Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN hiệu phó với công tác duy trì tỷ lệ chuyên cần sĩ học sinh số ở trường tiểu học đăk ơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.1 KB, 14 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI :
“HIỆU PHÓ VỚI CÔNG TÁC
DUY TRÌ TỶ LỆ CHUYÊN CẦN - SĨ SỐ HỌC SINH
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐĂK Ơ ”

I. NHẬN THỨC VẤN ĐỀ.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế. Kinh tế phát
triển rất nhanh trong năm gần đây, đời sống vật chất, tinh thần của đại bộï phận
nhân dân đã được nâng lên rõ rệt. Bện cạnh những thành tựu đáng ghi nhận về
về kinh tế văn hóa xã hội. Đảng và Nhà nước ta cũng hết sức quan tâm đến vấn
đề phổ cập giáo dục nói riêng và giáo dục và đào tạo nói chung. Theo tinh thần
Nghò quyết Đại hội Đảng khoá VIII, khoá IX và khoá X gần đây, đã dành rất
nhiều thời gian, tâm huyết để bàn về giáo dục và đào tạo, coi giáo dục - đào
tạo là vấn đề then chốt để đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phấn đấu
trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Để góp phần thực hiện tốt Nghò quyết của trung ương, của đòa phương đề
ra thì ở đây của chúng ta, những người làm công tác giáo dục phải làm thế nào
đó cho tất cả mọi người dân trong xã hội đều được tham gia học, và tạo ra một
xã hội học tập và tích cực thi đua học tập. Như vậy nhiệm vụ của trường Tiểu
học trong hệ thống giáo dục quốc dân là phải duy trì được só số học sinh góp
phần hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học, tiến tới phổ cập giáo dục
tiểu học đúng độ tuổi và hoàn thành chương trình phổ cập trung học cơ sở.
Trường tiểu học Đăk Ơ là một đơn vò vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ hộ đồng
bào dân tộc Stiêng chiếm khá cao. Trình độ dân trí thấp, điều kiện kinh tế, văn
hoá, xã hội còn gặp nhiều khó khăn (chưa được công nhận hoàn thành chương
trình phổ cập trung học cơ sở). Trong những năm qua tỉ lệ học sinh nghỉ và bỏ
học chiếm khá nhiều (từ 3 => 5%) chủ yếu là học sinh lớn tuổi, học sinh người
dân tộc Stiêng và đối tượng theo cha mẹ đến Đăk Ơ làm ăn kinh tế.
Để góp phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục chung
của nước nhà, của đòa phương và của ngành. Vậy muốn nâng cao được hiệu


quả, chất lượng giáo dục trong năm học 2007 - 2008 và các năm học tiếp theo.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường nhà trường tiểu học chúng ta
là phải làm sao đó giải quyết được vấn đề về học sinh các lớp, các điểm trường
thường xuyên đến lớp, không bỏ học, duy trì được tỷ lệ chuyên cần hàng ngày.
Từng bước phấn đấu hoàn thành được chương trình phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Với cương vò là người quản lý chuyên
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Người thực hiện: Lại Văn Pha
ĐỀ TÀI:
“ HIỆU PHÓ VỚI CÔNG TÁC DUY TRÌ TỶ LỆ CHUYÊN CẦN - SĨ SỐ HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐĂK Ơ”

1


môn trong trường Tiểu học bản thân tôi thấy mình thật có lỗi với sự tin tưởng
của Đảng, Nhà nước, của chính quyền đòa phương, của ngành giáo dục nếu cứ
để xảy ra tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ học diễn ra như những năm học vừa
qua.
Từ những băn khoăn đó đồng thời cũng chính là do và cũng là nhiệm vụ,
trách nhiệm, là đòn bẩy, là động lực thôi thúc tôi thực hiện đề tài “Hiệu Phó
với công tác duy trì tỷ lệ chuyên cần - só số học sinh ở Trường Tiểu học Đăk Ơ”.
Ơ

II.THỰC TRẠNG:
1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của chính quyền đòa phương, ngành
giáo dục huyện nhà về công tác duy trì só số học sinh cũng như công tác Xóa
mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học. Bên cạnh đó nhà trường còn nhận được sự
giúp đỡ, hỗ trợ nhiều mặt, nhiệt tình của Hội phụ huynh học sinh, lãnh đạo Ban
thôn cùng các đoàn thể, chi hội thôn ấp, các mạnh thường quân.

Chính quyền đòa phương đã thành lập được Hội khuyến học với đầy đủ
các thành phần từ lãnh đạo Đảng, chính quyền cùng các đoàn thể mặt trận, các
hội, hiệu trưởng các trường học, các ban ngành, cán bộ thôn ấp.
Trường tiểu học Đăk Ơ có số điểm lẻ ít hơn nhiều so với các trường khác
trong xã nói riêng và trong huyện nói chung, (1 điểm chính 1 điểm lẻ) đa số học
sinh học ở điểm trường chính, tỷ lệ học sinh là người dân tộc Stiêng chiếm
khoảng 30%. Bên cạnh đó nhà trường còn có một giáo viên làm cán bộ chuyên
trách Xóa mù chữ phổ cập, 1 cán bộ được tăng cường làm thư ký Trung tâm
Học tập Cộng đồng của xã.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong đơn vò đủ đáp ứng yêu
cầu về số lượng và chất lượng, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, nhiệt
tình, năng động, sáng tạo.
Điều này mặc dù đã đem lại kết quả rất khả quan trong những năm học
vừa qua, song xét trên tình hình thực tế trong giai đoạn hiện nay thì vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu và cũng còn gặp một số khó khăn hạn chế nhất đònh.
2. Khó khăn, hạn chế:
Đòa bàn dân cư rộng, trải đều trên 9 thôn ấp, đường giao thông gặp nhiều
khó khăn đặc biệt là về mùa mưa. Có những học sinh đi học từ nhà đến trường
với chặng đường khoảng 10 km. Thậm chí còn có cả một số học sinh là người
của các xã Bù Gia Mập hoặc Phú Nghóa cũng tham gia học tại trường tiểu học
Đăk Ơ (học tại điểm trung tâm )
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Người thực hiện: Lại Văn Pha
ĐỀ TÀI:
“ HIỆU PHÓ VỚI CÔNG TÁC DUY TRÌ TỶ LỆ CHUYÊN CẦN - SĨ SỐ HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐĂK Ơ”

2


Trình độ dân trí thấp, việc nhận thức về việc học của con em họ chưa

thực sự được chú trọng. Tỷ lệ học sinh theo bố mẹ cư trú tạm thời để làm kinh
tế ở đòa phương cũng khá lớn. Tình hình kinh tế, văn hoá xã hội trên đòa bàn
đang gặp nhiều khó khăn, điều này đã tác động không nhỏ đến việc duy trì só
số học sinh của trường nhất là vào các vụ mùa trong năm.
Cơ sở vật chất, trang thiết bò, phương tiện dạy học của nhà trường còn
nhiều thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy các môn học chính
khoá, ngoại khoá và các buổi sinh hoạt ngoài giờ.
Cán bộ chuyên trách xóa mú chữ - phổ cập, giáo viên chủ nhiệm lớp,
các đoàn thể chưa thật sự quan tâm chú trọng đến việc vận động học sinh bỏ
học ra học lại và việc duy trì tỷ lệ chuyên cần hàng ngày.
Thống kê số liệu học sinh bỏ học của các năm học trước như sau:
NĂM HỌC
2005 - 2006
2006 - 2007

2,12%
1,32%

II.NGUYÊN NHÂN:
1. Nguyên nhân khách quan:
Do đặc thù về điều kiện kinh tế, xã hội trình độ dân trí thấp so với mặt
bằng chung của huyện. Số học sinh dân tộc Stiêng, học sinh theo cha mẹ đến
làm ăn kinh tế thời vụ, học sinh học quá tuổi tương đối nhiều.
Một phần cũng do ngôn ngữ giữa người dạy và người học còn bất đồng,
điều này đã làm cho học sinh thiếu tự tin khi giao tiếp với thầy, cô giáo. Phía
thầy cô giáo chưa quan tâm đến việc học tiếng mẹ đẻ của học sinh.
Đội ngũ cán bộ thôn ấp, buôn sóc còn hạn chế trình độ văn hóa, do vậy
việc tuyên truyền, vận động học sinh bỏ học ra lớp học lại gặp nhiều khó khăn,
tất cả chỉ chông chờ vào nhà trường cùng các thầy cô giáo.
Đa số các em học sinh dân tộc khi vào học lớp 1 đều chưa được học qua

mẫu giáo hoặc là học chương trình 36 buổi trong hè. Các lớp có đa số học sinh
là con em đồng bào dân tộc Stiêng chưa được giáo viên quan tâm, động viên
đúng mức, kòp thời.
2. Nguyên nhân chủ quan:
Trong những năm trước việc thực hiện công tác XMC - PC chưa được
quan tâm một cách đúng đắn, kòp thời. Bên cạnh đó vẫn còn một số phụ huynh
học sinh chưa nhận thấy rõ, tầm quan trọng, lợi ích của việc tập văn hóa mà ở
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Người thực hiện: Lại Văn Pha
ĐỀ TÀI:
“ HIỆU PHÓ VỚI CÔNG TÁC DUY TRÌ TỶ LỆ CHUYÊN CẦN - SĨ SỐ HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐĂK Ơ”

3


họ chỉ coi việc học là một việc rất đơn thuần không giữ vai trò quan trọng trong
cuộc sống hàng ngày.
Còn không ít phụ huynh học sinh yêu cầu các em lao động phụ giúp quá
nhiều, vì vậy mà nó ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện nề nếp chuyên cần,
tiếp thu bài vở của các em. Từ đó mà đã làm cho việc giảng dạy của giáo viên
gặp rất nhiều khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức đến học sinh.
Trong những năm học trước có một số giáo viên còn coi nhẹ việc dạy các
lớp có đa số học sinh dân tộc, họ lên lớp với tâm trạng, suy nghó làm sao dạy
cho hết ngày, hết buổi là được. Chính điều này đã trực tiếp làm cho giờ dạy
trên lớp bò nhàm chán, không thu hút được người học.
Đội ngũ giáo viên dạy các lớp này chưa tích cực sáng tạo chưa áp dụng
triệt để các phương pháp mới trong quá trình giảng dạy, chưa tập trung đầu tư
vào soạn giảng, chưa tích cực trong việc nghiên cứu làm và sử dụng đồ dùng
dạy học để phục vụ giảng dạy trên lớp. Chưa vận dụng được việc vui chơi để
học học tập, các hình thức sinh hoạt ngoại khoá còn mang nặng tính hình thức,

chưa được các đối tượng học sinh tham gia hưởng ứng một cách tích cực.
Nắm rõ được những thuận lợi, khó khăn, yếu kém trong việc duy trì só số
học sinh của đơn vò trong những năm qua, bản thân tôi xin trình bày một vài
biện pháp nhằm duy trì được só số học sinh của đơn vò đóng góp một phần nhỏ
vào quá trình phát triển chung của ngành, đòa phương, đất nước trong giai
đoạn hiện nay.

IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
I. TỔ CHỨC HUY ĐỘNG LỰC LƯNG THAM GIA:
1. CÁC CƠ QUAN TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN:
Tham mưu với ủy ban nhân dân xã, cho phép thành lập các chi hội phụ
huynh học sinh theo đòa bàn dân cư các thôn ấp gồm các lực lượng như: Bí thư
chi bộ, trưởng thôn và các đoàn thể, hội cựu chiến binh, hội nông dân, mặt trận
tổ quốc, đoàn thanh niên … già làng, trưởng bản. Đưa các tiêu chí có liên quan
đến việc học của học sinh vào xét các danh hiệu gia đình văn hóa, khu dân cư
văn hóa, tiến tiến …
Các lực lượng này hoạt động theo yêu cầu, đề nghò của nhà trường khi có
vấn đề liên quan đến việc tuyên truyền, vận động học sinh tham gia đăng ký
học tập chính khóa và học phổ cập. Ngoài ra còn có nhiệm vụ phối hợp với các
lực lượng, các thành phần khác của nhà trường cùng tham gia vận động những
đối tượng học sinh nghỉ học nhiều, bỏ học ra học lại.
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Người thực hiện: Lại Văn Pha
ĐỀ TÀI:
“ HIỆU PHÓ VỚI CÔNG TÁC DUY TRÌ TỶ LỆ CHUYÊN CẦN - SĨ SỐ HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐĂK Ơ”

4


2. LỰC LƯNG TRONG ĐƠN VỊ:

Ngay từ những ngày đầu năm học tôi tham mưu, đề xuất với Hiệu trưởng
để thành lập Ban vận động học sinh nghỉ học, bỏ học gồm các thành phần như:
Hiệu trưởng.
Trưởng ban
Phó hiệu trưởng.
Phó ban thường trực
Cán bộ xóa mù chữ - Phổ cập.
Phó ban.
Chủ tòch công đoàn.
Thành viên.
Tổng phụ trách đội.
Thành viên.
Bí thư chi đoàn.
Thành viên.
Các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm các lớp
Thành viên.
Hội cha mẹ học sinh.
Thành viên.
Mời các đồng chí là cán bộ thôn ấp.
Thành viên.
II. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN:
1.1 Đối với chính quyền đoàn thể xã:
Tham mưu đề nghò với Đảng, chính quyền đòa phương quan tâm chú trọng
đến các vần đề có liên quan về mảng giáo dục đặc biệt là việc Xóa mù chữ Phổ cập giáo dục Tiểu học - Trung học cơ sở. Phấn đấu hoàn thành kế hoạch
phổ cập trung học cơ sở trong năm 2008. Qua các buổi giao ban nên đưa việc
duy trì tỷ lệ chuyên cần, só số học sinh vào chương trình hội nghò để nâng cao ý
thức đến chính quyền thôn ấp cùng các đoàn thể.
Tham mưu, đề nghò, mời một số đồng chí cán bộ lão thành, cán bộ Đảng,
chính quyền, các đoàn thể, mặt trận, hội, các phòng bàn chức năng của đòa

phương tham gia nói chuyện với học sinh qua các buổi sinh hoạt chủ điểm chào
mừng các ngày lễ lớn trong năm. Thông qua các buổi sinh hoạt nói chuyện đó
có lồng ghép chương trình tuyên truyền giáo dục ý nghóa, tầm qua trọng của
việc học tập văn hóa trong giai đoạn phát triển xã hội hiện nay.
Tham mưu với chính quyền đòa phương cho phép lập kế hoạch tổ chức
dạy các lớp Xóa mù chữ - Phổ cập giáo dục Tiểu học, Trung học cơ sở trên đòa
bàn. Đề nghò chính quyền đòa phương tổ chức làm khai sinh cho các học sinh là
người dân tộc Stiêng để các em có đủ điều kiện vào lớp 1 theo như quy đònh
của ngành.
Tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao ở các đòa phương
khi tổ chức các sự kiện như: mở lớp Xóa mù chữ - Phổ cập ở đòa phương để mọi
người dân trên đòa bàn vùng sâu vùng xa nắm bắt được chủ trương của Đảng,
Nhà nước về công tác giáo dục.
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Người thực hiện: Lại Văn Pha
ĐỀ TÀI:
“ HIỆU PHÓ VỚI CÔNG TÁC DUY TRÌ TỶ LỆ CHUYÊN CẦN - SĨ SỐ HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐĂK Ơ”

5


1.2 Đối với cán bộ thôn ấp:
Tham mưu, mời cán bộ thôn ấp, già làng, trưởng bản cùng với nhà trường
các đoàn thể cùng nhau tuyên truyền về công tác duy trì tỷ lệ chuyên cần, só số
học sinh theo phạm vi đòa bàn mình phụ trách. Lồng ghép các chương trình giáo
dục học sinh vào tiêu chí thi đua như: gia đình văn hóa, thôn ấp văn hóa, gia
đình hội tiên tiến, xuất sắc … Phố hợp cùng nhau tham gia tổ chức vận động
những đối tượng học sinh nghỉ học, bỏ học ra lớp học lại. Lập kế hoạch đề nghò
chính quyền đòa phương làm giấy khai sinh cho các đối tượng chuẩn bò vào học
lớp 1 (đối với học sinh người dân tộc Stiêng) Tuyên truyền, vận động các gia

đình có con em 5 tuổi chưa học mẫu giáo tham gia học lớp 36 buổi trong hè để
chuẩn bò vào học lớp 1.
2. ĐỐI VỚI LỰC LƯNG TRONG ĐƠN VỊ:
2.1 Đối với Ban giám hiệu:
Trình bày kế hoạch đònh hướng thực hiện nhiệm vụ năm học 2007-2008
với Đảng ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân xã. Nêu rõ tầm quan trọng của
việc duy trì, tỷ lệ chuyên cần, só số học sinh trong năm học coi đây là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.
Xin ý kiến của lãnh đạo Đảng, chính quyền đòa phương về việc thành lập ban
vận động học sinh nghỉ học, bỏ học ra học lại. Đề xuất với chính quyền đòa
phương trong các lần giao ban cán bộ các thôn ấp đoàn thể, hội … có đưa vấn đề
học sinh nghỉ học, bỏ học ở các thôn ấp vào chương trình thi đua xét các danh
hiệu thôn văn hóa, gia đình văn hóa, khu dân cư tiên tiến, các đoàn thể vững
mạnh. Từ đó để các đối tượng này có đònh hướng hành động cụ thể hơn trong
việc tham gia vào công tác giáo dục của đòa phương.
Ban giám hiệu chúng tôi xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm
học, chú ý tập trung vào công tác duy trì tỷ lệ chuyên cần, só số học sinh trong
nhà trường. Nhiệm vụ này được coi là một trong những nhiệm vụ quan trong
nhất trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Chúng tôi ra quyết đònh thành lập
ban vận động học sinh nghỉ học, bỏ học ra học lại ngay từ đầu năm học theo cơ
cấu: Ban giám hiệu, cán bộ Xóa mù chữ - Phổ cập, các đoàn thể, tổ chuyên
môn, giáo viên chủ nhiệm, đại diện hội phụ huynh học sinh. Phân công rõ
nhiệm vụ, chức năng quyền hạn của các thành viên trong đơn vò ngay từ đầu
năm học.
Lập kế hoạch dự toán thu chi năm học, cần có kế hoạch miễn, giảm một
số khoản đóng góp cho những đối tượng học sinh là con em đồng bào dân tộc
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Người thực hiện: Lại Văn Pha
ĐỀ TÀI:
“ HIỆU PHÓ VỚI CÔNG TÁC DUY TRÌ TỶ LỆ CHUYÊN CẦN - SĨ SỐ HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐĂK Ơ”


6


Stiêng và những đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế. Lập quỹ
hỗ trợ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
2.2 Đối với cán bộ chuyên trách Xóa mù chữ - Phổ cập:
Chúng tôi chỉ đạo cho cán bộ chuyên trách Xóa mù chữ - Phổ cập giáo
dục lên kế hoạch hoạt động năm học tập trung vào việc giảm tỷ lệ học sinh bỏ
học trên đòa bàn, lập kế hoạch mở lớp xóa mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học.
Điều tra thống kê số liệu trẻ từ 0 =>14 tuổi trong và ngoài nhà trường theo các
độ tuổi khác nhau ở từng đòa bàn dân cư, thôn ấp. Lập kế hoạch mở lớp Xóa mù
chữ ở các điểm lẻ, các thôn sóc có đa số người dân tộc Stiêng sinh sống. Song
song đó tiến hành mở các lớp sau xóa mù chữ, các lớp phổ cập giáo dục trên
đòa bàn toàn xã. Lập biểu đồ theo giõi tỷ lệ chuyên cần, tăng, giảm só số học
sinh trong nhà trường theo đònh kỳ mỗi tháng một lần. Có đánh giá, đònh hướng,
tham mưu báo cáo cho Ban giám hiệu biết rõ về tỷ lệ chuyên cần, việc duy trì
sỹ số học sinh trong trường. Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động các đối
tượng chưa hoàn thành chương trình Xóa mù chữ - Phổ cập Giáo dục Tiểu học
tham gia học tập đầy đủ có chất lượng, hiệu quả. Tham gia vận động những học
sinh nghỉ học quá 2 ngày không có lý do đến lớp để học lại. Tham mưu lập kế
hoạch vận động học sinh đã bỏ học ra lớp học lại hoặc cho tham gia học các lớp
phổ cập, xóa mù chữ phổ cập giáo dục. Lập kế hoạch phối hợp với các trường
mẫu giáo huy động, tổ chức dạy lớp học 36 buổi trong hè đối với các điểm lẻ,
vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc Stiêng, vùng xa trung tâm.
Tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ năm học về lónh vực
duy trì tỷ lệ chuyên cần, só số học sinh trong toàn đơn vò. Thống kê số lần, số
lượt giáo viên tham gia công tác vận động học sinh ra lớp. Ghi nhận đánh giá
các cá nhân, bộ phận làm tốt, chưa tốt công việc này.
2.3 Đối với các tổ đoàn thể trong trường:

+ Chi đoàn thanh niên:
Chúng tôi lập kế hoạch phối hợp với cán bộ phụ trách Đoàn cụ thể là bí
thư chi đoàn, trình bày đònh hướng việc duy trì tỷ lệ chuyên cần, só số học sinh
trong nhà trường năm học 2007-2008. Nhiệm vụ này là một trong những nhiệm
vụ cực kỳ quan trọng. Phối hợp với cán bộ phụ trách Đoàn thanh niên trong
trường lập kế hoạch tổ chức giao lưu văn hóa, thể dục, thể thao với các chi đoàn
thôn ấp, để tạo điều kiện tuyên truyền cho đoàn viên, đoàn thanh niên sở tại
nắm rõ được đònh hướng của nhà trường, của ngành, của Đảng, chính quyền đòa
phương vềø công tác duy trì tỷ lệ chuyên cần, só số học sinh, công tác phổ cập
giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở trong năm học 2007 - 2008 và các
năm học tiếp theo. Tham mưu, phối hợp với các chi đoàn thôn ấp, vận động ủng
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Người thực hiện: Lại Văn Pha
ĐỀ TÀI:
“ HIỆU PHÓ VỚI CÔNG TÁC DUY TRÌ TỶ LỆ CHUYÊN CẦN - SĨ SỐ HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐĂK Ơ”

7


hộ, tặng quà học sinh nghèo, học sinh gặp khó khăn, thiếu thốn trong quá trình
học tập.
Đoàn thanh niên phối hợp với Tổng phụ trách Đội, các đoàn thể trong và
ngoài đơn vò tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa theo chủ điểm, nội dung phù
hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh các điểm lẻ. Qua các buổi sinh hoạt như
vậy chắc chắn sẽ tạo điều kiện cho học sinh giao lưu học hỏi, yêu thích các
hoạt động ngoài giờ thích đến trường, đến lớp để được tham gia vào các hoạt
động vui chơi.
Thành lập quỹ hỗ trợ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn
bằng nguồn quỹ tự nguyện của đoàn viên trong đơn vò. Tổ chức đêm văn nghệ
vì học sinh nghèo vào ngày chủ điểm trong năm qua đó vừa tạo được bầu

không khí thi đua sôi nổi trong mỗi đoàn viên, học sinh vừa tạo ra được nguồn
quỹ. Đưa các tiêu chí thi đua qua việc duy trì được tỷ lệ chuyên cần, só số học
sinh các lớp góp phần hoàn thành mục tiêu chung của cả trường.
+ Công đoàn cơ sở:
Ban chấp hành công đoàn tổ chức thảo luận, thống nhất việc đưa các tiêu
chí duy trì tỷ lệ chuyên cần, só số học sinh này vào đánh giá xếp loại thi đua,
của cán bộ giáo viên công nhân viên trong đơn vò theo đònh kỳ hàng tháng, học
kỳ, cuối năm học coi đây là nhiệm vụ quan trọng để được xét công nhận các
danh hiệu như: Lao động tiên tiến, chiến sỹ thi đua, đề nghò các cấp khen. Bên
cạnh đó Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đề nghò nhà trường, cấp trên tuyên
dương, khen thưởng những cá nhân tiêu biểu trong phong trào duy trì tỷ lệ
chuyên cần, só số học sinh trong năm học 2007 - 2008, đặc biệt là những giáo
viên dạy các lớp có đa số học sinh dân tộc Stiêng. Cùng với nhà trường các bộ
phận khác quan tâm động viên giúp đỡ những giáo viên có học sinh nghỉ học
nhiều, bỏ học. Tham gia tích cực vào đoàn tuyên truyền, vận động học sinh bỏ
học ra lớp học lại.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát việc duy trì tỷ lệ chuyên cần, só số
học sinh hàng ngày trên lớp để đánh giá được công bằng, chính xác khách quan
hơn. Cùng với các bộ phận, đoàn thể khác, nhà trường tổ chức động viên thăm
hỏi những đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Vận động cán bộ, giáo
viên, công nhân, học sinh thực hành tiết kiệm một ít tiền ăn sáng để góp vào
nhà trường thành lập quỹ vì bạn nghèo trong trường.
Tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn, nhiệm
vụ năm học. Đấu tranh quyết liệt chống các biểu hiện tiêu cực trong thi cử, tiêu
cực trong việc duy trì tỷ lệ chuyên cần, só số học sinh của các lớp, các khối, của
nhà trường. Nhân rộng gương điển hình, tiêu biểu qua việc thực hiện nhiệm vụ
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Người thực hiện: Lại Văn Pha
ĐỀ TÀI:
“ HIỆU PHÓ VỚI CÔNG TÁC DUY TRÌ TỶ LỆ CHUYÊN CẦN - SĨ SỐ HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐĂK Ơ”


8


được giao, chú ý đến những giáo viên dạy ở điểm lẻ, dạy các lớp có đa số học
sinh dân tộc.
2.4 Đối với Tổng phụ trách Đội:
Xậy dựng kế hoạch hoạt động năm học của Liên đội, Chi đội giảm số
học sinh nghỉ học, bỏ học trong năm coi đây là tiêu chí đánh giá xếp loại Chi
đội, sao nhi đồng. Lập kế hoạch phối hợp với các đoàn thể trong đơn vò tổ chức
các buổi sinh hoạt ngoại khóa theo chủ điểm, đưa nội dung sinh hoạt đến các
điểm lẻ các thôn ấp. Nghiên cứu nội dung sinh hoạt ngoại khóa sao cho thật
phong phú, phù hợp với tâm lý lứa tuổi và đặc điểm khu dân cư để tất cả các
đối tượng học sinh trên đòa bàn đều được tham gia.
Xây dựng, triển khai các tiêu chí đến giáo viên chủ nhiệm các lớp, qua
đó đánh giá mức chuẩn về công tác chủ nhiệm. Hàng năm lập kế hoạch tổ
chức thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, chi đội trưởng giỏi, phụ trách sao nhi đồng
giỏi … Cùng với các thành phần khác trong nhà trường tham gia tuyên truyền,
vận động những học sinh bỏ học, ra lớp học lại.
Phối hợp với chi đoàn của trường, các thôn ấp tổ chức các buổi tuyên
truyền, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong giáo viên học sinh.
Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa theo chủ điểm, mời già làng trưởng bản,
thôn trưởng nói chuyện về ý nghóa của các ngày chủ điểm. Qua đó có lồng
ghép chương trình tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân đòa phương
hãy vì tương lai con em mình mà động viên con, em đến trường, đến lớp đều
đặn hàng ngày, không bỏ học giữa chừng như những năm học trước.
2.5 Đối với tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm :
+ Tổ chuyên môn:
Tổ chức đôn đốc các thành viên trong tổ mình phụ trách tích cực tham gia
vào công tác duy trì tỷ lệ chuyên cần, só số học sinh trong khối. Đưa việc duy trì

tỷ lệ chuyên cần, só số học sinh vào công tác thi đua, đánh giá xếp loại hàng
tháng, năm, đề nghò nhà trường cùng các cấp khen thưởng những giáo viên duy
trì tốt tỷ lệ chuyên cần, só số học sinh của lớp, đặc biệt là các lớp có đa số học
sinh dân tộc Stiêng.
Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện về việc duy trì tỷ lệ
chuyên cần, só số học sinh trong các khối, lớp. Phối hợp với các đoàn thể trong
trường tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa nhằm tạo ra bầu không khí thi đua
sôi nổi trong học sinh, làm cho các em thích đến trường, đến lớp để học, để vui
chơi.
Tổ chức các buổi hội thảo bàn về công tác nâng cao chất lượng giờ dạy
trên lớp, chú ý đến hình thức tổ chức dạy học. Qua các buổi sinh hoạt chuyên
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Người thực hiện: Lại Văn Pha
ĐỀ TÀI:
“ HIỆU PHÓ VỚI CÔNG TÁC DUY TRÌ TỶ LỆ CHUYÊN CẦN - SĨ SỐ HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐĂK Ơ”

9


môn như vậy chúng ta sẽ thấy rõ được nhưng vấn đề cần làm trong việc duy trì
tỷ lệ chuyên cần, só số học sinh.
+ Giáo viên chủ nhiệm:
Xậy dựng kế hoạch chủ nhiệm năm học, tập trung phân loại học sinh theo
từng đòa bàn dân cư, đưa việc duy trì tỷ lệ chuyên cần, só số học sinh lên hàng
đầu. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm trong việc này là phải làm sao cho học
sinh của lớp mình phụ trách không có em nào bỏ học, tỷ lệ chuyên cần phải
được duy trì ở mức trên 98%. Để làm được điều này ngoài việc tuyên truyền
vận động như kế hoạch chỉ đạo, phối hợp của các bên. Người giáo viên chủ
nhiệm lớp khi vào lớp giảng dạy, động thái đầu tiên là phải kiểm tra só số của
lớp, nắm tình hình học sinh nghỉ học có phép hay không phép.

Tập trung đầu tư vào bài soạn, bài dạy, áp dụng triệt để việc đổi mới
phương pháp, hình thức dạy học. Năng động, sáng tạo chủ động trong giảng
dạy, hướng tập trung vào học sinh, tổ chức trò chơi trong học tập, kích thích tính
thi đua của học sinh. Tuyên truyền vận động học sinh trong lớp hỗ trợ các bạn
có hoàn cảnh khó khăn, động viên giúp đỡ, khen thưởng kòp thời những em có
tinh thần vượt khó học tập. Tổ chức các phong trào thi đua sôi nổi trong và
ngoài giờ học. Nhận học sinh 5 tuổi cho vào ngồi ở lớp 1 để các làm quen với
tiếng Việt trước khi vào học lớp 1 (chỉ dành đối với những đối tượng là con em
đông bào dân tộ S tiêng và vùng sâu, vùng xa)
Lập kế hoạch tổ chức thăm gia đình học sinh, gặp gỡ trao đổi với gia đình
về các vấn đề có liên qua đến học tập, đặc biệt là các em học sinh yếu, học
sinh dân tộc, các em hay nghỉ học. Phối hợp với các bộ phận trong trường duy
trì tỷ lệ chuyên cần, vận động các đối tượng bỏ học ra học lại. Thường xuyên
cho học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ, ngoại khóa do trường khối tổ
chức.
Việc duy trì tỷ lệ chuyên cần, sóõ số học sinh trong trường học
là việc cực kỳ quan trọng đòi hỏi các thành viên trong đơn vò phải
hết sức nỗ lực phấn đấu, cố gắng, kiên trì, bền bỉ, tích cực thường
xuyên quan tâm đến mọi đối tượng học sinh trong lớp đặc biệt là
học sinh hay nghỉ học và những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC:
Với sự cố gắng, nỗ lực không biết mệt mỏi của toàn thể cán bộ, giáo
viên, nhân viên của đơn vò trong việc duy trì tỷ lệ chuyên cần, só số học sinh
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Người thực hiện: Lại Văn Pha
ĐỀ TÀI:
“ HIỆU PHÓ VỚI CÔNG TÁC DUY TRÌ TỶ LỆ CHUYÊN CẦN - SĨ SỐ HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐĂK Ơ”

10



năm học 2007 - 2008 vừa qua, chúng tôi đã thu được một số kết quả đáng khích
lệ như sau:
Trong quá trình theo dõi chúng tôi nhận thấy học sinh tham gia học tập
đầy đủ, tích cực hơn, tinh thần học tập của các em đã có sự chuyển biến rõ nét,
phong trào thi đua học tập giữa các lớp, từng học sinh được phát triển rộng rãi
và được duy trì thường xuyên, đều đặn hơn.
Số học sinh nghỉ học hàng ngày, bỏ học ở các lớp, các khối, các điểm
trường giảm hơn nhiều so với các năm học trước (cả năm học là 0.43%). Chất
lượng học tập các bộ môn văn hóa của học sinh theo đánh giá đã có sự chuyển
biến mạnh mẽ, đã có học sinh giỏi cấp huyện, có 1 học sinh đạt huy chương
vàng trong kỳ Đại hội thể dục thể thao cấp tỉnh và được tham dự vòng thi quốc
gia (năm trước không có) tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng và hoàn thành chương
trình tiểu học cao hơn năm học trước.
Việc duy trì tỷ lệ chuyên cần, só số học sinh được chỉ đạo quyết liệt trong
suốt cả năm học, mọi thành viên tham gia tích cực, đều đặn và đã mạng lại kết
quả rất khả quan qua bảng số liệu thống kê dưới đây.
Bảng thống kê số liệu học sinh nghỉ học, bỏ học của năm học: 20072008 như sau:
CÁC THÁNG
TRONG NĂM

TỔNG SỐ
HỌC SINH

Tháng 09/07
Tháng 10/07
Tháng 11/07
Tháng 12/07
Tháng 01/08

Tháng 02/08
Tháng 03/08
Tháng 04/08
Tháng 05/08
CẢ NĂM

1161
1162
1170
1164
1164
1163
1162
1161
1161
1161

Tỷ lệ chuyên cần

CHUYÊN CẦN
SỐ
%
LƯNG

98
100
81
81
72
70

85
70
70
727

0,38
0,39
0,32
0,32
0,29
0,27
0,33
0,27
0,27
0,31

BỎ HỌC
SỐ
%
LƯNG

1
0
0
4
0
0
0
0
0

5

GHI CHÚ

0,09
0,0
0,0
0,34
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,43

Số ngày nghỉ x 100%
Số buổi học x Só số học sinh

Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Người thực hiện: Lại Văn Pha
ĐỀ TÀI:
“ HIỆU PHÓ VỚI CÔNG TÁC DUY TRÌ TỶ LỆ CHUYÊN CẦN - SĨ SỐ HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐĂK Ơ”

11


V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua một năm vận dụng hình thức, phương pháp, biện pháp duy trì tỷ lệ
chuyên cần, só số học sinh ở Trường Tiểu học Đăk Ơ như đã trình bày, chúng tôi
nhận thấy các đồng chí từ Chủ tòch Công đoàn, Bí thư chi Đoàn, Tổng phụ trách

Đội, Cán bộ chuyên trách Xoá mù chữ - Phổ cập giáo dục, các đồng chí Tổ
trưởng tổ Chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm lớp đã năng động, sáng tạo, chủ
động hơn trong công tác duy trì tỷ lệ chuyên cần, só số học sinh. Tinh thần, trách
nhiệm lòng tự tin, tính khách quan được phát huy một cách rõ nét. Chúng tôi tin
tưởng rằng đội ngũ cán bộ, giáo viên trong đơn vò sẽ phát huy cao hơn nữa tính
tự học, tự rèn, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo ra bầu không khí
vui để học, làm cho học sinh thích đến trường, đến lớp để học. Với phương
pháp, biện pháp, hình thức vận động duy trì tỷ lệ chuyên cần, só số học sinh của
đơn vò trong năm học 2007 - 2008 như vậy, khi được thực hiện một cách
nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao. Chúng tôi tin tưởng rằng, tất cả đội
ngũ từ cán bộ, giáo viên, nhân viên, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong
việc duy trì tỷ lệ chuyên cần, só số học sinh đáp ứng được kì vọng của Đảng,
Nhà nước, của ngành góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong
giai đoạn hiện nay và các năm tiếp theo.
Đề tài “Hiệu Phó với công tác duy trì tỷ lệ chuyên cần, só số học sinh
trường Tiểu học Đăk Ơ”
Ơ chúng tôi đã, đang áp dụng trong đơn vò, bản thân tự
đánh giá nó đã góp phần tích cực vào việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của
các thành viên, có hiệu quả trong quá trình duy trì tỷ lệ chuyên cần, só số học
sinh của đơn vò, tạo bầu không khí thi đua sôi nổi, cũng như đã gián tiếp nâng
cao chất lượng dạy và học trong năm học 2007-2008 vừa qua.
Dù đề tài sáng kiến kinh nghiệm này có được đánh giá, xếp loại, công
nhận hay không, thì bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp vẫn coi đó là một số
kinh nghiệm quý trong quá trình quản lý, duy trì tỷ lệ chuyên cần, só số học sinh
ở trường Tiểu học Đăk Ơ, chúng tôi sẽ áp dụng, vận dụng sáng kiến kinh
nghiệm này cho các năm học tiếp theo, nhằm giảm đến mức thấp nhất tình
trạng nghỉ học, bỏ học của học sinh trong đơn vò góp phần vào việc thực hiện
mục tiêu Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi tiến tới hoàn thành kế hoạch
Phổ cập Trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay và các năm tiếp theo.
Đăk Ơ, ngày 11/ 5/ 2008

NGƯỜI VIẾT

Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Người thực hiện: Lại Văn Pha
ĐỀ TÀI:
“ HIỆU PHÓ VỚI CÔNG TÁC DUY TRÌ TỶ LỆ CHUYÊN CẦN - SĨ SỐ HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐĂK Ơ”

12


Lại Văn Pha

NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ - XẾP LOẠI CỦA HĐ KH NHÀ TRƯỜNG .
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
TM/ BCH CÔNG ĐOÀN
HIỆU TRƯỞNG
CHỦ TỊCH

NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ - XẾP LOẠI CỦA
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HUYỆN PHƯỚC LONG

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Người thực hiện: Lại Văn Pha
ĐỀ TÀI:
“ HIỆU PHÓ VỚI CÔNG TÁC DUY TRÌ TỶ LỆ CHUYÊN CẦN - SĨ SỐ HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐĂK Ơ”

13


……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Người thực hiện: Lại Văn Pha
ĐỀ TÀI:
“ HIỆU PHÓ VỚI CÔNG TÁC DUY TRÌ TỶ LỆ CHUYÊN CẦN - SĨ SỐ HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐĂK Ơ”

14




×