Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

“Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam Thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Nam”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.66 KB, 67 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, là câu nói bao hàm đầy đủ ý
nghĩa về trẻ em. Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước,
là người kế tục sự nghiệp của dân tộc vì vậy chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ
em để tạo điều kiện cho trẻ em phát triển toàn diện về cả thể lực lẫn trí lực là
vấn đề mang tính chất toàn cầu, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng
quốc tế hiện nay.
Tuy nhiên hiện nay, ở nhiều nơi trên thế giới, vẫn còn tình trạng trẻ em
phải tự lao động kiếm sống, bị lừa gạt, bạo lực, bóc lột sức lao động, sa vào
các tệ nạn xã hội và đang có chiều hướng gia tăng. Điều này làm cho quyền
và lợi ích của trẻ em bị xâm phạm nghiêm trọng, trở thành vấn đề nhức nhối
của gia đình, nhà trường, xã hội, Nhà nước và toàn cộng đồng. Bởi vậy, hơn
lúc nào hết, vấn đề quyền trẻ em được đặt ra như một nhu cầu bức bách cần
được giải quyết, nhằm giành lại cho các em quyền được sống, quyền được
học hành, vui chơi, được chăm sóc và bảo vệ…Những khẩu hiệu “Trẻ em
hôm nay, thế giới ngày mai”, “Hãy dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ
em mà mình có”…đã và đang là khẩu hiệu hành động của các quốc gia.
Ở Việt Nam, ngay từ khi phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em
năm 1990 (CƯQTVQTE), UNICEF đã phối hợp chặt chẽ với chính phủ Việt
Nam xây dựng Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em và nỗ lực triển
khai thực hiện. UNICEF đã kiên trì thực hiện các hoạt động truyền thông
nhằm nâng cao nhận thức của những người có vai trò và ảnh hưởng đối với
trẻ em. Bởi vậy, trẻ em Việt Nam đã, đang và sẽ được hưởng những cơ hội tốt
đẹp so với trước đây. Mức sống của nhiều gia đình được cải thiện, các bậc cha
mẹ có sự lựa chọn dễ dàng hơn trong việc tổ chức cuộc sống và điều này có
ảnh hưởng tích cực tới lợi ích của trẻ em. Thời gian qua, cùng với cả nước
tỉnh Quảng Nam cũng đã có những tiến bộ trong việc chăm lo cho thế hệ mầm
1



non. Song, thực tiễn tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Quảng Nam nói riêng
cho thấy quyền trẻ em vẫn đang còn thiếu những chế định pháp luật đầy đủ
làm cơ sở pháp lý cho việc giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Tình hình
sức khỏe của trẻ em chưa được quan tâm một cách thích đáng. Số trẻ em bỏ
học nửa chừng nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều. Đạo
đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ các em có chiều hướng báo động.
Đặc biệt, trẻ em bị hành hạ, ngược đãi, bị bóc lột sức lao động, trẻ em vi
phạm pháp luật ngày càng gia tăng trở thành nỗi lo lắng lớn của gia đình và
xã hội.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn của hoạt động bảo vệ quyền trẻ em
nói trên, đề tài: “Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam - Thực
tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Nam” nhằm tìm hiểu những quy định về quyền
trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam, cũng như việc áp
dụng pháp luật trên thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động bảo vệ quyền trẻ em.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ quyền trẻ em từ lâu đã được các nhà luật
học, nhà giáo dục, tâm lý học và xã hội học nghiên cứu.
Ngay từ đầu Cách mạng tháng Tám - 1945, Bác Hồ và Đảng ta đã rất
quan tâm đến vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đã có nhiều văn
bản, bài viết, bài phát biểu về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Ủy Ban
bảo vệ, chăm sóc trẻ em Việt Nam “Một số văn kiện của Đảng và nhà nước
về bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em”. TS Vũ Văn Cương (tuyển chọn), “Hồ
Chí Minh về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em” Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.1997. Nguyễn Văn Minh (sưu tầm, tuyển chọn), “Việt Nam và các văn kiện
quốc tế về quyền trẻ em” Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.1997. Các bài viết

trên đã tạo điều kiện tốt về mặt pháp lý để đáp ứng đầy đủ các quyền của trẻ

2



em, và ngăn chặn sự xâm hại đối với trẻ em, tạo môi trường nhận thức và
pháp lý tốt nhất để trẻ em được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.
Dưới góc độ chuyên ngành, cũng có một số luận văn, luận án nghiên
cứu các vấn đề bảo vệ quyền trẻ em như: Luận văn Th.s của Lê Thị Nga:
“Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”;
Luận án T.s của Nghiêm Sỹ Liêm “Vai trò của Gia đình Việt Nam hiện nay
trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay” H. 2001.
Các bài viết này cũng đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn
thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện
thực tiễn ở tỉnh Quảng Nam, công tác bảo vệ quyền trẻ em vẫn còn những hạn
chế nhất định. Do đó, tôi thấy rằng việc nghiên cứu đề tài: “Vấn đề bảo vệ
quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam - Thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng
Nam” là một vấn đề cần thiết, không trùng lặp với các luận văn, luận án sau
đại học và các công trình nghiên cứu đã được công bố.
3. Mục tiêu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài nhằm các mục tiêu sau:
- Làm sáng tỏ các quy định hiện hành của hệ thống pháp luật về bảo
vệ quyền trẻ em.
- Thực tiễn thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam.
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá các quy định hiện hành và thực tiễn
pháp luật bảo vệ quyền trẻ em, báo cáo đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động bảo vệ quyền trẻ em.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
- Pháp luật quốc tế về quyền trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em.
- Pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em.
- Thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh

Quảng Nam giai đoạn 2001 - 2010 và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động bảo vệ quyền trẻ em.
3


6. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận trình bày trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác
-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, đường lối của
Đảng và Nhà nước ta về con người và sự phát triển của con người. Đồng thời,
khóa luận đã sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, đối
chiếu, so sánh giữa lý luận và thực tiễn.
5. Ý nghĩa của đề tài
a. Về lý luận:
Khóa luận nghiên cứu các quyền trẻ em trên nhiều phương diện được
quy định trên nhiều ngành luật.
- Khóa luận phân tích những hạn chế của các chế định hiện hành của
pháp luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của hệ thống
pháp luật hiện hành về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
b. Về thực tiễn:
- Phân tích những thành tựu đạt được trong việc bảo đảm các quyền cơ
bản của trẻ em.
- Phân tích nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác thực
hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em tại tỉnh Quảng Nam.
- Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ
quyền trẻ em ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói
riêng.
7. Cơ cấu của đề tài
Đề tài gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần nội dung bao gồm 2 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật .
- Chương 2: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động bảo vệ quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG PHÁP
LUẬT
1.1 Khái niệm trẻ em trong pháp luật
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là người
kế tục sự nghiệp của dân tộc…Ý thức được điều đó, ngay từ thửa ban đầu trẻ
em đã được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, quyền trẻ em vẫn chưa
được đặt ra trong pháp luật. Trong bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền
năm 1789 của nước Pháp cũng chưa đề cập đến khái niệm quyền trẻ em mà
chỉ đề cập đến quyền con người nói chung. Vì thế, cho đến những năm đầu
của thế kỉ XX, đời sống của trẻ em vẫn chưa được quan tâm một cách thích
đáng từ cộng đồng quốc tế. Vấn đề này chỉ được chính thức đặt ra và thu hút
được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất
(1914 - 1918) cùng với việc thành lập các tổ chức cứu trợ trẻ em của hai nước
Anh và Thụy Điển vào năm 1910.
5


Tuyên ngôn Giơnevơ về quyền trẻ em do Hiệp hội quốc tế các quỹ cứu
trợ trẻ em khởi thảo dựa trên cơ sở Hiến chương về quyền trẻ em năm 1923
và được Hội quốc liên thông qua ngày 26 - 9 - 1924, kể từ đó, quyền trẻ em
đã trở thành một khái niệm được khẳng định và được thừa nhận.

Công tác chăm sóc trẻ em ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đã được
quan tâm ở những mức độ khác nhau, song do các yếu tố chủ quan và khách
quan như thiên tai, mất mùa, chiến tranh, hoặc do trình độ dân trí thấp… trẻ
em vẫn còn phải gánh chịu những nỗi đau, những thiệt thòi, trẻ em vẫn bị đói
rét và vẫn bị giết hại trong những cuộc chiến, thậm chí vẫn bị bắt buộc cầm
súng ra trận, hoặc phải tự lao động nuôi bản thân quá sớm, hoặc bị mua bán,
xâm hại…
Tháng 2 - 1949 Hội phụ nữ châu Á họp ở Bắc Kinh đã có sáng kiến đề
nghị Hội Phụ nữ dân chủ thế giới chọn một ngày thiếu nhi quốc tế để kêu gọi
toàn thế giới đấu tranh chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, bảo vệ nhi đồng
và là ngày đoàn kết thiếu nhi quốc tế. Trong một phiên họp đã quyết định
chọn ngày 1- 6 hàng năm là ngày Quốc tế bảo vệ thiếu nhi.
Ngày 20 - 11 - 1989 Liên Hợp Quốc đã thông qua và phê chuẩn Công
ước về quyền trẻ em bao gồm 54 điều khoản có hiệu lực từ ngày 20-11 -1990.
Việc thông qua Công ước thực sự đã cách mạng hóa địa vị của trẻ em trên thế
giới.
Tại Điều 1 của Công ước đã xác định: “Trong phạm vi của Công ước
này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng
với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn” [15,49].
Như vậy, trong Công ước, trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi
(trừ trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm
hơn). Các văn bản quốc tế khác như: Quy tắc Bắc Kinh, Hướng dẫn Riat và
Quy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền
6


tự do thường sử dụng người trẻ tuổi, NCTN, trẻ em là những người chưa đến
18 tuổi và thanh niên là người từ 15 tuổi đến 24 tuổi.
Trong một số văn bản, văn kiện khác của một số tổ chức quốc tế khác
thuộc Liên Hợp Quốc như: Qũy Dân số thuộc Liên Hợp Quốc (VNFPA), tổ

chức Lao động quốc tế (ILO), tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên
Hợp Quốc (UNESSCO) thì trẻ em là người dưới 15 tuổi.
Trong khoa học pháp lý Việt Nam, hầu như chưa có một định nghĩa
nào về trẻ em. Thông thường chỉ thấy một số ngành luật nhắc tới khái niệm
trẻ em, NCTN. Tuy nhiên, các quy định này không thống nhất giữa tất cả các
ngành luật.
Điều 1 LBVCS&GDTE năm 2004 quy định: “Trẻ em được quy định
trong Luật này là công dân dưới 16 tuổi” [27,Đ1]. Trong khi đó, theo quy
định tại Điều 18 BLDS được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 14 - 6 - 2005: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người
thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên” [7,11]. Như vậy,
khái niệm NCTN rộng hơn khái niệm trẻ em; trẻ em đương nhiên là NCTN,
còn NCTN từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi không được coi là trẻ em theo pháp
luật Việt Nam.
1.2 Pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em
Trong mọi xã hội, trẻ em đều là đối tượng được Nhà nước và cả xã hội
dành sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt, bởi đó là thế hệ tương lai của mỗi quốc
gia và của nhân loại. Chính vì vậy, việc tạo mọi điều kiện tốt nhất cho sự phát
triển dần dần và đi tới sự phát triển một cách toàn diện về nhân cách, về lối
sống, về nhận thức,…chính là việc bảo đảm cho trẻ em có được các quyền cơ
bản như: quyền được có tên và quốc tịch; quyền được bảo vệ và chăm sóc;
quyền không bị cách ly khỏi cha mẹ; quyền được chăm sóc sức khoẻ; quyền
được học hành; quyền được sống trong môi trường lành mạnh; quyền được
7


thông tin; quyền được giải trí; quyền được hội họp; quyền được bảo vệ chống
lại sự ngược đãi…
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một vấn đề lớn đang được cộng
đồng quốc tế quan tâm.Trước khi Liên Hợp Quốc được thành lập, các quốc

gia đã thông qua Tuyên ngôn Giơnevơ 1924 về quyền trẻ em trong đó khẳng
định trẻ em cần được chăm sóc đặc biệt. Bản tuyên ngôn đã xác định:
1. Trẻ em phải được tạo mọi điều kiện để phát triển bình thường cả về
vật chất lẫn tinh thần.
2. Trẻ em đói phải được ăn, trẻ em ốm phải được săn sóc; trẻ em phạm
tội phải được cải hóa; trẻ em mồ côi, bơ vơ phải được che chở và cứu giúp.
3. Trẻ em phải được cứu trước khi có tai ương.
4. Trẻ em phải được tạo dựng để kiếm sống và phải được bảo vệ khỏi
mọi hình thức bóc lột.
5. Trẻ em phải được nuôi dạy trong lương tri và tài năng của trẻ em
phải được dành phục vụ cho đồng bào của mình.
Năm 1959 bản Tuyên ngôn thứ hai về các quyền của trẻ em do Đại hội
đồng Liên Lợp Quốc thông qua. Bản tuyên ngôn khẳng định: “Loài người có
trách nhiệm trao cho trẻ em điều tốt đẹp nhất” [15,43]. Công ước về các
quyền chính trị - dân sự năm 1966 nêu rõ: “Mọi trẻ em… đều có quyền được
hưởng sự bảo hộ của gia đình, xã hội và nhà nước” [16,Đ24]. Công ước về
các quyền kinh tế - xã hội và văn hoá năm 1966 quy định: “Thanh thiếu niên
cần được bảo vệ và không bị bóc lột về kinh tế - xã hội, cấm bóc lột lao động
trẻ em” [17,Đ10].
Ngày 20 - 11 - 1989, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua
CƯQTVQTE và mở cho các nước ký, phê chuẩn và tham gia theo Nghị quyết
số 44/25. Công ước gồm 54 điều và có hiệu lực từ ngày 02 - 9 - 1990. Ngay
trong lời mở đầu, Công ước đã khẳng định: “Để phát triển đầy đủ và hài hòa
nhân cách của mình, trẻ em cần được lớn lên trong môi trường gia đình, trong
bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và cảm thông… Trẻ em cần được
chuẩn bị đầy đủ để sống cuộc sống cá nhân trong xã hội và cần được nuôi
dưỡng theo tinh thần các lý tưởng được nêu ra trong hiến chương Liên Hợp
8



Quốc, đặc biệt trong tinh thần hòa bình, phẩm giá, khoan dung, tự do, bình
đẳng và đoàn kết” [15,48].
Điều 1 của Công ước đã đưa ra khái niệm trẻ em, theo đó “trẻ em
nghĩa là những người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng đối với
trẻ em đó có quy định tuổi thành niên sớm hơn” [15,49].
Công ước xác lập các nguyên tắc cơ bản về quyền trẻ em xuyên suốt
các điều khoản, bao gồm:
1. Không phân biệt đối xử trong việc đảm bảo thực hiện các quyền trẻ
em.
2. Dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em.
3. Trẻ em có quyền xác lập, bày tỏ các ý kiến riêng của mình và quyền
đó phải được tôn trọng.
4. Những quy định trong pháp luật Quốc gia hay pháp luật Quốc tế có
lợi hơn cho trẻ em so với những điều khoản quy định trong Công ước sẽ được
áp dụng.
Trên cơ sở 4 nguyên tắc cơ bản đã được nêu trên, sự điều chỉnh của
Công ước đối với việc bảo vệ các quyền trẻ em bao gồm các nhóm quyền sau
đây:
1. Quyền được sống: Bao gồm các quyền của trẻ em được sống và được
đáp ứng những nhu cầu để tồn tại. Các nhu cầu đó gồm: mức sống đủ, có nơi
ở và được chăm sóc sức khỏe.
2. Quyền được phát triển: Bao gồm những điều kiện mà trẻ em cần có
để phát triển đầy đủ nhất như: quyền được hưởng giáo dục, vui chơi tiếp cận
thông tin, tự do tín ngưỡng tôn giáo.
3. Quyền được bảo vệ: Là những điều khoản đòi hỏi trẻ em phải được
bảo vệ chống lại các hình thức lạm dụng, sao nhãng và bị bóc lột. Các quyền
này bao gồm những vấn đề như: Bảo vệ đặc biệt cho trẻ em khỏi bị tra tấn,
lạm dụng khi vi phạm hình sự, không bị tham gia vào các cuộc xung đột vũ
trang, lao động trẻ em, nghiện ma túy và lạm dụng tình dục.
4. Quyền được tham gia, cho phép trẻ em đóng một vai trò tích cực

trong cộng đồng và đất nước của các em. Các quyền này bao gồm sự tự do
9


diễn đạt, bày tỏ quan điểm và ý kiến, được phát triển trong những vấn đề liên
quan đến cuộc sống của các em, được tham gia hội đoàn và tụ họp mang tính
hòa bình.
Công ước thể hiện và khẳng định những quyền con người nói chung,
dù là trẻ em, người lớn hay bất cứ lứa tuổi nào cũng được hưởng là có họ tên
và quốc tịch, học tập, hưởng an toàn xã hội, chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên,
các quyền trẻ em trong Công ước xác định là nhằm nâng cao hay bổ sung
thêm vào quyền con người nói chung đã được công nhận, có xem xét đến nhu
cầu đặc thù của trẻ em. Vì vậy, nguyên tắc bao trùm trong Công ước là “do
còn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc đặc
biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời”
[15,49].
Ở Việt Nam, trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình và tương lai của
đất nước. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em không chỉ là đạo lý, được thể
chế hóa để gia đình, nhà trường và xã hội thực hiện. Trong năm thiếu nhi Việt
Nam (1989 - 1990), Việt Nam đã ký ngay trong ngày đầu tiên khi Công ước
về quyền trẻ em được mở cho các nước ký và trở thành quốc gia đầu tiên ở
Châu Á và thứ hai trên thế giới đã phê chuẩn mà không bảo lưu điều khoản
nào. Với việc tham gia Công ước về quyền trẻ em đã góp phần quan trọng vào
việc phát triển hệ thống pháp luật về quyền trẻ em. Sau khi phê chuẩn Công
ước, Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động để thực hiện Công ước, trong đó
có hoạt động sửa đổi, hoàn thiện và thực thi pháp luật. LBVCS&GDTE, Luật
Giáo dục phổ cập tiểu học ban hành ngày 16 - 8 - 1991 được coi là bước đi
ban đầu để nội hóa Công ước.
Với các hoạt động xây dựng pháp luật tích cực trong thập kỷ qua, Nhà
nước ta đã xây dựng được hệ thống pháp luật bảo vệ quyền trẻ em tương đối

hoàn thiện trên tất cả các lĩnh vực pháp luật và đặc biệt có luật điều chỉnh
riêng về trẻ em.
1.3 Quan điểm của Đảng ta về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
10


Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là đường lối nhất quán, xuyên
suốt trong sự nghiệp lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đặc biệt trong
thời gian vừa qua, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đại hội của trí tuệ,
dân chủ, đổi mới và đoàn kết đã thành công tốt đẹp. Văn kiện Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ XI lại thêm một lần nữa khẳng định đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước ta với mục tiêu và động lực chính của sự phát
triển là do con người, cho con người và vì con người, trong đó vấn đề bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em được đặt vào vị trí ưu tiên hàng đầu trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ngay từ buổi đầu thành lập (3 - 2 - 1930) dù trong hoàn cảnh kháng
chiến khó khăn, nhiệm vụ lớn nhất là giành chính quyền nhưng Đảng vẫn
giành mối quan tâm lớn nhất cho chính sách đối với trẻ em thể hiện thái độ
cuộc cách mạng nhân dân xác định rất lớn.
Trong Chương trình Việt Minh với tư cách là một cương lĩnh vận động
cách mạng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền do Đảng lãnh đạo được đưa
ra trong những ngày tiền khởi nghĩa đã xác định học sinh, nhi đồng như hai
tầng lớp nhân dân - lực lượng của cuộc cách mạng: Đối với học sinh chính
sách của Việt Minh là: “bỏ học phí, mở thêm trường học, giúp đỡ học sinh
nghèo” [25,419], đối với nhi đồng thì được “Chính Phủ chăm sóc đặc biệt về
thể lực và trí lực” [25,422]. Trong bài diễn ca Hồ Chí Minh viết, ý tưởng này
đã trở thành lời ca thân thiết:
“Trẻ em bố mẹ khỏi lo
Dạy nuôi Chính Phủ giúp đỡ cho đầy đủ
Thanh niên có trường học nhiều

Chính phủ trợ cấp trò nghèo, hàn nho” [25,422].
Vấn đề trẻ em nói chung và quyền trẻ em nói riêng trong Chương trình
Việt Minh mang dấu ấn rất đậm nét, đặc thù của Tư tưởng Hồ Chí Minh. Thái
độ, cách nhìn nhận của người sáng lập chế độ, sáng lập Nhà nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa; tổ chức, xây dựng, lãnh đạo chính quyền nhân dân đối với
11


bộ phận nhân dân quan trọng này, phản ánh vị trí của vấn đề trong đường lối
chung của cách mạng, vừa thể hiện cả tấm lòng, sự quan tâm, niềm hy vọng
của Người đối với thế hệ mầm non, người chủ tương lai, quyết định vận mệnh
của đất nước, của chính quyền [37,18].
Sau này, Tư tưởng của Bác về con người luôn dành một vị trí và sự
quan tâm đặc biệt cho vấn đề trẻ em. Bác đã từng nói:
“Muốn có chế độ XHCN thì phải có con người XHCN
Muốn có con người XHCN thì phải có tư tưởng XHCN”
Rồi từ đó, đi đến “phải trồng người”, phải giáo dục, rèn luyện ngay từ
khi còn nhỏ:
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
Có thể nói, trẻ em nói chung và quyền trẻ em nói riêng được cương
lĩnh hóa trong Chương Trình Việt Minh và sau đó Cách Mạng Tháng Tám
giành chính quyền về tay nhân dân lao động, đã được thể chế hóa về mặt Nhà
nước trong đạo luật cơ bản đầu tiên - Hiến pháp năm 1946, mang dấu ấn của
Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hiến pháp 1959, đạo luật cơ bản thứ hai ra đời, tại thời điểm chính
quyền cách mạng Việt Nam vừa trải qua một bước ngoặc vĩ đại, giành độc lập
miền Bắc và chuyển miền Bắc quá độ lên CNXH. Đây chính là một minh
chứng cho sự nhất quán về đường lối, chính sách trong vấn đề trẻ em của
Đảng ta. Đến năm 1960, thực hiện Chỉ thị số 197 của Ban bí thư Trung ương,

toàn dân đã có phong trào chăm lo và bảo vệ thiếu niên, nhi đồng diễn ra rộng
khắp các địa phương trong cả nước.
Năm 1975 giành độc lập tại miền Nam và thống nhất đất nước, Nước
ta bước vào thời kỳ quá độ tiến lên CNXH. Vẫn nhất quán với tư tưởng về
con người về trẻ em, Đảng ta lại có những điều kiện mới để chăm lo giáo dục
trẻ em. Năm 1979, chính sách, đường lối của Đảng về trẻ em được cụ thể hóa
12


trong Pháp lệnh Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1979. Có thể coi
Pháp lệnh này là một trong những nền tảng pháp lý đầu tiên trong công tác
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Đến cuối những năm 80, Đảng và Nhà nước ta tiến hành công cuộc
đổi mới Nhà nước trên nhiều phương diện. Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em cũng
là một bộ phận quan trọng của công cuộc đổi mới. Đường lối, chính sách đổi
mới của Đảng ta về công tác bảo vệ quyền trẻ em được tiến hành trên chiều
sâu lẫn chiều rộng và được thể chế hóa trong pháp luật.
Đầu tiên về thành tựu lập pháp, hàng loạt các văn bản có hiệu lực
pháp lý cao đã ra đời nhằm thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng về trẻ
em vào trong hệ thống pháp luật cho phù hợp với tình hình mới. Đó là: BLHS
năm 1985, LHN - GĐ năm 1986, Luật Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân
năm 1988. Đặc biệt với sự kiện CƯQTVQTE ra đời vào năm 1989, ngay sau
đó, Việt Nam là nước đầu tiên của Châu Á và là nước thứ hai của thế giới phê
chuẩn Công ước này mà không bảo lưu một điều khoản nào. Hơn nữa, chúng
ta còn ban hành LBVCS&GDTE năm 1991, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học
năm 1991, Luật Giáo dục năm 1998 nhằm cụ thể hóa các quy định của Công
ước vào hệ thống pháp luật quốc gia. Ngoài ra, chúng ta còn tổ chức nhiều
chương trình hành động quốc gia vì trẻ em trên nhiều lĩnh vực như: giáo dục,
y tế, dinh dưỡng.
Đặc biệt với sự ra đời của Chỉ thị 38-CT/TW ngày 30 - 5 - 1994 của

Ban Bí thư Trung ương Đảngvề tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em, Thông tư 04-TT/TW năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng
cường sự lãnh đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, việc thực
hiện LBVCS&GDTE, Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn
1990 - 2000 và giai đoạn 2001 - 2010 đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp.
Nhất là trong giai đoạn hiện nay, công tác bảo vệ quyền trẻ em đặt
trước những thách thức mới. Đảng ta đã ban hành những văn bản quan trọng
13


giúp định hướng cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Ngày 28 - 6 - 2000, Bộ
Chính trị ban hành Chỉ thị số 55-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các
cấp uỷ Đảng cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm
tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của cộng đồng đối với
trẻ em.
Các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc các lần thứ VI, VII, VIII,...X và
gần đây nhất là văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đều
nhấn mạnh công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ em,
giảm mạnh tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em, tạo môi trường lành mạnh để trẻ em
được phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.
Qua các điểm phân tích trên cho thấy Nhà nước ta đã nhìn nhận rất cao
vai trò của trẻ em trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Vì thế ở
các giai đoạn phát triển của đất nước, Nhà nước ta đều dành cho trẻ em sự bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục đặc biệt về thể chất, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thuần
phong mỹ tục, văn hóa cho trẻ em để các thế hệ trẻ em Việt Nam thực sự là
những chủ nhân tương lai vững vàng, là “nguyên khí” để phát triển đất nước.
Chính vì vậy, Nhà nước ta đã tạo ra một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ
và đồng bộ làm cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em.

1.4 Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền trẻ em
1.4.1 Tổng quan về sự điều chỉnh của pháp luật Việt nam về quyền trẻ
em
Việt Nam, vốn coi gia đình là tế bào của xã hội, trong đó ông bà, bố mẹ
có trách nhiệm chăm lo cho con cháu. Theo truyền thống này, trẻ em được
dạy dỗ để làm “rạng danh giống nòi”. Với truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
thấm nhuần lời dạy của Hồ Chí Minh: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi
ích trăm năm trồng người”, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn luôn quan

14


tâm tới việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, coi đây là sự nghiệp cao
quý, trách nhiệm to lớn với tương lai của dân tộc và đất nước.
Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của chế độ - Hiến pháp năm 1946,
Nhà nước ta đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ em - người chủ
tương lai của đất nước. Trong hai cuộc kháng chiến, mặc dù nhiệm vụ kháng
chiến thống nhất đất nước mới là nhiệm vụ quan trọng nhưng Đảng và Nhà
nước ta vẫn quan tâm tới công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em.
Tháng 9 năm 1972 Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội phát động phong trào bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo khẩu hiệu: “Tất cả vì tương lai con em
chúng ta”. Nhà nước ta đã coi pháp luật là phương tiện quan trọng để thể chế
hóa đường lối chính sách của Đảng về quyền trẻ em. Vì thế năm 1979 Nhà
nước ta đã ban hành Pháp lệnh bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Hiến pháp
năm 1980 tiếp tục kế thừa các yếu tố tiến bộ của Hiến pháp năm 1959. Trên
cơ sở này, các văn bản pháp luật ra đời nhằm thể chế hóa các quy định của
Hiến pháp 1980: BLHS năm 1985, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, Luật
Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989.
Đất nước chuyển sang thời kỳ phát triển mới, vấn đề trẻ em đã có

những thay đổi đáng kể. Để công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
được thực hiện với kết quả cao hơn, nhằm đưa các quy định của pháp luật
quốc gia phù hợp với pháp luật quốc tế, cũng như cùng với cộng đồng thực
hiện tốt hơn vấn đề bảo về quyền trẻ em, ngày 20 - 2 - 1990 Việt Nam đã
tham gia phê chuẩn CƯQTVQTE mà không có sự bảo lưu nào.
Từ năm 1990 đến nay có thể nói trong lĩnh vực pháp luật bảo vệ trẻ
em, Nhà nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Đặc biệt Hiến pháp năm 1992
ra đời, vấn đề thế hệ trẻ nói chung và quyền trẻ em nói riêng không những
được tiếp tục kế thừa, thể chế hóa mà còn được nâng lên tầm cao mới, phản
ánh một nhân sinh quan mới, hệ thống quan điểm mới về quyền trẻ em nói
riêng và vị trí của vấn đề thế hệ trẻ - tương lai của đất nước nói chung. Trên
cơ sở này, hàng loạt các văn bản pháp luật lên quan đến trẻ em đã ra đời như:
15


BLLĐ năm 1994 đã được sửa đổi qua các năm 2002, 2006, 2007; BLDS năm
1995 nay đã được sửa đổi vào năm 2005; Luật Quốc tịch năm 1998 nay đã
được sửa đổi vào năm 2008; BLHS năm 1999 đã sửa đổi năm 2009; LHN-GĐ
năm 2000 nay đã sửa đổi vào năm 2010, Luật Nuôi con nuôi năm 2010,...
Qua những phân tích trên cho thấy rằng, hệ thống pháp luật Việt Nam
đã dành cho trẻ em sự điều chỉnh đặc biệt với phạm vi điều chỉnh rộng, liên
quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, tựa chung lại đều
nhằm một đích duy nhất là bảo vệ các quyền của trẻ em và tạo ra môi trường
thuận lợi nhất để các em phát triển một cách toàn diện về cả thể lực, trí lực và
đạo đức.
1.4.2 Bảo vệ quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam
Việt Nam là một trong số những nước đầu tiên gia nhập Công ước Liên
Hiệp Quốc về quyền trẻ em (năm 1990).
Sau gần 20 năm phê chuẩn và thực hiện Công ước, chúng ta đã có bước
tiến khá dài về nhận thức lẫn hành động và đạt được nhiều kết quả trong việc

thực hiện các nhóm quyền của trẻ em. Trước đây, nhiều người chưa hiểu và
còn ngại ngùng khi nói đến việc trẻ em có “các quyền” nhưng bây giờ vấn đề
quyền trẻ em đã được xã hội, gia đình thừa nhận một cách tự nhiên và được
ghi nhận trong nhiều ngành luật.
1.4.2.1 Quyền được khai sinh và có quốc tịch
Một trong những quyền quan trọng đầu tiên cuả trẻ em là quyền được
khai sinh. Bởi vì quyền được khai sinh là cơ sở điều kiện để thực hiện các
quyền cơ bản khác của trẻ em như quyền có họ tên, có quốc tịch, có bản sắc
riêng, quyền được biết cha mẹ mình là ai,...Có thể nói quyền được khai sinh là
quyền đầu tiên để khẳng định mỗi trẻ em là một con người đặc biệt, một chủ
thể độc lập, một công dân bình đẳng với các công dân khác. Chính vì vậy,
CƯQTVQTE đã khẳng định rằng: “Trẻ em phải được đăng kí ngay lập tức
ngay khi sinh ra và có quyền có họ tên, quyền có quốc tịch và trong chừng
16


mực có thể, quyền biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc sau khi
ra đời” [15,50].
Ngay tại Điều 11 nói về quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em
trong LBVCS&GDTE năm 2004 tuyên bố: “Trẻ em có quyền được khai sinh
và có quốc tịch” [27,Đ11]. Tuy nhiên, quyền được khai sinh không phải là
một quyền riêng có của trẻ em mà là của bất cứ cá nhân nào. Thế nhưng trong
thực tế cũng như theo pháp luật về hộ tịch thì mỗi cá nhân đều phải được khai
sinh ngay từ khi mới sinh ra và do đó quyền được khai sinh của mỗi người
gần đồng nghĩa với quyền được khai sinh của trẻ em. Nói đến quyền khai sinh
của trẻ em, Điều 7 Công ước cũng đã nhấn mạnh là phải được khai sinh ngay
lập tức sau khi được sinh ra. Thuật ngữ “ngay lập tức” trong trường hợp này
được hiểu là việc khai sinh được thực hiện càng sớm càng tốt và do đó pháp
luật phải định ra một thời hạn nhất định là bao nhiêu ngày kể từ lúc trẻ sinh ra
phải khai sinh cho trẻ. Theo pháp luật về hộ tịch Việt Nam thì thời hạn đó là

60 ngày kể từ ngày sinh [35,Đ5]. Pháp luật quy định thời hạn này nhằm mục
đích buộc cha mẹ phải quan tâm đến việc khai sinh kịp thời cho trẻ.
Nói đến quyền khai sinh của trẻ em theo pháp luật Việt Nam cũng có
nghĩa là nói đến quyền bình đẳng của trẻ em trong vấn đề khai sinh, không
phân biệt bởi bất kỳ lý do nào: Con trong giá thú hoặc ngoài giá thú, con bị bỏ
rơi, con sinh ra trong một thời gian ngắn thì bị chết,...
Quyền trẻ em là con ngoài giá thú
Nguyên tắc về quyền bình đẳng của trẻ em sinh ngoài giá thú được ghi
nhận từ lâu trong pháp luật Việt Nam - kể trong Hiến Pháp, BLDS, LHN GĐ, LBVCS&GDTE,...
Điều 29 BLDS Việt Nam năm 2005 đã khẳng định thành một nguyên tắc
lớn: “Cá nhân sinh ra đều được khai sinh” [7,16]. Theo nguyên tắc đó, pháp
luật về hộ tịch cũng đã một lần nữa khẳng định rằng mọi người sinh ra đều có
quyền khai sinh, bất kể sinh trong giá thú hay ngoài giá thú. Con ngoài giá thú
17


là con mà cha mẹ không đăng ký kết hôn, và khái niệm này đã có thời kỳ bị
dư luận lên án, bởi vì xét về mặt khoa học thì khái niệm này không chính xác
bởi đã dùng đặc điểm quan hệ giữa cha mẹ để làm thành đặc điểm của con.
Về mặt nhân đạo và quyền con người thì khái niệm này bị coi là hiện tượng
xấu xa trong chế độ tư hữu trước đây. Nhưng hiện nay, khái niệm này vẫn còn
được sử dụng nhưng trong một hoàn cảnh về pháp lý cũng như tâm lý xã hội
tốt đẹp hơn. Đáng chú ý là trong lĩnh vực đăng ký hộ tịch cố gắng tạo ra một
thủ tục cũng như hình thức đăng ký khai sinh tương đối bình thường dành cho
những trường hợp sinh con ngoài giá thú. Chẳng hạn như pháp luật tạo ra
những điều kiện tế nhị để người nhận con ngoài giá thú khai báo một cách
chính xác và tự nguyện: “Trong trường hợp sinh con ngoài giá thú nhưng
không xác định được cha của đứa trẻ thì phần ghi về người cha trong sổ đăng
ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh
có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận

con và đăng ký khai sinh” [36,Đ15].
Qua đó thể hiện quan điểm nhân đạo Đảng và Nhà nước ta. Việc pháp
luật hộ tịch tạo ra mọi thủ tục bình thường cho việc đăng ký khai sinh cho con
ngoài giá thú không phải tạo ra tác dụng phụ về khuyến khích hiện tượng xã
hội không lành mạnh mà nhằm giải quyết hậu quả đã xảy ra trên quan điểm
nhân đạo và về quyền con người.
Quyền khai sinh của trẻ em bị bỏ rơi
Vấn đề trẻ sơ sinh bị bỏ rơi là một hiện tượng xã hội thực tế không chỉ
ở Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có. Theo quy định Nghị
Định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch:
- Người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báo
ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn, nơi trẻ
bị bỏ rơi để lập biên bản và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ
em đó. Quy định này không chỉ nhằm bảo vệ tính mạng, bảo vệ quyền được
18


sống của trẻ sơ sinh mà còn bảo vệ quyền được biết cha mẹ mình là ai của
trẻ.
- Cá nhân, tổ chức nuôi dưỡng phải khai sinh cho trẻ sơ sinh theo pháp
luật về hộ tịch.
Những quy định trên chứng tỏ tinh thần chung của pháp luật là trong
mọi trường hợp đều phải cố gắng tới mức tối đa có thể để khai sinh cho trẻ
em bị bỏ rơi.
Quyền được đăng ký khai sinh của trẻ sơ sinh bị chết
Theo quy định của Nghị Định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về
đăng ký và quản lý hộ tịch: “Trẻ em sinh ra được sống 24h trở lên rồi mới
chết, thì cũng phải đăng ký khai sinh theo quy định của Nghị Định,..”[36,
Đ23]. Quy định trên không phải là sự máy móc của pháp luật, cũng không
phải chỉ có mục đích duy nhất là phục vụ cho công tác thống kê y tế tìm

nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Mà điểm nổi bật trước tiên ở đây chính
là thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước ta đối với một con người dù con người
đó chỉ sống được trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Vấn đề khai tên cha, mẹ vào giấy khai sinh của con
Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền của trẻ em được biết cha
mẹ là ai. BLDS, LHN - GĐ, LBVCS&GDTE,...đã có những quy định mang
tính nguyên tắc về quyền được xác định cha mẹ của trẻ em và trên cơ sở đó
pháp luật hộ tịch định ra những nguyên tắc khai sinh một cách phù hợp.
Chẳng hạn, Điều 43 BLDS năm 2005 quy định: “Người không được nhận là
cha mẹ hoặc là con của người khác có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền xác định mình là cha mẹ hoặc là con của người đó. Người được
nhận là cha, mẹ hoặc là con của người khác có quyền yêu cầu cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền xác định mình không phải là cha, mẹ hoặc con của người
đó” [7,20]. LBVCS&GDTE năm 2004 tại Điều 11: “Trẻ em chưa xác định
được cha, mẹ, nếu có yêu cầu thì được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ để xác
19


định cha, mẹ theo quy định của pháp luật” [27,Đ11]. Việc thực hiện nguyên
tắc về quyền được biết cha mẹ của trẻ em được thực hiện theo hai thủ tục:
Hành chính và tố tụng. Tuy nhiên có một khoảng cách khá xa giữa lý luận và
thực tế. Bởi việc xác định quan hệ cha con phức tạp và không phải bao giờ
cũng dựa trên các chứng cứ về sinh học. Hai nguyên tắc xác định cha con
được pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật hộ tịch quy định như sau:
- Nguyên tắc suy đoán quan hệ cha con
Điều 63 LHN - GĐ năm 2000 quy định: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn
nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng”
[32,38]. Như vậy, trong khi lập khai sinh cho đứa trẻ, cán bộ hộ tịch có thể áp
dụng nguyên tắc suy đoán trên để ghi tên cha vào giấy khai sinh của trẻ nếu
không có tranh chấp của người khác.

- Nguyên tắc tự nguyện khai nhận cha
Theo quy định tại Điều 43 BLDS năm 2005 và Điều 64 LHN - GĐ
năm 2000 thì một người đàn ông có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xác nhận mình là cha của đứa trẻ.
Trong thực tế, không phải bao giờ việc xác nhận cha mẹ cho trẻ cũng
đều thực hiện được. Đặc biệt trong những trường hợp con ngoài giá thú, con
bị bỏ rơi thì vấn đề càng khó khăn và phức tạp hơn nữa. Tuy nhiên, để bảo vệ
quyền có cha mẹ của trẻ em, việc đứa trẻ ra đời từ một người cha, người mẹ
nhất định được xác định dù giữa cha mẹ có tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp
hay không. Đó cũng xuất phát từ bản chất tốt đẹp, tính nhân đạo xã hội chủ
nghĩa của Nhà nước ta.
Một vấn đề có ý nghĩa pháp lý quan trọng đối với mỗi người đó là
việc xác định một người có quốc tịch nào ở một quốc gia. Đối với trẻ em thì
việc xác định quốc tịch cho trẻ từ khi mới sinh ra lại càng có ý nghĩa vì chúng
là những người nhỏ tuổi, còn non nớt, cần được hổ trợ giúp đỡ, do vậy việc
20


xác định các em thuộc quốc tịch nào gắn liền với quyền và lợi ích mà các em
được hưởng.
Từ góc độ bảo vệ trẻ em, Luật Quốc tịch năm 2008 đã khẳng định
đường lối nhất quán của Nhà nước ta đảm bảo cho trẻ em từ khi sinh ra có
quyền được có quốc tịch. Luật đã khẳng định quyền nhân thân thiêng liêng
của trẻ em là có quốc tịch, theo đó xác định quyền, lợi ích của các em được
hưởng và bổn phận công dân của các em.
1.4.2.2 Quyền được bảo vệ và chăm sóc
Trên cơ sở thừa nhận hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em là còn non
nớt về thể chất và trí tuệ cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt. Điều 18
CƯQTVQTE yêu cầu các quốc gia thành viên phải đảm bảo thừa nhận
nguyên tắc là cả cha mẹ có trách nhiệm chung trong việc nuôi dưỡng và

phát triển của trẻ em, đồng thời dành sự giúp đỡ thích đáng cho cha mẹ
và những người giám hộ pháp lý trong việc thực trách nhiệm của họ.
Hiến pháp năm 1992 Điều 65 quy định: “Trẻ em được gia đình,
Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục” [23,39]. Chính vì còn
non nớt, do đó trẻ em cần phải được bảo vệ, chăm sóc ngay từ khi sinh
ra.Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em trước hết thuộc
về gia đình. Bởi gia đình là những người gần gũi đầu tiên với trẻ.
Trên cơ sở đó, LHN - GĐ năm 2000 Điều 36 đã quy định rõ: “Cha
mẹ có nghĩa vụ và có quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa
thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân
sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”
[32,Đ36].Trong trường hợp không còn cha mẹ thì ông bà có nghĩa vụ
nuôi dưỡng, chăm sóc cháu chưa thành niên; anh chị em có nghĩa vụ yêu
thương, giúp đỡ lẫn nhau. Điều 12 LBVCS&GDTE tiếp tục khẳng định:
“Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ,
tinh thần và đạo đức” [27, Đ12]. Quyền của trẻ em đồng thời là nghĩa vụ của
21


cha mẹ thương yêu, chăm sóc, giáo dục con, đảm bảo cho sự phát triển hài
hòa cả về thể chất lẫn tinh thần, tình cảm của con, đảm bảo cho con được nuôi
dưỡng trong bầu không khí yêu thương, hiểu biết, tin cậy, đùm bọc lẫn nhau
giữa những người thân trong gia đình, được giáo dục và tiếp thu những truyền
thống tốt đẹp về đạo đức, nhân cách, nghề nghiệp của gia đình, dòng họ, dân
tộc thông qua tấm gương soi hằng ngày là ông bà, cha mẹ, anh chị em.
Cũng nhằm mục đích chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em tốt nhất, LHN GĐ cũng đề ra nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các con. Nguyên tắc
này đã được thể chế hóa ngay từ LHN - GĐ đầu tiên của nước ta năm 1960 là
nam như nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình là
nguyên tắc căn bản nhất. Đồng thời xác định những hành vi xem thường lợi
ích con cái hoặc phân biệt đối xử giữa các loại con cái đều là sai phạm đến

nền đạo đức mới. LHN - GĐ năm 1986, LHN - GĐ năm 2000 tiếp tục kế thừa
nguyên tắc này. Điều 34 LHN - GĐ năm 2000 đã quy định rõ: “Cha mẹ
không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi hành hạ, xúc phạm
con,...” [32,26]. Đảm bảo cho các em được chăm sóc tốt ngay cả khi cha mẹ
đã ly hôn, LHN - GĐ năm 2000 đã quy định vấn đề cấp dưỡng: “Khi ly hôn,
cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên
bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không
có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con” [32,Đ56].
Sống chung với cha mẹ là quyền năng đặc biệt để đảm bảo cho trẻ phát
triển toàn diện và trở thành những người có ích cho xã hội. Điều 13
LBVCS&GDTE năm 2004 quy định: “Trẻ em có quyền sống chung với cha

mẹ” [27,Đ13]. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế, có nhiều trường hợp cha mẹ vi
phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục các con, hành
hạ con hoặc bắt con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Do đó,
LHN - GĐ năm 2000 cũng quy định các trường hợp hạn chế quyền của cha
mẹ đối với con chưa thành niên. “Cha, mẹ có thể bị Tòa án quyết định không
22


cho trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản của con hoặc đại diện
cho con trong thời hạn từ 1 đến 5 năm khi bị xử phạt về một trong các tội cố ý
xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của các con hoặc có hành vi vi
phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
phát tán tài sản của con; có lối sống đồi trụy, xúi dục, ép buộc con làm những
việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội” [32,Đ43].
Pháp luật hình sự cũng tham gia bảo vệ quyền bảo vệ và chăm sóc
của trẻ em bằng những quy định cụ thể trong BLHS sửa đổi, bổ sung
năm 2009.Với mục đích bảo vệ các em tránh khỏi nguy cơ xâm hại thông
qua việc đưa ra những hình phạt nghiêm khắc đối với những hành vi

phạm tội xâm phạm đến trẻ em, tội phạm hóa một số hành vi xâm hại
đến trẻ em. Phạm tội đối với trẻ em chẳng những được quy định là là dấu
hiệu định tội danh và dấu hiệu định khung hình phạt mà còn được quy
định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (điểm h, Khoản 1, Điều
48). Việc mở rộng phạm vi trừng trị và trừng trị nghiêm khắc các hành vi
xâm hại trẻ em không chỉ thể hiện thái độ của Nhà nước và nhân dân ta
trước tình hình tội phạm đối với trẻ em có xu hướng đang gia tăng mà
thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ em - những người không hoặc
khó có điều kiện tự vệ để bảo vệ mình, những người đòi hỏi phải được ưu
tiên bảo vệ trước mọi sự xâm hại của tội phạm.
Quyền được chăm sóc và bảo vệ được hiểu là quyền được nuôi dưỡng,
chăm sóc dạy dỗ nhằm tạo nên sự phát triển về thể chất, trí tuệ và đạo đức của
trẻ em. LBVCS&GDTE năm 2004 còn quy định phải tạo điều kiện chăm sóc
nuôi dạy đối với các em dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng hải đảo, vùng xa xôi
hẻo lánh,...Đối với trẻ em khuyết tật, tàn tật không nơi nương tựa Nhà nước tổ
chức chăm sóc, nuôi dưỡng tạo điều kiện để các em có cuộc sống bình thường
không mặc cảm và có ích cho xã hội. Thực hiện các quy định của
CƯQTVQTE và LBVCS&GDTE, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách,
23


chương trình phù hợp đối với từng loại đối tượng trẻ em, thành lập các trường
chuyên, lớp chọn để bồi dưỡng cho những em có năng khiếu đặc biệt, phát
hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
1.4.2.4 Quyền được học tập
CƯQTVQTE (1989) thừa nhận rằng giáo dục là quyền của mọi trẻ em.
Bản Tuyên bố Thế giới về Giáo dục cho mọi người (1990) và Hội nghị
Thượng đỉnh vì trẻ em (1990) đã khẳng định rằng tầm nhìn mở rộng về quyền
giáo dục cơ bản là nền tảng cho việc học tập của mọi cá nhân.
Sau khi gia nhập Công ước, Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản

pháp lý quan trọng, đánh dấu một bước phát triển có ý nghĩa của nền lập pháp
nước ta, tạo cơ sở pháp lý cho quyền học tập cuả trẻ em. Đó là Hiến pháp năm
1992, LBVCS&GDTE năm 1991 nay là LBVCS&GDTE năm 2004, Luật Phổ
cập giáo dục tiểu học năm 1991, Luật Giáo dục năm 2005 sửa đổi, bổ sung
năm 2009.
Hệ thống cơ sở pháp lý trong các văn bản nêu trên đề cập quyền của
trẻ em, một mặt thể hiện chủ trương nhất quán từ trước tới nay coi trọng giáo
dục thế hệ trẻ của đất nước, mặt khác thể hiện yêu cầu có tính pháp lý cao đối
với trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Hiến pháp năm 1992 quy định: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công
dân. Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí. Công dân có quyền học
văn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức. Học sinh có năng khiếu được Nhà
nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng. Nhà nước có chính
sách học phí, học bổng. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em tàn tật
được học văn hóa và học nghề phù hợp” [23,Đ59]
Về quyền học tập, kế thừa và phát triển các quy định của Pháp lệnh
năm 1979, và LBVCS&GDTE năm 1991, tại Điều 16 và Điều 28
LBVCS&GDTE năm 2004 một lần nữa khẳng định quyền được học tập của
24


trẻ em cũng như trách nhiệm gia đình, nhà trường, các tổ chức khác trong việc
tạo điều kiện tốt nhất để trẻ em thực hiện quyền học tập của mình.
Luật quy định học tập không chỉ là quyền là còn là bổn phận nhằm bồi
dưỡng cho các em có những kiến thức cần thiết trong quá trình phát triển.
Việc quy định như vậy để trẻ em thấy rằng ngoài trách nhiệm của gia đình,
Nhà nước, và xã hội các em phải có ý thức tự giác trong học tập vì sự phát
triển của các em không chỉ phụ thuộc vào người lớn mà còn phụ thuộc vào
chính bản thân các em. Luật còn quy định người đỡ đầu có trách nhiệm tạo
điều kiện tốt cho con em học tập, đó chính là xác định trách nhiệm cao nhất

của mỗi con em chúng ta. Nhà nước có chính sách xã hội hóa giáo dục, tổ
chức các trường quốc lập và dân lập để thu hút toàn bộ trẻ em trong lứa tuổi
đi học và có chính sách khuyến khích cho trẻ em học tập và phát triển năng
khiếu.
Trong điều kiện kinh tế của chúng ta hiện nay nhằm từng bước nâng
cao dân trí, Nhà nước quy định: “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm
tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Nhà
nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực
hiện phổ cập giáo dục trong cả nước” [29,Đ11].
Với quan niệm tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc
dân, là cơ sở cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người
Việt Nam, Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009 tại Điều 11 quy định: “Mọi công
dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ
cập” [29,17]. Kế thừa những quy định của Luật Phổ cập giáo dục năm 1991,
Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2009 có phát triển những nội dung giáo
dục tiểu học về cơ bản là tạo những cơ sở ban đầu cho sự phát triển lâu dài về
tình cảm, trí tuệ, thể chất để trẻ em trước hết có lòng nhân ái, có tình cảm với
người thân, thầy cô giáo, có ý thức về bổn phận học tập, yêu lao động, sống
có kỷ luật và trung thực, có hiểu biết sơ đẳng về tự nhiên, xã hội, có kỹ năng
25


×