rất cao,
nhiều xã Công giáo toàn tòng có 100% cử tri đi bầu.
Các hoạt động xã hội, từ thiện, văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao
đã thu hút đông đồng bào có đạo tham gia, như xóa đói, giảm nghèo, chăm
sóc trẻ mồ côi, phong trào xây dựng lớp học tình thương, phòng chữa bệnh
miễn phí và cứu trợ đồng bào bị lũ lụt. Nhiều xứ đạo, họ đạo đã giúp nhau
phát triển kinh tế, giúp vốn và kỹ thuật để thực hiện chương trình nông
nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn. Xây dựng nếp sống mới ở khu dân cư,
4
xây dựng nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách, thực hiện xã hội hóa
giao thông nông thôn. Những tổ hợp sản xuất được hình thành ở nhiều giáo
xứ, như tổ đan mây tre ở Đạ Hoai, mô hình cải tạo nhân giống ở Bảo Lộc.
Đồng bào theo đạo cũng nhiệt tình hưởng ứng cuộc vận động "dân số - kế
hoạch hóa gia đình". Ủy ban đoàn kết Công giáo yêu nước đã đẩy mạnh các
hoạt động trong phong trào thi đua "Kính chúa yêu nước". Trong cuộc vận
động "Toàn dân xây dựng cuộc sống mới trên địa bàn dân cư" đã xuất hiện
ngày càng nhiều những tập thể giáo dân, những cá nhân, Linh mục, tu sĩ tận
tụy việc đạo, hăng say việc đời và hòa nhập vào các phong trào chung.
Tuy nhiên, sự nhận thức và thái độ của đồng bào ở một số vùng có
đạo còn phức tạp. Bà con giáo dân còn nhiều mặc cảm, một số chưa thật sự
hòa nhập với dân tộc, với cộng đồng. Đối với những chính sách chưa mang
lại lợi ích trước mắt thì họ thiếu nhiệt tình. Một bộ phận dễ bị kẻ xấu lợi
dụng kích động.
Do tác động tích cực của các chính sách đổi mới về kinh tế, xã hội
của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của Mặt trận, đoàn thể, đồng bào theo
đạo đã giúp đỡ nhau phát triển kinh tế gia đình, nên đời sống đại bộ phận
giáo dân ngày càng được cải thiện hơn. Nhân dân ở vùng đồng bào theo
đạo có mức sống cao, có nơi cao hơn bình quân chung của tỉnh. Ở các xã
Lộc Phát, Lộc Thanh (thị xã Bảo Lộc), xã Bình Thạnh (huyện Đức Trọng),
xã Lạc Lâm, Lạc Nghiệp (huyện Đơn Dương) đã có những gia đình làm ăn
khá giả, làm được nhà kiên cố, làm thay đổi bộ mặt nông thôn; khu phố
được tu bổ, sạch đẹp; cuộc sống cộng đồng khởi sắc.
Đi đôi với phát triển kinh tế, các chính sách xã hội vùng có đạo
được chăm lo. Ngoài việc đầu tư của Nhà nước, nhiều nơi chính quyền, mặt
trận đoàn thể thực hiện phương châm: "Nhà nước và nhân dân cùng làm"
để xây dựng đường điện, đường giao thông nông thôn, trường học, bệnh xá,
nước sạch... ở những vùng Công giáo. Do có sự hưởng ứng tích cực của tín
5
đồ và giới chức sắc nên kinh tế phát triển, đời sống được cải thiện, tệ nạn
xã hội được ngăn chặn, trật tự - an toàn xã hội được ổn định.
Bên cạnh đó, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc ở các
vùng đồng bào có đạo, như xã Lộc Nga (Bảo Lộc), Lạc Lâm (Đơn Dương)
và nhiều vùng khác trong tỉnh đã đạt nhiều kết quả; thế trận an ninh nhân
dân trên một số địa bàn được củng cố vững chắc [50, tr. 4].
Ngoài ra, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể
đã thường xuyên quan tâm tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước cho chức sắc, tín đồ; giáo dục truyền thống dân
tộc, yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội, tốt đời đẹp đạo; đồng thời, nâng cao
tinh thần cảnh giác, chống diễn biến hòa bình và các âm mưu của địch lợi
dụng tôn giáo xuyên tạc, phá hoại cách mạng.
Do chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thực hiện tốt, mọi
sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng được tôn trọng và tạo điều kiện
thuận lợi nên tinh thần đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc đã phát huy
được. Mọi âm mưu "Diễn biến hòa bình" và lợi dụng tôn giáo của kẻ địch
được ngăn chặn có hiệu quả. Đại bộ phận đồng bào tôn giáo ngày càng tin
tưởng vào công cuộc đổi mới của Đảng vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.1.1.2. Thực hiện chính sách đối với chức sắc, nhà tu hành và tổ
chức Giáo hội các tôn giáo
Đội ngũ chức sắc là nòng cốt của các Giáo hội, giữ vị trí quan
trọng trong quá trình "hành đạo", "quản đạo" và "truyền đạo". Có thể nói,
đội ngũ chức sắc là người quyết định đến sự "Sáng - Tối" trong hoạt động
tôn giáo, họ giữ vai trò chủ yếu trong mối quan hệ giữa Giáo hội với chính
quyền địa phương, giữa tôn giáo của họ với xã hội, giữa Giáo hội của họ
với các Giáo hội của các tôn giáo khác. Do vậy, chính sách cụ thể đối với
chức sắc là hết sức quan trọng trong hệ thống chính sách tôn giáo của Đảng
6
và Nhà nước ta.
Ở Lâm Đồng, chức sắc các tôn giáo gồm ba bộ phận: có 60 đến
65% chức sắc, nhà tu hành có lòng yêu nước, gắn bó, đồng hành cùng dân
tộc, ủng hộ đường hướng "đẹp đời, tốt đạo"; một bộ phận từ 15 - 20% còn
mặc cảm vì tội lỗi quá khứ, lưng chừng, thái độ thăm dò, chưa thực sự tin
tưởng; còn lại một bộ phận nhỏ khác từ 5 - 10% có thái độ cực đoan, tư
tưởng vọng ngoại, không muốn đồng hành với dân tộc, gây bè phái, âm
mưu loại trừ các cá nhân chức sắc có tư tưởng tiến bộ trong Giáo hội các
tôn giáo. Vì thế, làm cho họ nhận thức đúng chính sách tôn giáo của Đảng
và Nhà nước ta, hướng dẫn chức sắc, nhà tu hành hoạt động theo đúng
chính sách và pháp luật Nhà nước được xác định là một khâu then chốt của
công tác tôn giáo. Trên cơ sở đó, làm cho họ hiểu rõ rằng Nhà nước ngày
càng quan tâm hơn đến chức sắc và Giáo hội. Trong thực tế, các trường đào
tạo của tôn giáo được mở rộng hơn về quy mô; việc phong bổ chức sắc trở
nên đều đặn hơn để việc hành đạo ngày càng đúng với giáo luật. Các nhà tu
hành và tín đồ tôn giáo mở rộng quan hệ giao lưu, học hành, dự các hoạt
động của đồng đạo quốc tế. Trong những năm qua, chính quyền đã giải
quyết cho 30 tăng, ni sinh đi học tại trường cao cấp Phật học, 3 tăng, ni
sinh đi du học ở nước ngoài. Ủy ban nhân dân tỉnh đã tạo điều kiện để Giáo
hội Phật giáo tỉnh mở trường Cơ bản Phật học. Đến nay, đã tổ chức đào tạo
được hai khóa với 250 tăng, ni sinh. Cho phép Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ
chức thọ giới đàn cho 1000 tỳ kheo và tỳ kheo ni, thuyên chuyển 12 đại
đức. Cho phép tổ chức ra mắt 28 Gia đình phật tử để thanh, thiếu niên phật
tử có điều kiện tu học và sinh hoạt. Đồng thời, đề nghị Trung ương tấn
phong 01 Hòa thượng, 11 Thượng tọa, 02 Ni sư trưởng, 07 Ni sư [19, tr. 6].
Đối với Giáo hội Công giáo, Nhà nước đã tạo mọi điều kiện để
Giáo hội hoạt động thuận lợi. Nhiều nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của giáo sĩ
7
đã được xem xét và giải quyết kịp thời, tạo được niềm tin trong Giáo hội và
giáo sĩ. Trong thời gian qua, Nhà nước cho phép phong 01 Giám mục, 31
Linh mục (trong đó, 19 Linh mục Triều, 12 Linh mục Dòng). Cho phép
Tòa giám mục cử 10 chủng sinh đi học tại Đại chủng viện Thành phố Hồ
Chí Minh. Xét cho hơn 20 Linh mục, nam, nữ tu sĩ đi dự hội nghị, thăm
thân nhân, du lịch, chữa bệnh ở nước ngoài. Các cấp chính quyền đã xem xét
xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, như phong chức Linh mục trái
phép; đồng thời, cũng cho phép hợp thức hóa những trường hợp Linh mục
"phong chui" trước đây bằng cách cho đi bổ túc đào tạo ở Đại chủng viện
(có 28 Linh mục phong chui), thuyên chuyển 11 Linh mục về các giáo xứ.
Các kỳ đại hội của Tỉnh hội Phật giáo, Ban đại diện Phật giáo các
huyện, thị xã, thành phố; đại hội của ủy ban đoàn kết Công giáo; các kỳ
tĩnh tâm của Linh mục, bồi linh của Tin lành, an cư kết hạ của Phật giáo đã
tiến hành đúng quy định của Nhà nước và luôn luôn được chính quyền, Mặt
trận tổ quốc giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi.
Hiện nay, Nhà nước chưa công nhận tư cách pháp nhân cho đạo Tin
lành trên địa bàn tỉnh. Nhưng để đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng của người có
đạo, Ban tôn giáo tỉnh đã cho phép Tin lành hệ phái "Hội liên hiệp Phúc âm
và truyền giáo" (CMA) bầu một Ban trị sự Hội thánh, cho phép một số mục
sư được đến nhà thờ làm lễ; đề nghị Trung ương cho phục hồi chức mục sư
cho Hơ Mu Brông để có tư cách thể nhân tham gia vào Ban vận động của
Hội thánh Tin lành miền Nam. Riêng đối với đạo Cao đài Tây Ninh,
Truyền giáo miền Trung, Ban Chỉnh đạo và Cao đài Cầu Kho (Tam Quan,
Bình Định), chính quyền đã giúp các hệ phái đó tiến hành đại hội nhân
sanh và được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân. Chính quyền cũng
đã tạo điều kiện cho 30 chức việc của đạo Cao đài truyền giáo miền Trung
được đi dự các lớp bồi dưỡng về giáo lý, giúp đỡ 76 người của đạo Cao đài
Tây Ninh tham dự cầu phong, cầu thăng. Bên cạnh đó, chính quyền các cấp
8
còn giải quyết cho hơn 100 nam, nữ tu sĩ các tôn giáo được nhập khẩu vào
địa phương để thuận lợi cho việc tu hành và sinh hoạt.
Qua việc thực hiện tốt chính sách đối với chức sắc và tổ chức Giáo
hội các tôn giáo, chúng ta đã dần dần xóa bỏ được sự mặc cảm, thành kiến
và xa cách giữa chức sắc và Giáo hội các tôn giáo với Nhà nước. Mối quan
hệ giữa chức sắc, Giáo hội các tôn giáo với Nhà nước ngày càng gắn bó và
hiểu biết nhau hơn, tạo nên tinh thần phấn khởi và sự tin tưởng của các
chức sắc vào đường lối, chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà
nước nói chung, sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền địa phương nói
riêng. Từ đó, chúng ta đã thu hút được nhiều chức sắc, tín đồ tham gia vào
các tổ chức chính trị - xã hội. Hiện nay, trên toàn tỉnh có 2 chức sắc và 4 tín
đồ tham gia vào Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, 45 chức sắc và tín đồ tham
gia Hội đồng nhân dân cấp huyện, 563 người tham gia Hội đồng nhân dân
xã, phường, 46 người tham gia Ủy ban Mặt trận tổ quốc và đoàn thể các
cấp, 138 người tham gia vào tổ đoàn kết Công giáo, Ban đại diện Phật giáo.
Ngoài ra, còn có một số tín đồ tham gia tổ công tác Mặt trận, đoàn thể và tổ
an ninh ở cơ sở. Thông qua các cá nhân tiêu biểu này, chúng ta đã phát huy
mặt tích cực của họ, vận động họ đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn những
mặt tiêu cực, lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng. Vì vậy, đã có 15% số
người tiến bộ, 80% số người hoạt động tôn giáo thuần túy, thu hẹp dần diện
bảo thủ, cực đoan chống đối [5, tr. 7].
2.1.1.3. Thực hiện quản lý đối với các hoạt động từ thiện xã hội
Hoạt động từ thiện xã hội của các tôn giáo có ý nghĩa tích cực đối
với xã hội. Hoạt động từ thiện, xã hội luôn luôn là một lợi thế của các tổ
chức tôn giáo, qua đó khẳng định "bản chất nhân ái" của tôn giáo mình.
Một khía cạnh đáng lưu ý là một số cá nhân, tổ chức tôn giáo đã nhận được
các nguồn tài trợ từ bên ngoài, góp phần tăng thêm tiềm lực vật chất lợi thế
9
để họ hoạt động từ thiện xã hội được dễ dàng và thuận lợi hơn. Bên cạnh
đó, hoạt động từ thiện xã hội cũng là một lĩnh vực dễ bị kẻ xấu lợi dụng.
Do đó, các ngành, các cấp đã tăng cường quản lý, hướng dẫn các tôn giáo
hoạt động từ thiện xã hội đúng pháp luật, không để cho kẻ xấu lợi dụng lôi
kéo, kích động và tranh thủ tín đồ.
Những năm qua, bằng hoạt động từ thiện xã hội, các tôn giáo đã
tích cực quyên góp hơn 1,5 tỷ đồng để ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt ở
miền Trung và miền Nam; chăm sóc người già cô đơn; nuôi dạy trẻ mồ côi.
Tổ chức nhiều phòng khám, chữa bệnh bằng thuốc nam miễn phí nên đã
giúp nhiều người bớt khó khăn. Hệ thống Tuệ tĩnh đường được tổ chức ở
nhiều nơi, hàng năm bốc thuốc chữa bệnh miễn phí cho hàng vạn người.
Có nhiều hoạt động vừa mang tính từ thiện, vừa mang tính xã hội,
như: mở trại khuyết tật ở Bảo Lộc, trường thiểu năng Hoa Phong lan Đà Lạt,
chăm sóc bệnh nhân ở trại phong Di Linh, mở lớp học tình thương ở vùng
đồng bào dân tộc thiểu số, mở lớp dạy nghề miễn phí... Các hoạt động này
ở một số nơi được chính quyền cho phép và giúp đỡ nên các tôn giáo làm
rất tốt.
Theo đánh giá của các địa phương, hoạt động từ thiện xã hội của
các tôn giáo trong những năm qua có hiệu quả thiết thực, góp phần giải
quyết khó khăn cho xã hội; thể hiện tinh thần tương thân, tương ái trong
nhân dân.
2.1.1.4. Xử lý vi phạm pháp luật, đấu tranh chống địch lợi dụng
tôn giáo chống phá cách mạng
- Xử lý vi phạm quy định của pháp luật
Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều tôn giáo và đông tín đồ. Trong giai
đoạn hiện nay, tình hình hoạt động của các tôn giáo diễn ra hết sức phức
tạp. Các tôn giáo không ngừng khuếch trương thanh thế và phát triển đạo.
Một bộ phận tiêu cực trong các tôn giáo đã lợi dụng sự đổi mới chủ trương,
10
chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, sự sơ hở trong công tác quản lý
của chính quyền địa phương để "lấn lướt", "xé rào" và vi phạm pháp luật.
Vì vậy, thường trực Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các cấp
chính quyền, các ngành trong khối nội chính kiên quyết xử lý các vi phạm
pháp luật của cá nhân và tổ chức tôn giáo - nhất là trong việc sử dụng đất
đai, sửa chữa, xây dựng không xin phép hoặc làm không đúng với nội dung
xin phép. Thời gian qua, các ngành chức năng đã xử phạt hành chính 24
trường hợp vi phạm xây dựng, sửa chữa (trong đó Công giáo 13 trường
hợp, Phật giáo 11 trường hợp). Giải tỏa 01 cơ sở lấn chiếm đất rừng ở Đạ
Hoai; xử lý 01 cơ sở của Trương Thành Tâm lấn chiếm đất rừng và hoạt
động mê tín dị đoan, thu hồi 58 ha đất sử dụng sai mục đích; giải tỏa và xử
phạt hành chính trên 20 vụ lấn chiếm đất rừng, lập am cốc trái phép và thực
hiện hoạt động mê tín dị đoan. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh giải tán hoạt động
của nhóm Thanh Hải Vô Thượng sư. Một số vụ tụ tập quần chúng tín đồ
được ngăn chặn, giải tán kịp thời, không để xảy ra điểm nóng, gây mất trật
tự.
Lực lượng an ninh đã theo dõi chặt chẽ các hoạt động truyền giáo
trái phép của đạo Tin lành; chính quyền các cấp tăng cường quản lý, kiểm
tra, và đã thu được 285 cuốn kinh thánh (Lâm Hà: 200, Đức Trọng: 85), thu
200 tờ lịch. Các cơ quan chức năng phát hiện và tịch thu 174 cuốn sách
"Cuộc đời Chúa Giêsu" của tổ chức AGAPE HOSPITAL FELLOWSHIP.
Bên cạnh đó, còn kiểm điểm 5 truyền đạo trái phép là người dân tộc thiểu
số, giải tán 23 Ban chấp sự với 140 thành viên; kỷ luật 01 đảng viên - Bí
thư xã đoàn và đã bao che việc tuyên truyền đạo Tin lành. Ủy ban nhân
dân thành phố Đà Lạt đã vận động quần chúng đấu tranh với những hoạt
động vi phạm của Nguyễn Châu, Nguyễn Hữu Thạnh và một số huynh
trưởng cực đoan cũ trong Gia đình phật tử, xử phạt vi phạm hành chính.
Việc xử lý nghiêm minh đối với các hoạt động vi phạm pháp luật
của các cá nhân và tổ chức tôn giáo đã góp phần làm ổn định trật tự ở địa
11
phương, đưa các hoạt động tôn giáo vào khuôn khổ của pháp luật; không để
xảy ra các "điểm nóng" tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
- Đấu tranh với các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để chống phá
cách mạng.
Trong lịch sử nước ta, các thế lực chính trị phản động trong và
ngoài nước thường lợi dụng vấn đề tôn giáo và dân tộc để thực hiện âm
mưu "Diễn biến hòa bình". Đế quốc Mỹ không từ bỏ âm mưu xóa bỏ chủ
nghĩa xã hội ở nước ta. Polga - Phó đại sứ Mỹ ở Sài Gòn và là trùm CIA đã
đánh giá lực lượng tôn giáo như sau: "Sau khi Mỹ rút khỏi miền Nam thì
lực lượng đấu tranh với Việt Cộng chủ yếu là các tôn giáo, còn các đảng
phái khác không có lực lượng". Vì vậy, ở Tây Nguyên nói chung và ở Lâm
Đồng nói riêng, Mỹ đã lôi kéo một số Mục sư, truyền đạo và Linh mục
tham gia vào tổ chức Fulrô để chống phá cách mạng.
Đảng và Nhà nước ta trước sau như một thực hiện chính sách tự do
tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo đối với mọi công
dân. Chúng ta không chống đối tôn giáo. Song, Đảng và Nhà nước ta kiên
quyết chống lại âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo để chống lại dân tộc và
cách mạng, chống lại Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy,
mọi hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo để làm mất trật tự, an toàn xã hội,
phương hại nền độc lập dân tộc, phá hoại chính sách đoàn kết toàn dân, gây
tổn hại các giá trị đạo đức, lối sống văn hóa của dân tộc, ngăn cản tín đồ,
chức sắc các tôn giáo làm nghĩa vụ công dân đều bị xử lý theo pháp luật.
Theo tinh thần trên, chủ trương của Trung ương cũng như địa phương là
cảnh giác, chủ động và cương quyết đấu tranh trấn áp bọn phản động; làm
thất bại mọi âm mưu phá hoại của chúng; làm cho chúng suy yếu và tê liệt
để đi đến loại bỏ bọn chúng ra khỏi đời sống chính trị phản động. Bên cạnh
đó, chúng ta còn trực tiếp tấn công vào những kẻ cầm đầu, kịp thời ngăn
chặn những âm mưu của địch. Chính quyền đã luôn kết hợp với các ngành,
12
các cấp ra sức tuyên truyền, giáo dục, làm cho quần chúng nhận rõ âm mưu
phá hoại của bọn phản cách mạng và thấy được mục đích trấn áp của ta là
nhằm vào phần tử phá hoại chứ không phải là nhằm vào mục tiêu xóa đạo
như kẻ địch tuyên truyền. Đồng thời, cũng vận động quần chúng đấu tranh,
kêu gọi những người nhẹ dạ cả tin quay về với gia đình.
Qua đấu tranh vũ trang, chúng ta đã bắt được 5 mục sư, 12 truyền
đạo và truyền đạo sinh; trong đó có 3 mục sư cầm đầu đạo Tin lành là cố
vấn Trung ương Fulrô. Có một số phần tử cực đoan trong Giáo hội Công
giáo và Cao đài đã nhen nhóm, gây bạo loạn để tiến tới lật đổ chính quyền.
Nắm được âm mưu đó, các lực lượng vũ trang đã kịp thời phát hiện và xử
lý Võ Thành Tôn - giáo hữu Cao đài Tây Ninh đã nhóm họp 100 tín đồ để
thành lập "Vương Quốc Cao đài". Chính quyền địa phương cũng đã đập tan
tổ chức "Mặt trận quốc gia giải phóng Việt Nam" do 65 người Công giáo
cầm đầu ở thị xã Bảo Lộc; đã phối hợp với Trung ương đấu tranh, giải
quyết dứt điểm vụ Trương Thành Tâm (Long thọ Thiền viện). Thông qua
các phương tiện truyền thông đại chúng, Trung ương và địa phương đã làm
rõ những hành vi vi phạm của Trương Thành Tâm. Từ đó, đập tan những
luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc ta vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo
của một số phần tử cực đoan trong Phật giáo hải ngoại. Những thắng lợi đó
đã góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị ở địa phương; làm thất bại
một bước chiến lược "Diễn biến hòa bình"của các thế lực thù địch ở trong
và ngoài tỉnh. Các tôn giáo ngày càng chuyển sang hoạt động trong khuôn
khổ pháp luật.
2.1.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu trên, trong quản lý nhà nước đối với tôn
giáo còn những hạn chế nhất định.
Công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo của các cấp, các ngành
còn nhiều sơ hở, buông lỏng hoặc thả nổi, còn đùn đẩy giữa cấp trên với
13
cấp dưới. Sự phối hợp giữa các ngành ở trung ương với tỉnh, cũng như giữa
tỉnh với cơ sở chưa đồng bộ, thiếu sự trao đổi thông tin nên hiệu quả phòng
ngừa vi phạm còn thấp, xử lý bị động, tạo sơ hở để một số tôn giáo lợi
dụng làm việc đã rồi, gây khó khăn cho công việc xử lý tiếp theo.
Bộ máy quản lý hành chính nhà nước đối với tôn giáo tuy đã được
củng cố, nhưng vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới.
Nhiều nơi, bộ máy Đảng làm thay chính quyền. Chưa kết hợp được nguyên
tắc vừa quản lý theo ngành vừa theo lãnh thổ. Do đó, trong những năm qua
chủ yếu quản lý theo lãnh thổ, chạy theo vụ việc. Thậm chí, mỗi nơi giải
quyết theo quan điểm riêng của mình, không đảm bảo sự tập trung. Nhiều
vụ, việc xử lý không dứt điểm, để kéo dài nhiều năm. Việc xử lý còn nặng
tính hành chính, chưa chú trọng đến công tác vận động quần chúng, nên
hiệu quả thấp. Công tác quản lý người nước ngoài đến tham quan du lịch,
hợp tác kinh tế còn buông lỏng. Vì vậy, một số người đã len lỏi vào các
vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc để truyền đạo trái phép.
Công tác kiện toàn, củng cố cấp ủy và nâng cao năng lực lãnh đạo
của tổ chức cơ sở đảng nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra.
Nhiều thôn, buôn chưa có đảng viên; thực lực chính trị vùng giáo mới có về
số lượng nhưng chất lượng hoạt động thấp, lúng túng về phương pháp,
chưa được đào tạo - bồi dưỡng có bài bản. Chưa làm tốt nhiệm vụ thu hút
quần chúng tín đồ tự giác tham gia vào các tổ chức chính trị. Nhiều nơi,
hoạt động chỉ chú ý dựa vào Giáo hội, chức sắc tôn giáo. Trong khi đó, vai
trò của các tổ chức đoàn thể, mặt trận ở xã, phường còn lu mờ. Từ những
hạn chế trên đã dẫn đến tình trạng:
+ Một số tôn giáo thành lập các hội đoàn tôn giáo trái phép. Nhà
nước chỉ cho thành lập các hội đoàn tôn giáo đơn thuần phục vụ cho lễ nghi
tôn giáo, song trong thực tế, nhiều hội đoàn mang tính xã hội, không trực
tiếp phục vụ cho lễ nghi tôn giáo đã được thành lập và hoạt động thường
14
xuyên ở cơ sở nhưng không đăng ký với chính quyền địa phương (năm
1999 có 21 hội đoàn hoạt động).
+ Xây, sửa nơi thờ tự không xin phép hoặc làm không đúng nội
dung xin phép. Khi chính quyền biết thì sự đã rồi, hoặc dùng quần chúng
tín đồ để gây sức ép buộc chính quyền phải đồng ý. Những vi phạm loại
này diễn ra ở hầu hết các địa phương trong tỉnh. Trong 9 năm (từ năm 1991
đến năm 2000) xây dựng, sửa chữa trái phép 15 chùa, 32 nhà thờ [5, tr. 6].
Công tác xử lý vi phạm trong hoạt động của các tôn giáo ở các địa
phương thiếu thống nhất, thậm chí vi phạm chính sách pháp luật về tôn
giáo của Đảng và Nhà nước. Một số địa phương lúng túng, hữu khuynh để
Giáo hội lấn lướt chính quyền cơ sở. Ngược lại, có nơi "tả" khuynh, đối xử
thô bạo với quần chúng tín đồ có hành vi vi phạm; thậm chí tự đề ra các
quy định, cấm đoán, phạt tiền bừa bãi, vi phạm chính sách tôn giáo của
Đảng và Nhà nước. Khi xử lý cụ thể, nhiều trường hợp chưa phân biệt rõ
tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng với âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn
giáo của các thế lực tiêu cực. Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành
liên quan (như Ban tôn giáo, Công an, Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên,
Phụ nữ) trong công tác phát hiện, xử lý vi phạm.
Những thiếu sót trên đây đã gây tâm trạng hoài nghi trong nội bộ
quần chúng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành đối với những chủ trương, chính
sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; làm ảnh hưởng tới việc tăng cường,
củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; tạo khe hở để bọn xấu và kẻ địch lợi
dụng xuyên tạc, kích động, vu cáo ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp
tôn giáo.
Công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo chưa kết hợp chặt chẽ
với việc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng có đông tín đồ. Công tác vận
động quần chúng có đạo, chức sắc thông qua các chính sách tôn giáo, các
15
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng... chưa
được chú ý thường xuyên, đúng mức đã làm hạn chế việc tranh thủ, nắm
quần chúng tín đồ.
Việc xử lý vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo ở các vùng đồng bào dân tộc
thiểu số còn lúng túng và chậm trễ, kém hiệu quả. Điển hình là việc xử lý
vụ trên 55.270 tín đồ các dân tộc ít người theo đạo Tin lành, gây xáo trộn,
mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân ở những địa bàn chiến lược quan trọng
về an ninh - quốc phòng của tỉnh.
2.1.3. Nguyên nhân thành tựu và hạn chế
2.1.3.1. Nguyên nhân thành tựu
Các thành tựu to lớn nói trên của công tác quản lý nhà nước đối với
tôn giáo ở Lâm Đồng trong thời gian qua có được trước hết là do Đảng ta
đã đề xướng đường lối đổi mới đúng đắn, toàn diện, đã lãnh đạo quá trình
thực hiện đường lối đổi mới thành công. Đảng ta xác định: "Chính những
sáng kiến, nguyện vọng của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối
đổi mới của Đảng" [43, tr. 73]. Đường lối đổi mới của Đảng chẳng những
phản ánh đúng đắn lợi ích, nguyện vọng, sáng kiến của nhân dân ta nói
chung, của quần chúng tín đồ nói riêng, mà còn giác ngộ, tổ chức, hăng hái,
tích cực thực hiện công cuộc đổi mới đất nước vì lợi ích chung, trong đó có
lợi ích thiết thân của mỗi người.
Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã sớm đưa ra các chủ trương,
chính sách tôn giáo theo tinh thần đổi mới, đúng đắn và kịp thời; đồng thời,
đã chủ động sáng tạo trong quá trình lãnh đạo tổ chức thực hiện, kiên quyết
thực hiện các chủ trương, chính sách đó trên thực tiễn. Quán triệt quan
điểm chỉ đạo của Đảng về chính sách đối nội, đối ngoại trong các Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, các cơ quan nhà nước
16
đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quan trọng trên lĩnh vực quản lý nhà
nước đối với tôn giáo, hướng dẫn các địa phương vận dụng quản lý cho sát
với hợp với tình hình thực tiễn. Chính phủ đã Ban hành Nghị định
69/HĐBT ngày 21/3/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ):
"Quy định về các hoạt động tôn giáo", Chỉ thị 397/TTg về các hoạt động
tôn giáo. Ban tôn giáo của Chính phủ ban hành Thông tư 01/TGCP và
Thông tư 02/TGCP để hướng dẫn thi hành Nghị định 69/HĐBT. Đặc biệt,
trong những năm gần đây, do tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước và sự mở rộng giao lưu quốc tế, đời sống tôn giáo cũng có nhiều thay
đổi. Để giải quyết kịp thời những vấn đề cấp bách đang đặt ra cho công tác
quản lý nhà nước đối với tôn giáo, Bộ chính trị đã ra Chỉ thị 37-CT/TW
ngày 2/7/1998 "Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới". Để
thực hiện các chỉ thị trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định 26/1999/NĐCP: "Về các hoạt động tôn giáo". Có thể nói rằng các văn bản pháp quy của
Nhà nước ban hành đã kịp thời giải quyết những vướng mắc trong công tác
quản lý nhà nước. Đó cũng là cơ sở để địa phương vận dụng vào giải quyết
có liên quan trên địa bàn tỉnh.
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Trung ương, căn cứ vào đặc
điểm và tình hình tôn giáo của địa phương, thường trực Tỉnh ủy và Ủy ban
nhân dân tỉnh đã ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn các cấp chính
quyền tăng cường quản lý nhà nước đối với tôn giáo. Tỉnh ủy chỉ đạo các
cấp, các ngành tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24 của Bộ
Chính trị, Nghị định 69 của Chính phủ; triển khai thực hiện Thông báo 145,
Chỉ thị 37 của Bộ Chính trị; mở hội nghị cán bộ chủ chốt của tỉnh và chỉ
đạo cơ sở quán triệt Nghị định 26 của Chính phủ quy định về các hoạt động
tôn giáo cho cán bộ, đảng viên và chức sắc, tín đồ. Tỉnh ủy cũng đã chỉ đạo
các ngành, các cấp tiến hành khảo sát các dòng tu, hội đoàn Công giáo,
khảo sát đạo Tin lành; từ đó, đưa ra kế hoạch và chủ trương đối với đạo Tin
17
lành trong tình hình mới. Có thể nói, Tỉnh ủy đã thường xuyên quan tâm,
đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với
tôn giáo theo thẩm quyền của cơ quan mình.
Ban tôn giáo phối hợp với các ngành chức năng và Trường chính trị
tỉnh thường xuyên tổ chức học tập, quán triệt các chủ trương, chính sách
tôn giáo của Đảng và Nhà nước cho cán bộ, đảng viên, chức sắc và tín đồ.
Từ năm 1996 đến năm 1997, đã mở lớp tập huấn, hội nghị quán triệt nội
dung chính sách tôn giáo theo Nghị định 69/HĐBT, Nghị quyết 24/BCT
của Bộ Chính trị cho 2000 cán bộ chủ chốt cấp huyện, thị xã, thành phố và
xã, phường trong toàn tỉnh. Tháng 12/1999, tổ chức 4 lớp học cho 496 chức
sắc (Công giáo 220 người, Phật giáo và Cao đài 276 người) nhằm quán triệt
chỉ thị 37/BCT của Bộ Chính trị. Tổ chức 4 lớp học cho 300 cán bộ cấp
huyện, thị và xã, phường để quán triệt chỉ thị 37/CT/BCT của Bộ Chính trị.
Tháng 4 năm 2000, tổ chức 11 lớp học cho 2.540 cán bộ, đảng viên quán
triệt chỉ thị 37CT/BCT và chỉ thị 37 - CT/TU của Tỉnh ủy và Nghị định số
26 của Chính phủ. Việc học tập đó đã góp phần tạo được những chuyển
biến tích cực trong nhận thức của cán bộ, đảng viên, giáo dân và chức sắc
về chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi
mới.
Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh đã tích cực xây dựng, củng cố
kiện toàn bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo, nhất là Ban tôn
giáo tỉnh. Tỉnh ủy quyết định thành lập Ban chỉ đạo công tác tôn giáo của
tỉnh, thành lập Ban chỉ đạo công tác tôn giáo của 9 huyện, thị xã Bảo Lộc
và thành phố Đà Lạt để kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo công tác quản lý nhà
nước đối với tôn giáo ở cơ sở. Công an tỉnh cũng tăng cường cán bộ chiến
sĩ làm công tác đấu tranh chống bọn phản động lợi dụng tôn giáo ở vùng
đồng bào dân tộc nhằm ngăn chặn các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo và
dân tộc để gây mất ổn định chính trị. Mặt trận Tổ quốc, Ban dân vận tỉnh
18
và các đoàn thể đã có cán bộ chuyên trách để theo dõi công tác tôn giáo. Vì
vậy, đã khắc phục được tình trạng thiếu tập trung, thống nhất trong chỉ đạo.
Bước đầu phân công trách nhiệm công tác giữa Ban dân vận, Mặt trận Tổ
quốc, và các đoàn thể. Nhờ đó, đã có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ hơn
trước, đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy đảng về công tác tôn giáo và quản lý
nhà nước của chính quyền.
Bên cạnh đó, Ban tôn giáo và các ngành hữu quan đã làm tốt công
tác tham mưu, đề xuất những biện pháp để giải quyết các vấn đề có liên
quan đến tôn giáo, kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong quá trình
thực hiện chính sách tôn giáo để uốn nắn, sửa chữa kịp thời. Không để kẻ
địch lợi dụng chống phá.
Từ năm 1995 đến nay, nhiều cấp ủy cũng như Ban tổ chức, Ban dân
vận các cấp phối hợp với Ban tôn giáo chính quyền tiến hành khảo sát,
kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước về tôn giáo cũng như củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở
vùng có đông đồng bào theo đạo. Ở những vùng trọng điểm tôn giáo, một
số cấp ủy đã chủ động tích cực chỉ đạo sơ kết rút kinh nghiệm, đề ra chủ
trương, giải pháp kịp thời để giải quyết vấn đề tôn giáo.
Các cấp ủy đảng trong tỉnh đã quan tâm chỉ đạo xây dựng, củng cố
thực lực chính trị, kiện toàn tổ chức cơ sở đảng, phát triển đảng viên. Sau
ngày giải phóng, nhiều tổ chức cơ sở đảng từ chỗ chỉ có 1 đến 2 đảng viên,
đến nay đã phát triển thành đảng bộ có nhiều đảng viên đáp ứng yêu cầu
lãnh đạo của đảng ở địa phương (đã có 31/39 tổ chức cơ sở đảng ở địa bàn
trọng điểm tôn giáo là đảng bộ cơ sở). Trong số những tổ chức cơ sở đảng
ở địa bàn có đồng bào theo đạo, nhiều cơ sở đã được củng cố, xây dựng từ
yếu kém vươn lên loại khá và trong sạch, vững mạnh, giữ vững danh hiệu
trong sạch, vững mạnh nhiều năm liền. Qua phân tích chất lượng tổ chức
19
cơ sở đảng vùng trọng điểm tôn giáo các năm 1996, 1997, 1998 cho thấy có
5 tổ chức cơ sở đảng đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh 3 năm liền; có
9 tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh từ 1 đến 2 năm.
Công tác phát triển đảng viên được đặc biệt chú ý. Đến nay toàn
tỉnh có 408 đảng viên là người có đạo, trong đó, số phát triển từ năm 1990
đến năm 1998 là 109 đảng viên. Riêng 10 tháng đầu năm 1999, đã kết nạp
được 21 đảng viên. Trong số đảng viên được kết nạp đã có 10 đồng chí là
cấp ủy viên của huyện, thị, thành; 8 đồng chí là chủ tịch, phó chủ tịch Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; 5 đồng chí là bí thư đảng bộ các cơ sở.
Ngoài ra, có trên 300 đối tượng để phát triển đảng.
Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị đã khẳng định: "Nội dung
cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng tín đồ các tôn
giáo, công tác đối với con người". Quán triệt quan điểm này, cấp ủy và
chính quyền các cấp đã quan tâm các lợi ích thiết thân chính đáng của quần
chúng tín đồ nói chung, chức sắc, nhà tu hành nói riêng; đã hướng dẫn,
giúp đỡ, tạo điều kiện để các tổ chức yêu nước của các tôn giáo hoạt động.
Hàng năm, trong những ngày lễ trọng, dịp tết, chính quyền, Mặt trận và các
cấp ủy đảng tổ chức thăm viếng Giáo hội các tôn giáo. Các cơ quan chính
quyền chăm lo, giải quyết về chính sách cho các đối tượng thương binh, gia
đình liệt sĩ là người có đạo trên địa bàn tỉnh.
Mặt trận và các đoàn thể đã đưa công tác tôn giáo vào nội dung
huấn luyện của mình. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động
đồng bào có đạo thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, xóa đói giảm
nghèo, kế hoạch hóa gia đình, xóa mù chữ, tăng cường công tác giáo dục,
nâng cao trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật cho tín đồ.
Phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội
20
Trong những năm qua, tuy tình hình kinh tế của tỉnh còn nhiều khó
khăn, nhưng với sự phối hợp chặt chẽ và nỗ lực cao của các ngành, các đơn
vị sản xuất - kinh doanh cũng như công tác chỉ đạo, điều hành có kết quả
của Ủy ban nhân dân các cấp, nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội của
tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển.
Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Ủy ban nhân dân tỉnh đã
tập trung đầu tư cho 27 xã vùng trọng điểm khó khăn. Hàng năm, tỉnh đã chi
ngân sách 10 tỷ đồng để đầu tư có trọng điểm cho các vùng đó. Nhờ vậy,
đã giải quyết thêm việc làm mới cho 15.000 lao động/năm. Đầu tư 14 dự án
định canh, định cư với số vốn 400 triệu đồng, 23 dự án xây dựng xã điểm;
giải quyết cho 254 dự án vay vốn với số tiền hơn 10 tỷ đồng. Tiếp tục phát
triển diện tích trồng cây công nghiệp, giao đất giao rừng, phát triển vườn
hộ và chăn nuôi gia súc. Do đó, hộ đói, hộ nghèo trong toàn tỉnh bình quân
mỗi năm giảm 1,3%. Đến nay, toàn tỉnh có 24.129 hộ đói, nghèo; trong đó,
hộ nghèo là 16.145, giảm 5.517 hộ so với năm 1995. Tình trạng đói kém
triền miên phải cứu tế trong vùng đồng bào dân tộc cơ bản được giải quyết.
Nhiều vùng có đạo như Đạ Đờn (Lâm Hà), Đinh Trang Hòa (Di Linh), Lộc
An (Bảo Lộc), Lạc Xuân, Ka Đô (Đơn Dương), Bình Thạnh (Đức Trọng)...
đời sống giáo dân chuyển biến rõ rệt. Trong vùng giáo dân, số hộ giàu
chiếm 15%, khá 35%, trung bình 20%.
Công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học tiếp tục được
thực hiện ở các địa phương. Hiện nay có 100% đơn vị huyện và 126/135
xã, phường được công nhận đạt tiêu chuẩn xóa mù chữ và phổ cập giáo dục
tiểu học. Đối với học sinh dân tộc: đã mở các lớp dự bị ở trường Cao đẳng
Sư phạm, mở 5 trường dân tộc nội trú ở các huyện và 01 trường phổ thông
trung học dân tộc nội trú ở tỉnh.
Ngoài ra, Nhà nước còn cấp 560 triệu đồng để thực hiện chương
21
trình cấp máy thu thanh đơn giản cho đồng bào dân tộc. Đài phát thanh,
truyền hình tiếp tục đẩy mạnh thời lượng phát bằng tiếng dân tộc.
2.1.3.2. Nguyên nhân hạn chế
Lĩnh vực tôn giáo là một lĩnh vực tổng hợp có liên quan trực tiếp
hoặc gián tiếp đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội... Hoạt động tôn giáo
có liên quan đến các Sở, Ban, Ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị,
thành trong tỉnh. Cho nên, Ban tôn giáo tỉnh không thể là cơ quan hành
chính duy nhất đảm đương mọi nhiệm vụ quản lý trên tất cả các lĩnh
vực.Từ đó, một yêu cầu tất yếu đặt ra là phải có sự phân công, phân cấp
quản lý, trên cơ sở xác định rõ vị trí pháp lý và thẩm quyền pháp lý của
từng cơ quan hành chính nhà nước. Nhưng thực tế hiện nay, ở địa phương,
sự phân công, phân cấp giữa các Sở, Ban, Ngành của tỉnh cũng như thẩm
quyền giữa Ban tôn giáo với Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành chưa rõ
ràng. Điều đó dẫn đến tình trạng vừa chồng chéo, lấn sân, vừa buông lỏng
và thả nổi quản lý. Việc thực thi công vụ quản lý không đúng quyền hạn,
đùn đẩy cho nhau giữa các cơ quan cùng chung hệ thống ngang hoặc hệ
thống dọc trong quá trình xử lý các tình huống quản lý do thực tiễn đặt ra.
Công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách
tôn giáo của Đảng và Nhà nước cho tín đồ, chức sắc, nhà tu hành và cán
bộ, đảng viên còn chậm, chưa thường xuyên; nội dung, hình thức chưa phù
hợp, thậm chí không chuyển tải đầy đủ.
Qua khảo sát thực tế các địa phương trong tỉnh cho thấy có đến
81,5% thanh niên chưa biết Nghị định 69/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng,
6,5% phỏng đoán sai lệch nội dung.
Nhận thức của một số cán bộ, đảng viên cũng như các ngành, các
cấp về chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước chưa đầy đủ;
22
chưa thấy được tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài, đạo đức tôn giáo có
nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Một trong những
nguyên nhân khách quan là Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị được triển khai
theo chế độ "tối mật", rất ít cán bộ, đảng viên ở cơ sở được đọc và hiểu
Nghị quyết 24 một cách thấu đáo. Có quán triệt được Nghị quyết 24, cán
bộ, đảng viên làm công tác tôn giáo mới có thể xử lý, giải quyết các vấn đề
tôn giáo một cách có hệ thống, đúng tinh thần đổi mới tư duy về tôn giáo,
đúng nguyên tắc. Nghị định 69/HĐBT là sự thể chế hóa Nghị quyết 24 của
Bộ Chính trị. Nếu không hiểu Nghị quyết 24 thì không thể vận dụng một
cách đúng đắn Nghị định 69/ HĐBT và dễ vi phạm những nguyên tắc
chung. Ngoài ra, một số nội dung của các các luật (như Luật Đất đai, Luật
Dân sự, Luật Xuất bản...), Nghị định 79/CP của Chính phủ về quản lý và sử
dụng con dấu, Nghị định 51/CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ
khẩu có liên quan trực tiếp đến tôn giáo, nhưng chưa có văn bản hướng dẫn
quy định chi tiết việc thi hành, nên rất khó thực hiện ở cơ sở.
Bộ máy và cán bộ làm công tác tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở còn thiếu
và yếu.
Quản lý xã hội được thực hiện bởi con người và nhằm điều chỉnh
quan hệ giữa người với người. Yếu tố con người có ý nghĩa quyết định
trong việc lựa chọn phương pháp quản lý phù hợp. Quản lý bằng cách này
hay cách khác, có hiệu quả hay không - điều đó phụ thuộc vào khả năng,
trình độ của cán bộ. Ở tỉnh Lâm Đồng, cán bộ làm công tác quản lý nhà
nước đối với tôn giáo còn yếu về năng lực và trình độ. Nhiều cán bộ chưa
được đào tạo cơ bản, chưa có trình độ nghiệp vụ quản lý và kinh nghiệm
quản lý tôn giáo. Có người chậm đổi mới tư duy, ít am hiểu pháp luật nên
còn lúng túng trong thực thi nhiệm vụ, nhất là giải quyết những vấn đề
tranh chấp, giải quyết thủ tục cũng như xử lý vi phạm. Do đó, hiệu lực,
23
hiệu quả quản lý nhà nước đối với tôn giáo bị suy giảm.
Bộ máy làm công tác tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở còn chưa đồng bộ.
Toàn tỉnh có 9 huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt thì chỉ huyện Di
Linh có 1 cán bộ chuyên trách tôn giáo. Ngay ở các xã, phường có tỷ lệ dân
số theo đạo từ 30% trở lên; các xã, phường là địa bàn trọng điểm về tôn
giáo; thậm chí ở các xã, phường theo đạo Công giáo toàn tòng cũng không
có cán bộ chuyên trách công tác tôn giáo. Trong khi đó, cơ sở là nơi trực
tiếp thực hiện những quy định về pháp luật của Nhà nước về các hoạt động
tôn giáo, đồng thời cũng là nơi đầu tiên phát hiện, tiếp cận và xử lý những
vấn đề phát sinh qua thực tế thực hành tín ngưỡng, tôn giáo.
Từ những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của công tác quản lý
nhà nước đối với tôn giáo trong những năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã rút ra
một số bài học kinh nghiệm sau đây:
Một là, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, các ngành, các cấp
phải luôn luôn quán triệt sâu sắc, đúng đắn và toàn diện các quan điểm của
Đảng theo Nghị quyết 24/NQ-TW, các chính sách của Nhà nước về tôn
giáo; phải hiểu rõ rằng trong việc quản lý và giải quyết các công tác tôn
giáo, cần hết sức thận trọng, vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật Nhà nước, vừa
kết hợp với vận động, giáo dục thuyết phục; vừa mềm dẻo, linh hoạt nhưng
phải chủ động, kiên quyết, không hữu khuynh, xuôi chiều; phải giải quyết
kịp thời, không để kéo dài. Ngoài ra, phải nắm chắc tình hình tổ chức và
hoạt động của các tôn giáo ở địa phương để đề ra chủ trương, chính sách,
nhiệm vụ và biện pháp công tác với từng tôn giáo cho phù hợp với từng
thời gian, từng lĩnh vực.
Hai là, phải xây dựng hệ thống chính trị từ cơ sở. Khi xử lý vấn đề
tôn giáo, phải có sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị. Phải phát huy
sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để thực hiện công tác quản lý
24
Nhà nước đối với tôn giáo. Trong đó, phải đảm bảo sự lãnh đạo tập trung,
trực tiếp của các cấp ủy đảng, phát huy hiệu quả quản lý của chính quyền,
tăng cường hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng. Có tổ chức
đảng ở cơ sở trong sạch, vững mạnh, có chính quyền thực sự của dân, do
dân, vì dân. Có Mặt trận, các đoàn thể đủ mạnh mới đủ sức lãnh đạo và tổ
chức thực hiện có hiệu quả công tác tôn giáo từ xã, phường đến tận thôn,
xóm, khu phố. Trong đó, việc xác lập vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng
đối với công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo là nhân tố quyết định.
Ba là, đối với vùng đồng bào dân tộc: phải coi trọng phát triển kinh
tế, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho tín đồ; tranh thủ các chức sắc, nhà
tu hành và già làng, trưởng bản có uy tín. Đối với Lâm Đồng, việc xây dựng
lực lượng chính trị vùng tôn giáo trọng điểm (như phát triển đoàn viên, hội
viên; xây dựng đội ngũ cốt cán trong tín đồ và giới chức sắc, chức việc; đặc
biệt là đào tạo cán bộ là người có đạo tại chỗ) phải được coi là một nhiệm vụ
quan trọng, nó có quan hệ hữu có với mục tiêu ổn định chính trị vùng giáo.
Bốn là, ở những xã, phường có đông tín đồ, phải có bộ mấy lãnh
đạo, quản lý và thực hiện công tác tôn giáo. Đội ngũ cán bộ làm công tác
quản lý nhà nước đối với tôn giáo phải có phẩm chất chính trị, có năng lực
và kinh nghiệm, được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản, thường xuyên và phải có
chế độ đãi ngộ hợp lý, thỏa đáng.
Năm là, phải thường xuyên làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền
về chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Làm cho đông
đảo chức sắc, tín đồ các tôn giáo trong và ngoài nước hiểu rõ những quy
định cụ thể về đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng ở nước ta. Đấu tranh kịp
thời và sắc bén đối với những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của bọn
phản động lợi dụng tôn giáo. Phải chủ động phát hiện sớm tình hình khi có
những diễn biến phức tạp có liên quan đến tôn giáo từ nhiều nguồn thông
tin. Từ đó, có cơ sở thống nhất nhận định của các ngành chức năng, các cơ
25
quan tham mưu để cấp ủy có chủ trương, biện pháp chỉ đạo xử lý sát hợp,
kịp thời và hiệu quả. Quán triệt phương châm: "Chủ động phòng chống và
ngăn ngừa là chính", không để xảy ra mới tập trung giải quyết. Nhưng khi
đã xảy ra vụ, việc phải giải quyết khôn khéo, không cứng nhắc, thô bạo,
nhưng cũng không hữu khuynh, xuôi chiều và để những sơ hở. Trong quá
trình giải quyết phải thực hiện tốt việc phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các
ngành, các lực lượng, kể cả với các địa phương. Nắm vững quan điểm của
Đảng đối với quần chúng, phân biệt đa số quần chúng có đạo là người lao
động "kính Chúa, yêu nước", biết "sống tốt đời, đẹp đạo" với các phần tử
cực đoan lợi dụng tôn giáo để kích động, gây rối, bạo loạn. Từ đó, có biện
pháp tuyên truyền, giáo dục thuyết phục quần chúng tín đồ, chức sắc; dựa
vào lực lượng cốt cán cung cấp thông tin, phân hóa nội bộ đối tượng phạm
pháp. Tìm cho được bọn cầm đầu bên trong và bọn giật dây chỉ đạo từ bên
ngoài để có biện pháp cô lập, cắt đứt mối quan hệ của chúng nhằm xử lý đồng
bộ, có hiệu quả.
Sáu là, phải phân cấp quản lý cho các Sở, Ban, Ngành của tỉnh
cũng như Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành và xã, phường để đảm bảo
thực thi công việc, không để đùn đẩy và chồng chéo. Mặt khác, phải cụ thể
hóa các văn bản pháp quy của Nhà nước về tôn giáo để vận dụng vào quản
lý cho sát với tình hình thực tiễn của địa phương.
2.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY TRÊN LĨNH VỰC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO Ở LÂM ĐỒNG
2.2.1. Vấn đề địch lợi dụng tôn giáo và khó khăn trong cuộc đấu
tranh của ta
Ở Việt Nam, các tôn giáo đã từng bị chủ nghĩa thực dân và đế quốc
tìm mọi cách lợi dụng để chống lại dân tộc và cách mạng. Các thế lực thù
địch đã và đang thực hiện chiến lược "Diễn biến hòa bình" nhằm xóa bỏ vai