Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

skkn một số hình thức giúp trẻ mẫu giáo lớn nhận biết nhanh 29 chữ cái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.29 KB, 20 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ HÌNH THỨC
GIÚP TRẺ MẪU GIÁO LỚN
NHẬN BIẾT NHANH 29 CHỮ CÁI


I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Môn làm quen chữ viết không ngừng có ý nghĩa và tác dụng to lớn trong giáo dục
nhằm phát triển toàn diện cho trẻ về mọi mặt, như: trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ. Đặc
biệt môn LQCV giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Mặt khác, nó còn giúp trẻ nhận biết
thế giới xung quanh, giúp trẻ giao tiếp với mọi người. Có thể nói, môn LQCVlà
tiền đề vững chắc giúp trẻ mẫu giáo lớn bước vào trường phổ thông với một tâm
thế tự tin, vững vàng, bởi chữ viết là một phương tiện đặc biệt quan trọng không
thể thiếu được ở trường tiểu học. Ai cũng biết học đọc và học viết là một trong
những khía cạnh của nghệ thuật ngôn ngữ mà con người cần phải nắm được, nhằm
mục đích cầm trong tay thứ vũ khí giao tiếp.
Chính vì vậy mà từ khi đứa trẻ bắt đầu biết đọc và viết thì ngôn ngữ nói và ngôn
ngữ viết hoà làm một. Chúng ta phải quan niệm rằng bất cứ một biểu hiện nào của
ngôn ngữ viết cũng liên quan chặt chẽ với khả năng ngôn ngữ nói, và bất cứ một
bài tập nào về ngôn ngữ viết cũng có thể sử dụng vào sự phát triển của ngôn ngữ
nói. Ngôn ngữ sẽ phát triển một cách tự nhiên nếu như điều kiện xung quanh thuận
lợi, có sự tác động về phương pháp, hình thức của con người. Đặc biệt là trẻ mẫu
giáo lớn – lứa tuổi bắt đầu làm quen chữ viết – Vậy làm thế nào để trẻ học tốt,
thuộc nhanh 29 chữ cái? Điều đó làm tôi băn khoăn suy nghĩ. Với kinh nghiệm
nhiều năm dạy lớp mẫu giáo lớn, nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ – Trẻ rất
thích những gì mới lạ, đẹp mắt, hấp dẫn, ngộ nghĩnh,… Và để trẻ tiếp thu tốt 29
chữ cái, tôi quyết định chọn đề tài “Một số hình thức giúp trẻ mẫu giáo lớn nhận
biết nhanh 29 chữ cái”, với mong muốn đưa những hình thức mới lạ, hấp dẫn tới
trẻ, để tiếp thu chữ viết một cách dễ dàng đạt kết quả tốt.


Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
II – ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN.
1.Điều kiện khó khăn:
-Một số phụ huynh còn chưa quan tâm tới con em mình, chưa tích cực phối hợp
với giáo viên rèn trẻ ở nhà.
-Có một số cháu nói ngọng: M.Đức ,Khắc Thức,Q.Minh,.. nên có ảnh hưởng đến
việc phát âm của trẻ.


-Nhiều trẻ ở lớp là từ nơi khác chuyển đến nên chưa qua mẫu giáo nhỡ, dẫn đến
việc rèn trẻ gặp nhiều khó khăn.
-Một số trẻ quá hiếu động nên cũng ảnh hưởng tới việc học
tập:Đ.Minh,H.Phong,V.Hưng,T.Anh,Tr .Anh…
-Qua khảo sát đầu năm70% trẻ ở lớp nhận biết chữ cái chậm .
Bên cạnh những khó khăn trên, tôi cũng có một số thuận lợi sau:
2.Điều kiện thuận lợi:
-Trường có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ môn
LQCV
-Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn.
-Bản thân thường xuyên được tham dự những buổi kiến tập môn làm quen chữ viết
do trường, quận tổ chức.
-Phụ huynh đều là cán bộ công nhân viên, có trình độ, luôn luôn quan tâm tới việc
học tập của trẻ nên tích cực phối hợp với giáo viên rèn trẻ cũngnhư đóng góp cho
lớp nhiều nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi,cũng như giúp giáo viên về việc
thiết kế các bài dạy trên máy tínhphục vụ cho môn làm quen chữ viết.
-Khoảng 2/3 số trẻ đã qua mẫu giáo nhỡ nên việc rèn nề nếp học tập gặp thuận lợi,
có khả năng tiếp thu kiến thức do cô truyền đạt.
Do thấy được những thực tế đó, tôi đã suy nghĩ và tìm ra các hình thức giúp trẻ
nhận biết nhanh ,không quên các chữ cái một cách tích cực sau:
III – CÁC HÌNH THỨC :

1-Sử dụng đồ dùng trực quan:
Đồ dùng trực quan là một yếu tố không thiếu được trong việc dạy trẻ, vì trẻ chỉ lĩnh
hội kiến thức tốt khi được trực tiếp tri giác các đối tượng. Đồ dùng trực quan nếu
càng đẹp, càng hấp dẫn thì càng thu hút được trẻ hơn. Nắm bắt được điều này khi
cho trẻ làm quen chữ viết tôi thường sử dụng các đồ dùng trực quan để dạy trẻ, là
vật thật với màu sắc đẹp, đạt thẩm mỹ, kích thước hợp lý với trẻ. Ví dụ: khi dạy trẻ
làm quen với chữ cái h – k ,chủ điểm:”Thế giới thực vật”, tôi chọn đối tượng dạy


trẻ là quả hồng– quả khế. Với việc được quan sát vật thật là quả hồng và quả khế,
trẻ rất tích cực chú ý vì không những trẻ được học chữ h – k trong hai quả này mà
còn biết được đặc điểm, hương vị của chúng.Thông qua đó còn tích hợp môi
trường xung quanh vào giờ học .Điều này kích thích trẻ rất nhiều. Thông qua đó trẻ
rất dễ nhớ 2 chữ h – k.
Đó là những đồ dùng cô chuẩn bị bằng vật thật bên cạnh đó tôi còn chuẩn bị những
đồ dùng mà do cô và trẻ tự làm ra để vận dụng vào bài dạy trẻ như :Trẻ làm những
chiếc bánh chưng bằng vỏ hộp bánh cốm,thiếp chúc mừng năm mới ,cành đào
.Bưu thiếp trẻ tự cắt diềm ,trang trí hoa đào ,hoa mùa xuân tô màu theo ý thích hay
cành đào trẻ cũng cắt bông hoa bằng giấynhăn hồng dán cùng cô để dạy trẻ tiết
LQCV: l-m-n chủ điểm : “Tết và mùa xuân ” .Bởi với việc trẻ tự làm ra các sản
phẩm hay cùng với sự giúp đỡ của cô thì trẻ cũng rất thíh vì đó là của trẻ ,do trẻ tự
làm ra làm trẻ khắc ghi nhanh chữ cái và nhớ rất lâu .Hay trong chủ điểm :”Gia
đình” tôi cho trẻ làm quen với chữ cái e-ê.Trẻ tự vẽ chân dung mẹ mình tô màu đẹp
,cô dán lên bìa viền xung quanh và đã tạo thành một bức tranh đẹp có gắn từ :”Mẹ
bé ” để trẻ làm quen với chữ cái e .Hoặc trẻ sưu tầm những đồ dùng dán vào tranh
cô gắn chữ :Bếp ga” để trẻ làm quen với chữ cái ê ,một dụng cụ nấu bếp trong gia
đình
Đặc biệt với công nghệ thông tin hiện nay ,việc sử dụng đồ dùng trực quan trên
máy móc còn mang lại cho trẻ hứng thú và kích trẻ tham gia hoạt động hơn nữa bởi
trên máy vi tính các hình ảnh có thể xuất hiện và mất đi theo ý muốn của giáo viên

mà hình ảnh lại có màu sắc đẹp ,phù hợp , hấp dẫn trẻ .
VD : Với bài dạy LQCV i-t-c ở chủ điểm “ Thế giới động vật ” ,tôi ken hình ảnh
con vịt ,con trâu ,con cá lên máy vi tính dưới hình ảnh đó có từ kèm theo ,khi cô
dạy trẻ làm quen đến chữ cáinào thì hình ảnh đó xuất hiện ,Ví dụ khi hình ảnh “con
vịt” xuất hiện,trẻ sẽ đoán tên con vật và đồng thời từ “ con vịt ” cũng xuất hiện ,
khi cô giới thiệu chữ i cho trẻ làm quen thì chữ i sẽ đổi màu hoặc nhấp nháy ,hoặc
khi phân tích chữ i-t và so sánh 2 chữ cái này thì các nét của 2 chữ sẽ hiện lên và
đổi màu theo đặc điểm giống và khác nhau
Hay ở chủ điểm :”Quê hương đất nước –Bác Hồ” cũng vậy khi dạy trẻ LQCV:g-y
tôi sưu tầm các hình ảnh vầ các danh nhân của Việt Nam như :tượng đài Lý Thái
Tổ để trẻ làm quen chữ y,hoặc với chữ g,trẻ được xem hình ảnh về hồ gươm,trẻ


không những học thuộc được các chữ cái g-y mà còn hiểu biết thêm về các danh
nhân lịch sử của nước nhà cũng như các thắng cảnh của thủ đô Hà Nội
Điều này quả là mang lại cho trẻ sức hấp dẫn ,mới lạ làm trẻ hứng thú nhiều và tiếp
thu bài nhanh.Đó là những yếu tố mà trẻ rất thích . Qua việc sử dụng đồ dùng trực
quan dạy trẻ LQVCV tôinhận thấy trẻ rất hứngthúhọc chữ cái và tiếp thu rất nhanh
,nhớ lâu .Điều này mang lại kết quả tốt khi tôi dạy trẻ .Nhưng chỉ với đồ dùng trực
quan thôi thì chưa đủ để trể nhớ nhanh ,thuộc nhanh chữ cái mà một yếu tố không
thể thiếu được là tạo môi trường chữ viết cho trẻ.
2-Tạo môi trường cho trẻ làm quen chữ viết:
Việc xây dựng môi trường cho trẻ làm quen chữ viết như thế nào để phù hợp với
trẻ, gây hứng thú cho trẻ đồng thời giúp trẻ nhớ nhanh chữ cái lại đạt tính thẩm mỹ
cao quả là khó. Song tôi xin được mạnh dạn trình bày một vài kinh nghiệm nhỏ của
mình khi xây dựng môi trường cho trẻ làm quen chữ viết ở lớp tôi. Trước hết, các
mẫu chữ được trang trí lên các mảng tường hay bất cứ một biểu bảng nào trong,
ngoài lớp đều là mẫu chữ in thường mà trẻ được làm quen hàng ngày do Bộ giáo
dục và đào tạo ban hành. Chữ không quá cao với trẻ để trẻ có thể đứng mà chỉ, học
đọc những chữ cái đó. Màu sắc chữ bắt mắt, đẹp để kích thích sự chú ý của trẻ, trẻ

thích nhìn, thích xem và có sự thay đổi thường xuyên theo các chữ dạy ,từ đó trẻ
mới làm quen các chữ cái, qua đó không chỉ trong giờ học mà còn mọi lúc, mọi
nơi. Bất kể một đồ dùng, đồ vật nào có trong lớp tôi đều dán các từ chỉ tên kèm
theo.
Ví dụ: Những đồ dùng học tập của trẻ tôi cũng dán từ chỉ tên: Bút chì, kéo, hồ
dán,… hay một giá đựng vở của trẻ cũng được chia làm nhiều ngăn có dán từ vào
mỗi ngăn như vở thủ công, vở vẽ, vở tập tô,… Trẻ sẽ hàng ngày lấy sách vở đồ
dùng của mình mà làm quen với các chữ cái dán trên đó. Lâu dần thành quen, trẻ
còn có thể bập bẹ đánh vần trên những từ đó. Điều này không những giúp trẻ học
chữ cái thông qua từ mà cũng rèn ở trẻ tính ngăn nắp, gọn gàng khi cất đồ dùng
của mình đúng nơi quy định .
(Hình ảnh chụp các đồ dùng giá sách có chữ cái)
Đặc biệt làgóc học tập ở lớp tôi có rất nhiều góc mởcho trẻ được hoạt động với chữ
cái như góc : “ Bé tìm chữ … ”(Chữ theo giai đoạn trẻ đang học,theo chủ điểm)


.Trên mảng tường đó tôi cho trẻ vẽ ,tô rất nhiều hình ảnh vào 1/2 tờ giấy A4 có dán
từ chỉ tên ở dưới,ép plátic,dập lỗ treo vào các móc nhỏ gắn lên tường ,để có thể lấy
ra ,lấy vào theo chủ điểm ,hay khi thay đổi chữ khác .VD : Chủ điểm :Thế giới
thựcvật trẻ vẽ tô màu các loại cây cối ,hoa quả ,lúc nào trẻ thích trẻ có thể ra chơi ở
đó và đọc các chữ cái, chỉ các chữ cái đó theo yêu cầu ở trên…
(Hình ảnh chụp góc chữ cái)
Hoặc ở góc chơi :”Bé nào tinh mắt”cũng vậy ,trẻ được ghép các chữ cái ,các từ
theo mẫu trong bài thơ (Cá bài thơ cũng thay đổi theo chủ điểm ).VD:Trong chủ
điểm :”Động vật ” tôi cho trẻ làm quen bài thơ:”Nàng tiên ốc”,chủ điểm :”Thế giới
thực vật ” trẻ làm quen với bài thơ: “Chồi”.Tôi gắn bài thơ đó một bêncòn 1 bên tôi
để trẻ tự gắn các từ giống trong bài thơ bên cạnh và đọc ->Qua đây trẻ không
những được học các chữ cái trong từ mà trẻ còn học được cách xếp các từ từ trái
sang phải ,từ trên xuống dưới
.Hay lớp tôi còn có 1 góc gắn bảng trẻ tập viết chữ cái theo mẫu hoặc viết những

chữ cái theo ý thích rồi lại xoá đi .Với góc làm quen với toán ,với mỗibiểu tượng
toán đều có gắn từ để trẻ làm quen .VD :To nhất ,nhỏ hơn ,nhỏ nhất ,5 quả cam ,6
cái ô ,thêm vào cho đủ ,bớt đi còn …
Không chỉ ở các góc chơi ,đồ chơi của trẻ tôi mới gắn từcó chứa các chữ cáimà
ngay cả đồ dùng cá nhân của trẻ như khăn mặt ,cốc uống nước ,đĩa đựng sản phẩm
tạo hình cũng được dán tên của trẻ .Có lần tôi thấy trẻ lau mặt nhưng lại say sưa
đọc chữ cái thêu trên khăn của mình .Điều đó chứng tỏ việc xây dựng môi trường
chữ viết cho trẻ ở mọi lúc ,mọi nơi là một điều rất đáng làm ,điều này giúp trẻ nhớ
rất nhanh những chữ cái đã học .
Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là chơi mà học ,học thông qua chơi nên tôi
không thể quên được một hình thức dạy trẻ đó là :
3- Sưu tầm, sáng tạo một số trò chơi cho trẻ làm quen chữ viết:

* Trò chơi 1 :Đố trẻ biết?
Chuẩn bị: Một miếng ghép lớn có hình, xung quanh là một số miếng ghép
nhỏmiếng ghép lớnsẽ chứa một hình ảnh chính của chủ điểm. Ví dụ chủ điểm


“nghề nghiệp”, miếng ghép lớnsẽ là hình ảnh cô giáo, những miếng ghép nhỏsẽ là
hình ảnh trang phục của nghề giáo viên (có từ kèm theo) như áo dài; dụng cụ của
nghề giáo viên như bút, phấn, bảng,…
Cách chơi: Cô sẽ đưa ra mỗi câu đố hoặc một gợi ý về miếng ghép. Trẻ sẽ đoán
đúng, nở miếng ghép ra, có hình ảnh kèm theo từ có chứa chữ cái đã học, ví dụ
“cái bút” có chữ u, hay “viên phấn” có chữ â,… Trẻ nào tìm đúng chữ cái đã học
đó sẽ được thưởng một bông hoa. Khi nào tất cả các miếng ghép nhỏ được mở ra
sẽ hiện ra hình ảnh trong miếng ghép lơn là cô giáo, trẻ sẽ tìm chữ a trong từ “cô
giáo”.
(Hình ảnh minh hoạ )
Luật chơi: Một miếng ghép nhỏđoán đúng sẽ được thưởng một hoa.
Một miếng ghép lớnđoán đúng sẽ được thưởng hai hoa.

*Trò chơi 2 :Vận chuyển hàng tết :chơi ở chủ điểm “ Tết và mùa xuân ” ôn chữ
cái h-k .
Chuẩn bị : Những gói quà tết có dán từ kèm theo như bánh trưng ,kẹo ,dưa hấu ,
(Nhữngmặt hàngtrong ngày tết do cô và trẻ làm đóng gói ) kể cả những gói hàng
không chứa chữ cái h-k để trẻ có sự so sánh và tìm đúng
Cách chơi : chialàm 2 đội thi vận chuyển hàng tết,đội nào vận chuyển được nhiều
hàng có từ chứa chữcái h-k theo yêu cầu sẽ thắng cuộc .
Luật chơi :Tiếp sức
* Trò chơi 3 :”Ngôi sao may mắn” .Trò chơi này chơi ở chủ điểm : Quê hương đất nước –Bác Hồ ôn chữ cái g-y
·Chuẩn bị : máy vi tính ,các hình ảnh về các danh lam thắng cảnh của Hà Nội như
:Lăng Bác,Hồ tây,Hồ gươm,tượng đài Lý Thái Tổ,đền ngọc sơn, được lồng vào sau
hình ảnh ngôi sao 5 cánh
Cách chơi : chia thành 2 đội ngồi ghế , trên màn hình là hình ảnh 1 ngôi sao có 5
cánhcó số từ 1-5 ,trẻ sẽ chọn lần lượt từng cánh saotừ số 1đến số 5cô nhấn chuột
hiện lên hình ảnh ,trẻ sẽ lắc xắc xô để trả lời tên hình ảnh và tìm chữ g-y có trong
hình ảnh đó mỗi lần tìm đúng chữ cái g-y sẽ chuyển màu và đội đó sẽ được thưởng


1 bông hoacứ như vậy đến hết 5 cánh saothì xuất hiện cả 5 hình ảnh->trẻ sẽ nói tên
đó là các danh lam thắng cảnh của Hà Nội .
Luật chơi : Đội nào lắc xắc xô trước sẽ được quyềntrả lời
Với trẻ mẫu giáo ,đặc bệt trẻ rất thíchđược nghe kể chuyện ,đọc thơ ,đồng dao hay
hát ,múa điều đó trẻ rất thích vì vậy tôi đã sưu tầm và sáng tác 1 số bài đồng
dao,bài thơ ,bài hát để dạy trẻ phát âm chữ cái và gây hứng thú cho trẻ trong tiết
LQCV
4-Sưu tầm các bài thơ, đồng dao, câu chuyện ,bài hát cho trẻ làm quen chữ
viết:
Một số bài đồng dao mà trẻ đọc thường có những âm điệu, vần dễ nhớ mà qua đó
có chứa nhiều các chữ cái như bài: Nu na nu nống
Tôi có thể vận dụng cho trẻ ôn chữ cái n để rèn cách phát âm n rất nhiều thông qua

bài này, đồng thời sửa được ngọng cho những trẻ nói ngọng n – l.
Hay bài : “Đi cầu đi quán ”
“ Đicầu đi quánMua một đàn gà
Đi bán lợn conVề cho ăn thóc
Đi mua cái xoongMua lược chải tóc
Đem về đun nấuMua cặp cài đầu
Mua quả dưa hấuĐi mau về mau
Về biếu ông bàKẻo trời sắp tối ”
Bài đồng dao này trẻ được luyện phát âm chữ đ
Với thơ :Qua bài thơ :” Bé làm bao nhiêu nghề ”trẻ gạch chân chữ cái u-ư ở chủ
điểm : Nghề nghiệp
“ Bé làm bao nhiêu nghềChữ bệnh cho mọi người
Bé chơi làm thợ nềBé chơi làm cô nuôi


Xây nên bao nhà cửaXúc cơm cho cháu bé
Bé chơi làm thợ mỏMột ngày ở nhà trẻ
Đào nên thật nhiều thanBé làm bao nhiêu nghề
Bé chơi làm thợ hànChiều mẹ đến đón về
Nối nhịp cầu đất nướcBé lại là cái cún ”
Bé chơilàm thầy thuốc
Với mong muốn thay đổi hình thức khi cho trẻ LQCV xuyên suốt từ đầu đến cuối
là 1 câu chuyện nhằm gây hấp dẫn với trẻ ở chủ điểm :Thế giới động vật cho trẻ
LQ VCC :i-t-c tôi có kể cho trẻ nghe câu chuyện về con vịt ,đưa tranh “con
vịt”giới thiệu chữ cái i cô thực hiện như phương pháp của LQCC mới ,tới chữ t cô
lại kể tiếp chuyện vịt xuống ao kiếm ăn sau đó tối về đẻtrứng ,giới thiệu tranh“quả
trứng ” để trẻ làm quen chữ t .Rồi từ trứng vịt nở ra chú vịt con giới thiệu tranh
“chú vịt con” cho trẻ làm quen với chữ cái C . Kể cả phần trò chơi củng cố ôn
luyện cũng có trò chơi tìm thức ăn cho vịt mà thức ăn của vịt là những tranh có gắn
từ kèm theo chứa chữ:i-t-c >VD : Con giun, hạt thóc .

Bên cạnh đó tôi sáng tác bài hát mà có chứa những chữ cái đã học nhằm rèn cách
phát âm cho trẻ .VD :bài “Em thích trồng hoa ”rèn trẻ phát âm chữ cái h-k trong
chủ điểm :Thế giới thực vật .Bài hát này dựa trên nền nhạc của bài hát : “Ước mơ
xanh”
“ Em thích trồng nhiều loàihoa, với muôn loài hoa thơm .Hoa mai hoa hồng ,hoa
cúc với hoa đào đỏ thắm .Hoa sen trong đầm xanh tươi cứ mỗi chiều ngát hương
,hoa huệ trắng ngần ngát thơm vườn nhà ” Thông qua bài hát này trẻ được phát âm
h rất nhiều .
IV – KẾT QUẢ.
Với việc áp dụngnhững hình thức dạy trẻ làm quen chữ viết, trẻ lớp tôi học tập rất
sôi nổi, hứng thú, thuộc nhanh, nhớ lâu những chữ cái đã được học.
Qua khảo sát của lớp, tôi thấy 90% trẻ nhớ nhanh ,chính xác 29 chữ cái,phát âm
chính xác âm 29 chữ cái, 88% trẻ tìm nhanh ,chính xác 29 chữ cái trong từ trọn
vẹn, 87% trẻ tìm nhanh ,chính xác các chữ cái thông qua các bài thơ, câu truyện,


100% trẻ hứmg thú trong giờ học. Giờ học diễn ra vui vẻ, nhẹ nhàng, trẻ tư duy
nhanh nhẹn, linh hoạt, ngôn ngữ của trẻ phát triển tiến bộ, những câu trả lời của trẻ
rõ ràng, mạch lạc, điều này cũng góp phần cho những môn học khác đạt kết quảtốt.
Đó là về trẻ còn về bản thân, qua quá trình thực hiện, tôi cảm thấy mình được nâng
cao hơn về chuyên môn, phương pháp, đặc biệt là hình thức dạy trẻ linh hoạt, sáng
tạo, tự tin hơn.
V – BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Muốn có nhiều hình thức dạy trẻ để trẻ dễ nắm bắt được chữ cái nhanh, dễ nhớ, lâu
quên, giáo viên cần :
- Có đủ bộ chữ cái chuẩn về mẫu
- Nắm vững phương pháp dạy môn làm quen chữ viết.
- Sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả.
- Xây dựng môi trườngchữ viết đẹp, hấp dẫn,phù hợp với trẻ
- Sưu tầm các trò chơi hay,mới lạ ,hấp dẫn trẻ .

- Chịu khó tìm tòi, học hỏi, tiếp cận những điều mới lạ nhằm gây hứng thú cho trẻ.
- Có nhiều hình thứcmới, sinh động gây hấp dẫn cho trẻ.
- Dựa vào đặc điểm của trẻ ở lớp để nghiên cứu đưa ra những hình thức, phương
pháp dạy phù hợp với trẻ ở lớp mình đảm bảo tính khoa học – sư phạm.
- Rèn trẻ mọi lúc, mọi nơi.
- Làm tốt công tác tuyên truyền tới phụ huynh.
- Đặc biệt, luôn yêu nghề, mến trẻ, có tâm huyết với nghề.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏcủa tôi trong năm học vừa qua. Kinh nghiệm
đã được phổ biến cho các bạn đồng nghiệp trong trường cùng tham khảo, chắc
chắn còn rất nhiều thiếu sót, rất mong sự góp ý của cấp trên cũng như của các bạn
đồng nghiệp để tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc dạy trẻ làm quen chữ viết.
Xin chân thành cảm ơn!


Hà nội ngày 25tháng3 năm 2007
Người viết sáng kiến

Nguyễn Thị Thu Huyền

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ HÌNH THỨC GIÚP TRẺ
MẪU GIÁO LỚN NHẬN BIẾT NHANH 29 CHỮ CÁI”
I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Môn làm quen chữ viết không ngừng có ý nghĩa và tác dụng to lớn trong giáo dục
nhằm phát triển toàn diện cho trẻ về mọi mặt, như: trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ. Đặc
biệt môn LQCV giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Mặt khác, nó còn giúp trẻ nhận biết
thế giới xung quanh, giúp trẻ giao tiếp với mọi người. Có thể nói, môn LQCVlà
tiền đề vững chắc giúp trẻ mẫu giáo lớn bước vào trường phổ thông với một tâm
thế tự tin, vững vàng, bởi chữ viết là một phương tiện đặc biệt quan trọng không
thể thiếu được ở trường tiểu học. Ai cũng biết học đọc và học viết là một trong
những khía cạnh của nghệ thuật ngôn ngữ mà con người cần phải nắm được, nhằm

mục đích cầm trong tay thứ vũ khí giao tiếp.
Chính vì vậy mà từ khi đứa trẻ bắt đầu biết đọc và viết thì ngôn ngữ nói và ngôn
ngữ viết hoà làm một. Chúng ta phải quan niệm rằng bất cứ một biểu hiện nào của
ngôn ngữ viết cũng liên quan chặt chẽ với khả năng ngôn ngữ nói, và bất cứ một
bài tập nào về ngôn ngữ viết cũng có thể sử dụng vào sự phát triển của ngôn ngữ
nói. Ngôn ngữ sẽ phát triển một cách tự nhiên nếu như điều kiện xung quanh thuận
lợi, có sự tác động về phương pháp, hình thức của con người. Đặc biệt là trẻ mẫu
giáo lớn – lứa tuổi bắt đầu làm quen chữ viết – Vậy làm thế nào để trẻ học tốt,
thuộc nhanh 29 chữ cái? Điều đó làm tôi băn khoăn suy nghĩ. Với kinh nghiệm
nhiều năm dạy lớp mẫu giáo lớn, nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ – Trẻ rất
thích những gì mới lạ, đẹp mắt, hấp dẫn, ngộ nghĩnh,… Và để trẻ tiếp thu tốt 29


chữ cái, tôi quyết định chọn đề tài “Một số hình thức giúp trẻ mẫu giáo lớn nhận
biết nhanh 29 chữ cái”, với mong muốn đưa những hình thức mới lạ, hấp dẫn tới
trẻ, để tiếp thu chữ viết một cách dễ dàng đạt kết quả tốt.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
II – ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN.
3.Điều kiện khó khăn:
-Một số phụ huynh còn chưa quan tâm tới con em mình, chưa tích cực phối hợp
với giáo viên rèn trẻ ở nhà.
-Có một số cháu nói ngọng: M.Đức ,Khắc Thức,Q.Minh,.. nên có ảnh hưởng đến
việc phát âm của trẻ.
-Nhiều trẻ ở lớp là từ nơi khác chuyển đến nên chưa qua mẫu giáo nhỡ, dẫn đến
việc rèn trẻ gặp nhiều khó khăn.
-Một số trẻ quá hiếu động nên cũng ảnh hưởng tới việc học
tập:Đ.Minh,H.Phong,V.Hưng,T.Anh,Tr .Anh…
-Qua khảo sát đầu năm 70% trẻ ở lớp nhận biết chữ cái chậm .
Bên cạnh những khó khăn trên, tôi cũng có một số thuận lợi sau:
4.Điều kiện thuận lợi:

-Trường có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ môn
LQCV
-Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn.
-Bản thân thường xuyên được tham dự những buổi kiến tập môn làm quen chữ viết
do trường, quận tổ chức.
-Phụ huynh đều là cán bộ công nhân viên, có trình độ, luôn luôn quan tâm tới việc
học tập của trẻ nên tích cực phối hợp với giáo viên rèn trẻ cũngnhư đóng góp cho
lớp nhiều nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi,cũng như giúp giáo viên về việc
thiết kế các bài dạy trên máy tínhphục vụ cho môn làm quen chữ viết.


-Khoảng 2/3 số trẻ đã qua mẫu giáo nhỡ nên việc rèn nề nếp học tập gặp thuận lợi,
có khả năng tiếp thu kiến thức do cô truyền đạt.
Do thấy được những thực tế đó, tôi đã suy nghĩ và tìm ra các hình thức giúp trẻ
nhận biết nhanh ,không quên các chữ cái một cách tích cực sau:
III – CÁC HÌNH THỨC :
1-Sử dụng đồ dùng trực quan:
Đồ dùng trực quan là một yếu tố không thiếu được trong việc dạy trẻ, vì trẻ chỉ lĩnh
hội kiến thức tốt khi được trực tiếp tri giác các đối tượng. Đồ dùng trực quan nếu
càng đẹp, càng hấp dẫn thì càng thu hút được trẻ hơn. Nắm bắt được điều này khi
cho trẻ làm quen chữ viết tôi thường sử dụng các đồ dùng trực quan để dạy trẻ, là
vật thật với màu sắc đẹp, đạt thẩm mỹ, kích thước hợp lý với trẻ. Ví dụ: khi dạy trẻ
làm quen với chữ cái h – k ,chủ điểm:”Thế giới thực vật”, tôi chọn đối tượng dạy
trẻ là quả hồng– quả khế. Với việc được quan sát vật thật là quả hồng và quả khế,
trẻ rất tích cực chú ý vì không những trẻ được học chữ h – k trong hai quả này mà
còn biết được đặc điểm, hương vị của chúng.Thông qua đó còn tích hợp môi
trường xung quanh vào giờ học .Điều này kích thích trẻ rất nhiều. Thông qua đó trẻ
rất dễ nhớ 2 chữ h – k.
Đó là những đồ dùng cô chuẩn bị bằng vật thật bên cạnh đó tôi còn chuẩn bị những
đồ dùng mà do cô và trẻ tự làm ra để vận dụng vào bài dạy trẻ như :Trẻ làm những

chiếc bánh chưng bằng vỏ hộp bánh cốm,thiếp chúc mừng năm mới ,cành đào
.Bưu thiếp trẻ tự cắt diềm ,trang trí hoa đào ,hoa mùa xuân tô màu theo ý thích hay
cành đào trẻ cũng cắt bông hoa bằng giấynhăn hồng dán cùng cô để dạy trẻ tiết
LQCV: l-m-n chủ điểm : “Tết và mùa xuân ” .Bởi với việc trẻ tự làm ra các sản
phẩm hay cùng với sự giúp đỡ của cô thì trẻ cũng rất thíh vì đó là của trẻ ,do trẻ tự
làm ra làm trẻ khắc ghi nhanh chữ cái và nhớ rất lâu .Hay trong chủ điểm :”Gia
đình” tôi cho trẻ làm quen với chữ cái e-ê.Trẻ tự vẽ chân dung mẹ mình tô màu đẹp
,cô dán lên bìa viền xung quanh và đã tạo thành một bức tranh đẹp có gắn từ :”Mẹ
bé ” để trẻ làm quen với chữ cái e .Hoặc trẻ sưu tầm những đồ dùng dán vào tranh
cô gắn chữ :Bếp ga” để trẻ làm quen với chữ cái ê ,một dụng cụ nấu bếp trong gia
đình


Đặc biệt với công nghệ thông tin hiện nay ,việc sử dụng đồ dùng trực quan trên
máy móc còn mang lại cho trẻ hứng thú và kích trẻ tham gia hoạt động hơn nữa bởi
trên máy vi tính các hình ảnh có thể xuất hiện và mất đi theo ý muốn của giáo viên
mà hình ảnh lại có màu sắc đẹp ,phù hợp , hấp dẫn trẻ .
VD : Với bài dạy LQCV i-t-c ở chủ điểm “ Thế giới động vật ” ,tôi ken hình ảnh
con vịt ,con trâu ,con cá lên máy vi tính dưới hình ảnh đó có từ kèm theo ,khi cô
dạy trẻ làm quen đến chữ cáinào thì hình ảnh đó xuất hiện ,Ví dụ khi hình ảnh “con
vịt” xuất hiện,trẻ sẽ đoán tên con vật và đồng thời từ “ con vịt ” cũng xuất hiện ,
khi cô giới thiệu chữ i cho trẻ làm quen thì chữ i sẽ đổi màu hoặc nhấp nháy ,hoặc
khi phân tích chữ i-t và so sánh 2 chữ cái này thì các nét của 2 chữ sẽ hiện lên và
đổi màu theo đặc điểm giống và khác nhau
Hay ở chủ điểm :”Quê hương đất nước –Bác Hồ” cũng vậy khi dạy trẻ LQCV:g-y
tôi sưu tầm các hình ảnh vầ các danh nhân của Việt Nam như :tượng đài Lý Thái
Tổ để trẻ làm quen chữ y,hoặc với chữ g,trẻ được xem hình ảnh về hồ gươm,trẻ
không những học thuộc được các chữ cái g-y mà còn hiểu biết thêm về các danh
nhân lịch sử của nước nhà cũng như các thắng cảnh của thủ đô Hà Nội
Điều này quả là mang lại cho trẻ sức hấp dẫn ,mới lạ làm trẻ hứng thú nhiều và tiếp

thu bài nhanh.Đó là những yếu tố mà trẻ rất thích . Qua việc sử dụng đồ dùng trực
quan dạy trẻ LQVCV tôinhận thấy trẻ rất hứngthúhọc chữ cái và tiếp thu rất nhanh
,nhớ lâu .Điều này mang lại kết quả tốt khi tôi dạy trẻ .Nhưng chỉ với đồ dùng trực
quan thôi thì chưa đủ để trể nhớ nhanh ,thuộc nhanh chữ cái mà một yếu tố không
thể thiếu được là tạo môi trường chữ viết cho trẻ.
2-Tạo môi trường cho trẻ làm quen chữ viết:
Việc xây dựng môi trường cho trẻ làm quen chữ viết như thế nào để phù hợp với
trẻ, gây hứng thú cho trẻ đồng thời giúp trẻ nhớ nhanh chữ cái lại đạt tính thẩm mỹ
cao quả là khó. Song tôi xin được mạnh dạn trình bày một vài kinh nghiệm nhỏ của
mình khi xây dựng môi trường cho trẻ làm quen chữ viết ở lớp tôi. Trước hết, các
mẫu chữ được trang trí lên các mảng tường hay bất cứ một biểu bảng nào trong,
ngoài lớp đều là mẫu chữ in thường mà trẻ được làm quen hàng ngày do Bộ giáo
dục và đào tạo ban hành. Chữ không quá cao với trẻ để trẻ có thể đứng mà chỉ, học
đọc những chữ cái đó. Màu sắc chữ bắt mắt, đẹp để kích thích sự chú ý của trẻ, trẻ
thích nhìn, thích xem và có sự thay đổi thường xuyên theo các chữ dạy ,từ đó trẻ


mới làm quen các chữ cái, qua đó không chỉ trong giờ học mà còn mọi lúc, mọi
nơi. Bất kể một đồ dùng, đồ vật nào có trong lớp tôi đều dán các từ chỉ tên kèm
theo.
Ví dụ: Những đồ dùng học tập của trẻ tôi cũng dán từ chỉ tên: Bút chì, kéo, hồ
dán,… hay một giá đựng vở của trẻ cũng được chia làm nhiều ngăn có dán từ vào
mỗi ngăn như vở thủ công, vở vẽ, vở tập tô,… Trẻ sẽ hàng ngày lấy sách vở đồ
dùng của mình mà làm quen với các chữ cái dán trên đó. Lâu dần thành quen, trẻ
còn có thể bập bẹ đánh vần trên những từ đó. Điều này không những giúp trẻ học
chữ cái thông qua từ mà cũng rèn ở trẻ tính ngăn nắp, gọn gàng khi cất đồ dùng
của mình đúng nơi quy định .
(Hình ảnh chụp các đồ dùng giá sách có chữ cái)
Đặc biệt làgóc học tập ở lớp tôi có rất nhiều góc mởcho trẻ được hoạt động với chữ
cái như góc : “ Bé tìm chữ … ”(Chữ theo giai đoạn trẻ đang học,theo chủ điểm)

.Trên mảng tường đó tôi cho trẻ vẽ ,tô rất nhiều hình ảnh vào 1/2 tờ giấy A4 có dán
từ chỉ tên ở dưới,ép plátic,dập lỗ treo vào các móc nhỏ gắn lên tường ,để có thể lấy
ra ,lấy vào theo chủ điểm ,hay khi thay đổi chữ khác .VD : Chủ điểm :Thế giới
thựcvật trẻ vẽ tô màu các loại cây cối ,hoa quả ,lúc nào trẻ thích trẻ có thể ra chơi ở
đó và đọc các chữ cái, chỉ các chữ cái đó theo yêu cầu ở trên…
(Hình ảnh chụp góc chữ cái)
Hoặc ở góc chơi :”Bé nào tinh mắt”cũng vậy ,trẻ được ghép các chữ cái ,các từ
theo mẫu trong bài thơ (Cá bài thơ cũng thay đổi theo chủ điểm ).VD:Trong chủ
điểm :”Động vật ” tôi cho trẻ làm quen bài thơ:”Nàng tiên ốc”,chủ điểm :”Thế giới
thực vật ” trẻ làm quen với bài thơ: “Chồi”.Tôi gắn bài thơ đó một bêncòn 1 bên tôi
để trẻ tự gắn các từ giống trong bài thơ bên cạnh và đọc ->Qua đây trẻ không
những được học các chữ cái trong từ mà trẻ còn học được cách xếp các từ từ trái
sang phải ,từ trên xuống dưới
.Hay lớp tôi còn có 1 góc gắn bảng trẻ tập viết chữ cái theo mẫu hoặc viết những
chữ cái theo ý thích rồi lại xoá đi .Với góc làm quen với toán ,với mỗibiểu tượng
toán đều có gắn từ để trẻ làm quen .VD :To nhất ,nhỏ hơn ,nhỏ nhất ,5 quả cam ,6
cái ô ,thêm vào cho đủ ,bớt đi còn …


Không chỉ ở các góc chơi ,đồ chơi của trẻ tôi mới gắn từcó chứa các chữ cáimà
ngay cả đồ dùng cá nhân của trẻ như khăn mặt ,cốc uống nước ,đĩa đựng sản phẩm
tạo hình cũng được dán tên của trẻ .Có lần tôi thấy trẻ lau mặt nhưng lại say sưa
đọc chữ cái thêu trên khăn của mình .Điều đó chứng tỏ việc xây dựng môi trường
chữ viết cho trẻ ở mọi lúc ,mọi nơi là một điều rất đáng làm ,điều này giúp trẻ nhớ
rất nhanh những chữ cái đã học .
Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là chơi mà học ,học thông qua chơi nên tôi
không thể quên được một hình thức dạy trẻ đó là :
3- Sưu tầm, sáng tạo một số trò chơi cho trẻ làm quen chữ viết:

* Trò chơi 1 :Đố trẻ biết?

Chuẩn bị: Một miếng ghép lớn có hình, xung quanh là một số miếng ghép
nhỏmiếng ghép lớnsẽ chứa một hình ảnh chính của chủ điểm. Ví dụ chủ điểm
“nghề nghiệp”, miếng ghép lớnsẽ là hình ảnh cô giáo, những miếng ghép nhỏsẽ là
hình ảnh trang phục của nghề giáo viên (có từ kèm theo) như áo dài; dụng cụ của
nghề giáo viên như bút, phấn, bảng,…
Cách chơi: Cô sẽ đưa ra mỗi câu đố hoặc một gợi ý về miếng ghép. Trẻ sẽ đoán
đúng, nở miếng ghép ra, có hình ảnh kèm theo từ có chứa chữ cái đã học, ví dụ
“cái bút” có chữ u, hay “viên phấn” có chữ â,… Trẻ nào tìm đúng chữ cái đã học
đó sẽ được thưởng một bông hoa. Khi nào tất cả các miếng ghép nhỏ được mở ra
sẽ hiện ra hình ảnh trong miếng ghép lơn là cô giáo, trẻ sẽ tìm chữ a trong từ “cô
giáo”.
(Hình ảnh minh hoạ )
Luật chơi: Một miếng ghép nhỏđoán đúng sẽ được thưởng một hoa.
Một miếng ghép lớnđoán đúng sẽ được thưởng hai hoa.
*Trò chơi 2 :Vận chuyển hàng tết :chơi ở chủ điểm “ Tết và mùa xuân ” ôn chữ
cái h-k .


Chuẩn bị : Những gói quà tết có dán từ kèm theo như bánh trưng ,kẹo ,dưa hấu ,
(Nhữngmặt hàngtrong ngày tết do cô và trẻ làm đóng gói ) kể cả những gói hàng
không chứa chữ cái h-k để trẻ có sự so sánh và tìm đúng
Cách chơi : chialàm 2 đội thi vận chuyển hàng tết,đội nào vận chuyển được nhiều
hàng có từ chứa chữcái h-k theo yêu cầu sẽ thắng cuộc .
Luật chơi :Tiếp sức
* Trò chơi 3 :”Ngôi sao may mắn” .Trò chơi này chơi ở chủ điểm : Quê hương đất nước –Bác Hồ ôn chữ cái g-y
·Chuẩn bị : máy vi tính ,các hình ảnh về các danh lam thắng cảnh của Hà Nội như
:Lăng Bác,Hồ tây,Hồ gươm,tượng đài Lý Thái Tổ,đền ngọc sơn, được lồng vào sau
hình ảnh ngôi sao 5 cánh
Cách chơi : chia thành 2 đội ngồi ghế , trên màn hình là hình ảnh 1 ngôi sao có 5
cánhcó số từ 1-5 ,trẻ sẽ chọn lần lượt từng cánh saotừ số 1đến số 5cô nhấn chuột

hiện lên hình ảnh ,trẻ sẽ lắc xắc xô để trả lời tên hình ảnh và tìm chữ g-y có trong
hình ảnh đó mỗi lần tìm đúng chữ cái g-y sẽ chuyển màu và đội đó sẽ được thưởng
1 bông hoacứ như vậy đến hết 5 cánh saothì xuất hiện cả 5 hình ảnh->trẻ sẽ nói tên
đó là các danh lam thắng cảnh của Hà Nội .
Luật chơi : Đội nào lắc xắc xô trước sẽ được quyềntrả lời
Với trẻ mẫu giáo ,đặc bệt trẻ rất thíchđược nghe kể chuyện ,đọc thơ ,đồng dao hay
hát ,múa điều đó trẻ rất thích vì vậy tôi đã sưu tầm và sáng tác 1 số bài đồng
dao,bài thơ ,bài hát để dạy trẻ phát âm chữ cái và gây hứng thú cho trẻ trong tiết
LQCV
4-Sưu tầm các bài thơ, đồng dao, câu chuyện ,bài hát cho trẻ làm quen chữ
viết:
Một số bài đồng dao mà trẻ đọc thường có những âm điệu, vần dễ nhớ mà qua đó
có chứa nhiều các chữ cái như bài: Nu na nu nống
Tôi có thể vận dụng cho trẻ ôn chữ cái n để rèn cách phát âm n rất nhiều thông qua
bài này, đồng thời sửa được ngọng cho những trẻ nói ngọng n – l.
Hay bài : “Đi cầu đi quán ”


“ Đicầu đi quánMua một đàn gà
Đi bán lợn conVề cho ăn thóc
Đi mua cái xoongMua lược chải tóc
Đem về đun nấuMua cặp cài đầu
Mua quả dưa hấuĐi mau về mau
Về biếu ông bàKẻo trời sắp tối ”
Bài đồng dao này trẻ được luyện phát âm chữ đ
Với thơ :Qua bài thơ :” Bé làm bao nhiêu nghề ”trẻ gạch chân chữ cái u-ư ở chủ
điểm : Nghề nghiệp
“ Bé làm bao nhiêu nghềChữ bệnh cho mọi người
Bé chơi làm thợ nềBé chơi làm cô nuôi
Xây nên bao nhà cửaXúc cơm cho cháu bé

Bé chơi làm thợ mỏMột ngày ở nhà trẻ
Đào nên thật nhiều thanBé làm bao nhiêu nghề
Bé chơi làm thợ hànChiều mẹ đến đón về
Nối nhịp cầu đất nướcBé lại là cái cún ”
Bé chơilàm thầy thuốc
Với mong muốn thay đổi hình thức khi cho trẻ LQCV xuyên suốt từ đầu đến cuối
là 1 câu chuyện nhằm gây hấp dẫn với trẻ ở chủ điểm :Thế giới động vật cho trẻ
LQ VCC :i-t-c tôi có kể cho trẻ nghe câu chuyện về con vịt ,đưa tranh “con
vịt”giới thiệu chữ cái i cô thực hiện như phương pháp của LQCC mới ,tới chữ t cô
lại kể tiếp chuyện vịt xuống ao kiếm ăn sau đó tối về đẻtrứng ,giới thiệu tranh“quả
trứng ” để trẻ làm quen chữ t .Rồi từ trứng vịt nở ra chú vịt con giới thiệu tranh
“chú vịt con” cho trẻ làm quen với chữ cái C . Kể cả phần trò chơi củng cố ôn
luyện cũng có trò chơi tìm thức ăn cho vịt mà thức ăn của vịt là những tranh có gắn
từ kèm theo chứa chữ:i-t-c >VD : Con giun, hạt thóc .


Bên cạnh đó tôi sáng tác bài hát mà có chứa những chữ cái đã học nhằm rèn cách
phát âm cho trẻ .VD :bài “Em thích trồng hoa ”rèn trẻ phát âm chữ cái h-k trong
chủ điểm :Thế giới thực vật .Bài hát này dựa trên nền nhạc của bài hát : “Ước mơ
xanh”
“ Em thích trồng nhiều loàihoa, với muôn loài hoa thơm .Hoa mai hoa hồng ,hoa
cúc với hoa đào đỏ thắm .Hoa sen trong đầm xanh tươi cứ mỗi chiều ngát hương
,hoa huệ trắng ngần ngát thơm vườn nhà ” Thông qua bài hát này trẻ được phát âm
h rất nhiều .
IV – KẾT QUẢ.
Với việc áp dụngnhững hình thức dạy trẻ làm quen chữ viết, trẻ lớp tôi học tập rất
sôi nổi, hứng thú, thuộc nhanh, nhớ lâu những chữ cái đã được học.
Qua khảo sát của lớp, tôi thấy 90% trẻ nhớ nhanh ,chính xác 29 chữ cái,phát âm
chính xác âm 29 chữ cái, 88% trẻ tìm nhanh ,chính xác 29 chữ cái trong từ trọn
vẹn, 87% trẻ tìm nhanh ,chính xác các chữ cái thông qua các bài thơ, câu truyện,

100% trẻ hứmg thú trong giờ học. Giờ học diễn ra vui vẻ, nhẹ nhàng, trẻ tư duy
nhanh nhẹn, linh hoạt, ngôn ngữ của trẻ phát triển tiến bộ, những câu trả lời của trẻ
rõ ràng, mạch lạc, điều này cũng góp phần cho những môn học khác đạt kết quảtốt.
Đó là về trẻ còn về bản thân, qua quá trình thực hiện, tôi cảm thấy mình được nâng
cao hơn về chuyên môn, phương pháp, đặc biệt là hình thức dạy trẻ linh hoạt, sáng
tạo, tự tin hơn.
V – BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Muốn có nhiều hình thức dạy trẻ để trẻ dễ nắm bắt được chữ cái nhanh, dễ nhớ, lâu
quên, giáo viên cần :
- Có đủ bộ chữ cái chuẩn về mẫu
- Nắm vững phương pháp dạy môn làm quen chữ viết.
- Sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả.
- Xây dựng môi trườngchữ viết đẹp, hấp dẫn,phù hợp với trẻ
- Sưu tầm các trò chơi hay,mới lạ ,hấp dẫn trẻ .


- Chịu khó tìm tòi, học hỏi, tiếp cận những điều mới lạ nhằm gây hứng thú cho trẻ.
- Có nhiều hình thứcmới, sinh động gây hấp dẫn cho trẻ.
- Dựa vào đặc điểm của trẻ ở lớp để nghiên cứu đưa ra những hình thức, phương
pháp dạy phù hợp với trẻ ở lớp mình đảm bảo tính khoa học – sư phạm.
- Rèn trẻ mọi lúc, mọi nơi.
- Làm tốt công tác tuyên truyền tới phụ huynh.
- Đặc biệt, luôn yêu nghề, mến trẻ, có tâm huyết với nghề.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏcủa tôi trong năm học vừa qua. Kinh nghiệm
đã được phổ biến cho các bạn đồng nghiệp trong trường cùng tham khảo, chắc
chắn còn rất nhiều thiếu sót, rất mong sự góp ý của cấp trên cũng như của các bạn
đồng nghiệp để tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc dạy trẻ làm quen chữ viết.
Xin chân thành cảm ơn!




×