MỞ ĐẦU
1 - Lý do chọn đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành nói riêng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một nội dung
quan trọng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay.
Trong những năm qua, cùng với chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, cơ cấu kinh tế ngành nước ta đã có những chuyển biến tích cực theo
hướng phát huy có hiệu quả lợi thế, tiềm năng của đất nước, đáp ứng nhu cầu
thị trường, tăng dần tỷ trọng đóng góp của các ngành công nghiệp và dịch vụ
trong. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu
đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào
năm 2020. Điều này đòi hỏi phải có những nghiên cứu, đề xuất giải pháp
nhằm đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở nước
ta trong thời gian tới.
Trên thực tế, đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu vấn đề này
dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Những nghiên cứu này, mặc dù đã
phần nào làm sáng tỏ cả về lý luận và thực tiễn của quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, nhưng
vẫn còn nhiều khía cạnh chưa được giải quyết. Một trong những khía cạnh đó
là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở địa phương. Ở những địa
phương cụ thể, do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và bối
cảnh lịch sử nên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành có những đặc thù
riêng. Vì vậy, cần thiết phải có những nghiên cứu cụ thể đối với đối với quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá ở những địa phương này.
Huyện Bình Sơn, tỉnh Quãng Ngãi là một Huyện có nhiều tiềm năng, thế
mạnh để phát triển kinh tế - xã hội, nhưng vẫn chưa được khai thác và phát huy
một cách hiệu quả do cơ cấu kinh tế còn lạc hậu., trong những năm qua
CDCCKT đạt nhiều kết quả. Tuy vậy tốc độ chuyển dịch còn rất thấp.
CDCCKT chưa có quy hoạch tổng thể làm cho chất lượng, hiệu quả chuyển
dịch thấp. Biểu hiện cụ thể là: Sản phẩm sản xuất chất lượng thấp, giá thành
cao, khả năng cạnh tranh rất kém, không tiêu thụ được, kinh doanh bị thua lỗ...
Vì vậy, vấn đề bức thiết đối với huyện Bình Sơn hiện nay là phải đẩy
mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH . Nhằm
khai thác phát huy những tiềm năng thế mạnh mà huyện vốn có . Đó là lý do
tôi chọn đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Bình Sơn tỉnh Quãng
Ngãi theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa” để nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu đề tài này là đề ra các giải pháp nâng cao chất
lượng CDCCKT trên địa bàn huyện Bình Sơn. Cụ thể là tăng thu nhập/ha
canh tác đối với cây trồng hoặc nuôi trồng thủy sản, nâng cao năng suất cây
trồng, con vật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện giảm giá thành
sản phẩm để đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất nông nghiệp. Lựa chọn giải
pháp phát triển CN - TTCN và thương mại - dịch vụ theo hướng CNH, HĐH.
Đồng thời định hướng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
ngành công nghiệp có một vai trò rất quan trọng, là động lực phát triển kinh tế
của huyện Bình Sơn trong hiện tại cũng như tương lai.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CDCCKT theo
hướng CNH, HĐH. Đồng thời khảo sát thực trạng CDCCKT trên địa bàn
huyệ n Bì nh Sơn.
Phân tích đánh giá tình hình thực trạng, những quy luật vận động của
cơ sở kinh tế, trên cơ sở đó rút ra những ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân
và những vấn đề khó khăn phức tạp đang đặt ra của vấn đề CDCCKT.
Đề xuất những giải pháp, kiến nghị thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả
CDCCKT.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng CNH, HĐH.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Đặc điểm chung của địa phương.
- Hợp tác xã nông nghiệp huyện Bình Sơn
- Vấn đề CDCCKT trên địa bàn
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng cơ cấu và quá trình CDCCKT trên địa bàn
huyện Bình Sơn trong giai đoạn 2010- 2012 và đề xuất một số giải pháp chủ
yếu đẩy nhanh quá trình CDCCKT theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đến năm 2015.
Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến nay
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp hạch toán kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh.
- Phương pháp nghiên cứu kinh tế chuyên ngành.
Để đánh giá, so sánh, dự kiến kết quả, hiệu quả của các giải pháp
nghiên cứu trong đề tài, tôi sử dụng các chỉ tiêu System National Account
(SNA) của hệ thống tài khoản Quốc gia quy định thống nhất cho các nước
thuộc thành viên Liên hợp quốc có nền kinh tế thị trường. Trong đề tài có sử
dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, kết quả nghiên cứu một số cây
trồng, con vật nuôi chủ yếu của các đề tài nghiên cứu khoa học làm kết quả so
sánh cho các giải pháp của đề tài.
6. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, tiểu luận
gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiển.
Chương 2: Thực trạng CDCCKT theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp
nông thôn trên địa bàn huyện Bình Sơn.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng CDCCKT
theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện Bình Sơn.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH KINH TẾ.
1.1 Cơ sở lý luận.
1.1.1 Một số khái niệm.
1.1.1.1 Cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành, cùng với vị trí, tỷ
trọng và quan hệ tương tác phù hợp giữa các bộ phận trong hệ thống nền kinh
tế quốc dân. Cơ cấu kinh tế được xem xét dưới góc độ: Cơ cấu ngành ( như
công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ), cơ cấu vùng (các vùng kinh tế theo lãnh
thổ) và cơ cấu thành phần kinh tế.
Trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu ngành là bộ phận có tầm quan trọng đặc
biệt, là bộ xương của cơ cấu kinh tế.
Xây dựng cơ cấu kinh tế là yêu cầu cần thiết khách quan của mỗi nước
trong thời kì CNH, HĐH. Vấn đề quan trọng là tạo ra một cơ cấu kinh tế tối
ưu (hợp lý) tạo tiền đề để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế đất nước.
1.1.1.2 Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là một trong những bộ phận cấu thành cơ cấu
kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành hợp thành các mối tương
quan tỉ lệ, biểu hiện mối quan hệ tương hỗ giữa các nhóm ngành trong nền
kinh tế quốc dân.
Cơ cấu ngành phản ánh phần nào trình độ phân công lao động xã hội
chung của nền kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Cơ cấu ngành của một quốc gia thường được cấu thành bởi ba bộ phận:
Ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Trong ngành công nghiệp bao
gồm: công nghiệp và xây dựng; ngành nông nghiệp bao gồm: nông, lâm, ngư
nghiệp; ngành dịch vụ bao gồm: thương mại, dịch vụ và bưu điện.
1.1.1.3 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình phát triển của các ngành
kinh tế dẫn đến sự tăn trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi quan
hệ tương quan giữa chúng trong nền kinh tế quốc dân.
Vậy “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự thay đổi có mục đích, có
định hướng trên cơ sở phân tích đầy đủ căn cứ lý luận và thực tiễn cùng với
việc áp dụng đồng bộ các giải pháp cần thiết để chuyển dịch cơ cấu ngành từ
trạng thái này sang trạng thái khác hợp lý và có hiệu quả hơn”.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế gồm các nội dung cơ bản:
điều chỉnh cơ cấu các ngành trong toàn bộ nền kinh tế ( về tỷ trọng và vị trí
của từng ngành), xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu
nội bộ từng ngành.
Trong đó xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải xuất phát từ
việc đánh giá thực trạng nền kinh tế và xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
thế giới mà mỗi nước cần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng:
Giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, không ngừng gia tăng công nghiệp và dịch vụ
theo xu hướng CNH, HĐH và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo xu thế
hội nhập kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu ngành cần phải được coi là nội dung cơ bản, lâu
dài trong quá trình CNH, HĐH. Nếu xác định phương hướng và giải pháp
chuyển dịch sẽ đảm bảo hiệu quả kinh tế cao trong sự phát triển.
1.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế.
Việc xác định và thực hiện các phương thức và biện pháp nhằm chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng phù hợp là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của quản lý nhà nước về kinh tế. Để thực hiện nhiệm vụ này, cần
phân tích nghiên cứu kĩ các nhân tố khách quan và chủ quan có ảnh hưởng
đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Việc chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế nói chung chịu tác động của nhiều yếu tố: phân công lao động
xã hội, thị trường, vai trò quản lí vĩ mô của nhà nước, tác động của tiến bộ
khoa học công nghệ…
- Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa lao động, tức là sự
chuyên môn hóa sản xuất giữa các ngành trong nội bộ từng ngành và giữa các
vùng trong nền kinh tế quốc dân. Phân công lao động xã hội cần tuân thủ các
quá trình có tính quy luật sau:
+ Tỷ trọng và số tuyệt đối lao động nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng và
số tuyệt đối lao động công nghiệp ngày một tăng lên.
+Tỷ trọng lao động trí tuệ ngày một tăng và chiếm ưu thế so với lao
động giản đơn trong tổng lao động xã hội.
+ Tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất phi vật chất (dịch vụ)
tăng nhanh hơn tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất vật chất.
Phân công lao động có tác dụng rất to lớn, nó là đòn bẩy của sự phát
triển công nghệ và năng suất lao động cùng với cách mạng khoa học kĩ thuật
nó góp phần hình thành và phát triển cơ cấu ngành kinh tế hợp lý.
- Thị trường phải là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đầu
tiên đến việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế bởi lẽ thị trường
là yếu tố hướng dẫn và điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải hướng ra thị trường, xuất phát từ quan hệ
cung cầu hàng hóa trên thị trường để định hướng chiến lược và chính sách
kinh doanh của mình. Vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước cũng có vai trò rất
quan trọng đối với việc hình thành cơ cấu kinh tế ngành. Trong trường hợp đó
mặc cho sự tác động của thị trường thì sự hình thành cơ cấu ngành như mong
muốn sẽ quá chậm, nhất là các ngành bao gồm các doanh nghiệp không hoạt
động vì mục đích lợi nhuận (sản xuất hàng hóa công cộng, xây dựng cơ sở hạ
tầng…). Ngược lại, những định hướng thiếu cơ sở khách quan hoặc sự can
thiệp quá sâu của nhà nước trong quá trình thực hiện đều dẫn đến chỗ hình
thành cơ cấu ngành kém hiệu quả.
- Tiến bộ khoa học - công nghệ không chỉ tạo ra những khả năng sản
xuất mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển của một số ngành làm tăng tỷ trọng của
chúng trong tổng thể nền kinh tế quốc dân (làm chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế) mà còn tạo ra những nhu cầu mới đòi hỏi các ngành công nghiệp non
trẻ, công nghệ tiên tiến, do đó có triển vọng phát triển mạnh trong tương lai.
Tiến bộ khoa học- công nghệ cho phép tạo ra những sản phẩm có chất lượng
cao, giá thành rẻ do đó có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc
tế. Kết quả làm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo xu hướng xuất khẩu
thay thế nhập khẩu và hội nhập vào đời sống kinh tế khu vực và thế giới...
* Quá trình hình thành cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ
- Trong nền sản xuất hàng hóa nhỏ lưu thông hàng hóa vận động theo
công thức: H- T- H.
Đến giai đoạn sản xuất hàng hóa TBCN đều vận động theo công thức
chung của tư bản: T- H....
Việc tư bản đem hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ là rất phức
tạp, vì vậy nhà tư bản công nghiệp tách một bộ phận ra chuyên làm công tác
lưu thông hàng hóa, làm nhiệm vụ cung cấp các yếu tố đầu vào dịch vụ và
tiêu thụ sản phẩm làm ra. Đó chính là sự xuất hiện của tư bản thương nghiệp
chuyên đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa cho nhà tư bản công nghiệp từ nơi
sản xuất đến nơi tiêu dùng. Khi tư bản thương nghiệp xuất hiện, nó có vai trò
và lợi ích to lớn đối với xã hội. Chính vì vậy cùng với sự phát triển của kinh
tế hàng hóa từ đó mà ngành dịch vụ đã ra đời trên cơ sở đầu tiên của nó dưới
hình thức tư bản chuyên nghiệp.
Sự ra đời của ngành dịch vụ đã đánh dấu một bước chuyển của sự phát
triển của cơ cấu kinh tế. Một cơ cấu kinh tế hoàn chỉnh với ba ngành công
nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ đã thực sự xuất hiện trên cơ sở của sự phân
công lao động trong xã hội.
Nhìn chung sự phân công lao động theo ngành là một quá trình phân giải
và kết hợp lại. Một mặt, phân công theo ngành là quá trình phân nhánh thành
ngành và tiểu ngành. Mặt khác, sự phân công theo ngành như vậy đến một mức
độ cần thiết thì nảy sinh ra xu hướng liên kết lại thành tổ hợp liên ngành.
Ngày nay, ở các nền kinh tế phát triển, xu hướng chung của sự thay đổi
cơ cấu của ba ngành kinh tế trên phạm vi thế giới là: ngành nông nghiệp tỷ
trọng và số tuyệt đối có xu hướng giảm trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân;
ngành công nghiệp tỷ trọng và số tuyệt đối ngày càng tăng; ngành dịch vụ
không ngừng mở rộng. Tỷ trọng của những ngành sản xuất vật chất có xu
hướng giảm, trong khi các ngành sản xuất phi vật chất có tỷ trọng ngày càng
cao. Nhưng xu hướng đó không phải là tuyệt đối mà chỉ là tương đối và có
điều kiện. Việc giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp phải dựa trên cơ sở năng
suất lao động nông nghiệp nâng cao mạnh mẽ và khả năng phục vụ xã hội của
nông nghiệp phát triển có thể đảm bảo những nhu cầu sống và cơ bản của con
người với chất lượng cao. Tỷ trọng ngành dịch vụ nâng cao phải trên cơ sở
sản xuất vật chất phát triển mạnh. Những tính toán cụ thể cho thấy, sự mở
rộng ngành dịch vụ được xây dựng trên cơ sở nâng cao năng suất lao động
của công nghiệp và nông nghiệp.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một tất yếu khách quan
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là tất yếu khách quan vì chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ngành là nội dung của CNH, HĐH.
Hiện nay trên thế giới đang chứng kiến hai xu hướng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế lớn. Một là, sự chuyển dịch từ khu vực sản xuất sang khu vực dịch
vụ; sự thay đổi này diễn ra ở các nước công nghiệp tiên tiến. Hai là, sự
chuyển dịch theo hướng CNH diễn ra ở các nước đang phát triển trọng tâm
của bước chuyển dịch xảy ra chủ yếu trong nội bộ khu vực sản xuất vật chất
theo hướng tăng giá trị sản xuất công nghiệp so với nông nghiệp. Xong trên
thực tế do ảnh hưởng rất mạnh của xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế và ảnh
hưởng sâu sắc của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại nên đã xuất hiện
khả năng tương đối phổ biến ở các nước đang phát triển, đồng thời có hai
bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói trên. Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế
đang phát triển, chính vì vậy để theo kịp xu thế của thời đại chúng ta phải tiến
hành CNH gắn với HĐH và cùng một lúc thực hiện đồng thời hai sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nói trên. Chính vì vậy mà chuyển dịch cơ cấu kinh tế
( trong đó chủ yếu là cơ cấu kinh tế ngành) được coi là một trong hai nội dung
cơ bản của quá trình CNH, HĐH của nước ta.
CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế từ lạc hậu, ít hiệu quả sang một cơ cấu ngành kinh tế ngày càng phù hợp
với xu hướng phát triển của nền sản xuất hiện đại do sự tác động của cuộc
cách mạng khoa học công nghệ. Đó là xu hướng tỷ trọng giá trị sản phẩm
công nghiệp ngày càng tăng ; nông nghiệp ngày càng giảm ; tỷ trọng giá trị
dịch vụ ngày càng tăng, tổng giá trị sản phẩm công - nông nghiệp ngày càng
giảm tương ứng.
Có thể nói trong một chừng mực đáng kể việc chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành theo hướng CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân là một quá trình thể
hiện mối quan hệ giữa mục đích và phương tiện và HĐH nền kinh tế quốc dân
là mục đích và cơ cấu kinh tế ngành và phương tiện
Sự nghiệp CNH được tiến hành ở Việt Nam trong nhiều năm nay.
Nhưng trước đây nó được thực hiện theo xu thế khép kín tự cấp, tự túc và chủ
quan nóng vội. Ngày nay CNH được thực hiện theo hệ thống định hướng
mạnh về xuất khẩu đi đôi với thay thế nhập khẩu có hiệu quả. Quá trình đó
không những tăng thêm tốc độ và tỷ trọng của sản xuất công nghiệp mà còn là
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững của toàn bộ
nền kinh tế quốc dân.
Quá trình CNH, HĐH phải kết hợp đầu tư kỹ thuật cao cho sản xuất,
nhất là những ngành mũi nhọn để tăng nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, tạo
ra năng suất lao động cao, với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ cơ cấu kinh
tế lạc hậu, chưa hợp lý sang cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch
vụ hiện đại. Như vậy CNH không chỉ biểu hiện ở sự phát triển công nghiệp
mà còn là sự chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành kinh tế, từng lĩnh vực theo
hướng công nghệ tiên tiến, hiện đại. Chỉ có như vậy đất nước mới thoát khỏi
tình trạng tụt hậu nhanh chóng đạt tới trình độ văn minh, hiện đại đưa nước ta
phát triển theo con đường XHCN.
Trải qua một thời kỳ dài ở nước ta thực hiện cơ chế bao cấp kế hoạch
tập trung, ngành nông nghiệp sản xuất theo các chỉ tiêu giao nộp, chủ yếu là
tự cung tự cấp. Vì vậy quá trình sản xuất bị bó hẹp, sơ cứng và thụ động trong
việc thực hiện, phát huy được tiềm năng của các vùng miền, các khu vực và
các nguồn lực sẵn có của nông nghiệp, nông thôn như đất đai, lao động và lợi
thế so sánh ở từng địa phương.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và công cuộc xây dựng sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước, nền nông nghiệp nước ta chuyển từ nền sản xuất
tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, việc phát triển của khoa học công nghệ
hiện nay, sản xuất nông nghiệp có bước phát triển mạnh mẽ do áp dụng các
thành tựu khoa học công nghệ. Đồng thời cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn thay đổi theo hướng đa dạng có hiệu quả. Những cây trồng vật nuôi có
giá trị kinh tế cao được phát triển mở rộng, từng bước thay thế cây trồng vật
nuôi kém hiệu quả. Nhiều ngành nghề và các loại hình dịch vụ mới phục vụ
nông nghiệp phát triển.
Tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch
chậm chưa theo sát thị trường. Sản xuất nông nghiệp còn phân tán, manh
muốn, tự phát, công nghệ chế biến nông sản và các ngành nghề nông thôn
phát triển chậm. Cơ cấu kinh tế nông thôn ngành nông nghiệp còn chiếm tỷ
trọng lớn, trong nông nghiệp thì tỷ trọng ngành trồng trọt còn ở mức cao.
Phần lớn sản phẩm nông nghiệp mới ở dạng sơ chế. Dịch vụ sản xuất còn
chưa theo kịp yêu cầu của sản xuất hàng hóa. Chất lượng và khả năng cạnh
tranh của nhiều sản phẩm ngành nông nghiệp còn thấp, kém hiệu quả. Giá trị
thu được trên mỗi đơn vị diện tích còn thấp. Công tác chuyển giao khoa học
công nghệ còn nhiều bất cập, hạn chế.
Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn như: hệ
thống giao thông thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hóa quy
mô lớn, mức sống ở nông thôn và thành thị còn chênh lệch quá nhiều. Đó
chính là những vấn đề bức xúc đang đòi hỏi quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
+ Hội nghị lần thứ V BCH TW Đảng Cộng sản khóa IX đã thông qua
Nghị quyết về: “ Đẩy nhanh CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ
2001- 2010”,Nghị quyết đã xác định nội dung tổng quát của CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn:
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hóa, gắn với công nghệ chế biến và thi trường, thực hiện cơ khí hóa, điện khí
hóa, thủy lợi hóa ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào các khâu sản
xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh
tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường” ( Nghi quyết TW 5 khóa IX
của Đảng).
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng của
giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ
trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng trong
kinh tế xã hội; quy hoạch phát triển nông thôn; bảo vệ môi trường sinh thái;
tổ chức sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn
công bằng; văn minh không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa
nông dân” ( Nghị quyết TW5 khóa IX của Đảng).
+ Để thực hiện Nghị quyết lần thứ V Ban chấp hành TW Đảng khóa IX.
Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 68/2002/ QĐ- TTg về chương trình
hành động của chính phủ thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 ban chấp
hành TW Đảng khóa IX. Mục tiêu của chương trình là thực hiện thắng lợi
Nghị quyết TW Đảng khóa IX. Với yêu cầu là : Trên cơ sở quán triệt đầy đủ
quan điểm, mục tiêu và nội dung của Nghị quyết đã cụ thể hóa thành các văn
bản pháp quy, các chương trình kinh tế, xã hội, các đề án chuyên ngành và tổ
chức thực hiện có hiệu quả. ( Nghị quyết TW 5 khóa IX của Đảng).
+ Các Nghị quyết của Đại hội Đảng thành phố lần thứ XII, Đảng bộ
huyện lần thứ XXIV đều coi trọng nhiệm vụ đẩy nhanh CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm.
Đó chính là cơ sở thực tế đòi hỏi sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế để thúc
đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
1.2.2 Tình hình phân công lao động trong nội bộ ngành, nội bộ các
xí nghiệp hiện nay
Sự phân công chuyên môn hóa trong nội bộ xí nghiệp trước hết được
thực hiện trong công nghiệp chế biến nông sản. Công nghiệp phát triển đã
kích thích mạnh mẽ nông nghiệp về các mặt:
- Phát triển mạnh mẽ trong nông nghiệp. Nhờ sự phát triển này nông
nghiệp ngày càng đi sâu vào chuyên môn hóa và thâm canh hóa, sản xuất nông
nghiệp ngày càng được tổ chức theo tính chất xí nghiệp. Do đó, nông nghiệp
trong giai đoạn này phân biệt với nền nông nghiệp nhỏ không những về mặt quy
mô mà còn về mặt phương thức. Chỉ tiêu cơ sở nông nghiệp mới thích nghi với
công nghiệp chế biến trong cùng một quá trình tái sản xuất mở rộng.
- Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp đi sâu vào chuyên canh. Cơ cấu sản
xuất trong đơn vị nông nghiệp bao gồm một vài sản phẩm chủ yếu (do chuyên
canh) và nhiều sản phẩm phụ (do phát triển tổng hợp). Những mặt hàng phụ
đều phải thích ứng với mặt hàng chủ yếu để hình thành một cơ cấu sản xuất
hợp lý. Do đặc điểm này, hình thức tổ chức nông nghiệp hàng hóa và hình
thức chế biến sản phẩm rất khác nhau ở các vùng.
Sở dĩ phân công lao động trong nội bộ xí nghiệp công nghiệp chế biến
có thể gây ra những biến đổi quan trọng trong sự phân công xã hội, trong cơ
cấu sản xuất do 2 yếu tố sau đây tạo ra hiệu quả cao: Tổ chức nội bộ xí nghiệp
có khoa học và có trình độ quản lý kinh doanh sản xuất lớn.
Tính chất sản xuất lớn trước hết biểu hiện ở tổ chức nội bộ của đơn vị
cơ sở có căn cứ khoa học làm điều kiện cho sự phát huy tính chủ động kinh
doanh có hiệu quả. Điều này có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với sự hình
thành cơ cấu tái sản xuất mở rộng của nền kinh tế.
Tính chất sản xuất lớn còn thể hiện ở trình độ quản lý kinh doanh của
xí nghiệp, vừa phù hợp với dây chuyền sản xuất, vừa đảm bảo nguyên tắc
hiệu quả của hoạt động kinh doanh bù đủ chi phí và sản xuất có lãi theo
nguyên tắc sản phẩm đầu ra- chi phí đầu vào lãi.
Phân công lao động trong nội bộ xí nghiệp công nghiệp trên một cơ sở
tổ chức hợp lý và một trình độ quản lý kinh doanh kiểu sản xuất lớn có sức
thúc đẩy phân công xã hội phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu: nó thúc
đẩy mạnh mẽ sự phân công trong ngành công nghiệp, đó là những ngành liên
quan về sản xuất và tiêu thụ (phát triển công nghiệp dệt liên quan đến ngành
sản xuất nguyên liệu về dệt và may mặc; sự phân công nội bộ xí nghiệp chế
biến đường liên quan đến ngành trồng mía…)
Vì vậy, quá trình phát triển phân công lao động là quá trình hình thành
cơ cấu kinh tế giữa công nghiệp và nông nghiệp.
Xét vấn đề theo góc độ tái sản xuất hình thành cơ cấu kinh tế giữa công
nghiệp với nông nghiệp chính là quá trình hình thành thị trường trong nướcmột dấu hiệu quan trọng của sự chuyển biến từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn.
Kết quả chủ yếu của phân công lao động xã hội ở giai đoạn này là hình thành
cơ cấu tái sản xuất mở rộng giữa công nhiệp và nông nghiệp chế biến. Quy
mô về sản phẩm trao đổi của hai lĩnh vực sản xuất - quy mô lớn này đòi hỏi
cải tạo các khâu lưu thông. Do đó thương nghiệp và giao thông vận tải phát
triển thành những khâu của cơ cấu tái sản xuất mở rộng.
Nội dung chủ yếu ở giai đoạn này là giải quyết yêu cầu sản phẩm tất
yếu của xã hội, từ đó tạo ra quy mô tích lũy cần thiết cho việc thực hiện CNH
đất nước. Một đặc điểm nổi bật của quá trình phân công lao động trong giai
đoạn này là sự kết hợp kỹ thuật thủ công với kỹ thuật hiện đại, giữa sự phát
triển trong nước với hợp tác quốc tế XHCN. Do đó, mối quan hệ giữa công
nghiệp và nông nghiệp ngày một chặt chẽ.
Chương 2
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BÌNH SƠN.
2.1 Những nhân tố tác động đến sự hình thành và chuyển dịch cơ
cấu kinh
2.1.1 Vị trí địa lý
Bình Sơn là một huyện đồng bằng ven biển, cửa ngõ phía bắc tỉnh
Quảng Ngãi. Phía đông giáp biển Đông; phía tây giáp huyện Trà Bồng; phía
nam giáp huyện Sơn Tịnh; phía bắc giáp huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam);
có Quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất chạy qua. Diện tích: 466,77km2(1). Dân số:
180.045 người(2). Mật độ dân số: 386 người/km2(3).Đơn vị hành chính trực thuộc
gồm 1 thị trấn (Châu Ổ huyện lị; thành lập 4.1986), 24 xã (Bình Thới, Bình
Đông, Bình Thạnh, Bình Chánh, Bình Nguyên, Bình Khương, Bình An, Bình
Trị, Bình Hải, Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Bình Trung, Bình Hòa,
Bình Long, Bình Minh, Bình Phú, Bình Chương, Bình Thanh Đông, Bình
Thanh Tây, Bình Hiệp, Bình Mỹ, Bình Tân, Bình Châu) với 99 thôn, tổ dân phố.
Bình Sơn có một địa hình đa dạng có thể phân chia làm ba vùng, mỗi
vùng có đặc điểm thổ nhưỡng khác nhau: 1) Vùng trung du bán sơn địa gồm
các xã phía tây giáp Trà Bồng, có nhiều núi đá, đất bazan; 2) Vùng châu thổ
dọc hai bên bờ sông Trà Bồng, gần sông, được phù sa bồi đắp hằng năm, xa
sông là đất pha cát; 3) Vùng đồi thấp nhấp nhô và những trảng cát rộng giáp
với tỉnh Quảng Nam, nối với bờ biển phía đông. Vùng này cũng có đất bazan
xen lẫn với sa khoáng.Núi đồi: Bình Sơn có nhiều núi cao thấp trải dài từ phía
đông huyện Trà Bồng ra đến bờ biển Đông: núi Đồng Tranh ở Thọ An cao
785m, các núi Chớp Vung, Thình Thình (Sâm Hội), Ba Bì, núi Đất, núi Răm,
núi Sơn, núi Lớn, núi Cổ Ngựa, núi Trì Bình (tục gọi là núi Cấm), Xuân An,
An Lộc, Tam Thao, An Hải, Kiền Kiền, núi Gió, Nam Châm, Cà Ty… cao
trên dưới 100m; hầu như xã nào cũng có đồi gò.
Sông suối: Sông Trà Bồng là một trong bốn con sông lớn của Quảng
Ngãi, phát nguyên từ vùng núi cao Trà Bồng chảy xuyên qua huyện Bình Sơn
khoảng 25km theo hướng đông - tây, đến thôn Giao Thủy (xã Bình Thới)
chảy theo hướng đông bắc rồi đổ ra cửa Sa Cần. Sông Trà Bồng từ xưa là
đường thủy quan trọng trong việc giao lưu xuôi - ngược; là một trong những
nguồn nước quan trọng nhất cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
Bờ biển: Bình Sơn có bờ biển dài 54km và chính là đoạn bờ biển khúc
khuỷu nhất trong tỉnh Quảng Ngãi với nhiều mũi đất và vũng vịnh, có các cửa
biển Sa Cần, vũng Quýt (Dung Quất), cửa Sa Kỳ (giáp với huyện Sơn Tịnh),
các vịnh Việt Thanh, Nho Na. Các cửa biển và vịnh này, từ xưa đã phát triển
nghề đánh bắt, chế biến hải sản, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Từ đầu
thế kỷ XXI, Dung Quất được xây dựng thành cảng biển nước sâu, trong vùng
nội địa thì xây dựng Khu Kinh tế Dung Quất.
Đồng bằng: Hai bên bờ sông Trà Bồng là vùng đồng bằng tươi tốt nhất.
Các vùng xa sông đất đai thường cằn cỗi, thiếu nước. Đất canh tác ở Bình Sơn
thích hợp cho việc trồng lúa nước, khoai, sắn, mía, dâu, dưa hấu…
Về tình hình sử dụng đất năm 2005 như sau: 1) Đất nông nghiệp
21.729,895ha (46,55%); 2) Đất lâm nghiệp 9.876,39ha(21,16%); 3) Đất khu dân
cư 1.493,21ha (3,21%); 4) Đất chuyên dùng 4.278,96ha (9,16%); 5) Đất chưa sử
dụng 9.298,54ha (19,92%).2.1.2. Nguồn lực cơ bản của huyện Bình Sơn.
Để thực hiện nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng
CDCCKT. Yếu tố đầu vào quan trọng, quyết định quá trình sản xuất sản
phẩm. Đó là đất đai, lao động, tiền vốn, khoa học công nghệ. Ngày nay khi
nền kinh tế đang chuyển biến xu thế chất lượng hiệu quả. Nghiên cứu các yếu
tố đầu vào xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố là vấn đề quan trọng
quyết định cho sản xuất kinh doanh.
Khí hậu: Nhìn chung, tình hình khí hậu Bình Sơn thuận lợi cho sản xuất
và sinh hoạt. Tuy nhiên, cứ vài ba năm thường có một trận lũ lụt lớn hoặc một
trận bão biển và mấy năm gần đây thường xảy ra hạn hán gây nhiều thiệt hại
cho sản xuất nông nghiệp, nhiều thiệt hại về người và tài sản cho ngư dân
vùng biển...
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội.
Dân cư: Ở Bình Sơn có dân số 180.045 người (tính dân số trung bình
trong năm), gồm: 179.545 người kinh, 435 người Cor, 65 người Hoa hoặc
người Việt gốc Hoa và người các dân tộc khác.
Cư dân Bình Sơn chủ yếu sinh sống bằng nghề nông và đánh bắt chế biến
hải sản; một số ít có nghề làm đồ gốm, đồ gỗ, nghề rèn, đan lát dụng cụ mây tre,
nghề buôn bán nhỏ. Gần đây có thêm nghề nuôi tôm, sửa chữa cơ khí nhỏ.
Ngoài các ngành sản xuất chính là trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt các
hộ gia đình còn phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và thương mạidịch vụ. Ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp chiếm 11%, ngành thương
mại- dịch vụ chiếm 14%. Các ngành này phát triển làm cho cơ cấu kinh tế của
huyện Bình Sơn chuyển dịch theo hướng tiến bộ.
2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bà n huyệ n
Bì nh Sơn.
2.2.1 Cơ cấu kinh tế theo các ngành sản xuất của huyện Bình Sơn.
Biểu đồ : Thực trạng về CDCCKT của huyện qua các năm
Chỉ
tiêu
Tổng
giá trị
SX
1. SX
Nông
nghiệp
Tỷ
trọng
2. CNTTCN
Tỷ
trọng
3. TM –
DV
Tỷ
ĐVT
Tr.đ
Tr.đ
%
Tr.đ
%
Tr.đ
%
Năm
Năm
2010
Năm
2011
23.713,8 25.217,2 28.779,8
Tốc độ phát triển %
2010/200 2010/200
BQ
9
9
102,12
128,84 110,09
139,14 109,07
23.112
26.692
28.229
101,80
98
98
98
-
203,5
232,2
226,8
104,27
0,8
0,9
0,9
-
298,3
430
324
105,03
1,2
1,1
1,1
-
-
-
116,88 105,50
-
-
133,51 104,25
-
-
trọng
Qua bảng biểu ta thấy giá trị sản xuất hàng toàn ngành của huyện qua 3
năm tăng bình quân 10,09%.
Đánh giá chung cơ cấu kinh tế theo các ngành sản xuất của xã đã có xu
hướng chuyển dịch tích cực. Trong cơ cấu kinh tế, tốc độ chuyển dịch ngành
CN- TTCN chậm, đây là vấn đề chú ý trong quá trình CDCCKT để đạt hiệu
quả cao so với các huyện lân cận.
2.2.2. Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp.
Cho đến nay nông nghiệp là ngành chính của địa phương, ngành CNTTCN mới chiếm tỷ trọng 0,9%, ngành nông nghiệp vẫn tồn tại song song
với các ngành mũi nhọn khác. Cụ thể gồm có các ngành trồng trọt, chăn nuôi,
thủy sản. Thực trạng về cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp của huyện thể hiện
ở bảng biểu sau : Các thống kê cơ bản về kinh tế 2008- 2011
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Diện tích lúa cả năm
Ha
Diện tích màu cả năm
Ha
Sản lượng lương thực quy
tấn
thóc
Lương
thực
bình
Kg
quân/người
Diện tích cây công nghiệp:
- Mía
Ha
- Lạc
Ha
- Vừng (mè)
Ha
Sản lượng cây công nghiệp
- Mía
tấn
- Lạc
tấn
- Vừng (mè)
tấn
Đàn trâu
Con
Đàn bò
Con
Đàn lợn
Con
Đàn gia cầm
Con
Diện tích rừng mới trồng
Ha
Khai thác gỗ
m3
2008
11.428
5.673
2011
9.895
3.895
24.323
51.993
165
289
745
129
Không nắm được
874
1.195
231
26.177
127
Không nắm được
490
25.399
34.079
232.919
400
1.200
43.294
2.120
71,32
1.231
53.402
74.438
556.446
1.187
38.526
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Sản lượng hải sản đánh bắt
tấn
Tổng giá trị sản xuất kinh tế
tỷ đồng
- Nông, lâm, ngư
tỷ đồng
- Công nghiệp tiểu thủ
tỷ đồng
công nghiệp
- Thương mại dịch vụ
tỷ đồng
Tỷ trọng các ngành kinh tế
- Nông, lâm, ngư
%
- Tiểu thủ công nghiệp –
%
Công nghiệp
- Thương mại - dịch vụ
%
Thu nhập bình quân đầu
1000 đồng
người
2008
4.500
32
26
2011
23.452
1.029(10)
762,6
2,5
92,9
3,5
173,5
81,2
74,1
7,8
9
11
16,8
222
5.700
Qua bảng biểu ta thấy :
- Ngành nông nghiệp trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao, sản xuất nông
nghiệp còn manh muốn, chưa hình thành các vùng sản xuất tập trung có quy
mô hàng hóa lớn. Vì vậy, năng suất cây trồng thấp, không khai thác được tiềm
năng đất đai và lợi thế so sánh của địa phương.
- Ngành chăn nuôi (lợn, gia cầm) : ở quy mô nhỏ, hộ gia đình, tổ chức
chăn nuôi theo hướng tận dụng thức ăn, chưa có quy mô chăn nuôi lợn trên
200 con hoặc gia cầm từ 500-1000 con, vì vậy sản phẩm chăn nuôi có tính tự
cấp cho khu vực ; hiệu quả chăn nuôi thấp.
- Thủy sản của huyện với quy mô 5,3% giá trị sản xuất. Tuy nhiên do
sản xuất phân tán quảng canh nên năng suất thấp, hiệu quả nuôi trồng thủy
sản chưa cao, chưa tận dụng được diện tích mặt nước để tập trung, hoặc sử
dụng các mô hình thâm canh nuôi cá kết hợp với sản xuất lúa. Áp dụng mô
hình chăn nuôi theo kiểu trang trại, gia trại theo quy mô công nghiệp, từng
bước hiện đại hóa ngành chăn nuôi.Nâng cao tỷ trọng, nâng cao hiệu quả để
đưa ngành chăn nuôi là ngành sản xuất chính.
2.2.3. Thực trạng cơ cấu ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp
và thương mại - dịch vụ của huyện 5 các năm qua.
Cư dân Bình Sơn có nhiều nghề thủ công truyền thống: ép mía nấu
đường thủ công ở nhiều làng xã, nghề gốm ở Mỹ Thiện, nghề đúc ở Long
Giang, nghề muối, nghề làm mắm ở Diêm Điền, Định Tân, nghề dệt, nghề rèn
ở một số làng xã khác… Từ năm 1975 đến nay, các nghề ép mía nấu đường
thủ công, nghề gốm, nghề đúc dần dần bị mai một, nhưng lại xuất hiện một số
ngành nghề khác: làm gạch ngói, khai thác đá cát sỏi phục vụ xây dựng, đan
lát mây tre, sản xuất đồ gỗ, sửa chữa cơ khí nhỏ… Đến năm 2008, có 1.550
cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cá thể với 2.700 lao động, nhiều nhất ở thị
trấn Châu Ổ và xã Bình Chánh. Giá trị sản xuất công nghiệp cá thể năm 2010
là 92.447 triệu đồng.
Trên địa bàn huyện Bình Sơn có khu kinh tế Dung Quất đang hình
thành và phát triển, sẽ là động lực quan trọng để huyện phát triển mạnh về
công - thương nghiệp và dịch vụ.
Về điện, từ năm 2008 Bình Sơn có máy phát điện nhỏ, chủ yếu phục vụ
cho thị trấn Châu Ổ. Từ năm 2011 đến nay, điện lưới quốc gia đã đưa điện về
khắp các xã, thôn phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Đến nay, đã có trên 100
% hộ gia đình dùng điện.
Trong tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp còn phải kể đến hoạt động
xây dựng cơ bản và giao thông - vận tải đã góp phần quan trọng thay đổi diện
mạo kinh tế, văn hóa của Bình Sơn.
Qua phân tích cơ cấu nội bộ ngành CN- TTCN và TM- DV có nhận
xét sau:
- Bình Sơn là một huyện nông nghiệp đang đấy mạnh tốc độ tăng CNTTCN và TM- DV. Qua các số liệu thống kê ở bảng trên cho thấy tốc độ phát
triển nhanh chóng của các ngành CN- TTCN thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dần
dần giảm tỷ trọng nông nghiệp.
- Ngoài phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi thủy sản xã đã tập trung
chú ý phát triển các ngành TM-DV làm cho cơ cấu các ngành này tăng lên
thực hiện một cơ cấu kinh tế tiến bộ.
- Trong nội bộ các ngành, ưu thế phát triển vẫn là các ngành thủ công, cơ
khí chế tạo, cơ khí sửa chữa, vật liệu xây dựng, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản.
Căn cứ vào thực trạng này làm cơ sở phát triển CN- TTCN đến năm 2013.
2.2.4. Nhận xét chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ của huyện Bình Sơn.
2.2.4.1. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong những năm qua, huyện Bình Sơn đã thực hiện chuyển dịch cơ
cấu kinh tế mang lại hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,
cơ cấu kinh tế đã dịch chuyển theo chiều hướng tiến bộ. Thu nhập bình quân
cho một lao động tăng nhanh, mức sống vật chất, tinh thần cho nhân dân được
cải thiện đáng kể so với trước đây. Cơ sở hạ tầng thiết yếu như : Đường giao
thông, trạm xá, trường học, các trụ sở làm việc, hệ thống tiêu thoát nước, nhà
văn hoá cộng đồng, sân thể thao,… được xây dựng kiên cố hoá hiện đại đáp
ứng được nhu cầu của nhân dân.
- Tuy đạt được nhiều thành tích trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng
cơ cấu kinh tế của địa phương vẫn mang tính thuần nông, trồng trọt, chăn
nuôi vẫn là chủ yếu.
- Cơ cấu cây trồng vật nuôi chậm đổi mới dẫn đến năng suất đất đai thấp.
- Ngành chăn nuôi của địa phương vừa sản xuất trong tình trạng quy
mô gia đình phân tán dưới hình thức chăn nuôi tận dụng lao động, tận dụng
phụ, phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Cần có giải pháp tốt hơn để đưa
chăn nuôi lên ngành sản xuất chính theo quy mô trang trại, gia trại, chăn nuôi
công nghiệp,.. cho thu nhập lớn và đưa chăn nuôi phát triển theo hướng sản
xuất hàng hoá.
- Ngành thuỷ sản của địa phương sản xuất phân tán theo quy mô hộ gia
đình và sản xuất theo kiểu quảng canh nên hiệu quả, năng suất rất thấp. Với
phương thức nuôi trồng thuỷ sản hiện nay, xã mới chỉ tận dụng được một số
diện tích mặt nước không trồng trọt để nuôi trồng thuỷ sản. Và với quy mô
đó, xã mới chỉ dừng lại ở mức sản xuất tự cung, tự cấp và tự tiêu mà chưa
phải là sản xuất theo quy mô hàng hoá với hiệu quả cao và mang lại nhiều lợi
nhuận cho bà con.
Trong thời gian tới ngành nuôi trồng thuỷ sản cần tăng diện tích, quy
mô và cả năng suất. Bên cạnh diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện có cần phải
nghiên cứu chuyển đổi những diện tích trồng trọt kém hiệu quả sang nuôi
trồng thuỷ sản.
2.2.4.2. Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thương mại –
dịch vụ.
Bình sơn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với khu vực
Dung Quất được Chính phủ chọn để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của
cả nước và hiện đã đi vào hoạt động, đồng thời hình thành KKT Dung Quất
nối liền với KKT mở Chu Lai của Quảng Nam. Đây là lợi thế rất quan trọng,
tạo điều kiện để tỉnh phát triển nhanh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đi
kèm theo chương trình phát triển lọc dầu của quốc gia, đồng thời góp phần
đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế tỉnh theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với định hướng phát triển theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, rõ ràng ngành công nghiệp có một vai trò rất
quan trọng, là động lực phát triển kinh tế của Huyen trong hiện tại cũng như
tương lai.
Với định hướng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
Binh Sơn xác định công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh có tính đột
phá. Tập trung phát triển công nghiệp ở KKT Dung Quất và các cụm công
nghiệp làng nghề. Phát huy lợi thế cảng biển nước sâu để phát triển ngành
công nghiệp nặng có ý nghĩa chiến lược, có giá trị tăng cao như: công nghiệp
lọc hóa dầu, gia công kim loại, đóng tàu, khai khoáng, năng lượng điện.
Trong đó, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp (CN) như chế
biến nông, lâm, thủy sản; khai thác chế biến khoáng sản và vật liệu xây dựng;
CN hóa chất; cơ, kim khí và điện tử tin học; CN điện, nước; dệt may; TTCN làng nghề; phát triển KKT, các KCN của tỉnh. Đặc biệt là tập trung đẩy mạnh
đầu tư phát triển Dung Quất theo hướng trở thành một KKT tổng hợp đa ngành,
đa lĩnh vực với ngành kinh tế mũi nhọn là lọc hóa dầu và luyện cán thép, đóng
tàu biển, các ngành CN có quy mô lớn gắn với cảng biển nước sâu Dung Quất,
sân bay Chu Lai và đô thị - dịch vụ Vạn Tường, đô thị Nam Dốc Sỏi.
Bên cạnh đó, tận dụng những lợi thế về biển, trong thời gian gần đây
huyện Binh Son đã xác định phải phát triển kinh tế biển trở thành một ngành
kinh tế mũi nhọn tại một số địa phương như cảng biển Sa Kỳ....
Qua đó thấy được vị trí, vai trò của các ngành kinh tế ở nước ta trong
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.
Vị trí, vai trò của ngành nông nghiệp.
Vị trí của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế tùy thuộc vào trình độ phát
triển của đất nước. Song dù phát triển ở giai đoạn nào, nhiều loại sản phẩm
của nông nghiệp không thể thay thế bằng sản phẩm của các ngành sản xuất
vật chất khác. Với tư cách là bộ phận hợp thành hệ thống kinh tế quốc dân
thống nhất, sự phát triển nông nghiệp có quan hệ tương hỗ với sự phát triển
của công nghiệp và dịch vụ. Việc phát triển kinh tế nông nghiệp một cách
mạnh mẽ và ổn định tạo cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhất là cho công
nghiệp một cơ sở vững chắc về nhiều phương diện, trước hết là lương thực,
thực phẩm và nguyên liệu. Dù cho nền kinh tế nước ta sau này phát triển đến
đâu và tỷ lệ lao động làm nông nghiệp giảm xuống do năng suất lao động
trong công nghiệp tăng lên thế nào thì nông nghiệp bao giờ cũng vẫn đóng
một vai trò quan trọng vì nó thỏa mãn nhu cầu hàng đầu của con người là nhu
cầu ăn, mặc tạo ra sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng.
Công cuộc CNH ở nước ta được thực hiện với điểm xuất phát thấp: nền
nông nghiệp lạc hậu, tập trung chủ yếu vào cây lương thực với câu lúa nước
giữ vị trí trung tâm, đại bộ phận dân cư sống ở nông thôn, phần lớn lao động
làm trong nông nghiệp, nông nghiệp đóng góp phần lớn nhất trong thu nhập
quốc dân. Với mong muốn nhanh chóng biến nước ta thành một nước công
nghiệp - nông nghiệp hiện đại, văn minh trong thập kỷ 60, chúng ta đã thực
hiện CNH theo định hướng “ ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách
hợp lý, đồng thời phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”. Sang thập kỷ
70, định hướng ấy được điều chỉnh thành: “ưu tiên phát triển công nghiệp
nặng trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”. Về danh nghĩa,
nông nghiệp luôn được khẳng định vai trò quan trọng và đòi hỏi phải được
chú ý trong chỉ đạo. Trên thực tế, trí tuệ, sức lực vốn liếng lại được tập trung
cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng. Kết quả là nền nông nghiệp
không được khai thác phát triển, nền tảng cho sự phát triển không bền vững,
những yếu tố mất cân đối về kinh tế ngày càng trầm trọng và nhiều vấn đề
kinh tế - xã hội bức xúc không được giải quyết. Thực tế lịch sử cho thấy ngày
càng rõ hơn tính bất hợp lý và kém hiệu quả của một số chính sách cơ cấu mà
chúng ta đã thực hiện trong hơn 20 năm qua. Đầu những năm 80, quan điểm
về CNH đã được điều chỉnh cơ bản theo hướng coi nội dung chính của CNH
trong những năm 80 là “ tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông
nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn XHCN, ra sức
đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng…”
Nông nghiệp từng bước được đặt đúng vào vị trí của nó. Việc phát triển
nông nghiệp tập trung vào thực hiện ba nhiệm vụ cơ bản: bảo đảm lương
thực-thực phẩm, tiến tới có lương thực dự trữ, bảo đảm nguyên liệu cho sản
xuất hàng tiêu dùng, cung cấp sản phẩm xuất khẩu. Trong những năm tiếp
theo, nông - lâm - ngư nghiệp tiếp tục được phát triển. Đại hội lần thứ VII
( 1991) xác định: “Phát triển nông- lâm- ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế
biến, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế xã hội”.
Công cuộc đổi mới những năm qua cũng lấy nông thôn làm địa bàn trọng
điểm và nông nghiệp làm khâu đột phá. Đại hội Đảng VIII (1996) xác định;
“phát triển toàn diện nông- lâm- ngư nghiệp hình thành các vùng tập trung
chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hóa
nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đảm bảo về an toàn lương thực trong xã
hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trường trong
và ngoài nước”. Đến Đại hội Đảng IX năm 2001 xác định: “Đẩy mạnh CNH,
HĐH nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng
hóa lớn phù hợp với yêu cầu của thị trường và điều kiện sinh thái của từng
vùng chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, kéo việc làm thu hút
nhiều lao động ở nông thôn. Đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào
sản xuất nông nghiệp, đạt mức tiên tiến trong khu vực về trình độ công nghệ
và thu nhập trên một đơn vị diện tích, tăng năng suất lao động, nâng cao chất
lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản
trong và ngoài nước, tăng đáng kể thi phần của các nông sản chủ lực trên thị
trường thế giới”.
* Vị trí vai trò của ngành công nghiệp.
Có thể khẳng định rằng bất cứ một nước chậm phát triển nào muốn đạt
được trình độ của một nước phát triển đều phải trải qua một nấc thang có tính
tất yếu lịch sử đó là công nghiệp hóa.
Quá trình CNH, HĐH là động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế,
là những phương tiện đạt những mục tiêu cơ bản về kinh tế - chính trị. Mặc
dù CNH, HĐH không chỉ là phát triển công nghiệp song sự phát triển của các
ngành công nghiệp có vai trò quan trọng và tích cực trong việc thúc đẩy các
ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân.
Sự phát triển công nghiệp trong những năm gần đây đã chứng minh xu
thế tất yếu của CNH, phát triển công nghiệp và từng bước nâng tỷ trọng của
công nghiệp trong giá trị sản lượng của cả nước và của từng địa phương. Sự
phát triển nhanh của các ngành điện lực, hóa chất, phân bón, hàng tiêu
dùng…đã kích thích sản xuất và tiêu dùng phát triển. Đồng thời sự phát triển
của các ngành chế biến lương thực - thực phẩm đã làm cho nông nghiệp
chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, bộ mặt của các vùng nông thôn có
nhiều biến đổi. Công nghiệp phát triển là chìa khóa để xây dựng nông nghiệp
theo sản xuất lớn XHCN, chuyển nông nghiệp từ tình trạng kỹ thuật lạc hậu
sản xuất nhỏ lên trình độ kỹ thuật hiện đại sản xuất quy mô lớn. Máy móc
trang thiết bị kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp từ thô sơ nhất cho đến hiện
đại nhất đều do công nghiệp cung cấp. Cho nên quá trình cải tiến kỹ thuật thủ
công, năng suất thấp lên trình độ cơ khí hóa năng suất cao trong nông nghiệp
trông chờ vào các ngành công nghiệp trong đó công nghiệp cơ khí giữ vai trò
quan trọng. Công nghiệp ngoài việc giữ cho nông nghiệp mở rộng sản xuất
còn giúp cho việc chế biến sản phẩm và bảo quản sản phẩm cho nông nghiệp
thông qua công nghiệp chế biến.
Mặt khác sự phát triển của công nghiệp còn góp phần phát triển ngành
xây dựng, thông tin liên lạc, kinh tế đối ngoại và bắt đầu tác động vào giao
thông vận tải và môi trường sinh thái.
* Vị trí vai trò của ngành dịch vụ.
Khu vực dịch vụ hiện nay đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng,
chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng sản phẩm quốc nội ở nhiều quốc gia
trên thê giới.
Có rất nhiều cách phân loại dịch vụ tùy thuộc vào tính chất và đối
tượng phục vụ như: dịch vụ có tính chất xã hội và dịch vụ cá nhân; dịch vị có
tính chất sản xuất và dịch vụ phi sản xuất; dịch vụ thị trường và dịch vụ phi
thị trường…( dịch vụ thị trường có thể nhân ra thành dịch vụ cho người tiêu
dùng và dịch vụ cho người sản xuất- dịch vụ này rất quan trọng thúc đẩy nền
sản xuất phát triển mạnh); dịch vụ du lịch- giải trí…
Có thể khẳng định rằng dịch vụ có tầm quan trọng đặc biệt đối với các
nước đang phát triển, thực hiện chính sách CNH, HĐH đất nước như dịch vụ
chuyển giao công nghệ, dịch vụ thông tin, dịch vụ du lịch.
Từ thực tế của sự phát triển xã hội có thể chia ngành dịch vụ ra các
nhóm sau: