Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện đà nẵng năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 102 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ ĐẢM

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG
NĂM 2013
LUẬN ÁN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

HÀ NỘI - NĂM 2015


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ ĐẢM

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG
NĂM 2013
LUẬN ÁN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 62.72.04.12
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,


các so61b liệu và kết quả trong luận án là trung thực và chưa được công bố
trong các công trình khác.
Học viên

Trần Thị Đảm


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ và sự góp ý tận tình của quý thầy cô trường Đại học
Dược Hà Nội
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành
nhất đến TS. Nguyễn Thị Thanh Hương đã dành nhiều thời gian và tâm huyết
hướng dẫn nghiên cứu để tôi hoàn thành luận án tốt nghiệp Dược sĩ chuyên
khoa cấp II
Tôi xin chân thành cám ơn thầy cô trong ban Giám hiệu, phòng Sau đại
học, Bộ môn Quản lý và kinh tế dược – trường Đại học Dược Hà Nội, đặc
biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi học
tập và hoàn thành tốt chương trình học tập.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp,
anh chị em khoa Dược – bệnh viện Đà Nẵng đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi về
thời gian cũng như trong quá trình thu thập số liệu để viết luận án.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thành luận án bằng tất cả sự
nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong nhận được những đóng ghóp quý báu của quý thầy cô, các anh
các chị và các bạn đồng nghiệp.
Hà nội, ngày 25 tháng 05 năm 2015
Học viên

Trần Thị Đảm



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 13
Chương I. TỔNG QUAN ............................................................................ 3
1.1. Thực trạng sử dụng thuốc ở Việt Nam ................................................. 3
1.1.1. Thị trường Dược phẩm Việt Nam trong những năm gần đây .......... 3
1.1.2. Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam ................ 4
1.2. Thực trạng sử dụng kháng sinh trên thế giới và ở Việt Nam trong
những năm gần đây ...................................................................................... 7
1.2.1. Thực trạng sử dụng kháng sinh trên thế giới .................................. 7
1.2.3 Thực trạng sử dụng thuốc ở bệnh nhân điều trị ngoại trú tại các bệnh
viện........................................................................................................ 13
1.3. Một số phương pháp phân tích dữ liệu về sử dụng thuốc và ứng
dụng............................................................................................................. 15
1.3.1. Phương pháp phân tích dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc ............... 15
1.3.1.1. Phương pháp phân tích ABC ................................................. 15
1.3.1.2. Phương pháp phân tích nhóm điều trị. ................................... 17
1.3.1.3. Phân tích sống còn, thiết yếu và không thiết yếu (VEN) ......... 17
1.3.1.4. Phân tích kháng sinh sử dụng tại bệnh viện Đà Nẵng năm 2013
theo phương pháp liều xác định hàng ngày (DDD) ............................ 18
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu chỉ số ................................................... 19
1.4. Vài nét về bệnh viện Đà Nẵng ............................................................. 22
1.4.1. Sơ đồ tổ chức bệnh viện Đà Nẵng ................................................ 22
1.4.2. Quá trình hình thành và phát triển ................................................ 22
1.4.3. Chức năng, nhiệm vụ ................................................................... 23
1.4.3.1. Khám và chữa bệnh ............................................................... 23
1.4.3.2. Đào tạo cán bộ y tế ................................................................ 23



1.4.3.3. Nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến ............................ 24
1.3.2.4. Công tác chỉ đạo tuyến .......................................................... 24
1.4.4. Cơ cấu nhân lực và tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện Đà
Nẵng năm 2013. .................................................................................... 25
1.4.4.1. Cơ cấu nhân lực của bệnh viện Đà Nẵng năm 2913 .............. 25
1.4.5. Khoa Dược bệnh viện Đà Nẵng. .................................................. 26
1.4.5.1. Cơ cấu nhân lực khoa Dược .................................................. 26
1.4.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược. ................................... 27
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 29
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................... 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................. 29
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................ 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 29
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................... 29
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu. ...................................................... 29
2.2.2.1. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng tại bệnh viện Đà nẵng
năm 2013............................................................................................ 29
2.2.2.2. Sử dụng kháng sinh trong điều trị nội trú............................... 30
2.2.2.3. Sử dụng thuốc ở BN điều trị ngoại trú được BHYT chi trả từ
tháng 4 đến tháng 6 năm 2013. .......................................................... 30
2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu........................................ 31
2.2.3.1. Phương pháp phân tích ABC ................................................. 31
2.2.3.2. Phân tích nhóm điều trị ......................................................... 31
2.2.3.3. Phân tích cơ cấu tiêu thụ thuốc bằng phương pháp EN ......... 32
2.2.4. Các chỉ số nghiên cứu: ................................................................. 33
2.2.4.1. Các bước tính DDD ............................................................... 33
2.2.4.2. Các biến số nghiên cứu.......................................................... 33
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 39



3.1. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Đà Nẵng
năm 2013 ..................................................................................................... 39
3.1.1. Tỷ lệ giá trị tiền thuốc sử dụng so với tổng kinh phí bệnh viện .... 39
3.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện theo nhóm tác dụng
dược lý .................................................................................................. 40
3.1.3. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ ............. 44
3.1.4. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo các thuốc đơn – đa thành
phần. ...................................................................................................... 45
3.1.5. Cơ cấu các thuốc mang tên gốc – biệt dược trong nhóm thuốc đơn
thành phần. ............................................................................................ 45
3.1.6. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích
ABC/EN ................................................................................................ 46
3.1.6.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích
ABC.................................................................................................... 46
3.1.6.2. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân loại E-N ............. 47
3.1.6.3. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng năm 2013 theo ma
trận ABC/EN ...................................................................................... 48
3.1.5.4. Phân tích các thuốc không thiết yếu có trong danh mục thuốc
sử dụng............................................................................................... 50
3.1.7. Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Đà Nẵng năm
2013 theo phương pháp phân tích DDD. ................................................ 51
3.2. Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị nội trú tại
bệnh viện Đà Nẵng năm 2013. ................................................................... 55
3.2.1. Các chỉ số nghiên cứu tổng quát................................................... 55
3.2.2. Các nhóm kháng sinh được sử dụng cho bệnh nhân trong điều trị
nội trú .................................................................................................... 56
3.2.3. Đặc điểm sử dụng của phác đồ kháng sinh đầu tiên ..................... 58
Mục đích sử dụng của phác đồ kháng sinh đầu tiên............................ 58



3.2.3.1. Sử dụng các phác đồ kháng sinh đầu tiên dùng với mục đích dự
phòng ngoại khoa ............................................................................... 58
3.2.4. Sự liên quan giữa thời điểm sử dụng kháng sinh và thời điểm phẫu
thuật đối với kháng sinh dự phòng ......................................................... 59
3.2.4.1.Các loại kháng sinh khởi đầu được sử dụng cho dự phòng phẫu
thuật ................................................................................................... 59
3.2.4.2. Sử dụng kháng sinh khởi đầu với mục đích điều trị ................ 61
3.3. Phân tích sử dụng thuốc ở bệnh nhân điều trị ngoại trú được BHYT
chi trả. ......................................................................................................... 62
3.3.1. Thực hiện quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú ........................ 62
3.3.2. Các chỉ số tổng quát về sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú ..... 63
3.3.3. Sự phân bố số thuốc trong 1 đơn .................................................. 64
3.3.4. Phân tích sử dụng kháng sinh, vitamin, thuốc tiêm và sử dụng
thuốc nằm trong danh mục thuốc bệnh viện trong kê đơn điều trị ngoại trú
.............................................................................................................. 65
3.3.5. Chi phí trung bình một đơn thuốc ................................................ 65
3.3.6. Phối hợp kháng sinh trong kê đơn thuốc. ..................................... 66
3.3.7. Các loại kháng sinh được phối hợp .............................................. 66
3.3.8. Sử dụng các thuốc bổ trợ trong kê đơn ......................................... 67
3.3.9. Tương tác thuốc trong kê đơn ...................................................... 67
3.3.9.1. Tỷ lệ đơn có tương tác. .......................................................... 67
3.3.9.2. Các cặp tương tác có trong đơn. ............................................ 68
BÀN LUẬN ................................................................................................. 69
1. Giá trị tiền thuốc sử dụng................................................................... 69
2. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo phân nhóm điều trị .......................... 69
3. Cơ cấu và giá trị theo nguồn gốc xuất xứ ........................................... 71
4. Cơ cấu thuốc đơn thành phần – đa thành phần. .................................. 72
5. Cơ cấu thuốc theo phương pháp phân tích ABC................................. 72



6. Cơ cấu thuốc theo phân tích ABC/EN ................................................ 73
7. Đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điều trị nội trú tại bệnh viện Đà
Nẵng năm 2013 ..................................................................................... 74
8. Đặc điểm của phác đồ kháng sinh đầu tiên......................................... 75
9. Hoạt động sử dụng thuốc ngoại trú cho BN được BHYT chi trả ....... 78
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................................ 80
KẾT LUẬN ................................................................................................. 80
ĐỀ XUẤT.................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
AHFS

Tiếng Anh

Tiếng Việt

American Hospital

Hướng dẫn phác đồ điều trị

Formulary servise

trong các bệnh viện Mỹ

BHYT

Bảo hiểm y tế


BV

Bệnh viện

BYT

Bộ Y Tế

DMTBV

Danh mục thuốc bệnh viện

DMT

Danh mục thuốc

DSLS

Dược sỹ lâm sàng

KS

Kháng sinh

HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị
International


INN

nonproprietary

Thuốc gốc quốc tế

names
GDP

Gross Domestic
Products

Tổng thu nhập quốc dân

TCY

Thuốc chủ yếu

TTY

Thuốc thiết yếu

TW

Trung ương

WHO

WTO


World Health
Organization
World Trade
Organization

Tổ chức y tế thế giới

Tổ chức thương mại thế giới

USD

Đô la Mỹ

VND

Việt Nam Đồng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
1.1.

Tên bảng

Trang

Số liệu về sử dụng thuốc giai đoạn 2003 – 2011

3


1.2.

Bốn nhóm tác dụng dược lý có SĐK nhiều nhất

4

năm 2011
1.3.

Chi phí tiền thuốc tại các bệnh viện Việt Nam năm

5

2010
1.4.

Cơ cấu sử dụng thuốc của 5 nhóm tác dụng dược lý

6

năm 2010
1.5.

Tình hình sử dụng kháng sinh ở các nước châu Âu

10

1.6.


Phân tích sử dụng thuốc trong bệnh viện theo nhóm

10

tác dụng Dược lý 2009 – 2010
1.7.

Tỷ lệ sử dụng kháng sinh ở các tuyến bệnh viện

11

1.8.

Số thuốc trung bình cho 1 bệnh nhân ngoại trú

13

1.9.

Tỷ lệ đơn thuốc có kháng sinh

13

1.10.

Phân tích ABC tại 3 bệnh viện

16

1.11.


DDD của 1 số thuốc kháng sinh theo WHO

19

1.12.

Các chỉ số sử dụng thuốc cơ bản

20

1.13.

Các chỉ số sử dụng bổ sung

21

1.14.

Cơ cấu nhân lực bệnh viện Đà Nẵng năm 2013.

25

1.15.

Hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện Đà nẵng

25

2011-2012.

1.16.

Cơ cấu nhân lực khoa Dược BV Đà Nẵng

26

2.17.

Các bước tiến hành tính số DDD

33


2.18.

Các biến số nghiên cứu

33

3.19.

Giá trị tiền thuốc sử dụng tại bệnh viện Đà Nẵng

39

năm 2013
3.20.

Cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo nhóm tác dụng


40

dược lý
3.21.

Cơ cấu và kinh phí sử dụng các nhóm kháng sinh

42

3.22.

Cơ cấu và kinh phí sử dụng các thuốc thuộc nhóm β

43

– Lactam
3.23.

Cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo nguồn gốc xuất xứ

44

3.24.

Cơ cấu và giá trị thuốc đơn thành phần – đa thành

45

phần
3.25.


Cơ cấu và giá trị thuốc mang tên gốc biệt dược

46

trong nhóm thuốc đơn thành phần
3.26.

Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp ABC

46

3.27.

Kết quả phân tích danh mục thuốc theo phân loại

47

E-N
3.28.

Kết quả ma trận ABC/EN năm 2013

48

3.29.

Phân tích các thuốc thuộc nhóm AN

50


3.30.

Định lượng tiêu thụ theo DDD các nhóm thuốc

53

kháng sinh sử dụng tại bệnh viện Đà Nẵng năm
2013
3.31.

Định lượng tiêu thụ theo DDD nhóm β-lactam

54

3.32.

Các chỉ số tổng quát sử dụng KS cho BN điều trị

55

nội trú
3.33.

Tỷ lệ các nhóm kháng sinh được sử dụng trong điều

56

trị nội trú
3.34.


Phân bố mục đích sử dụng của phác đồ kháng sinh
đầu tiên

58


3.35.

Phân bố các phác đồ kháng sinh đầu tiên dùng với

58

mục đích
3.36.

Mối liên quan giữa thời điểm sử dụng KS và thời

59

điểm phẫu thuật đối với KS dự phòng
3.37.

Phân bố kháng sinh khởi đầu cho dự phòng phẫu

59

thuật
3.38.


Phân bố kháng sinh khởi đầu dùng với mục đích

61

điều trị
3.39.

Các tiêu chí về quy chế kê đơn trong điều trị ngoại

62

trú
3.40.

Các chỉ số tổng quát về sử dụng thuốc trong điều trị

63

ngoại trú
3.41.

Các chỉ số nghiên cứu sử dụng kháng sinh, vitamin,

65

thuốc tiêm và DMTBV trong điều trị ngoại trú
3.42.

Chi phí trung bình một đơn thuốc


65

3.43.

Phối hợp kháng sinh trong kê đơn thuốc

66

3.44.

Các loại kháng sinh được phối hợp

66

3.45.

Tỷ lệ đơn thuốc có kê các thuốc có tác dụng bổ trợ

67

3.46.

Tỷ lệ đơn có tương tác

67

3.47.

Các cặp tương tác thuốc có trong đơn


68


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Số hiệu hình
Tên hình và đồ thị
và đồ thị
1.1.
Tỷ lệ kinh phí mua thuốc khối BV công lập–tư

Trang
5

nhân năm 2010
1.2.

10 hoạt chất có chi phí lớn nhất năm 2011

12

1.3.

Sơ đồ tổ chức bệnh viện Đà Nẵng

22

3.4.

Tỷ trọng tiền thuốc sử dụng trong tổng kinh phí


40

bệnh viện.
3.5.

Tỷ lệ theo khoản mục thuốc và giá trị các hạng A,

47

B, C.
3.6.

Tỷ lệ theo khoản mục thuốc và chi phí các nhóm

48

E, N
3.7.

Kết quả ma trận ABC/EN theo giá trị sử dụng

49

3.8.

Kết quả ma trận ABC/EN theo số khoản mục

49

thuốc

3.9.

Biểu đồ tỷ lệ % theo giá trị sử dụng các hoạt chất

51

nhóm AN
3.10.

Số thuốc phân bố trong 1 đơn

64


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viện là cơ sở khám, chữa bệnh chủ yếu hiện nay và là nhân tố đầu
tiên trong hệ thống y tế ghóp phần hoàn thành mục tiêu chăm sóc sức khỏe
toàn dân. Lượng thuốc tiêu thụ tại các bệnh viện chiếm khoảng 50% tổng
lượng thuốc tiêu thụ trong cả nước và không ngừng tăng về mặt giá trị qua
các năm: tổng kinh phí mua thuốc ở các bệnh viện trên cả nước năm 2011 là
18.500 tỷ đồng, tăng 26,7% so với năm 2010[3]. Theo kết quả khảo sát của
Cục quản lý Dược năm 2010, tỷ lệ giữa chi phí tiền thuốc sử dụng so với tổng
chi phí thường xuyên của các bệnh viện ở Việt Nam là 58%[42], trong khi đó
tỷ lệ này tại các bệnh viện tuyến tỉnh là 70,10%[42]. Mặt khác nguồn ngân
sách cấp cho bệnh viện rất hạn chế, các bệnh viện phải tự chịu trách nhiệm về
tài chính theo nghị định 43/06/NĐ – CP ngày 25/4/2006 của chính phủ[15].
Điều này đặt ra thách thức cho HĐT&ĐT, khoa Dược bệnh viện luôn phải cân
đối giữa nhu cầu và chi phí của bệnh viện để tránh lãng phí và đảm bảo kịp
thời cho nhu cầu điều trị.
Tuy nhiên công tác sử dụng thuốc tại các bệnh việnvẫn còn nhiều bất

cập: sử dụng thuốc bất hợp lý, lạm dụng biệt dược, các thuốc kháng sinh,
vitamin trong kê đơn và điều trị còn diễn ra phổ biến, chi phí cho sử dụng
thuốc chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí của bệnh viện [1]. Theo kết quả khảo
sát của Cục Quản lý Khám chữa bệnh trên 1018 bệnh viện viện trong cả nước
năm 2010, các thuốc kháng sinh chiếm 37,70%, các thuốc vitamin chiếm
6,50% tổng chi phí mua thuốc của bệnh viện [3]. Nghiên cứu về thực trạng
thanh toán thuốc BHYT trong cả nước năm 2010 cho thấy trong tổng số 30
hoạt chất có giá trị thanh toán nhiều nhất (chiếm 43,7% tiền thuốc BHYT), có
đến 10 hoạt chất thuộc nhóm kháng sinh, chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm tỷ lệ
21,92% tổng số tiền thuốc BHYT)[18]. Đó là một trong những nguyên nhân


làm tăng chi phí cho người bệnh, giảm chất lượng chăm sóc sức khỏe và uy
tín của bệnh viện. Vì vậy hoạt động sử dụng thuốc tại bv đóng vai trò hết sức
quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức
khỏe toàn diện cho người dân.
Bệnh viện Đà Nẵng là bệnh viện đa khoa hạng một trực thuộc Sở y tế,
với quy mô và chức năng quan trọng của bệnh viện, cùng với nhu cầu khám
chữa bệnh ngày càng tăng của người dân hiện nay, công tác sử dụng thuốc cần
được chú trọng, trong đó việc đánh giá hoạt động sử dụng thuốc là hết sức cần
thiết. Với mong muốn góp phần tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và
hiệu quả cho bệnh viện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ‘‘Phân tích
thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện Đà Nẳng năm 2013’’, với ba mục
tiêu:
- Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Đà Nẵng năm
2013.
- Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị nội trú tại bệnh
viện Đà Nẵng năm 2013.
- Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú được BHYT chi trả tại
bệnh viện Đà Nẵngtừ tháng 4 đến tháng 6 năm 2013.


2


Chương I

TỔNG QUAN
1.1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC Ở VIỆT NAM
1.1.1. Thị trường Dược phẩm Việt Nam trong những năm gần đây
Việt Nam đang trên đà phát triển trở thành một nước công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, là một trong những nền kinh tế nóng, có tốc độ tăng trưởng cao
trong khu vực và trên thế giới: tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm
2009 là 5,32%, năm 2010 là 6,78% và năm 2011 là 5,89%[5]. Cùng với sự
phát kinh tế của đất nước, thị trường Dược phẩm Việt Nam tăng trưởng với
tốc độ cao, tương đối ổn định, theo dự báo trong 5 năm từ 2009 – 2014 sẽ
tăng trưởng từ 17% – 19% và đã đạt mức 2,4 tỷ USD vào năm 2011, tăng
27% so với năm 2010 (đạt 1,9 tỷ USD)[14].
Bảng 1.1. Số liệu về sử dụng thuốc giai đoạn 2003 – 2011[3].
Tổng giá trị

Trị giá thuốc

Năm tiền thuốc SD SX trong nước

Trị giá thuốc

Tiền thuốc bình

nhập khẩu


quân đầu người

(1.000 USD)

(1.000 USD)

(1.000 USD)

(USD/người)

2003

608.699

241.870

451.352

7,6

2004

707.535

305.950

600.995

8,6


2005

817.396

395.157

650.180

9,85

2006

956.353

475.403

710.000

11,23

2007

1.136.353

600.630

810.711

13,39


2008

1.425.657

715.435

923.288

16,45

2009

1.696.135

831.205

1.170.828

19,77

2010

1.913.661

919.039

1.252.572

22,25


2011

2.383.939

1.140.000

1.527.000

27,6

3


Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng liên tục tăng qua các năm, trong vòng 9
năm từ năm 2003 – 2011, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tăng lên 4 lần: từ 608
triệu USD năm 2003 lên 2,4 tỷ USD năm 2011. Tiền thuốc bình quân đầu
người năm 2011 đạt mức 27,6 USD, gấp 4 lần so với năm 2003 (tiền thuốc
bình quân bình quân đầu người là 7,6 USD). Qua đó cho thấy nhu cầu được
chăm lo, đảm bảo sức khỏe của nhân dân ngày càng tăng lên, do vậy ngành y
tế càng cần phải nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu này.
Đặc biệt các thuốc sản xuất trong nước ngày càng đáp ứng được nhu
cầu của các tầng lớp nhân dân, các mặt hàng ngày càng trở nên phong phú, đa
dạng về số lượng chủng loại. Năm 2011, nước ta đã sản xuất được 524 hoạt
chất với tổng số 13.268 thuốc phân phối ở các nhóm bệnh, qua đó góp phần
đảm bảo nhu cầu bình ổn thuốc thiết yếu và bình ổn thị trường thuốc tại Việt
Nam, giảm áp lực và làm đối trọng với các thuốc nhập khẩu[7]. Ta có bảng
phân loại 4 nhóm tác dụng dược lý có số thuốc đăng ký nhiều nhất (đối với
các thuốc sản xuất trong nước) năm 2011.
Bảng 1.2. Bốn nhóm tác dụng dược lý có SĐK nhiều nhất năm 2011[7].
TT


Nhóm dược lý

Số đăng ký

1

Chống nhiễm khuẩn - ký sinh trùng

2691

2

Hạ nhiệt - giảm đau - chống viêm phi steroid

1528

3

Vitamin và thuốc bổ

1191

4

Thuốc đường hô hấp

447

Số liệu cho thấy nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn vẫn là nhóm thuốc có

số lượng đăng ký cao nhất (với 2691 SĐK), điều này cho thấy nhu cầu sử
dụng kháng sinh ở Việt Nam vẫn còn rất cao.
1.1.2. Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam
Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh chủ yếu hiện nay, lượng thuốc tiêu
thụ tại các bệnh viện chiếm khoảng 50% lượng thuốc tiêu thụ trong cả
nước. Tổng kinh phí mua thuốc của 1018 bệnh viện trên cả nước (năm
4


2010) là khoảng 15.000 tỷ đồng, trong đó 92% kinh phí là ở khối bệnh viện
công lập[2].

Hình 1.1. Tỷ lệ kinh phí mua thuốc khối BV công lập–tư nhân năm 2010
Theo báo cáo đánh giá Chính sách Thuốc Quốc gia của Cục Quản lý
DượcViệt Nam phối hợp với Viện Chiến lược và Chính sách y tế, hỗ trợ bởi
Tổ chức Y tế thế giới (NMP Assessment Report, Level I and II Survey, WHO,
HSPI and DAV) thì năm 2010 tại các bệnh viện ở Việt Nam có chi phí tiền
thuốc so với tổng chi phí thường xuyên của bệnh viện lên đến 58% [42]
Bảng 1.3. Chi phí tiền thuốc tại các bệnh viện Việt Nam năm 2010
Chỉ số
% tiền chi cho thuốc/ tổng chi
của bệnh viện
% tiền chi cho thuốc nhập
ngoại /tổng tiền chi cho thuốc

BV tuyến
TW

BV tuyến
tỉnh


BV tuyến Tỷ lệ
huyện
chung

64,4

70,1

53,0

58,0

93,9

76,7

39,2

52,2

Tỷ lệ phần trăm tiền chi cho thuốc nhập ngoại/ tổng tiền chi cho thuốc ở 3
tuyến bệnh viện có sự khác biệt nhau rất rõ ràng. Ở các bệnh viện tuyến TW, tỷ
lệ này là 93,9%, điều đó phần nào phản ánh một điều là các công ty trong nước
mới chỉ sản xuất được các thuốc điều trị thông thường, dạng bào chế đơn giản,
chưa sản xuất được các thuốc chuyên khoa sâu – các loại thuốc này được dùng
chủ yếu ở tuyến trung ương – tuyến cuối cùng, nơi có bệnh nhân bệnh nặng.
Trong khi đó tỷ lệ này ở bệnh viện tuyến huyện là 39,2%, điều đó chứng tỏ các
5



bệnh viện tuyến huyện là nơi khám chữa bệnh tuyến cơ sở và thường chỉ điều
trị các bệnh thông thường, bệnh ở giai đoạn nhẹ cho người dân.
Theo khảo sát của Cục Quản lý khám chữa bệnh tiến hành trên 1018
bệnh viện trong cả nước năm 2010, kết quả 5 nhóm tác dụng dược lý có giá trị
sử dụng chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng kinh phí sử dụng của bệnh viện[2].
Bảng 1.4. Cơ cấu sử dụng thuốc của 5 nhóm tác dụng dược lý năm 2010
TT

Nhóm thuốc

Tiền thuốc
(1000 VNĐ)

Tỷ lệ %

1

Kháng sinh

5.178.820.866

37,7

2

Vitamin

645.924.159


4,7

3

Dịch truyền

1.122.417.724

8,2

4

Corticoid

371.084.542

2,7

5

Thuốc giảm đau, chống viêm
không steroid

2.495.777.610

18,2

13.727.772.452

100


Tổng số tiền thuốc đã sử dụng

Theo kết quả khảo sát, nhóm kháng sinh có giá trị sử dụng cao nhất
chiếm tỷ lệ 37,7%, bằng 1/3 tổng kinh phí sử dụng thuốc, tiếp đến là là các
nhóm thuốc giảm đau, chống viên không steroid (chiếm tỷ lệ 18,2%), nhóm
dịch truyền (chiếm tỷ lệ 8,2%), nhóm vitamin (chiếm tỷ lệ 4,7%) và nhóm
corticoid (chiếm tỷ lệ 2,7%).
Nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương và cộng sự năm 2009 trên 38 bệnh
viện đa khoa (7 bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, 14 bệnh viện đa khoa
tuyến tỉnh và 17 bệnh viện đa khoa tuyến quận/ huyện) đại diện cho 6 vùng
trên cả nước cũng cho kết quả tương tự với tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh
ở 3 tuyến bệnh viện trung bình là 32,5%, trong đó cao nhất là ở các bệnh viện
tuyến huyện (43,1%) và thấp nhất là ở các bệnh viện tuyến trung ương
(25,7%)[33]
Tại một số bệnh viện chuyên khoa tuyến trung ương có đến hơn 50% giá

6


trị tiền thuốc sử dụng phân bố cho nhóm kháng sinh. Tại bệnh viện Da Liễu
trung ương, nhóm kháng sinh chiếm đến 52,2% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng
(năm 2009)[6], đặc biệt tỷ lệ này lên đến 70,3% tại bệnh viện Phổi trung ương
(năm 2011)[24]và 89% tại bệnh viện Nhi thành phố Hồ Chí Minh (năm
2010)[27].
Theo một nghiên cứu về thực trạng thanh toán thuốc BHYT trong cả
nước năm 2010, trong tổng số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán nhiều nhất
(chiếm 43,7% tiền thuốc BHYT), có đến 10 hoạt chất thuộc nhóm kháng sinh,
chiếm tỷ lệ cao nhất (21,92% tiền thuốc BHYT)[4].
Thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tiền thuốc sử

dụng tại bệnh viện, một phần cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt Nam có tỷ lệ
các bệnh nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng
kháng sinh vẫn còn phổ biến [31].
Vitamin cũng là hoạt chất thường được sử dụng và có nguy cơ lạm dụng
cao. Kết quả phân tích tại 38 bệnh viện trong cả nước năm 2009 cho thấy
vitamin là một trong mười nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất tại tất cả
các tuyến bệnh viện [33]
Bên cạnh nhóm kháng sinh và vitamin, các thuốc có tác dụng bổ trợ,
hiệu quả điều trị chưa rõ ràng cũng đang được sử dụng phổ biến ở hầu hết các
bệnh viện trong cả nước. Kết quả khảo sát về thực trạng thanh toán thuốc
BHYT trong cả nước năm 2010 cho thấy trong tổng số 30 hoạt chất có giá trị
thanh toán lớn nhất có cả các thuốc bổ trợ là L-Ornithin-L-Aspartat, Ginkgo
Biloba và Agrinin. Trong đó hoạt chất L-Ornithin-L-Aspartat nằm trong số 5
hoạt chất chiếm tỷ lệ lớn nhất về giá trị thanh toán [28]
1.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1.2.1. Thực trạng sử dụng kháng sinh trên thế giới
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, thực trạng sử dụng thuốc

7


bất hợp lý đang là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, mang tính toàn cầu, dẫn đến
gây hại cho người bệnh cũng như lãng phí về mặt kinh tế. Kháng sinh luôn
được coi là một trong các nhóm thuốc dễ bị lạm dụng nhất với việc sử dụng
bất hợp lý ở tất cả các khu vực diễn ra, đặc biệt là ở các nước đang phát triển
[54]. Tại Trung Quốc, 63% kháng sinh lựa chọn cho các bệnh lý nhiễm khuẩn
là không hợp lý [44]. Số liệu nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy 70% bệnh nhân
được kê kháng sinh không đủ liều [36]. Gumodoka và cộng sự báo cáo có đến
một phần tư bệnh nhân điều trị tại địa phương được nghiên cứu dùng kháng

sinh đường tiêm và khoảng 70% trong số đó là không cần thiết [40]. Thậm chí
ở các nước phát triển như các nước Châu Âu hay Mỹ, các nghiên cứu cho
thấy việc điều trị kháng sinh với bệnh nhân nhiễm virus hô hấp trên cũng rất
phổ biến [48]. Hậu quả của việc sử dụng kháng sinh không hợp lý là nguy cơ
gia tăng các biến cố có hại không đáng có, gia tăng khả năng kháng thuốc của
vi khuẩn gây bệnh từ đó tăng tỷ lệ nhập viện, tỷ lệ tử vong cũng như gánh
nặng chi phí y tế [53].
Hiện nay, các chủng vi khuẩn gây bệnh có xu hướng ngày càng trở nên
đề kháng với kháng sinh [46]. Việc kháng sinh sẵn có và phổ biến kèm theo
việc lạm dụng hoặc sử dụng không đúng kháng sinh là nguyên nhân dẫn đến
việc phát sinh nhiều chủng đề kháng thuốc [54]. Các kháng sinh thế hệ đầu
được sử dụng ngày càng hạn chế ktrong điều trị chủ yếu là do vấn đề kháng
kháng sinh dẫn đến làm giảm hoặc mất tác dụng. Các kháng sinh thế hệ mới
hơn thông thường lại có giá thành đắt hơn và đang được sử dụng ngày càng
rộng rãi. Thậm chí những kháng sinh dự trữ cuối cùng cũng đang dần mất
hiệu lực điều trị trước vi khuẩn. Các báo cáo gần đây cho thấy tình trạng đề
kháng với các kháng sinh nhóm Carbapenem, một trong những kháng sinh dự
trữ cuối cùng ngày càng trở nên phổ biến ở Châu Á và Châu Âu [47], [41].
Việc quản lý sử dụng kháng sinh có thể ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị
trên lâm sàng và cả tính kinh tế. Ở rất nhiều nước, các thuốc kháng sinh là

8


nhóm thuốc điều trị được kê thường xuyên nhất chiếm tới khoảng 30-50 %
các đơn thuốc được kê [50]. Bằng chứng cho thấy là các nước có mức sử
dụng kháng sinh cao nhất cũng là các nước có tình trạng kháng kháng sinh
trầm trọng nhất. Đứng trên góc độ kinh tế, các chủng vi khuẩn kháng kháng
sinh trong nhiễm trùng bệnh viện gây thiệt hại khoảng 4 tỷ USD cho nước Mỹ
ngay từ những năm 1990 [50]. Ở các nước đang phát triển, chi phí điều trị các

ca nhiễm khuẩn kháng thuốc thường có nguy cơ vượt quá khả năng chi trả của
bệnh nhân cũng như bệnh viện [49].
Chương trình giám sát sử dụng kháng sinh ở Châu Âu (ESAC) được
thiết lập từ năm 2000 và được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn 1(ESAC 1):
năm 2001-2003, giai đoạn 2 (ESAC-2): NĂM 2003-2007) và giai đoan 3
(ESAC-3): năm 2007-2010 [43]. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện năm
2006 ở 20 bệnh viện gồm 11571 bệnh nhân trong đó có 3496 bệnh nhân dùng
kháng sinh trong thời gian điều trị. Kết quả cho thấy chỉ định kháng sinh cho
nhiễm khuẩn cộng đồng là 47,5%, nhiễm khuẩn bệnh viện là 28,9%, dự
phòng trước phẫu thuật là 16,6% và các loại dự phòng bằng kháng sinh khác
là 7,1%.Nhóm kháng sinh dự phòng và điều trị phổ biến nhất vẫn là nhóm
penicilin + ức chế β – lactamase (23%), Flouroquinolon (13,7%), kháng sinh
phổ rộng là 8,1%. 160 kháng sinh khác nhau đã được kê cho bệnh nhân, trong
đó phổ biến nhất là amoxicilin + ức chế β - lactamase đường uống (9,3%),
tiếp theo là Ampicillin + ức chế β – lactamase đường tiêm (6,4%),
Ciprofloxacin đường uống (5,9%). Hai nhóm chẩn đoán phổ biến nhất là viêm
phổi (19,2%) và nhiễm khuẩn da, mô mềm (12,6%). 45,5% trường hợp dùng
kháng sinh được xác định là theo kinh nghiệm trong đó 36,8% là theo kết quả
vi sinh. Độ dài kháng sinh sự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật trên 1 ngày
chiếm trên 50% số bệnh nhân. Sử dụng 1 liều đơn kháng sinh dự phòng
nhiễm khuẩn sau phẫu thuật chỉ chiếm từ 2% - 7% [35]. Tiếp theo nghiên cứu
cắt ngang trên 20 bệnh viện năm 2006, ESAC tiến hành 2 nghiên cứu cắt

9


ngang tiếp theo vào năm 2008 và 2009. Một số kết quả đáng chú ý về các chỉ
số dùng kháng sinh được trình bày trong bảng sau.
Bảng 1.5. Tình hình sử dụng kháng sinh ở các nước châu Âu
Chỉ số/ tiêu chí

Số quốc gia/ bv tham gia
% Số BN dùng KS/ số BN
điều trị
% Chỉ định KS điều trị
Chỉ định dự phòng
Thời gian dùng KS dự phòng
>24h

Năm 2008
26/50

Năm 2009
64/64

Đơn vị
QG / BV

31,0

29,3

%

72
28

80,6
19,4

%

%

62

45

%

Từ kết quả này có thể thấy số bệnh viện và Quốc gia tham gia hệ thống
giám sát sử dụng kháng sinh tăng rõ rệt qua các năm: 20 bệnh viện (2006), 50
bệnh viện (2008) và 64 bệnh viện (2009). Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trong
bệnh viện năm 2009 có giảm nhẹ so với năm 2008 từ 31% còn 29,3%. Một
vấn đề ESAC quan tâm và xác định là vấn đề quan trọng đối với ngoại khoa là
tỷ lệ các đợt dự phòng kháng sinh trên 24h vẫn còn cao (62% năm 2008 và
45% năm 2009) [37], [38].
1.2.2. Thực trạng sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện ở Việt Nam
trong những năm gần đây
Theo báo cáo của Cục quản lý khám chữa bệnh tiến hành trên 1018 bệnh
viện khắp cả nước vào năm 2010, chi phí dành cho kháng sinh chiếm hơn 1/3
tổng chi chi phí tiền thuốc của các bệnh viện [7].
Bảng 1.6. Phân tích sử dụng thuốc trong bệnh viện theo nhóm tác dụng
Dược lý 2009 – 2010[1]
Đơn vị: 1000 VNĐ
Diễn biến qua
các năm

Năm 2009
(1018 bv)
Tiền thuốc


Năm 2010
(1018 bv)

Tỷ lệ %

10

Tiền thuốc

%


Năm 2009
(1018 bv)

Diễn biến qua
các năm

Năm 2010
(1018 bv)

Tiền thuốc

Tỷ lệ %

Tiền thuốc

%

Kháng sinh


4.160.923.799

38,40

5.178.820.866

37,70

Vitamin

705.212.468

6,50

645.924.159

4,70

Dịch truyền

892.487.187

8,20

1.122.417.724

8,20

Corticoid


307.291.784

2,80

371.084.542

2,70

NSAIDs

1.240.587.200

11,40

2.495.777.610

18,20

100

13.727.772.452

100

Tổng số tiền 10.838.467.224
thuốc đã SD

Nhóm kháng sinh chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong tổng số tiền mua thuốc
của các bệnh viện với 37,7 % năm 2010, gấp hơn 2 lần nhóm đứng ở vị trí thứ

2 là nhóm thuốc giảm đau, chống viêm NSAIDs.
Tuy nhiên, theo báo cáo đánh giá Chính sách Thuốc Quốc gia của Cục
quản lý Dược Việt Nam phối hợp với Viện Chiến Lược và Chính sách y tế, hỗ
trợ bởi Tổ chức Y tế thế giới WHO (NMP Assessment Report, Level I and II
Survey, WHO, HSPI and DAV)thì tỷ lệ chi phí sử dụng kháng sinh so với
tổng chi phí cho tiền thuốc lại có sự khác biệt khá rõ ràng giữa 3 tuyến bệnh
viện:với các BV tuyến tỉnh, chi phí kháng sinh lên đến 38,1 % so với tổn tiền
thuốc, nhưng với các bệnh viện tuyến Trung ương, tỷ lệ này chỉ là 22,3 %.
Bảng 1.7. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh ở các tuyến bệnh viện [42]
Chỉ số
% tiền KS/tổng tiền thuốc

BV tuyến
TW
22,3

BV tuyến
tỉnh
38,1

BV tuyến
huyện
35

Tỷ lệ
chung
34,2

0,4


3,1

5,0

4,2

% tiền chi cho Vitamin và
các chất khoáng/tổng tiền
thuốc

11


×