Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Đánh giá thực trạng bệnh sâu răng ở trẻ mẫu giáo tại trường mầm non nam minh nam trực nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.74 KB, 14 trang )

Đề tài: “Đánh giá thực trạng bệnh sâu răng ở trẻ mẫu giáo tại
trường mầm non Nam Minh- Nam Trực- Nam Định”
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay – thế giới ngày mai”. Trẻ em là nguồn nhân lực
mới của đất nước. Việc nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ trẻ em là vô cùng
quan trọng và ngày càng được toàn xã hội quan tâm. Để thực hiện tốt
việc chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ đòi hỏi các bậc cha
mẹ, các giáo viên mầm non, các nhà chuyên môn cần có những hiểu biết
về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở các thời kỳ phát triển. Trên cơ sở đó
trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về bệnh trẻ em, về công tác
đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ, giúp cho việc phát hiện sớm các


bệnh, chuẩn bị tốt cho công tác phòng tránh, chăm sóc sức khỏe cho trẻ
khi trẻ bị ốm.
Sâu răng là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi trong đó nhiều
nhất là trẻ em. Đây là một trong những bệnh phổ biến nhất ở nước ta
cũng như các nước trên thế giới. Theo kết quả điều tra dịch tễ học trên
thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam tỷ lệ nhười mắc bệnh nà rất cao.
Sâu răng là bệnh mắc từ rất sớm- ngay khi mọc răng (trẻ 6 tháng tuổi),
chi phí cho việc điều trị rất tốn kém, vượt quá khả năng chi trả của các
nước đang phát triển và là gánh nặng của các nước phát triển. Ở Mỹ mỗi
năm chi phí cho chữa răng là 9 tỉ USD. Sâu răng không chỉ ảnh hưởng
tới tính mạng, tới sự phát triển thể chất của trẻ mà còn ảnh hưởng tới sự
phát triển về tinh thần và trí tuệ của trẻ. Bệnh đứng thứ 3 trong bảng xếp
hạng bệnh tật WHO trong những năm 1970 vì mức độ phổ biến (chiếm
90-99 %).


Trong 20 năm trở lại đây, do sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ


thuật, căn nguyên bệnh sâu răng đã được làm sáng tỏ, phát hiện vai trò
quan trọng của Fluor trong việc bảo vệ men răng. Trên cơ sở đó đề ra
biện pháp phòng bệnh thích hợp và đạt được hiệu quả cao. Vì vậy tỷ lệ
bệnh sâu răng đã giảm xuống như ở Mỹ, Autralia và các nước Bắc Âu
chỉ số này giảm xuống còn một nửa so với trước.
Tuy nhiên việc giảm tỷ lệ bệnh sâu răng chỉ tập trung ở các nước
phát triển còn ở những nước đang phát triển tỷ lệ này vẫn còn cao và có
xu hướng tăng lên. Việt Nam là một nước đang phát triển, điều kiện kinh
tế còn nhiều khó khăn, trang thiết bị y tế và cán bộ răng hàm mặt còn
thiếu trầm trọng. Năm 1994, WHO đánhà giá bệnh sâu răng ở nước ta
vào loại cao nhất thế giới và nước ta thuộc khu vực các nước có bệnh
răng miệng đang tăng lên.
Các nhà chuyên môn cũng cho rằng, bệnh sâu răng ở trẻ em chỉ
giảm ở những nơi triển khai hiệu quả chương trình nha học đường. Nội


dung chương trình bao gồm: giáo dục nha khoa, dùng nước súc miệng
Fluor 0,2%, trám bít hố rãnh, khám và điều trị sớm các bệnh răng miệng
ngay tại trường học. Cho đến nay công tác nha học đường đã phát triển ở
cả 64 tỉnh thành trong cả nước, trong đó có 4 tỉnh: Ninh Bình, Nam
Định, Hải Dương, Thừa Thiên – Huế đã có các điểm nha học đường
được phủ kín địa bàn. Trường mầm non Nam Minh đã triển khai công
tác nha học đường từ nhiều năm nay với nội dung: giáo dục nha khoa,
khám và điều trị sớm các bệnh răng miệng ngay tại trường học.Tuy nhên
chưa có nghiên cứu nào về thực trạng bệnh sâu răng ở trẻ.Do đó tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá thực trạng bệnh sâu răng ở trẻ mẫu
giáo tại trường mầm non Nam Minh- Nam Trực- Nam Định”
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng trẻ mẫu giáo mắc bệnh sâu răng tại trường
mầm non Nam Minh- Nam Trực- Nam Định.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Tìm hiểu chung về răng
1.1.1. Răng
Răng là phần phụ cứng nằm trong khoang miệng có chức
năng nghiền và xé thức ăn. Số lượng, cách sắp xếp và sinh lý của
răng tạo thành các kiểu răng đặc trưng cho từng loài động vật.
1.1.2. Cấu tạo của răng
Cấu tạo của răng bao gồm: men răng, ngà răng, tủy răng và xương
răng
1.1.2.1. Men răng
Men răng phủ mặt ngoài ngà thân răng, là mô cứng nhất
của cơ thể, có tỷ lệ chất vô cơ cao nhất, có nguồn gốc từ ngoại bì.
Men răng dày nhất ở núm răng khoảng 1,5cm và mỏng nhất ở
vùng cổ răng. Hình dáng và bề dày của men được xác định từ trước
khi răng mọc ra. Trong suốt đời người, men răng không được bồi


đắp mà mòn dần theo tuổi. Men răng có sự trao đổi về vật lý và
hóa học với môi trường trong miệng.
Men được cấu tạo bởi chất vô cơ là chủ yếu (chiếm
96%) chủ yếu là 3[(PO4)2Ca3] Ca(OH)2, còn lại là các muối
cacbonat của Magie, một lượng nhỏ Clorua, Florua à muối sunfat
của Natri và Kali. Thành phần hữu cơ chiếm khoảng 1% đó chủ
yếu là Protide.
Men răng cứng, giòn, trong và cản tia X, tỷ trọng từ 2,3
so với ngà răng.
1.1.2.2. Ngà răng
Ngà răng có nguồn gốc từ trung bì, kém cứng hơn men,

chứa tỷ lệ chất vô cơ kém hơn men (75%), chủ yếu là
3[(PO4)2Ca3]. Trong ngà răng chứa nhiều ống ngà, chứa đuôi bào
tương của nguyên bào ngà. Bề dày ngà thay đổi trong cuộc sống


hoạt động của nguyên bào ngà, ngà răng ngày càng dày theo hướng
về phía hốc tủy răng, làm hẹp dần ống tủy.
Về tổ chức học ngà răng được chia làm hai loại: ngà
tiên phát và ngà thứ phát.
- Ngà tiên phát chiếm khối lượng chủ yếu và được tạo
nên trong quá trình hình thành răng bao gồm: ống ngà, chất giữa
ống ngà (dây tôm).
- Ngà thứ phát được sinh ra khi răng đã hình thành
gồm: ngà thứ phát sinh lý, ngà phản ứng và ngà trong suốt.
1.1.2.3. Tủy răng
Là mô liên kết mềm, nằm trong hốc tủy gồm tủy chân
và tủy thân. Tủy răng nằm trong buồng tủy gọi là tủy thân, tủy
buồng, tủy răng trong ống tủy gọi là tủy chân.Các nguyên bào ngà
nằm sát vách hốc tủy.


Tủy răng có nhiệm vụ duy trì sự sống của răng, cụ thể
là sự sống của nguyên bào ngà và tạo ngà thứ cấp, nhận cảm giác
của răng. Trong tủy răng chứa nhiều mạch máu, mạch bạch huyết
và đầu tận cùng của thần kinh.
Về tổ chức học, tủy răng gồm hai vùng: vùng cạnh tủy
gồm các lớp tế bào tạo ngà (2-3 lớp) và lớp không có tế bào gồm
những tổ chức sợi tạo keo. Vùng giữa tủy là tổ chức liên kết có
nhiều tế bào, ít tổ chức sợi.
1.1.2.4. Xương răng

Là tổ chức vôi hóa bao phủ ngà chân răng
Cấu trúc xương răng được chia làm hai loại: xương răng tiên
phát và xương răng thứ phát.
- Xương răng tiên phát: Ở sát lớp ngà cổ răng và không
có tế bào.


- Xương răng thứ phát: Có tế bào tạo xương, có nhiều ở
vùng phủ ngà cuống răng.
Độ dày của xương răng thay đổi theo tuổi và vị trí.
Thành phần hóa học của xương răng giống với xương ở
những nơi khác.
1.2. Bệnh sâu răng
1.2.1. Tình hình bệnh sâu răng ở trẻ em
Sâu răng là một bệnh phổ biế và mắc từ rất sớm ở trẻ em sau khi
răng mọc. Tổ chức cứng của răng bị phá hủy tạo thành lỗ sâu trên răng,
có sâu răng sữa và sâu răng vĩnh viễn.
Sâu răng là bệnh tổn thương không hồi phục, do đó nếu không
được chữa trị và phòng bệnh kịp thời sâu răng sẽ tích lũy ngày càng cao.


Việc chữa răng tốn kém nhưng cũng không thể phục hồi được tổ
chức cứng của răng như trước. Sâu răng nếu không chữa trị kịp thời sẽ
ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể gây biến chứng nguy hiểm.
* Tình hình sâu răng trên thế giới hiện nay
Nhìn chung từ năm 1940 đến năm 1960, tình hình sâu răng ở
các nước trên thế giới đều khá nghiêm trọng. Hầu hết các nước có chỉ số
SMTR ở mức cao, khoảng 7,4 đến 12,0. Đến những năm 80, chỉ số này
đã giảm xuống. Theo số liệu điều tra của tổ chức Y tế thế giới năm 2003,
chỉ số SMTR của trẻ 12 tuổi trung bình là 2,4. [tài liệu]

Ở các nước có nền kinh tế phát triển như Anh, các nước Bắc
Âu... bệnh sâu răng giảm đi rõ rệt do các nước này đã sử dụng tích cực
và hiệu quả các biện pháp phòng bệnh hữu hiệu. Trong đó việc sử dụng
có hiệu quả các dạng Fluor đóng vai trò quan trọng.[tài liệu]


Ở các nước đang phát triển, do sự tiếp cận các dịch vụ nha
khoa còn hạn chế, răng thường không được điều trị và thường bị nhổ
sớm do đau. Do đó ở các nước này, răng mất thường gặp ở mọi lứa tuổi,
trong khi đó ở các nước công nghiệp hóa số răng mất có xu hướng giảm
đi đáng kể.[tài liệu] Ở các nước đang phát triển tình trạng sâu răng và
chỉ số SMTR ở trẻ em còn cao và có chiều hướng gia tăng.
* Tình hình sâu răng ở Việt Nam hiện nay

1.2.2. Căn nguyên bệnh sâu răng
1.2.3. Dấu hiệu nhận biết, phát hiện sâu răng
1.2.4. Diễn biến quá trình sâu răng
1.3. Một số biện pháp phòng bệnh sâu răng


1.3.1. Sử dụng Fluor
1.3.2. Trám bít hố rãnh
1.3.3. Khám răng định kỳ
1.3.4. Chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lý
1.3.5. Vệ sinh răng miệng đúng cách
1.3.6. Dùng chỉ tơ nha khoa
1.3.7. Dùng kẹo cao su Xylitol
1.4. Điều trị bệnh sâu răng
1.4.1. Điều trị tại các cơ sở y tế
1.4.2. Dùng thuốc điều trị cho những trường hợp mới chớm

sâu răng, chưa hình thành lỗ
1.5. Chương trình nha học đường


1.6. Đặc điểm chung của trường mầm non Nam Minh- Nam TrựcNam Định
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn mẫu
2.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN


3.1. Một số thông tin về trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Nam MinhNam Trực- Nam Định
3.1.1. Tỷ lệ phân bố trẻ theo nhóm lớp
3.1.2. Tỷ lệ phân bố trẻ theo giới
3.2. Thực trạng bệnh sâu răng ở trẻ mẫu giáp tại trường mầm non
Nam Minh- Nam Trực- Nam Định
3.2.1. Tỷ lệ sâu răng ở trẻ mẫu giáo
3.2.2. Tỷ lệ sâu răng ở trẻ theo từng nhóm lớp
3.2.3 Tỷ lệ sâu răng theo giới
TÀI LIỆU THAM KHẢO




×