Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

địa vị pháp lý cho người bào chữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.49 KB, 12 trang )

Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa,
Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân khi tham gia TTHS. Đặc biệt khi tham gia TTHS với tư cách là
người bị tạm giữ, bị can bị cáo (NBTG, BCBC), quyền cơ bản của công dân bị
ảnh hưởng trực tiếp. Do đó, để góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp
của NBTG, BCBC, pháp luật TTHS Việt Nam quy định nguyên tắc bảo đảm
quyền bào chữa của NBTG, BCBC tại Điều 11 Bộ luật TTHS năm 2003.
Để góp phần thực hiện nguyên tắc này, pháp luật TTHS đã quy định địa
vị pháp lý cho người bào chữa. Với vai trò là người bào chữa, họ sẽ tạo nên thế
cân bằng đối với bên buộc tội trong tố tụng, góp phần bảo đảm khách quan và
tránh oan sai trong quá trình giải quyết vụ án. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với việc
tìm hiểu nghiên cứu những quy định của pháp luật về người bào chữa là rất cần
thiết.
I, KHÁI NIỆM VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA
Hiện nay, trong khoa học pháp lý Việt Nam chưa có một khái niệm thống
nhất về người bào chữa nhưng căn cứ vào quy định tại các Điều 56, 57 và 58
BLTTHS thì có thể hiểu: NBC là người được người bị tạm giữ, bị can, bị cáo,
người đại diện hợp pháp của họ, những người khác được người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo ủy quyền mời hay được cơ quan tiến hành tố tụng cử để bào chữa
cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhằm làm sáng tỏ những tình tiết gỡ tội
hoặc làm bị cáo giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho họ và giúp đỡ họ về mặt
pháp lý1.
Theo Khoản 1 Điều 56 BLTTHS quy định thì NBC có thể là luật sư,
người đại diện của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và bào chữa viên nhân dân.
Luật sư là người hoạt động chuyên nghiệp, tham gia một Đoàn luật sư
theo quy định của pháp luật. Luật sư và NBC không hoàn toàn đống nhất với
nhau. Luật sư chỉ tham gia tố tụng với tư cách là NBC khi họ tham gia tố tụng
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Luật
sư muốn tham gia tố tụng phải thành lập văn phòng luật sư theo quy định của
Luật luật sư.
Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là bố mẹ


đẻ, bố mẹ nuôi, người đỡ đầu, anh chị em ruột và những người theo quy định
của pháp luật đối với bị can bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược
điểm về thể chất hoặc tinh thần. Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ,
bị can, bị cáo nếu không bào chữa cho bị cáo thì họ cũng có những quyền như
người bị tạm giữ,bị can, bị cáo, họ tham gia tố tụng với tư cách là người bào
chữa thì họ có quyền nghĩa vụ như đối với người bào chữa. Người đại diện hợp
pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhất thiết phải là người đã thành niên,
không bị tâm thần, có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người
1

Xem Nâng cao vị thế của người bào chữa tại phiên toà hình sự / Nguyễn Ngọc Khanh // Tạp chí luật học.
Trường đại học luật Hà Nội. Số 7/2008, tr. 25 - 30


có quốc tịch nước nguời, người không có quốc tịch, hoặc là người Việt Nam
định cư ở nước ngoài2
Bào chữa viên nhân dân là người được tổ chức đoàn thể xã hội cử ra để
bào chữa cho bị cáo. Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên
của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình trong những
trường hợp theo quy định của pháp luật. Để bảo đảm quyền và lợi ích chính
đáng của bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời NBC
thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công
văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam cử người theo quy định tại khoản 2 Điều 57.
Như vậy có thể hiểu: NBC là người tham gia TTHS theo yêu cầu của
NBTG, BCBC hoặc người đại diện hợp pháp của họ, hay theo yêu cầu của
CQTHTT, và được CQTHTT chứng nhận nhằm chứng minh NBTG, BCBC vô
tội hoặc giúp họ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của NBTG, BCBC và giúp đỡ họ về mặt pháp lý. Người bào chữa tham gia

tố tụng cần có sự đồng ý của NBTG, BCBC, hoặc người đại diện hợp pháp của
họ. Tuy nhiên khi đã tham gia vào TTHS, họ có địa vị pháp lý độc lập, có
quyền và nghĩa vụ riêng biệt không phụ thuộc vào quyền và nghĩa vụ của
NBTG, BCBC. NBC tham gia TTHS cũng không có quyền và lợi ích liên quan
mà chỉ là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội.
Tóm lại, địa vị pháp lý của NBC là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của
người bào chữa mà pháp luật quy định cho người bào chữa khi tham gia TTHS.
II, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA THEO QUY
ĐỊNH CỦA BLTTHS
1, Quyền của người bào chữa
Về phương diện lý luận cũng như thực tiễn đã chứng minh, sự tham gia
tố tụng của NBC là rất cần thiết, bằng kinh nghiệm nghề nghiệp hoặc sự hiểu
biết của mình, NBC tham gia vào quá trình giải quyết vụ án để giúp bảo vệ lợi
ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo 3. Qua đó sự tham gia của
NBC cũng góp phần vào việc xác định sự thật của vụ án được đúng đắn không
để bị can bị cáo bị buộc tội oan sai.
Pháp luật đã quy định NBC có những quyền sau:
Một là, gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam để có thể
nắm được đầy đủ các tình tiết của vụ án, các đặc điểm nhân thân và diễn biến
tâm lý, tâm tư, nguyện vọng của người được bào chữa. Trên cơ sở đó, NBC mới
thu thập được những tình tiết gỡ tội, giảm nhẹ tội để bào chữa cho những người
này. Qua gặp gỡ, tra đổi, người bào chữa, giải thích những vấn đề pháp luật và
cũng có thể tác động đến người bị tạm giữ, bị can, bị cáo làm cho họ có thái độ
khai báo tốt hơn để có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
2

Xem Cần có nhận thức thống nhất về người bào chữa là người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo theo Điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự / Đỗ Xuân Lân // Tạp chí Toà án. Toà án nhân dân tối cao, Số
03/2005, tr. 19 - 22
3

Xem Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam Đại học Luật Hà Nội NXB CAND 2008 tr 409

3


Hai là, trong giai đoạn điều tra, NBC có quyền có mặt khi lấy lời khai
của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được
hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác;
xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết
định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa. Việc NBC được quyền có
mặt trong các hoạt động điều tra có ý nghĩa quan trọng. Khi có mặt NBC, người
bị tam giữ, bị can, bị cáo sẽ ổn định về mặt tâm lý hơn, những người tiến hành
các hoạt động điều tra thận trọng, tuân thủ pháp luật hơn 4. NBC theo dõi được
quá trình điều tra và tình hình chứng cứ điều đó có ý nghĩa rất to lớn cho việc
chuẩn bị lời bào chữa và tham gia tranh tụng của họ sau này tại phiên tòa. NBC
còn có quyền hỏi người bị tạm giữ, bị can khi Điều tra viên đồng ý để làm sáng
tỏ những tình tiết có lợi cho người bị tạm giữ, bị can.
Ba là, có quyền thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào
chữa từ người bị tam giữ, bị can, bị cáo, người thân tích của những người này
hoạt từ cơ quan tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác5. Đưa ra tài liệu, đồ vật
yêu cầu theo hướng có lợi cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. NBC cũng có
quyền đưa ra yêu cầu như triệu tập thêm người làm chứng, trưng cầu giám định
nếu xét thấy điều đó là cần thiết và có lợi cho NBC. Cơ quan tiến hành tố tụng
phải tôn trọng quyền đưa ra tài liệu, đồ vật của NBC.
Bốn là, đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi
cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can. Đề nghị thay đổi người tiến hành tố
tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của BLTTHS nếu có căn
cứ và nhận thấy việc những người này tiến hành hoặc tham gia tó tụng có thể
làm ảnh hưởng không tốt đến quyền và lợi ích hợp pháp của người mà mình bào

chữa.
Năm là, đọc và ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ liên quan
đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật. Qua
việc đọc và ghi chép hồ sơ vụ án, NBC nắm được nội dung của vụ án, nắm
được những chứng cứ buộc tội cũng như gỡ tội đối với người được bào chữa,
trên cơ sở đó NBC chuẩn bị cho việc bào chữa, tham gia tranh tụng tại phiên
tòa.
Sáu là, vai trò của NBC được thể hiện rõ nét nhất là khi tham gia hỏi và
tranh luận tại phiên tòa. NBC có quyền hỏi bị cáo và những người khác về
những vấn đề của vụ án để có được những câu trả lời theo hướng có lợi cho bị
cáo. Khi tranh luận, NBC phải phân tích, lập luận, đưa ra những lý lẽ để bảo vệ
bị cáo và bác bỏ những lời buộc tội bị cáo

4

Xem những điểm mới về trách nhiệm, nghĩa vụ của người bào chữa trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 /
PGS.TS. Phạm Hồng Hải // Tạp chí Nhà nước và pháp luật. Viện Nhà nước và pháp luật, Số 5/2004, tr. 18 - 26
5
Xem Về người bào chữa trong tố tụng hình sự / Phạm Văn Thiệu // Tạp chí Toà án nhân dân. Toà án nhân dân
tối cao, Số 12/2008, tr. 18 - 22

4


Bảy là, khiến nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng6. Khi tham gia những hoạt động trên thì NBC cũng có
điều kiện để pháp hiện những sai lầm, thiếu sót, vi phạm pháp luật trong quá
trình tố tụng trên cơ sở đó đưa ra những yêu cầu, khiến nại cần thiết đối với cơ
quan có thẩm quyền.
Ngoài ra, có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là

người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất
theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 57 BLTTHS. Đây là một quyền độc
lập của NBC, NBC kháng cáo không phụ thuộc vào ý chí của bị cáo cũng như
đại diện hợp pháp của bị cáo. Kháng cáo của NBC phải theo hướng có lợi cho
bị cáo.
2, Nghĩa vụ của người bào chữa
Đồng thời với quyền thì BLTTHS cũng quy định những nghĩa vụ của
NBC tại Khoản 3 Điều 58 của bộ luật này:
Một là, sử dụng mọi biện pháp do luật định để làm sáng tỏ những tình
tiết xác định NBTG, BCBC vô tội, những tình tiết giảm nhẹ TNHS của BCBC.
Hai là, NBC có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Tòa án khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án. Việc giao nhận
các tài liệu, đồ vật đó giữa NBC và cơ quan tiến hành tố tụng phải được lập
biên bản theo quy định tài Điều 95 BLTTHS.
Ba là, giúp NBTG, BCBC về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của họ. Đây là nghĩa vụ đương nhiên của NBC đối với NBTG, BCBC
vì trong hoàn cảnh cũng như yếu tố tâm lý, NBTG, BCBC khó có thể tự bảo vệ
quyền và lợi ích của mình một cách hiệu quả.
Bốn là, Không được từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không có lý do chính đáng. Quy định
này thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm của NBC đối với NBTG, BCBC, góp
phần bảo vệ quyền và lợi ích của họ
Năm là, Tôn trọng sự thật và pháp luật, không được mua chuộc, cưỡng
ép hay xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật. Quy
đinh này góp phần đảm bảo cho tính khách quan của vụ án, bảo vệ đúng quyền
và lợi ích hợp pháp của NBTG, BCBC cũng như đảm bảo tính nghiêm minh
của pháp luật
Sáu là, Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Đây là một nghĩa vụ
chung, không chỉ riêng đối với NBC mà là nghĩa vụ đối với tất cả những người
tham gia tố tụng có giấy triệu tập của Tòa án.

Bảy là, Không được tiết lội bí mật điều tra mà mình biết được khi thực
hiện việc bào chữa, không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ
sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức và cá nhân. NBC làm trái pháp luật thì tùy theo tính chất
mức độ vi phạm mà thu hồi giấy chứng nhận NBC, xử lý kỷ luật, xử phạt hành
6

Xem Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam Đại học Luật Hà Nội NXB CAND 2008 tr 409

5


chính hoặc bị truy cứu TNHS. Mặc khác, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo quy định của pháp luật.
Như vậy, với những quy định của pháp luật tố tụng về quyền và nghĩa vụ
bào chữa thì đây chính là cơ sở để NBC có thể thực hiện chức năng bào chữa,
bảo vệ lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
III, THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÀO
CHỮA
a, Về phương diện pháp luật
Mặc dù, so với Bộ luật TTHS năm 1998 thì Bộ luật TTHS năm 2003 quy
định về quyền và nghĩa vụ của NBC đầy đủ và cụ thể hơn, để NBC thực hiện
chức năng làm sáng tỏ những tình tiết gỡ tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự cho BCBC và giúp đỡ BCBC về mặt pháp lý nhưng vẫn còn bộc lộ
những vấn đề hạn chế, vướng mắc khi thực thi cụ thể là:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 BLTTHS, NBC có quyền tham gia
tố tụng từ khi khởi tố bị can và trong trường hợp bắt người trong trường hợp
khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì NBC được tham
gia từ khi có quyết định tạm giữ. BLTTHS cũng quy định trách nhiệm và thời

hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc cấp giấy chứng nhận NBC và
giải quyết một số yêu cầu của NBC khi tham gia tố tụng. Tuy nhiên, việc tham
gia từ giai đoạn điều tra, thủ tục và phạm vi hoạt động của NBC chưa được áp
dụng thống nhất từ phía cơ quan tiến hành tố tụng. Một phần do các quy định
của pháp luật chưa cụ thể, còn nhiều khiếm khuyết thể hiện qua một số mặt sau
đây:
Thứ nhất, việc NBC tham gia từ giai đoạn điều tra, tình trạng phổ biến
hiện nay là thủ tục xét và cấp giấy chứng nhận NBC chưa được thống nhất ở
các địa phương, bị chậm trễ về thời gian (ít khi đảm bảo trong vòng 3 ngày) và
bị từ chối vì nhiều lý do không chính đáng7.
Thứ hai, theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 BLTTHS, NBC có thể có
mặt khi lấy lời khai NBTG và khi hỏi cung bị can, được phép đặt câu hỏi với bị
can nếu được sự đồng ý của Điều tra viên. Quy định này mang nặng tính hình
thức và NBC thật sự không tham gia và giúp đỡ được gì nhiều cho người được
bào chữa vì bị hạn chế tùy thuộc vào sự chấp thuận của Điều tra viên. (Hiện
nay, thời hạn làm việc của NBC với bị can thường bị một số trại tạm giam giới
hạn trong vòng một giờ đồng hồ quy định hiện nay thì đây là quy định không
hợp lý vì không thể giới hạn làm việc của NBC trong thời gian hẹp như vậy8.)
Một điểm nữa là về giải quyết yêu cầu, đề xuất của luật sư trong giai
đoạn điều tra, truy tố, xét xử thì khoản 2 Điều 58 BLTTHS tại điểm d và đ cho
phép NBC được xuất trình các bằng chứng, tài kiệu, đồ vật thu thập được trong
7

Xem Về người bào chữa trong tố tụng hình sự / Phạm Văn Thiệu // Tạp chí Toà án nhân dân. Toà án nhân dân
tối cao, Số 12/2008, tr. 18 - 22
8
Xem Về người bào chữa trong tố tụng hình sự / Phạm Văn Thiệu // Tạp chí Toà án nhân dân. Toà án nhân dân
tối cao, Số 12/2008, tr. 18 - 22

6



quá trình tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị can trong giai đoạn điều tra
từ người thân thích hoặc từ các cơ quan tổ chức, cá nhân khác nếu không thuộc
bí mật nhà nước, bí mật công tác. Tuy nhiên, các quy định liên quan đến việc
giải quyết các yêu cầu của NBC còn hạn chế rất nhiền đến sự tham gia NBC
trong tố tụng như NBC không có quyền có mặt chứng kiến việc khám nghiệm
hiện trường, thực tiễn điều tra, thu giữ vật chứng, định giá hoặc bán đấu giá tài
sản thu giữ trong vụ án mà có nhiều vụ án tài sản bị kê biên là mặt hàng có giá
trị những thời gian thu giữ và bán đấu giá kéo dài nên giá trị tài sản chỉ còn lại
chưa đến 1/3 giá trị thể hiện trên chứng từ…
Mặt khác, do bản chất của TTHS Việt Nam vẫn là tố tụng xét hỏi trong
đó việc thẩm vấn và kết tội bị cáo tập trung vào vai trò của thẩm phán và hội
đồng xét xử, dẫn đến việc tranh tụng dân chủ tại phiên tòa giữa Kiểm sát viên
và NBC chưa được đảm bảo được là cơ sở phán quyết của Tòa án, chưa giữ
được vai trò là trọng tài khách quan, công bằng và là nơi công lý được thực thi
nếu quyền của NBC không được đảm bảo trên thực tế9.
b, Phương diện áp dụng pháp luật trong thực tiễn
Thực tiễn áp dụng pháp luật tại khoản 4 Điều 102 BLTTHS quy định
trong thời hạn hai ngày kể từ ngày ra văn bản kết luận điều tra, cơ quan điều tra
phải gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra
cho NBC.thì cơ quan điều tra chỉ thực hiện quy định này khoảng 10%. Tuy
nhiên luật không quy định cơ quan điều tra phải gửi bản kết luận điều ra trong
trường hợp đình chỉ vụ án cho NBC. Đây là một thiếu sót chưa có hướng dẫn
thi hành chi tiết vấn đề này.
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 58 Bộ luật TTHS thì NBC
tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp cần phải giữ bí mật
điều tra đối với tội đặc biệt nguy hiểm, xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện
trưởng Viện kiểm sát quyết định để NBC tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều
tra. Trong trường hợp bắt người khẩn cấp và bắt người khẩn cấp và bắt người

phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì NBC tham gia tố tụng từ khi có
quyết định tạm giữ. Để thực hiện được quy định này, một mặt cơ quan tiến hành
tố tụng phải tạo điều kiện thuận lợi để NBC tham gia mặt khác đối với NBC
nhất là đối với NBC là luật sư cần bố trí thời gian và thực hiện đúng các yêu
cầu, thông báo của cơ quan tiến hành tố tụng.
Ngoài ra còn kể đến, việc cấp giấy chứng nhận cho NBC là bắt buộc đối
với cơ quan tiến hành tố tụng và giấy chứng nhận này phải được lưu trong hồ sơ
vụ án như một tài liệu chính thức để tòa án cấp trên kiểm tra tòa án cấp dưới.
Thực tiễn xét xử cho thấy, hầu hết các toàn không lưu giấy chứng nhận luật sư
trong hồ sơ vụ án nên cũng khó có thể kiểm tra phát hiện những vi phạm về thủ
tục tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng về NBC cho bị can, bị cáo.

9

Xem Nâng cao vị thế của người bào chữa tại phiên toà hình sự .Nguyễn Ngọc Khanh // Tạp chí luật học.
Trường đại học luật Hà Nội. Số 7/2008, tr. 25 - 30

7


Một thực trạng nữa đặt ra từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng khi thực
hiện theo thẩm quyền luật định. Thực tiễn khảo sát giai đoạn điều tra, truy tố và
xét xử cho thấy, các cơ quan tiến hành tố tụng chưa hẳn tôn trọng và tạo điều
kiện thuận lợi để NBC thực hiện các quyền của mình. Trong một số trường hợp
nhất là đối với cơ quan điều tra đã nếu những lý do để từ chối không cho NBC
tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, thậm chí vụ án đã có kết luận điều tra,
không thuộc trường hợp phải giữ bí mật điều tra đối với tội phạm đặc biệt xâm
phạm an ninh quốc gia nhưng vẫn không cho NBC tham gia; không ít trường
hợp các cơ quan điều tra từ chối để NBC có mặt khi hỏi cung bị can 10. Những
hành động như vậy là xâm phạm quyền của NBC khi tham gia tố tụng. Hi vọng

rằng các cơ quan tiến hành tố tụng nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của
Bộ luật TTHS và tạo điều kiện để NBC thực hiện đầy đủ quyền của họ khi họ
tham gia tố tụng.
Theo Điều 19 Bộ luật TTHS thì tại phiên tòa NBC còn có quyền bình
đẳng với Kiểm sát viên trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra các
yêu cầu và tranh luận tại phiên tòa. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho
NBC thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khác quan của vụ án. Đây
không chỉ là một quyền của NBC mà còn là nguyên tắc cơ bản trong luật tố
tụng nhưng trên thực tế nguyên tắc này chưa được thực hiện một cách đầy đủ
với đúng nghĩa của nó, biểu hiện của việc vi phạm nguyên tắc này theo các xu
hướng trái ngược nhau. Có trường hợp tại phiên tòa, Kiểm sát viên không tôn
trọng NBC như: nhận xét thái độ của NBC, nhắc nhở NBC khi họ đặt những
câu hỏi đối với người tham gia tố tụng, thậm chí dùng những lời lẽ có tính chấn
thóa mạ, quát nạt khi không đưa ra được những chứng cứ sắc bén để bác bỏ
luận điểm của NBC. Ngược lại, cũng không ít trường hợp NBC (mà chủ yếu là
luật sư) đã không hiểu được nội dung của quyền bình đẳng với Kiểm sát viên
trước tòa án nên đã có những yêu cầu trái với quy định của Bộ luật TTHS như
đòi ngồi ở vị trí như Kiểm sát viên, đòi bình đẳng với Kiểm sát viên trong tất cả
những hoạt động tố tụng, trong khi trình bày lời bào chữa của mình đã không
đưa ra những chứng cứ gỡ tội cho bị cáo hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
cho bị cáo mà lại nhận xét thái độ, tác phong của Kiểm sát viên…
So với BLTTHS năm 1998 thì BLTTHS năm 2003 quy định thêm một số
quyền, đồng thời quy định thêm một số nghĩa vụ đối với NBC tại khoản 3 Điều
58. Thực tiễn hoạt động bào chữa của NBC cho thấy, các quy định trên của Bộ
luật TTHS được NBC nếu thực hiện đúng sẽ góp phần cùng với cơ quan tiến
hành tố tụng xác định sự thật vụ án, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
NBTG, BCBC. Tuy nhiên, cũng còn không ít các trường hợp, do không hiểu
thấu đáo quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định nên NBC đã không thực
hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình khi làm nhiệm vụ bào chữa cho NBTG,
BCBC. Có NBC mặc dù pháp luật đã quy định NBC không được tiết lộ bí mật

10

Xem Về người bào chữa trong tố tụng hình sự (Tiếp theo tạp chí số 12) / Phạm Văn Thiệu // Tạp chí Toà án
nhân dân. Toà án nhân dân tối cao, Số 13/2008, tr. 11 - 14, 18

8


mà mình biết được khi làm nhiệm vụ, nếu tiết lộ bí mật điều tra thì tùy trường
hợp phải chịu trách nhiệm theo các Điều 263, 264, 286, 287, 327, 328 BLHS,
nhưng có nhiều trường hợp những bí mật nhà nước, bí mật điều tra, bí mật công
tác và cả bí mật về đời tư mà người tham gia tố tụng yêu cầu giữ kín mà vẫn bị
NBC tiết lộ thậm chí dùng nó để gỡ tội cho bị can, bị cáo mà mình nhận bào
chữa . Ngược lại có NBC đã sử dụng mọi biện pháp, kể cả những biện pháp mà
pháp luật cấm để biện bách, cố tình đổi trắng thay đen vì những khoản thù lao
mà thân chủ trả rất hậu. Có NBC “xui” bị cáo giả vờ ốm để trì hoãn phiên tòa,
hay vừa mới khai mạc phiên tòa, không cần xin phép chủ tọa phiên tòa đã lớn
tiếng tuyên bố “Tòa án đưa vụ án ra xét xử là vi phạm nghiêm trọng pháp luật”,
có NBC cố tình không có mặt tại phiên tòa hoặc nếu ra những lý do không
chính đáng để xin hoãn phiên tòa như: vì phải bào chữa ở vụ án khác không về
kịp hoặc vì chưa có thời gian nghiên cứu hồ sơ… 11 Có trường hợp có NBC lợi
dụng mối quan hệ với Tòa án để tác động nhằm làm giảm trách nhiệm cho bị
cáo do mình bào chữa mà không sử dụng các biện pháp để làm sáng tỏ các tình
tiết xác định bị can, bị cáo vô tội hoặc làm giảm trách nhiệm cho bị can, bị cáo.
Ví dụ như “trường hợp ông Hà Công Tuấn - nguyển thẩm phán TAND tỉnh
Quảng Ninh và ông Vũ Ngọc Sơn – nguyên cán bộ công an tỉnh Quảng Ninh
nhận hối lộ 200 triệu đồng cảu gia đình bị can Lý Chính Trung (trong vụ án
buôn bán tân dược do Công an tỉnh Quảng Ninh khởi tố điều tra) để chạy án
cho bị can này. Điều đáng nói ở đây là ông Nguyễn Ngọc Chính – giám đốc
công ty luật Chính Tâm (nơi gia đình bị cáo thuê bào chữa) đã nhận chạy án và

chỉ đạo luật sư Trần Thị Ngọc Tú yêu cầu gia đình chuẩn bị tiền để giải quyết
công việc (*)
Trong trường hợp bị can, bị cáo bị khởi tố, truy tố hoặc bị đưa ra xét xử
về tội mà khung hình phạt đối với tội ấy là tử hình hoặc bị can, bị cáo là người
chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần thì tùy thuộc
vào giai đoạn tố tụng mà cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án phải yêu
cầu Đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử NBC cho họ hoặc đề nghị Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chúc thành viên của Mặt trận cử NBC cho
thành viên của tổ chức mình12. Việc phân công văn phòng luật sư cử NBC cho
bị cáo là nghĩa vụ của đoàn luật sư và của văn phòng luật sư. Thực tiễn xét xét
có một số tòa án đã hiểu không đúng quy định này, nên trong một số trường
hợp lúng túng trong việc yêu cầu Đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử
NBC cho bị cáo. Ví dụ, trong vụ án Trương Văn Cam, TAND TP Hồ Chí Minh
yêu cầu Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh phân cử NBC cho bị cáo Trương
Văn Cam nhưng Đoàn luật sư thành phố không phân công văn phòng luật sư cử
NBC cho bị cáo, mà chỉ là thành viên của công ty luật hợp danh, nêu TAND TP
Hồ Chí Minh không chấp nhận để luật sư này bào chữa cho Năm Cam.
11

Xem Nâng cao vị thế của người bào chữa tại phiên toà hình sự / Nguyễn Ngọc Khanh // Tạp chí luật học.
Trường đại học luật Hà Nội. Số 7/2008, tr. 25 - 30
12
(*) Nguồn: />Xem Chế định người bào chữa/Đinh Văn Quế//Tạp chí Toà án. Toà án nhân dân tối cao, Số 03/2004, tr.17-22

9


Thực tế, hầu hết các vụ án mà bị can bị cáo là người chưa thành niên thì
không có trường hợp nào NBC là Bào chữa viên nhân dân. Hiện nay cũng chưa
có quy chế nào quy định cụ thể về bào chữa viên nhân dân và trong thực tế hoạt

động của bào chữa viên nhân dân cũng không được tổ chức thành một hệ thống
nhất điều kiện để trở thành bào chữa viên nhân dân cũng không được quy định.
Trong khi đó, xã hội có nhiều người có trình độ pháp lý có hiểu biết về công
việc bào chữa nhưng chưa được kết nạp vào đoàn luật sư và họ lại được bị can,
bị cáo nhờ bào chữa vậy họ có được tòa án công nhận và cấp giấy chứng nhận
cho họ không? Mới đây, TAND tỉnh Quảng Ninh đã phải hoãn xử vụ tiêu cực
đất đai tại TP Móng Cái vì không chấp nhận ông Nguyễn Thanh Văn (nhận bảo
vệ cho hai bị cáo) tham gia tố tụng với tư cách bào chữa viên nhân dân. Như
vậy, vấn đề bào chữa viên nhân dân vẫn bỏ ngỏ mà chưa thực sự được áp dụng
trên thực tế13.
III, PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
Từ thực trạng trên, em xin đề xuất một số kiến nghị về quyền và nghĩa vụ
của NBC như sau:
Thứ nhất, làm sáng tỏ hơn khái niệm người đại diện hợp pháp của
NBTG, BCBC và bào chữa viên nhân dân. Mặc dù Luật sư, người đại diện
hợp pháp của NBTG, BCBC và bào chữa viên nhân dân là 3 đối tượng được
BLTTHS 2003 quy định có thể bào chữa nhưng trên thực tế, vẫn chưa có giải
thích cụ thể thế nào là “người đại diện hợp pháp của NBTG, BCBC”, “bào chữa
viên nhân dân”. Chính cách quy định chung này đã gây ra sự không rõ ràng của
điều luật và gây khó khăn khi áp dụng trên thực tế, cũng như dẫn tới tình trạng
áp dụng “tùy nghi” của các cơ quan tiến hành tố tụng. Do đó, việc bổ sung
những quy định rõ ràng về “người đại diện hợp pháp của NBTG, BCBC”, “bào
chữa viên nhân dân” là cần thiết để tránh tình trạng áp dụng tùy các hiểu của
người thực hiện ở mỗi nơi như hiện nay.
Thứ hai, Sửa đổi bổ sung một số quy định của pháp luật TTHS về
quyền và nghĩa vụ của NBC
• Điểm a khoản 2 Điều 58 quy định NBC được hỏi NBTG, bị can khi điều
tra viên đồng ý. Như vậy, NBC có quyền hỏi hay không phụ thuộc hoàn toàn
vào ý chí chủ quan của Điều tra viên (Điều này đồng nghĩa với việc đề cao tính
chủ quan, thiếu hẳn tính công bằng, dân chủ, nhiểu trường hợp nó trở thành

hình thức, không phản ánh đúng bản chất các nguyên tắc của Luật TTHS). Thực
tế vì nhều lý do, có trường hợp Điều tra viên không cho phép thì NBC chỉ được
ngồi nghe giống như người chứng kiến trong hỏi cung không hơn không kém.
Vì vậy, đề nghị sửa điểm a khoản 2 Điều 58 BLTTHS bỏ cụm từ: “Và Điều tra
viên đống ý thì được hỏi cung người bị tạm giam, bị can”14. Thiết nghĩ, điều này
thật sự đảm bảo quyền của NBC được thực thi. Đồng thời nên bổ sung vào Điều
này như sau “Đối với những người bào chữa tham gia theo quy định của điểm
13

Xem />
14

10


b khoản 2 Điều 57 Bộ luật này thì có quyền có mặt trong tất cả các buổi hỏi
cung bị can”15
• Điểm b khoản 2 Điều 58 BLTTHS chỉ quy định về quyền đề nghị của
NBC trong việc cơ quan điều tra báo trước về thời gian, địa điểm hỏi cung bị
can để có mặt. Còn Viện kiểm sát hỏi cung bị can thì luật không có quy định
nào bắt buộc Viện kiểm sát phải báo trước cũng như quyền của NBC tham gia
trong trường hợp này. Đây là điểm cần được bổ sung để bảo đảm quyền của
NBC trong suốt quá trình tố tụng. Theo quan điểm cá nhân thì sự tham gia của
người bào chữa trong các buổi hỏi cung những bị can này (người chưa thành
niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất) là rất cần thiết và hợp lý.
Đề nghị bổ sung điểm b khoản 2 Điều 58 theo hướng như sau: “đề nghị cơ
quan điều tra hoặc Viện kiểm sát báo trước về địa điểm hỏi cung bị can”.
• Điểm e khoản 2 Điều 58 BLTTHS có quy định quyền gặp người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam của người bào chữa thì theo quan điểm cá
nhân cho rằng ở đây cần quy định rõ là được gặp riêng và không bị hạn chế về

số lượng lần gặp và thời gian gặp chứ không phải quy định chung chung là
được gặp để tránh những sự gây khó khăn từ phía cơ quan và người thi hành tố
tụng chỉ cho gặp một cách hình thức và hạn chế thời gian được gặp. Điều này
khiến cho NBC sẽ rất khó khăn khi tham gia hoạt động tố tụng để thực hiện
quyền và nghĩa vụ của mình.
Thứ ba, cần bổ sung và quy định rõ trách nhiệm của NBC là phải tôn
trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục
người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không được tiết lộ bí
mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc bào chữa; không được sử
dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp từ hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Để quy định về nghĩa vụ của người bào chữa hoàn chỉnh hơn, theo quan điểm
cá nhân cho rằng cần bổ sung vào điểm đ Khoản 3 Điều 58 cụm từ “nếu tiết lộ
bí mật điều tra và” vào sau cụm từ người bào chữa nhằm đảm bảo cho việc giữ
bí mật điều tra mà người bào chữa biết được khi tham gia tố tụng 16. Điều này
dẫn tới tính khả thi của sự cho phép người bào chữa tham gia sớm hơn trong
các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia và các vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Nếu
chúng ta cứ quy định chung chung là không được tiết lộ bí mật điều tra mà
không kèm theo quy định khả năng áp dụng chế tài nếu có sự vi phạm thì làm
cho quy định đó thiếu tính khả thi
Chế định bào chữa viên nhân dân là một chế định thể hiện tính nhân dân
sâu sắc, tạo điều kiện cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành
niên thực hiện tốt quyền bào chữa của mình. Tuy nhiên, hiện tại nó chỉ là hình
thức. Do vậy, để chế định này có tính khả thi hơn cần có quy định cụ thể thể
hiện quyền và nghĩa vụ của bào chữa viên nhân dân không nhất thiết phải bắt
15
16

11



buộc về tiêu chuẩn cơ bản như luật sư. Đề nghị có văn bản pháp lý quy định
hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩ, điều kiện, quyền và nghĩa vụ của bào chữa viên
nhân dân17
Ngoài ra, chúng ta còn có thể áp dụng một số giải pháp khác như:
 Tăng cường đội ngũ luật sư về cả số lượng lần chất lượng nhằm tạo ra
bên đối trọng xứng tầm với người tiến hành tố tụng. Bên cạnh việc nâng cao
trình độ chuyên môn, NBC cũng cần được đào tạo có hệ thống về các chuẩn
mực đạo đức phù hợp với chuẩn mực của pháp luật nhằm bảo đảm cho hoạt
động bào chữa nghiêm minh, đúng pháp luật, tạo điều kiện cho NBTG, BCBC
được thực hiện tốt quyền bào chữa của mình.
 Giáo dục ý thức pháp luật để NBTG, BCBC thấy được các quyền của
mình đặc biệt là quyền bào chữa. Đối với người tiến hành tố tụng cần phải xóa
bỏ tư tưởng xem NBC là người cản trở quá trình điều tra, xét xử cũng như cần
công nhận địa vị pháp lý ngang bằng của NBC với bên buộc tội. Đối với người
bào chữa cần thay đổi nhận thức và thực sự chuyên tâm vào công việc cũng như
thật sự vì lợi ích của NBTG, BCBC.
KẾT LUẬN
Trên thế giới, sự tham gia của NBC và quá trình tố tụng được thực hiện
từ rất sớm và NBC thường có vị trí bình đẳng trong quá trình tranh tụng. Điều
này cũng là một trong những mục tiêu hướng đến của cải cách tư pháp ở Việt
Nam hiện nay. Từ việc tìm hiểu rõ được địa vị pháp lý của NBC chúng ta có thể
đưa ra được những đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện quyền
và nghĩa vụ của NBC trong TTHS Việt Nam

BẢNG VIẾT TẮT
17

12



NBC
NBTG
BCBC
TTHS
BLTTHS
CQTHTT
TNHS

Người bào chữa
Người bị tam giam
bị can, bị cáo
Tố tụng hình sự
Bộ luật tố tụng hình sự
Cơ quan tiến hành tố tụng
Trách nhiệm hình sự

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Trường Đại học Luật Hà Nội, GIáo trình tố tụng hình sự Việt Nam,
Nxb.CAND, Hà Nội 2008.
2, Nguyễn Ngọc Khanh, Nâng cao vị thế của người bào chữa tại phiên
toà hình sự . Trường đại học luật Hà Nội, Tạp chí luật học. Số 7/2008
3, Đỗ Xuân Lân, Cần có nhận thức thống nhất về người bào chữa là
người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo theo Điều 56 Bộ
luật tố tụng hình sự Tạp chí Toà án. Toà án nhân dân tối cao, Số 03/2005
4, PGS.TS. Phạm Hồng Hải, những điểm mới về trách nhiệm, nghĩa vụ
của người bào chữa trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Tạp chí Nhà nước
và pháp luật. Viện Nhà nước và pháp luật, Số 5/2004
5, Phạm Văn Thiệu, Về người bào chữa trong tố tụng hình sự. Tạp chí
Toà án nhân dân. Toà án nhân dân tối cao, Số 12/2008.

6, Đinh Văn Quế, Chế định người bào chữa, Tạp chí Toà án. Toà án nhân
dân tối cao, Số 03/2004
7, Văn Hoàng Anh, Địa vị pháp lý của người bào chữa trong TTHS,
Khóa luận tốt ngiệp, người hướng dẫn PGS.TS Hoàng Thị Minh Sơn, Hà Nội
2010

13



×