Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

bài tập tình huống SPS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.11 KB, 16 trang )

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG – HIỆP ĐỊNH SPS
Vào đầu năm nay, Richland đã ban hành một quy định yêu cầu tất cả
các loại trái cây được giới thiệu, bán tại thị trường Richland phải được
trồng theo phương pháp hữu cơ và đóng gói bằng các vật liệu tự phân
huỷ làm bằng sợi tự nhiên. Theo Richland, tất cả các loại thuốc trừ sâu
và phân hoá học sử dụng trong việc trồng cây ăn quả đều có tác hại xấu
đến sức khoẻ con người trong dài hạn. Thêm vào đó, Richland cũng cho
rằng các loại bao bì không tự phân huỷ là nguyên nhân chính gây ô
nhiễm dẫn đến tác hại nghiêm trọng cho môi trường của quốc gia mình.
Newland, quốc gia có mặt hàng xuất khẩu chính là trái cây, bị thiệt hại
nghiêm trọng trước quy định này. Thị trường xuất khẩu chính của
Newland là tại Richland, nơi người dân rất chú trọng đến sức khoẻ và
ăn rất nhiều trái cây. Vì đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng, nông dân của
Newland phải sử dụng thuốc trừ sâu và phân hoá học khi trồng cây ăn
trái nhưng vẫn đảm bảo rằng dư lượng chất hoá học không vượt quá
ngưỡng cho phép được quy định tại Codex Alimentarius. Sâu
1


bệnh, đất đai cằn cỗi và thiếu những giải pháp về công nghệ khiến
cho ngành nông nghiệp của Newland hầu như không thể chuyển sang
sản xuất theo phương pháp hữu cơ. Thêm vào đó, các nhà xuất khẩu
Newland cũng sử dụng bao bì có thể tái chế để đóng gói trái cây thay
vì bao bì tự phân huỷ do chi phí quá cao.
Tutti Fruiti, nhà xuất khẩu trái cây lớn nhất của Newland, đã yêu cầu
chính phủ phải cân nhắc khiếu nại quy định trên của Richland ra cơ
chế giải quyết tranh chấp của WTO. Tutti Fruiti cho rằng quy định
trên thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định SPS. Đồng thời công ty
cũng cho rằng lệnh cấm sử dụng tất cả thuốc trừ sâu và phân bón hoá
học đã vượt quá các tiêu chuẩn của Codex Alimentarius – vốn có ban
hành mức độ dư lượng chất hoá học tối đa cho phép (Codex MRLs)


với các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu. Thêm vào đó, không tồn tại
một chứng cứ khoa học nào cho rằng dư lượng thuốc trừ sâu và phân
bón hoá học dưới mức Codex MRLs có tác động xấu đến sức khoẻ.
Tác động trong dài hạn của một số lượng ít những chất hoá học này
cũng chưa được ai chứng minh. Ngoài ra cũng được biết rằng các
mặt hàng rau củ nhập khẩu vào Newland thì lại không phải chịu quy
định này. Liên quan đến yêu cầu về bao bì, Tuitti Fruiti cho rằng nó
gây ra hạn chế thương mại hơn mức cần thiết, đơn giản chỉ cần yêu
cầu đóng gói trong bao bì có thể tái chế cũng có thể loại bỏ tác hại đến
môi trường.
Thời gian gầy đây, dù gây tranh cãi rất nhiều nhưng nghiên cứu của


các nhà khoa học tại Trường đại học Utopia kết luận rằng bao bì
plastic tự phân huỷ gây nhiễm độc cho thực phẩm và do vậy có tác
động xấu đến sức khoẻ con người. Trước những lo lắng từ người tiêu
dùng khi nghiên cứu trên được công bố, Rich-Mart, một chuỗi siêu thị
lớn nhất của Richland, quyết định rằng chỉ bán trái cây trong bao bì
giấy (tự phân huỷ). Do Tutti Fruiti phải vận chuyển sản phẩm trên
quãng đường dài nên trái cây của công ty không cách nào khác phải
được đựng trong các bao bì plastic. Vì vậy Tutti Fruiti rất lo lắng về
qui định mới của Rich-Mart và cho rằng nó không thể lý giải được
với lý do bảo vệ sức khoẻ.
Bạn là một cố vấn luật WTO cho chính phủ Newland – trẻ và đầy
tài năng, hãy soạn một bản memo cho tất cả các vấn đề pháp lý trên.


Từ những dữ liệu mà đề bài đưa ra có thể xác định được Richland
đã áp dụng hai biện pháp chính như sau: Thứ nhất, tất cả các loại trái
cây được giới thiệu, bán tại Richland phải trồng theo phương pháp hữu

cơ. Bởi Richland cho rằng việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa
học sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
Thứ hai, Tất cả các loại trái cây được giới thiệu, bán tại Richland
phải được đóng gói trong bao bì tự phân hủy làm bằng sợi tự nhiên. Lý
do mà Richland đưa ra là việc sử dụng bao bì không tự phân hủy sẽ gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho dất nước này.
1 Vấn đề pháp lý
Vấn đề pháp lý đặt ra là các biện pháp mà Richland áp dụng như
nêu trên thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định nào (SPS hay TBT)?
Các biện pháp này có phù hợp với những quy định trong Hiệp định
tương ứng hay không?
2 Phân tích
2.1 Biện pháp “Tất cả các loại trái cây được giới thiệu, bán
tại Richland phải trồng theo phương pháp hữu cơ”
2.1.1 Hiệp định nào điều chỉnh biện pháp trên?
Dựa trên quy định tại Đoạn b Điều 1 Phụ lục A, SPS, ta có thể thấy
đặc trưng của loại biện pháp này là “bảo vệ sức khỏe, cuộc sống con
người trong phạm vi lãnh thổ nước thành viên khỏi những nguy hiểm
phát sinh từ chất gây ô nhiễm, độc tố trong thực phẩm…” Quay trở lại
với biện pháp mà Richland đưa ra là áp dụng các phương pháp hữu cơ
trong trồng trọt. Tức là không sử dụng bất cứ loại chất hóa học nào cho
tất cả các loại trái cây với mục đích bảo vệ sức khỏe con người. Mà
thuốc trừ sâu và phân bón hóa học chính là sử dụng phương pháp hóa
học. Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, khi con người ăn trái cây có
chứa các chất này thì có thể có những độc tố ảnh hưởng tới sức khỏe


con người. Do đó, biện pháp này phù hợp với Đoạn b, Điều 1, Phụ lục A,
SPS và sẽ được xác định là một biện pháp SPS.
Bên cạnh đó, Newland là quốc gia có mặt hàng xuất khẩu chính là

trái cây và thị trường chính của mặt hàng này là Richland. Do các điều
kiện tự nhiên kém ưu đãi nên để trồng trọt đạt hiệu quả, Newland phải
sử dụng các phương pháp hóa học. Khi Richland ban hành quy định
trên, Newland đã phải chịu tổn thất nghiêm trọng. Rõ ràng là biện pháp
mà Richand đưa ra đã tạo ra một sự hạn chế thương mại nhất định đối
với Newland.
Từ hai nguyên nhân này, có thể kết luận được rằng biện pháp quy
định tất cả các loại trái cây được giới thiệu, bán tại Richland phải được
trồng theo phương pháp hữu cơ thuộc phạm vi điều chỉnh của SPS. Do
biện pháp này đã thuộc sự điều chỉnh của SPS nên ta không xem xét tới
sự điều chỉnh của TBT với nó.
2.1.2
i.

Biện pháp đưa ra có hài hòa với quy định của SPS
hay không?
Quyền được ban hành biện pháp

Theo Điều 2.1, SPS các quốc gia thành viên có quyền ban hành các
biện pháp SPS nhằm mục đích bảo vệ cuộc sống, sức khỏe con người,
động thực vật miễn là nó phù hợp với SPS. Ở bước đầu, ta chưa chứng
minh tính phù hợp của biện pháp này với SPS mà chỉ có thể xác định
được rằng với mục tiêu như trên thì Richland thì Richland có quyền ban
hành biện pháp. Nếu ở các nội dung sau, ta chứng minh được sự không
phù hợp với SPS thì Richland sẽ không có quyền áp dụng biện pháp này.
ii.

Tính cần thiết của biện pháp

Cho đến nay, vẫn chưa có một án lệ nào đưa ra khai niệm tính cần

thiết của biện pháp theo Điều 2.2 SPS. Tuy nhiên, xét về mặt câu chữ
của Điều 2.2 thì biện pháp của Richland đưa ra thật sự có tính cần thiết


vì nó nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người từ mối nguy hiểm hiển
nhiên của thuốc trừ sâu và phân bón hóa học khi trồng và tích tụ trong
trái cây. Nhưng bên cạnh mục đích cần thiết thì Richland lại chưa đưa ra
được một cơ sở khoa học rõ ràng nào để chứng minh rằng việc áp dụng
biện pháp này là cần thiết để ngăn chặn tác hại của chất hóa học trong
trái cây tới sức khỏe con người. Vì vậy, chưa có đủ căn cứ để xác định
biện pháp này phù hợp theo Điều 2.2 SPS về tính cần thiết.
iii.

Biện pháp này phải đảm bảo dựa trên cơ sở khoa học

Như đã phân tích ở trên thì ở nội dung này ta có thể bỏ sung them
để thấy được rằng biện pháp Richland đưa ra không phù hợp SPS. Thứ
nhất, theo án lệ Japan – Agriculture Products II “phải tồn tại mối quan
hệ hợp lý giữa biện pháp và chứng cứ khoa học”. Richland không có một
căn cứ khoa học nào để củng cố cho việc thực thi biện pháp. Trong khi
đó, Newland lại chứng minh được sản phẩm trái cây của mình có dư
lượng chất hóa học dưới mức tối đa cho phép (Codex MRLs). Đồng thời,
Newland cũng chỉ ra rằng không có một chứng cứ khoa học nào cho
rằng dư lương thuốc trừ sâu và phân hóa học dưới mức Codex MRLs có
tác động xấu đến sức khỏe (tác động dài hạn cũng chưa được chứng
minh). Thứ hai, Richland cũng không thể viện dẫn Điều 5.7 để biện minh
cho biện pháp của mình trong trường hợp thiếu cơ sở khoa học. Bởi dù
sao vẫn phải dựa trên những thông tin chuyên môn sẵn có, những
khuyến nghị có cơ sở và hợp lý của các chuyên gia; và Richland chưa
đảm bảo được cơ sở khoa học cho biện pháp này.

iv.

Biện pháp này không được tạo ra phân biệt đối xử tùy tiện và
vô lý

Dựa trên cơ sở Điều 2.3, Điều 5.5 và án lệ Australia – Salmon thì để
chúng minh biện pháp của Richland có tạo ra sự phân biệt đối xử tùy
tiện và vô lý hay không, cần trả lời hai nội dung sau:


-

-

Có tồn tại sự phân biệt đối xử: Chỉ có trái cây giới thiệu, bán ở Richland
mới chịu sự áp dụng của quy định này, trong khi trái cây xuất khẩu của
Richland thì không. Richland bảo vệ cho nước mình mà không màng
đến nước khác dù ảnh hưởng sức khỏe con người ở các quốc gia khác
cũng là “mối nguy tương tự” với ảnh hưởng sức khỏe con người tại
Richland. Vì vậy, đây chính là sự phân biệt đối xử.
Sự phân biệt đối xử này là tùy tiện và vô lý: Sự tùy tiện thể hiện ở chỗ
Richland không quan tâm đến tình hình và khả năng của Newland để có
thể thực hiện được biện pháp mà Richland đề ra. Sự vô lý thể hiện ở
chỗ Richland không hề có động thái tìm ra cách giải quyết vấn đề để đôi
bên cùng có lợi mà đơn phương áp đặt ý chí của mình, đồng thời đặt ra
những yêu cầu cao hơn tiêu chuẩn quốc tế mà không có căn cứ khoa
học để chứng minh.
Do đó, biện pháp này đã tạo ra một sự đối xử tùy tiện và vô lý.
v.


Biện pháp này phải hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế

Nội dung này đã có phân tích ở trên, bổ sung them bằng cơ sở pháp
lý tại Điều 3.3 SPS, Richland đã đặt ra yêu cầu cao hơn tiêu chuẩn quốc
tế (Codex Alimentarius) mà không có một cơ sở khoa học nào để chứng
minh.
Kết luận lại, biện pháp mà Richland đưa ra đã vi phạm quy định tại
Điều 2.1, 2.2, 2.3, 5.1, 5.5 và 5.7 SPS.
Biện pháp “tất cả các loại trái cây được giới thiệu, bán
tại Richland phải đóng trong bao bì tự phân hủy làm
bằng sợi tự nhiên”
2.2.1 Hiệp định nào điều chỉnh biện pháp trên?
Để xác định chính xác hiệp định điều chỉnh biện pháp này, ta sẽ
cân nhắc ở hai điểm chính. Thứ nhất, việc quy định đóng gói bằng bao
bì tự phân hủy là nhằm mục đích bảo vệ môi trường (cả TBT và SPS đều
hướng tới mục đích này, SPS thì cụ thể hơn). Tuy nhiên biện pháp này
2.2


không nhằm bảo vệ môi trường khỏi các mối nguy từ các chất trong
thực phẩm (bao bì đóng gói nằm ngoài, tách biệt khỏi sản phẩm); dịch
bệnh (yếu tố này không được đề cập trong tình huống); ngăn chặn mối
nguy từ khâu nhập khẩu, hình thành hoặc lây lan côn trùng có hại. Như
vậy biện pháp này không thuộc bất cứ nhóm nào trong 3 nhóm biện
pháp SPS.
Thứ hai, có đầy đủ 3 cơ sở để xác định biện pháp này thuộc phạm
vi điều chỉnh của TBT theo Điều 1, Phụ lục 1 TBT, cụ thể: áp dụng cho
sản phẩm cụ thể là trái cây; có tính chất bắt buộc; liên quan đến đặc
tính của sản phẩm (trái cây phải được bọc trong bao bì để tránh hư
hỏng cũng như đảm bảo vệ sinh khi giới thiệu, bán.

Biện pháp quy định tất cả trái cây giới thiệu, bán ở Richland phải
được bọc trong bao bì tự phân hủy là biện pháp phù hợp với Điều 1,
Phụ lục 1 TBT. Do đó biện phấp này thuộc phạm vi điều chỉnh của TBT.
Biện pháp này có vi phạm quy định của TBT không?
Dựa trên Điều 2.2 TBT và án lệ US – Tuna II ta sẽ phân tích tính cần
thiết của biện pháp mà Richland ban hành, từ đó xác định được liệu
biện pháp này có hài hòa với quy định của TBT hay không. Tính cần thiết
quy định tại Điều 2.2 TBT được thể hiện qua các khía cạnh sau:
2.2.2

-

-

Biện pháp có gây ra hạn chế thương mại: Newland là nước xuất khẩu
chủ yếu trái cây vào Richland và nếu Newland không tuân thủ biện pháp
mà Richland ban hành thì số lượng trái cây nhập khẩu sẽ bị hạn chế
đáng kể. Do đó đã tồn tại sự hạn chế thương mại ở đây.
Biện pháp này nhằm hoàn thành một mục tiêu chính đáng: Với mục tiêu
bảo vệ môi trường và theo kết luận của các nhà khoa học đại học
Utopia (bao bì plastic tự hủy hay bao bì không tự hủy sẽ gây tác động
xấu tới môi trường, sức khỏe con người) thì việc quy định trái cây phải
đóng gói bằng bao bì tự phân hủy làm từ sợi tự nhiên đã thể hiện tính


-

chính đáng củ mục tiêu và biện pháp này rõ ràng nhằm thực hiện mục
tiêu ấy.
Có những biện pháp khác có thể đạt được mục tiêu này mà không gây

hạn chế thương mại quá lớn: Đồng ý rằng biện pháp mà Richland ban
hành nhằm mục tiêu chính đáng nhưng không câần thiết tới mức chỉ có
biện pháp này mới đạt được mục tiêu đề ra. Rõ ràng là thay vì đơn
phương áp đặt biện pháp này, Richland có thể tiến hành đàm phán với
các nước liên quan, trong đó có Newland, để thỏa thuận về lộ trình tiến
tới thực hiện biện pháp kia. Giai đoạn đầu có thể cải tiến bao bì, trang
bị máy móc công nghệ dần dần và có thời gian tiêu thụ sản phẩm tồn
kho để vừa đáp ứng yêu cầu của Richland về bảo vệ sức khỏe vừa phù
hợp với khả năng hiện tại của Newland. Sau đó, khi đã có đủ khả năng
thfi quay lại áp dụng theo biện pháp kia. Như vậy vẫn có biện pháp ít
gây hạn chế thương mại hơn có thể thay thế cho biện pháp quy định
“tất cả trái cây giới thiệu, bán ở Richland phải bọc bằng bao bì tự phân
hủy làm từ sợi tự nhiên” mà vẫn đạt được cùng mục tiêu.
Như vậy, biện pháp thứ hai mà Richland ban hành đã vi phạm Điều
2.2 TBT
3 Kết luận
Biện pháp thứ nhất “tất cả các loại trái cây được giới thiệu, bán tại
Richland phải trồng theo phương pháp hữu cơ” đã vi phạm vi phạm quy
định tại Điều 2.1, 2.2, 2.3, 5.1, 5.5 và 5.7 SPS. Biện pháp thứ hai “tất cả
các loại trái cây được giới thiệu, bán tại Richland phải được đóng gói
trong bao bì tự phân hủy làm bằng sợi tự nhiên” đã vi phạm Điều 2.2
TBT.
Vì vậy để tránh phải chịu những chế tài từ WTO do sử dụng những
biện pháp hạn chế thương mại, đồng thời nhằm hướng tới đạt được
mục tiêu của mình, Richland nên cân nhắc việc đàm phán với Newland
để đi tới một thỏa thuận chung đôi bên cùng có lợi.


TÌNH HUỐNG về SPS
1. Một số vấn đề pháp lý:


Nghị viện của Richland đã ban hành các sửa đổi bổ sung cho Đạo
luật Tiêu chuẩn an toàn dành cho xe hơi, trong đó yêu cầu các loại xe
hơi nhỏ chạy trong thành phố có động cơ được đặt phía sau như Tato
Plus phải được trang bị các túi khí bên hông xe (ngoài các túi khí phía
trước đã được quy định từ năm 2010). Trong khi đó các loại xe hơi nhỏ
trong thành phố có động cơ được đặt phía trước không phải chịu quy
định này.

Đạo luật này có hiệu lực thi hành sau 02 tháng tính từ thời điểm
ban hành. Tuy nhiên đối với các loại xe hơi có động cơ đặt phía sau xuất
xứ từ Friendland lại được một khoảng thời gian tạm hoãn để chuẩn bị là
03 năm theo như các điều khoản kí kết tại Hiệp định Thương mại tự do
Rich – Friend.

Ban hành một tiêu chuẩn mới mang tên TC412 theo đó đề ra các
yêu cầu về bảo vệ hành khách trong những va chạm từ bên hông xe
( tiêu chuẩn này không có tính ràng buộc,) tiêu chuẩn này cũng vượt cao
hơn nhiều so với tiêu chuẩn được đặt ra bởi Hiệp hội các nhà sản xuất xe
hơi quốc tế (ICMA).

Chuẩn bị trình một dự luật về việc yêu cầu gắn nhãn có kích thước
10x15cm vào bên dưới logo xe với nội dung “chiếc xe được làm ra bởi
những người lao động khốn khổ bị bóc lột” cho những xe sản xuất từ
quốc gia không đáp ứng được điều kiện làm việc ưu đãi cho người lao
động theo các tiêu chuẩn của liên đoàn lao động Richland, các tiêu
chuẩn này hiện nay chỉ có xe từ các quốc gia phát triễn là đáp ứng được,
những xe từ các quốc gia như Newland hầu như không thể.
2.
Phân tích

2.1. Đối với yêu cầu các loại xe hơi nhỏ chạy trong thành phố có động
cơ được đặt phía sau như Tato Plus phải được trang bị các túi khí bên
hông xe
Hai sản phẩm cần phân tích trong trường hợp này là xe hơi nhỏ chạy
trong thành phố có động cơ được đặt phía sau như Tato Plus do
Newland sản xuất và xe hơi nhỏ chạy trong thành phố có động cơ được
đặt phía trước như xe do Richland sản xuất.


Biện pháp trên của Richland vi phạm điều 2.1. TBT về không phân biệt
đối xử, bởi vì biện pháp trên thỏa 3 điều kiện sau:
Thứ nhất, Biện pháp trên là quy định kỹ thuật (thuộc phạm vi điều chỉnh
của điều 2.1). Biện pháp Richland đưa ra yêu cầu các xe hơi nhỏ chạy
trong thành phố có động cơ đặt phía sau xe phải trang bị túi khí bên
hông xe là một biện pháp bắt buộc, liên quan trực tiếp đến đặc tính của
xe hơi và áp dụng lên một nhóm sản phẩm nhất định là xe hơi có động
cơ đặt phía sau.
Thứ hai là hai sản phẩm là hai sản phẩm tương tự. Bởi vì, hai sản phẩm
trên thỏa các điều kiện sau:
 Về đặc tính lý hóa, mỗi loại xe có động cơ phía trước hay phía sau
không thể giống nhau hoàn toàn về mặt thành phần cấu tạo hay đặc tính
lý hóa mà những điều đó chính là khác biệt tạo nên thương hiệu cho mỗi
dòng xe. Có thể xe do Newland sản xuất có độ bền cao do sử dụng thành
phần khác hoặc cũng có thể xe do Richland sản xuất có khả năng chịu áp
lực cao nếu bị va chạm... do đó, về đặc tính lí hóa thì hai sản phẩm này
không giống nhau.
 Về mục đích sử dụng cuối, cả hai loại xe có động cơ ở phía
trước(của Richland và các nước khác sản xuất) hay động cơ ở phía sau
(của Newland sản xuất) đều được dùng làm phương tiện giao thông
trong thành phố.

 Về thị hiếu và thói quen người tiêu dùng, theo các khảo sát gần đây
cho thấy rằng người dân Richland đa số cho rằng xe hơi có động cơ đặt
sau thì kém an toàn hơn xe có động cơ đặt trước tuy nhiên điều này
không làm ảnh hưởng đến quyết định mua xe của họ. Do đó, thị hiếu của
người tiêu dùng đối với hai loại xe này là tương đương nhau.
 Về phân loại thuế quan, cả hai loại xe đều được phân vào một
nhóm thuế quan đó là nhóm về xe cộ.
Mặc dù, về đặc tính lý hóa của 2 sản phẩm không giống nhau như 3 điều
kiện còn lại nhưng khi xem xét tính tương tự của sản phẩm của điều 2.1
TBT thì ta xem xét tương tự như tại điều III.4 GATT( tức là điều kiện
này đơn giản hơn thuật ngữ sản phẩm tương tự tại điều III.2 và khó hơn
điều kiện của sản phẩm thay thế), do đó, 2 sản phẩm này vẫn là hai sản
phẩm tương tự.
Thứ ba, biện pháp trên tạo ra sự đối xử là kém thuận lợi hơn cho


Newland. Trong khi biện pháp trên được áp dụng ngay lập tức đối với
Newland thì các loại xe hơi nhỏ trong thành phố có động cơ được đặt
phía trước không phải chịu quy định này. Lý do mà Richland đưa ra để
biện minh cho sự phân biệt trên “ các loại xe có động cơ đặt phía sau
gây ra mối nguy hiểm lớn hơn cho an toàn của hành khách ngồi trên xe
(ít nhất là với những va chạm đến từ phía đầu xe)” là hoàn toàn không
hợp lí và Richland cũng không đưa ra được bằng chứng khoa học nào
chứng minh rằng xe hơi có động cơ đặt phía sau sẽ nguy hiểm hơn xe có
động cơ đặt phía trước mà đó chỉ là lý luận suông của phía Richland. Vì
vậy, biện pháp trên rõ ràng đã tạo ra bất lợi cho sản phẩm xe hơi của
Newland so với Richland.
Theo các lập luận trên, ta có thể kết luận biện pháp yêu cầu các loại xe
hơi nhỏ chạy trong thành phố có động cơ được đặt phía sau như Tato
Plus phải được trang bị các túi khí bên hông xe mà Richland đưa ra đã vi

phạm điều 2.1 TBT.
2.2. Đạo luật này có hiệu lực thi hành sau 02 tháng tính từ thời điểm
ban hành. Friendland lại được một khoảng thời gian tạm hoãn để chuẩn
bị là 03 năm.
Hai sản phẩm cần phân tích trong trường hợp này là xe hơi nhỏ chạy
trong thành phố có động cơ được đặt phía sau Tato Plus do Newland sản
xuất và xe hơi nhỏ chạy trong thành phố có động cơ được đặt phía sau
do Friendland sản xuất.

Biện pháp trên của Richland vi phạm điều 2.1. TBT về không phân
biệt đối xử, bởi vì biện pháp trên thỏa 3 điều kiện sau:
Thứ nhất, Biện pháp trên là quy định kỹ thuật (thuộc phạm vi điều chỉnh
của điều 2.1)
Biện pháp Richland đưa ra yêu cầu các xe hơi nhỏ chạy trong thành phố
có động cơ đặt phía sau xe phải trang bị túi khí bên hông xe là một biện
pháp bắt buộc, liên quan trực tiếp đến đặc tính của xe hơi và áp dụng
lên một nhóm sản phẩm nhất định là xe hơi có động cơ đặt phía sau.
Thứ hai là hai sản phẩm là hai sản phẩm tương tự. Bởi vì, hai sản phẩm
trên thỏa các điều kiện sau:
Đều là xe hơi nhỏ chạy trong thành phố có động cơ đặt phía sau xe.
Đặc điểm lý hóa, mục đích sử dụng cuối cùng của hai loại xe này giống


nhau. Thị hiếu và thói quen người tiêu dùng của hai sản phẩm này là
tương đương nhau. Về phân loại thuế quan, cả hai loại xe đều được phân
vào một nhóm thuế quan đó là nhóm về xe cộ.
Thứ ba, biện pháp trên tạo ra sự đối xử là kém thuận lợi hơn cho
Newland
Trong khi Đạo luật này có hiệu lực thi hành sau 02 tháng tính từ thời
điểm ban hành thì Friendland lại được một khoảng thời gian tạm hoãn để

chuẩn bị là 03 năm. Tạo sự đối xử kém phần thuận lợi hơn cho Newland.
Theo các lập luận trên, ta có thể kết luận thời hạn áp dụng Đạo luật này
có hiệu lực thi hành sau 02 tháng tính từ thời điểm ban hành và riêng
Friendland lại được một khoảng thời gian tạm hoãn để chuẩn bị là 03
năm mà Richland đưa ra đã vi phạm điều 2.1 TBT.

Biện pháp trên của Richland còn vi phạm điều 2.12. TBT vì
Tại Điều 2.12 TBT thì Các thành viên cần tạo ra một khoảng thời gian
hợp lý giữa thời điểm công bố các tiêu chuẩn kỹ thuật và thời điểm các
quy định đó bắt đầu có hiệu lực để có thời gian cho các nhà sản xuất của
các thành viên xuất khẩu khác điều chỉnh các sản phẩm hoặc phương
pháp sản xuất cho phù hợp với các yêu cầu của các thành viên nhập
khẩu.
Thời gian hợp lý ở đây là bao lâu?
Theo án lệ Hoa Kỳ - Các biện pháp liên quan tới sản xuất và buôn bán
thuốc lá (Clove Cigarettes) (Nguyên đơn: Indonesia) thì khoảng thời
gian hợp lý là khoảng thời gian tối thiểu không ít hơn 6 tháng (khoản 5.2
Quyết định hội nghị của các bộ trưởng ở Doha) để nhà xuất khẩu điều
chỉnh cho phù hợp.
Trong khi đó Richland quy định đạo luật có hiệu lực thi hành sau 02
tháng tính từ thời điểm ban hành không thỏa tối thiểu 6 tháng. Quy định
này vi phạm Điều 2.12 TBT.
2.3. Ủy ban tiêu chuẩn chất lượng ban hành một tiêu chuẩn mới mang
tên TC412 theo đó đề ra các yêu cầu về bảo vệ hành khách trong những
va chạm từ bên hông xe.
Hai sản phẩm cần phân tích trong trường hợp này là xe hơi nhỏ chạy
trong thành phố có động cơ được đặt phía sau như Tato Plus do
Newland sản xuất và xe hơi nhỏ chạy trong thành phố có động cơ được



đặt phía trước như xe do Richland sản xuất.
Biện pháp trên của Richland có vi phạm điều 2.4. TBT , bởi vì biện
pháp trên thỏa 3 điều kiện sau:
Thứ nhất, Biện pháp trên là tiêu chuẩn kỹ thuật (thuộc phạm vi điều
chỉnh của điều 2.4 TBT). Bởi vì, Ủy ban tiêu chuẩn chất lượng ban hành
yêu cầu về bảo vệ hàng khách trong những va chạm từ bên hông xe, là
một biện pháp được áp dụng chung cho các sản phẩm xe hơi (không
phân biệt động cơ phía trước hay phía sau), liên quan đến đặc tính của
sản phẩm và biện pháp trên không mang tính bắt buộc.
Thứ hai là có tồn tại một tiêu chuẩn quốc tế liên quan – tiêu chuẩn về xe
hơi của được đặt ra bởi Hiệp hội các nhà sản xuất xe hơi quốc tế
(ICMA)
Tiêu chuẩn quốc tế này là có liên quan bởi cùng quy định về sản phẩm là
xe hơi.
Do Hiệp hội các nhà sản xuất xe hơi quốc tế ban hành (ICMA), được
hầu hết thế giới thừa nhận.
Vì thế tiêu chuẩn quốc tế được đặt ra bởi ICMA là tiêu chuẩn quốc tế có
liên quan của tiêu chuẩn kỹ thuật mà Ủy ban tiêu chuẩn chất lượng ban
hành.
Thứ ba, tiêu chuẩn quốc tế liên quan có được sử dụng như là cơ sở cho
quy định kỹ thuật
Tiêu chuẩn mà Ủy ban tiêu chuẩn chất lượng ban hành mang tên TC421
đã sử dụng tiêu chuẩn quốc tế tồn tại trên – tiêu chuẩn về xe hơi của
Hiệp hội các nhà sản xuất xe hơi quốc tế (ICMA) là cơ sở. Bởi lẽ, các
tiêu chuẩn TC421 không mâu thuẫn với tiêu chuẩn quốc tế làm cơ sở,
mà chỉ vượt cao hơn tiêu chuản quốc tế đó. Làm cơ sở là không tồn tại
sự mâu thuẫn giữa tiêu chuẩn quốc tế đã tồn tạ và tiêu chuẩn mới đặt ra.
Trường hợp này, TC 421 đã lấy tiêu chuẩn quốc tế trên là cơ sở.
Ngoài ra, Tiêu chuẩn kỹ thuật của Ủy ban tiêu chuẩn chất lượng là tiêu
chuẩn cho tất cả các sản phẩm, dù là nhập khẩu từ quốc gia nào. Với tiêu

chuẩn này, hiện tại Tato Plus không đáp ứng được các yêu cầu khó khăn
đó, nhưng các quốc gia khác vẫn phải thực hiện tiêu chuẩn này, ngay cả
quốc gia có Tổ chức ban hành tiêu chuẩn này – Richland. Vì mục đích
đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng con người là vô cùng quan trọng
nên Tiêu chuẩn này là cần thiết.


 Theo các lập luận trên, ta có thể kết luận Ủy ban tiêu chuẩn chất
lượng ban hành một tiêu chuẩn mới mang tên TC412 theo đó đề ra các
yêu cầu về bảo vệ hành khách trong những va chạm từ bên hông xe là
không vi phạm Điều 2.4 TBT.
Do đó ta xét tiêu chuẩn trên có vi phạm GATT 1994 hay không?
Để là đối tượng điều chỉnh của GATT 1994 thì chủ thể ban hành
phải là Quốc gia hoặc nếu là tổ chức phi chính phủ thì phải chứng minh
được có sự can thiệp bới quốc gia đó lên việc ban hành một quy định của
một tổ chức phi chính phủ.
Trong tình huống này, Tiêu chuẩn được ban hành bởi Ủy ban tiêu chuẩn
chất lượng một cơ quan phi chính phủ của Richland. Và, Ta không thể
chứng minh được sự can thiệp của Chính phủ quốc gia Richland lên việc
ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật của Ủy ban tiêu chuẩn chất lượng – cơ
quan phi chính phủ của Richland.
 Do đó, Tiêu chuẩn này không thuộc phạm vi điều chỉnh của GATT
1994.
 Vì thế ta có thể kết luận, Tiêu chuẩn mà Ủy ban tiêu chuẩn chất
lượng Richland ban hành là không vi phạm GATT 1994 cũng như không
vi phạm Hiệp định TBT.
2.4. Dự luật yêu cầu gắn nhãn vào bên dưới logo xe với nội dung
“chiếc xe được làm ra bởi những người lao động khốn khổ bị bóc lột”
cho những xe sản xuất từ quốc gia không đáp ứng được điều kiện làm
việc ưu đãi cho người lao động theo các tiêu chuẩn của liên đoàn lao

động Richland.
Hai sản phẩm cần phân tích trong trường hợp này là xe hơi của những
quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển như Newland.
Biện pháp trên của Richland không vi phạm điều 2.4 TBT. Bởi vì Biện
pháp trên không là tiêu chuẩn kỹ thuật (không thuộc phạm vi điều chỉnh
của điều 2.4 TBT). Bởi vì, nếu dự luật trên được thông qua thì đó sẽ là
một biện pháp mang tính bắt buộc, áp dụng lên một nhóm sản phẩm nhất
định là xe hơi sản xuất từ những quốc gia không đáp ứng được yêu cầu
điều kiện làm việc ưu đãi cho người lao động theo tiêu chuẩn liên quan
của Liên đoàn lao động Richland.
Biện pháp trên của Richland không vi phạm điều 2.1 TBT. Bởi vì Biện


pháp trên không là quy định kỹ thuật (không thuộc phạm vi điều chỉnh
của điều 2.1 TBT). Biện pháp trên, tuy áp dụng lên một nhóm sản phẩm
nhất định và mang tính bắt buộc nhưng biện pháp trên lại không liên
quan đến đặc tính của sản phẩm.
 Biện pháp trên không là quy định kỹ thuật cũng như không là tiêu
chuẩn nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của điều 2.1, điều 2.2, điều
2.4 TBT. Do đó, ta xét quy định trên có vi phạm nguyên tắc MFN tại
Điều III.4 GATT 1994.
Thứ nhất, Biện pháp trên thuộc phạm vi điều chỉnh của điều III.4 GATT
1994. Bởi lẽ, quy định của Richland về gắn nhãn logo vào bên dưới xe
“chiếc xe được làm ra bởi những người lao động khốn khổ bị bóc lột” sẽ
tác động ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh, bán hàng trên thị trường là biện pháp nội địa theo Điều III.4 GATT 1994.
Thứ hai là hai sản phẩm là hai sản phẩm tương tự. Bởi vì, khi xem xét
hai sản phẩm, chúng ta không xét đến yếu tố lao động.
Thứ ba, biện pháp mà Richland áp dụng đã tạo ra sự đối xử kém thuận
lợi hơn cho sản phẩm xe hơi nhập khẩu từ Newland so với xe hơi nội
địa. Quy định tiêu chuẩn gắn nhãn vào bên dưới logo xe với nội dung

“chiếc xe được làm ra bởi những người lao động khốn khổ bị bóc lột”
cho những xe sản xuất từ quốc gia không đáp ứng được điều kiện làm
việc ưu đãi cho người lao động theo các tiêu chuẩn của liên đoàn lao
động Richland, hiện nay chỉ có các quốc gia phát triển mới đáp ứng
được, còn những quốc gia như Newland hầu như không thể. Quy dịnh
trên gây bất lợi cho Newland vì khi bị gắn nhãn “chiếc xe được làm ra
bởi những người lao động khốn khổ bị bóc lột” sẽ làm ảnh hưởng nhận
thức của người tiêu dùng đối với hàng hóa là xe Tato Plus từ Newland.
Theo các lập luận trên, ta có thể kết luận biện pháp trên đã vi
phạm điều III.4 GATT 1994.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×