Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA năm 2016 môn hóa đề số 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.09 KB, 23 trang )

Đề thi thử thpt quốc gia 2016

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 - ĐỀ 7
MÔN HÓA HỌC (Thời gian làm bài: 90 phút)
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg
= 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Sn = 119; Pb = 207; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn =
65; Rb = 85,5; Ag = 108;
Cs = 133, Cr = 52.
Câu 1: Peptit X và peptit Y có tổng liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y
đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y có tỉ lệ mol tương ứng 1:2
cần dùng 190,008 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH) 2
dư thấy khối lượng bình tăng 400,53 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích 21,84 lít (đktc).
Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E thu được a mol Gly và b mol Val. Tỉ lệ a : b là
A. 7:8
B. 1:3
C. 8: 7
D. 2:1
Câu 2: Chất X có vị ngọt, không độc hại, dùng để pha vào rượu tạo vị ngọt dịu mà không bị lên
men khi bảo quản. Ngoài ra dùng chất X trong kem bôi da, nó hút ẩm từ không khí làm cho da
khỏi bị khô nẻ. Vậy chất X là
A. glixerol
B. glucozơ
C. etylen glicol
D. p−xilen.
Câu 3: Khi cho 2,3−đimetylbutan tác dụng với Cl2 (as) theo tỷ lệ mol 1: 1 thu được sản phẩm
chính là
A. 1−clo−2,3− đimetylbutan
B. 2,3− đimetyl−2− clobutan.
C. 2−clo−2,3− đimetylbutan.
D. 3−clo−2,3− đimetylbutan.
Câu 4: Hỗn hợp X có khối lượng m gam gồm x mol amino axit no, mạch hở và y mol


amin no, mạch hở. Biết X có khả năng phản ứng tối đa với 3,1 mol HCl hoặc phản ứng vừa
đủ với 1,5 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên thu được 6,1 mol CO , 8,45 mol
2
H O và V lít N . Các giá trị của x, y tương ứng là
2
2
A. 1,5 và 0,8.
B. 0,8 và 1,5.
C. 1,5 và 1,6.
D. 1,6 và 1,5.
Câu 5: Hợp chất hữu cơ thơm X có công thức CxHyO2 chứa 6,45% H về khối lượng. Khi cho
cùng một số mol X tác dụng với Na và NaOH thì số mol hiđro bay ra bằng số mol NaOH phản
ứng. Số đồng phân X thỏa mãn điều kiện trên là
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Câu 6: Ở các bể bơi người ta dùng khí clo để diệt trùng và làm sạch nước. Sau khi đi bơi tóc
thường khô và xơ do nước trong bể bơi rất có hại cho tóc. Em có thể gội đầu bằng dung dịch nào
sau đây để tóc mượt mà và mềm mại?
A. giấm ăn
B. Clorua vôi
C. Natri cacbonat
D. Amoni clorua
Câu 7: Trong thực tế, vải hoặc gỗ nếu được tẩm thuỷ tinh lỏng sẽ khó bị cháy. Thành phần hoá
học của thuỷ tinh lỏng là
A. dung dịch Na2SiO3, K2SiO3 loãng
B. dung dịch Na2SiO3 loãng
C. dung dịch Na2CO3, K2CO3 đậm đặc
D. dung dịch Na2SiO3, K2SiO3 đậm đặc

Câu 8: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H14O3N2 . Khi cho X tác dụng với dung
dịch KOH thì thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí ở điều kiện thường và đều có khả năng làm xanh
quỳ tím ẩm. Số CTCT phù hợp của X là


Đề thi thử thpt quốc gia 2016

A. 7

B. 6

C. 4

D. 5

Câu 9: Hỗn hợp M gồm hiđrocacbon X và chất hữu cơ Y (chứa C, H, O) có tỉ khối so với He bằng 6,9. Đốt
cháy hoàn toàn 4,14 gam M, sản phẩm cháy được dẫn hoàn toàn vào bình chứa dung dịch Ba(OH) 2 dư, thu
được 47,28 gam kết tủa, sau phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng bình tăng 13,26 gam. Nếu cho m gam hỗn hợp
M tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 5,94 gam kết tủa . Giá trị của m là:
A. 0,5175
B. 1,035
C. 0,94875
D. 1,38
Câu 10: Trong quá trình sản xuất gang xảy ra phản ứng:
Fe O
+ 3CO
2Fe + 3CO
∆H >0

2 3 (R)

(K)
(R)
2(K)
Có các biện pháp: (1) Tăng nhiệt độ phản ứng ; (2) Tăng áp suất chung của hệ ; (3) Giảm nhiệt độ phản ứng
; (4) Dùng chất xúc tác , (5) thêm Fe 2O3 vào hỗn hợp phản ứng . Có bao nhiêu biện pháp giúp tăng hiệu suất
của phản ứng trên?
A. 2
B. (1)
C. 4
D. 3
Câu 11: Chọn phát biểu đúng?
A. Polipeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α−amino axit.
B. Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α−amino axit

liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.

C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa 2 đơn vị amino axit được gọi là liên kết
D.

peptit.

Oligopeptit gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α−amino axit.
Câu 12: Ba chất hữu cơ X, Y, Z (MX < MY < MZ ≤ 60) đều no, mạch hở, có thành phần nguyên tố C, H, O;
trong đó có hai chất làm quỳ tím hóa đỏ. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp T gồm X, Y, Z, thu được 11 gam
CO2. Mặt khác m gam T phản ứng vừa đủ dung dịch Na 2CO3 thu được 1,12 lít CO2 (đktc). Cho m gam T phản
ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Phần trăm khối lượng của Z
trong hỗn hợp T gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 17%.
B. 20%.
C. 33%.

D. 36%.
Câu 13: Cho dung dịch các hợp chất sau: NH2−CH2−COOH (1) ; ClH3N−CH2−COOH (2) ;
NH2−CH2−COONa (3) ; NH2−(CH2)2CH(NH2)−COOH (4) ; HOOC−(CH2)2CH(NH2)−COOH (5);
(CH3)2CH−CH(NH2)−COOH (6); Số dung dịch làm quỳ tím hoá xanh là:
A. 1 dung dịch.
B. 3 dung dịch.
C. 2 dung dịch.
D. 4 dung dịch.
Câu 14: Cho các phản ứng sau:
4 NH3 + 5O2 → 4NO + 6 H2O
(1)
NH3 + H2SO4

→ NH4HSO4

(2)

2NH3 + 3 CuO → 3Cu + N2↑ + 3 H2O (3)
8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6 NH4Cl

(4)

NH3 + H2S → NH4HS

(5)

2NH3 + 3O2 → 2N2↑ + 6H2O

(6)


NH3 + HCl → NH4Cl

(7)

Số phản ứng trong đó NH3 không đóng vai trò là chất khử là
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
3+
Câu 15: Cation M có tổng số hạt cơ bản (electron, proton, nơtron) là 73, trong đó tỉ số số hạt mang điện
dương so với hạt không mang điện là 6/7. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là
A. Chu kì 4, nhóm VIIB
B. chu kì 4, nhóm VIB
C. chu kì 4, nhóm VIA
D. Chu kì 4, nhóm IIIA


Đề thi thử thpt quốc gia 2016

Câu 16: Hỗn hợp X gồm Ba, Al, Al 2O3 và Na2O. Hoà tan hoàn toàn 58,45 gam X vào nước thu được 8,96 lít
khí (đktc) và dung dịch Y chứa hai anion có tỉ lệ mol 3:4. Thêm từ từ dung dịch H2SO4 0,5 M vào dung dịch Y
đến khi thấy bắt đầu thu được hai kết tủa thì dừng lại, lúc này thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng là 300 ml. Nếu
cho 400 ml dung dịch H2SO4 0,5 M vào ½ dung dịch Y thì khối lượng kết tủa thu được tối đa là
A. 43,425

B. 54,4

C. 60,9


D. 27,2


Đề thi thử thpt quốc gia 2016

Câu 17: Các chất mà phân tử không phân cực là:
A. H2O, CO2, CH4. B. HCl, C2H2, Br2.
C. NH3, Br2, C2H4.

D. Cl2, CO2, C2H2.

Câu 18: Hấp thụ hết khí CO2 vào 100 ml dung dịch NaOH x mol/l và Ca(OH)2 y mol/l. Lượng kết tủa tạo
thành được biểu diễn trên đồ thị sau:
5

O
0,17
Số mol
2

CO

Số mol

CaCO
3

0, 0

Giá trị của x và y tương ứng là

A. 1,2 và 0,5
B. 1,7 và 0,25
C. 1,7 và 0,5
D. 1,2 và 0,25
Câu 19: Hỗn hợp T gồm ancol no đơn chức, mạch hở X và nước . Cho 42 gam T tác dụng hết với Na thu được
15,68 lít H2 đktc. Đốt cháy hoàn toàn 21g T rồi hấp thụ hết sản phẩm vào nước vôi trong dư. Khối lượng kết tủa
tạo ra là
A. 45g
B. 60g
C. 120g
D. 30g
Câu 20: Tính thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng d = 1,5g/ml) và khối lượng xenlulozơ cần
dùng để điều chế được 22,275 kg zenlulozơ trinitrat? Cho hiệu suất phản ứng đạt 75%.
A. 14 lít và 16,2 kg
B. 18,67 lít và 12,15 kg
C. 14 lít và 9,12 kg
D. 18,67 lít và 16,2 kg
Câu 21: Ancol nào sau đây là ancol bậc hai?
A. phenylmetanol
B. ancol isoamylic
C. 2−metylpropan−1−ol
D. ancol sec−butylic
Câu 22: Điện phân nóng chảy Al2O3 với hai điện cực làm bằng than chì, cường độ dòng điện 5 ampe, trong
5,79 giờ. Kết thúc quá trình điện phân ở anot thu được 6,72 lít hỗn hợp khí X (đktc) có tỉ khối so với hiđro bằng
17,2; ở catot thu được m gam nhôm. Cho hỗn hợp X qua dung dịch nước vôi trong dư thấy thể tích khí giảm
1/3. Hiệu suất của quá trình điện phân là
A. 88,89%.
B. 98,89%.
C. 89,88%.
D. 99,88%.

Câu 23: Cho một α−amino axit X có mạch cacbon không phân nhánh. Lấy 0,01mol X phản ứng vừa đủ với
dung dịch HCl thu được 1,835g muối Y. Lượng muối Y trên phản ứng vừa đủ với dung dịch KOH thu được
2,975 gam hỗn hợp muối. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOCH2CH(NH2)CH2COOH.
B. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH.
C. HOOCCH2CH2CH2CH(NH2)COOH.
Câu 24: Kết luận nào sau đây không đúng?

D. CH3CH2CH(NH2)COOH.


Đề thi thử thpt quốc gia 2016

A. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây sát tận bên trong, để trong không khí ẩm thì
thiếc bị ăn mòn trước
B. Nối thanh Zn với vỏ tàu thủy bằng thép thì vỏ tàu thủy sẽ được bảo vệ.
C. Các thiết bị máy móc bằng kim loại khi tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hóa
học
D. Để đồ vật bằng thép ngoài không khí ẩm thì đồ vật sẽ bị ăn mòn điện hóa


Đề thi thử thpt quốc gia 2016

Câu 25: Trường hợp nào sau đây không tạo ra kim loại?
A. Na + dung dịch Fe(NO3)2

B. Cu + dung dịch AgNO3

C. Mg + dung dịch Pb(NO3)2


D. Fe + dung dịch CuCl2

Câu 26: Cho 9,03 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào một cốc chứa 500 ml dung dịch H2SO4 1 M (loãng). Sau
khi phản ứng hoàn toàn thêm tiếp vào cốc 0,6 lít dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,5M và NaOH 0,75 M
khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn, rồi lọc lấy kết tủa và nung đến khối lượng không đổi thì thu được 83,6 gam
chất rắn. Khối lượng Mg trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 1,3 gam

B. 3,63 gam

C. 2,415 gam

D. 2,52 gam

Câu 27: Có các ứng dụng sau:
(1)

Trong y học ZnO dùng làm thuốc giảm đau dây thần kinh, chữa bệnh eczema, …
(2) Dùng thạch cao nung CaSO4.2H2O để nặn tượng, đúc khuôn, bó bột khi gãy xương.
(3) Corinđon ở dạng tinh thể trong suốt, không màu, rất rắn, được dùng để chế tạo đá mài, giấy nhám,...
(4) Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, muối đinatri glutamat dùng làm bột ngọt.
(5) Hỗn hợp tecmit (Fe, Al2O3) được dùng để hàn gắn đường ray.
(6) Nitơ lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học
(7) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
(8) Silicagen là vật liệu xốp, dùng để hút hơi ẩm trong các thùng hàng hoá.
(9) Cr2O3 được dùng để tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.

(10)

Gang xám được dùng để luyện


thép. Số ứng dụng đúng là
A. 7.

B. 8.

C. 6.

D. 5.

Câu 28: Để luyện được 600 tấn gang có hàm lượng sắt 84% , cần dùng x tấn quặng manhetit chứa 80% Fe 3O4
(còn lại là tạp chất không chứa sắt). Biết rằng lượng sắt bị hao hụt trong quá trình sản xuất là 2%. Giá trị của x

A. 696.

B. 870.

C. 852,6.

D. 887,8.

Câu 29: Cho 6,06 gam hỗn hợp bột Fe và Al vào 400 ml dung dịch AgNO3 x mol/l. Sau khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được dung dịch E và 48,6 gam chất rắn. Biết trong E có hai muối có cùng số mol. Phần trăm số
mol của một muối trong dung dịch E là
A. 37,5%.

B. 31,25%

C. 62,5%.


D. 15,87%

Câu 30: Để phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch CrCl3 1M cần m gam Zn. Giá trị m là:
A. 6,5

B. 9,75

C. 13

D. 19,5

Câu 31: Chất gây nghiện nào sau đây không phải là ma tuý:
A. amphetanin

B. cocain

C. nicotin

D. Moocphin

Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu
được 14,336 lít khí CO2 (đktc) và 16,38 gam H2O. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại amin bậc hai của hai amin
đó là
A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 5.


Câu 33: Thuỷ phân hoàn toàn tripeptit X mạch hở thu được hỗn hợp glyxin và alanin. Số đồng phân cấu tạo
của X thoả mãn là
A. 3

B. 6

C. 4

D. 2


Đề thi thử thpt quốc gia 2016

Câu 34: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 15), Y (Z = 8) và R (Z = 37). Độ âm điện của các nguyên tố
tăng dần theo thứ tự là


Đề thi thử thpt quốc gia 2016

A. M < X < R < Y.

B. R < M < X < Y.

C. Y < M < X < R.

D. M < X < Y < R.

Câu 35: Có bao nhiêu phản ứng hóa học nào sau đây có thể tạo thành Clo?
(1). Sục khí F2 vào dung dịch NaCl.

(5). Cho HCl tác dụng với K2Cr2O7.
(2). Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

(6). Cho HCl tác dụng với Clorua vơi.

(3). Điện phân dung dịch HCl.

(7). Cho HCl tác dụng với MnO2.

(4). Cho HCl tác dụng với KMnO4.

(8). Cho HCl tác dụng với KClO3.

(9). Cho NaCl (rắn) tác dụng H2SO4 đặc

(10). Điện phân nóng chảy KCl

A. 7

B. 6

C. 8

D. 9

Câu 36: Cho sơ đồ điều chế và thu khí như hình vẽ:
Phát biểu đúng nhất là:
Hỗn hợp nghiền kỹcủa 1g
CH COONa với 2 g vôi tôi
3

A. Thu khí metan bằng cách đẩy nước vì metan nhẹ
xút (CaO + NaOH)
hơn nước
Đun nóng
B. Canxi oxit tham gia phản ứng với natri axetat tạo
mạnh
metan
C. Khi dừng thu khí phải tắt đèn cồn trước rồi tháo
ống dẫn khí sau.
Điều chếvàthu khí metan trong phòng thí
nghiệm
D. Dẫn khí thu được vào nước brom thấy nước
brom khơng bị mất màu.
Câu 37: Nước cứng vĩnh cửu là nước có chứa những ion nào sau đây
A. Ca2+, Ba2+, Cl−, SO42−
B. Ca2+, Sr2+, HCO3−
C. Ca2+,

Ba2+, Cl−

D. Mg2+, Ca2+, Cl−, SO42−

Câu 38: Cho các chất sau: phenylalanin, anilin, phenyl amoniclorua, anbumin, gly−ala, etanol, metyl amin, axit
benzoic, tinh bột, tripanmitin, vinyl axetat, natri phenolat. Có bao nhiêu chất khơng phản ứng với dung dịch
HCl đun nóng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 39: Trong các polime sau: tơ visco, tơ olon, tơ axetat, poli(etylen − terephtalat), nilon−6, nilon−7, nilon

6−6, thủy tinh hữu cơ, poli(vinyl clorua), teflon, polistiren. Số polime có thể điều chế bằng phản ứng trùng
ngưng là:
A. 6
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 40: Oxi hóa m g ancol đơn chức bậc một A bằng CuO ở nhiệt độ cao thì thu được hỗn hợp khí và hơi X.
Hỗn hợp khí và hơi X thu được chia làm 3 phần bằng nhau: Phần 1 cho tác dụng với Na dư thì thu được 5,6 lít
khí H2 (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch AgNO 3/NH3 dư thì thu được 64,8g Ag. Phần 3 đem đốt cháy
hồn tồn bằng O2 được 33,6 lít khí (đktc) và 27g H2O. Phần trăm khối lượng của cacbon trong A là:
A. 60%
B. 37,5%
C. 62,07%
D. 66,67%
Câu 41: Cho 8 gam hỗn hợp Na và Ba (tỉ lệ mol 1: 1) vào 20 gam dung dịch H 2SO4 9,8%. Sau khi kết thúc phản
ứng thu được dung dịch X có tổng nồng độ các chất tan là C%. Giá trị của C gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A. 30,8
B. 67
C. 26
D. 30,6
Câu 42: Axit axetic khơng thể điều chế trực tiếp từ chất nào sau đây:
A. CH3CHO
B. CH3OH
C. C2H5OH
D. CH3OCH3
Câu 43: Al2O3 có lẫn tạp chất là Fe2O3 và SiO2. Hóa chất được sử dụng để loại bỏ các tạp chất đó ( các dụng cụ
có đủ) là:
A. dd NaOH và khí CO2 dư.
B. dd HCl và dd Na2CO3 dư.



Đề thi thử thpt quốc gia 2016

C. dd HCl và dd NH3 dư.

D. dd NaOH, dd HCl

dư. Câu 44: Chất nào thuộc dãy đồng đẳng của benzen?
A. C10H8.
B. C8H8.
C. C7H6.

D. C9H12.


Đề thi thử thpt quốc gia 2016

Câu 45: Anđehit fomic không phản ứng với chất nào dưới đây?
A. dung dịch AgNO3/NH3
B. Nước brom
C. Cu(OH)2

D. Natri

Câu 46: Nung m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 (tỉ lệ mol 3: 1) một thời gian, thu được hỗn hợp chất rắn X.
Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư, thu được 16,128 lít khí (đktc) và 157,72 gam hỗn hợp muối. Giá
trị của m là
A. 62,6.
B. 93,9.
C. 15,65.

D. 31,3.
Câu 47: Thủy phân 4,24 gam hỗn hợp X gồm hai este A và B chỉ chứa một loại nhóm chức (MA < MB) cần vừa
đúng 60 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thu được muối của một axit hữu cơ E và hỗn hợp X gồm hai ancol
no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp. Cho toàn bộ lượng ancol này tác dụng với 2,3 gam Na thu được 4,86 gam chất
rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chọn kết luận đúng trong các kết luận sau:
A. Tỉ lệ mol giữa A và B trong hỗn hợp X là 1:3.
B. Tỉ lệ mol A: B trong hỗn hợp X là 1:2.
C. E có phần trăm khối lượng C là 34,62%.
D. Trong X có propan−1−ol.
Câu 48: Cho 14,2 gam P2O5 vào 200 gam dung dịch NaOH 8% thu được dung dịch X. Muối thu được trong
dung dịch X và nồng độ % tương ứng là:
A. NaH2PO4 và 11,2%.
B. Na2HPO4 và 12,93%.
C. Na2HPO4 và 13,26%.

D. Na3PO4 và 7,66%.

Câu 49: Cho X và Y là hai axit cacboxylic mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon, trong đó X đơn chức, Y hai
chức Chia hỗn hợp X và Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng hết với Na, thu được 4,48 lít khí H2
(đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, thu được 16,8 lít khí CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của X trong hỗn
hợp không thể là
A. 90,32%.
B. 32,17%.
C. 31,58%.
D. 67,83%.
Câu 50: Cho 57,12 (g) hỗn hợp Cu, Fe3O4 vào V ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X và thấy còn 3,84
(g)chất rắn. Cho dung dịch AgNO3 dư tác dụng với dung dịch X thấy có 1,12 lít khí không màu hoá nâu ngoài
không khí bay ra và m gam kết tủa . giá trị gần nhất của m là
A. 226,08
B. 238,58

C. 235,34
D. 209,88
-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------


ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1
Gọi số liên kết peptit trong X và Y là m và n => m+n = 8
=>Có các cặp số thỏa mãn : (4;4) ; (3;5) ; (2;6) ; (1;7).
*)Ta xét trường hợp m=n=4
Gọi CTTQ của X và Y lần lượt là (Gly)a(Val)5-a x mol và (Gly)b(Val)5-b 2x mol
=> Bảo toàn N : 5x + 10x = 2nN2 = 1,95 => x= 0,13 mol
Do trong peptit X và Y thì số nguyên tử O luôn lớn hơn số nguyên tử N 1 đơn vị
=> nO(X;Y) = 6x + 12x = 2,34 mol
=> Bảo toàn O : 2nCO2 + nH2O = 2nO2 + nO(X;Y) = 19,305 mol
Lại có mbình tăng = 44nCO2 + 18nH2O = 400,53g
=> nCO2 = 6,63 mol ; nH2O = 6,045 mol
=> Bảo toàn C : 0,13. [ 2a + 5(5-a)] + 0,26. [ 2b + 5(5-b)] = 2nCO2 = 13,26
=> a + 2b = 8. Do 0 < a < 5 => 1 < b < 4
=> b =2 và b = 3 thỏa mãn
+/ Xét cặp a= 2; b=3: nGly = 0,13.2 + 0,26.3 = 1,04 mol
NVal = 0,13.3 + 0,26.2 = 0,91 mol
=> nGly : nVal = 8 :7 => Chọn cặp này.
=>C
Câu 2
=>A
Câu 3
(CH3)2CH – CH (CH3)2 + Cl2 → (CH3)2CCl-CH(CH3)2

=>C
Câu 4
Xét hỗn hợp có x mol amino axit ( chứa a nhóm NH2 và b nhóm COOH ) và y mol amin ( chứa c nhóm NH2)
=> nHCl = ax + cy = 3,1 mol
Và nNaOH = bx = 1,5
Khi đốt cháy , Do amino axit no và amin no
=> nH2O – nCO2 = (c/2 + 1).y + (a/2 + 1).x – bx = 2,35
=> x + y = 2,3 mol
Do b chẵn => b = 1 và x = 1,5 mol thỏa mãn đáp án
=> y = 0,8 mol
=>A
Câu 5
Từ %mH = 6,45% => 12x + y + 32 = 15,5y
=>Ta thấy chỉ có cặp x = 7 ; y = 8 thỏa mãn
=>X là C7H8O2
X tác dụng với Na và NaOH thì số mol hiđro bay ra bằng số mol NaOH phản ứng
=>X có 1 nhóm OH đính trược tiếp vào vòng và 1 nhóm đính vào C no
=> Các CT thỏa mãn :
HO-C6H4-CH2OH ( OH có thể ở 3 vị trí –o ; -p ; -m so với –CH2OH )
=> Có 3 CT thỏa mãn
=>C
Câu 6
Do Cl2 phản ứng với nước tạo HCl tính axit và HClO tính oxi hóa có hại cho tóc
=> Cần dùng dung dịch kiềm nhẹ không có tính oxi hóa để trung hòa => Chọn Na2CO3
=>C
Câu 7
=>D
Câu 8
X + NaOH tạo 2 khí làm xanh quì ẩm => X là muối kép của amoni ; amin khí



Các CT thỏa mãn là : NH4O-COO-NH(CH3)3 ; CH3NH3O-COO-NH3C2H5 ; CH3NH3O-COO-NH2(CH3)2
Có 3 CTCT thỏa mãn
=>B
Câu 9
MM = 27,6g => nM = 0,15 mol
Đốt cháy => nCO2 =nBaCO3 = 0,24 mol => Số C trung bình trong M là 1,6. (1)
Lại có : mbình tăng = mCO2 + mH2O => nH2O = 0,15 mol
=> Số H trung bình trong M là 2 (2)
Từ (1) và (2) => Cặp chất thỏa mãn là C2H2 và HCHO
(với lần lượt x và y mol trong M)
=> 2x + y = 0,24 ; x + y = 0,15
=>x= 0,09 ; y = 0,06
Trong m g M thì tỉ lệ số mol giữa các chất vẫn không đổi
=>Đặt nHCHO = a mol => nC2H2 = 1,5a mol
Phản ứng với AgNO3 : tạo kết tủa gồm : 4a mol Ag và 1,5a mol Ag2C2
=> 5,94 = 108.4a + 240.1,5a => a = 0,0075 mol
=>m = 0,5175 g
=>A
Câu 10
Chỉ có biện pháp (1)
=>B
Câu 11
A. Polipeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α−amino axit.
=> Sai. Do Polipeptit có 11-50 gốc α−amino axit trở lên
B. Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α−amino axit

liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.

=> Đúng

C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa 2 đơn vị amino axit được gọi là liên kết

peptit.

=> Sai. Do liên kết này chỉ tạo thành bởi 2 α−amino axit
D. Oligopeptit gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α−amino axit.
=> Sai. Do Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α−amino axit.
=>B
Câu 12
Do 2 trong 3 chất X;Y;Z làm đỏ quì
=>2 axit đó phải là : HCOOH và CH3COOH.
Khi phản ứng với Na2CO3 => nCO2 = nCOOH = naxit = 0,05 mol
Khi phản ứng tráng bạc => nAg = 0,5 > 2nHCOOH
=> Chất còn lại là andehit.
+/ TH1 : andehit không phải là HCHO và (CHO)2 => nandehit =(0,5 – 2.0,05)/2 = 0,2 =>số mol C trong andehit
sẽ không nhỏ hơn 0,4
Mà khi đốt hỗn hợp 3 chất chit tạo 0,25 mol CO2 => L
+/ TH2 : andehit là (CHO)2 => n(CHO)2 = 0,1 mol
=> tổng số mol C trong (CHO)2 và HCOOH đã là 0,25 mol = nCO2 đốt cháy => L
+/ TH3: andehit là HCHO => nHCHO = 0,1 mol
=>nCH3COOH = 0,05 mol
=>%mCH3COOH = 36,14%
=>D
Câu 13
Các dung dịch thỏa mãn là : 3,4
=>C
Câu 14


Các phản ứng mà có sự tăng số oxi hóa của N => NH3 thể hiện tính khử. Các phản ứng không có hiện tượng

trên là : 2,5,7


=>B
Câu 15
M3+ có 73 hạt => M có 76 hạt => 2p + n = 76
Trong đó p/n = 6/7 => p = 24
=> cấu hình e : 1s22s22p63s23p63d54s1
=> M thuộc chu kì 4 ( có 4 lớp e ) và nhóm VIB ( do có 6e hóa trị)
=>B
Câu 16
Giả sử trong hỗn hợp X có x mol Ba ; y mol Al ; z mol Al2O3 ; t mol Na2O
=> Phản ứng : Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
Na2O + 2H2O → 2NaOH
Al + OH- + H2O → AlO2- + 1,5H2
Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O
=> mX = 137x + 27y + 102z + 62t = 58,45g (1)
Và nH2 = x + 1,5y= 0,4 mol (2)
=>Sau khi hòa vào nước thì : nOH- = 2x + 2t – y – 2z (mol)
nAlO2- = y + 2z (mol)
Khi cho phản ứng với H2SO4,Ta có nH+ = 2nH2SO4 = nOH- = 0,3 mol
+/ Nếu nOH- / nAlO2- = ¾
=> 2x + 2t – y – 2z = 0,3.
y + 2z = 0,4
=> x + t = 0,35 mol
=>x = 0,25 mol
=>Trong ½ Y có : 0,125 mol Ba2+ ; 0,15 mol OH- ; 0,2 mol AlO2Khi
với4n0,2 mol
=> nphản
= nứng +

- 3nH2SO4 => n
= 11/60 mol
H+

OH-

AlO2-

Al(OH)3

Al(OH)3

Có nBaSO4 = 0,125mol
=> mkết tủa = 43,425g
=>A
Câu 17
=>D
Câu 18
Dựa vào đồ thị :
+/ Đoạn 1 : phản ứng CO2 và Ca(OH)2 tạo kết tủa , lượng kết tủa tăng dần
+/ Đoạn 2 : lượng kết tủa không đổi ; CO2 phản ứng với NaOH tạo muối NaHCO3
+/ Đoạn 3 : Phản ứng hòa tan kết tủa.
=> Tại nCaCO3 = 0,05 thì phản ứng vừa đủ CO2 và Ca(OH)2 => y = 0,5M
Tại nCO2 = 0,17 mol thì CO2 đã phản ứng hết với NaOH tạo NaHCO3 nhưng chưa hòa tan kết tủa
=> nNaOH = nNaHCO3 = 0,17 – 0,05 = 0,12 mol => x = 1,2M
=>A
Câu 19
Đặt CT của ancol là : CnH2n+2O
Giả sử trong 42g T có x mol ancol và y mol H2O
=> mT = 14nx+ 18x + 18y = 42

Lại có nH2 = ½ (x + y) = 0,7 mol
=> nx = 1,2 mol
Vậy trong 21g X có 0,5x mol ancol và 0,5y mol H2O
=>Khi đốt cháy => nCO2 = 0,5nx = 0,6 mol = nCaCO3
=> mCaCO3 = 60g
=>B
Câu 20
Phản ứng : C6H10O5 + 3HNO3 → C6H7O2(NO3)3 + 3H2O
msp theo lí thuyết = 22,275.100/75 = 29,7 kg => nxenlulose trinitrat = 0,1 kmol
Có nHNO3 = 0,3 kmol ; nxenlulose = 0,1 kmol
=>mxenlulose = 16,2 kg


Và VHNO3 = 0,3.63/( 0,675.1,5) = 18,67 l
=>D
Câu 21
Ancol sec-butylic : CH3-CH2-CH(CH3)-OH
=>D
Câu 22
Do MX = 17,2.2 = 34,4g => X chứa CO ;O2 và CO2 (Do 1 phần khí bị hấp thụ bởi nước vôi trong)
=>nCO2 = 0,1 mol ; nCO + nO2 = 0,2 mol
Có mX = 34,4.0,3 = 0,1.44 + 28nCO + 32nO2
=>nCO = 0,12 ; nO2 = 0,08 mol
=>Số mol O2 thực tế tạo ra trong quá trình điện phân là : 0,24 mol
Theo lý thuyết : Tại Anot: 2O2- → O2 + 4e
=> nO2 = ¼ ne trao đổi = 0,27 mol
=> H% = 0,24 / 0,27 = 88,89%
=>A
Câu 23
Khi phản ứng với HCl rồi KOH: nX = nmuối = 0,01 mol

Giả sử CT X là R(NH2)x(COOH)y => muối R(NH3Cl)x(COOH)y hỗn hợp muối cuối cùng gồm
R(NH
(COOK)
và 0,01x mol KCl.
x
y = 183,5
=> R +2)52,5x
+ 45y
=> R + 16x + 83y + 74,5x= 297,5
=>38x + 38y = 114 => x + y = 3
=>Ta thấy cặp x= 1 và y = 2 thỏa mãn vì trong 4 đáp án không có amino axit nào có 2 nhóm NH2 và 1 nhóm
COOH
=>R = 41 => R là C3H5 . Mà X là anpha amino axit
=>B
Câu 24
Miếng vỏ đồ hộp gồm 2 kim loại là Sn và Fe giống như 2 điện cực; Không khí ẩm là dung dịch điện li tiếp xúc
với cả 2 kim loại
=> tạo thành 1 pin điện trong đó Sn là cực dương (catot) và Fe (anot) do Fe có tính khử mạnh hơn
=> Fe bị oxi hóa
=>A
Câu 25
Na + H2O → NaOH + ½ H2
2NaOH + Fe(NO3)2 → Fe(OH)2 + 2NaNO3
=>A
Câu 26
Giả sử trong hỗn hợp có x mol Mg và y mol Al
=> Mg + 2H+ → Mg2+ + H2
Al + 3H+ → Al3+ + 1,5H2
H+ + OH- → H2O
Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
Al(OH)3 +2-OH- → AlO2- + 2H2O
Ba2+ + SO4 → BaSO4
=>ta có : nOH- hòa tan kết tủa = nOH- - nH+ = 1,05 – 1 = 0,05 mol
=>kết tủa sau phản ứng: 0,3 mol BaSO4 ; x mol Mg(OH)2 ; (y – 0,05) mol Al(OH)3
Sau khi nung : 0,3 mol BaSO4 ; x mol MgO ; 0,5(y – 0,05) mol Al2O3
=> 0,3.233 + 40x + 51(y – 0,05) = 83,6
Lại có : mhh đầu = 24x + 27y = 9,03g
=>x = 0,15125 ; y = 0,2
=> mMg = 3,63g
=>B
Câu 27


Các ứng dụng đúng là : 1,6,7,8,9,10.


(2) Dùng thạch cao nung CaSO4.2H2O để nặn tượng, đúc khuôn, bó bột khi gãy xương.
=> Sai . Phải là CaSO4.H2O
(3) Corinđon ở dạng tinh thể trong suốt, không màu, rất rắn, được dùng để chế tạo đá mài, giấy nhám,...
=> Sai. Corindon dùng làm trang sức ; chân kính đồng hồ ; ...
(4) Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, muối đinatri glutamat dùng làm bột ngọt.
=> Sai. Muối mononatri của axit glutamic mới có trong bột ngọt.
(5) Hỗn hợp tecmit (Fe, Al2O3) được dùng để hàn gắn đường ray.
=> Sai. Tecmit gồm Al và Fe3O4

=>C
Câu 28
Ta có : mFe quặng =mFe trong Fe3O4= 0,8x . 168/232 = 0,58x tấn
mFe gang = 600.0,84 = 504 tấn

=> mFe chưa sản xuất = 504 .100 / 98 = 514,3 tấn = 0,58x
=>x = 887,8 tấn
=>D
Câu 29
Do trong E có 2 muối có số mol bằng nhau ; mà trong đáp án không có 50%
=> E có 3 muối .
Có các trường hợp xảy ra :
+/TH1 :a mol Al3+ ; b mol Fe2+ ; c mol Fe3+
+/ TH2 : a mol Al3+ ; b mol Ag+ ; c mol Fe3+
Ta xét TH1 : => 3a + 2b + 3c = 0,45 mol = nAg
Và 27a + 56b + 56c = 6,06g
Xét 3 TH : a=b ; b=c và a=c
=>Ta thấy chỉ có trường hợp b= c = 0,03 ; a = 0,1 mol là thỏa mãn
=> Có %nAl3+ = 62,5% có trong đáp án
=>Chọn trường hợp này
=>C
Câu 30
Để phản ứng đủ thì chỉ cần lượng tối thiểu. Khi xảy ra phản
ứng: 2CrCl3 + Zn → 2CrCl2 + ZnCl2
Có nZn = 0,5nCrCl3 = 0,1mol
=>mZn = 0,1.65 = 6,5g
=>A
Câu 31
Nicotin có trong thuốc lá
=>C
Câu 32
Gọi CTTB 2 amin là : CnH2n+3N
Đót cháy tạo 0,64 mol CO2 và 0,91 mol H2O
=> namin = (nH2O – nCO2 ) / 1,5 = 0,18 mol
=>Số C trung bình = 3,6

=>2 amin là : C3H7NH2 ; C4H9NH2
Các amin bậc 2 : C2H5-NH-CH3 ; n-C3H7-NH-CH3 ; i-C3H7-NH-CH3 ; NH(C2H5)2
=>Có 4 CTCT amin thỏa mãn
=>A
Câu 33
+/ TH1 : có 2 Gly và 1 Ala => có 3 chất ( G-G-A ; G-A-G ; A-G-G)
+/ TH2 : có 2 Ala và 1 Gly => 3 chất (G-A-A ; A-G-A ; G-G-A)
=>Tổng cộng có 6 chất
=>B


Câu 34


M(Z=11) => Na
X(Z=15) => P
Y(Z=8) => O
T(Z=37) =>Rb
Oxi có độ âm điện lớn nhất ; Na và Rb cùng nhóm nên từ trên xuống thì độ âm điện càng giảm => độ âm điện
của Rb nhỏ nhất.
=>B
Câu 35
Chỉ có 2 phản ứng không tạo Clo. Đó là :
(1). Sục khí F2 vào dung dịch NaCl.
Do F2 khi sục vào dung dịch phản ứng ngay với H2O tạo O2 + HF .
(9). Cho NaCl (rắn) tác dụng H2SO4 đặc
Do chỉ tạo HCl
Các phản ứng còn lại đều tạo ra Cl2
=>C
Câu 36

CH4 không phản ứng với nước Brom nên không làm mất màu .
=>D
Câu
=>D37
Câu 38
Các chất không phản ứng với HCl nóng là : phenyl amoniclorua, axit benzoic
=>A
Câu 39
Các polime đó là : poli(etylen − terephtalat), nilon−6, nilon−7, nilon 6−6
=>C
Câu 40
Giả sử ancol RCH2OH bị oxi hóa tạo mỗi phần có x mol ancol dư ; y mol RCOOH ; z mol RCHO ; (y+z) mol
H2O ( có thể có axit)
+/P1 : x + y + y + z = 2nH2 = 0,5 mol
+/P3 : nCO2 = nH2O = 1,5 mol . Mà hỗn hợp trước khi đốt đã có sẵn H2O
=> số mol nước tạo ra < số mol CO2 tạo ra
Và trong hỗn hợp đầu có nH2O = naxit + nanhehit
=> Ancol ban đầu có 1 pi thì thỏa mãn
=> andehit không thể là HCHO
+/P2 => 2z = 0,6 => z = 0,3 mol
=> x + 2y = 0,2 mol => 0,1 < x + y < 0,2
=>0,4 < x + y +z ≤ 0,5
=> 3≤ số mol C trong ancol <3,75
=> Số C = 3 thỏa mãn => ancol là C3H5OH => %mC = 62,07%
=>C
Câu 41
Ta có nNa = nBa = 0,05mol
Và nH2SO4 = 0,02 mol => nH+ = 0,04 mol < nBa
=> Xảy ra các phản ứng : Ba + H2SO4 → BaSO4 + H2
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

Na + H2O → NaOH + ½ H2
=> m ddsau = 20 + 8 – 233.0,02 – ( 0,05 + 0,025).2 = 23,19g
=> C%NaOH + C%Ba(OH)2 = ( 40.0,05 + 171.0,03)/23,19 = 30,75%
=>A
Câu 42
=>D
Câu 43


Dùng dung dịch NaOH để hòa tan Al2O3 tạo AlO2- ; sau đó thổi CO2 và dung dịch thì xuất hiện Al(OH)3 kết tủa
. Nung lên sẽ thu được lượng Al2O3 như ban đầu


=>A
Câu 44
Chất thuộc dãy đồng đẳng của benzen có CTTQ là CnH2n-6
=>C9H12 thỏa mãn
=>D
Câu 45
=>D
Câu 46
Giả sử phản ứng không hoàn toàn. Hỗn hợp đầu có 3x mol Al và x mol Fe3O4
+/8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe
Mol a
3a/8
0,5a 9a/8
=>Sau phản ứng : nH2 = 1,5(3x –a) + 9a/8 = 0,72 mol
Hỗn hợp muối gồm : 3x mol AlCl3 ; (x-0,75a) mol FeCl2 ; (2x – 3a/4) mol FeCl3
=> 3x.133,5 + (x+0,75a).127 + (2x-0,75a).162,5 = 157,72g
=>x = 0,2 mol => m = 62,6g

=>A
Câu 47
Khi phản ứng với Na => mrắn = mRONa + mNa dư => MRONa = 65,67 => R = 26,67
=> 2 ancol đồng đẳng kế tiếp là CH3OH và C2H5OH với số mol lần lượt là x và y
=> x + y = 0,06 mol và mRONa = 54x + 68y = 4,86 – 0,04.23 = 3,94g
=> x= 0,01 ; y = 0,05 mol
+/ Nếu este là đơn chức => Đó là RCOOCH3 0,01 mol ; RCOOC2H5 0,05 mol
=> R = 0 =>L
+/ Nếu este 2 chức thì Do MA <MB => B là R(COOC2H5)2 0,025 mol
=> A có thể là R(COOCH3)2 hoặc R(COOCH3)(COOC2H5)
+ Nếu A là R(COOCH3)2 => nA = 0,005 mol => R = 0
Nhưng không có đáp án thỏa mãn
+ Nếu A là R(COOCH3)(COOC2H5) => nA = 0,01 mol ; nB = 0,02 mol
=> R = 0
=> tỉ lệ mol A:B=1:2 => Có đáp án thỏa mãn
=>B
Câu 48
Do nNaOH = 0,4 mol = 4nP2O5
=>Xảy ra phản ứng : 4NaOH + P2O5 → 2Na2HPO4 + H2O mdd = 200 + 14,2 = 214,2g
=> C%Na2HPO4 = 0,2.142/ 214,2 = 13,26%
=>C
Câu 49
Đặt số mol X và Y là a và b mol
+/TN1 : => a + 2b = 2nH2 = 0,4 mol => 0,2 < (a + b) < 0,4
+/ TN2 : nCO2 = 0,75 mol. Do X và Y đều có cùng số C
=> 0,75/0,4 < số C trong mỗi axit < 0,75/0,2
=> 1,875 < số C trong mỗi axit < 3,75
=> +/ Nếu C = 2 => X là CH3COOH ; Y là (COOH)2
Do 2 ancol đơn chức => nNaOH = nAncol = 0,06 mol



=> nCO2 = 2a + 2b = 0,75 => a = 0,35 ; b = 0,025 => %mX = 90,32%
+/ Nếu C = 3 => 3a + 3b = 0,75 => a = 0,1 ; b = 0,15
=> X là C2H5COOH ; Y là CH2(COOH)2
=> %mX = 32,17%
Hoặc X là C2H3COOH ; Y là CH2(COOH)2
=> %mX = 31,58%
=>D
Câu 50
Các phản ứng: Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O


Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2
Do còn 3,84g rắn . Mà X+ AgNO3 dư tạo khí => H+ dư => Fe3O4 hết => chất rắn chính là Cu dư => Trong
dung dịch có FeCl2 và CuCl2.
Đặt nFe3O4 = x mol => nCu phản ứng = x mol
=> 232x + 64x = 57,12 – 3,84 => x = 0,18 mol
Khi cho AgNO3 vào thì xảy ra phản ứng :
3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO + 2H2O (1)
Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag (2)
=>nFe2+ (1)= 3nNO = 0,15 mol=> Bảo toàn Fe => nFe2+(2) = 0,03 mol = nAg
=> X có 0,18 mol CuCl2 ; 0,54 mol FeCl2; 0,2 mol H+ ( HCl)
=> Ag+ + Cl- → AgCl
=> mkết tủa = 143,5.(0,18.2 + 0,54.2 + 0,2) + 108.0,03= 238,58g
=>B



×