Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

SKKN sử dụng bản đồ tư duy để củng cố các bài trong chương cơ chế di truyền, biến dị và các quy luật di truyền của chương trình sinh học 12 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.27 MB, 31 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN
TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN
TỔ: SINH – KTNN
---------------------------

THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến:
“ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY ĐỂ CỦNG CỐ
CÁC BÀI TRONG CHƯƠNG CƠ CHẾ DI TRUYỀN, BIẾN DỊ
VÀ QUY LUẬT DI TRUYỀN CỦA CHƯƠNG TRÌNH
SINH HỌC 12 CƠ BẢN ”

Người thực hiện: Phan Thị Sáng

Phú Hòa, ngày 22 tháng 3 năm 2015
-1-


Phụ lục 01/SK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Cấp Tỉnh
Kính gửi: - Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh.
- Hội đồng sáng kiến cấp ngành.
1. Tên sáng kiến:
“ Sử dụng bản đồ tư duy để củng cố các bài trong chương cơ chế di truyền
- biến dị và các quy luật di truyền của chương trình sinh học 12 cơ bản ”.
2. Tác giả sáng kiến:


- Họ tên: Phan Thị Sáng.
- Ngày tháng năm sinh: 15 - 11- 1979.
- Trình độ chuyên môn: Cử Nhân Sư phạm Sinh - KTNN.
- Cơ quan, đơn vị: Trường THPT Trần Quốc Tuấn.
- Địa chỉ: Hòa Định Đông - Phú Hòa - Phú yên.
- Điện thoại: 0974169492.
- Fax:……………………………….Email:
3. Đồng tác giả sáng kiến (nếu có):
- Họ tên:………………………………………...
- Cơ quan, đơn vị:………………………………
- Địa chỉ:………………………………………..
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (Trường hợp tác giả không đồng thời là
chủ đầu tư tạo ra sáng kiến):
- Tên chủ đầu tư:………………………………..
- Cơ quan, đơn vị:………………………………
-2-


- Địa chỉ:………………………………………..
5. Các tài liệu kèm theo:
5.1. Biên bản họp Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở, cấp huyện, thị xã, thành
phố hoặc nhận xét của chuyên gia chuyên môn trong ngành (11 bản phô tô): Phụ
lục 06/SK
5.2. Quyết định về việc công nhận sáng kiến cấp cơ sở, cấp huyện, thị xã,
thành phố (11 bản phô tô): Phụ lục 08/SK
Phú Hòa, ngày 22 tháng 3 năm
2015
Tác giả sáng kiến

Phan Thị Sáng


-3-


Phụ lục 02/SK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến:
“ Sử dụng bản đồ tư duy để củng cố các bài trong chương cơ chế di truyền,
biến dị và các quy luật di truyền của chương trình sinh học 12 cơ bản ”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Giáo dục môn sinh học ( củng cố bài bằng bản đồ tư duy trong chương cơ
chế di truyền, biến dị và các quy luật của hiện tượng di truyền trong chương
trình sinh học 12 cơ bản ).
3. Mô tả các giải pháp cũ thường làm :
Vào những năm gần đây bộ giáo dục đào tạo đã sử dụng hình thức thi trắc
nghiệm các môn học như vật lý, hóa học, sinh học và ngoại ngữ. Đặc biệt năm
2015, chỉ tổ chức một kì thi trung học quốc gia, trong đó toán học, văn học và
ngoại ngữ là môn thi bắt buộc còn các môn học khác các em sẽ thi để chọn vào
ngành nghề trong tương lai. Vì vậy mà học sinh (HS) có cơ hội lựa chọn những
môn học phù hợp với khả năng của mình nên xu hướng học lệch đối với HS lớp
12 xảy ra rất phổ biến. Chính vì thế mà mỗi giáo viên phải có phương pháp dạy
học phù hợp để gây hứng thú và giúp HS yêu thích bộ môn giúp các em có
những kiến thức cơ bản và những kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc
sống.
Trong chương trình sinh học 12, đây là lớp cuối cấp trung học phổ thông

lượng kiến thức lí thuyết và bài tập nhiều, qua mỗi chương hầu như không có
-4-


tiết ôn tập nên HS không hệ thống được nội dung qua các bài, các chương, các
phần. Dù dạy học bằng phương pháp truyền thống hay sử dụng công nghệ thông
tin thì việc giúp các em tiếp thu những kiến thức trọng tâm và logic là điều rất
cần thiết.
Những hạn chế trong giảng dạy theo phương pháp cũ:
+ Không phân phối thời gian để hướng dẫn HS hệ thống kiến thức sau
mỗi bài, mỗi chương.
+ Ít chú trọng đến việc củng cố bài cho học sinh.
+ Chưa có phương pháp dạy học phù hợp cho từng đối tượng học sinh.
+ Học sinh chưa biết cách học và tiếp thu kiến thức vào bộ não của mình.
+ Học sinh chưa có cách hệ thống kiến thức cũ và mới, kiến thức liên môn
với nhau.
4. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến:
Với những hạn chế trên bản thân tôi thấy được tầm quan trọng của việc
hướng dẫn HS cách học. Trong quá trình giảng dạy giáo viên là người giúp HS
nắm vứng kiến thức cơ bản, hình thành kĩ năng, tạo thái độ và động cơ học tập
đúng đắn để HS có thể tiếp cận và lĩnh hội những kiến thức mới và hệ thống lại
những kiến thức đã học.
Tuy nhiên thực tế cho thấy vẫn còn nhiều học sinh chưa biết cách học và
tiếp thu vào bộ não của mình mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt một cách máy móc,
thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không biết liên kết kiến thức
giữa các bài, các chương, các phần với nhau. Nên việc hướng dẫn HS cách học,
hệ thống kiến thức trong quá trình học là điều rất cần thiết. Thấy được điều này
bản thân tôi đã đưa ra phương pháp dạy học bằng “ sử dụng bản đồ tư duy để
củng cố bài, chương trong sinh học 12 cơ bản”. Trong phạm vi đề tài tôi chỉ
nghiên cứu 2 chương đầu của phần di truyền học sinh học 12 đó là: cơ chế di

truyền, biến dị và các quy luật của hiện tượng di truyền.
Đặc biệt trong chương trình sinh học 12 theo thống kê những năm gần
đây việc ra đề thi vào các ngành nghề của môn sinh học nội dung của phần cơ sở
vật chất, cơ chế di truyền, biến dị và các quy luật di truyền chiếm số lượng kiến
-5-


thức khá lớn mà kiến thức các phần này có rất nhiều khái niệm, các quy luật, cơ
chế và nhiều dạng bài tập khó. Nên HS phải có cách học sao cho phù hợp để vừa
hiểu được lí thuyết vừa vận dụng để giải bài tập có kết quả cao, đồng thời vận
dụng những kiến thức các môn học nói chung và sinh học nói riêng vào trong
cuộc sống thực tiễn hằng ngày. Biết được tầm quan trọng của môn học đối với
học sinh, sau mỗi tiết học tôi dành thời gian để hướng dẫn học sinh củng cố lại
bài đã học bằng hình thức vẽ bản đồ tư duy. Việc này sẽ giúp các em hệ thống
lại kiến thức đã học, các em dễ ôn lại bài khi cần, đồng thời giúp các em phát
triển tư duy sáng tạo của bộ não và khả năng học tập chủ động theo cách suy
nghĩ của mình.
Những năm gần đây tôi đã sử dụng bản đồ tư duy ( BĐTD) để củng cố
một số bài trong chường trình sinh học. Với những đề tài và các nguồn tài liệu
khác nhau, tôi mới thấy sự hiệu qủa độc lập của BĐTD. Vì vậy tôi mạnh dạn
tiếp tục nghiên cứu đề tài này cho những bài, chương và phần tiếp theo để giúp
học sinh có khả năng hệ thống kiến thức một cách logic và có hiệu quả hơn
trong học tập bộ môn này.
5. Mục đích của giải pháp sáng kiến:
- Sử dụng bản đồ tư duy trong việc củng cố bài học làm tăng hiệu quả dạy
và học ở trường trung học phổ thông, đồng thời giúp làm tăng chất lượng giáo
dục trong dạy học.
- Giúp các em học sinh nắm vững kiến thức cơ bản qua từng bài, từng
chương, từng phần, cũng như giúp các em hệ thống lại những kiến thức liên
quan một cách logic và khoa học.

- Rèn luyện cho các em kĩ năng tự học, sáng tạo và tự tin khi trình bày
trước đám đông.
- Giúp các em nhận thức bản chất và tính quy luật của các hiện tượng sinh
học trong tự nhiên.
- Có ý thức vận dụng tri thức, những kĩ năng tư duy vào cuộc sống, học
tập và lao động.

-6-


6. Thời gian thực hiện:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo thời gian biểu và theo kế
hoạch giảng dạy của nhà trường để đảm bảo tính khách quan. Đây là hai chương
đầu tiên của chương trình sinh học 12 nên tôi tiến hành thực hiện đề tài ngay từ
đầu năm học 2014 - 2015. Cụ thể là: từ ngày 25 - 8 - 2014 đến 2 - 11- 2014.
7. Nội dung:
7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến:
7.1.1.Quy trình thực hiện giải pháp:
7.1.1.1. Nguyên lí hoạt động của bản đồ tư duy.
Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy là hình
thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý
chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề, bằng cách kết hợp việc sử
dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết. Nó là một công cụ tổ chức tư duy
được tác giả Tony Buzan (người Anh), đã nghiên cứu tìm ra hoạt động của não
bộ và ứng dụng trong cuộc sống.
Bản đồ tư duy không hiểu theo nghĩa bản đồ thông thường như bản đồ địa
lí mà đó là sự tư duy của mỗi người. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở không cần tỉ
lệ chi tiết khắc khe như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh tùy vào
mỗi cá nhân diễn đạt khác nhau trong cùng một nội dung. Vì vậy bản đồ tư duy
phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của các em học sinh.

Bản đồ tư duy có những ưu điểm sau:
- Giúp hệ thống kiến thức và ôn tập kiến thức.
- Dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ dạy và dễ học.
- Logic, mạch lạc.
- Nhìn thấy bức tranh tổng thể mà chi tiết.
- Giúp nhớ nhanh và nhớ lâu kiến thức.
- Phát triển ý tưởng và không bỏ sót ý tưởng, từ đó phát triển trí
tưởng tượng và khả năng sáng tạo.
- Kích thích hứng thú học tập và sáng tạo của học sinh
Điều cần tránh khi ghi chép trên bản đồ tư duy:
-7-


- Không ghi chép nhiều ý vụn vặt không cần thiết.
- Không ghi nguyên cả đoạn văn dài dòng.
- Không dành quá nhiều thời gian để ghi chép.
Để xây dựng bản đồ tư duy, giáo viên cần phải xác định mục tiêu của bài,
của chương, nêu được nội dung chính đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng, qua đó
hướng học sinh lưu ý trọng tâm, định hướng được nội dung cần nắm để học sinh
có thể tự hệ thống lại bằng sơ đồ.
7.1.1.2. Các bước thực hiện một bản đồ tư duy:
- Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm.
+ Vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác.
+ Có thể tự do sử dụng tất cả màu sắc mà học sinh thích.
+ Không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cần
được làm nổi bật dễ nhớ.
+ Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng.
- Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ.
Vẽ thêm tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm. Quy tắc vẽ :
+ Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm.

+ Tiêu đề phụ nên viết bằng chữ in hoa để làm nổi bật.
+ Vẽ theo hướng chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra
một cách dễ dàng.
- Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hổ
trợ: tận dụng các từ khóa và hình ảnh hoặc các biểu tượng, viết tắt để tiết kiệm
không gian và thời gian.Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và
nên cùng sử dụng một màu.
- Bước 4: Để trí tưởng tượng của các em học sinh bay bổng. Có thể thêm
nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu
chúng vào trí nhớ của các em tốt hơn.
7.1.1.3. Hướng dẫn học sinh xây dựng bản đồ tư duy
- Bước 1: Trước hết giáo viên phải cho học sinh làm quen với BĐTD. Vì
thực tế cho thấy rất nhiều học sinh chưa biết BĐTD là gì, cấu trúc ra sao và ý
-8-


nghĩa của nó như thế nào trong học tập. Học sinh sẽ thuyết trình nội dung
BĐTD của giáo viên đưa ra theo cách hiểu của mình. Giúp học sinh bước đầu
làm quen và hiểu về BĐTD.
- Bước 2: Sau khi làm quen với BĐTD, giáo viên cho học sinh xây dựng
bản đồ tư duy ngay tại lớp với việc củng cố bài hoặc bài ôn tập.
- Bước 3: Sau khi vẽ xong BĐTD, cho học sinh tự trình bày ý tưởng
của mình.
- Bước 4: Nhận xét và hoàn chỉnh nội dung.
7.1.1.4. Ví dụ minh họa:
* Ví dụ 1. Bài 4: Đột biến gen.
- Tùy vào cơ sở vật chất của mỗi trường mà mỗi giáo viên có thể sử dụng
các phương pháp dạy học khác nhau để phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác
học tập của học sinh.
- Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp dạy học nào thì việc củng cố bài

cho học sinh là rất cần thiết. Tôi đã hướng dẫn học sinh củng cố bài bằng BĐTD
sau mỗi tiết dạy.
- Sau khi HS hiểu thế nào là BĐTD và cách tạo lập BĐTD “thô”, sau mỗi
tiết học tôi dành thời gian khoảng 5- 7 phút để hướng dẫn các em củng cố bài
vừa học.
- Giáo viên đưa ra ý trung tâm và yêu cầu học sinh hoàn thành các ý cấp
1, cấp 2… cấp n để hoàn chỉnh nội dung của bài đầy đủ theo cách ghi nhớ của
mình. Để làm được điều này yêu cầu trong quá trình học tập học sinh phải tập
trung chú ý, từ đó mới hệ thống lại kiến thức một cách chính xác và khoa học.
Phần di truyền học của sinh học 12 vừa kế thừa kiến thức của các lớp
dưới vừa thể hiện những nội dung mở rộng và nâng cao hơn. Sau khi các em đã
học xong 3 bài đầu tiên của chương cơ chế di truyền và biến dị các em đã hiểu
kĩ hơn về gen, các đặc điểm của mã di truyền, cách thức truyền đạt thông tin di
truyền từ tế bào này sang tế bào khác ( quá trình nhân đôi của ADN ), mối quan
hệ giữa ADN  ARN protein  tính trạng, cũng như cơ chế điều hòa hoạt
-9-


động của gen ở các sinh vật, HS có thể hiểu được cơ sở vật chất và cơ chế của
hiện tượng di truyền, từ đây sẽ là nền tảng để các em tiếp tục phần biến dị.
Cụ thể như ở bài đột biến gen, sau khi tìm hiểu xong nội dung của bài
giáo viên đưa ra câu hỏi “ Em hiểu gì về đột biến gen ?” Yêu cầu HS hoàn thành
nội dung câu hỏi bằng bản đồ tư duy.
+ HS có thể sử dụng giấy rời để hình thành BĐTD, sau đó kẹp lại từng
cặp làm tư liệu trong học tập.
+ HS trình bày nội dung của mình sau khi đã thiết lập xong.
+ Giáo viên nhận xét chỉnh sửa và củng cố nội dung cơ bản.
+ Sau đây là BĐTD mà em Đỗ Kiều Quỳnh Trúc học sinh lớp 12 B 2 đã
hình thành được:


- 10 -


* Ví dụ 2. Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST).
Với mục tiêu của bài này giáo viên định hướng để học sinh hiểu được cấu
trúc - chức năng của nhiễm sắc thể; đột biến NST, đột biến cấu trúc nhiễm sắc
thể là gì; có những dạng đột biên cấu trúc NST nào? Cơ chế và hậu quả của các
dạng đột biến cấu trúc NST ?. Sau khi tìm hiểu xong nội dung của bài, giáo viên
đưa ra từ khóa” Em hiểu gì về NST và đột biến cấu trúc NST”. Hãy trình bày
những hiểu biết của mình bằng hình thức vẽ các nội dung dưới dạng bản đồ tư
duy. Tương tự như ví dụ 1 HS sẽ lần lượt hình thành các ý để thiết lập ra BĐTD
theo ý tưởng của bản thân. Đây là BĐTD của em Lê Như Quỳnh học sinh lớp 12
B2:

- 11 -


* Ví dụ 3. Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể..
Đây là bài lí thuyết cuối cùng của chương cơ chế di truyền và biến dị. Vì
vậy giáo viên phải hướng dẫn học sinh hệ thống lại nội dung của bài và toàn bộ
nội dung của chương, để giúp các em biết được tính thống nhất của cơ sở vật
chất và cơ chế di truyền biến dị có mối quan hệ với nhau trong quá trình di
truyền. Đây là BĐTD của em Ngô Thị Thúy Tuyền học sinh lớp 12 B 2 đã thiết
kế được sau khi giáo viên đưa ra câu hỏi củng cố bài “ Em hãy nêu những hiểu
biết của mình về đột biến số lượng nhiễm sắc thể ”?.

- 12 -


* Ví dụ 4. Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen.

Từ những kiến thức về cơ sở vật chất và cơ chế di truyền biến dị mà ở
chương các quy luật di truyền các em có cơ sở để hiểu những mối quan hệ nhân
quả đã chi phối tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. Khi ADN nhân
đôi dẫn đến nhiễm sắc thể nhân đôi, sự phân li và tổ hợp các nhiễm sắc thể theo
những cơ chế xác định mà sự di truyền diễn ra theo những quy luật có thể tiên
đoán được, các em thấy được mối quan hệ giữa kiến thức với nhau.
Ở bài 11, đây là một bài tương đối khó yêu cầu học sinh phải hiểu được lí
thuyết để vận dụng giải những bài tập liên quan như bài tập về liên kết gen, tần
số hoán vị gen, cũng như cách xây dựng bản đồ di truyền ….Giáo viên đặt câu
hỏi để học sinh tóm tắt nội dung đã tiếp thu được. Đây là sơ đồ em Huỳnh Văn
Dự lớp 12 B 2 đã hoàn thành được.

- 13 -


* Ví dụ 5. Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
Đây là một bài dài với nhiều nội dung khó và mới nên giáo viên phải định
hướng học sinh tập trung chú ý vào những nội dung trọng tâm như: đặc điểm di
truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân, cách phát hiện ra hiện
tượng di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân. Các em hãy hệ
thống nội dung của bài học theo cách suy nghĩ của bản thân mình. Đây là sơ đồ
của em Đỗ Kiều Hoàng Trúc lớp 12 B2 đã hoàn thành được.

- 14 -


7.1.1.5 Sử dụng bản đồ tư duy để củng cố một số bài, chương trong sinh học
lớp 12 cơ bản.
- Trong quá trình dạy học môn sinh học, để giúp học sinh dễ nhớ, nhớ lâu
và hệ thống hóa kiến thức một cách logic, tôi đã hướng dẫn học sinh thiết kế một

số bản đồ tư duy. Sau đây tôi xin giới thiệu một số bản đồ tư duy mà tôi cùng
với học sinh đã xây dựng và ứng dụng có hiệu quả trong việc củng cố kiến thức
ở một số bài, chương của phần di truyền học trong sinh học lớp 12 cơ bản qua
những năm giảng dạy.

- 15 -


1. Sơ đồ gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

- 16 -


2. Phiên mã và dịch mã

- 17 -


- 18 -


4. Đột biến

- 19 -


- 20 -


6. Quy luật Menden


- 21 -


- 22 -


- 23 -


7.1.2. Kết quả thực hiện giải pháp:
Nghiên cứu đề tài này được tiến hành trên hai nhóm đối tượng học sinh
lớp tôi đang trực tiếp giảng day. Đó là 2 lớp 12 B 2 và 12 B3 trường THPT Trần
Quốc Tuấn - Phú Hòa - Phú Yên, vì có những điều kiện thuận lợi cho việc
nghiên cứu như: tương đồng nhau về ý thức học tập, về dân tộc, các em học sinh
ở 2 lớp đều tích cực và chủ động trong học tập đặc biệt là chất lượng học tập đầu
năm của hai lớp là tương đương nhau.
Nhóm HS 12 B2 (43 học sinh) làm nhóm thực nghiệm (N1), nhóm học
sinh 12 B3 (38 học sinh) làm nhóm đối chứng (N2). Nhóm thực nghiệm được tổ
chức dạy và học bằng sử dụng BĐTD để củng cố bài. Sau đó cho các em trình
bày sản phẩm của mình bằng một số phương pháp phù hợp như thuyết trình, vấn
đáp….Sau thời gian hơn 2 tháng sử dụng giải pháp, theo phân phối chương trình
tôi tiến hành kiểm tra 45 phút, sử dụng bài kiểm tra để kiểm chứng. Kết quả
điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng như sau. ( Nội dung đề đáp án - ma trận được thể hiện trong báo cáo NCKHSPƯD).
Bảng 1: Kết quả điểm khảo sát sau khi thực hiện giải pháp:
Stt
01
02
03
04

05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Nhóm 12 B2 ( Thực nghiệm)
Họ và tên
Điểm
Trần Quốc Bảo
7.5
Đỗ Ngọc cảnh
6.5
Huỳnh Văn Dự
9.0
Ng Thị Mỹ Duyên
10.0
Lê T Diễm Hằng
6.5
Phạm Công Hậu
9.5

Trần Thị Hậu
5.0
Võ Thị Mỹ Hiền
6.5
Dương Thị Kim Hiếu
6.0
Đặng Diệu Kha
5.0
Võ An Khang
7.0
Huỳnh Văn Khoa
4.5
Đinh Văn Kiên
9.5
Trần Lê Bích Kiều
9.0
Lê Công Lai
6.5
Phạm Thị Len
5.5
Huỳnh Thị Kim Liến
6.0
Võ Thị Mỹ Linh
7.5

Stt
01
02
03
04

05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
16
17
18

- 24 -

Nhóm 12 B3( Đối chứng)
Họ và tên
Nguyễn T Anh Chi
Bùi Xuân Dân
Ng T Thúy Diệu
Phạm T Mỹ Duyên
Lê Xuân Đại
Trần T Thanh Hằng
Võ Anh Hào
Võ Hồng Hào
Chế Linh Hiệp
Châu Hồ Hội
Nguyễn Trọng Hưng

Lê T Thanh Huyền
Lê Thị Kem
Phan Duy Khải
Trương T Ánh Lê
Huỳnh T Minh Lệ
Phan T Bích Liên
Nguyễn Minh Nhật

Điểm
7.0
5.0
6.5
5.0
6.5
4.5
5.0
5.5
5.0
5.0
5.0
7.0
5.0
5.0
5.0
7.0
6.0
7.0


19

20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43

Trần Thị Minh Lư
Dương T Huyền Lương
Đặng T Kiều Luyến
Nguyễn Thị Luyến
Huỳnh Thanh Nhã

Phan T Tùng Như
Ung T Thu Nhựng
Đặng Tấn Phát
Hồ Thanh Quân
Lê Như Quỳnh
Tạ T Mỹ Sang
Đặng Thị Siếm
Nguyễn Hoàng Sinh
Thái Thanh Sơn
Nguyễn Ngọc Tân
Đặng T Thanh Thảo
Đoàn Văn Thiện
Nguyễn Hoàng Thiện
Võ T Thanh Trà
Võ Hữu Triêm
Nguyễn Thị Mộng Trinh
Đỗ Kiều Hoàng Trúc
Đỗ Kiều Quỳnh Trúc
Ngô Thị Thúy Tuyền
Võ Ngọc Vũ

7.0
7.5
6
7.5
5.0
7.0
4.0
6.5
6.0

9.0
4.5
7.5
6.5
7.0
6.5
7.5
8.5
8.0
5.0
6,0
5.5
5.5
8.5
9.0
7.0

19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

32
33
34
35
36
37
38

Phan T Yến Nhi
Nguyễn Thị Kim Nho
Đặng T Hồng Nhung
Nguyễn T Kim Oanh
Nguyễn Trọng Phúc
Nguyễn Thị Kim Sa
Đàm Ngươn Sang
Thái Bình Sơn
Lê T Bích Thảo
Huỳnh T Kim Thu
Nguyễn Khánh Thuận
Nguyễn T Bích Thủy
Huỳnh T Thu Trâm
Lê Anh Tuấn
Nguyễn T Kim Tuyền
Hà Thị Mỹ Vân
Lương T Tường Vân
Nguyễn Hoàng Vương
Đoàn T Thúy Vy
Nguyễn T Thu Yên

5.0

7.0
6.5
4.5
6.5
7.0
5.5
6.5
3.5
5.0
5.0
7.0
9.0
4.5
7.0
5.0
8.0
5.5
6.0
5.0

Bảng 2: Kết quả thống kê điểm kiểm tra 45 phút khi sử dụng đề tài như sau:
Lớp

12 B2
12 B3

SL học
sinh
43
38


Giỏi

Khá

Trung bình

Dưới TB

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

10
2

23,3
5,3


18
12

41,9
31,6

12
19

27,9
50

3
5

6,9
13,1

Bảng 3: Các thông số thống kê sau tác động:(tính từ Excel )
Nhóm thực nghiệm (N1)

Nhóm đối chứng (N2)

Giá trị trung bình

6,860465116

5,815789


Độ lệch chuẩn

1,501291434

1,147389

- 25 -


×