Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Phân lập và thử tác dụng chống oxy hóa của các xanthon từ rễ cây viễn chí đuôi vàng (polygala fallax hemsl ) họ viễn chí polygalaceae

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ HẰNG AN

PHÂN LẬP VÀ THỬ TÁC DỤNG CHỐNG
OXY HÓA CỦA CÁC XANTHON TỪ RỄ
CÂY VIỄN CHÍ ĐUÔI VÀNG (POLYGALA
FALLAX HEMSL.) HỌ VIỄN CHÍ
POLYGALACEAE
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ HẰNG AN

PHÂN LẬP VÀ THỬ TÁC DỤNG CHỐNG
OXY HÓA CỦA CÁC XANTHON TỪ RỄ
CÂY VIỄN CHÍ ĐUÔI VÀNG (POLYGALA
FALLAX HEMSL.) HỌ VIỄN CHÍ
POLYGALACEAE


LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 60 72 04 06

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TSKH.Nguyễn Minh Khởi

HÀ NỘI 2015


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PSG.TSKH.
Nguyễn Minh Khởi và TS. Phƣơng Thiện Thƣơng, Viện Dƣợc Liệu, là những
ngƣời thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn, luôn động viên, chỉ bảo tận tình và tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn tới NCS. Đoàn Thái Hƣng, ngƣời
thầy đã tận tình góp ý, giúp đỡ, hỗ trợ tôi suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên phòng Hóa Phân tích
– Tiêu chuẩn - Viện Dƣợc liệu và các cán bộ khoa Y - Dƣợc – Đại học Thành
Đô đã luôn tận tình, tạo điều kiện thuận lợi và hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn này.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới chồng và con trai, bố
mẹ, anh chị em và bạn bè đã luôn ở bên cạnh ủng hộ, động viên tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu này!
Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2015
Học viên

Trần Thị Hằng An



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ............................................................................................... 6
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... 7
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................................. 3
1.1. Giới thiệu chung về họ Viễn chí (Polygalaceae).................................................... 3
1.2. Tổng quan về chi Polygala ..................................................................................... 4
1.2.1 Giới thiệu về chi Polygala .................................................................................... 4
1.2.2 Một số loài thuộc chi Polygala ở Việt Nam .......................................................... 5
1.3. Tổng quan về cây Viễn chí đuôi vàng ..................................................................... 7
1.3.1. Đặc điểm thực vật ............................................................................................ 7
1.3.2. Phân bố và sinh thái ........................................................................................ 8
1.3.3. Thành phần hóa học ........................................................................................ 9
1.3.4. Tính vị, công năng và chủ trị ......................................................................... 12
1.3.5. Tác dụng sinh học của Viễn chí đuôi vàng .................................................... 12
1.3.6. Dược liệu dễ nhầm lẫn ................................................................................... 15
1.4. Xanthon ................................................................................................................. 15
1.5. Các phƣơng pháp xác định khả năng chống oxy hóa của một chất ...................... 17
1.5.1. Thử tác dụng dọn gốc tự do DPPH ............................................................... 17
1.5.2. Thử tác dụng dọn gốc tự do superoxide anion (O2-∙) ..................................... 17
1.5.3 Một số phương pháp khác............................................................................... 17
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 20
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu. .............................................................................................. 20
2.2. Phƣơng tiện nghiên cứu ........................................................................................ 20
2.2.1. Thiết bị ............................................................................................................... 20
2.2.2. Hóa chất ............................................................................................................ 21
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................... 22
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 22
2.4.1. Chiết xuất cao các phân đoạn............................................................................ 22

2.4.2. Phân lập ............................................................................................................. 23
2.4.4. Nghiên cứu tác dụng sinh học của các chất phân lập từ rễ Viễn chí đuôi vàng 25
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................ 29
3.1. Chiết xuất cao các phân đoạn ................................................................................... 29
3.3. Phân lập các chất....................................................................................................... 30
3.3.1. Phân lập bằng phương pháp sắc ký cột ............................................................. 30
3.3.2. Kiểm tra độ tinh khiết của chất phân lập trong rễ cây Viễn chí đuôi vàng ...... 32
3.3.3. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được............................. 36
3.4. Nghiên cứu tác dụng sinh học của các chất phân lập từ Viễn chí đuôi vàng........... 46
3.4.1. Thử tác dụng dọn gốc DPPH ............................................................................. 46
3.4.2. Thử tác dụng dọn gốc superoxyd ....................................................................... 47
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .................................................................................................. 49
4.1. Các chất phân lập đƣợc ............................................................................................. 49
4.2. Về tác dụng sinh học của các chất phân lập đƣợc .................................................... 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 53
Kết luận ............................................................................................................................ 53
Kiến nghị.......................................................................................................................... 54


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Giá trị Rf của các chất phân lập đƣợc

34

Bảng 3.2: Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR chất BB1và 1,7-

37

dihydroxy-4-methoxy xanthon

Bảng 3.3: Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR chất BB2 và 1,3-

39

dihydroxy xanthon
Bảng 3.4: Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR chất BB3 và 1,7-

41

dihydroxy xanthon
Bảng 3.5: Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR chất BB4 và 1- methoxy

43

2,3-methylendioxy xanthon
Bảng 3.6: Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR chất BB5 và 1,7-

45

dimethoxy xanthon
Bảng 3.7: Kết quả sàng lọc hoạt tính dọn gốc tự do DPPH của

46

các chất BB1, BB2, BB3, BB4, BB5
Bảng 3.8: Kết quả sàng lọc hoạt tính dọn gốc tự do DPPH của

46

quercetin

Bảng 3.9: Kết quả sàng lọc hoạt tính dọn gốc tự do superoxyd

47

của các chất BB1, BB2, BB3
Bảng 3.10: Kết quả sàng lọc hoạt tính dọn gốc tự do superoxyd
của chất quercetin

48


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1: Hình ảnh của Viễn chí đuôi vàng

8

Hình 2.1: Hình ảnh của dƣợc liệu Viễn chí đuôi vàng

20

Hình 3.1: Sơ đồ chiết phân đoạn cao rễ Viễn chí đuôi vàng

29

Hình 3.2: Sơ đồ phân lập các chất trong cao EtOAc từ rễ Viễn

32

chí đuôi vàng

Hình 3.3: Sắc ký đồ của các chất BB1, BB2, BB3, BB4, BB5

33

với hệ dung môi I
Hình 3.4: Sắc ký đồ HPLC của các chất BB1, BB2, BB3, BB4,

35

BB5
Hình 3.5: Đồ thị kết quả tác dụng dọn gốc tự do superoxyd của
các chất BB1, BB2, BB3 và quercetin

48


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DPPH

1,1-diphenyl-2-picryl-hydrazyl

EtOAC

Ethyl acetat

EtOH

Ethanol

HDL-c


Lipoprotein tỉ trọng cao cholesterol
(High Density Lipoprotein cholesterol)

Hex

Hexan

HPLC

Sắc kí lỏng hiệu năng cao
(High Performance Liquid Chromatography)

IR

Phổ hồng ngoại (Infrared Spectroscopy)

LDL-c

Lipoprotein tỉ trọng thấp cholesterol
(Low density lipoprotein cholesterol)

M

Khối lƣợng phân tử (Mass)

MDA

Maloyldialdehyd


MDA

Malondialdehyd

MeOH

Methanol

MS

Phổ khối (Mass Spectroscopy)

NMR

Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân (Nuclear Magnetic
Resonance)

Rf

Hệ số lƣu

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

TBA

Thiobarbituric acid

TC


Cholesterol toàn phần (Total cholesterol)

TCA

Triclo acetic acid

TG

Triglycerides

TLC

Sắc lớp mỏng (Thin Layer Chromatography)

UV

Phổ tử ngoại (Ultra violet)


VCB

Cao chiết phân đoạn n-butanol

VCE

Cao chiết phân đoạn ethyl acetat

VCH


Cao chiết phân đoạn n-hexan

VCN

Cao chiết phân đoạn nƣớc

VCTP

Cao chiết toàn phần


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là nƣớc có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với độ ẩm cao, lƣợng
mƣa lớn, vì vậy thảm thực vật phát triển vô cùng phong phú với trên 12000
loài thực vật trong đó 4000 loài có thể làm thuốc [4]. Với hệ thực vật đa dạng
nhƣ vậy, chúng không những cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào mà còn cho
chúng ta nguồn thuốc chữa bệnh quý giá. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) có tới 80% dân số trên thế giới sử dụng cây cỏ phục vụ công tác
chăm sóc sức khỏe. Ngày nay, để biện luận các công năng chủ trị của dƣợc
liệu theo Y học cổ truyền, và tìm nguồn nguyên liệu thảo dƣợc mới, thì nhu
cầu nghiên cứu về thành phần hoá học và hoạt tính sinh học của các cây cỏ
ngày càng cao, càng thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trong và ngoài
nƣớc.
Viễn chí đuôi vàng (Polygala fallax Hemsl.) và Viễn chí trắng (P.
karensium Kurz.) từ lâu đã đƣợc đồng bào dân tộc Dao đỏ và H’mông ở Sapa,
Lào Cai sử dụng rễ nhƣ các vị thuốc bổ để chữa đau nhức xƣơng khớp với tên
gọi là Bổ béo tía và Bổ béo trắng [7]. Do rễ của 2 loài này rất giống với Ba
kích nên ngƣời dân bán với tên Ba kích trắng và Ba kích tía, dễ gây nhầm lẫn
cho nhiều ngƣời. Theo y học cổ truyền, rễ 2 loài này có vị đắng, hơi ngọt, tính
bình, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, lợi tiểu, kích thích sự tuần hoàn, điều hòa

kinh nguyệt [3]. Khác hẳn với vị thuốc Ba kích (Morinda officinalis) đƣợc
dùng khi lƣng gối mỏi đau, liệt dƣơng, xuất tinh sớm, phụ nữ kinh nguyệt
không đều [2]. Ngoài ra, do tên gọi có phần giống nhau giữa vị thuốc Viễn chí
mà Y học cổ truyền sử dụng với tác dụng chữa ho nhiều đờm, hồi hộp, hay
quên, hay sợ hãi khác với tác dụng bồi bổ của Viễn chí trắng và Viễn chí đuôi
vàng nên dễ gây nhầm lẫn.


Đến nay, các nghiên cứu về hai loài Polygala này còn rất ít. Nhằm phân
biệt 2 loài này với các dƣợc liệu dễ nhầm lẫn, năm 2012, Đào Trọng Tuấn và
các cộng sự đã phân lập đƣợc 10 xanthon từ rễ của loài Polygala karensium
và thử hoạt tính kháng virút cúm A: H1N1, H9N2, H1N1 (WT), và chủng
kháng thuốc H274Y (kháng Tamiflu). Kết quả cho thấy, chỉ các hợp chất
xanthon-1-hydroxy mới thể hiện tác dụng kháng virus tốt và có tác dụng
kháng cả 4 chủng virus trên [43]. Về loài Polygala fallax, Lin và cộng sự
cũng đã phân lập đƣợc 7 xanthon từ bộ phận rễ của cây và đã đánh giá tác
dụng chống oxy hóa của các xanthon đó là khá tốt [29]. Tuy nhiên, cho đến
nay chƣa có công trình nghiên cứu nào công bố về thành phần hóa học, tác
dụng sinh học của rễ cây Viễn chí đuôi vàng (Polygala fallax Hemsl.) mọc ở
Việt Nam.
Nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc khai thác và sử dụng đúng dƣợc
liệu, đúng tác dụng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Phân lập và thử tác
dụng chống oxy hóa của các xanthon từ rễ cây Viễn chí đuôi vàng (Polygala
fallax Hemsl.) họ Viễn chí Polygalaceae” với các mục tiêu:
1. Phân lập một số xanthon từ rễ cây Viễn chí đuôi vàng Polygala fallax.
2. Đánh giá tác dụng chống oxy hóa của các xanthon phân lập đƣợc.

2



CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu chung về họ Viễn chí (Polygalaceae) [49], [51].
Họ Viễn chí (Polygalaceae) là một họ thực vật có hoa thuộc bộ Đậu
(Fabales), với khoảng 13-17 chi và 900-1000 loài. Chúng phân bố khắp thế
giới, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của cả hai bán cầu [49],
[51].
Các cây thuộc họ Viễn chí có thể là cây thân gỗ, cây cỏ hay cây bụi, đôi
khi là cỏ kí sinh trên rễ, một vài cây có mùi salixilat, lá mỏng, mọc cách.
Hoa lƣỡng tính, không đều và nhìn ngoài khá giống với hoa của họ Đậu: lá
đài 5, thƣờng rời, trong đó 2 chiếc bên (ở trong) lớn hơn những chiếc khác và
có hình dạng cánh hoa; cánh hoa thƣờng chỉ có 3 (2 cánh trên và 1 cánh dƣới
ở giữa; 2 cánh bên thƣờng thiếu), cánh dƣới to hình thuyền. Hoa mọc ở đầu
cành ít phân nhánh, các hoa dƣới nở trƣớc. Hoa đối xứng hai bên gần giống
nhƣ hoa đậu, có màu sắc, 3 lá đài, 5 cánh hoa, cánh lớn ở phía ngoài xẻ tua.
Bộ nhị gồm 8 chiếc hoặc ít hơn (đến 3), chỉ nhị thƣờng hợp thành máng, ít
nhiều dính với cánh hoa. Bao phấn mở bằng lỗ ở đỉnh hoặc bằng khe nứt
ngang. Quả thƣờng là nang dẹt, có hai cánh hai bên, hạt thƣờng có lông [49],
[51].
Phân loại: Họ này chia làm 3 tông (cấp phân loại giữa họ và chi):
Polygaleae, Mutabeae và Xanthophilleae. Họ gần nhất với họ này là
Krameliaceae có lá kép và 5 nhị. Nó có sự giống nhau với họ Đậu, đặc biệt là
hình dạng của hoa, bầu có lá noãn đơn, có lá kèm nhƣng đó là do sự tiến hoá
song song [49].
Ở Việt Nam họ này có 5 chi và khoảng 40 loài [49].
Trong hệ thống phân loại Cronquist cũ thì họ Polygalaceae đã đƣợc đặt
trong một bộ riêng của chính nó với tên gọi Polygalales [49].
3


1.2. Tổng quan về chi Polygala

1.2.1 Giới thiệu về chi Polygala
Các cây trong chi Polygala có thể là cây sống hàng năm hoặc lâu năm,
cây bụi hoặc cây thảo, hiếm khi là cây leo thân gỗ. Lá đơn, mọc luân phiên,
hiếm khi mọc đối hay mọc vòng; phiến lá không chia thùy, nhẵn hoặc có
lông. Cụm hoa chùm, mọc ở đầu cành hay nách lá. Hoa lƣỡng tính, đối xứng
hai bên; có 1-3 lá bắc. Năm cánh hoa, không đều; bên ngoài có 3 cánh nhỏ;
bên trong 2 cánh lớn. Ba cánh hoa bên ngoài ngắn hơn ½ , màu trắng, vàng,
tím hoặc đỏ. Nhị 8, dính liền với cánh hoa, bao phấn mở bằng lỗ hoặc khe nứt
dọc. Noãn gồm 2 lá noãn hàn liền. Quả nang, thƣờng có cánh, chứa 2 hạt,
thƣờng là màu đen, hình trứng, tròn [52].
Chi Polygala có khoảng 500 loài: phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới;
tại Trung Quốc có khoảng 44 loài trong đó có 21 loài đặc hữu [52].
Ở Việt Nam cũng ghi nhận có nhiều loài Polygala phân bố chủ yếu ở
các vùng núi cao, khắp từ bắc vào nam. Theo Phạm Hoàng Hộ có liệt kê 26
loài thuộc chi Polygala với tên gọi Kích nhũ, phân bố từ phía tây bắc (Lào
Cai, Tam Đảo, Ba Vì) tới nam Trung Bộ (Đồng Nai) và Tây Nguyên (Đà
Lạt), đặc biệt có cả ở đảo Phú Quốc [4]. Trong cuốn “Từ điển cây thuốc Việt
Nam”, Võ Văn Chi có liệt kê 13 loài Polygala dùng làm thuốc trong y học
dân gian, gọi tên là Viễn chí, cũng phân bố rải rác khắp Việt Nam [3]. Đỗ Tất
Lợi cũng mô tả 7 loài ở nƣớc ta [2]. Các loài hay gặp ở Việt Nam là P.
japonica

(Viễn chí Nhật), P. chinensis L. (Viễn chí Trung Quốc), P.

glomerata Lour. (Viễn chí ), P. paniculata (Viễn chí lá nhỏ), và P. tricornis
(Viễn chí ba sừng) [2], [3], [4], [5].
Các loài Viễn chí (Polygala spp) đƣợc sử dụng trong tây y để chữa ho
nhiều đờm. Y học cổ truyền thƣờng sử dụng 2 loài Viễn chí là P. tenuiflorum

4



(Viễn chí lá nhỏ), P. sibirica (Viễn chí Xeberi), để điều trị bệnh thần kinh suy
nhƣợc, chữa hồi hộp, hay quên, sợ hãi, chữa ho nhiều đờm [2], [5].
Ngoài các loài Viễn chí đƣợc sử dụng với tác dụng chữa ho và tăng trí
nhớ, thì hiện nay 2 loài Viễn chí đuôi vàng (Polygala fallax Hemsl.) và Viễn
chí trắng (P. karensium Kurz.) cũng đƣợc đồng bào dân tộc Dao đỏ và
H’mông sử dụng rễ nhƣ các vị thuốc bổ để chữa đau nhức xƣơng khớp với tên
gọi là Bổ béo tía và Bổ béo trắng.
1.2.2 Một số loài thuộc chi Polygala ở Việt Nam
 Polygala karensium Kurz.
Tên Việt Nam: Viễn chí trắng, Bổ béo trắng.
Cây có phiến lá hình mũi mác hẹp, dài 7-12 cm, rộng 1,5-4 cm. Đài hoa
bên trong nhẵn. Quả nang hình tứ giác hoặc elip. Mùa hoa từ tháng 12 đến
tháng tƣ. Tạo quả từ tháng ba tới tháng sáu [53].
Phân bố: rừng thƣa hoặc rừng cây bụi trên sƣờn núi, với độ cao 10002500 m. Phân bố ở một số vùng nhƣ: Lào Cai Việt Nam, Quảng Tây, Vân
Nam Trung Quốc, Bhutan, Myanmar [53].
Thành phần hóa học: đã phân lập đƣợc 10 xanthon là: 1,3-dihydroxy
xanthon; 4-methoxy-2,3-methylenedioxy xanthon; 1,7-dihydroxy xanthon;
3,4-dimethoxy-2-hydroxy xanthon; 1,7-dihydroxy-4-methoxy xanthon; 3,6dihydroxy-1,2-dimethoxy xanthon; 1,3,7-trihydroxy xanthon; 1,2-dimethoxy4-hydroxy xanthon; 1,2,3,5-tetrahydroxy xanthon; 7-hydroxy-1-methoxy
xanthon [43].
 Polygala japonica Houtt.
Tên Việt Nam: Nam viễn chí
Loài cỏ nhỏ, cao 10-20 cm, mang cành ngay từ gốc, cành rất nhỏ hình
sợi mọc lan ra, trên có phủ lông mịn. Lá nhiều dạng: lá phía dƣới hình bầu
dục rộng 4-5 mm, lá phía trên hình dải, đầu nhọn, dài 20 mm, rộng 3-5 mm,

5



có mép cuốn xuống mặt dƣới. Cuống chỉ dài 0,5 mm. Hoa mọc thành chùm
gầy, ngắn mang hai, ba hoa hoặc hơn. Hoa xanh nhạt ở dƣới, trắng ở giữa tím
ở đỉnh. Quả nang nhẵn hình bầu dục rộng 1 mm. Mùa hoa vào tháng 3 [2].
Phân bố: Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam [2].
Thành phần hóa học: gồm flavonol glycosid và xanthon. Đã phân lập
đƣợc 7 xanthon là: 1,7-dihydroxy-3,4-dimethoxy xanthon; guazijin xanthon;
1,3-dihydroxy-2,5,6,7-

tetramethoxy

xanthon;

3-hydroxy-1,2,5,6,7-

pentamethoxy xanthon; 3,8- dihydroxy-1,2,6-trimethoxy xanthon; 1,7dihydroxy-2,3,4-trimethoxy xanthon; 1,7-dihydroxy-3,4-dimethoxy xanthon
[30], [38].
 Polygala sibirica L.
Loại cỏ sống lâu năm, cao 10-20 cm, đƣờng kính của thân cây 1-6 mm.
Lá mọc so le. Lá phía dƣới nhỏ hơn, hình mác dài 0,6-3 cm, rộng 3-6 mm, ở
cả hai mặt lá đều có lông mịn. hoa mọc thành chumg dài 3-7 c, cánh hoa màu
lam tím. Quả nang hình trứng dài 4-5 mm [2].
Phân bố: Đà Lạt [2].
Thành phần hóa học: gồm sucrose ester và xanthon. Đã phân lập đƣợc
13

xanthon

là:

6-hydroxy-1,2,3,7-tetramethoxy


xanthon;

1,2,3,6,7-

heptamethoxy xanthon; 1,7-didydroxy-2,3-methylenedioxy xanthon; 1,7dihydroxy-2,3-dimethoxy xanthon; 1,3,7-trihydroxy-2-methoxy xanthon;
1,6,7-trihydroxy-2,3-dimethoxy xanthon; sibirica xanthon A-G [33], [40],
[47].
 Polygala glomerata Lour.
Cỏ mọc hằng năm, cao 20-30 cm, màu xám. Thân có lông mịn, phân
nhánh ngay từ gốc, lá hình bầu dục hoặc hình mác đầu nhọn hay tròn, dài 1555 mm, rộng 10-25 mm, cuống ngắn nhiều hoa. Quả cao 4 mm, rộng 3 mm.
Hạt hình trứng có lông, dài 3 mm [2].
Phân bố: miền bắc và nam Việt Nam [2].
6


 Polygala cardiocarpa Kurz.
Phân bố: Côn Đảo, Bà Rịa, Biên Hòa và ở Khôn, Stung treng (Lào).
 Polygala tonkinensis Chodat.
Phân bố: Ba Vì, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam.
 Polygala brachystachya DC.
Phân bố: Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam và ở Sedan, Khôn, Stung
treng (Lào).
 Polygala aurata Gagnep, var macrotachya Gagnep.
Phân bố: Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam.
1.3. Tổng quan về cây Viễn chí đuôi vàng
Viễn chí đuôi vàng có tên khoa học là: Polygala fallax Hemsl., tên
đồng nghĩa là Polygala fallax Hayek ex Zahlbruckner, Polygala aureocauda
Dunn., Polygala forbesii Chodat [3], [4], [50], [54].
Thuộc họ Viễn chí (Polygalaceae), bộ Đậu (Fabales).

Ngoài ra, nó còn có một số tên thƣờng gọi khác nhƣ: Bổ béo tía, Kích
nhũ đuôi vàng… [3].
1.3.1. Đặc điểm thực vật
Viễn chí đuôi vàng là loại cây nhỡ rụng lá, cao từ 1-3 m. Thân màu
vàng xám, có nốt sần. Lá mọc so le, phiến thon, hình ngọn giáo dài 10-14 cm,
rộng 2-3,5 cm, không lông, gốc lá tròn, hơi không cân, gân phụ 7-10 đôi,
cuống 3-4 mm. Chùm hoa đứng ở ngọn cây hay cành, ở kẽ lá, cao 20-40 cm,
nụ hoa dài cỡ 1 cm, các hoa ở ngọn nở trƣớc, lá đài dài cỡ 4 mm, cánh hoa 10
mm, màu vàng, móng có 12-16 rìa. Hạt cứng hình cầu màu đen, có lông trắng,
dày. Cây ra hoa tháng 7-8, tạo quả tháng 9-11 [3], [4], [51].

7


A

B

C

D

Hình 1.1: Hình ảnh của Viễn chí đuôi vàng
A: Cành cây; B: Hoa; C: Rễ; D: Quả
1.3.2. Phân bố và sinh thái
Viễn chí đuôi vàng sinh sống ở rừng thƣa với độ cao 1200 - 1700 m.
Cây mọc nhiều ở Trung Quốc, thuộc các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng
Tây, Quý Châu, Hồ Nam, Giang Tây, các vùng ven sông Vân Nam. Ở Việt
Nam cây sống chủ yếu ở trên vùng rừng núi SaPa của dãy Hoàng Liên Sơn
[3], [4], [51].

8


1.3.3. Thành phần hóa học
Cho tới nay chƣa có công trình nghiên cứu về rễ Viễn chí đuôi vàng ở
Việt Nam.
Theo các tài liệu đã đƣợc nghiên cứu trên thế giới, rễ Viễn chí đuôi
vàng có chứa các thành phần: saponin triterpen, polysaccharid, phenolic và
các dẫn xuất của xanthon.
Xanthon là nhóm chất chính trong rễ Viễn chí đuôi vàng, cho đến nay
đã biết đƣợc 11

xanthon là: 3-hydroxy-1,4-dimethoxy xanthon (1), 1,7-

dihydroxy-2,3-methylendioxy

xanthon

(2),

7-hydroxy-1-methoxy-2,3-

methylendioxy xanthon (3), 1,3,6-trihydroxy-2,7-dimethoxy xanthon (4), 1,3dihydroxy-2-methoxy xanthon (5), 1-methoxy-2,3-methylendioxy xanthon
(6), 3-hydroxy-1,2-dimethoxy xanthon (7), 1,6,7-trihydroxy-2,3-dimethoxy
xanthon (8), 1,3,7-trihydroxy-2-methoxy xanthon (9), 1,3-dihydroxy xanthon
(10), 1,8-dihydroxy-2,7-dimethoxyxanthon (11) [18], [19], [29], [31], [45].

R1

R2


R3

R4

R6

R7

R8

1

OCH3

H

OH

OCH3

H

H

H

4

OH


OCH3

OH

H

OH

OCH3

H

5

OH

OCH3

OH

H

H

H

H

7


OCH3

OCH3

OH

H

H

H

H

8

OH

OCH3

OCH3

H

OH

OH

H


9

OH

OCH3

OH

H

H

OH

H

10

OH

H

OH

H

H

H


H

11

OH

OCH3

H

H

H

OCH3

OH

R1

R7

2

OH

OH

3


OCH3

OH

6

OCH3

H

- Bằng phƣơng pháp phân tích hiện đại Li và cộng sự đã phân lập từ rễ cây
Viễn chí đuôi vàng hợp chất reiniosid C là một triterpen có cấu trúc nhƣ sau
[26]:
9


Năm 2003, Wenzhe Ma đã phân lập đƣợc hai phenolic từ rễ Viễn chí
đuôi vàng: Polygalolide A (1) and B (2) [45].

Dongming zhang và các cộng sự còn phân lập đƣợc 5 oligo-polyeste
saccharid mới từ Viễn chí đuôi vàng, đƣợc gọi là fallaxose A-E (2-6), cùng
với bốn oligosaccharid đã biết, reiniose D (1), senegose G (7), tenuifoliose C
(8) và P (9) [11].

10


Năm 2005, Huang Zhaohui và cộng sự đã phân lập từ rễ cây Viễn chí
đuôi vàng đƣợc bảy chất: 24-etyl-7 (E) 22-cholestadien-3-ol (1), 24-etyl-7 (E)

22-cholestadien-3-one (2), 1,8-dihydroxy-2,7-dimethoxyxanthone (3), nhexadecan axit monoglyceride (4), 3-O-[4-O-(alpha-L-rhamnopyranosyl)feruloyl]-beta-D- fructofuranosyl- (2 → 1) - (4,6-di-O-benzoyl)-alpha-Dglucopyranoside (5), 1-O-beta-D-glucopyranosyl- (2S, 3S, 4R, 8E)-2-[(2'R) 2'-hydroxypalmitoyl-amino] -8-octadecene-1,3,4-triol (6 ), và 1-O-beta-Dglucopyranosyl- (2S, 3S, 4R, 8E) -2 - [(2'R) -2'-hydroxytetra-cosanamino] -8octadecene-1,3, 4-triol (7) [18].
Năm 2006, Xu Kangping và cộng sự đã phân lập đƣợc bốn saponin
triterpenoid từ rễ cây Viễn chí đuôi vàng và xác định là 3-O-beta-Dglucopyranosyl- (1 -> 2) -beta-D-glucopyranosyl presenegenin 28-O-beta-Dxylopyranosyl- (1 -> 4) - alpha-L-rhamnopyranosyl- (1 -> 2) -beta-Dfucopyranosyl ester (I), 3-O-beta-D-glucopyranosyl- (1 -> 2) -beta-Dglucopyranosyl presenegenin 28- O-beta-D-xylopyranosyl- (1 -> 4) -alpha-Lrhamnopyranosyl- (1 -> 2) - (3-O-acetyl) -beta-D-fucopyranosyl ester (II), 3O-beta-D-glucopyranosyl- (1 -> 2) -beta-D-glucopyranosyl presenegenin 28O-beta-D-xylopyranosyl- (1 -> 4) -alpha-L-rhamnopyranosyl- (1-- > 2) - (4O-acetyl) -beta-D-fucopyranosyl ester (II) và 3-O-beta-D-glucopyranosyl- (111


-2) -beta-D-glucopyranosyl presenegenin 28-O-beta -D-xylopyranosyl- (1 ->
4) -alpha-L-rhamnopyranosyl- (1 -> 2) - (3,4-diacetyl) -beta-D-fucopyranosyl
ester (IV) [46].
Trong nƣớc: Hiện nay, ở Việt Nam chƣa có công trình nghiên cứu nào
về thành phần hóa học của Viễn chí đuôi vàng.
1.3.4. Tính vị, công năng và chủ trị
Theo Võ Văn Chi, rễ Viễn chí đuôi vàng có vị đắng hơi ngọt, tính bình,
có tác dụng bồi bổ sức khỏe, lợi tiểu, kích thích sự tuần hoàn, điều hòa kinh
nguyệt. Trong dân gian, cây đƣợc dùng phối hợp với các vị thuốc khác nhau
để điều trị cơ thể suy nhƣợc, thiếu máu, lƣng đau, gối mỏi, viêm gan, viêm
thận, thủy thũng, sa tử cung, khí hƣ và kinh nguyệt không đều. Liều dung 1530 g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị đòn ngã, vết thƣơng chảy máu, lấy cây
tƣơi già đắp lên chỗ đau. Có nơi, ngƣời ta lấy rễ cây Viễn chí đuôi vàng để
phòng bệnh vàng da [3].
Ngoài ra nó còn có tác dụng bổ khí, hoạt huyết, khu phong lợi thấp, tiêu
thực, kiện vị. Có nơi dùng rễ với tác dụng khứ đàm, lợi khiếu, an thần ích trí.
Ở Trung Quốc, rễ và vỏ cây dùng chữa cơ thể hƣ nhƣợc sau khi bị bệnh, kinh
nguyệt không đều, lao phổi (phế kết hạch), thần kinh suy nhƣợc, tỳ vị hƣ
nhƣợc, cƣớc khí thủy thũng, phong thấp tê đau, cảm mạo [4].
Theo điều tra của Viện Dƣợc liệu, rễ của cây viễn chí đuôi vàng đƣợc
ngƣời dân tộc ở Sapa dùng làm thuốc bổ, giảm đau, mệt mỏi, phủ hợp với
công dụng đƣợc Võ Văn Chi mô tả [7].
1.3.5. Tác dụng sinh học của Viễn chí đuôi vàng
Hiện nay, trên thế giới chƣa có nhiều nghiên cứu về tác dụng sinh học
của cây Viễn chí đuôi vàng. Theo Guo Jingshen và cộng sự, khi nghiên cứu
trên điện tâm đồ của thỏ bình thƣờng và quá trình truyền máu của động mạch

vành tim chuột lang đã bị cô lập cho thấy liều 10% đến 30% cao toàn phần
12


của rễ Viễn chí đuôi vàng có tác dụng làm giảm triệu chứng thiếu máu cục bộ
cấp trên cơ tim của thỏ cũng nhƣ cải thiện sự truyền máu ở động mạch vành
tim của chuột lang. Nghiên cứu về rối loạn nhịp tim ở chuột bị gây mê cho
thấy liều cao 60% đến 90% có thể thay đổi rối loạn nhịp tim chuột khi dùng
BaCl2 và mức liều trên 90% cao toàn phần có thể kiểm soát đƣợc nhịp tim
[15]. Theo Kou Junping và cộng sự, rễ cây Viễn chí đuôi vàng còn có tác
dụng chống viêm và tăng cƣờng tổng hợp máu ở chuột bị gây viêm cấp bằng
xylen hoặc histamin và picry clorua chậm phân hủy, nhờ tác dụng giãn các vi
mạch và tăng số lƣợng, tính thấm của các mao mạch ở tổ chức bị viêm [11].
Theo Wang Xiao-ping và cộng sự, dịch chiết xuất P. fallax có tác dụng bảo vệ
trên hệ thống hemopoietic và các cơ quan miễn dịch ở chuột gây ra bởi tổn
thƣơng bức xạ [22].
Các nghiên cứu khác tập trung trên phân đoạn saponin toàn phần thấy
có nhiều tác dụng dƣợc lý hơn hẳn. theo Kou Junping và cộng sự, nghiên cứu
in vitro phân đoạn saponin toàn phần có tác dụng chống đông máu và làm tan
huyết khối. Kết quả chỉ ra, phần saponin toàn phần có tác dụng kéo dài thời
gian đông máu trên tế bào gây ra bởi thrombin, thromboplastin [23]. Năm
2004, nghiên cứu của Li Hao và cộng sự cho thấy phân đoạn saponin toàn
phần có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol tổng, triglycerid, LDL-C,
MDA trong huyết thanh và giảm TC, TG trong gan nhƣng làm tăng hoạt động
của HDL-C và hoạt động SOD trong huyết thanh [25]. Một nghiên cứu khác
của Guo Jiyuan và cộng sự, kết quả cho thấy phần saponin toàn phần có tác
dụng cải thiện đáng kể với tế bào gan bị tổn thƣơng bằng CCl4, galactosamin
và rƣợu [14].
Các nghiên cứu về phần polysaccharid từ rễ cây Viễn chí đuôi vàng chỉ
ra rằng nó có tác dụng tăng cƣờng thực bào của đại thực bào, thúc đẩy sản

xuất kháng thể đồng thời tăng cƣờng khả năng miễn dịch cho cơ thể ngƣời
[37].
13


Hiện nay, chƣa có nhiều nghiên cứu về tác dụng sinh học của các chất
đã tách đƣợc từ cây Viễn chí đuôi vàng.
+ Lin và cộng sự cũng thử nghiệm tác dụng chống oxy hóa của 7
xanthon: (2); (3); (5); (6); (7); (8); (9) tách từ rễ cây Viễn chí đuôi vàng trên 4
mô hình: dọn gốc tự do H2O2, chống peroxy hóa lipid, dọn gốc tự do
hydroxyl, dọn gốc tự do oxy hóa ROS do giải phóng oxy nhanh chóng từ đại
thực bào với 2 nồng độ là 2µg/mL và 10µg/mL. 7 xanthon trên thể hiện tác
dụng chống oxy hóa khác nhau trên các mô hình khác nhau [29].
+ Theo nghiên cứu của Li-lin Lin về cây Polygala caudata, chất 6 có
tác dụng dọn gốc tự do H2O2 là 32,7 % ở nồng độ 2ug/ml và 58,6 % ở nồng
độ 10 ug/ml. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giãn mạch [28].
+ Theo nghiên cứu của Li Yao-lan và cộng sự chất 10 có tác dụng
kháng virus in vitro, trên cả 2 chủng virus herpes simplex type 1 (HSV-1) và
virus B3 coxsackie (Cox B3). Hai chủng virus trên là nguyên nhân gây bệnh
mụn rột da và niêm mạc trên cơ thể nhƣ mắt, mũi, chân, tay, miệng (bệnh
chân tay miệng). Chất 6 và một số xanthon có nhóm chức 1,7-dihydroxy cũng
đƣợc tiến hành thử nghiệm tuy nhiên không có tác dụng này. Nghiên cứu còn
chỉ ra rằng các dẫn chất của xanthon có nhóm chức 1,3-dihydroxy cũng có tác
dụng kháng cả 2 loại virus trên nhƣ 1, 3-dihydroxy-2-methyl xanthon; 1,3dihydroxy-2-methoxy xanthon [31].
+ Chất 10 cũng đƣợc phân lập từ Polygala karensium và đƣợc thử
nghiệm tác dụng kháng các chủng cúm A: H1N1, H9N2, H1N1 (WT), và
chủng kháng thuốc H274Y (kháng Tamiflu). Kết quả cho thấy, nó có tác dụng
kháng cả 4 chủng virus trên. Trong 10 xanthon đƣợc thử nghiệm, chỉ các hợp
chất xanthon-1-hydroxy mới thể hiện tác dụng kháng virus tốt trong khi các
chất khác mà không có nhóm hydroxy này có tác dụng thấp [43].

+ Reiniosid C là một saponin triterpen tách từ rễ Viễn chí đuôi vàng có
tác dụng ở chuột trên mô hình thử in vivo, các tế bào nội mạc và đại thực bào,
14


các tế bào cơ trơn trên in vitro. Chuột đƣợc tiêm reiniosid C trong 30 ngày,
sau điều trị thấy có giảm huyết thanh và lipid ở gan, bảo vệ các nội mạc tĩnh
mạch rốn, tránh sự oxi hóa bởi lipoprotein, ức chế tích tụ cholesteryl ester
trong đại thực bào, giảm nồng độ Ca2+ ở chuột trên in vivo [26].
Ở Việt Nam chƣa có công bố nào về tác dụng sinh học của cây Viễn chí
đuôi vàng.
1.3.6. Dược liệu dễ nhầm lẫn
 Viễn chí trắng (Polygala karensium Kurz.) hay còn gọi là Bổ béo trắng
cũng có hình dạng cây, rễ giống với Viễn chí đuôi vàng. Trong Y học cổ
truyền và trong dân gian, nó đƣợc sử dụng với cùng tác dụng của Viễn chí
đuôi vàng.
 Ba kích (Morinda officinalis How.) có rễ giống với Viễn chí đuôi vàng.
Thực sự thì đó là các loài thuộc hai chi khác nhau là Morinda (họ Cà phê,
Rubiaceae) và Polygala (họ Viễn chí, Polygalaceae). Trong y học cổ truyền,
vị thuốc ba kích đƣợc dùng lƣng gối mỏi đau, liệt dƣơng, xuất tinh sớm, phụ
nữ kinh nguyệt không đều [2].
 Vị thuốc Viễn chí là rễ khô của cây Viễn chí lá nhỏ (Polygala
tenuifolia Willd.) hoặc cây Viễn chí Xibêri (Polygala sibirica L.) đều thuộc
họ Viễn chí Polygalaceae. Vị thuốc này hay đƣợc sử dụng trong y học cổ
truyền với 2 tác dụng chính là chữa ho nhiều đờm và điều trị các bệnh về thần
kinh suy nhƣợc, hay quên, sợ hãi [2].
1.4. Xanthon
Xanthon là nhóm hợp chất tự nhiên có khung cơ bản là:

15



Xanthon đƣợc tìm thấy trong số lƣợng hạn chế của các họ thực vật.
Chúng thƣờng đƣợc tìm thấy trong các họ Gentianaceae, Guttiferae,
Moraceae, Clusiaceae, và Polygalaceae. Xanthon có nguồn gốc tự nhiên đƣợc
phân thành sáu nhóm chính, gồm: xanthon đơn giản, xanthon glycosid,
xanthon prenylated, xanthonolignoid, bisxanthon, và các xanthon khác.
Theo Dede Farrell năm 2006, nhóm xanthon có tác dụng chống oxy hóa
rất mạnh [10]. Các xanthon làm cân bằng việc đồng hóa và dị hóa các acid
amin, chống viêm cũng nhƣ tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lƣợng
trong cơ thể. Ngoài ra, các xanthon còn tham gia vào cấu tạo các hợp chất
sinh học nhƣ enzym (COX-1, COX-2,…) có tác dụng trong việc ngăn chặn sự
xâm nhập và gây bệnh của các virus nhƣ herpes, human immunodeficiency
virus (HIV)…[10]. Theo Negi và cộng sự, các xanthon có khả năng chống
viêm, chống côn trùng, gây đột biến. Hai hợp chất bellidifolin và swerchirin
đã đƣợc chứng minh có tác dụng hạ đƣờng huyết mạnh. Mangiferin có tác
dụng ức chế monoamine oxidase, bổ tim, co giật, hoạt động choleretic, chống
viêm, bảo vệ gan. Mặt khác, Ghosal và Chaudhuri đã quan sát thấy xanthonO-glycosid có tác dụng chống trầm cảm ở chuột [21]… Các hợp chất
xanthon-1-hydroxy phân lập từ cây Bổ béo trắng (Polygala karensium) có tác
dụng ức chế mạnh enzym neuraminidase của các chủng virus cúm: H1N1,
H9N2…[19], [43]. Theo Li Yao-Lan và cộng sự, các xanthon có nhóm thế
1,3-dihydroxy nhƣ chất 4, 5, 9, 10 có hoạt tính kháng virus chống
herpes simplex virus type 1 (HSV-1) và coxsackie virus B3 (Cox B3) [31].
Ngoài ra, theo Đào Trọng Tuấn chất 10 còn có khả năng kháng virus H1N1
cúm A PR/8/34 [43].

16


1.5. Các phƣơng pháp xác định khả năng chống oxy hóa của một chất

1.5.1. Thử tác dụng dọn gốc tự do DPPH [6], [13], [42]
Nguyên tắc: dựa vào phản ứng giữa gốc tự do DPPH (màu tím đỏ) với
chất chống oxy hóa để tạo ra hợp chất của DPPH có màu vàng và không hấp
thụ ánh sang tử ngoại tại bƣớc sóng 517 nm. Đo độ hấp thụ A 517 của dung
dịch phản ứng sẽ cho biết lƣợng DPPH còn lại sau phản ứng.
Ƣu: nhanh, cho kết quả khá chính xác, dễ thực hiện, rẻ tiền. Nhƣng,
DPPH không tồn tại trong cơ thể sống nên phép thử này chỉ có ý nghĩa xác
định khả năng loại bỏ gốc tự do của mẫu cần thử. Dùng trong sàng lọc các
mẫu dƣợc liệu.
1.5.2. Thử tác dụng dọn gốc tự do superoxide anion (O2-∙) [6], [13], [42]
Nguyên tắc của phƣơng pháp là gốc tự do O2-∙ đƣợc hình thành trong
quá trình oxy hóa xanthin thành acid uric đƣợc xúc tác bởi enzyme xanthin
oxidase. Gốc O2-∙ tạo thành phản ứng với nitroblue tetrazolium sẽ tạo ra chất
có màu xanh đậm, hấp thụ ánh sáng tại bƣớc sóng 560 nm. Đo độ hấp thụ
A560 của dung dịch phản ứng sẽ cho biết lƣợng O2-∙ tham gia phản ứng.
Ƣu điểm: nhanh, dễ thực hiện, yêu cầu ít máy móc, kết quả thu đƣợc
tƣơng đối ổn định, chính xác.
1.5.3 Một số phương pháp khác
 Thử tác dụng dọn gốc tự do hydroxyl (OH•) [6], [13], [42]
Nguyên tắc của phƣơng pháp dựa trên phản ứng oxy hóa đƣờng 2deoxiribose của gốc OH•. Khi hoạt động sẽ oxy hóa đƣờng 2-deoxiribose để
tạo ra sản phẩm cuối cùng là MDA (maloyldialdehyd). Phân tử MDA khi
phản ứng với acid thiobarbituric (TBA) ở nhiệt độ cao sẽ có màu hồng có hấp
thụ ánh sáng cực đại ở bƣớc sóng 532 nm. Khi đo độ hấp thụ ánh sáng của
dung dịch phản ứng ở bƣớc sóng này sẽ cho ta biết nồng độ MDA đƣợc tạo ra

17


×