Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Đề án phát triển quan hệ Việt Nam – Trung Đông giai đoạn 2008-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.05 KB, 19 trang )

LỜI NÓI ĐẦU

Được thành lập từ năm 1960, Vụ Trung Đông – châu Phi là một trong
những đơn vị chức năng đầu tiên của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Cùng với chiều dài lịch sử phát triển của đất nước và
ngành ngoại giao Việt Nam, bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ nhân viên của
Vụ Trung Đông – châu Phi không ngừng được củng cố, tăng cường nhằm
đảm bảo hoàn thành tốt mọi chức năng, nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước
giao phó.
Trong bối cảnh tình hình thế giới đang chuyển biến nhanh chóng; khu
vực Trung Đông – châu Phi có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; đất nước
ta, sau nhiều năm đổi mới, vị thế quốc tế được nâng cao và đang “tích cực,
chủ động hội nhập quốc tế”; đội ngũ cán bộ công chức nhà nước được đào tạo
bài bản và có những bước trưởng thành nhất định... Thuận lợi và thách thức
đan xen, đòi hỏi ngành ngoại giao nói chung, và Vụ Trung Đông – châu Phi
nói riêng, phải không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức và nâng cao năng lực
chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức nhằm kịp thời đáp ứng những
nhiệm vụ, yêu cầu của công tác đối ngoại trong tình hình mới.
Theo tinh thần đó, đề án này được xây dựng là nhằm định hướng, góp
phần hoàn thiện bộ máy tổ chức và nâng cao năng lực chuyên môn của đội
ngũ cán bộ nhân viên Vụ Trung Đông – châu Phi, Bộ Ngoại giao giai đoạn
2012 – 2015.

1


Phần I. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Đề án tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nhân viên
Vụ Trung Đông – châu Phi, Bộ Ngoại giao giai đoạn 2012 – 2015 được xây
dựng dựa trên 4 nhân tố chủ yếu sau:
1. Tình hình khu vực Trung |Đông – châu Phi.


Trung Đông – châu Phi là một địa bàn rộng lớn có diện tích khoảng 37
triệu km2 và dân số trên 1,2 tỷ người, gồm 15 quốc gia ở khu vực Tây Á và
55 quốc gia ở châu Phi, cùng 15 tổ chức quốc tế thuộc khu vực.
Đây là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, chiếm khoảng 70% trữ
lượng dầu thế giới, 90% cô-ban, 90% pla-tin, 50% vàng, 98% crom, 64%
măng-gan, 33% u-ra-ni-um và 20% trữ lượng khí đốt thế giới 1; có tốc độ tăng
trưởng thuộc hàng cao trên thế giới với trên 5%/năm trong giai đoạn từ 2005
– 2010 và có nhiều tiềm năng trong hợp tác với ta 2. Bên cạnh đó, với đông
đảo thành viên tại các tổ chức quốc tế lớn (LHQ, WTO…), Trung Đông –
châu Phi ngày càng có tiếng nói quan trọng tại các diễn đàn đa phương.
Tuy nhiên, đây cũng là khu vực tồn tại nhiều điểm “nóng”, phức tạp
nhất trên thế giới (chiếm khoảng 70% thời lượng các chương trình nghị sự
của Hội đồng Bảo an LHQ) như xung đột A-rập – Ít-xra-en, bất ổn tại Trung
Đông – Bắc Phi “Mùa Xuân A-rập”, vấn đề hạt nhân I-ran, nghèo đói và dịch
bệnh ở châu Phi…; là nơi các nước lớn, đặc biệt là Mỹ, Trung Quốc, Liên
minh châu Âu, Nhật, Nga, Ấn Độ… đang tích cực mở rộng thị trường, cạnh
tranh ảnh hưởng.
Tiềm năng cũng như những diễn biến phức tạp, khó lường ở khu vực
Trung Đông – châu Phi đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên theo dõi, nghiên
cứu để kịp thời tham mưu, đề xuất chủ trương và đối sách phù hợp nhằm đảm
bảo lợi ích tốt nhất cho đất nước.
1

The Middle East and North Africa 2004, London, Europa Publication limited, tr. 116-140.
Định hướng chiến lược hợp tác Việt Nam – châu Phi giai đoạn 2011 – 2020, Vụ Trung Đông-châu Phi, Bộ
Ngoại giao 2011.
2

2



2. Nhu cầu thúc đẩy quan hệ và tăng cường hội nhập của ta.
Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước khu vực Trung Đông –
châu Phi gần đây được đẩy mạnh. Với Trung Đông, ta đang triển khai “Đề án
phát triển quan hệ Việt Nam – Trung Đông giai đoạn 2008-2015”, trong đó
tập trung thúc đẩy hợp tác với các đối tác nhiều tiềm năng như các nước vùng
Vịnh (A-rập Xê-út, Cô-oét, Các Tiểu Vương quốc A-rập Thống nhất, Ca-ta)
và một số nước Tây Á (Thổ Nhĩ Kỳ, Ít-xra-en). Đối với châu Phi, ta đã xây
dựng “Định hướng chiến lược hợp tác Việt Nam – châu Phi giai đoạn 20112020”, trong đó ưu tiên đẩy mạnh quan hệ với một số đối tác chính ở Bắc Phi
(An-giê-ri, Ai-cập) và miền Nam châu Phi (Nam Phi, Ăng-gô-la, Mô-dămbích); tập trung vào các lĩnh vực ta và các nước này có nhiều tiềm năng như
chính trị-ngoại giao, năng lượng, nông nghiệp, thương mại-đầu tư, cơ sở hạ
tầng và phát triển nguồn nhân lực…
Hiện nay, ta có 17 cơ quan đại diện (CQĐD) ở Trung Đông – châu Phi
và 19 nước khu vực có CQĐD tại Việt Nam. Đồng thời, nhằm tạo khuôn khổ
pháp lý và cơ chế thúc đẩy quan hệ, ta và các nước trong khu vực đã ký được
nhiều hiệp định hợp tác, thiết lập 19 uỷ ban liên chính phủ…
3. Chức năng, nhiệm vụ của Vụ.
Theo Quyết định số 1186/2008/QĐ-BNG ngày 14/5/2008 của Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao, Vụ Trung Đông – châu Phi có chức năng tham mưu,
tổng hợp giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về đối ngoại trong quan hệ với các nước và tổ chức quốc tế thuộc khu
vực Trung Đông – châu Phi; với các nhiệm vụ chính là:
- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực do Vụ
phụ trách;
- Xây dựng chủ trương, chính sách và chương trình, kế hoạch đối
ngoại;

3



- Tổ chức triển khai các hoạt động chính trị đối ngoại;
- Ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước, thoả thuận quốc tế;
- Nghiên cứu, tổng hợp, báo cáo và đề xuất các chính sách, dự báo có
tính chiến lược;
- Công tác ngoại giao phục vụ kinh tế, văn hoá, tuyên truyền đối
ngoại;
- Tham gia quản lý các CQĐD Việt Nam ở khu vực và CQĐD các
nước khu vực tại Việt Nam;
- Quản lý, sử dụng cán bộ công chức của Vụ…
Vụ được tổ chức thành 03 Tổ chuyên môn, gồm Tổ Trung Đông – Bắc
Phi, Tổ châu Phi Nam Sahara, Tổ Tổng hợp và Bộ phận văn thư; Lãnh đạo
Vụ gồm 01 Vụ trưởng, 03 Phó Vụ trưởng. Vụ làm việc theo chế độ thủ
trưởng, kết hợp với nguyên tắc tập trung dân chủ. Vụ trưởng chịu trách nhiệm
trước Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về mọi mặt công tác của Vụ3.
Theo Quyết định số 1960/QĐ-BNG ngày 30/7/2011 của Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao, Vụ Trung Đông – châu Phi được giao định mức biên chế năm
2012 là 25 biên chế hành chính4.
4. Thực tiễn đội ngũ cán bộ nhân viên của Vụ.
Do đặc thù và yêu cầu của công tác đối ngoại, lãnh đạo và cán bộ nhân
viên của Vụ Trung Đông – châu Phi thường phải tham gia các khoá đào tạo
hoặc luân chuyển công tác tại các CQĐD Việt Nam ở ngoài nước, nên đội
ngũ cán bộ nhân viên của Vụ thường bị hẫng hụt, xáo trộn. Hiện tại, biên chế
của Vụ chỉ có 23 người, gồm 01 Vụ trưởng, 02 Phó Vụ trưởng, và 20 cán bộ
nhân viên thừa hành. Trong số cán bộ nhân viên của Vụ, trên 70% là cán bộ
trẻ (sinh sau năm 1975) với hơn một nửa là cán bộ mới có 2 đến 4 năm kinh
3
4

Quyết định số 1186/2008/QĐ-BNG của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, 5/2008.
Quyết định số 1960/QĐ-BNG của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, 7/2011.


4


nghiệm công tác; thiếu đội ngũ cán bộ tiếng địa phương (tiếng A-rập và tiếng
Bồ Đào Nha) đủ năng lực đáp ứng yêu cầu công việc5.
Trước thực tế khối lượng công việc ngày càng nhiều, bộ máy tổ chức,
biên chế của Vụ Trung Đông – châu Phi còn thiếu và đang tồn tại một số bất
cập, đòi hỏi Vụ phải sớm có quy hoạch về lãnh đạo, đội ngũ kế cận; củng cố
bộ máy tổ chức và tăng cường công tác đào tạo, nhất là đối với số cán bộ trẻ
mới vào ngành, về nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm công tác cũng như
trình độ ngoại ngữ, gồm cả tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng địa phương, nhằm
góp phần triển khai một cách tốt nhất đường lối, chính sách đối ngoại của
Đảng và Nhà nước trong tình hình mới.

5

Báo cáo tình hình biên chế Vụ Trung Đông-châu Phi, Bộ Ngoại giao, 3/2012.

5


Phần II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu chung:
Đề án được xây dựng nhằm từng bước hoàn thiện bộ máy tổ chức và
nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ nhân viên Vụ Trung Đông
– châu Phi, xây dựng Vụ Trung Đông – châu Phi thành một trong những đơn
vị vững mạnh của Bộ Ngoại giao, có nhiều đóng góp tích cực trong việc triển
khai đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta đối với các
nước và đối tác thuộc khu vực Trung Đông – châu Phi.

2. Mục tiêu cụ thể:
Đề án nhằm 3 mục tiêu cụ thể là:
Một là, xây dựng quy hoạch cán bộ quản lý, đội ngũ kế cận, và cơ cấu
tổ chức của Vụ Trung Đông – châu Phi giai đoạn 2012 – 2015 cho phù hợp
với tình hình mới;
Hai là, xây dựng lộ trình, kế hoạch tuyển dụng, luân chuyển, và đào tạo
đội ngũ cán bộ nhân viên của Vụ nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn,
trình độ ngoại ngữ, bản lĩnh chính trị; nêu cao tinh thần trách nhiệm… đảm
bảo hoàn thành một cách tốt nhất mọi nhiệm vụ được giao.
Ba là, góp phần cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng cơ chế chính
sách phù hợp nhằm động viên cán bộ nhân viên của Vụ hăng say công tác,
yêu nghề và gắn bó lâu dài với khu vực.

6


Phần III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN
Trong bối cảnh tình hình và quan hệ của ta với các nước khu vực hiện
nay, trước thực tiễn khối lượng công việc của Vụ ngày càng tăng, trên cơ sở
các mục tiêu và yêu cầu đề ra, trong giai đoạn 2012 – 2015, Vụ Trung Đông –
châu Phi cần tập trung triển khai các nội dung cơ bản sau:
1. Tổ chức bộ máy, biên chế.
1.1. Lãnh đạo Vụ: gồm Vụ trưởng và 03 Phó Vụ trưởng.
1.2. Vụ gồm 03 Tổ và 01 Bộ phận với các chức năng, nhiệm vụ sau:
a) Tổ Trung Đông – Bắc Phi: phụ trách 26 nước và 27 CQĐD (ta có 12
CQĐD ở khu vực và các nước khu vực có 15 CQĐD ở Việt Nam); có chức
năng tham mưu, tổng hợp giúp Lãnh đạo Vụ xử lý các vấn đề liên quan đến
khu vực Trung Đông – Bắc Phi, với các nhiệm vụ cụ thể là:
- Theo dõi tình hình chính trị, an ninh, kinh tế và quan hệ đối ngoại của
các nước trong khu vực và tình hình chung của khu vực;

- Theo dõi, thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với các nước khu vực;
- Phối hợp, tổ chức hoạt động trao đổi đoàn các cấp, các uỷ ban hỗn
hợp;
- Phối hợp, hỗ trợ hoạt động của các CQĐD ta ở khu vực và CQĐD của
các nước khu vực ở Việt Nam;
- Làm đại sự ký, công tác hồ sơ, tư liệu về khu vực.
b) Tổ châu Phi Nam Sahara: phụ trách 44 nước và 09 CQĐD (ta có 05
CQĐD ở khu vực và các nước khu vực có 04 CQĐD ở Việt Nam); có chức
năng tham mưu, tổng hợp giúp Lãnh đạo Vụ xử lý các vấn đề liên quan đến
khu vực châu Phi Nam Sahara, với các nhiệm vụ thể là:
- Theo dõi tình hình chính trị, an ninh, kinh tế và quan hệ đối ngoại của
các nước trong khu vực và tình hình chung của khu vực;
7


- Theo dõi, thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với các nước khu vực;
- Phối hợp, tổ chức hoạt động trao đổi đoàn các cấp, các uỷ ban hỗn
hợp;
- Phối hợp, hỗ trợ hoạt động của các CQĐD ta ở khu vực và CQĐD của
các nước khu vực ở Việt Nam;
- Làm đại sự ký, công tác hồ sơ, tư liệu về khu vực.
c) Tổ Tổng hợp: phụ trách 15 tổ chức khu vực, công tác nghiên cứu,
ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hoá của Vụ; có chức năng tham mưu, tổng
hợp giúp Lãnh đạo Vụ xử lý các vấn đề chung của Vụ, với các nhiệm vụ cụ
thể là:
- Theo dõi tình hình, nghiên cứu, tổng hợp xây dựng các báo cáo tổng
kết, chương trình công tác chung của Vụ;
- Xây dựng định hướng, chiến lược hợp tác ngắn, trung và dài hạn với
khu vực Trung Đông – châu Phi;
- Theo dõi các tổ chức, cơ chế hợp tác đa phương của khu vực; làm đầu

mối phối hợp ngang có tính tổng hợp của Vụ;
- Giúp lãnh đạo Vụ xử lý các vấn đề về công tác nội bộ…
d) Bộ phận Văn thư: có chức năng, nhiệm vụ giúp Lãnh đạo Vụ quản lý
công văn, giấy tờ, hệ thống an ninh mạng, in ấn tài liệu phục vụ các hoạt động
đối ngoại, chế độ chính sách và cơ sở vật chất của Vụ...
Các Tổ nêu từ điểm a) đến c) đều có Tổ trưởng và Tổ phó do Vụ
trưởng chỉ định6.
1.3. Biên chế của Vụ: duy trì ở định mức 25 biên chế hành chính như
Bộ đã giao cho năm 2012, gồm:
- Vụ trưởng: phụ trách chung;
6

Quy chế làm việc, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận thuộc Vụ Trung Đông – châu Phi, Bộ Ngoại giao,
8/2009.

8


- 03 Phó Vụ trưởng: trực tiếp phụ trách 03 Tổ chuyên môn;
- 21 biên chế còn lại được phân bổ như sau: 08 biên chế thuộc Tổ
Trung Đông – Bắc Phi; 06 biên chế thuộc Tổ châu Phi Nam Sahara; 05 biên
chế thuộc Tổ Tổng hợp; và 02 biên chế thuộc Bộ phận Văn thư.
2. Luân chuyển, quy hoạch cán bộ.
Từ nay đến năm 2015, trong số 23 cán bộ nhân viên hiện đang công tác
tại Vụ Trung Đông – châu Phi, một số cán bộ sẽ nghỉ hưu hoặc đi công tác
luân chuyển tại các CQĐD Việt Nam ở nước ngoài (nhiệm kỳ 03 năm), như
vậy Vụ sẽ tiếp tục có sự thiếu hụt và cần bổ sung như sau:
- Lãnh đạo Vụ: Vụ trưởng và 01 Phó Vụ trưởng sẽ đi công tác nhiệm
kỳ; khuyết 01 vị trí Vụ trưởng và 02 vị trí Phó Vụ trưởng.
- Cán bộ nhân viên: 01 cán bộ đến tuổi nghỉ hưu và 03 cán bộ sẽ đi

công tác nhiệm kỳ; khuyết 05 biên chế hành chính.
3. Công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ.
3.1. Về tuyển dụng:
Từ nay đến năm 2015, để thay thế cho số cán bộ nghỉ hưu hoặc đi công
tác luân chuyển (06 người) và đảm bảo số lượng định biên cần thiết cho Vụ
(25 biên chế), Vụ Trung Đông – châu Phi cần bổ sung và tuyển dụng 08 thêm
cán bộ nhân viên, trong đó cần:
- Lãnh đạo Vụ: 03 cán bộ;
- Tổ Trung Đông – Bắc Phi: 02 cán bộ (01 tiếng A-rập, 01 tiếng Anh);
- Tổ châu Phi Nam Sahara: 02 cán bộ (01 tiếng Pháp, 01 tiếng Bồ Đào
Nha);
- Tổ Tổng hợp: 01 cán bộ (tiếng Anh).
3.2. Về đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ:

9


Do đa số cán bộ nhân viên của Vụ Trung Đông – châu Phi còn trẻ, mới
vào ngành nên Vụ đã và sẽ tiếp tục quan tâm tới công tác này, trong đó tập
trung chủ yếu vào các lớp học nâng cao như:
- Năng lực chuyên môn: nghiên cứu, tổng hợp, báo cáo; xử lý động
thái, tổ chức sự kiện; tham mưu, kiến nghị chính sách…
- Trình độ ngoại ngữ: tiếng Anh, Pháp, tiếng A-rập và Bồ Đào Nha.
- Đào tạo sau đại học về quan hệ quốc tế; luật pháp, kinh tế quốc tế…
- Các lớp về lý luận chính trị, ngạch bậc chuyên viên (chuyên viên
chính, chuyên viên cao cấp)….
4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị.
4.1. Về trụ sở, văn phòng:
Trong khi chờ hoàn thiện trụ sở mới của Bộ Ngoại giao đang xây dựng tại
khu Mỹ Đình, toàn thể cán bộ nhân viên Vụ Trung Đông – châu Phi tiếp tục

làm việc tại 44 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội; các Tổ chuyên môn tiếp
tục làm việc tại các phòng, khu vực như đã được bố trí.
4.2. Về trang thiết bị:
máy tính, điện thoại, bàn ghế…
- Lãnh đạo Vụ: Vụ trưởng có phòng làm việc, tiếp khách riêng; mỗi
lãnh đạo Vụ được trang bị 01 bộ máy tính nối mạng, 01 tủ hồ sơ, điện thoại…
- Cán bộ nghiên cứu: 04 người/1 phòng, phân khu vực theo Tổ chuyên
môn; mỗi người 01 bộ máy tính, trong đó có máy nối mạng và máy không nối
mạng (để soạn thảo văn bản mật); điện thoại; tủ hồ sơ chung…
- Văn thư: 01 phòng riêng, có máy tính nối mạng, và 02 máy
photocopy…
- Trang bị đủ bàn làm việc, nghế, tủ hồ sơ… cho mọi cán bộ nhân viên.

10


11


Phần IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Để thực hiện hiệu quả những nội dung nêu trong đề án, xin đề xuất các
giải pháp sau:
1. Về tổ chức bộ máy, biên chế.
a) Lãnh đạo Vụ: để lấp vào 03 vị trí lãnh đạo Vụ bị khuyết trong thời
gian tới, đề nghị Lãnh đạo Bộ xem xét:
- Đối với vị trí Vụ trưởng, đề bạt 01 Phó Vụ trưởng của Vụ làm Vụ
trưởng; hoặc đề bạt, điều động 01 lãnh đạo cấp Vụ từ đơn vị khác về Vụ.
- Đối với 02 vị trí Phó Vụ trưởng, đề bạt 01 trong số 03 Tổ trưởng các
tổ chuyên môn của Vụ làm Phó Vụ trưởng; vị trí còn lại sẽ do 01 cán bộ
nguyên là Phó Vụ trưởng của Vụ sắp sửa kết thúc nhiệm kỳ về nước đảm

nhiệm.
Chúng tôi cho rằng, đề bạt cán bộ trưởng thành từ Vụ Trung Đông –
châu Phi lên làm Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng của Vụ là tốt nhất vì anh em
đã công tác ở đơn vị, gắn bó với khu vực lâu năm nên sẽ có kinh nghiệm hơn;
đồng thời, làm như vậy không chỉ động viên được những người có nhiều đóng
góp mà còn khích lệ được anh em khác trong đơn vị phấn đấu.
b) Định biên: Để đảm bảo định mức 25 biên chế cho Vụ Trung Đông –
châu Phi, ngoài 01 cán bộ nguyên là Phó Vụ trưởng của Vụ từ nước ngoài về
và 02 cán bộ của Vụ cũng sẽ kết thúc nhiệm kỳ về nước, Vụ cần bổ sung và
tuyển dụng thêm 05 biên chế.
Nguồn cán bộ về công tác tại Vụ Trung Đông – châu Phi, đề nghị Lãnh
đạo Bộ xem xét cho tuyển dụng đặc cách một số trường hợp học tập xuất sắc,
thông thạo tiếng địa phương (tiếng A-rập và tiếng Bồ Đào Nha) từ nước ngoài
về và một số trường hợp, tốt nghiệp Học viện Ngoại giao Việt Nam, mới
trúng tuyển vào Bộ; hoặc vừa cho tuyển dụng mới, vừa điều động cán bộ từ
đơn vị khác về làm việc tại Vụ Trung Đông – châu Phi…
12


Chúng tôi được biết hiện có một số cháu mới tốt nghiệp đại học tại Aicập, kết quả học tập tốt và thông thạo tiếng địa phương, được Đại sứ quán ta
bên đó đánh giá tốt, nếu được đặc cách tuyển dụng số này về Vụ, hy vọng các
cháu sẽ đóng góp được nhiều cho công tác của Vụ cũng như của Bộ vì hiện ta
đang rất thiếu cán bộ hiểu biết về thế giới A-rập, thạo tiếng địa phương…
2. Về quy hoạch, đào tạo.
a) Cần phải quy hoạch cán bộ quản lý cho Vụ. Trước hết, Vụ trưởng
cùng tập thể lãnh đạo Vụ sẽ cân nhắc, chỉ định Tổ trưởng và Tổ phó các Tổ
chuyên môn (ở những bộ phận còn thiếu hụt); đồng thời, tính toán, chuẩn bị
dần đội ngũ cán bộ kế cận. Khi điều kiện cho phép, đối với những Tổ trưởng
có đủ năng lực, Vụ có thể kiến nghị Lãnh đạo Bộ xem xét đề bạt làm lãnh
đạo, quản lý đơn vị.

b) Tích cực triển khai, hướng dẫn và tạo điều kiện để số cán bộ trẻ của
Vụ tham gia các khoá, chương trình đào tạo như:
+ Đào tạo tại chỗ, tự đào tạo: cán bộ đi trước hướng dẫn, chỉ bảo cán bộ
đi sau; đào tạo thông qua giao việc; khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ
mới vào ngành tham gia các buổi học tập ngoại khoá, báo cáo chuyên đề…
+ Đào tạo theo các chương trình do Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại
giao tổ chức: về quan hệ quốc tế, luật pháp quốc tế, ngoại ngữ…
+ Đào tạo sau đại học ở trong, ngoài nước theo các chương trình liên
quan, phục vụ cho công tác chuyên môn…
+ Đào tạo về chương trình chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp,
các lớp lý luận chính trị trung, cao cấp…
3. Về cơ sở vật chất, chính sách chế độ.
a) Cơ sở vật chất: Trong khi chờ Bộ Ngoại giao hoàn thiện xây dựng
khu trụ sở mới, trước mắt đề nghị tiếp tục nâng cấp phòng tiếp khách, một số

13


phòng làm việc cho Vụ; trang bị thêm một số bàn làm việc, tủ hồ sơ, máy
tính, điện thoại… cho đủ theo số định biên được phép.
c) Chính sách chế độ: Đề nghị Lãnh đạo Bộ xem xét, có chính sách chế
độ thoả đáng nhằm khuyến khích cán bộ nhân viên của Vụ tham gia học tiếng
địa phương, luân chuyển tại các CQĐD do Vụ phụ trách; hướng tới đào tạo
chuyên gia về Trung Đông – châu Phi, gắn bó lâu năm với khu vực….

14


Phần V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Phân công trách nhiệm.

a) Vụ Trung Đông – châu Phi: sau khi Lãnh đạo Bộ cho ý kiến, với
những thẩm quyền được giao, chủ động triển khai các nội dung nêu trong đề
án; đồng thời, sao gửi đề án cho các đơn vị liên quan phối hợp thực hiện;
b) Vụ Tổ chức Cán bộ: xem xét, đề xuất và kiến nghị các vấn đề về: i)
quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, tuyển dụng, bổ sung biên chế; ii) chương
trình đào tạo, nâng ngạch, bậc chuyên viên; iii) chế độ chính sách nhằm động
viên, khuyến khích cán bộ nhân viên Vụ Trung Đông – châu Phi yên tâm, gắn
bó lâu dài với khu vực.
c) Học viện Ngoại giao: tổ chức việc mở lớp, thông báo và tạo điều
kiện cho các cán bộ trẻ của Vụ Trung Đông – châu Phi cũng như của các đơn
vị khác trong Bộ tham gia các khoá đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn, đặc
biệt các lớp học về quan hệ quốc tế, luật pháp quốc tế…
d) Cục quản trị - Tài vụ: xây dựng kế hoạch nâng cấp, cải thiện phòng
làm việc, mua sắm trang thiết bị, đảm bảo các điều kiện làm việc cần thiết cho
cán bộ nhân viên của Vụ Trung Đông – châu Phi…
2. Lộ trình thực hiện đề án.
a) Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, trong vòng 02 tuần, đề
nghị các bộ phận, đơn vị liên quan phải có kế hoạch triển khai ngay đề án.
Các nội dung cơ bản của đề án về tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực
cán bộ, cung cấp trang thiết bị… cần phải được tiến hành đồng thời.
b) Lộ trình cụ thể:
- Lãnh đạo Vụ: cần xem xét, thay thế vị trí Vụ trưởng vào Quý I năm
2013; và các vị trì Phó Vụ trưởng vào Quý III/ 2013.

15


- Biên chế: cần bổ sung ngay số cán bộ đã đến tuổi nghỉ hưu hoặc có kế
hoạch luân chuyển (04 người), trong đó 02 người cuối năm 2012 và 02 người
cuối năm 2013; đồng thời sớm cho tuyển dụng, bổ sung những vị trí còn thiếu

hụt.
- Đào tạo: i) sau đại học (thạc sỹ) ở ngoài nước: 01 cán bộ của Vụ sẽ đi
học vào cuối năm 2012 và 01 sẽ đi học trong năm 2013; ii) các chương trình
nâng cao khác: Vụ sẽ chủ động, phối hợp triển khai theo các chương trình
chung do Bộ tổ chức…
3. Kinh phí thực hiện đề án.
- Về đào tạo: Trừ những học bổng do nước ngoài hoặc các tổ chức quốc
tế tài trợ, mọi chi phí liên quan đến việc học tập, đào tạo nhằm nâng cao năng
lực cán bộ của Vụ đều dựa trên cơ sở thực chi, lấy từ ngân sách Nhà nước
hoặc Quỹ đào tạo của ngành;
- Về việc nâng cấp trụ sở, cải thiện điều kiện làm việc và mua sắm các
trang thiết bị theo đề xuất của Vụ: chi phí được thực hiện theo kế hoạch
chung của Bộ được phân bổ từ ngân sách Nhà nước, do Cục Quản trị - Tài vụ
tính toán, cân đối việc chi tiêu.

16


Phần VI. KIẾN NGHI, KẾT LUẬN
1. Kiến nghị.
Đề án được xây dựng kỹ lưỡng, công phu và Vụ đã tham khảo ý kiến
của các đơn vị chức năng trong Bộ. Để đảm bảo đề án được triển khai nghiêm
túc, hiệu quả, Vụ Trung Đông – châu Phi xin kiến nghị Lãnh đạo Bộ:
- Cho ý kiến chỉ đạo và sớm thông qua đề án này;
- Trên cơ sở đề án, giao các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, phối
hợp triển khai nhằm giúp Vụ Trung Đông – châu Phi từng bước hoàn thiện bộ
máy tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức của Vụ theo lộ
trình đề ra.
2. Kết luận.
Trung Đông – châu Phi là một khu vực rộng lớn. Tuy xa xôi và còn

nhiều vấn đề phức tạp, song đây là một thị trường rất nhiều tiềm năng trong
quan hệ hợp tác với ta. Nhận thức được tiềm năng to lớn đó, gần đây các Bộ,
ngành và doanh nghiệp ta ngày càng đẩy mạnh quan hệ hợp tác với khu vực,
nhất là trong các lĩnh vực năng lượng. thương mại, viễn thông, nông nghiệp…
Khối lượng công việc của Vụ Trung Đông – châu Phi đang ngày càng tăng,
do đó, để đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của tình hình mới, việc không
ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ
cán bộ nhân viên Vụ Trung Đông – châu Phi là rất cần thiết.
Triển khai thực hiện tốt đề án này theo những nội dung, yêu cầu đề ra
sẽ giúp xây dựng Vụ Trung Đông – châu Phi, Bộ Ngoại giao trở thành một
đơn vị vững mạnh, góp phần cùng toàn ngành ngoại giao hoàn thành xuất sắc
mọi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó./.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
--

1. The Middle East and North Africa 2004, London, Europa Publication
limited. Tr.116 – 140;
2. Nghị định số 15/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao.
3. Quyết định số 1186/2008/QĐ-BNG ngày 14/5/2008 của Bộ trưởng
Bộ Ngoại giao quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Vụ Trung Đông – châu Phi.
4. Quyết định số 1960/QĐ-BNG ngày 30/7/2011 của Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao về việc giao chỉ tiêu và định mức biên chế năm 2012 cho các đơn
vị trong Bộ.
5. Đề án phát triển quan hệ Việt Nam – Trung Đông giai đoạn 20082015, Bộ Ngoại giao.

6. Định hướng chiến lược hợp tác Việt Nam – châu Phi giai đoạn 2011
– 2020, Bộ Ngoại giao.
7. Báo cáo tình hình biên chế của Vụ Trung Đông – châu Phi, Bộ Ngoại
giao, 3/ 2012.
8. Quy chế làm việc, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận thuộc Vụ
Trung Đông – châu Phi, Bộ Ngoại giao, 8/2009./.

18


MỤC LỤC

19



×