Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.94 KB, 27 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam
Mục Lục
Mục Lục .......................................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................................2
Trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế, cùng sự bùng nổ của khoa học và công nghệ, nhu
cầu về vốn đầu tư ngày càng tăng cao. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt
Nam thì nhu cầu này càng rõ nét. Nguồn vốn đầu tư phát triển xã hội được hình thành từ nhiều
nguồn khác nhau: ngân sách nhà nước; tín dụng nhà nước; đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI,
…), các khoản hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ,… Trong đó các khoản hỗ trợ phát triển
chính thức ODA đóng góp một phần rất lớn vào tiến trình phát triển của đất nước...................2
NỘI DUNG........................................................................................3
.....................................................................................................................................................3
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN HỖ TRỢ ................................................3
PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC ODA ........................................3
...........................3
PHẦN II: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG .........................10
NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM..............................................................10
.................................................................................................................................................23
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO ....................................................23
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG .........................................................23
NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM...............................................................23
1. Nâng cao nhận thức và hiểu đúng về bản chất của ODA........................................23
ODA nên được coi là nguồn lực có tính chất bổ sung chứ không thay thế nguồn lực trong
nước đối với mọi cấp độ thụ hưởng. Cần nâng cao quền tự chủ trong huy động và sử dụng
ODA để đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành và địa phương nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn ODA..................................................................................................23
2. Sử dụng ODA có chọn lọc.......................................................................................23
ODA cần phải được sử dụng phù hợp và kết hợp hài hòa với các nguồn vốn đầu tư khác.
Thực tế, các tranh luận chính sách chính không còn là liệu có nên thu hút ODA hay không mà
vấn đề là làm cách nào để tối đa hoá các lợi ích của ODA. Do vậy, chất lượng trong thu hút


ODA sẽ quan trọng hon là số lượng ODA. Ðiều này có nghĩa là việc huy động và sử dụng
ODA cần phải căn cứ vào các yếu tố kinh tế - xã hội và phải đánh giá kỹ các lợi ích mang lại
từ việc chuyển giao vốn, kiến thức, công nghệ, kỹ năng và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. ....23
3. Đẩy nhanh tốc độ giải ngân ODA............................................................................23
Phạm Thị Mai_Tài chính công 47
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế, cùng sự bùng nổ của khoa học và
công nghệ, nhu cầu về vốn đầu tư ngày càng tăng cao. Đặc biệt đối với các nước
đang phát triển như Việt Nam thì nhu cầu này càng rõ nét. Nguồn vốn đầu tư phát
triển xã hội được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: ngân sách nhà nước; tín
dụng nhà nước; đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI,…), các khoản hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) ,… Trong đó các khoản hỗ trợ phát triển chính thức ODA đóng
góp một phần rất lớn vào tiến trình phát triển của đất nước.
Thực tế cho thấy, Việt Nam trong thời gian gần đây đã tiếp nhận, sử dụng vốn
và thực hiện các dự án ODA từ rất nhiều nhà tài trợ song phương, đa phương, các tổ
chứ phi chính phủ (NGO). Đứng đầu trong các tổ chức trên là Nhật Bản, Hàn Quốc,
Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), chiếm trên 80%
tổng số vốn ODA đã cam kết.
Theo thời gian, khối lượng vốn ODA vào Việt Nam ngày càng tăng và góp phần
không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở đất nước ta. Tuy nhiên, cũng có
năm, chúng ta chưa quản lý hiệu quả và sử dụng hết được nguồn vốn quý giá này.
Giải ngân chậm là một vấn đề mà cả Chính phủ và các nước đều quan tâm. Quản lý
và sử dụng nguồn vốn ODA vẫn còn nhiều bất cập. Do đó, một câu hỏi được đặt ra
là Việt Nam có thể thu hút được nhiều hơn và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn
ODA không? Điều này là có thể. Vậy phải cần có những giải pháp nào để nâng cao
hiệu quả quản lý và sử dụng ODA?
Chính vì để trả lời câu hỏi trên và nghiên cứu sâu thêm về ODA mà em đã chọn

đề tài: “Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam” để thực
hiện chuyên đề tự chọn của mình.
Phạm Thị Mai_Tài chính công 47
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam
NỘI DUNG

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC ODA

1. Khái niệm và quá trình phát triển của ODA
1.1. Khái niệm
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA - Official Development
Assistance) bao gồm các khoản viện trợ hoàn lại và không hoàn lại hoặc tín
dụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức liên
chính phủ,các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc, các tổ chức tài chính
quốc tế dành cho các nước đang phát triển. Nguồn vốn ODA được thực hiện
theo một cam kết hay một hiệp định vay vốn được kí giữa chính phủ nước đi
vay (nước nhận đầu tư) và chính phủ, tổ chức cho vay.
Nguồn vốn ODA và nguồn vốn FDI có mối liên hệ nhân quả và phụ thuộc
lẫn nhau. Nếu một nước kém phát triển khônh nhận được đầy đủ vốn ODA để
cải thiện các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thì cũng khó có thể thu hút được
nguồn vốn FDI và những nguồn vốn tín dụng khác để mở rộng kinh doanh.
Nhưng nếu chỉ tìm cách thu hút vốn FDI và vốn tín dụng thì không có điều kiện
để tăng trưởng nhanh sản xuất, dịch vụ và sẽ không có khả năng trả nợ vốn
ODA.
1.2. Qúa trình phát triển của ODA trên thế giới
Sau đại chiến thế giới lần thứ 2, các nước phát triển đã thỏa thuận về việc
viện trợ ưu đãi cho các nước chậm và đang phát triển. Tháng 7/1944, tại Hội

nghị tài chính tiền tệ tổ chức ở Bretton Woods (Mỹ) đã thành lập Tổ chức tài
Phạm Thị Mai_Tài chính công 47
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam
chính thế giới (nay gọi là Ngân hàng thế giới) - WB (World Bank) với mục tiêu
thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng trưởng phúc lợi của các nước, với tư cách là
một tổ chức trung
gian, một ngân hàng thực sự hoạt động chủ yếu là đi vay bằng cách phát hành
trái phiếu để rồi lại cho các nước vay lại.
Đến ngày 14/2/1960, tại Paris, đã xảy ra sự kiện quan trọng,đó là việc
thành lập Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD-Organisation for
Economic Coperation and Development). Tổ chức này đã đóng góp một phần
quan trọng nguồn ODA song phương cũng như đa phương. Các nước OECD đã
lập ra Uỷ ban phát triển (Development Assistance Commite – DAC) nhằm giúp
các nước đang phát triển phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tư. DAC
khẳng định viện trợ phát triển phải chú trọng vào hỗ trợ cho các nước nhận vốn
có được sự thay đổi chính sách và thể chế phù hợp chứ không phải chỉ đơn
thuần là cấp vốn. Điều này sẽ làm tăng hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư.
2. Đặc điểm của vốn ODA
ODA là các khoản viện trợ hoàn lại và không hoàn lại hoặc tín dụng ưu
đãi. Do vậy nó có những đặc điểm chủ yếu sau:
2.1. Tính ưu đãi:
Vốn ODA có thời gian ân hạn và hoàn trả vốn dài (khoảng 10 năm và 40
năm đối với các khoản vay từ ADB, WB và JBIC). Một phần của vốn ODA có
thể là viện trợ không hoàn lại. Phần vốn ODA hoàn lại có mức lãi suất thấp hơn
so với lãi suất vay thương mại quốc tế.
Vốn ODA chỉ được dành cho các nước đang phát triển.Các nước này có
thể nhận được vốn ODA khi đáp ứng các điều kiện nhất định. Một là, tổng sản
phẩm quốc nội thấp. Những nước có tỷ lệ GDP bình quân đầu người càng thấp

thì tỷ lệ viện trợ không hoàn lại và các điều kiện ưu đãi càng cao. Sự ưu đãi
giảm khi các nước này đạt trình độ phát triển nhất định. Hai là, mục tiêu sử
Phạm Thị Mai_Tài chính công 47
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam
dụng vốn ODA của các nước này phải phù hợp với chính sách và phương
hướng ưu tiên của các bên cho vay.
2.2 .Tính ràng buộc:
Vốn ODA thường đi kèm theo những ràng buộc về kinh tế,chính trị đối
với nước tiếp nhận. Các khoản viện trợ luôn chứa đựng hai mục tiêu thúc đẩy
sự tăng trưởng bền vững và giảm sự nghèo khó của các nước nhận viện trợ,
đồng thời nhằm mở mang thị trường tiêu thụ sản phẩm và vốn. Về lâu dài, các
nước viện trợ có lợi về an ninh,
kinh tế và chính trị khi mà kinh tế các nước nghèo tăng trưởng. Một số nước
như Bỉ, Đức, Đan Mạch cung cấp ODA kèm theo điều kiện là phải sử dụng
50% vốn để mua hàng hóa và dịch vụ tư vấn của mình. Hay như Nhật Bản quy
định vốn phải thực hiện bằng đồng Yên Nhật. Tuy nhiên, ODA có vai trò quan
trọng trong việc giải quyết một số vấn đề nhân đạo mang tính toàn cầu như:
tăng cường sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, hạn chế tốc độ gia tăng dân
số,… và tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt giàu nghèo cần nỗ lực
tham gia.
Đối với các nước viện trợ, họ sử dụng ODA nhằm khẳng định vai trò của
mình tại các nước và khu vực tiếp nhận vốn như Mỹ, Nhật Bản…để thực hiện
những ảnh hưởng chính trị với một số nước trên thế giới. Cuối những năm
1990, khi mà khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra ở châu Á, Nhật Bản đã quết
định tài trợ một khoản rất lớn để giúp các nước chịu ảnh hưởng vượt qua khó
khăn. Nhật Bản dành 15 tỷ USD cho các nhu cầu vốn ngắn hạn với lãi suất thấp
và dành 15 tỷ USD cho mậu dịch và đầu tư có nhân nhượng trong vòng 3 năm.
Các nước Đông Nam Á chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại và đầu tư của Nhật

Bản. Do đó lấy lại sự ổn định của các nước này cũng chính là củng cố thị
trường quan trọng của Nhật Bản.
Tính ràng buộc của ODA còn được thể hiện qua mục đích sử dụng. Mỗi
một thỏa thuận hay hiệp định vay vốn đều dành cho một lĩnh vực đầu tư cụ thể,
Phạm Thị Mai_Tài chính công 47
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam
nước tiếp nhận ODA không thể tùy tiện thay đổi. Nếu không tuân thủ những
quy định nhăm đảm bảo mục tiêu thì thỏa thuận vay vốn có thể bị bên cho vay
đơn phương hủy bỏ.
2.3. Có khả năng gây ra gánh nặng nợ nần cho nước tiếp nhận:
Trong thời gian đầu tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, yếu tố nợ nần thường chưa
xuất hiện do những điều kiện vay ưu đãi. Một số nước đi vay chủ quan với
nguồn vốn này và không sử dụng một cách có hiệu quả. Do vậy, mặc dù đã sử
dụng một lượng vốn lớn nhưng lại không tạo ra được những điều kiện tương
ứng để phát triển kinh tế (không thu hút vốn FDI và các nguồn vốn khác cho
sản xuất, kinh doanh). Nước đi vay đã không trả được lãi và vốn vay ODA theo
đúng cam kết và để lại gánh nặng nợ nước ngoài cho thế hệ sau. Do đó, nước đi
vay trước khi tiếp nhận vốn ODA thì cần phải kết hợp với chính sách thu hút
các nguồn vốn khác để chúng hỗ trợ nhau nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế.
3. Phân loại nguồn vốn ODA
3.1. Theo tính chất:
- Viện trợ hoàn lại.
- Viện trợ không hoàn lại.
- Viện trợ hỗn hợp.
3.2. Theo mục đích:
- Hỗ trợ cơ bản: sử dụng cho đâu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội
và môi trường. Đây thường là các khoản vay ưu đãi.
- Hỗ trợ kỹ thuật: sử dụng cho chuyển giao tri thức, công nghệ, xây dựng

năng lực, nghiên cứu cơ bản… Đây thường là các khoản viện trợ không hoàn
lại.
3.3. Theo tính ràng buộc: ODA ràng buộc và không ràng buộc.
3.4. Theo hình thức thực hiện:
Phạm Thị Mai_Tài chính công 47
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam
- Theo dự án: là hình thức chủ yếu, vốn ODA được thực hiện theo những dự
án cụ thể.
- Phi dự án: hỗ trợ cho cán cân thanh toán bằng cách hỗ trợ tài chính trực
tiếp thông qua tiền tệ, hàng hóa; hỗ trợ để trả nợ và hỗ trợ theo các chương
trình.
4. Những xu hướng mới của ODA trên thế giới
4.1. Ngày càng có thêm các cam kết quan trọng
Vấn đề hỗ trợ trực tiếp cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực phát
triển xã hội ngày càng trở thành mối quan tâm đặc biệt và lâu dài của các nước
DAC. Nó không còn là vấn đề của riêng quốc gia nào mà đã trở thành vấn đề
của toàn thế giới. Do đó mà nhiều cam kết quan trọng đã được ký kết tại các hội
nghị quốc tế. Tại Hội nghị cấp cao thế giới về phát triển xã hội năm 1995, chính
phủ các nước đã tự nguyện cam kết Thỏa thuận 2020. Theo thỏa thuậ này thì
các nước nhận viện trợ phải cam kết dành 20% vốn viện trợ cho các chi tiêu
công cộng, dịch vụ cơ bản. Tháng 6/1997, tại phiên họp đặc biệt của Đại hội
đồng Liên Hiệp Quốc, các nước DAC đã cam kết dành 0,7% GNP của mình để
viện trợ.
4.2. Phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường
Trong điều kiện môi trường sống của con người trên trái đất ngày một xấu
đi do chính con người gây ra thì vấn đè bảo vệ môi trường trở thành lĩnh vực
được ưu tiên viện trợ của một số nước như Nật Bản. Các tổ chức tài chính quốc
tế như WB, ADB cũng đã điều chỉnh chính sách viện trợ ưu tiên cho những hoạt

động bảo vệ môi trường.
4.3. Cạnh tranh giữa các nước đang phát triển trong thu hút vốn ODA ngày
một tăng
Mặc dù các nước DAC đã cam kết dành 0,7% GNP của mình để viện trợ
song chưa có nước nào thực hiện được cam kết này,nhiều nhất cũng chỉ khoảng
0,35% (Mỹ, Nhật Bản). Lượng vốn ODA có xu hướng giảm trong khi nhu cầu
Phạm Thị Mai_Tài chính công 47
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam
về vốn của các nước đang phát triển tăng cùng với những vấn đề mới nảy sinh
trên thế giới đòi hỏi được hỗ trợ để giải quyết. Điều này tất yếu dẫn đến sự cạnh
tranh giữa các nước đang phát triển nhằm thu hút nguồn vốn hỗ trợ.
5. Vai trò của ODA đối với nước tiếp nhận
5.1. Nguồn vốn bổ sung quan trọng cho các nước đang phát triển
Một thách thức lớn đối với các quốc gia đang phát triển là khi thực hiệ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa thì đều cần một lượng vốn lớn. Nguồn lực trong nước
còn hạn chế không thể đáp ứng được nhu cầu về vốn đầu tư, do đó cần thiết
phải huy động vốn từ nước ngoài.
5.2. Phát triển các nguồn lực
Thông qua viện trợ mà nước nhận đầu tư có cơ hội tiếp cận với công nghệ
sản xuất hay quản lý tiên tiến. Đặc biệt phát triển nguồn nhân lực giữ vai trò
then chốt trong phát triển kinh tế của một quốc gia, nên các nhà tài trợ rất chú
trọng ưu tiên cho lĩnh vực này. Họ thường quan tâm đến việc đào tạo nhân sự
tham gia vào quản lý nhà nước nhằm nâng cao năng lực quản lý cho họ. Đầu tư
nguồn nhân lực mang lại hiệu quả lâu dài trong quá trình phát triển.
5.3 Góp phần thu hút FDI và các nguồn vốn đầu tư khác
Vốn ODA được sử dụng chủ yếu vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng và
xã hội. Đây là những lĩnh vực có nhu cầu vốn lớn nhưng khả
năng sinh lời thấp nên không thu hút các nhà đầu tư trực

tiếp nước ngoài. Mục đích của họ là tìm kiếm lợi nhuận nên
họ sẽ quan tâm đến những nước có môi trường đầu tư thuận
lợi.Vì vậy mà để thu hút các nhà đầu tư thì trước hết cần có
cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt, chính sách thông
thoáng, cởi mở và ổn định. Nếu được tiếp nhận và sử dụng có
hiệu quả vốn ODA thì sẽ xây dựng được môi trường đầu tư
thuận lợi, thu hút các nguồn vốn khác và tạo điều kiện cho
Phạm Thị Mai_Tài chính công 47
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam
các nguồn vốn đó với nguồn vốn trong nước phát huy hiệu
quả.
5.4. Nâng cao trình độ quản lý của cán bộ Nhà nước
Nhu cầu về vốn đầu tư được đáp ứng và sử dụng hiệu
quả thì sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Khi
đó đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước để đảm
bảo sự phát triển, buộc các cán bộ Nhà nước phải nâng cao
năng lực, trình độ quản lý phục vụ cho nền kinh tế.

Phạm Thị Mai_Tài chính công 47
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam
PHẦN II: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG
NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM

1. Thực trạng thu hút nguồn vốn ODA ở Việt Nam
Với một quốc gia đang phát triển rất nhanh như Việt Nam,
nhu cầu vốn rất lớn. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức

ODA là một trong những nguồn vốn đầu tư phát triển quan
trọng đối với Việt Nam. Trước đây,Việt Nam nhận được hai
nguồn vốn ODA song phương chủ yếu, một từ các nước
thuộc tổ chức SEV (Hội đồng tương trợ kinh tế), trong đó chủ
yếu là từ Liên Xô (cũ). Đây là một nguồn viện trợ không nhỏ
và có ý nghĩa quan trọng nhất cả về nội dung, quy mô và
chất lượng, cũng như giá cả, điều kiện tín dụng… Khoản viện
trợ này đã giúp chúng ta xây dựng một số ngành quan trọng
nhất của sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế.
Nguồn viện trợ ODA thứ hai từ các nước DAC và một số nước khác, chủ
yếu là Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy, Pháp, Ấn Độ… Nguồn ODA
này đã có ý nghĩa tích cực trên một số mặt trong sự nghiệp phát triển kinh tế và
xã hội của Việt Nam.
Kể từ khi nối lại quan hệ với các nhà tài trợ (từ tháng 11-1993), Việt Nam
đã đón nhận được sự cam kết và viện trợ vốn ODA của nhiều quốc gia và tổ
chức quốc tế, trở thành điểm đến hấp dẫn đối với ODA cho phát triển kinh tế xã
hội.
Trong thời kì 1993 - 2007,Việt Nam đã đạt được những kết
quả ấn tượng trong thu hút và sử dụng vốn ODA. Theo thống
kê, số vốn ODA các nhà tài trợ cam kết cho Việt Nam là 37 tỷ
Phạm Thị Mai_Tài chính công 47
10

×