Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

bài tập cơ chế giải quyết tranh chấp WTO (DSU)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.4 KB, 12 trang )

Bài tập: Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO

SuperMetal là một tập đoàn sản xuất và xuất khẩu thép lớn nhất thế giới, có trụ
sở và nhà máy đặt tại Richland, một quốc gia thành viên của WTO. Tuy nhiên,
trong thời gian vài năm trở lại đây SuperMetal vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ
từ các doanh nghiệp sản xuất thép khác từ các quốc gia có nền kinh tế mới nổi,
trong đó có Newland, cũng là một quốc gia thành viên WTO. Để bảo vệ nền
công nghiệp thép, dưới sự vận động hành lang ráo riết từ SuperMetal, Richland
đã áp hạn ngạch nhập khẩu (quota) cho thép từ các quốc gia khác. Quan ngại
trước những tác động xấu từ biện pháp trên của Richland, Hiệp hội Anh em
Công nhân ngành Thép đã thuyết phục chính phủ nước mình là Newland khiếu
nại biện pháp của Richland lên cơ chế giải quyết tranh chấp WTO. Là một luật
sư trong một hãng luật danh tiếng Brick &
Stone, bạn được chính phủ Newland mời tư vấn về các vấn đề thủ tục phát sinh
từ việc giải quyết tranh chấp ở WTO. Những vấn đề sau đây cần bạn cho ý kiến
pháp lý.
1. Để hạn chế thiệt hại của ngành sản xuất thép, trong đó trực tiếp chịu ảnh
hưởng là số lao động hiện đang làm trong các nhà máy thép tại Newland, điều
quan trọng là phải hành động nhanh chóng trước hạn ngạch thép của
Richland. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vì vậy đã chỉ thị cho Đại diện Thường trực
của Newland ở Geneva là Đại sứ Rita Montesdeoca de Murillo yêu cầu thành
lập một Ban hội thẩm vào buổi họp tiếp theo của DSB. Newland có hành động
phù hợp với DSU khi yêu cầu thành lập Ban hội thẩm như vậy? Nếu không,
DSB có thể từ chối việc thành lập Ban hội thẩm?
2. Đại diện Thường trực của Richland ở WTO là Đại sứ Dr Heinrich von
Schiller, theo báo cáo lại đã nhận chỉ thị từ Chính phủ của mình để ngăn chặn,
hoặc nếu có thể, trì hoãn việc thành lập Ban hội thẩm càng lâu càng tốt. Đại
diện Thường trực của Richland có thể làm gì ? Ông ta có thể từ chối thẩm
Page 1



Bài tập: Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO
quyền của WTO giải quyết tranh chấp này và đề nghị hai nước đưa tranh chấp
ra Tòa án Công lý Quốc tế ?
3. Chính phủ Richland tuyên bố rằng Ban hội thẩm nhất định phải có năm
thành viên, trong đó ít nhất phải có một thành viên là công dân của Richland và
không một ai là công dân từ quốc gia thành viên đang phát triển của WTO.
Trong số năm thành viên Ban hội thẩm, họ
muốn có hai nhà kinh tế và một kỹ sư. Không một thành viên nào đã từng hoặc
đang là nhân viên ngoại giao ở Geneva. Những yêu cầu trên của Richland
nhằm mục đính ngăn chặn việc thành lập Ban hội thẩm vì thực tế tại Geneva
lúc này không thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên. Đại diện Thường trực
của Newland có thể làm được gì ?
4. Poorland, nước láng giềng của Newland, mong muốn tham gia với tư cách là
bên thứ ba trong tranh chấp này. Có khả năng này hay không ? Richland có thể
ngăn chặn Poorland trở thành bên thứ ba trong tranh chấp ?
5. Trong Báo cáo tạm thời, Ban hội thẩm có quyết định nghiêng về Newland và
đề nghị rằng DSB buộc Richland làm cho biện pháp đang tranh chấp trở nên
phù hợp với các nghĩa vụ của họ theo GATT 1994 và Hiệp định về Tự vệ. Ban
hội thẩm cho rằng sẽ là tốt nhất khi dỡ bỏ ngay lập tức hạn ngạch. Bộ trưởng
Bộ Thương mại Richland tố cáo quyết định của Ban hội thẩm là trò hề pháp lý
và tuyên bố rằng Richland sẽ kháng nghị sớm nhất khi có thể. Khi
nào và làm thế nào để Richland kháng nghị báo cáo của Ban hội thẩm ?
6. Richland kháng nghị cách diễn giải luật của Ban hội thẩm về Điều XIX
GATT 1994 và nhiều quy định trong Hiệp định về Tự vệ. Họ cũng kháng nghị
rằng lập luận của Ban hội thẩm cho rằng nhập khẩu thép từ Newland không
gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến nền sản xuất nội địa thép
ở Richland. Cơ quan Phúc thẩm có buộc phải xem xét lại Báo cáo của Ban hội
thẩm theo các yêu cầu từ Richland ?
Page 2



Bài tập: Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO
7. Cơ quan Phúc thẩm giữ nguyên các kết luận trong Báo cáo của Ban hội
thẩm. Sau khi DSB phê chuẩn Báo cáo Cơ quan phúc thẩm và Báo cáo Ban hội
thẩm, Richland tuyên bố họ sẽ tuân thủ các khuyến nghị và quyết định của DSB
nhưng họ không thể thực hiện ngay lập tức. Nhưng Newland lại cho rằng
Richland thể rút lại hạn ngạch ngay lập tức. Newland có thể làm gì tiếp theo ?
8. Sau khi kết thúc thời hạn hợp lý để thực hiện (5 tháng), Richland tuyên bố
rằng họ đã thi hành đầy đủ khuyến nghị và quyết định của Ban hội thẩm.
Newland không chấp nhận với tuyên bố đó vì cho rằng hạn ngạch nhập khẩu
vẫn còn. Newland có thể thực hiện các biện
pháp trả đũa?
Câu 1: Để hạn chế thiệt hại của ngành sản xuất thép, trong đó trực tiếp chịu
ảnh hưởng là số lao động hiện đang làm trong các nhà máy thép tại Newland,
điều quan trọng là phải hành động nhanh chóng trước hạn ngạch thép của
Richland. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vì vậy đã chỉ thị cho Đại diện Thường trực
của Newland ở Geneva là Đại sứ Rita Montesdeoca de Murillo yêu cầu thành
lập một Ban hội thẩm vào buổi họp tiếp theo của DSB. Newland có hành động
phù hợp với DSU khi yêu cầu thành lập Ban hội thẩm như vậy? Nếu không,
DSB có thể từ chối việc thành lập Ban hội thẩm?
• Về yêu cầu thành lập Ban hội thẩm của Newland vào buổi họp tiếp theo

của DSB.
Richland và Newland đều là hai quốc gia thành viên của WTO. Vấn đề tranh chấp
giữa Richland và Newland là hành động áp hạn ngạch nhập khẩu thép của
Richland đối với các quốc gia khác, trong đó có Newland. Phía Newland cho rằng,
hành động này đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất thép của quốc gia
Page 3



Bài tập: Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO
mình. Newland có thể áp dụng vào điều XI của Hiệp định GATT của WTO , qui
định rằng “các thành viên WTO không được áp dụng các biện pháp hạn chế số
lượng dưới bất kỳ hình thức nào nhằm hạn chế xuất khẩu, nhập hàng hóa”, và
Richland không thuộc trường hợp ngoại lệ được áp dụng biện pháp hạn chế số
lượng nhập khẩu. Trên cơ sở qui định tại Điều 1.1 DSU qui định “Các quy tắc và
thủ tục của Thỏa thuận này phải được áp dụng cho những tranh chấp được đưa ra
theo các quy định về tham vấn và giải quyết tranh chấp của những hiệp định được
liệt kê trong Phụ lục 1 của Thỏa thuận này (trong Thoả thuận này được gọi là
những “hiệp định có liên quan”)...” và theo phụ lục 1 của thỏa thuận này thì có các
Hiệp định Đa biên về Thương mại hàng hóa (GATT 1994, TRIMS, PSI...), vụ tranh
chấp này nằm trong phạm vi điều chỉnh và áp dụng của DSU.
Trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, “tham vấn” là thủ tục bắt buộc và
đầu tiên đối với các bên tranh chấp (qui định tại Điều 3.7, Điều 4 DSU). Vì vậy,
Newland phải tiến hành thủ tục tham vấn, và chỉ khi nào việc tham vấn vẫn không
giải quyết được tranh chấp giữ các bên thì Newland với tư cách là nguyên đơn mới
có quyền đưa ra yêu cầu thành lập Ban hội thẩm.
→ Hành động yêu cầu thành lập Ban hội thẩm của Newland trong trường hợp này
là không hợp lệ với qui định của DSU. Cho nên, DSB hoàn toàn có quyền từ chối
việc thành lập Ban hội thẩm từ phía Newland, lý do là Newland và Richland chưa
tiến hành thủ tục tham vấn.
Câu 2. Đại diện Thường trực của Richland ở WTO là Đại sứ Dr Heinrich von
Schiller, theo báo cáo lại đã nhận chỉ thị từ Chính phủ của mình để ngăn chặn,
hoặc nếu có thể, trì hoãn việc thành lập Ban hội thẩm càng lâu càng tốt. Đại
diện Thường trực của Richland có thể làm gì ? Ông ta có thể từ chối thẩm
Page 4


Bài tập: Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO
quyền của WTO giải quyết tranh chấp này và đề nghị hai nước đưa tranh chấp

ra Tòa án Công lý Quốc tế ?
• Vấn đề về trì hoãn, ngăn chặn việc thành lập Ban hội thẩm từ phía

Richland:
Đại diện thường trực của Richland có thể tận dụng thủ tục trung gian, môi giới,
hòa giải qui định tại Điều 5.4 DSU để kéo dài thời gian, tối đa là 60 ngày kể từ
ngày Richland nhận được yêu cầu tham vấn từ Newland để trì hoãn phía Newland
nộp đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm. Hoặc là Richland có thể áp dụng thủ tục
trọng tài vào giải quyết vụ việc, tuy nhiên thủ tục này phải được Newland đồng ý,
nếu Newland đồng ý và cả hai bên đều đạt được thỏa thuận thì phán quyết của
trọng tài có giá trị bắt buộc và đảm bảo thực thi thông qua cơ chế giám sát thực
hiện các khuyến nghị và phán quyết, biện pháp bồi thường và tạm hoãn thi hành
nhượng bộ qui định tại Điều 21, 22 DSU.
Việc ngăn chặn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm từ Newland gần như là không thể
xảy ra, bởi việc “thành lập Ban hội thẩm” sẽ được quyết định trên cơ chế “đồng
thuận nghịch” qui định tại Điều 6.1 DSU, tức là chỉ cần 1 thành viên WTO thông
qua tại cuộc họp của DSB thì quyết định đó được thông qua, trường hợp này
đương nhiên Newland sẽ thông qua, bởi 2 bên đã không tìm được tiếng nói ở giai
đoạn tham vấn, kể cả thủ tục hòa giải, trung gian, môi giới nữa. Trừ khi tất cả các
thành viên WTO đều không thông qua, muốn đạt được điều này Richland phải vận
động hành lang cực tốt để tranh thủ sự ủng hộ của các thành viên, mà nếu Newland
cũng đồng ý thì cũng đồng nghĩa với việc đôi bên đã đạt được thỏa thuận giải
quyết tranh chấp.

Page 5


Bài tập: Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO
• Đại diện thường trực của Richland không thể từ chối thẩm quyền của


WTO giải quyết tranh chấp cũng như đưa tranh chấp này ra ICJ, bởi:
Thứ nhất, Newland khiếu nại về việc Richland đã áp dụng hạn ngạch nhập khẩu
đối với thép không đúng với quy định của WTO, cụ thể là tranh chấp này về hạn
ngạch nhập khẩu (quota) đối với thép nhập từ Newland của Richland thuộc điều
chỉnh của các Hiệp định thương mại đa phương trong Phụ lục 1 phần B của DSU
nên thuộc phạm vi điều chỉnh của DSU, được qui định tại Điều 1.1. DSU
Thứ hai, phạm vi điều chỉnh của DSU vào giải quyết tranh chấp của WTO mang
tính chất bắt buộc đối với các Hiệp định đa biên gắn kèm phụ lục có liên quan mà
hai bên đã tham gia ký kết, qui định tại Điều 23.1 DSU: “ Khi các Thành viên
muốn xử lý một việc vi phạm các nghĩa vụ hoặc việc làm triệt tiêu hay phương hại
những lợi ích theo các hiệp định có liên quan hoặc gây trở ngại tới việc đạt được
bất cứ mục tiêu nào của các hiệp định có liên quan, thì những Thành viên này phải
dựa vào và tuân thủ theo những quy tắc và thủ tục của Thoả thuận này.”
Xét về điều kiện để ICJ thụ lý, đó là cả Richland và Newland chấp nhận thẩm
quyền tài phán của Tòa, mà Newland đã nộp đơn lên DSB để giải quyết tranh chấp
thì việc Richland đơn phương nộp đơn lên ICJ trở nên vô nghĩa. Điểm đặc thù của
DSB so với ICJ trong giải quyết tranh chấp, đó là đối với DSB chỉ cần một bên
trong tranh chấp nộp đơn lên thì DSB sẽ giải quyết, việc giải quyết chỉ giới hạn
trong phạm vi các thành viên WTO với nhau, trong khi ICJ yêu cầu các bên phải có
sự đồng thuận, một trong các bên tranh chấp không nhất thiết phải là thành viên
Liên hợp quốc.
Câu 3: Chính phủ Richland tuyên bố rằng Ban hội thẩm nhất định phải có năm
thành viên, trong đó ít nhất phải có một thành viên là công dân của Richland và
Page 6


Bài tập: Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO
không một ai là công dân từ quốc gia thành viên đang phát triển của WTO.
Trong số năm thành viên Ban hội thẩm, họ muốn có hai nhà kinh tế và một kỹ
sư. Không một thành viên nào đã từng hoặc đang là nhân viên ngoại giao ở

Geneva. Những yêu cầu trên của Richland nhằm mục đính ngăn chặn việc
thành lập Ban hội thẩm vì thực tế tại Geneva lúc này không thể đáp ứng được
đầy đủ các yêu cầu trên. Đại diện Thường trực của Newland có thể làm được
gì ?
• Ban hội thẩm nhất định phải có năm thành viên, trong đó ít nhất phải có

một thành viên là công dân của Richland và không một ai là công dân từ
quốc gia thành viên đang phát triển của WTO
Theo qui định tại Điều 8.5 Hiệp định DSU, về nguyên tắc Ban hội thẩm gồm 3
người, trong trường hợp khi một bên tranh chấp đề nghị thì Ban hội thẩm có thể
bao gồm 5 thành viên, nhưng yêu cầu này phải được bên Newland đồng ý, thời
hạn là 10 ngày kể từ ngày thành lập Ban hội thẩm. Thành viên trong Ban hội thẩm
không được là công dân của quốc gia thành viên của các bên trong tranh chấp, tức
là công dân của Richland không được là thành viên của Ban hội thẩm, trừ khi giữa
Richland và Newland có thỏa thuận khác, qui định tại Điều 8.3 hiệp định DSU.
Newland là quốc gia đang phát triển - một bên trong tranh chấp (nguyên đơn) đối
với quốc gia phát triển là Richland (bị đơn), nên Newland sẽ được hưởng cơ chế
ưu đãi đặc biệt nếu Newland có yêu cầu, tức là thành phần trong Ban hội thẩm phải
có ít nhất một hội thẩm viên là thành viên là thành viên của quốc gia đang phát
triển, được qui định tại Điều 8.10 Hiệp định DSU.


Thành phần trong Ban hội thẩm gồm 5 người thì phải có hai nhà kinh tế
và một kỹ sư”
Page 7


Bài tập: Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO
Theo quy định tại điều 8.4 DSU, thì việc chọn hội thẩm sẽ được chỉ định một cách
thích hợp, được DSB lựa chọn trên cơ sở danh sách các chuyên gia cho Ban thư kí

giới thiệu và được thông báo cho các thành viên của WTO.


“Không một thành viên nào đã từng hoặc đang là nhân viên ngoại giao ở
Geneva”

Căn cứ vào Điều 8.1 DSU thì thành phần ban hội thẩm có thể là “cá nhân thuộc tổ
chức chính phủ hoặc phi chính phủ… làm đại diện của một Thành viên hoặc của
một bên ký kết GATT 1947….”. Vì vậy nhân viên ngoại giao của thành viên WTO
đã từng hoặc đang làm việc tại Gienneva hoàn toàn có đủ tư cách làm thành viên
Ban hội thẩm
→ Như vậy, đại diện thường trực của Newland có thể nộp đơn yêu cầu Tổng giám
đốc chỉ định thành phần Ban hội thẩm, kiến nghị trong thành phần Ban hội thẩm
phải có ít nhất 1 thành viên xuất phát từ Quốc gia đang phát triển để bảo vệ quyền
lợi của mình, đảm bảo tính công bằng trong giải quyết, đồng thời viện dẫn các lý
do nêu trên để khước từ đề nghị đó của phía Richland, ngoại trừ yêu cầu thành
phần Ban hội thẩm phải có 5 thành viên.
Câu 4.

Poorland, nước láng giềng của Newland, mong muốn tham gia với

tư cách là bên thứ ba trong tranh chấp này. Có khả năng này hay không ?
Richland có thể ngăn chặn Poorland trở thành bên thứ ba trong tranh chấp ?
Căn cứ theo Điều 10.2, 10.4 hiệp định DSU qui định quyền và nghĩa vụ của bên
thứ ba, Điều 17.4 DSU, Thỏa thuận ghi nhận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh
việc giải quyết tranh chấp, trong trường hợp này Poorland có thể tham gia vào vụ
kiện với tư cách là bên thứ ba, nếu Poorland có quyền lợi đáng kể (lợi ích thương
mại đáng kể) đối với vấn đề được xem xét trong vụ tranh chấp giữa Newland với
Page 8



Bài tập: Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO
Richland. Tuy nhiên ở giai đoạn tham vấn, bên thứ ba muốn tham gia thì phải được
các bên trong tranh chấp chấp thuận, nên Richland có quyền từ chối Poorland
tham gia vào giai đoạn này. Nhưng, kể từ giai đoạn xét xử sơ thẩm, kể cả Phúc
thẩm, Richland không thể ngăn chặn sự tham gia của Poorland vào vụ tranh chấp
với tư cách là bên thứ ba, cụ thể : “bất cứ Thành viên nào có quyền lợi đáng kể đối
với một vấn đề được ban hội thẩm xem xét và đã thông báo quyền lợi của mình
cho DSB (trong Thỏa thuận này gọi là “bên thứ ba”) đều phải có cơ hội được trình
bày vấn đề cho ban hội thẩm và được trình văn bản cho ban hội thẩm”, “các bên
thứ ba đã thông báo cho DSB về quyền lợi đáng kể đối với vấn đề theo Điều 10.2
DSU có thể đệ trình văn bản cho Cơ quan Phúc thẩm và phải được tạo cơ hội để
Cơ quan Phúc thẩm nghe vấn đề”.
5.

Trong Báo cáo tạm thời, Ban hội thẩm có quyết định nghiêng về

Newland và đề nghị rằng DSB buộc Richland làm cho biện pháp đang tranh
chấp trở nên phù hợp với các nghĩa vụ của họ theo GATT 1994 và Hiệp định
về Tự vệ. Ban hội thẩm cho rằng sẽ là tốt nhất khi dỡ bỏ ngay lập tức hạn
ngạch. Bộ trưởng Bộ Thương mại Richland tố cáo quyết định của Ban hội
thẩm là trò hề pháp lý và tuyên bố rằng Richland sẽ kháng nghị sớm nhất khi
có thể. Khi nào và làm thế nào để Richland kháng nghị báo cáo của Ban hội
thẩm ?
Thời điểm kháng nghị sớm nhất của Richland là ít nhất 10 ngày trước ngày diễn ra
phiên họp của DSB về xem xét báo cáo của Ban hội thẩm (qui định tại Điều 16.2
DSU). Và theo qui định tại Điều 16.4 DSU, trong thời hạn 60 ngày, kể từ khi Ban
hội thẩm chuyển báo cáo cuối cùng cho thành viên WTO, Richland có thể thông
báo quyết định kháng cáo cho DSB, đồng thời trình thông báo kháng cáo cho Ban
thư kí của cơ quan Phúc thẩm, khi đó DSB sẽ không thông qua báo cáo Ban hội

thẩm cho đến khi hoàn thành thủ tục Phúc thẩm. Nội dung trong bản báo cáo
Page 9


Bài tập: Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO
kháng nghị phải tuân thủ giới han của việc kháng nghị theo qui đinh tại Điều 17.6
DSU, Richland phải chỉ ra sai lầm trong báo cáo của Ban hội thẩm đối với việc
giải thích luật.
Câu 6.

Richland kháng nghị cách diễn giải luật của Ban hội thẩm về Điều

XIX GATT 1994 và nhiều quy định trong Hiệp định về Tự vệ. Họ cũng kháng
nghị rằng lập luận của Ban hội thẩm cho rằng nhập khẩu thép từ Newland
không gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến nền sản xuất nội
địa thép ở Richland. Cơ quan Phúc thẩm có buộc phải xem xét lại Báo cáo của
Ban hội thẩm theo các yêu cầu từ Richland ?
Về nguyên tắc cơ quan phúc thẩm chỉ có thẩm quyền xem xét việc giải thích pháp
luật, các vấn đề được ghi nhận trong bản kháng nghị của Richland (qui định tại
Điều 17.6 DSU) . Vì vậy, cơ quan phúc thẩm không có nghĩa vụ phải xem xét lại
báo cáo của Ban hội thẩm thoe yêu cầu từ phía Richland, mà chỉ xem xét đến việc
giải thích pháp luật của Ban hội thẩm, các vấn đề được ghi nhận của Richland đề
cập trong bản kháng nghị của mình là có hợp lý chưa. Tuy nhiên trong một số
trường hợp cơ quan phúc thẩm có thể kiểm soát lại tính chính xác và công tâm của
của Ban hội thẩm trong quá trình đánh giá chứng cứ,. Cơ quan phúc thẩm có quyền
giữ nguyên, sửa đối hoặc quyết định ngược lại với các ý kiến và kết luận của Ban
hội thẩm (qui định tại Điều 17.13 DSU về xét xử phúc thẩm) trong sự giới hạn mà
Điều 17.6 DSU đã đặt ra.
Câu 7: Cơ quan Phúc thẩm giữ nguyên các kết luận trong Báo cáo của Ban hội
thẩm. Sau khi DSB phê chuẩn Báo cáo Cơ quan phúc thẩm và Báo cáo Ban hội

thẩm, Richland tuyên bố họ sẽ tuân thủ các khuyến nghị và quyết định của DSB
nhưng họ không thể thực hiện ngay lập tức. Nhưng Newland lại cho rằng
Richland thể rút lại hạn ngạch ngay lập tức. Newland có thể làm gì tiếp theo ?

Page 10


Bài tập: Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO
Newland cần phải chứng minh rằng việc Richland có thể rút lại hạn ngạch ngay lập
tức là có căn cứ và đưa yêu cầu này lên DSB. Nếu Newland không chứng minh
được thì phải chờ hết khoảng thời gian hợp lý qui định tại Điều 21.3 DSU để tiến
hành các chế tài về bồi thường, trả đũa thương mại đối với Richland như qui định
tại Điều 22 DSU.
Câu 8.

Sau khi kết thúc thời hạn hợp lý để thực hiện (5 tháng), Richland

tuyên bố rằng họ đã thi hành đầy đủ khuyến nghị và quyết định của Ban hội
thẩm. Newland không chấp nhận với tuyên bố đó vì cho rằng hạn ngạch nhập
khẩu vẫn còn. Newland có thể thực hiện các biện pháp trả đũa?
Newland không được đơn phương áp dụng biện pháp trả đũa đối với Richland.
Việc áp dụng biện pháp này phải được thực hiện phù hợp với qui định DSU và phải
được DSB cho phép. Biện pháp trả đũa thương mại được áp dụng trong trường hợp
hai bên khong thống nhất mức bồi thường và đã hết thời hạn hợp lý thực hiện
kháng nghị và phán quyết. Khi đó, Newland phải gửi lý do áp dụng biện pháp trả
đũa lên Ủy ban có thẩm quyền của WTO. DSB sẽ cho phép Newland trả đũa trong
thời hạn 30 ngày kể từ hết thời hạn hợp lý để thực thi khuyến nghị và phán quyết,
trừ trường hợp tất cá các thành viên không thông qua yêu cầu áp dụng biện pháp
trả đũa này hoặc hiệp định có liên quan cấm việc áp dụng biện pháp trả đũa (qui
định tại Điều 22.6, Điều 22.5 DSU) .

Theo như qui định tại Điều 22.6 DSU, nếu Richland phản đối việc áp dụng biện
pháp trả đũa này, thì Richland sẽ khiếu nại vụ việc ra trọng tài. Khi đó trọng tài sẽ
tiến hành giải quyết và sẽ phải đưa ra giải pháp trong thời hạn 60 ngày (trễ nhất là
90 ngày) kể từ khi hết thời hạn thực thi khuyến nghị và chú ý rằng trong thời hạn
này Newland không được thực hiện bất kì biện pháp trả đũa nào. Sau thời hạn 60
ngày, Newland hoàn toàn có thể áp dụng biện pháp trả đũa Richland.

Page 11


Bài tập: Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO

Page 12



×