Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Trình bày các biện pháp giải quyết tranh chấp an sinh xã hội và hãy cho biếtthực trạng giải quyết bằng con đường khởi kiện tại tòa án hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.19 KB, 7 trang )

Trình bày các biện pháp giải quyết tranh chấp an sinh xã hội và hãy cho biết
thực trạng giải quyết bằng con đường khởi kiện tại tòa án hiện nay.
I. Các biện pháp giải quyết tranh chấp an sinh xã hội.
1. Khái niệm tranh chấp an sinh xã hội.
Hiện nay chưa có tài liệu nào định nghĩa một cách đầy đủ như thế nào là tranh chấp an sinh xã
hội. Trong suốt mấy thập kỉ ra đời và phát triển của Nhà nước Việt Nam, thuật ngữ “tranh chấp an
sinh xã hội” hầu như chưa được nhắc đến trong các văn kiện của Nhà nước nói chung và trong hệ
thống các quy định của luật lao động nói riêng.
Chúng ta có thể hiểu khái quát vấn đề như sau. Trong quá trình thực hiện chính sách, chế độ
về an sinh xã hội giữa các bên thì không thể tránh khỏi những bất đồng, cả trên phương diện thủ tục
và nội dung.
Các bên trong tranh chấp an sinh xã hội chủ yếu bao gồm những người có quyền hưởng an
sinh xã hội và những người thực hiện các quy định về an sinh xã hội. Bên hưởng chế độ, quyền lợi
về an sinh xã hội là những đối tượng khác nhau. Bên thực hiện chính sách, chế độ an sinh xã hội có
thể là Nhà nước hoặc các tổ chức xã hội có chức năng, nhiệm vụ thực thi chính sách an sinh xã hội.
2. Đặc điểm tranh chấp an sinh xã hội.
Tranh chấp an sinh xã hội có những đặc điểm cả về khía cạnh kinh tế và pháp lý. Những đặc
điểm đó có thể nêu ra bao gồm:
- Tranh chấp an sinh xã hội là loại tranh chấp mang tính xã hội sâu sắc.
- Tranh chấp an sinh xã hội chủ yếu là các tranh chấp liên quan tới quyền lợi vật chất.
- Các tranh chấp an sinh xã hội chủ yếu là tranh chấp về việc thực hiện chính sách, chế độ
do Nhà nước quy định.
3. Biện pháp giải quyết tranh chấp an sinh xã hội.
3.1. Khái quát chung về các biện pháp giải quyết tranh chấp an sinh xã hội.
Biện pháp giải quyết tranh chấp an sinh xã hội là một bộ phận cấu thành của cơ chế giải
quyết tranh chấp an sinh xã hội. Trên bình diện chung các biện pháp này được hiểu là tổng thể
những cách thức được các cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng, có thẩm quyền sử dụng để giải
quyết tranh chấp. Việc sử dụng các biện pháp thích hợp sẽ có thể giúp cho người giải quyết thu
được kết quả và đạt được mục đích đã đề ra. Các cách thức đó có thể là thương lượng, hòa giải,
quyết định, xét xử. Tuy nhiên, tùy từng hoàn cảnh, tùy từng chế độ mà nói cho cùng là tùy vào nhà
làm luật cũng như tùy quan điểm của các bên tranh chấp mà người ta có thể lựa chon các cách thức


cho phù hợp. Tuy nhiên, sự lựa chọn của các đương sự chỉ giới hạn trong một phạm vi nhất định.
3.2. Biện pháp giải quyết tranh chấp an sinh xã hội theo pháp luật hiện hành.
3.2.1. Biện pháp thỏa thuận.
Trong các phương thức giải quyết tranh chấp, thì biện pháp thương lượng được nhìn nhận và
sử dụng như là bước đầu tiên. Nó tạo nên cơ hội ban đầu và cao nhất cho các bên sử dụng quyền
năng tự định đoạt của mình. Điều đó cho thấy rằng, thương lượng là phương thức mang tính xã hội
sâu sắc.
Biện pháp thỏa thuận được quy định áp dụng đối với các tranh chấp bảo hiểm xã hội và bảo
hiểm y tế, cụ thể là các tranh chấp giữa người lao động đã nghỉ việc hoặc giữa người sử dụng lao
động với cơ quan bảo hiểm xã hội. các tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động
được giải quyết theo các biện pháp giải quyết tranh chấp lao động quy định tại Chương XIV Bộ luật
lao động. Việc giải quyết tranh chấp về ưu đãi xã hội hiện nay chưa áp dụng biện pháp thỏa thuận
như một cơ chế pháp lý mà chủ yếu dựa vào các quy định khiếu nại hành chính.
Bảo hiểm xã hội
Tại Khoản 2 Điều 151 Bộ luật lao động được ghi nhận như sau: “2- Tranh chấp về bảo
hiểm xã hội:
1


a) Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động được giải quyết theo các quy định tại
Chương XIV của Bộ luật này;
b) Tranh chấp giữa người lao động đã nghỉ việc theo chế độ với người sử dụng lao động hoặc với
cơ quan bảo hiểm xã hội, giữa người sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội do hai bên thoả
thuận; nếu không thoả thuận được thì do Toà án nhân dân giải quyết”.
Bảo hiểm y tế
Điểm a khoản 2 Điều 48 Luật bảo hiểm xã hội quy định: “2. Tranh chấp về bảo hiểm y tế
được giải quyết như sau:
a) Các bên tranh chấp có trách nhiệm tự hòa giải về nội dung tranh chấp”.
3.2.2. Biện pháp khiếu nại.
Từ trước, các quy định về an sinh xã hội được coi là bộ phận của luật lao động và luật lao

động đã từng bị coi là sự bổ sung cho luật hành chính. Do đó, biện pháp khiếu nại và giải quyết
khiếu nại được sử dụng như một biện pháp có tính phổ biến.
Bảo hiểm xã hội
Tại Điều 130 Luật bảo hiểm xã hội có quy định quyền khiếu nại về bảo hiểm xã hội “1.
Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo
lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền khiếu nại quyết định, hành vi
của người sử dụng lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó
vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình; 2. Người
sử dụng lao động có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của tổ chức bảo hiểm xã hội khi có căn cứ
cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi
ích hợp pháp của mình”.
Ưu đãi xã hội và cứu trợ xã hội
Theo Điều 42 Pháp lệnh 26/2005 ưu đãi người có công với cách mạng được quy định
“1.Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại; cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm quy định của
Pháp lệnh này theo quy định của pháp luật.
2.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết kiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật”.
3.2.3. Biện pháp kiện tụng.
Kiện tụng là việc các bên trong tranh chấp an sinh xã hội đưa vụ tranh chấp ra giải quyết
trước các cơ quan tài phán để phân định tính đúng đắn của mỗi bên. Việc kiện tụng thông thường
được trước các cơ quan tòa án tư pháp.
Bảo hiểm xã hội
Tại khoản 2 Điều 151 Bộ luật lao động được ghi nhận như sau: “2- Tranh chấp về bảo
hiểm xã hội:
a) Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động được giải quyết theo các quy định tại
Chương XIV của Bộ luật này;
b) Tranh chấp giữa người lao động đã nghỉ việc theo chế độ với người sử dụng lao động hoặc với
cơ quan bảo hiểm xã hội, giữa người sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội do hai bên thoả
thuận; nếu không thoả thuận được thì do Toà án nhân dân giải quyết”.
Tuy nhiên, quy định trên có điểm cần lưu ý

Trước khi đưa vụ kiện ra tòa giải quyết theo biện pháp kiện tụng thì các bên tranh chấp về
bảo hiểm xã hội phải có thỏa thuận trước với nhau về vấn đề tranh chấp đó.
Ngoài ra còn có một quy định khác của Luật bảo hiểm xã hội quy định việc sử dụng biện
pháp kiện tụng mà không bắt buộc phải có thỏa thuận trước. Theo Nghị định số 152/2006/NĐ-CP,
đương sự có quyền đưa vụ kiện ra tòa án nhân dân trong các trường hợp sau:
“a) Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết thì người khiếu nại có
quyền khiếu nại đến Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc khởi kiện tại Toà án;
2


b) Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám
đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải
quyết thì khởi kiện tại Toà án;
c) Thời hiệu khiếu nại, thủ tục khiếu nại và thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai thực hiện theo quy
định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo”.1
Bảo hiểm y tế
Khoản 2 Điều 48 Luật bảo hiểm y tế quy định về tranh chấp bảo hiểm y tế: “2. Tranh chấp
về bảo hiểm y tế được giải quyết như sau:
a) Các bên tranh chấp có trách nhiệm tự hòa giải về nội dung tranh chấp;
b) Trường hợp hòa giải không thành thì các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy
định của pháp luật”.
Ưu đãi xã hội và cứu trợ xã hội
Theo Điều 42 Pháp lệnh 26/2005 ưu đãi người có công với cách mạng được quy định
“1.Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại; cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm quy định của
Pháp lệnh này theo quy định của pháp luật.
2.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết kiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật”.
II. Thực trạng giải quyết bằng con đường khởi kiện tại tòa án hiện nay.
Tùy vào mức độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia mà các chế độ xã hội và sự quan

tâm lẫn nhau giữa con người với con người là khác nhau. Cho nên chế độ an sinh xã hội của mỗi
nước cũng khác nhau về các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, ưu đãi xã hội và cứu trợ xã hội.
Các chế độ này đã từng bước được đưa vào thực tiễn Việt Nam, điều này đã khắc phục những khó
khăn trong cuộc sống của đối tượng hưởng chính sách xã hội và khẳng định việc làm đúng đắn của
Nhà nước. Nhưng trong quá trình tổ chức và thực hiện các chính sách xã hội nói chung và các chế
độ an sinh xã hội nói riêng đã bộc lộ những vướng mắc và cần tháo gỡ. Hàng năm các vụ tranh chấp
về an sinh xã hội có chiều hướng gia tăng, các vụ tranh chấp thường thấy đó là tranh chấp về bảo
hiểm xã hội, tranh chấp về bảo hiểm y tế, tranh chấp về ưu đãi xã hội và tranh chấp về cứu trợ xã
hội. Đây là các tranh chấp an sinh xã hội thường phát sinh trong thực tế.
Tuy nhiên chỉ có tranh chấp về bảo hiểm xã hội thường phát sinh vướng mắc và hay xảy ra
tranh chấp dẫn đến kiện tụng. Những tranh chấp về bảo hiểm xã hội rất đa dạng nhưng ở khía cạnh
chung nhất đều tập trung ở những vấn đề liên quan tới việc không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng các quy định của Nhà nước trong việc giải quyết các quyền lợi bảo hiểm xã hội cho người lao
động và các đối tượng thụ hưởng khác. Còn tranh chấp về bảo hiểm y tế, ưu đãi xã hội và cứu trợ xã
hội trên thực tế nếu có tranh chấp người được hưởng cũng ít khởi kiện ra tòa án để đòi quyền lợi
cho mình nên vấn đề tranh chấp này ít được tìm thấy ở thực tiễn.
Về vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể những vấn đề tranh chấp sau đây:
1. Tranh chấp về bảo hiểm xã hội.
Khó khăn trong việc xác định thẩm quyền của tòa án.
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến việc chậm xét xử loại án này là vào thời điểm cơ quan bảo
hiểm xã hội khởi kiện ban đầu, ngành tòa án đã gặp lúng túng khi xác định thẩm quyền xét xử giữa
cấp quận, huyện hay cấp thành phố khiến hồ sơ bị trả tới trả lui.
Bảo hiểm xã hội quận 8 kiện Công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry, thụ lý xong, TAND
quận 8 chuyển vụ án lên TAND TP với lý do nguyên đơn yêu cầu áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh
đối với giám đốc công ty. Sau đó TAND TP lại chuyển vụ kiện về quận 8 vì giám đốc này đã rời
khỏi Việt Nam nên không thể thực hiện được đề nghị trên...
Tốc độ giải quyết vụ án còn chậm
1

Điều 56 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP


3


Tuy nhiên, tốc độ giải quyết các vụ án của ngành tòa án TP.HCM vẫn còn chậm. Từ đầu năm
đến nay, bảo hiểm xã hội các quận, huyện đã khởi kiện mới 20 vụ nhưng ngành tòa án chưa đưa ra
xét xử vụ nào. Theo thống kê, cộng với các vụ còn tồn từ năm trước, tổng cộng hiện còn 27 vụ kiện
chưa giải quyết (TAND TP.HCM sáu vụ; các tòa quận, huyện 21 vụ).
Lãnh đạo bảo hiểm xã hội TP.HCM cho rằng việc tòa chậm đưa các vụ kiện đòi bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế ra xét xử đã dẫn đến một thực tế là chủ doanh nghiệp bỏ trốn trước khi tòa xử.
Trong năm nay, giám đốc của hai doanh nghiệp nước ngoài nợ tiền bảo hiểm là Công ty Il Shin Cap
Việt Nam (đóng tại huyện Bình Chánh) và Công ty LD Trung tâm TT giải trí Legend (đóng tại quận
5) đã bỏ trốn về nước, không liên lạc được. Trong hai vụ này, cơ quan bảo hiểm xã hội đều phát
đơn kiện từ tháng 8-2009 nhưng đến tháng 5-2010, TAND huyện Bình Chánh mới xét xử vụ án,
còn TAND quận 5 thì ngày 7-6 đã ra quyết định đình chỉ vụ án.
Thời gian kiện tụng kéo dài
Quá trình khởi kiện cũng còn không ít khó khăn đó là: doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội
không hợp tác với cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc đối chiếu, xác định công nợ để hoàn tất hồ sơ
khởi kiện. Mặt khác, khi tòa án tiến hành thụ lý, giải quyết vụ án thì có doanh nghiệp (bị đơn) lại
chuyển sang địa bàn khác hoạt động nên phải mất thêm nhiều thời gian để tiến hành xác minh, tống
đạt quyết định chuyển vụ án sang địa bàn mà bị đơn chuyển đến để xét xử. Nhưng khi tòa án xét xử
xong, bản án có hiệu lực pháp luật thì đơn vị không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh
doanh.
Đơn cử như trường hợp Công ty TNHH Kết nối Me Di An là doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, Giấy phép kinh doanh số 4102026127 có địa chỉ đăng ký kinh doanh tại 31 Nguyễn
Đình Chiểu, phường Đakao, quận 1. Khi tiến hành xác minh địa điểm và tình trạng hoạt động của
các doanh nghiệp này, bảo hiểm xã hội thành phố đã nhận được các thông tin khác nhau từ chính
quyền địa phương và các ngành chức năng như: xác minh thực tế tại địa chỉ theo Giấy phép đăng ký
kinh doanh tại các phường Đakao, quận 1 thì được xác định doanh nghiệp không còn hoạt động tại
địa phương. Nhưng khi xác minh tại Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM thì lại được xác định là các

doanh nghiệp vẫn hoạt động theo địa chỉ đã đăng ký kinh doanh. Do vậy, bảo hiểm xã hội thành
phố vẫn chưa thể hoàn tất thủ tục xác minh điều kiện thi hành của các doanh nghiệp này.
Ngoài ra, do thời gian theo đuổi vụ kiện lâu với thủ tục kéo dài đã làm số nợ tăng lên dẫn đến
khả năng khắc phục hậu quả của các doanh nghiệp càng thấp. Đó là chưa kể đến việc khi tiến hành
xét xử thì chủ doanh nghiệp bỏ trốn, doanh nghiệp bị phá sản, hoặc giải thể… nên phải tiến hành
xét xử vắng mặt.
Khi bản án có hiệu lực thì việc thi hành án cũng gặp nhiều khó khăn
Mấy năm qua, ngành bảo hiểm xã hội TP.HCM đã được tòa các cấp tuyên thắng cả trăm vụ
kiện đòi doanh nghiệp nộp tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Dù vậy, việc thi hành án lại gặp
nhiều khó khăn vì doanh nghiệp không có tài sản hoặc chấp hành viên còn thờ ơ.
Đầu tiên là chuyện rất nhiều doanh nghiệp không có tài sản riêng, toàn bộ máy móc, nhà
xưởng đều đi thuê mướn, đến khi vỡ nợ thì “xù” luôn. Cạnh đó, nhiều vụ tòa tuyên án rồi nhưng cơ
quan bảo hiểm xã hội không có cách nào thu hồi được nợ vì phía công ty ngưng hoạt động, chủ bỏ
trốn, tài sản chẳng còn bao nhiêu.
Công ty TNHH Anjin bị TAND quận Bình Tân tuyên phải trả một lần hơn 6,5 tỉ đồng. Án
tuyên xong cũng là lúc công ty đóng cửa, ngừng hoạt động và làm thủ tục xin phá sản, giám đốc thì
bay về nước. Số tiền mà bảo hiểm xã hội có thể thu được chỉ là số tài sản, máy móc còn lại của
công ty nhưng thanh lý thì chẳng được bao nhiêu. Hay trường hợp khác: Công ty Kwang Nam bị
TAND quận Phú Nhuận tuyên buộc phải trả một lần số nợ 7 tỉ đồng. Mới trả được hơn 1,3 tỉ đồng
giám đốc công ty đã bỏ về nước. Hiện cơ quan thi hành án chỉ còn cách là cưỡng chế niêm phong
tài sản.
4


Tẩu tán tài sản
Năm 2009, TAND quận Thủ Đức ra quyết định công nhận hòa giải thành giữa bảo hiểm xã
hội quận này và Công ty TNHH Phú Quang. Theo đó, doanh nghiệp đồng ý nộp hơn 250 triệu đồng
tiền nợ bảo hiểm xã hội, hạn chót là tháng 11-2009. Quá thời hạn, doanh nghiệp vẫn không trả đồng
nào nên bảo hiểm xã hội quận đã yêu cầu Chi cục thi hành án quận cưỡng chế.
Đầu năm 2010, Chi cục thi hành án quận tổ chức cưỡng chế, chỉ buộc doanh nghiệp trích 12

triệu đồng trong tài khoản ngân hàng nộp cho bảo hiểm xã hội quận. Bảo hiểm xã hội quận tiếp tục
yêu cầu. Ba tháng sau, khi Chi cục thi hành án quận cưỡng chế bán đấu giá tài sản thì toàn bộ máy
móc, ô tô đã được doanh nghiệp thế chấp ngân hàng vay vốn. Sau đó Chi cục thi hành án đã trả lại
đơn yêu cầu của bảo hiểm xã hội quận với lý do doanh nghiệp không có tài sản...
Vụ khác, tháng 8-2009, TAND quận 12 buộc Công ty TNHH Dệt may Mai Bình Trân nộp
một lần hơn 530 triệu đồng tiền nợ bảo hiểm xã hội. Sau khi án có hiệu lực, bảo hiểm xã hội quận
12 đã làm đơn yêu cầu đơn vị thi hành án và cung cấp giấy tờ chứng minh tài sản của doanh nghiệp.
Bảo hiểm xã hội quận liên tục đề nghị Chi cục thi hành án sớm tổ chức cưỡng chế nhưng vụ việc cứ
bị “ngâm”. Tới đầu năm nay, cơ quan thi hành án tích cực hơn thì lập tức có sự chuyển biến: Hiện
doanh nghiệp đã nộp được 150 triệu đồng, số còn lại cam kết sẽ trả hết trong tháng 10-2011.
2. Tranh chấp về bảo hiểm y tế.
Tranh chấp về chế độ bảo hiểm giữa các bên tham gia bảo hiểm được giải quyết thông qua con
đường Tòa án phần lớn là rất ít.
Đầu tiên, là tranh chấp giữa các đối tượng: Người tham gia, người đại diện của người tham
gia bảo hiểm y tế; tổ chức, cá nhân đóng bảo hiểm y tế, và cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Thứ nhất, các vụ tranh chấp nếu có xảy ra cũng thường được giải quyết bằng con đường thương
lượng giữa các bên hơn là khởi kiện ra Tòa án. Một phần là do tâm lý ngại kiện tụng của người Việt
Nam., hoặc các bên khiếu nại ra các cơ quan có thẩm quyền và đã được giải quyết ổn thỏa nên
không cần khởi kiện tại tòa án. Hơn nữa các thủ tục tại Tòa án cũng làm cho người khởi kiện cảm
thấy mệt mỏi vì tốn thời gian, nhiêu khuê.
Thứ hai, phải xét đến bản chất của chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế có đặc trưng không
nhằm bù đắp thu nhập cho người hưởng bảo hiểm (như chế độ bảo hiểm xã hội ốm đau, tai nạn lao
động, thai sản…) mà nhằm chăm sóc sức khỏe cho họ khi bị bệnh tật, ốm đau… trên cơ sở quan hệ
bảo hiểm y tế mà họ tham gia. Như vậy, có thể nói bảo hiểm y tế phát sinh khi người tham gia bảo
hiểm có vấn đề về sức khỏe, họ cần được khám, chữa bệnh, và một phần nào đó bảo hiểm y tế giúp
đỡ họ chi trả phần chi phí mà họ điều trị.
- Khi có vấn đề về sức khỏe, họ đến cơ sở khám bệnh mà họ đã đăng kí, hoặc họ có thể lựa
chọn cơ sở nào mà họ cho là phù hợp để chăm sóc sức khỏe cho mình, ở đó họ được làm thủ tục
khám, cấp phát sổ khám bệnh (nếu tham gia bảo hiểm y tế). Sau khi khám, chi phí điều trị sẽ được
thanh toán một cách trực tiếp thông qua đơn thuốc. Như vậy việc chi trả đã được thực hiện một

cách trực tiếp (khác với một số loại hình bảo hiểm khác là chi trả sau cho người tham gia bảo hiểm)
người tham gia bảo hiểm trực tiếp nhận được lợi ích đó, nên thông thường sau khi điều trị họ đã
được hỗ trợ thanh toán một phần hoặc toàn bộ chi phí và họ cho rằng phần hỗ trợ đó hợp lý nên
thường không có nhiều ý kiến cũng như bức xúc để dẫn đến tranh chấp.
- Một số trường hợp cơ sở khám chữa bệnh từ chối chi trả bảo hiểm y tế đối với người tham
gia bảo hiểm khi họ đến khám vào ngày thứ bảy hoặc khi hết giờ làm hành chính. Sau ngày này
người tham gia bảo hiểm đến yêu cầu thanh toán chi phí bảo hiểm thì cơ sở khám chữa bệnh gây
khó khăn, hoặc tỏ ra bực bội mặc dù vẫn tiến hành giải quyết hoặc giải quyết chậm. Hoặc có những
bức xúc về việc khám chữa bệnh, chữa bệnh không nhiệt tâm, hay có sự phân biệt, người tham gia
bảo hiểm trong những tình huống này cũng chỉ phản ánh bức xúc thông qua báo chí, hay internet
chứ cũng không có động thái là khởi kiện.
5


Thứ hai là giữa cơ quan bảo hiểm y tế với cơ sở khám chữa bệnh nhưng cũng ít xảy ra tranh
chấp, có hay chăng xảy ra tranh chấp khi một số cá nhân trong cơ sở khám chữa bệnh lợi dụng kẻ
hở trong vấn đề quản lý, kê khai hồ sơ khám chữa bệnh khống để cơ quan bảo hiểm y tế chi trả, sau
đó dùng số tiền này bỏ vào túi riêng.
Điển hình là vụ án về rút ruột tiền bảo hiểm của:
Lưu Tố Lan, người đóng vai trò chính, chủ mưu vụ án rút ruột bảo hiểm y tế xảy ra tại bệnh
viện Chợ Rẫy (TP.HCM) vừa bị Tòa sơ thẩm ngày 27/4/2011 Tòa án TP. HCM tuyên mức án 15
năm tù, sau đó tăng lên 16 năm tù
Lưu Tố Lan, với vai trò là bác sĩ chuyên khoa cấp 1 – khoa Nội tiết, bệnh viện Chợ Rẫy, lợi
dụng vai trò – chức trách của mình đã lôi kéo hàng loạt các bác sĩ, trình dược viên của các bệnh
viện đa khoa khác tại TP.HCM hoặc Đồng Nai, Bình Phước cùng tham gia vào đường dây mua bán
các thẻ bảo hiểm y tế, giấy chuyển viện để kê khống tên bệnh nhân tại 1.168 đơn thuốc với rất nhiều
bệnh khác nhau.
Tổng thiệt hại của vụ án này là gần 4 tỷ đồng, trong đó Lưu Tố Lan đã đút túi riêng của mình
hơn 1,1 tỷ đồng. Các bị cáo đồng phạm giúp sức cho Lan trong đường dây đều đã được Lan “bồi
dưỡng” từ vài triệu, vài chục triệu hay thậm chí có người được đến gần 200 triệu đồng.

Lý do là trong mối quan hệ này, cở sở khám chữa bệnh thường cung cấp các hồ sơ về khám
chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm cho cơ quan bảo hiểm và cơ quan bảo hiểm xét thấy hợp lý
thì thanh toán nên cũng không có xảy ra tranh chấp gì. Có chăng chỉ là do một số vi phạm về rút
ruột tiền bảo hiểm như trên.
3. Tranh chấp về ưu đãi xã hội và cứu trợ xã hội.
Ưu đãi xã hội
Tranh chấp về ưu đãi xã hội là tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện các quy định của
nhà nước nhằm đảm bảo các chế độ ưu đãi cho các đối tượng có công lao trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội.
Khác với các tranh chấp khác trong chế độ an sinh xã hội, các tranh chấp về ưu đãi xã hội là
tranh chấp rất nhạy cảm. Bởi vì một bên chủ thể tranh chấp là người có công với nước, những người
được nhà nước và xã hội có trách nhiệm giúp đỡ và tôn vinh. Một bên là cơ quan có thẩm quyền
của Nhà nước nói riêng và Nhà Nước nói chung. Do đó, khi các chủ thể được hưởng chế độ ưu đãi
xã hội có tranh chấp về quyền lợi so với các chủ thể cùng hưởng khác thì chủ yếu giải quyết thông
qua biện pháp khiếu nại và yêu cầu trợ cấp ưu đãi chứ rất ít trường hợp khởi kiện ra Tòa án.
Cứu trợ xã hội
Tranh chấp về cứu trợ xã hội là tranh chấp nảy sinh trong quá trình thực thi các chế độ đảm
bảo vật chất đối với các đối tượng gặp khó khăn đột xuất hoặc khó khăn thường xuyên do thiên tai
địch họa và các yếu tố tự nhiên xã hội khác gây nên. Việc khởi kiện ra toàn án để giải quyết tranh
chấp về cứu trợ xã hội có số lượng ít hơn so với các chế độ khác của an sinh xã hội. Thường là các
vụ kiện liên quan đến tham ô tiền cứu trợ như một số vụ án dưới đây:
Ngày 29/11,TAND tỉnh Lạng Sơn đã xét xử vụ án tham ô tiền cứu trợ của 2 cán bộ Ủy ban
Mặt trận Tổ Quốc tỉnh Lạng Sơn. Từ năm 2004 đến gấn hết năm 2009, hai cán bộ này đã cố ý làm
trái và gây thất thoát hàng tỷ đồng ngân sách cùng tiền cứu trợ các loại quỹ như Quỹ phòng, chống
thiên tai bão lũ, Quỹ vì người nghèo, Quỹ hỗ trợ hoạt động xã hội...
Vừa qua, một số phương tiện truyền thông đưa tin Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND xã Xuân
Quang 2 (huyện Đồng Xuân, Phú Yên) đã ôm gần 100 triệu đồng tiền cứu trợ đi gửi ngân hàng thay
vì chuyển vào kho bạc nhà nước như quy định.
Và vụ án sau trận lũ quét năm 2002 tại huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh, địa phương đã nhận được
nguồn tiền, hàng cứu trợ bao gồm: 25,403 tỷ đồng, 1.170 tấn gạo và nhiều hàng hóa khác quy thành


6


tiền là 572,6 triệu đồng. Trong khi hầu hết người dân Hương Sơn không hề biết gì về khoản tiền trợ
cấp và khắc phục hậu quả lũ quét khổng lồ như công bố trên.
4. Kiến nghị và giải pháp
Những thực trạng vừa nêu ra đã cho chúng ta thấy vài điểm bất cập trong pháp luật về an sinh
xã hội. Khi đã nhìn nhận vấn đề ấy thì đồng thời chúng ta cũng phải đặt ra cho mình câu hỏi làm
sao để cải thiện những điều đó, để pháp luật an sinh xã hội ngày càng hoàn thiện hơn.
Đầu tiên là một số kiến nghị để khắc phục những vướng mắc trong việc triển khai, tổ chức thực
hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội nói chung và tình trạng trốn đóng bảo hiểm xã hội nói
riêng.
- Nhận thấy, quy định mức phạt tiền tối đa 30 triệu đồng là quá thấp, chưa đủ sức răn đe
doanh nghiệp sai phạm, cần nâng mức phạt tiền theo lũy tiến tối đa 100 triệu đồng hoặc phạt 20%
tổng số nợ; bổ sung hình thức rút giấy phép đăng ký kinh doanh của đối tượng vi phạm. Bên cạnh
đó, cần chế tài hành vi cố tình né tránh, không hợp tác với đoàn thanh tra, kiểm tra.
- Để khuyến khích các ngành, các cấp phối hợp và tăng cường công tác thu hồi nợ đọng tiền
đóng bảo hiểm xã hội, nên bổ sung khoản kinh phí đặc thù chi cho công tác này theo tỷ lệ phần trăm
trên số tiền nợ thu hồi.
- Ngoài ra, Tòa án nhân dân các cấp rút ngắn thời gian thụ lý, giải quyết hồ sơ khởi kiện nhằm
tránh tình trạng chủ doanh nghiệp bỏ trốn, doanh nghiệp phá sản… không thể thi hành án để kịp
thời bảo vệ quyền lợi người lao động.
- Bên cạnh đó cần sớm bổ sung tội danh chiếm dụng quỹ bảo hiểm xã hội vào Bộ luật Hình sự
để xử lý với người đứng đầu sử dụng lao động thu tiền bảo hiểm xã hội của người lao động nhưng
không nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Mặt khác, cần có quy định tiền lương, tiền công bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội theo hợp
đồng lao động bao gồm mức lương cơ bản, phụ cấp, trợ cấp ghi trên hợp đồng đối với khu vực tiền
lương do đơn vị tự xây dựng.
Tiếp theo là một số kiến nghị về bảo hiểm y tế

- Tăng cường công tác quản lý chặt chẽ hồ sơ bệnh án của các cơ sở khám chữa bệnh, nhằn
hạn chế việc tạo ra hồ sơ ảo, lạm dung bảo hiểm y tế để tư hữu cá nhân.
- Với những bức xúc và khiếu nại chưa được giải quyết thỏa đáng thì không chỉ người tham
gia bảo hiểm mà thân nhân của họ cũng nên kiện ra Tòa án để đảm bảo tốt quyền lợi của người
tham gia bảo hiểm và cũng góp phần làm bảo hiểm y tế ngày càng phục vụ tốt hơn.
Cuối cùng là những kiến nghị về cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội.
- Mức trợ cấp nên được điều chỉnh phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, với đặc điểm của
từng diện đối tượng và góp phần quan trọng vào việc ổn định và nâng cao đời sống của đối tượng.
- Cần bảo đảm công bằng hơn trong điều kiện hưởng chế độ.
- Cần nghiên cứu mở rộng đối tượng hưởng chế độ sao cho phù hợp với điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
5. Kết luận.
Thông qua các vấn đề trình bày trên, nhóm chúng tôi đã cung cấp cho các bạn cái nhìn chung
nhất về thực trạng giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực an sinh xã hội cũng như một vài kiến nghị để
giúp hoàn thiện hơn cơ chế giải quyết tranh chấp trong các lĩnh vực cụ thể như là bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, ưu đãi xã hội và cứu trợ xã hội thông qua con đường Tòa án. Thiết nghĩ, khi giải
quyết tranh chấp trong lĩnh vực an sinh xã hội, các cơ quan có chức trách cần thực hiện một cách
nhanh chóng một số thủ tục để các vụ tranh chấp này được giải quyết có hiệu quả hơn, tạo nên một
tác phong công nghiệp trong lĩnh vực pháp lý.

7



×