Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

skkn NGHIÊN cứu đổi mới tự làm đồ DÙNG dạy học và sử DỤNG THIẾT bị dạy học môn SINH học THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.09 KB, 27 trang )

SKKN: Nghiên cứu đổi mới tự làm ĐDDH và sử dụng thiết bị dạy học môn Sinh học THCS

NGHIÊN CỨU ĐỔI MỚI TỰ LÀM ĐỒ DÙNG
DẠY HỌC VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC
MÔN SINH HỌC THCS

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Có ly luận
- Một trong những đặc điểm cơ bản của thời đại ngày nay là cuộc cách
mạng khoa học – công nghệ đang phát triển như vũ bảo đã dẫn đến sự bùng
nổ thông tin. Tình hình đó đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng đổi
mới, hiện đại hoá nội dung dạy học để phản ánh những thành tựu hiện đại về
các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn, nhằm cung cấp
cho học sinh những khối lượng kiến thức mới được cập nhật để họ có thể
thích nghi với cuộc sống và có cơ sở để tiếp tục học tập.
- Với phương pháp dạy học đổi mới đòi hỏi học sinh phải làm việc
nhiều đặc biệt với những bài có đồ dùng dạy học: mẫu vật, mô hình hoặc
tranh ảnh đòi hỏi học sinh phải tự nghiên cứu thảo luận nhóm để rút ra kiến
thức mới rồi trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. nếu giáo viên thường
xuyên sử dụng thì tạo cho các em một thói quen học tập, làm việc thì sẽ dễ
dàng hơn, nhưng ở đây hầu như một số giáo viên ít sử dụng thường xuyên,
hoặc chỉ sử dụng qua loa, chiếu lệ. Điều đó có nhiều lý do, một trong những
lý do đó là: nhiều bài dạy đòi hỏi phải có thiết bị, đồ dùng tự làm (làm bổ
sung), kinh phí, học sinh học thụ động …
- Vì lẽ đó quá trình dạy học ở bậc trung học đang tồn tại mâu thuẫn
giữa một bên là khối lượng tri thức đã được đổi mới tăng lên, phức tạp hơn
với một bên là thời hạn học tập không thể tăng lên được. Để giải quyết mâu
thuẫn đó phải đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận
thức của người học. Bản chất của hướng đó là khơi dậy và phát huy năng lực
tìm tòi độc lập, sáng tạo của người học thông qua việc tạo điều kiện cho học


sinh phát triển và giải quyết vấn đề. Nhờ vậy mà học sinh nắm vững tri thức
và nắm vững được phương pháp học tập.
Để đạt được mục tiêu đó, hiện nay việc đổi mới chương trình và
phương pháp sử dụng đồ dung dạy học ở các trường phổ thông đã và đang
được quan tâm rất lớn, với phương pháp học như vậy, vị thế của người giáo
viên trong quá trình dạy học hiện nay ở trường phổ thông “… trước hết
không phải là người cung cấp thông tin mà là người hướng dẫn đắc lực
cho học sinh tự mình học tập. Họ nhường việc cung cấp tri thức cho sách
Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây

Người viết: Trương Ngọc Thúy

1


SKKN: Nghiên cứu đổi mới tự làm ĐDDH và sử dụng thiết bị dạy học môn Sinh học THCS
vở, tài liệu và cuộc sống, để thay vào đó, họ phải đóng vai trò người hỗ trợ
cho kinh nghiệm học tập của bản thân học sinh ”
2. Có thực tiễn
Trong chương trình sinh học ở trường THCS trước đây nội dung được
chú trọng đến hệ thống kiến thức lý thuyết chủ yếu là kênh chữ sự phát triển
tuần tự và chặt chẽ các khái niệm, định luật, thuyết khoa học thì hiện nay
chương trình sinh học ở bậc THCS được thiết kế dựa trên tư tưởng nhấn
mạnh vai trò tích cực chủ động của người học kênh hình và kênh chữ song
song hoặc kênh hình nhiều hơn kênh chữ, rất ít bài kênh chữ nhiều hơn kênh
hình. Trong đó, rất coi trọng cả việc trao dồi kiến thức lẫn kỹ năng và năng
lực nhận thức của học sinh.
Để giúp học sinh có thể trình bày hay mô tả được hình thái, cấu tạo của
một loài sinh vật nào đó thông qua mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh thì học
sinh phải tự tìm hiểu trước bài mới ở nhà kết hợp với sự hướng dẫn của giáo

viên khi lên lớp.
Chính vì nhận thấy sự học tập của học sinh rất thụ động, không mạnh
dạn khi trình bày trên mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh trươc lớp. Tôi đã tìm
hiểu nguyên nhân và đề ra một số biện pháp thích hợp để khắc phục và nâng
cao hiệu quả giảng dạy trong từng tiết học.
* Nguyên nhân dẫn đến học sinh học thụ động, không mạnh dạn
trình bày trên mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh trước lớp :
- Phương tiện, đồ dùng dạy học không đầy đủ cho mỗi tiết học, chỉ một số
bài có mẫu vật, mô hình hay tranh ảnh.
- Do giáo viên không thường xuyên gọi các em lên bảng trình bày trước
lớp.
- Học sinh thường lười nhác không tìm hiểu bài mới hay soạn bài trước ở
nhà, còn nhút nhát chưa mạnh dạn.
- Phụ huynh chưa thật sự tạo điều kiện và quan tâm đến việc học tập của
con, em mình.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu
Giúp học sinh mô tả hoặc trình bày được hình thái cấu tạo, vị trí mỗi
cơ quan, mỗi phần của một sinh vật thông qua mẫu vật , mô hình hoặc tranh
ảnh trước các bạn cùng trang lứa cũng như trước mọi người. Là giáo viên
dạy môn sinh học tôi rất quan tâm đến vấn đề này. Chính vì lẽ đó tôi
“Nghiên cứu đổi mới tự làm ĐDDH và thiết bị dạy học môn Sinh học
THCS”
2. Đối tượng nghiên cứu
Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây

Người viết: Trương Ngọc Thúy

2



SKKN: Nghiên cứu đổi mới tự làm ĐDDH và sử dụng thiết bị dạy học mơn Sinh học THCS
Đối tượng nghiên cứu ở đây là vấn đề dạy một số tiết đổi mới sử dụng
đồ dùng dạy học tự làm – TBDH mơ tả sinh động trong chương trình sinh
học THCS
Đối tượng nhận thức ở đây là học sinh các khối lớp của trường THCS
Bình Hàng Tây do tơi trực tiếp giảng dạy.
3. Mục đích nghiên cứu:
Hiện nay các nước tiên tiến trên thế giới đặc biệt là ở Nhật
Bản, chương trình giáo dục đào tạo của họ là sử dụng theo phương hướng
đồ dùng dạy học trong phương pháp. Học sinh ở nước họ tự tìm tòi sáng
tạo hay nói cách khác chủ yếu chú trọng vào thao tác thực hành, còn ở
nước ta hiện nay phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học củng khá phổ
biến nhưng trong quá trình sử dụng còn nhiều lúng túng, chưa thành thạo,
người thầy giáo nếu sử dụng tốt đồ dùng để giảng dạy, một mặt giúp học
sinh hiểu bài nhanh chóng, một mặt giúp cho học sinh thành thạo các thao
tác thực hành đối với bộ môn sinh học.
Người giáo viên sử dụng tốt đồ dùng dạy học thì sẽ có tác
động rất lớn đối với các em trong quá trình học tập và tự tìm tòi học hỏi,
khắc sâu kiến thức, mở rộng hiểu biết về khoa học, từ đó hình thành cho
học sinh quan điểm duy vật biện chứng và để theo kòp sự phát triển giáo
dục như hiện nay.
III. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này tơi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu
chính như sau:
a. Phương pháp tổng kết kinh nghiêm giáo dục:
Qua dạy học mơn Sinh học ở trường THCS Bình Hàng Tây, bản thân
tơi và đồng nghiệp đã áp dụng Phương pháp dạy học tích cực, kết quả của
học sinh được nâng lên rất rõ rệt.
b. Phương pháp điều tra:

Để tìm hiểu về sở thích học các giờ ở bộ mơn Sinh học, tơi đã tiến
hành điều tra số lượng học sinh u thích mơn sinh học đạt tỷ lệ rất cao.
c. Phương pháp thu thập thơng tin
Khi sử dụng phương pháp này giúp tơi nắm bắt thơng tin phản hồi từ
phía học sinh về mọi phương diện, đây cũng là điểm giúp tơi có thể tự điều
chỉnh phương pháp dạy học của mình cho phù hợp, đồng thời còn giúp gắn
chặt thêm tình cảm giữa thầy và trò để cùng nhau dạy và học tốt hơn.
d. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:

Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây

Người viết: Trương Ngọc Thúy

3


SKKN: Nghiên cứu đổi mới tự làm ĐDDH và sử dụng thiết bị dạy học môn Sinh học THCS
Áp dụng phương pháp này nhằm mục đích xây dựng cơ sở lí luận của
đề tài. Chọc phương pháp nghiên cứu, lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá và bài
tập chuyên dùng trong thực tiễn giảng dạy.
e. Phương pháp phỏng vấn (Anket).
Nhằm thu thập các test và các bài tập được sử dụng nhiều trong thực
tiễn giảng dạy môn sinh học.
f. Phương pháp kiểm tra sư phạm
g. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
IV. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình dạy học hiện nay, giáo viên cần quan tâm khai thác
vốn sống phong phú và đa dạng của học sinh và tính đến khả năng nhận thức
của các em, không ngừng đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp và hình
thức tổ chức hoạt động dạy học để có thể giúp cho các em phát huy hết tiềm

năng và vốn sống của mình. Việc nghiên cứu đổi mới tự làm đồ dung dạy
học – thiết bị dạy học là một trong những phương tiện trực quan giúp học
sinh phát triển năng lực và nhận thức một cách toàn diện nhất, khoa học
nhất.
Việc đổi mới tự làm đồ dung dạy học – thiết bị dạy học làm sao có thể
giúp các em mô tả hoặc trình bày được hình thái cấu tạo, vị trí mỗi cơ quan,
mỗi phần của một sinh vật thông qua mẫu vật , mô hình hoặc tranh ảnh , sơ
đồ, bản đồ tư duy sáng tạo trước các bạn cùng trang lứa cũng như trước mọi
người.
Muốn đạt được mục tiêu đó giáo viên cần phải :
- Lựa chọn thiết bị dạy học: Căn cứ vào mục tiêu dạy học, nội dung
kiến thức trong sách giáo khoa, căn cứ vào điều kiện thời gian cho phép, căn
cứ vào điều kiện địa phương và cơ sở vật chất của nhà trường, đặc biệt phải
căn cứ vào chính các lọai thiết bị dạy học định chọn.
- Lựa chọn phương pháp sử dụng thiết bị dạy học phù hợp tạo điều
kiện:
+ Là nguồn cung cấp tri thức mới.
+ Minh họa kiến thức mới
+ Kiểm tra kiến thức đã học.
V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây

Người viết: Trương Ngọc Thúy

4


SKKN: Nghiên cứu đổi mới tự làm ĐDDH và sử dụng thiết bị dạy học môn Sinh học THCS
Qua nghiên cứu đề tài tôi muốn nêu lên vấn đề là làm thế nào để 1 tiết

dạy có đổi mới đồ dùng dạy học tự làm - sử dụng thiết bị dạy học đạt hiệu
quả cao, giúp các em học sinh thóat khỏi những khó khăn vướng mắc khi
tiến hành trực tiếp sử dụng đồ dùng – thiết bị dạy học. Đồng thời trong mỗi
chúng ta ai cãng biết mục đích của giáo dục không chỉ đơn thuần là giúp học
sinh nắm vững kiến thức mà cần phải hướng dẫn các em cách tiếp thu và vận
dụng kiến thức đó như thế nào.
Chính vì vậy, qua nghiên cứu đề tài tôi muốn nêu ra một vài y kiến về
vấn đề đổi mới đồ dùng dạy học tự làm – thiết bị dạy học. như thế nào để thu
được hiệu quả cao nhất.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn sinh học ở trường
THCS đã phản ánh được đặc thù của môn sinh học: "Sinh học là môn khoa
học thực nghiệm, phương pháp dạy học gắn bó chặt chẽ với thiết bị dạy học,
do đó dạy Sinh học không thể thiếu các phương tiện trực quan như mô hình,
tranh vẽ, mẫu vật, phim ảnh...”
Thời đại ngày nay môn Sinh học có những đặc trưng cơ bản sau:
- Tập trung nghiên cứu sự sống ở cấp độ vi mô
- Sinh học hiện đại đang trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp,
phục vụ đắc lực không những cho sản xuất nông – lâm – thủy sản mà còn
đối với công nghiệp, kỷ thuật, y học.
- Sinh học đã phát triển từ trình độ thực nghiệm – phân tích lên trình độ
tổng hợp – hệ thống.
- Sinh học hiện đại đang phát triển nhanh, vừa phân hóa thành nhiều
ngành nhỏ, vừa hình thành những lĩnh vực liên ngành, gian ngành.

Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây

Người viết: Trương Ngọc Thúy


5


SKKN: Nghiên cứu đổi mới tự làm ĐDDH và sử dụng thiết bị dạy học môn Sinh học THCS
Như vậy, một trong những hướng để đổi mới phương pháp dạy học
nhằm đáp ứng những đặc trưng cơ bản trên đó chính là tăng cường việc sử
dụng các phương tiện dạy học hiện đại mà cụ thể nhất đó là xây dựng những
băng hình, đĩa CD, …tạo thuận lợi cho giáo viên giảng dạy những cấu trúc,
quá trình sống ở cấp tế bào, phân tử và các cấp trên cơ thể...
Cùng với các nước khác trên thế giới. Việt Nam đã và đang phát triển
theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Muốn thực hiện được điều đó thì
điều không thể thiếu là phải nhanh chóng tiếp thu những thành tựu khoa học
kỹ thuật của thế giới nhất là vào thời điểm ngày nay công nghệ phát triển
như vũ bảo và nước ta đã hội nhập nề kinh tế thế giới.
Vì lý do đó người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi học hỏi đề ra
những biện pháp tích cực trong quá trình giảng dạy nhằm đổi mới phương
pháp dạy và học nhằm định hướng cho học sinh có những tri thức và kỹ
năng vững chắc bước vào cuộc sống.
Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm liên hệ thực tế trong đời
sống của mỗi con người nói riêng và của mọi người cũng như cả thế giới
nhân loại nói chung. Môn sinh học trong chương trình dạy học ở bậc trung
học cơ sở được thiết kế, sắp xếp theo chủ yếu lô gíc (Thực vật - Động vật Giải phẫu sinh lý người – Di Truyền – Sinh thái và Môi trường). Đây là môn
học có nhiều ứng dụng trong thực tế, gần gủi với cuộc sống thường ngày của
học sinh. Từ đó tạo ra sự kích thích, tính tò mò thích tìm hiểu của học sinh.
đặc biệt ở môn học này giúp các em mô tả được đặc điểm hình thái, cấu tạo
cơ thể sinh vật, lợi ích và tác hại qua các đại diện của mỗi nhóm sinh vật
trong mối quan hệ với môi trường sống.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1. Thực trạng

- Chất lượng giáo dục môn sinh học ở trường THCS Bình Hàng Tây
đã có bước phát triển đáng kể trong những năm qua cụ thể được thể hiện
trong những lần tham gia dự thi học sinh giỏi cấp Huyện ở những năm gần
đây luôn đạt thành tích cao và đóng góp nhiều học sinh cho huyện tham gia
dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh và đạt thành tích tốt.
- Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy vẫn còn 1 số học
sinh chưa phát huy tính tích cực chủ động, chưa phát huy được hết năng lực
của từng học sinh, giữa học sinh thụ động và năng động vẫn còn khoảng
cách rất xa.

2. Yêu cầu đòi hỏi
Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây

Người viết: Trương Ngọc Thúy

6


SKKN: Nghiên cứu đổi mới tự làm ĐDDH và sử dụng thiết bị dạy học môn Sinh học THCS
- Trước những yêu cầu đó đòi hỏi mỗi người giáo viên cần phải có
trách nhiệm đối với từng học sinh, phải tìm ra được phưong pháp giảng dạy
phù hợp với từng đối tượng học sinh giúp học sinh phát huy được hết năng
lực của bản thân tạo điều kiện cho các em có được cơ hội để thể hiện được
năng lực của mình trước tập thể và trong các hoạt động của nhóm học tập.
Là một giáo viên với tuổi nghề còn trẻ, tôi không giám nói là “kinh nghiệm”
trong thời gian đã giảng dạy, qua những gì tôi đúc kết và rút ra được qua
từng bài dạy, tiết dạy của mình như: Bằng những ánh mắt đồng tình, bằng
những cánh tay bé bỏng giơ lên cao, bằng những lời phát biểu thảo luận sôi
nổi tôi có thể cảm nhận được sự yêu thích của các em đối với bài học của
mình. Tôi mong muốn những phương pháp dạy học của mình sẽ góp phần

vào phương pháp dạy học sinh học ngày được hòan thiện, kích thích tính
hứng thú sáng tạo tinh thần tự giác, y thức họat động độc lập của học sinh.
III. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN
Qua nhiều năm giảng dạy môn sinh học ở cấp THCS và qua những
năm thực hiện thay sách đại trà từ lớp 6 đến lớp 9, tôi có những nhận xét
như sau:
Đối với các lớp thay sách giáo khoa và thực hiện chuẩn kiến thức kỹ
năng, chương trình giảm tải của bộ học sinh đã phát huy tích tích cực của
học sinh. Tuy nhiên tính tích cực chưa thể hiện đồng bộ đối với học sinh
trong lớp học. Điều này do việc học và chuẩn bị bài ở nhà cùng với việc
nghiên cứu tranh ảnh – thiết bị dạy học của học sinh chưa chu đáo, học sinh
trả lời câu hỏi còn dựa vào tóm tắt của sách giáo khoa. Họat động thảo luận
nhóm, họat động tư duy trên sơ đồ, mô hình, tranh ảnh chưa đảm bảo tính
trật tự, nghiêm túc, khoa học mà phần lớn chỉ có những học sinh giỏi mới
chịu khó tìm hiểu nghiên cứu … Nhìn chung chưa phát huy được khả năng
tư duy logic của học sinh.
Riêng lớp 9 khi tiếp xúc chương trình thay sách giáo khoa, học sinh
phải đối mặt với một khối kiến thức hòan tòan mới, riêng phần di truyền –
Biến dị thì kiến thức rất trừu tượng, đây là điểm bế tắc nhất của các em học

Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây

Người viết: Trương Ngọc Thúy

7


SKKN: Nghiên cứu đổi mới tự làm ĐDDH và sử dụng thiết bị dạy học môn Sinh học THCS
sinh lớp 9, nếu giáo viên không vững vàng về chuyên môn thì khó có thể
cung cấp cho học sinh hiểu và vận dụng được kiến thức một cách linh họat.

Bởi lẽ chương trình sinh học 9 là tiền đề cho chương trình sinh học THPT,
chính vì thế không ai khác chính là mỗi người giáo viên như chúng ta cần
xây dựng nền móng cho các em thật vững chắc. Vì vậy để giải quyết mâu
thuẫn trên chúng ta cần xác định được nguyên nhân của sự việc như sau:
- Về y thức: Hiện nay do tác động của xã hội vẫn còn một số học sinh
có động cơ, thái độ học tập chưa tốt, đồng thời địa bàn trường học thuộc
vùng nông thôn chính vì vậy mặt bằng dân trí chưa đồng đều, kinh tế chủ
yếu là nông nghiệp, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, việc chăm
sóc và quan tâm đến học hành của con cái chưa thật đúng mức…
- Về đội ngũ giáo viên: Kinh nghiệm trong giảng dạy còn mỏng, đời
sống kinh tế còn khó khăn, việc đầu tư nghiên cứu, bồi dưỡng chuyên môn
còn hạn chế …
- Về đánh giá – thi cử: Có thực hiện nhưng chưa thật đều tay và chưa
thật nghiêm túc cũng phần nào ảnh hưởng đến thái độ và động cơ học tập
của học sinh
Vậy việc “ Nghiên cứu đổi mới tự làm đồ dùng dạy học – thiết bị dạy
học” đối với học sinh THCS nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng
dạy và học trong nhà trường.
IV. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trong chương trình sinh học THCS một trong những kiến thức quan
trọng của bộ môn là phát huy kỹ năng mô tả hoặc trình bày hình thái cấu tạo
của một cơ thể sinh vật thông qua mẫu vật hoặc tranh ảnh. Đây là nội dung
chính mà đề tài cần đề cặp đến. Thực tế giảng dạy tại đơn vị, tôi nhận thấ

Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây

Người viết: Trương Ngọc Thúy

8



SKKN: Nghiên cứu đổi mới tự làm ĐDDH và sử dụng thiết bị dạy học môn Sinh học THCS
một số em chưa phát huy hết tiềm năng của mình là do những nguyên nhân
cơ bản sau:
+ Giáo viên chưa khai thác hết tác dụng của đồ dùng – thiết bị dạy học
+ Khả năng đầu tư thiết kế đổi mới tự làm đồ dùng dạy học còn hạn
chế
+ Chưa hiểu được thật chính xác đổi mới tực làm đồ dùng dạy học –
thiết bị dạy học như thế nào nên còn e ngại sợ tốn kinh phí, thời gian đầu tư.
+ Học sinh chưa nắm vững phương pháp quan sát, phân tích, so sánh
từ các đồ dùng dạy học để rút ra kiến thức.
Để khắc phục những nhực điểm trên, tôi xin trình bày một số y kiến
đóng góp về đổi mới tự làm đồ dùng thiết bị dạy học như sau:
1. Hiểu được khái niệm về đồ dùng – thiết bị dạy học
Đồ dùng – thiết bị dạy học là những hình ảnh, dụng cụ, đồ vật phục vụ
cho việc dạy và học mà học sinh có thể nhìn thấy được, đặc biệt là được sử
dụng trong công tác giảng dạy.
2. Giáo viên cần xác định được giá trị cần đạt được khi sử dụng đồ
dùng – thiết bị dạy học:
Sử dụng đồ dùng – thiết bị dạy học đúng yêu cầu sẽ có vai trò:
- Thúc đẩy sự giao tiếp, trao đổi thông tin, từ đó giúp học sinh học tập
có hiệu quả.
- Tăng cường trí nhớ, làm việc học tập của học sinh lâu bền
- Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến thực
tiễn xã hội và môi trường sống.
- Khắc phục những hạn chế của lớp học bằng cách biến cái không thể
tiếp cận được thành cái có thể tiếp cận được khi giáo viên sử dụng phim ảnh
mô phỏng, mô hình và các thiết bị phương tiện tương tự.
Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây


Người viết: Trương Ngọc Thúy

9


SKKN: Nghiên cứu đổi mới tự làm ĐDDH và sử dụng thiết bị dạy học môn Sinh học THCS
+ Cung cấp kiến thức chung, qua đó học sinh có thể phát triển các
họat động hoc tập khác.
+ Giúp phát triển mối quan hệ về các lĩnh vực học tập khác, khuyến
khích học sinh tham gia chủ động vào quá trình học tập.
3. Sử dụng đồ dùng – thiết bị dạy học phải phù hợp:
Đồ dùng – thiết bị dạy học môn sinh học ở trường THCS có vai trò
giúp phát huy tính năng động và hiếu kỳ của học sinh.
Người giáo viên đứng trên bục giảng phải thể hiện hết khả năng của
mình về:
- Lối diễn đạt nội dung bài thật hấp dẫn để lôi kéo sự theo dõi tập
trung của học sinh
- Có nghệ thuật thu hút học sinh đặc biệt là phải tạo sự hấp dẫn, lôi
cuốn học sinh bằng một phương pháp, thủ thuật riêng của mình trong chuyên
môn.
- Không đưa ra những kiến thức giả thuyết ngay vào đầu học sinh mà
cần phải dần cung cấp dưới dạng tình huống, đi từ gần đến xa, từ dễ đến
khó, từ trực quan sinh động đến tư dyuy trừu tượng. Đây chínnh là yếu tố
quan trọng liên quan rất lớn đến việc giảng dạy bộ môn sinh học. Do đó đồ
dùng – thiết bị dạy học không thể thiếu đối với người giáo viên khi lên lớp
và đối với học sinh khi nghiên cứu vấn đề. Theo thực tế khi giảng dạy tùy
vào mỗi kiểu bài khác nhau có nhiều hình thức khác nhau:
Chẳng hạn như: Vật thể sống, lọai hình tượng này luôn mang những
đặc điểm thật, sống động về mọi họat động, màu sắc hình dáng, cách vận
động riêng của nó. Chính vì vậy các hiện tượng và sự vật sống có giá trị rất

lớn trong công tác giảng dạy kích thích sự tò mò thích thú của học sinh nhất
là học sinh đầu cấp khi cần nhận biết vấn đề gì lúc nào cũng muốn rằng
chính tận mắt mình chứng kiến sự vật, hiện tượng xảy ra.

Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây

Người viết: Trương Ngọc Thúy

10


SKKN: Nghiên cứu đổi mới tự làm ĐDDH và sử dụng thiết bị dạy học môn Sinh học THCS
Ngược lại giáo viên chỉ mô tả bài giảng của mình bằng lời là rất khó,
khó lĩnh hội được kiến thức, mặc dù học sinh có hiểu bài nhưng cũng rất hạn
chế. Do đó đồ dùng – thiết bị dạy học để dạy môn sinh học rất cần cho người
giáo viên, nó là người bạn hỗ trợ đắc lực giúp giáo viên hòan thành bài giảng
một cách khoa học, logic
Môn sinh học là môn khoa học nhưng chưa tiến đến sự chính xác
như môn Toán học, lí học mà thường là những kiến thức đã được các nhà
sinh học trãi qua thực nghiệm, chứng minh, để từ đó rút ra được một vấn đề
chung nhất.
 Do đó khi giảng dạy phải tiến hành thực nghiệm mới có khả năng
thuyết phục được tính tưởng tượng của học sinh về vấn đề đó, đồng thời qua
môn học còn rèn kuyện cho học sinh thao tác thực hành và vận dụng được
kiến thức. Đồ dùng – thiết bị dạy học là một hình tượng sóng động, là đối
tượng tri giác thật hấp dẫn buộc các em phải động não, suy nghĩ giải đáp
thắc mắc mà bản thân các em đặt ra, không những thế nó còn dẫn các em
vào họat động học tập với sự tập trung cao độ, thậm chí đầu óc các em làm
việc liên tục, căng thẳng mà các em không hề hay biết. Như vậy các em đã
đáp ứng được nhu cầu của giáo viên với việc tiếp thu kiến thức bài học của

các em.
Rõ ràng qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi đã thấy được tầm quan
trọng của đồ dùng – thiết bị dạy học, nhất là trong việc hình thành cho các
em thao tác thực hành, đem hình ảnh sóng động vào thực tế và có thể nói đồ
dùng – thiết bị dạy học là nhịp cầu bắt qua ngôn ngữ, giúp các em học sinh
THCS cảm thấy gần gũi và yêu thích học sinh học hơn.
Tóm lại: Nội dung kiến thức của bộ môn sinh học bao giờ cũng đặt
quan sát, phân tích và tiến hành thí nghiệm lên hàng đầu, do đó đồ dùng –
thiết bị dạy học là một dụng cụ không thể thiếu đối với họat động dạy và học
môn sinh học.
4. Phân lọai và xác định được tác dụng của đồ dùng – thiết bị dạy
học:
Đồ dùng – thiết bị dạy học rất đa dạng với nhiều lọai khác nhau, tùy
vào mỗi bài học, mỗi giai đọan khác nhau trong tiết học mà có thể sử dụng
hoặc trình bày hợp lí với nội dung mà giáo viên muốn truyền đạt cho học
sinh và đòi hỏi sự thu hút được đối tượng cần truyền đạt. Chình vì vậy trong
quá trình giảng dạy giáo viên phải lựa chọn việc sử dụng thiết bị kết hợp với
đổi mới tự làm đồ dùng dạy học sao cho linh họat, logic.
a. ĐỔI MỚI TỰ LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Đồ dung dạy học tự làm có y nghĩa rất lớn, bởi cần sự suy nghĩ đầu
tư cao đồ của giáo viên, đồng thời giáo viên sẽ khai thác chúng phù hợp với
đối tượng học sinh từng vùng, bên cạnh đó đồ dung dạy học tự làm còn có
Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây

Người viết: Trương Ngọc Thúy

11


SKKN: Nghiên cứu đổi mới tự làm ĐDDH và sử dụng thiết bị dạy học môn Sinh học THCS

thể khắc phục được một số nhược điểm mà tranh ảnh mang lại, nó còn bổ
sung rất lớn cho bài tóan hạn hẹp về cơ sở vật chất. Nếu thiết kế và sử dụng
hợp lí đồ dung dạy học tự làm sẽ giúp phần lớn học sinh biết, hiểu, và vận
dụng được kiến thức tiếp thu từ bài học một cách nhanh chóng.
a1 .Thiết kế mô hình động:
Khi sử dụng mô hình sẽ thu hút, kích thích sự ham thích, hứng thú
tích cực chiếm lĩnh kiến thức của học sinh một cách nhanh lẹ, chắc chắn
hơn. Khi thiết kế mô hình cần chú y:
+ Ngoài hệ thống điện còn có hệ thống pin. Chính vì vậy có thể sử
dụng bất cứ lúc nào khi cần thiết, hoặc bất cứ nơi nào ( vùng sâu, vùng xa )
đều sử dụng được
+ Được sử dụng cho nhiều bài học nên tuỳ vào mỗi bài học mà giáo
viên cần khai thác và sử dụng khác nhau.
VD: Mô hình cung phản xạ: Khi giảng dạy về mô hình, giáo viên chỉ
cần dùng que nhỏ kích vào nút ấn dưới da bắt đầu sẽ xuất hiện luồng xung
thần kinh dẫn truyền 1 chiều từ da ( cơ quan thụ cảm) qua trung ương thần
kinh đến cơ quan phản ứng ( bắp cơ) kích thích bắp cơ co.
* Hiệu quả của từng bài khi sử dụng mô hình: Mô hình này được sử
dụng chủ yếu là môn Sinh học 8
+ Bài 6: Đối với bài này học sinh sẽ nắm rõ 5 khâu cơ bản của 1 cung
phản xạ và hướng dẫn truyền xung thần kinh 1 chiều của 3 loại nơron
( nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian ) từ cơ quan thụ cảm đến
cơ quan phản ứng.
+ Bài 9: Qua mô hình này học sinh sẽ thấy và hiểu rõ tính chất cơ bản
của cơ là co và dãn. Khi cơ thực hiện được tính chất trên là nhờ 1 quá trính
dẫn truyền xung thần kinh từ da đến cơ kích thích lúc đó cơ co, đồng thời cơ
chỉ co khi có kích thích, nếu xung thần kinh không còn thì cơ cũng ngừng
co. Nếu muốn có kích thích khác thì tiếp tục thực hiện như quy trình ở trên.
+ Bài 45: Ở bài học này học sinh cần nắm rõ được các sợi dây thần
kinh: dây hướng tâm dẫn truyền từ da đến trung ương thần kinh, dây li tâm

dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng.
+ Bài 48: Đối với kiến thức bài 48 nhờ có mô hình học sinh sẽ hiểu rõ
hướng dẫn truyền và vai trò của cung phản xạ vận động, biết được trung
ương thần kinh của cung phản xạ vận động nằm ở tuỷ sống, biết được vai trò
của rễ trước và rễ sau, so sánh với cung phản xạ sinh dưỡng để thấy rõ hơn
sự khác nhau giữa cung phản xạ vận động và sinh dưỡng về cấu tạo và chức
năng.
a2 . Sưu tầm mẫu vật thật ( tươi – sống )
Lọai ĐDDH này có giá trị sư phạm cao nhất, nó đảm bảo hình dạng,
kích thước, màu sắc tự nhiên. Trong thực tế không phải bao giờ củng có sẵn
Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây

Người viết: Trương Ngọc Thúy

12


SKKN: Nghiên cứu đổi mới tự làm ĐDDH và sử dụng thiết bị dạy học môn Sinh học THCS
các mẫu vật sống, mẫu vật tươi mà trong trường hợp này ta phải thay thế
mẫu vật thật sống, tươi bằng các mẫu vật tươi sống, không giữ được các màu
sắc tự nhiên, song đây vẫn là mẫu vật thật.
Ví dụ:
+ Khi dạy về cấu tạo của một bông hoa, nếu có bông hoa thật thì
chúng ta thấy rõ sự ảnh hưởng rất lớn về đồ dùng – thiết bị đối với việc tiếp
thu bài của học sinh như: Các em biết được các bộ phận của bông hoa ( Đài,
tràng, nhị, nhụy). Rõ ràng như vậy khi quan sát mẫu thật các em sẽ khắc sâu
được kiến thức đài và tràng bảo vệ nhị và nhụy, tràng có nhiều cánh, màu
sắc của cánh hoa khác nhau tùy lòai. Nhị có nhiều hạt phấn, nhụy cứa
nõan…
+ Khi dạy về lá đơn, lá kép: Giáo viên cho hs sưu tự sưu tầm và tìm

hiểu trên mẫu vật thật các em sẽ hiểu và phân biệt được ngay. Từ đó giúp
học sinh tinh tưởng vào kiến thức đã nghiên cứu …
+ Khi dạy về cấu tạo của tim người giáo viên dùng quả tim lợn để giới
thiệu, các em sẽ dễ dàng nhận ra ngay về hình dáng, các ngăn tim, thấy rõ
thành của tâm nào dày, tâm nào mỏng, vị trí của van tim, ngăn tim.
a3. Vẽ hình minh họa
Hình vẽ của giáo viên trên bảng có giá trị rất lớn, nhất là những hình
vẽ đẹp và nhanh, nó giúp cho học sinh theo dõi một cách dễ dàng nội dung
của bài giảng khi mà giáo viên vừa nói vừa vẽ dần một cấu trúc, một sơ đồ
nào đó.
a4. Vận dụng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng
Ngày nay, khi CNTT càng phát triển thì việc ứng dụng CNTT vào tất
cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Nhưng làm thế nào để ứng dụng CNTT
hiệu quả trong các tiết dạy đó là vấn đề mà bất cứ một môn học nào cũng
gặp phải khi có y định đưa CNTT vào bài dạy.
Việc thực hiện một bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng
sống động trên các slide trong các giờ học lí thuyết là một điều mà các giáo
viên không muốn nghĩ đến. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất
nhiều thời gian chuẩn bị mà đó chính là điều mà các giáo viên thường hay
tránh. Ngòai kiến thức căn bản về vi tính, sử thành thạo phần mềm
powerpoint, giáo viên cần phải có niềm đam mê thật sự với công việc thiết
kế đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để săn tìm tư liệu từ nhiều
nguồn. Hơn nữa trong quá trình thiết kế, để có được một GAĐT tốt, từng cá
nhân giáo viên còn gặp không ít khó khăn trong việc tự tìm hình ảnh minh
họa, âm thanh sôi động, tư liệu dẫn chứng phù hợp với bài giảng. Đây cũng
chính là nguyên nhân mà một số giáo viên thường hay tránh né việc thực
hiện giảng dạy bằng CNTT.

Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây


Người viết: Trương Ngọc Thúy

13


SKKN: Nghiên cứu đổi mới tự làm ĐDDH và sử dụng thiết bị dạy học môn Sinh học THCS
Theo tôi nếu khắc phục được những hạn chế trên giáo viên – học sinh
sẽ có được tiết dạy – học sôi động tuyệt vời.
Việc ứng dụng CNTT trong bày dạy phối hợp với việc sử dụng đồ
dùng – thiết bị dạy học một cách hiệu quả sẽ mang lại rất nhiều thuận lợi cho
việc dạy học, nhưng trong một mức độ nào đó thì công cụ hiện đại này cũng
không thể hỗ trợ giáo viên hòan tòan trong các bài giảng mà nó chỉ thực sự
hiệu quả đối với một số bài giảng. Để thiết kế và thực hiện bài giảng điện tử
thành công ta tiến hành một số bước cơ bản sau:
+ B1: Giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó, nên tự thiết kế và sử
dụng bài giảng điện tử của mình, công việc này sẽ giúp cho giáo viên rèn
luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích
cực.
+ B2: Khi thiết kế bài giảng điện tử cần chuẩn bị trước kịch bản, kho
tư liệu, chọn giải pháp cho việc sử dụng công nghệ sau đó mới bắt tay vào
sọan giảng.
+B3 Nội dung BGĐT cần cô đọng, súc tích, hình ảnh mô phỏng cần
sát với chủ đề.
+ B4: Không nên quá lạm dụng CNTT trong dạy học. Với những kinh
nghiệm trên tôi xin đề xuất kiến nghị như sau:
Ví dụ: Khi dạy về đột biến gen chỉ với tranh ảnh minh họa thì
chưa lột tả được nguyên nhân đột biến gen, nhưng với GAĐT thì khác hẳn,
các em không chỉ biết mà còn hiểu một cách sâu sắc, cụ thể nguyên nhân đột
biến gen là do rối lọan quá trình tự sao chép của AND dưới ảnh hưởng của
môi trường trong và ngòai cơ thể, đồng thời xác định được các dạng đột biến

gen, biết được tác nhân môi trường ảnh hưởng đến đột biến gen gây hại cho
con người. Từ đó bảo vệ môi trường sống, đồng thời vận dụng những đột
biến có lợi để lai tạo giống vật nuôi, cây trồng mới…
a5. Thiết kế sơ đồ
Sơ đồ được sử dụng khi trình bày các mối quan hệ giữa các hình tượng
trong quá trình sinh học. Ngòai ra sơ đồ còn giúp cho học sinh có cái nhìn
khái quát, tư duy trừu tượng của học sinh phát triển hơn.
Ví dụ: Sơ đồ mối quan hệ qua lại giữa các hệ cơ quan trong cơ thể
Học sinh chỉ cần nhìn vào sơ đồ do giáo viên bố trí đúng lúc, lúc đó học
sinh sẽ hình dung được ngay mối quan hệ giữa các hệ cơ quan với nhau và
được sự điều khiển của hệ thần kinh và thể dịch. Ngược lại để hệ thần kinh
và thể dịch họat động thì phải nhờ các hệ cơ quan phối hợp cung cấp các
chất
a6. Vận dụng bản đồ tư duy “Mind map” vào bài giảng

Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây

Người viết: Trương Ngọc Thúy

14


SKKN: Nghiên cứu đổi mới tự làm ĐDDH và sử dụng thiết bị dạy học môn Sinh học THCS
Mind maps – bản đồ tư duy là một trong những phương pháp khoa
học giúp con người ghi nhớ được thông tin và kiến thức một cách nhanh
chóng và dễ dàng hơn. Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép, bằng
cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình
trong đó các đối tượng thì liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách
thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng
hơn.

Nhu cầu tìm hiểu về sơ đồ tư duy cùng các công cụ tư duy khác trong
làn sóng cách mạng học tập đang bắt đầu lan tỏa tại Việt Nam
Sơ đồ tư duy không khó. Bất cứ ai cũng có thể tạo một sơ đồ tư duy ở
dạng đơn giản theo nguyên tắc phát triển ý: Từ một chủ đề tạo ra nhiều
nhánh lớn, từ mỗi nhánh lớn lại tỏa ra nhiều nhánh nhỏ và cứ thế mở rộng ra
vô tận. Nguyên lý hoạt động thì đúng theo nguyên tắc liên tưởng “ý này gọi
ý kia” của bộ não. Cách vẽ cũng rất giản đơn và còn rất nhiều tiện ích khác
khiến cho sơ đồ tư duy ngày càng trở nên phổ biến toàn cầu.
Nhưng tại Việt Nam, có thể thấy số người biết đến sơ đồ tư duy thì
nhiều mà số người sử dụng nó thì rất ít. Vậy nguyên nhân là tại sao? Tôi đã
tìm hiểu và được biết 5 nguyên nhân chính đó là:
1. Sơ đồ tư duy sử dụng nhiều màu sắc quá, trông như tranh vẽ của trẻ con
vậy, lại mất công tô màu.
2. Sơ đồ tư duy thì phải vẽ, mà mình thì không có năng khiếu.
3. Dùng sơ đồ tư duy thì cũng viết như ghi chép thông thường, thậm chí còn
mất nhiều thời gian hơn.
4. Tốn giấy ,màu vẽ, tốn tiền nhiều!
5. Mình dùng hoài rồi mà chẳng thấy giúp tăng trí nhớ lên gì cả
Trước hết, tôi muốn chia sẻ với các bạn: Sử dụng sơ đồ tư duy lần đầu
tiên cũng giống như mới tập đi xe máy, đồng thời bạn cần nên lưu y

Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây

Người viết: Trương Ngọc Thúy

15


SKKN: Nghiên cứu đổi mới tự làm ĐDDH và sử dụng thiết bị dạy học môn Sinh học THCS
+ Không cần phải sử dụng nhiều màu sắc. Bạn có thể chỉ cần dùng

một màu nếu chưa quen và muốn tiết kiệm thời gian. Các chuyên gia của
hãng Boeing cũng đã vẽ nên những sơ đồ tư duy khổng lồ khi xây dựng ý
tưởng về việc cơ cấu lại hãng này để tạo lợi thế cạnh tranh chỉ với một màu.
+ Nếu bạn thấy mất quá nhiều thời gian để tô đặc màu trong một
nhánh, sao bạn không thử gạch chéo, đánh dấu cộng, hay chấm bi trong đó?
Rất mới mẻ và tốn ít thời gian.
+ Nếu trên mỗi nhánh bạn viết đầy đủ cả câu thì như vậy bạn sẽ dập
tắt khả năng gợi mở và liên tưởng của bộ não. Não của bạn sẽ mất hết hứng
thú khi tiếp nhận một thông tin hoàn chỉnh.Vì vậy hãy nhớ trên mỗi nhánh
bạn chỉ viết một, hai từ khóa mà thôi, khi đó bạn sẽ viết rất nhanh và khi đọc
lại, não của bạn sẽ được kích thích làm việc để hoàn thiện nốt thông tin và
nhờ vậy, thúc đẩy năng lực gợi nhớ và dần dần nâng cao khả năng ghi nhớ
của bạn.
Tóm lại: Sơ đồ tư duy được mệnh danh "công cụ vạn năng cho bộ
não", là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo, hiện đang được hơn 250 triệu
người trên thế giới sử dụng, đã và đang đem lại những hiệu quả thực sự
đáng kinh ngạc, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và kinh doanh. Lập sơ đồ tư
duy là một cách thức cực kỳ hiệu quả để ghi chú. Các sơ đồ tư duy không
chỉ cho thấy các thông tin mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể của một chủ đề
và mức độ quan trọng của những phần riêng lẻ trong đó đối với nhau. Nó
giúp bạn liên kết các ý tưởng và tạo các kết nối với các ý khác
Ví dụ: Khi dạy về bài cấu tạo của hoa qua bản đồ tư duy các em sẽ có
đầy đủ những kiến cơ bản của bài học một cách nhanh chóng và dễ dàng:

Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây

Người viết: Trương Ngọc Thúy

16



SKKN: Nghiên cứu đổi mới tự làm ĐDDH và sử dụng thiết bị dạy học môn Sinh học THCS
b. THIẾT BỊ DẠY HỌC SẴN CÓ
b1. Kính lúp – kính hhiển vi – kính hiển vi quang học:
Đối với những mẫu vật quá nhỏ có kích thức hiển vi như: Tế bào
thực vật, động vật, các vi sinh vật, các bộ phận của côn trùng, các lọai mô,
biểu bì … Ngòai việc tổ chức cho học sinh xem kính ta còn phải phối hợp
với thiết bị điện tử như máy chiếu, kính hiển vi quang học nhằm tăng độ
phóng đại, tạo điều kiện cho cả lớp quan sát cùng một lúc thật chi tiết rõ
ràng. Tuy nhiên trước và sau khi sử dụng giáo viên cần:
* Khi sử dụng
- Lấy kính từ trong hộp – đặt vào vị trí vững chắc
- Lắp thị kính lên ống kính
- Lắp vật kính lên bộ phận giữ vật kính
- Nhìn vào thị kính và xoay gương lấy sáng cho đến khi nhìn thấy thị trường
sáng nhất
- Đặt lam mẫu cần xem lên bàn kính và kẹp chặt lại
- Chọn vật kính có độ phóng đại nhỏ nhất bằng cách xoay bộ phận giữ vật
kính.
- Thay đổi vật kính lớn hơn để tăng độ phóng đại và chỉ cần điều chỉnh rõ
nét bằng núm chỉnh tinh.
* Bảo quản:
- Giữ kính không bị bụi bẩn
- Để nơi khô ráo
- Không sờ tay vào thấu kính
- Không được tháo kính
- Tránh va đập mạnh
Ví dụ: Làm tiêu bản và quan sát tế bào mô cơ vân
- Chuẩn bị bắp cơ đùi ếch đặt lên lam kính
- Dùng kim nhọn rạch bao cơ theo chiều dọc bắp cơ

- Lấy kim mũi mác gạt nhẹ cho các sợi cơ dính vào lam kính
- Nhỏ 1 giọt dung dịch sinh lí lên các tế bào cơ
- Đậy lamen sao cho không có bọt khí và quan sát kính hiển vi ở độ phóng
đại nhỏ trước, sao đó mới chuyển vật kính để quan sát với độ phóng đại lớn.
- Muốn quan sát rõ nhân tế bào, nhỏ 1 giọt dung dịch axitaxetic 1% vào cạnh
của lamen. Ở cạnh đối diện đặt 1 mẫu giấy thấm hút bớt dung dịch sinh lí,
làm cho dung dịch axitaxêtic thấm vào dưới lamen.
b2. Khi sử dụng mô hình

Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây

Người viết: Trương Ngọc Thúy

17


SKKN: Nghiên cứu đổi mới tự làm ĐDDH và sử dụng thiết bị dạy học môn Sinh học THCS
Mô hình được làm bằng nhựa, có thể tháo lắp. Trên mỗi mô hình có dán
số thứ tự ở các cơ quan, bộ phận chi tiết và có 1 bản chú thích kèm theo. Mô
hình dùng để thay thế hay bổ sung các mẫu vật tự nhiên đôi khi không có
sẵn, hoặc quá lớn, quá nhỏ khó quan sát, mô hình có tác dụng phản ánh được
cấu tạo, khái quát và hình dung được rõ ràng các cấu trúc không gian, so với
kích thước của mẫu vật thật, sẽ khắc sâu được kiến thức cho các em.
Với bài sử dụng mô hình giáo viên thiết kế dạy học theo các bước sau:
- B1: Giáo viên giới thiệu tên mô hình, nêu rõ mục tiêu của việc quan
sát hay thao tác với mô hình.
- B2: Khai thác nội dung mô hình:
+ Đầu tiên nên yêu cầu học sinh quan sát kĩ mô hình;
+ Giáo viên ra câu hỏi cho học sinh làm việc;
+ Giúp học sinh biết rõ mục đích công việc cần thực hiện, cách thực

hiện;
+ Giáo viên đặt câu hỏi định hướng cho học sinh mô tả hoặc thao tác
trực tiếp trên mô hình – thiết bị;
+ Giáo viên cần nhấn mạnh vào nội dung trên mô hình – thiết bị để học
sinh tập trung chú y hay giải thích được cấu trúc mô hình – thiết bị, đồng
thời có thể yêu cầu và hướng dẫn học sinh cáh tháo lắp mô hình
B3: Học sinh rút ra kết luận từ việc quan sát hay thao tác với mô hình.
Ví dụ: Khi dạy về cơ thể người ta có thể dùng mô hình mô hình để
hướng dẫn các em nghiên cứu và xác định được vị trí chức năng của các cơ
quan, hệ cơ quan trong cơ thể, qua mô hình các em thấy rõ mối liên quan
giữa các hệ cơ quan. Bên cạnh đó qua mô hình khi giảng dạy đến cơ quan
nào thì giáo viên cần yêu cầu học sinh trực tiếp tháo và lắp được cơ quan đó
trên mô hình để học sinh có thể khắc sâu được kiến thức về hình dáng, cấu
tạo của từng cơ quan như: Tim, phổi, dạ dày, ruột, thận, bóng đáy, các lọai
não…
b3. Tranh vẽ - hình ảnh – phim chiếu
Ở đây mô hình không cho phép đi sâu vào cấu tạo chi tiết, trong
trường hợp này tranh vẽ, hình vẽ, phim chiếu tạo ưu thế hơn, đồng thời tranh
ảnh giúp học sinh đi sâu vào các chi tiết cần thiết cấu tạo bên trong của các
đối tượng cần nghiên cứu, bên cạnh đó tranh ảnh – phim chiếu còn có thể
thay thế cho mẫu vật khó tìm kiếm và khó mang đến lớp trực tiếp được.
- Trong quá trình sử dụng tranh ảnh – phim chiếu giáo viên cần hướng
dẫn học sinh nghiên cứu, tìm hiểu, quan sát trước ở nhà
- Ngòai ra giáo viên cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp: Quan
sát, hợp tác, thu thập kiến thức thông tin quan sát, khả năng trình bày
( thuyết trình)

Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây

Người viết: Trương Ngọc Thúy


18


SKKN: Nghiên cứu đổi mới tự làm ĐDDH và sử dụng thiết bị dạy học môn Sinh học THCS
- Khi giảng dạy giáo viên cần đảm bào các nguyên tắc dạy học phù
hợp với nội dung kiến thức, tranh ảnh – phim chiếu được đưa ra đúng lúc,
đúng cách, treo ở vị trí thuận lợi dễ quan sát. Khi giảng dạy cũng cần lưu y:
B1: Giáo viên giới thiệu tranh, nêu rõ mục đích của việc quan sát
tranh, đưa ra yêu cầu đối với học sinh với hình thức câu hỏi ngắn, trắc
nghiệm …
B2: Khai thác nội dung bức tranh:
+ Gv yêu cầu học sinh mô tả bức tranh dưới hình thức câu hỏi có định
hướng, trắc ngghiệm, điền khuyết…
+ Nhấn mạnh nội dung, điểm cần lưu y trên bức tranh để thu hút sự
tập trung của các em.
B3: Giáo viên giúp học sinh rút ra kết luận từ việc quan sát tranh bằng
cách yêu cầu các em trình bày trên tranh – đọan clip, học sinh khác nhận xét
rút ra kết luận.
Ví dụ: Đối với cấu tạo và kích thước của tế bào, sự lớn lên và phân
chia của tế bào, cấu tạo miền hút của rễ, các dạng của rễ, các dạng thân. Đối
với các lọai mô của động vật, các cơ quan, hệ cơ quan … Muốn học sinh
hiểu bài tốt thì giáo viên phải sử dụng hình ảnh – phim chiếu cho học sinh
quan sát, bên cạnh đó còn rèn luyện cho học sinh kỹ năng vẽ hình. Tuy
nhiên có những chi tiết không cần thiết hay bài giảng không đề cặp đến, cần
được lướt bỏ mà chỉ tập trung vào cấu trúc và dấu hiệu cơ bản.
* Ngòai những lọai đồ dùng dạy học – thiết bị nói trên còn rất nhiều
lọai mà chúng ta có thể chưa tìm ra hết, hy vọng rằng với chương trình học
ngày càng cải tiến chúng ta sẽ đổi mới hơn nữa tự làm dùng - thiết bị dạy
học nhằm nâng cao chất lượng dạy – học đặc biết là đối với bộ môn sinh

học.
Tuy nhiên các lọai đồ dùng – thiết bị dạy học kể trên có tác dụng khác
nhau, mong rằng giáo viên cần bố trí thời gian và lựa chọn sao cho phù hợp
với nội dung của bài học để bài giảng hợp logic – khoa học chính xác hơn để
mỗi chi tiết dạy – học môn sinh học luôn luôn sôi nổi tạo hứng thú, kích
thích tính tò mò sáng tạo cho học sinh.
C. KẾT LUẬN
I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC
- Chất lượng giáo dục có vai trò quan trọng vì nó phản ánh trình độ dân trí,
hiểu biết của người dân một nước, là nền tảng cho chiến lược phát triển con
người. Bác hồ đã căn dặn chúng ta: “Dù cho có khó khăn đến đâu cũng phải
thi đua dạy tốt và học tốt”. Vì vậy việc nâng cao chất lượng học tập môn
Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây

Người viết: Trương Ngọc Thúy

19


SKKN: Nghiên cứu đổi mới tự làm ĐDDH và sử dụng thiết bị dạy học môn Sinh học THCS
sinh học nói chung và đội tuyển học sinh giỏi nói riêng là rất cần thiết, nó
góp phần quan trọng trong việc trang bị kiến thức chắc chắn cho các em –
thế hệ tương lai- taọ cho các em sự tự tin vững chắc bước tiếp con đường
học vấn và tích lũy kĩ năng sống, có bản lĩnh, có trình độ, có đạo đức, có
kiến thức để tham gia lao động sáng tạo đạt hiệu quả cao nhất về sau.
- Bản thân tôi đã học được từ bài học làm việc nghiêm túc, nổ lực hết mình
để góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà.
II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Có khả năng ứng dụng cho việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cấp trung
học cơ sở.

- Ít tốn kém kinh phí.
- Rèn luyện được kỹ năng – thao tác thực hành thí nghiệm
- Dễ dàng hình thành được kiến thức dưới hình thức bản đồ tư duy một
cách linh họat nhanh chóng.
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM, HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Bài học kinh nghiệm
- Qua những kết quả đạt được tôi nhận thấy những biện pháp trên đã
có tác dụng thiết thực, đã nâng cao được hiệu quả học tập của học sinh . Tuy
nhiên để nó trở thành một phương pháp hoàn chỉnh thì bản thân cần nỗ lực
nhiều hơn nữa, cố gắng phát huy những điều đã đạt được và tìm thêm những
phương thức phù hợp nhất giải quyết triệt để những mặt còn hạn chế.
- Muốn sử dụng đồ dung dạy học đạt kết quả tối ưu cần đòi hỏi
người giáo viên phải có sự đầu tư nghiên cứu, chuẩn bị thật kỹ lưỡng kế
hoạch dạy học, hệ thống bài học, giúp học sinh tìm tòi và có sự hứng thú
chiếm lĩnh tri thức, tạo cơ hội cho học sinh tham gia tích cực, chủ động vào
quá trình học tập. Do đó người giáo viên phải không ngừng nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm giảng dạy từ đồng nghiệp.
- Cần phải có ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp ở người
giáo viên.
2. Kết quả đạt được
- Qua kết quả thực tế ở các lớp giảng dạy và thành tích của các em học
sinh trong các lần dự thi học sinh giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh. Tôi thấy rằng
Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây

Người viết: Trương Ngọc Thúy

20


SKKN: Nghiên cứu đổi mới tự làm ĐDDH và sử dụng thiết bị dạy học môn Sinh học THCS

khi sử dụng đồ dung dạy học hợp lí sẽ giúp học sinh hứng thú, tự tin học tập
môn sinh học và phát huy tối đa tiềm năng của các em cụ thể được thống kê
như sau:
STT

Năm học

1
2
3
4
5
6
7

2005 – 2006
2006 – 2007
2007 – 2008
2008 – 2009
2009 – 2010
2010 – 2011
2011 – 2012

Số học
sinh dự
thi
3
3
2
4

2
3
3

Số hs đạt giải
cấp Huyện

Số hs đạt
giải cấp Tỉnh

2
3
2
4
2
3
3

1
2
2
4
1
3
3

3. Thuận lợi, khó khăn, kết luận và kiến nghị
a. Thuận lợi
- Được công tác ở trường THCS Bình Hàng Tây, đây là một trong
những ngôi trường có tuổii đời còn rất trẻ nhưng thành tích về tỷ lệ học sinh

đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh hàng năm luôn được duy trì
và nâng cao về số lượng lẫn chất lượng. Tất cả học sinh được sự quan tâm
nhiệt tình từ phía lãnh đạo, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và luôn
tạo mọi điều để các em tham gia học tập.
- Sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía lãnh đạo nhà trường đã tạo điều kiện
thuận lợi từ cơ sở vật chất lẫn tinh thần cho giáo viên trong việc nâng cao
trình độ chuyên môn.
- Luôn hướng dẫn dự giờ, đóng góp ý kiến trong việc lựa chọn
phương pháp giảng dạy, sách hướng dẫn, đồ dung dạy học phù hợp với đối
tượng học sinh
- Tập thể giáo viên hoà đồng, luôn hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, thường
xuyên được trao đổi chuyên môn và sự đóng góp nhiệt tình của đồng nghiệp.
b. Khó khăn
Song song với những thuận lợi trên thì quá trình giảng dạy cũng gặp
nhiều khó khăn nhất định:
+ Một số đồ dùng – thiết bị dạy học không có ở địa phương để giảng
dạy, đây là nỗi băn khoăn của hầu hết giáo viên. Việc tìm kiếm rất khó khăn
mất nhiều thời gian, nên không phải nhà giáo nào cũng thực hiện được.
+ Cơ sở vật chất ở trường cơ sở còn hạn chế, việc bảo quản đồ dùng –
thiết bị dạy học còn khó khăn, bên cạnh đó đồ dùng – thiết bị lại nhanh
chóng lỗi thời, chưa đủ tiêu chuẩn.
Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây

Người viết: Trương Ngọc Thúy

21


SKKN: Nghiên cứu đổi mới tự làm ĐDDH và sử dụng thiết bị dạy học môn Sinh học THCS
+ Tự làm đồ dùng – thiết bị có giá trị thiết thực ngòai sự đầu tư trí tuệ

thì vấn đề kinh tế cũng là một bài tóan khó giải đáp.
+ Ý thức trách nhiệm về việc nâng cao chất lượng tiết dạy và học của
một số giáo còn hạn chế.
c. Kết luận và kiến nghị
Trong thời gian qua bản thân cùng với tổ bộ môn Hóa - Sinh ở trường
THCS Bình Hàng Tây cũng đã thực hiện đồng bộ những giải pháp nêu trên,
có thể đây chỉ là những giải pháp cần nhưng chưa đủ. Tôi rất mong được
quy đồng nghiệp trao đổi chia sẻ giúp chúng tôi có thể khai thác sử dụng
thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả hơn.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG TỚI
Đồ dùng – thiết bị dạy học là một tập hợp những đối tượng vật chất
được giáo viên sử dụng với tư cách là những phương tiện điều khiển họat
động nhận thức cho học sinh. Đối với học sinh đó là nguồn tri thức phong
phú sinh động, là các phương tiện thiết thực giúp các em tiếp nhận kiến thức,
rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo.
Muốn nâng cao hiệu quả tự làm và sử dụng đồ dùng – thiết bị dạy học
thì cần phải đầu tư, sử dụng đúng lúc, đồ dùng chính xác, rõ ràng. Ở đây
việc săn tìm những đồ dùng dạy học diễn ra bằng một quá trình liên tục và
lâu dài, cho nên người giáo viên không đủ thời gian thực hiện lâu dài, hiệu
qủa chưa cao. Tuy nhiên về góc độ bản thân, trình độ và năng có hạn, vì vậy
vẫn còn thiếu sót, mong quí thầy cô đóng góp bổ sung để sáng kiến kinh
nghiệm có tính thiết thực và khả quan hơn.
Tôi sẽ cố gắng học hỏi trao dồi thêm nữa đổi mới tự làm đồ dùng –
thiết bị dạy học qua bạn bè đồng nghiệp, thầy cô, ban giám hiệu nhà
trường… nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy ở những năm học
tới.
V. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy đổi mới đồ dùng – thiết bị dạy học
có y nghĩa vô cùng to lớn trong quá trình dạy học, giúp cho học sinh hiểu bài
sâu sắc và nhớ bài lâu hơn, đổi mới đồ dùng – thiết bị dạy học tạo điều kiện

thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu hình dạng cấu tạo của sinh vật trực tiếp
bằng những giác quan.
Đồ dùng – thiết bị dạy học giúp cụ thể hóa những cái trựu tượng đơn
giản những vấn đề nghiên cứu, nâng cao hứng trhú học tập môn học, nâng

Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây

Người viết: Trương Ngọc Thúy

22


SKKN: Nghiên cứu đổi mới tự làm ĐDDH và sử dụng thiết bị dạy học môn Sinh học THCS
cao lòng tin của học sinh vào khoa học, giúp học sinh yêu quí thiên nhiên,
bảo vệ thiên nhiên.
Để nâng cao chất lượng tự làm đồ dùng - thiết bị dạy học không phải là
vấn đề khó nhưng không hẳn là dễ bởi vì nó đòi hỏi ở người giáo viên các
phẩm chất:
+ Ý thức trách nhiệm
+ Sự năng nổ nhiệt tình
+ Năng lực chuyên môn nhất định
Là một giáo viên dạy lớp chúng tôi rất cần sự quan tâm của các cấp
lãnh đạo, đoàn thể đến đời sống của giáo viên, chất lượng giảng dạy.
+ Dành nguồn kinh phí đầu tư cho những trường có mô hình – cách làm
mới trong việc đổi mới tự làm đồ dùng – thiết bị dạy học.
+ Khuyến khích giáo viên dự thi đổi mới tự làm đồ dùng dạy học bằng
cách nâng cao giá trị giải thưởng.
Trên đây là những giải pháp khi tôi tiến hành đổi mới tự tự làm đồ dùng –
thiết bị dạy học, tuy nhiên không có giải pháp nào là hòan chỉn. Tôi rất
mong sự đóng góp chân thành từ quí đồng nghiệp, quí thầy cô hội đồng bộ

môn để giải pháp mình được hòan thiện hơn nhằm nâng cao chất giảng dạy
bộ môn.
Xin cảm ơn - Trân trọng kính chào!

Bình Hàng Tây, ngày 09 tháng 03 năm 2012
Xác nhận của ban giám hiệu nhà trường
Hiệu trưởng
____________________________
____________________________
____________________________
____________________________
____________________________
____________________________
____________________________

Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây

Người viết

Trương Ngọc Thúy

Người viết: Trương Ngọc Thúy

23


SKKN: Nghiên cứu đổi mới tự làm ĐDDH và sử dụng thiết bị dạy học mơn Sinh học THCS
* Tµi liƯu tham kh¶o
1. S¸ch gi¸o khoa, sách giáo viên sinh häc 6 – Ngun Quang Vinh (chủ
biên) – NXB GD- 2002.

2. S¸ch gi¸o viªn, giáo viên sinh học 7 – Ngun Quang Vinh – NXB
GD- 2003.
3. S¸ch gi¸o khoa sinh học 8 – Nguyªn Quang Vinh – NXB GD - 2006
4. S¸ch gi¸o khoa, giáo viên sinh học 9 – Ngun Quang Vinh – NXB
GD- 2004.
5. Båi dìng thêng xuyªn chu kú III, qun 2- Ngun H¶i Ch©u- GD –
2007.
6. t lát Sinh học.
7. Lý luận dạy học sinh học đại cương (ĐHSP) - Đinh Quang Báo - NXB
GD.
8. Hướng dẫn Chuẩn kiến thức kĩ năng mơn sinh học THCS - Ngơ Văn
Hưng (chủ biên) - NXB GD.
9. Hướng dẫn sử dụng bộ dụng cụ thí nghiệm mơn sinh học – Bộ giáo dục
và đào tạo cơng ty thiết bị giáo dục II.

Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây

Người viết: Trương Ngọc Thúy

24


SKKN: Nghiên cứu đổi mới tự làm ĐDDH và sử dụng thiết bị dạy học mơn Sinh học THCS

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. Lýdo chọn đề tài:
1. Có lý luận:------------------------------------------------------------Trang 1
2. Có thực tiễn:----------------------------------------------------------Trang 2
II. Phạm vi, đối tượng, mục đích nghiên cứu:

1.Phạm vi nghiên cứu:-------------------------------------------------Trang 2
2. Đối tượng nghiên cứu: ---------------------------------------------Trang 2
3. Mục đích nghiên cứu:-----------------------------------------------Trang 3
III. Phương pháp nghiên cứu------------------------------------------Trang 3
IV. Giới hạn của đề tài:-----------------------------------------------Trang 4
V. Kế họach thực hiện:------------------------------------------------Trang 4
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:---------------------------------------------------------Trang 5
II. Cơ sở thực tiễn:
1. Thực trạng:-----------------------------------------------------------Trang 6
2. Yêu cầu đòi hỏi:-----------------------------------------------------Trang 6
III. Thực trạng và những mâu thuẫn: -------------------------------Trang 7
IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề:-------------------------------Trang 8
1. Hiểu được khái niệm đồ dùng – thiết bị dạy học:-----------------Trang 9
2. Xác đònh được giá trò cần đạt được khi sử dụng đồ dùng – thiết bò
dạy học:------------------------------------------------------------------Trang 9
3. Sử dụng đồ dùng – thiết bò dạy học phù hợp:------------------Trang 10
4. Phân lọai và xác đònh được tác dụng của đồ dùng – thiết bò dạy học:
---------------------------------------------------------------------------Trang 11
a. Đổi mới tự làm đồ dùng – thiết bò dạy học:--------------------Trang 11
b. Thiết bò dạy học sẵn có:-------------------------------------------Trang 17
C. KẾT LUẬN
I. Ý nghóa của đề tài đối với công tác:-----------------------------Trang 19
II. Khả năng áp dụng:------------------------------------------------Trang 20
III. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển
1. Bài học kinh nghiệm :---------------------------------------------Trang 20
2. Kết quả đạt được:--------------------------------------------------Trang 20
3. Thuận lợi, khó khăn, kết luận và kiến nghò--------------------Trang 21

Đơn vị: THCS Bình Hàng Tây


Người viết: Trương Ngọc Thúy

25


×