Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG dạy và học PHÂN môn TRANG TRÍ KHỐI 6,7,8,9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.59 KB, 18 trang )

Tên đề tài :
PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC
PHÂN MÔN TRANG TRÍ KHỐI 6,7,8,9 Ở TRƯỜNG
TH-THCS MỸ XƯƠNG
- Họ và tên tác giả: Nguyễn Vũ Thúy An
- Chức vụ: Giáo viên dạy môn Mĩ thuật
A.PHẦN MỞ ĐẦU:
I. Lí do chọn đề tài:
1. Có lí luận
Mĩ thuật là một trong những bộ môn nghệ thuật ra đời sớm nhất của xã
hội loài người. Là môn nghệ thuật tạo ra cái đẹp về màu sắc . Khởi đầu bằng sự
khai thác và phát huy tác dụng của nhân tố không gian như hình khối, đường nét
màu sắc … Để diễn đạt và truyền cảm. Do đó mĩ thuật được liệt kê vào nghệ
thuật thị giác hay nghệ thuật không gian.
Mĩ thuật rất gắn bó với cuộc sống con người , ngày càng trở thành một
trong những nhu cầu của con người văn minh, hiện đại. Cũng vì lẽ đó mà từ rất
lâu người ta đã tìm hiểu và đưa mĩ thuật vào chương trình phổ thông. Vì đó là
nơi đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, ai ai dù làm gì cũng phải qua sự giáo dục
của nhà trường và có sự phối hợp đồng bộ giữa các môn học, ở đó nghệ thuật đã
được hình thành và phát triển. Đưa môn mĩ thuật vào nhà trường là mang tính
phổ cập mọi người đều được làm quen và tiếp xúc thưởng thức cái đẹp, góp
phần hình thành nhân cách của học sinh. Giáo dục các em biết yêu cái đẹp, có
nhận thức đúng đắn về cái đẹp, có khả năng cảm thụ, biết trân trọng và bảo vệ
cái đẹp. Trong đó phân môn vẽ trang trí ở cấp THCS là nhầm giáo dục thẩm
mĩ,tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen và thưởng thức vẻ đẹp của
thiên nhiên xung quanh. Trang trí thật cần thiết với đời sống con người , thí dụ
trang trí một phòng học, một quyển sách, hay quần, áo cũng đã có hình dáng
màu sắc trang trí khác nhau. Trong cuộc sống nếu không mọi vật làm ra không
có kiểu dáng, hình thức và màu sắc khác nhau thì cuộc sống sẽ nhàm chán biết
1



bao. Như vậy, trang trí là một nhu cầu thiết yếu, là mong muốn về tình cảm, ý
thức, tâm lý của con người.
2. Có thực tiễn
Trang trí là một nghệ thuật sắp xếp đường nét, hình mảng, màu sắc. hình
khối, đậm nhạt, màu sắc trên mặt phẳng hay trong không gian để tạo sản
phẩm hay hình đẹp, phù hợp với nội dung yêu cầu của từng thể loại.
Trang trí dùng để gọi cho trang trí hình vuông , hình tròn, trang trí sân
khấu…….
Trang trí được dùng cho tên một phân mơn của mĩ thuật ở trường học phổ
thơng, học trang trí này đa số học sinh ham thích học tập, vì đồng thời gắn liền
trong trang trí nó thể hiện màu sắc phong phú với cuộc sống ( học tập, vui chơi)
của các em, trang trí còn giúp học sinh tạo ra cái đẹp mn màu mn vẻ đồng
thời còn phát triền khả năng suy nghĩ tìm tòi cái mới ,cái khác, cái lạ..….
Bên cạnh đó, khi học vẽ trang trí học sinh sẽ được rèn luyện bồi dưỡng và
phát triển phẩm chất và khơng ngừng sáng tạo. Đặc biệt trong việc học vẽ trang
trí, giúp các em cảm nhận về khả năng thể hiện thẩm mĩ, nó còn mang tính dân
tộc vì các em được tìm hiểu thưởng thức những tinh hoa, vốn cổ, vốn truyền
thống của dân tộc của ơng cha ta. Đó là những hoa văn, họa tiết ở đình chùa,
lăng tẩm…Từ đó, các em có ý thức hơn về lòng tự hào và gìn giữ vốn truyền
thống đó.
Phân môn trang trí ở chương trình THCS gồm 2 loại bài tập :
Trang trí cơ bản: Là trang trí các hình cơ bản như trang trí hình vuông ,
hình tròn. đường diềm, hình chữ nhật, các loại bài tập này vận dụng các luật
trang trí một cách chặt chẽ khi vẽ hình mảng, vẽ họa tiết và vẽ màu.
Trang trí ứng dụng: Là trang trí đồ vật có tên gọi thông dụng hằng ngày
như trang trí lọ hoa, trang trí cái khăn vuông,trang trí một bìa lịch treo tường,
……

2



Trang trí là môn học hoàn toàn tự do vẽ theo ý mình, tự do sáng tạo từ
sắp xếp hình mảng, vẽ họa tiết và dùng màu. Vì thế vẻ đẹp của trang trí thật
là phong phú, đa dạng. Tuy cùng một loại bài tập cùng một cách dạy,cùng một
người thể hiện ….nhưng bài trước bài sau điều có một vẻ đẹp riêng.
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu
Mục đích của mơn mĩ thuật là giáo dục cho học sinh nhận biết về cái đẹp,
cảm nhận được cái đẹp và u thích cái đẹp. Từ đó các em sẽ có một tâm hồn
đẹp, u cuộc sống, các em sẽ biết giữ gìn nhà cửa, trường lớp, thơn xóm. Bảo
vệ mơi trường xung quanh, biết u q bảo tồn những di sản văn hóa, lịch sử,
những truyền thống đạo đức, thuần phong mĩ tục của đất nước.
Biết cảm thụ và sáng tạo cái đẹp, đồng thời đấu tranh chống lại loại trừ cái
xấu làm cho cuộc sống ngày một hồn mĩ hơn.
Là một giáo viên giảng dạy bộ mơn mĩ thuật bàn thân tơi còn gặp nhiều
khó khăn trong việc giảng dạy: làm thế nào để cải tiến việc dạy và học mơn mĩ
thuật nói chung và phân mơn vẽ trang trí nói riêng, giúp học sinh phát huy tính
tích cực học tập, tự suy nghĩ, sáng tạo tìm tòi….phần nào đạt mục tiêu của
chương trình đổi mới. Qua thực tế giảng dạy bản thân đã học tập, tìm tòi và rút
ra một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh THCS học tốt phân mơn vẽ trang trí .
3.Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Được phân cơng giảng dạy mơn mĩ thuật ở các khối 6,7,8,9 ở trường THTHCS Mỹ Xương, tơi đã chọn nghiên cứu đề tài với mục tiêu nhằm cải tiến
phương pháp dạy và học, qua đó áp dụng vào thực tế nâng cao chất lượng và
hiệu quả giảng dạy phân mơn vẽ trang trí .
B.PHÂN NỘI DUNG:
I. Cơ sở lý luận:
Dạy học Mĩ thuật trong trường phổ thơng, nhằm giáo dục thẩm mĩ cho
học sinh, tạo điều kiện cho các em tiếp xúc làm quen với cái đẹp của thiên nhiên
, của tác phảm mĩ thuật, trên cơ sơ đó thưởng thức cái đẹp ,đồng thời tạo ra cái
đẹp bằng khả năng và sự hứng thú của mình phục vụ cho cơng việc học tập và

sinh hoạt hằng ngày. Mơn mĩ thuật trong trường tiểu học, khơng phải là đào tạo
3


người chun làm nghề mĩ thuật mà đào tạo ra những người biết thưởng thức cái
hay, cái đẹp, góp phần tạo dựng mơi trường thẩm mĩ cho xã hội.
Qua quá trình học phân môn mó thuật giáo dục thẩm mó cho học sinh
qua các bài rất cụ thể, tạo điều kiện cho các em nhận ra cái đẹp của đối
tượng dù là đơn giản nhất (cái lá, cái bình, đường diềm…..) qua bố cục, đường
nét, hình mảng, hình khối, màu sắc và tương quan đậm nhạt. Có thể những
bài đầu, hoặc một bộ phận học sinh không thể hiện được ra bài vẽ của mình,
xong các em hiểu thế nào là đẹp. Điều đó rất quan trọng, bởi các em sẽ là
người thưởng thức, biết nhận ra cái đẹp, biết phân tích đánh giá và vận dụng
cái đẹp vào cuộc sống. Biết thưởng thức cái hay, cái đẹp sẽ thúc đẩy, tác
động đến những người làm ra cái đẹp, sáng tạo không ngừng để có những sản
phẩm đẹp cho xã hội.
Thơng qua mơn mó thuật nói chung, phân môn vẽ trang trí nói riêng ,
các em ứng dụng vào thực tế, tự làm đẹp bản thân và làm đẹp cuộc sống.
Khi học tốt phân mơn vẽ trang trí, sẽ cung cấp một số kiến thức cần thiết để học
tốt hơn các phân mơn khác như Tốn, Địa….Qua học phân mơn vẽ trang trí này
giúp các em nhận biết được màu, biết pha màu và vẽ màu.
Ngồi ra, trong q trình học trang trí các em dần ý thức tơn trọng, giữ gìn vốn
truyền thống văn hố dân tộc.
Trên những cơ sở đã nêu, tơi đã đề ra những giải pháp cho việc dạy và
học.
III Thực trạng và các mâu thuẩn:
Qua thực tế dạy mơn mĩ thuật ở trường TH- THCS Mỹ Xương, từ năm
2010 đến nay, tơi nhận thấy đa số học sinh chưa đạt hiệu quả cao phân mơn vẽ
trang trí. Các em chưa thực hành tốt bài tập về: sắp xếp hình mảng, chọn họa
tiết, chọn màu và vẽ màu. Do đó các em cũng chưa có khả năng “làm đẹp”

trường lớp, góc học tập ở nhà ….Mà mục tiêu của nghành là giáo dục tồn diện
cho học sinh trong đó có giáo dục thẩm mĩ, góp phần trong giáo dục thẩm mĩ ở
học sinh cấp THCS phải kể đến bộ mơn mĩ thuật. Trước khi áp dụng sáng kiến
4


kinh nghiệm bản thân còn gặp một số khó khăn khi dạy phân môn vẽ trang trí
như :
Một số học sinh chưa chuẩn bị đầy đủ dung cụ học vẽ: bút chì, màu, giấy
vẽ…..
Hầu như học sinh chưa nhận thấy tầm quan trọng khi học môn mĩ thuật,
xem đây là một môn phụ nên các em chưa chuẩn bị tốt dụng cụ học tập: giấy vẽ,
bút chì, màu …., trường học thì chưa có phòng chức năng riêng, đồ dùng dạy
học ở trên cấp về chưa đầy đủ, và chưa đáp ứng đầy đủ.
Mặt khác còn một thực trạng nữa là mức độ tiếp thu của các em còn hạn
chế trong khi thời lượng dành cho môn học này lại quá ít, cũng như thời gian rèn
luyện thực hành còn hạn chế.
Đối với sách giáo khoa đã gần gũi với cuộc sống phù hợp với cuộc sống
hằng ngày và sát với nhu cầu hứng thú của các em, song qua các bài giảng và
tiếp xúc với các em trong các tiết học thì tôi luôn nghĩ làm thế nào để việc dạy
và học nâng cao hơn sáng tạo hơn, để học sinh vừa thích thú vừa hiểu bài, kết
quả bài đạt chất lượng cao hơn .
Bất cứ người giáo viên nào cũng rất mong muốn học mình hiểu bài một
cách nhanh nhất, từ đó các em có thể vận dụng những kiến thức đã học vào thực
tế. Muốn được như vậy thì chúng ta cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy,
sau cho mỗi tiết học các em điều hứng thú học và phát huy tính tích cực, sáng
tạo và nhớ bài, hoàn thành bài tập tại lớp tốt.
Thời gian tiết học còn hạn chế về việc thực hành. Đối với phân môn vẽ
trang trí thì các em cần nắm được cách sắp xếp hình mảng, cách chọn họa tiết,
chọn và vẽ màu…..do đó giáo viên phải chuẩn bị cung cấp kiến thức chính xác

với nội dung bài học , đổi mới phương pháp dạy và học phù hợp với từng đối
tượng học sinh .
Giáo viên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với giáo viên trong tổ bộ
môn, qua những tiết thao giảng hội giảng, để trao dồi kiến thức, kĩ năng nhằm
nâng cao tay nghề .
IV. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ:
5


3.1. Q trình thực hiện giải pháp:
Đầu năm học 2011-2012, tơi đã lâp kế hoạch tập trung đề ra phương pháp
nâng cao chất lượng phân mơn vẽ trang trí ở các khối 6,7,8,9.
3.1.1. Các bước tiến hành thử nghiệm:
Để chuẩn bị cho tiết dạy vẽ trang trí :
+Vai trò của người giáo viên là phải biết vận dụng các hình thức dạy học
mĩ thuật để giáo dục thẩm mĩ cho học sinh.
+Trong giờ học trang trí cần phải:
+ Nghiên cứu nội dung bài, xác định vị trí, mục tiêu, chuẩn kiến thức và
kỹ năng cần đạt để soạn giáo án có chất lượng.
+ Xác đònh mục tiêu bài học:
_ Xác đònh mục tiêu của bài học là việc làm hết sức cần thiết đối với
giáo viên khi chuẩn bò bài dạy. Mục tiêu xác đònh chung chung không cụ thể
sẽ làm cho chúng ta khó đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mục tiêu
càng cụ thể thì sẽ càng thuận lợi trong việc đánh giá kết quả.
+ Chuẩn bò đồ dùng dạy học :
_ Chuẩn bò đồ dùng của giáo viên là tranh ảnh, tranh minh họa, mẫu
thật, bài vẽ của học sinh khóa trước, tranh vẽ mô phỏng các bước tiến hành
bài vẽ...
+ Phải có nhiều tranh vẽ khác nhau về bố cục màu sắc để học sinh thấy
được sự phong phú.

+ Gợi ý để học sinh suy nghĩ thêm bớt họa tiết chuyển cách sắp xếp tơ
màu hoặc đậm nhạt khác nhau .
+ Lựa chọn phương pháp phù hợp với học sinh và nội dung bài.
Cách tổ chức đánh giá: tổ chức cho học sinh tham gia đánh giá bài học.
Bài học được dán lên bảng, giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét kết quả bài
học của mình và của bạn dựa theo yêu cầu của giáo viên. Sau đó giáo viên
đưa ra ý kiến đánh giá nhận xét kết quả của từng học sinh,cách nhận xét
6


mang tính tích cực, khuyến khích học sinh cố gắng cho bài học sau đạt kết
quả tốt hơn. Không nên phê bình gay gắt làm mất hứng thú học tập của học
sinh… Cuối mỗi bài học nên dặn dò học sinh làm bài tập về nhà và chuẩn bò
cho bài học sau.
Về học sinh:
+ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho tiết học vẽ trang trí như: Vở vẽ, ( giấy vẽ),
bút chì, tẩy, màu, thước, compa…
+ Sưu tầm, quan sát những bài mẫu đẹp trong sách báo( nếu có)
Ngồi những chuẩn bị cụ thể trên, giáo viên cần trang bị cho mình và
học sinh về kiến thức liên quan đến mơn học.
Ví dụ:
Để học sinh nhận biết chính xác về sắp xếp họa tiết, cần chuẩn bò một
số tranh minh họa.

- Nhắc lại

- Đối xứng

7



- Xen kẻ

- Tự do

8


Bản thân giáo viên ln tự rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, để có khả năng vẽ
mẫu chính xác cho học sinh quan sát. Vì giáo viên dạy Mĩ thuật, có thể xem như
“ dụng cụ trực quan” sinh động nhất.
3.1.2 Các phương pháp sử dụng:
- Phương pháp trực quan : Mó thuật là môn học trực quan, đối tượng của
môn mó thuật thường thì có thể thấy, sờ được, có hình, có khối , có màu sắc
Dạy học nói chung và dạy mó thuật nói riêng thường dạy bằng trực
quan bao giờ cũng mang lại hiệu quả cao. Với mó thuật, tất cả các loại bài
học đều sử dụng đồ dùng dạy học. Bao gồm: những gì có thực, như các đồ vật
, hoa,…tranh ảnh , bài vẽ …….
Nói đến phương pháp trực quan tức là đề cập tới cách dạy sao cho học
sinh thấy ngay thấy một cách rõ ràng, cụ thể để các em hiểu nhanh hơn, nhớ
lâu .
Khi sử dụng phương pháp trực quan cần lưu ý:
Phân loại đồ dùng phù hợp với nội dung bài học. Thí dụ: đồ dùng dạy
học để giới thiệu khái niệm hay để làm phong phú nội dung, để gợi ý suy
nghó hay tìm tòi, sáng tạo( về bố cục, hình vẽ,…)
- Phương pháp gợi mở: Thường được thực hiện khi dạy lý thuyết và
hướng dẫn thực hành, dùng câu hỏi kết hợp với việc chỉ ra trên đối tượng thực
tế ( mẫu vẽ , hình minh họa…)
- Phương pháp vấn đáp: Theo cách hiểu thông thường thì vấn hỏi, đáp
là trả lời. Vấn đáp là hỏi và trả lời. Khi dạy học giáo viên thường nêu câu hỏi

cho học sinh suy nghó và trả lời nội dung bài học. Khi câu được đặc ra tất cả
học sinh phải suy nghó, phải tìm kiếm lựa chọn cách trả lời – lựa chọn nội
dung, điều đó rất có lợi, bởi nó gây cho các em thói quen suy nghó trước.

9


Qua câu trả lời của học sinh, giáo viên đã phần nào thấy được khả
năng học sinh, kết quả bài dạy, từ đó giáo viên củng cố, bổ sung cho nội
dung đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.
- Phương pháp quan sát: quan sát từ cái chung đến cái riêng, từ tổng
thể đếùn chi tiết, từ bao quát đến phức tạp. Khi quan sát cần đối chiếu, so
sánh để rút ra nhận xét đúng, chuẩn xác.
- Phương pháp làm mẫu: giáo viên vẽ mẫu trên bảng lớp
- Phương pháp “luyện tập - thực hành” :
Luyện tập để củng cố kiến thức, trong giờ thực hành giáo viên
cần
. Quan sát và phát hiện những thiếu sót chung và bổ sung, uốn nắn kòp
thời cho cả lớp.
. Chỉ ra những gì chưa ổn bài vẽ của học sinh gợi ý để học sinh thấy
được.
- Phương pháp trò chơi: học sinh được củng cố khắc sâu nội dung bài vừa
học. Phương pháp này tạo hứng thú, kích thích trí tưởng tượng sáng tạo.
VD: Trò chơi sắp xếp mảng hình, sắp xếp họa tiết….
* Trò chơi sắp xếp họa tiết áp dụng cho bài trang trí hình chữ nhật:

10


Đáp án:


Có thể kết hợp trò chơi trong một số bài học nhằm củng cố kiến thức
hoặc kỷ năng cho học sinh. Có thể tổ chức trò chơi thi đua giữa các nhóm.
Trò chơi không những kích thích tính học tập học sinh mà còn tạo môi trường
học tập vui vẻ thân ái đoàn kết giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với
học sinh .
Tổ chức trò chơi có thể ở đầu tiết học để gây hứng thú, dẫn dắt học
sinh vào tiết học mới, cũng có thể tổ chức trò chơi vào giữa tiết học để củng
cố lại phần hướng dẫn, hoặc có thể tổ chức vào cuối tiết học để củng cố lại
bài dạy.
3.1.3 Biện pháp xử lý:
Do đặt thù của phân mơn vẽ trang trí, cũng như các phân mơn khác:
Tiến hành bài vẽ từ đầu đến khi kết thúc phải qua q trình quan sát, phân tích
phán đốn, so sánh, khái qt…Để thực hiện được điều này, trong giờ học vẽ
trang trí giáo viên và học sinh cần phải:

11


+ Giáo viên chuẩn bị nhiều bài mẫu khác nhau về cách chia mảng , cách
sắp xếp, về màu sắc để học sinh thấy được sự phong phú, điều đó sẽ kích thích
sự sáng tạo.
+Hướng dẫn học sinh quan sát bài mẫu đồng thời đặt câu hỏi phân tích để
các em suy nghĩ nhận xét.
* Về vẻ đẹp của bài vẽ
*Sự khác nhau của bài vẽ về màu sắc, hình mảng, sự sắp xếp họa tiết ,đậm
nhạt …Ví dụ như bài vẽ nào đẹp ? tại sao?
* Họa tiết nào chính họa tiết nào phụ ? Màu sắc của bài vẽ như thế nào ?
các mảng được sắp xếp trong bài vẽ ? vv…
*Từ đó giúp các em nhận ra có nhiều các trang trí và mỗi cách có một vẻ

đẹp riêng .
Ví dụ :
Cách sắp xếp xen kẽ :

Cách sắp xếp nhắc lại:

Cách sắp xếp tự do:
12


Cách sắp xếp đối xứng:

- Đồ dùng dạy học ( bài mẫu) giúp học sinh quan sát, tư duy và hình dung
đến những hình ảnh liên quan đến bài học.
- Ngoài những bài vẽ mẫu, cần phải có mẫu thật, các bài vẽ trang trí đẹp
của học sinh, hình minh họa các bước tiến hành vẽ trang trí, giáo viên vẽ trực
tiếp lên bảng các bước tiến hành bài vẽ tranh trí.
Ví dụ: Các bước vẽ bài trang trí cái quạt :
a. Tạo dáng
- Vẽ hình dáng chung của đồ vật.

13


- Kẽ trục và tìm mảng.

b. Trang trí:
- Vẽ họa tiết vào các mảng đã phân chia.

- Tô màu vào hình theo thích. Có màu nóng, lạnh, đậm, nhạt.


- Giáo viên cần gợi ý để các em suy nghĩ thêm bớt hoạ tiết, thay đổi sắp
xếp, vẽ màu đậm nhạt khác nhau.
14


Từ đó bài tập của các em có sự khác nhau và sáng tạo, đồng thời tránh
được hiện tượng là các em bắt chước bài mẫu.
+ Đối với học sinh, yêu cầu cơ bản là biết tên màu và cách vẽ màu.
- Học sinh phải nắm được một số luật trang trí cơ bản như: đối xứng,xen
kẻ, mảng hình không đồng đều,…
- Học sinh biết độc lập suy nghĩ, biết chia mảng, biết chọn hoạ tiết, chọn
màu, vẽ hình rõ ràng, màu sắc tươi tắn, trong sáng, có đậm nhạt và hài hoà.
3.3.3 Hiệu quả đạt được :
Sau quá trình nghiên cứu tôi đã áp dụng các phương pháp này vào
thực hiện giảng dạy ở các lớp 6,7,8,9 cho thấy kết quả đạt cao.
- Về phía giáo viên : Với việc xác định đúng mục tiêu, bản thân đã bố trí
thời gian hợp lí cho mỗi tiết dạy ,để có đủ thời gian thực hiện bài tập thực hành.
Với việc đổi mới phương pháp dạy học đã phát huy tính tích cực của học
sinh, bản thân sưu tầm được số lượng tranh ảnh, vật mẫu …. để sử dụng lâu dài
- Về học sinh:
Qua đó học sinh đã tiếp thu bài tốt, làm bài kịp thời gian đúng trình tự các
bước, hiểu bài, yêu thích môn học, thoải mái trong học tập tích cực xây dựng
bài, biết nhiều về màu, cách sử dụng màu trong vẽ trang trí cũng như trong các
phân môn khác, có sự sáng tạo trong bài vẽ. Hoàn thành bài tập tại lớp tăng lên,
có ý thức về sự bài trí như thế nào là đẹp mắt.
Sau khi tôi áp dụng sáng kiến này vào quá trình dạy phân môn vẽ trang trí
trong các tiết học , bài học thì đã có kết quả .
Tỉ lệ HS đạt 98%
Trên đây chỉ là kết quả đạt được khi ban đầu áp dụng phương pháp dạy

phân môn vẽ trang trí. Tuy kết quả chưa cao nhưng tôi thấy có dấu hiệu khả
quan, học sinh trong giờ học sôi nổi và hứng thú khi giáo viên treo các tranh ảnh
đẹp, làm đúng các bước trong bài thực hành .
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác:

15


* Qua thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trên, bản thân đã rút ra được những
bài học kinh nghiệm sau:
- Để dạy - học một bài học nào đó, giáo viên và học sinh cần phải có sự
chuẩn bị tốt: Đồ dùng dạy học cũng như đồ dùng học tập. Giáo viên xác định
mục tiêu yêu cầu của bài, nghiên cứu nội dung, chọn phương pháp cho phù hợp
với nội dung bài.
- Cần có phòng chức năng, tạo môi trường học vẽ thoải mái, có đầy đủ
tiện nghi phục vụ học tập.
-Luôn tìm và sưu tầm thêm những tranh ảnh, tự thiết kế đồ dùng dạy
học…..bởi ở lứa tuổi các em luôn thích khám phá đồ dùng trực quan.
Bên cạnh vấn đề tôi muốn chia sẽ ở đây là trong công tác giảng dạy tôi
luôn thực hiện tốt các nguyên tắc:
+ Chuẩn bị bài dạy tốt trước giờ lên lớp: giáo án, đồ dùng dạy học….
+ Phân bố thời gian của tiết dạy hợp lí.
+ Quan sát học sinh trong lớp học, chủ động, giúp đỡ khuyến khích học
sinh trong tiết học, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà sau mỗi tiết học.
Trên là một số phương pháp cũng như những suy nghĩ của chúng tôi trong
quá trình dạy môn Mĩ Thuật ở cấp THCS. Tôi xin mạnh dạn nêu ra đây để góp
phần nâng cao hiệu quả dạy và học Mĩ thuật trong trường phổ thông đặc biệt đối
với chương trình trung học cơ sở. Rất mong quý đồng nghiệp bổ sung thêm để
cho đề tài này ngày càng phong phú và hiệu quả hơn.

II. Hướng phát triển:
Về bản thân, tôi sẽ không ngừng học tập từ những đồng nghiệp cũng như
các đồng nghiệp cùng chuyên môn để có thể học tập thêm những kiến thức cũng
như những phương pháp mới để áp dụng vào việc giảng dạy ngày càng có hiệu
quả tốt hơn.
III. Ý kiến đề xuất :
Để đáp ứng việc dạy và học Mĩ thuật ở trường THCS đạt hiệu quả, tôi
xin mạnh dạn đề xuất các cấp lãnh đạo giáo dục là trang bị cho chúng tôi các
tài liệu hỗ trợ cho việc dạy học Mĩ thuật cụ thể như SGV, băng đĩa, tranh
16


ảnh, phòng chức năng…… ngoài ra xin đề nghị thường xuyên tổ chức các lớp
tập huấn bồi dưỡng để nâng cao hiệu quả dạy Mĩ thuật ở bậc THCS.
Mỹ xương, ngày 3 tháng 3 năm 2012
Người viết

Nguyễn Vũ Thúy An

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
ĐƠN VỊ TRƯỜNG TH- THCS MỸ XƯƠNG
………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
Mỹ xương, ngày…. tháng…, năm 2011

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH

17


18



×