Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN một số phương pháp phát triển lời nói cho trẻ 24 36 tháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.34 KB, 17 trang )

UBND QUẬN HẢI AN
TRƯỜNG MẦM NON ĐẰNG LÂM
======&=======

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Đề tài:
“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN LỜI NÓI CHO
TRẺ 24 – 36 THÁNG”

Tác giả: PHẠM THỊ BẮC
Trình độ chuyên môn: ĐHSPMN
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường Mầm non Đằng Lâm – Hải An

Hải An, tháng 02/2014
1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN CAM KẾT
I. Tác giả
Họ và tên : PHẠM THỊ BẮC
Năm sinh : 14 – 02- 1980
Đơn vị : Trường Mầm Non Đằng Lâm
Điện thoại trường : 0313.829553 ; Di động : 01214174283
II. Sản phẩm
* Tên đề tài :
“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN LỜI NÓI CHO TRẺ 24 – 36 THÁNG”


III. Cam kết
Tôi xin cam kết nghiên cứu khoa học sư phạm này là sản phẩm của cá nhân
tôi. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ nghiên
cứu khoa học này, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị về tính
trung thực của bản cam kết này.
Đằng Lâm, ngày 15 tháng 02năm 2014
Người cam kết

PHẠM THỊ BẮC

2


DANH SÁCH CÁC ĐỀ TÀI NCKHSP ỨNG DỤNG ĐÃ VIẾT

STT
1

2

TÊN ĐỀ TÀI
Một số biện pháp triển vốn từ cho trẻ
24- 36 tháng
Một số cách giúp trẻ 5 tuổi làm quen
với nghệ thuật múa Rối thông qua hoạt
động kể truyện

MỤC LỤC

3


NĂM HỌC

XẾP LOẠI

2009– 2010

XL A cấp quận

2010-2011

XL B Thành
phố


Đề tài :
“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN LỜI NÓI CHO TRẺ
24 – 36 THÁNG”
Người thực hiện: Phạm thị Bắc- Giáo viên- Trường Mn Đằng Lâm- Hải An- HP
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường xuyên phải sử dụng ngôn ngữ để
giao tiếp, để nhận thức và tư duy. VI Lênin đã nói: “ Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp
quan trọng nhất của con người”. Định nghĩa này đã chỉ ra cho ta thấy tầm quan
trọng của ngôn ngữ trong việc giáo dục để hình thành nhân cách con người cho trẻ.
Ở lứa tuổi mầm non, trẻ đều rất tích cực hoạt động với đồ vật, nhờ đó mà tư duy
của trẻ phát triển mạnh. Việc phát triển của tư duy không thể tách rời việc trau dồi
ngôn ngữ vì ngôn ngũ là phương tiện biểu đạt của tư duy. Ngôn ngữ của trẻ được
phát triển thì tư duy mới phát triển và ngược lại.
Đối với trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng, đây là lứa tuổi bắt đầu hình thành mầm
mống đầu tiên của sự phát triển ngôn ngữ, sự phát triển ngôn ngữ ở lứa tuổi này

chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhiều yếu tố: Môi trường sống, cách dạy dỗ của gia đình
và nhà trường, tình cảm của người lớn dành cho trẻ.Từ khi được sinh ra trẻ luôn
được sống trong sụ yêu thương của cha mẹ, người thân.Khi đến tuổi đi học ở
trường mầm non, trẻ được sống trong sự yêu thương quan tâm dạy dỗ của các cô
giáo. Do đó, môi trường trong lớp học,tình cảm của cô giáo có ảnh hưởng rất lớn
tới sự phát triển nhiều mặt của trẻ đặc biệt là sự phát triển về ngôn ngữ.Để sử dụng
được ngôn ngữ, trẻ phải được trải qua một quá trình rèn luyện thường xuyên và
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Yếu tố sinh lý( bộ máy phát âm, cơ quan thính
giác...); Yếu tố tâm lý( trẻ nhanh nhẹn hay nhút nhát); Yếu tố xã hội...
4


Kỹ năng nói của trẻ còn được hình thành và phát triển trong các hoạt động.
Với trẻ 24-36 tháng thì hoạt động giao lưu cảm xúc và hoạt động chơi là hoạt động
chủ đạo.Trẻ phải được tham gia vào các hoạt động thì lời nói của trẻ mới được
phát triển, vì vậy cô giáo là người có vai trò quan trọng trong việc hình thành và
phát triển ngôn ngữ cho trẻ, cô giáo là người hiểu rõ nhất khả năng nhận thức và
phát âm của từng trẻ nhờ đó mà có những biện pháp giúp trẻ phát triển lời nói tốt
hơn.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy ở lứa tuổi này,tôi luôn quan tâm và suy nghĩ
làm thế nào để giúp trẻ phát triển lời nói trong các hoạt động. Nghiên cứu tiến hành
trên 2 nhóm trẻ cùng 1 lớp. Tôi chia lớp nhà trẻ thành 2 nhóm ( nhóm 1 và nhóm
2). Nhóm 1 là nhóm thực nghiệm, nhóm 2 là nhóm đối chứng. Kết quả cho thấy
sau tác động đã có ảnh hưởng tới kết quả trên. nhóm 1 là nhóm thực nghiệm kết
quả cao hơn so với nhóm 2 là nhóm đối chứng. Điểm đánh giá tiêu chí của nhóm
thực nghiệm có giá trị trung bình là 5,5;điểm trung bình của nhóm đối chúng là
5,6.Kết quả kiểm chứng Ttest cho thấy P = 0,004 < 0,05 là có sự khác biệt lớn giữa
điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Điều đó đã chứng
minh việc tổ chức cho trẻ tích cực phát âm trong các giờ hoạt động đã phát triển
được lời nói cho trẻ

II. GIỚI THIỆU
Trường mầm non Đằng Lâm là trường luôn đảm bảo đi đầu trong công tác
chăm sóc giáo dục trẻ. Tuy điều kiện có nhiều khó khăn nhưng nhà trường luôn
quan tâm đầu tư trang thiết bị, mua sắm đồ dùng để nâng cao chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ.
Về đội ngũ giáo viên: Hầu hết các giáo viên đã đạt trình độ chuẩn và trên
chuẩn .
Về học sinh: Các cháu đều khỏe mạnh, tâm sinh lý phát triển bình thường,
phụ huynh quan tâm chăm sóc yêu thương trẻ.
Thực tế tại trường:
* Về phía giáo viên:
- Hình thức tổ chức các hoạt động của giáo viên còn hạn chế, chưa sáng tạo.
5


- Đồ dùng, đồ chơi còn nghèo nàn, chưa hấp dẫn trẻ.
* Về phía trẻ:
- Một số trẻ chưa tích cực nói, phát âm khi tham gia vào các hoạt động
- Trẻ cảm thấy chán, mệt mỏi, gò bó khi tham gia vào hoạt động.
- Nhiều trẻ còn nhút nhát.
1. Giải pháp thay thế
Để gây hứng thú kích thích trẻ tham gia tích cực vào hoạt động nhằm phát
triển lời nói cho trẻ thì việc sáng tạo ra các hình thức tổ chức các hoạt động kích
thích trẻ nói là việc làm cần thiết.Ngoài việc lựa chọn các hoạt động cô giáo phải là
người chủ động gợi mở tạo tình huống bằng cách đặt câu hỏi kích thích trẻ tìm
hiểu, khám phá và trả lời câu hỏi.
Ví dụ :
- Khi cho trẻ quan sát và tìm hiểu về quả cam, đầu tiên cô đặt câu hỏi trực
tiếp: Đây là quả gì? Sau đó cô lần lượt tiến hành các thao tác bóc, tách múi, cho trẻ
ăn...và đặt câu hỏi về tên các bộ phận, vị, hình dạng của quả cam...

Ví dụ:
- Khi kể cho trẻ nghe câu chuyện “ Thỏ con không vâng lời”, ngoài việc đặt
hệ thống câu hỏi giúp trẻ nhớ tên truyện, tên nhân vật và hiểu nội dung câu chuyện
cô giáo có thể dạy trẻ cách nói biểu cảm theo tính cách của nhân vật trong câu
chuyện: Giọng của thỏ mẹ ấm, chậm rãi; giọng của thỏ con vui tươi nhí nhảnh.
- Trong quá trình trẻ trả lời, cô giáo luôn chú ý cách phát âm, diễn đạt của trẻ
để sửa cho đúng.
Ví dụ:
Trẻ thường hay nói ngọng âm “c” thành “ t ” như : “con gà” thành “ton gà”.
Ngọng vần “anh” thành “ ăn” như: “Màu xanh” thành “màu xăn”
- Cô kết hợp cung cấp, phát triển lời nói cho trẻ trong các hoạt động vui chơi:
các trò chơi phản ánh sinh hoạt, trò chơi thao tác vai, trò chơi có luật, trò chơi dân
gian...
Ví dụ:

6


Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian “Nu na nu nống”: Cô yêu cầu trẻ
vừa chơi vừa đọc bài đồng dao to, rõ lời và kết hợp sửa cách phát âm cho trẻ
Trong một năm học,chúng ta tổ chức các hoạt động nhằm phát triển lời nói
cho trẻ theo nhiều chủ đề.Việc thay đổi các hình thức tổ chức hoạt động để thu hút
trẻ, giúp trẻ tích cực phát âm khi tham gia hoạt động.
Trong quá trình lựa chọn các phương pháp tổ chức các hoạt động để phát triển
lời nói cho trẻ đã có một số bài viết có liên quan:
- Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng trong giờ hoạt
động kể chuyện của cô giáo Nguyễn Thị Thảo.
- Một số biện pháp rèn phát âm cho trẻ 24-36 tháng của đồng chí Vũ Thị
Nam.
Các bài viết này chủ yếu bàn tìm ra một số biện pháp dạy trẻ nói theo yêu cầu

cô đặt ra trong một môn học nhất định mà chưa đi sâu nghiên cứu việc kích thích
trẻ phát âm, cung cấp vốn từ cho trẻ.
Qua đây tôi muốn nghiên cứu, đánh giá cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả
của việc đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động, từ đó giúp trẻ tích cực phát âm
hơn.
2. Vấn đề nghiên cứu
Việc sử dụng các biện pháp khi tổ chức các hoạt động có giúp trẻ phát triển
được lời nói hơn không?
3. Giả thuyết nghiên cứu:
Việc sử dụng các biện pháp khi tổ chức các hoạt động sẽ gây hứng thú cho trẻ
tích cực phát âm hơn.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Lựa chon đề tài nghiên cứu tôi thấy có những thuận lợi sau:
* Giáo viên:
Tôi dạy cùng cô có trình độ chuyên môn,có kinh nghiệm giảng dạy.
Bản thân tôi cũng là một giáo viên đã đứng lớp nhiều năm ở độ tuổi này.

7


Chúng tôi có lòng nhiệt tình,có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chăm
sóc giáo dục trẻ.
1. Phạm Thị Bắc – Giáo viên dạy nhóm 1(Nhóm thực nghiệm)
2. Nguyễn Thị Thảo – Giáo viên dạy nhóm 2 (Nhóm đối chứng)
* Học sinh:
Hai nhóm được tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau.
Ý thức học tập: Các trẻ 2 nhóm đều tích cực, các thành tích học tập của năm
trước cả 2 nhóm tương đương nhau.
Bảng 1: Giới tính của 2 nhóm nhà trẻ trường MN Đằng Lâm

Tỉ lệ cháu sức
Số học sinh các nhóm

khỏe bình
thường

Tổng số
10
10

Nhóm 1
Nhóm 2

Nam
5
5

Nữ
5
5

87%
88%

2. Thiết kế nghiên cứu
Tôi lựa chon thiết kế 2: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với nhóm
tương đương. Tôi chọn nhóm 1: 10 cháu là nhóm thực nghiệm; Nhóm 2: 10 cháu là
nhóm đối chứng.
Tôi dùng một số bài kiểm tra khảo sát trước tác động cho trẻ như sau:
- Truyện : Thỏ con không vâng lờì.

- Nhận biết quả cam.
- Thiết kế môi trường hoạt động theo chủ đề “Tết và mùa xuân”
Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của 2 nhóm có sự khác nhau, do đó
tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung
bình của 2 nhóm khi tác động.
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương

Điểm trung bình

Đối chứng

Thực nghiệm

5,6

5,5

P=

0,388
8


p =0,388 >0,05,từ đó kết luận độ chênh lệch điểm số trung bình của 2 nhóm
thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, 2 nhóm được gọi là tương đương.

Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu:
Kiểm tra
Nhóm


trước tác

Tác động

động

Kiểm tra sau tác
động

Các giờ hoạt động được
Thực nghiệm

O1

sử dụng nhiều biện pháp

O3

khác nhau, cô tổ chức
nhiều hoạt động đa dạng,
phong phú để kích thích
trẻ phát âm.
Các giờ hoạt động chỉ sử
Đối chứng

O2

dụng một số biện pháp cơ

O4


bản,cô ấn định trước cho
trẻ, trẻ chỉ việc trả lời
theo trí nhớ.
Ở thiết kế này tôi sử dụng phép T-test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu:
* Chuẩn bị của giáo viên:
Cô Thảo dạy nhóm đối chứng: Thiết kế giờ hoạt động đơn giản, quy trình
chuẩn bị bài bình thường, các hoạt động không kích thích được tư duy sáng tạo của
trẻ, do đó mà không khích thích được trẻ phát âm và cung cấp vốn từ mới cho trẻ.
Tôi thiết kế các giờ hoạt động bằng nhiều hình thức, sử dụng đa dạng các loại
đồ dùng khác nhau, đặt câu hỏi gợi mở để kích thích sự tìm tòi khám phá của trẻ
giúp trẻ tích cực phát âm, cung cấp vốn từ cho trẻ.
* Tiến hành dạy thực nghiệm:
9


Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm vẫn thực hiện theo kế hoạch dạy học của
nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.
Cụ thể:
Bảng 4: Thời gian thực nghiệm:
Tháng/năm
Tháng 11/2012

Tên họat động
Kể chuyện: Thỏ con không
vâng lời

Tên chủ đề
Những con vật đáng yêu


Tháng 12/2012

Nhận biết quả cam

Cây và những bông hoa đẹp

Tháng 1/2013

Chơi theo ý thích

Tết và mùa xuân

4. Đo lường và thu thập dữ liệu
Bài kiểm tra trước tác động là bài khảo sát đầu năm do nhà trường và tổ khối
chuyên môn đề ra.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra do cô Nguyễn Thị Thảo dạy nhóm 2
và tôi - giáo viên dạy nhóm 1 nghiên cứu thiết kế. Bài kiểm tra sau tác động có các
câu hỏi để kiểm tra vốn từ và khả năng điễn đạt của trẻ ở mỗi hoạt động.
5. Tiến hành đánh giá
Sau khi hiện xong tôi đã tiến hành đánh giá theo mục tiêu đã đề ra. Sau khi
thực hiện xong mỗi bài chúng tôi tiến hành kiểm tra trên trẻ. Thời gian kiểm tra
giống nhau, thang điểm đánh giá do 2 cô cùng xây dựng.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Bảng 5: Bảng so sánh điểm trung bình sau tác động:
Nhóm

Đối chứng

Thực nghiệm


Điểm trung bình

5,6

6,7

Độ lệch chuẩn

0,69

0,94

Giá trị P của T-test

0,004

Chênh lệch giá trị trung

1,594
10


bình chuẩn(SMD)
Như trên đã chứng minh được rằng kết kết quả của 2 nhóm trước tác động là
tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test
cho kết quả p = 0,004 cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng là rất có ý nghĩa, tức là kết quả điểm trung bình nhóm
thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là không phải ngẫu nhiên mà do kết quả tác
động .

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =

6,7 − 5,6
= 1,5942
0,69

Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1,5942
cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng các biện pháp kích thích trẻ phát âm
trong các hoạt động của nhóm thực nghiệm là rất lớn.
Giả thuyết của đề tài “Một số biện pháp phát triển lời nói cho trẻ 24 - 36
tháng” đã dược kiểm chứng.
V. BÀN LUẬN
Kết quả kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trung bình =
6,7. Kết quả kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng có điểm trung bình = 5,6. Độ
chênh lệch điểm số giữa 2 nhóm là 1,1 cho thấy điểm trung bình của 2 lớp có sự
khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =1,5942. Điều này có nghĩa mức độ ảnh
hưởng của tác động là rất lớn.
Phép kiểm chứng T-test độc lập của 2 lớp là P = 0,004 < 0,05. Kết quả này
khẳng định điểm trung bình của 2 nhóm không phải do ngẫu nhiên mà do tác động,
nghiêng về nhóm thực nghiệm.
* Hạn chế: Nghiên cứu này đòi hỏi người giáo viên phải nằm được đặc điểm
tâm sinh lý của trẻ, luôn sáng tạo tìm ra hình thức mới. Cô giáo phải biết vận dụng
một cách linh hoạt, biết tìm và tổ chức được nhiều hoạt động, nhiều trò chơi kích
thích trí tò mò sáng tạo của trẻ, từ đó đặt ra những câu hỏi để gợi mở kích thích trẻ
phát âm, cung cấp được nhiều vốn từ cho trẻ.

11



VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong các giờ hoạt động sử dụng nhiều biện pháp tổ chức cho trẻ hoạt động
kích thích trẻ tích cực phát âm hơn.
2. Khuyến nghị
- Đối với các cấp lãnh đạo: Cần quan tâm về cơ sở vật chất, các trang thiết
bị,đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ hoạt động.Đồng thời tạo cho giáo viên có
nhiều cơ hội được học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm.
- Đối với giáo viên:
+

Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức và kinh

nghiệm,tìm ra được những biện pháp nâng cao chấy lượng chuyên môn.
+ Cô giáo phải là người nhiệt tình, yêu nghề,mến trẻ, có chuyên môn vững
vàng, phát âm chuẩn tiếng mẹ đẻ từ đó mới có khả năng rèn trẻ phát âm và dạy trẻ
nói đúng ngữ pháp.
+ Cô giáo phải biết tận dụng mọi tình huống trong mọi hoạt động chơi tập
hằng ngày của trẻ ở mọi lúc mọi nơi để kết hợp vừa dạy trẻ nhận biết vừa dạy trẻ
nói.
+ Cô giáo phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ để có những biện
pháp thiết thực phù hợp với từng đối tượng trẻ khi rèn và phát triển lời nói cho
trẻ.Chủ động kết hợp với gia đình trẻ trong việc dạy trẻ phát âm và dạy trẻ nói.
+ Thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp để học hỏi và rút kinh nghiệm.
Với kết quả này, tôi rất mong được sự quan tâm chia sẻ của lãnh đạo nhà
trường và các bạn đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy học cho trẻ mầm non.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đằng Lâm, ngày 15 tháng 02 năm 2014
Nhận xét của HĐKHSP nhà trường


12

Người viết


Phạm Thị Bắc
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Cuốn sách nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng- Bộ GD& ĐT.
- Tài liệu tập huấn của PGD quận Hải An.
- Tuyển tập các trò chơi, câu dố,truyện thơ cho trẻ 24-36 tháng.
VIII. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI.
1. Phụ lục 1: Các bài tập thực nghiệm:
Chủ đề: Những con vật đáng yêu.
Bài dạy: Kể chuyện “ Thỏ con không vâng lời”.
* Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, nhớ tên nhân vật trong câu chuyện.
- Trẻ thuộc và diễn đạt được đúng lời thoại và ngữ điệu của nhân vật.
- Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động, biết cách trả lời câu hỏi của cô.
* Chuẩn bị:
- Sa bàn, rối bằng những con thú nhồi bông.
- Đĩa phim truyện ,
- Mô hình vườn cà rốt.
* Tiến hành:
Hoạt động 1: Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Thỏ nắng”
- Cô yêu cầu trẻ chơi và đọc to lời bài thơ, hỏi trẻ: Các cháu vừa nhảy giống
con gì? Con thỏ sống ở đâu? => Cô giới thiệu tên và nội dung câu chuyện.
Hoạt động 2: Cô kể chuyện cho trẻ nghe và đàm thoại nội dung câu chuyện.
- Kể lần 1: Kết hợp cử chỉ, điệu bộ.
- Kể lần 2: Kết hợp sử dụng rối.
- Đàm thoại: Cô vừa kể chuyện gì? Trong câu chuyện có nhân vật nào?thỏ mẹ

dặn thỏ con như thế nào? Thỏ con trả lời mẹ ra sao?Thỏ con bị làm sao? Ai
dẫn thỏ con về nhà?
- Cô dạy trẻ cách diễn đạt biểu cảm theo ngữ điệu của nhân vật.
- Kể lần 3: Cho trẻ xem phim truyện “Thỏ con không vâng lời” trên maý tính.

13


Hoạt động 3: Cô tổ chức cho trẻ đi hái củ cà rốt tặng thỏ con, cô khuyến khích
trẻ vừa hái cà rốt vừa hát tặng thỏ con bài hát “ Thỏ con”.
Chủ đề: Cây và những bông hoa đẹp
Bài dạy:Nhận biết quả cam
* Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ nói đúng tên quả cam, tên các bộ phận của quả can.
- Trẻ nói đúng vị của quả cam, tác dụng của quả cam
- Giáo dục trẻ cách giữ vệ sinh trong ăn uống.
* Chuẩn bị:
- Quả cam thật, tranh lô tô một số loại quả, mô hình vườn cam
* Tiến hành:
Hoạt động 1: Khu vườn của bé.
Cô cho trẻ cùng đi tham quan khu vườn cam, hỏi trẻ : Đây là vườn quả gì?
Quả cam có màu gì?
- Cô cùng trẻ hái cam bỏ vào giỏ.
Hoạt động 2: Cô cho trẻ cùng quan sát đàm thoại về quả cam.
- Cô cho trẻ cùng quan sát, sờ, ngửi cam.
- Hỏi trẻ: Quả cam có hình dạng ntn? Sờ vào quả cam con thấy nhẵn hay sần
sùi?
- Cô lần lượt bóc, tách và hỏi trẻ từng bộ phận của quả cam: vỏ, múi, hạt, tép
cam...
- Hỏi trẻ: Trước khi ăn cam phải làm gì? (Rửa tay, gọt vỏ...),vỏ cam có ăn

được không? Khi ăn bỏ vỏ và hạt và hạt vào đâu?
- Cô cho trẻ ăn cam, hỏi trẻ: ăn cam có vị gì?cam giàu chất gì?
- Cô giới thiệu cách ăn khác của quả cam: Cắt đôi quả cam, vắt nước.Vừa làm
cô vừa hỏi trẻ: Cô đang làm gì đây? Muốn nước cam ngon hơn cô cho gì vào? Cho
đường vào phải làm gì cho đường tan ra(Dùng thìa khuấy đều).
Hoạt động 3: Cô tổ chức cho trẻ chơi chọn tranh.
- Cô cho trẻ cùng thi ai chọn được nhiều tranh quả cam nhất , cô yêu cầu trẻ
nhặt tranh quả cam để vào rổ trong nhiều tranh lô tô các loại quả khác nhau.
14


- Cho trẻ cùng đi chơi xem trong phòng còn có nhiều tranh quả nào thì đọc tên
quả đó.
Chủ đề: Tết và mùa xuân.
Bài dạy: Thiết kế môi trường hoạt động .
a. Trò chơi phản ánh sinh hoạt:
* Bế em đi chơi tết:
- Cô hướng dẫn trẻ cách chơi,gợi ý kích thích trẻ nói dỗ em: Em ngoan nào;
chị bế em đi chơi chợ tết nhé; chị mua hoa, mua quả, mua bánh kẹo này; Em có ăn
bánh không? Em có thích đi chơi với chị không?...
* Bán hàng ngày tết:
- Cô dạy trẻ cách bày hàng, mời chào khách mua hàng.
- Hỏi và yêu cầu trẻ đọc tên các mặt hàng.
b. Trò chơi nhận biết thao tác với đồ vật: Chơi ghép tranh lô tô.
- Cô yêu cầu trẻ chọn tranh lô tô, đọc tên các đồ vật trong tranh sau đó ghép
vào ô trên bảng theo mẫu của cô.
c. Xem tranh ảnh, sách một số loại hoa, quả, bánh ngày tết.
- Cô yêu cầu trẻ xem và đọc tên hoa, quả trong tranh.
2. Phụ lục 2: Tiêu chí đánh giá:
STT

1
2
3

Tiêu chí đánh giá
Trẻ tham gia hoạt động học tập một cách tích cực, trong
quá trình học không có biểu hiện mệt mỏi, buồn chán.
Trẻ biết cách trả lời câu hỏi của cô, tích cực phát âm.
Trẻ nói đúng ngữ pháp, nói đủ câu

15

Điểm
4
3
2


3. Phụ lục 3: Mẫu phiếu điều tra
Mẫu phiếu điều tra giáo viên.
Trường:.....................................
Lớp:...........................................
Họ và tên giáo viên:....................................
Để nghiên cứu một số biện pháp phát triển lời nói cho trẻ. Xin chị trả lời các
câu hỏi sau( Đánh dấu x vào câu trả lời).
1. Theo chị việc phát triển lời nói có quan trọng với trẻ 24-36 tháng.
- Quan trọng
- Không quan trọng
- Rất quan trọng
2. Chị có thích tổ chức các hoạt động giúp trẻ phát triển lời nói không?

- Không
3. Chị đã chuẩn bị những gì khi thực hiện giờ học này?..............................
4. Chị đã sử dụng hình thức gì khi thực hiện giờ học này?..........................
- Tiến hành bằng các hình thức sử dụng đồ dùng,tổ chức nhiều hoạt động khác
nhau, đặt nhiều câu hỏi kích thích trẻ trả lời.
- Tiến hành theo hình thức đơn thuần vẫn sử dụng ở trường mầm non, chỉ đặt
những câu hỏi theo mẫu sẵn có.
5. Trong khi tổ chức tiết học chị gặp những khó khăn và thuận lợi gì?..............

16


4. Phụ lục 4: Bảng điểm
Nhóm thực nghiệm
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Họ và tên

Điểm KT trước


Điểm kiểm tra sau

tác động

tác động
7
6
5
8
6
7
7
6
7
8

Vũ Huy Phương
Đoàn Diệp Phương
Võ Hồng Phúc
Mạc Nguyên Anh
Bùi Khánh Diệp Anh
Vũ Hải Yên
Đinh Tuấn Kiệt
Đoàn Duy Mạnh
Trần Tuấn Cường
Nguyễn Đoàn Thảo Vi

6
5
5

6
4
6
5
5
6
7
Nhóm đối chứng

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Họ và tên

Điểm kiểm tra

Điểm kiểm tra sau

trước tác động

tác động


6
5
6
5
6
7
5
6
5
5

6
6
6
5
5
7
5
6
5
5

Trương Bảo Lâm
Bùi Vũ Xuân Huy
Nguyễn Trọng Mạnh Hải
Hứa Phạm Ngọc Hà
Nguyễn Khánh Duy
Trần Hoài Nam
Nguyễn Thị Diệu Linh

Lê Thị Diệu Linh
Nguyễn Đoàn Yến Nhi
Hoàng Diệu Kim Ngân

17



×