Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh những giải pháp của tình hà tĩnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

NGUYỄN THỊ HÀI

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
Ở CƠ SỞ VỮNG MẠNH - NHỮNG GIẢI PHÁP
CỦA TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

NGUYỄN THỊ HÀI

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
Ở CƠ SỞ VỮNG MẠNH - NHỮNG GIẢI PHÁP
CỦA TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60 31 02 01

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lưu Văn Sùng


Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi
đ

c th c hi n d

is h

ng d n của

i os

Ti n s

số li u và trích d n trong luận v n là trung th c.

u

n

ng. Các

t qu nghiên cứu của

luận v n không tr ng v i c c công trình khác.
T c


ả u

u n

v


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................3
1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................3
2. Tình hình nghiên cứu ...............................................................................7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................11
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ..............................................11
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................11
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................12
Chươ 1: Nhữ vấ đề ý u về hệ thố chí h trị, hệ thố
chí h trị ở cơ sở và vị trí của hệ thố chí h trị ở cơ sở ..........................13
1.1. ệ t ốn c ín tr v đặc đ ểm ệ t ốn c ín tr V ệt am ...............13
1.1.1. Khái niệm.........................................................................................13
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của hệ thống chính trị Việt Nam .........................14
1.2. Đặc đ ểm v n ữn t êu c í đán
á ệ t ốn c ín tr ở cơ sở
xã, p ườn , t trấn vữn mạn ....................................................................16
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của hệ thống chính trị ở cơ sở ...................16
1.2.2. Những tiêu chí đánh giá hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường,
thị trấn vững mạnh ...........................................................................................18
1.3. Yêu cầu k ác quan của v ệc xâ dựn ệ t ốn c ín tr ở cơ sở
vữn mạn .......................................................................................................20
1.3.1. Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước ...........................................20

1.3.2. Việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương
đến cơ sở ..........................................................................................................21
1.3.3. Thực hành dân chủ rộng rãi ở cơ sở, bảo đảm và phát huy quyền
làm chủ thực sự của nhân dân ..........................................................................22
1.3.4. Nhiệm vụ chính trị của địa phương trong tình hình mới ............ 24
Chươ 2: Xây dự hệ thố chí h trị ở cơ sở vữ mạ h - thực trạ
và hữ
ả ph p h ệ ay của tỉ h Hà Tĩ h ..........................................28
2.1. á quát đặc đ ểm tự n ên, t n
n k n t , xã
n ưởn
đ n ệ t ốn c ín tr ở cơ sở của tỉn
ĩn ..........................................28
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên .......................................................................28
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế, xã hội .............................................................30
1


2.2. ực trạn ệ t ốn c ín tr ở cơ sở của tỉn
ĩn từ năm 2009
đ n na .............................................................................................................36
2.2.1. Về năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong
hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn ................................................36
2.2.2. Những bất cập trong quá trình vận hành của hệ thống chính trị ở
cơ sở của tỉnh Hà Tĩnh .....................................................................................44
2.2.3. Việc thực thi quy chế dân chủ ở cơ sở còn nhiều khó khăn ............48
2.2.4. Những bất cập trong đội ngũ cán bộ, công chức của hệ thống
chính trị ở cơ sở ...............................................................................................49
2.3.
ữn

p áp t p tục xâ dựn ệ t ốn c ín tr ở cơ sở vữn
mạn của tỉn
ĩn đáp ứn êu cầu n ệm vụ tron t ờ kỳ mớ .......51
2.3.1. Củng cố, kiện toàn tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức
hoạt động của từng thành tố trong hệ thống chính trị ở cơ sở .........................51
2.3.2. Tiếp tục hoàn thiện các quy định đảm bảo cho hệ thống chính trị
ở cơ sở vận hành thông suốt, hiệu lực, hiệu quả..............................................64
2.3.3. Thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở xã, phường,
thị trấn ...................................................................................................... 68
2.3.4. Đảm bảo số lượng, cơ cấu, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn .....................72
2.3.5. Kết hợp chặt ch giữa nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở
vững mạnh với đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, đảm bảo ổn định chính trị, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho nhân dân ....................................................................................................74
KẾT LUẬN .....................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................82
PHỤ LỤC

2


MỞ ĐẦU
1. Tí h cấp th ết của đề tà
Đảng ta khẳng định, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng
Đảng là nhiệm vụ then chốt, chăm lo xây dựng hệ thống chính trị ngày càng
trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong từng giai đoạn cách mạng, nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi
mới đến nay, Đảng ta đã có nhiều chủ trương để củng cố, đổi mới, từng bước
hoàn thiện, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống

chính trị từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt là hệ thống chính trị ở cơ sở xã,
phường, thị trấn. Bởi vì, hệ thống chính trị ở cơ sở giữ vai trò hết sức quan
trọng trong hệ thống chính trị nói chung. Hệ thống chính trị ở cơ sở là nơi giữ
mối liên hệ trực tiếp, thường xuyên, toàn diện với người dân; làm cầu nối giữa
Đảng, Nhà nước với nhân dân; là cấp cụ thể hóa và tổ chức vận động, tuyên
truyền, cổ vũ phong trào của quần chúng nhân dân lao động thực hiện chủ
trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo ổn định chính trị xã hội ở cơ sở, tạo
nền tảng để ổn định và phát triển bền vững của từng địa phương cũng như trên
bình diện đất nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI (năm 1986) đề ra đường
lối đổi mới toàn diện, trong đó lấy đổi mới kinh tế là trọng tâm, trước hết là đổi
mới tư duy kinh tế; gắn đổi mới kinh tế với từng bước đổi mới chính trị và hệ
thống chính trị. Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhiệm vụ xây
dựng hệ thống chính trị ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp
phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

3


Đối với tỉnh Hà Tĩnh, hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là hệ
thống chính trị ở xã, phường, thị trấn đã được củng cố, kiện toàn, sắp xếp, đổi
mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Các tổ chức trong hệ
thống chính trị phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ từng
bước được tăng cường về số lượng, nâng cao chất lượng. Nhiều chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước được ban hành kịp thời, khá đồng bộ đã tạo
điều kiện thuận lợi để hệ thống chính trị ở cơ sở hoạt động có hiệu quả, góp
phần đảm bảo vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lí, điều hành của
chính quyền, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng

hợp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Tuy nhiên, hệ thống chính trị ở cơ sở của tỉnh Hà Tĩnh v n còn một số
hạn chế, bất cập, thể hiện trên những nội dung chủ yếu sau:
t là, năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ
thống chính trị ở cơ sở còn bất cập. Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của một số tổ
chức cơ sở Đảng chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới. Năng lực quản lý, điều
hành của chính quyền; công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực như về
đất đai, tài nguyên, khoáng sản còn hạn chế. Hoạt động của các đoàn thể chính
trị - xã hội còn hành chính hóa, tính chủ động chưa cao, tổ chức thực hiện các
phong trào thi đua còn hình thức, thiếu chiều sâu. Vai trò giám sát, phản biện
xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền chưa r n t. Một số địa
phương chưa gắn chặt nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị với nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội.
ai là nhìn chung tổ chức bộ máy hệ thống chính trị cơ sở chưa hợp lý,
một số nơi hoạt động chưa thông suốt, cơ chế vận hành chưa đồng bộ.



trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp giữa các bộ phận còn
chồng ch o, chưa chặt ch . Ở một số địa phương, sự phân định chức năng,

4


nhiệm vụ giữa cấp ủy và chính quyền; bí thư cấp ủy và chủ tịch ủy ban nhân
dân cấp xã; nhiệm vụ bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân hoặc
nhiệm vụ bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân cấp xã thiếu cụ
thể, chưa r ràng. Điều đó đã d n đến hiện tượng hoặc là cấp ủy bao biện, làm
thay, hoặc là buông lỏng lãnh đạo, bỏ sót quản lý, điều hành, xem nhẹ vai trò

giám sát của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Cá biệt có những xã, phường
do không phân định r chức năng, nhiệm vụ, phân công thiếu cụ thể nên trong
lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành có lúc, có việc thiếu thống nhất, thậm chí
để mất đoàn kết nội bộ và xảy ra nhiều sai phạm.
a là việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nhiều nơi còn
hình thức, thậm chí một số địa phương vi phạm quyền làm chủ của nhân
dân. Một số vấn đề quan trọng của địa phương trước khi quyết định chưa
được lấy ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân. Những vấn đề liên
quan đến công tác bồi thường, h trợ tái định cư, giải phóng mặt b ng, chủ
trương, chính sách mới, thủ tục hành chính
dân biết.

chưa được công khai để nhân

uá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ của một số địa phương

chưa phát huy tốt vai trò tham gia giám sát cộng đồng. Một số người dân do
các phần t xấu xúi dục, kích động, lợi dụng dân chủ, gây sức p, cản trở
hoạt động của chính quyền, đi ngược lại lợi ích chung của tập thể, vi phạm
k cương pháp luật nhà nước.
ốn là, năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ ở cơ sở nhìn chung chưa đáp
ứng yêu cầu. Một bộ phận cán bộ ở nhiều nơi có biểu hiện thiếu gần gũi, thiếu
gắn bó với dân, quan liêu hơn, xa dân hơn. Việc thành lập chi bộ cơ quan xã,
phường, thị trấn có những điểm chưa phù hợp với thực tiễn cơ sở, làm cho cán
bộ lại càng xa dân, nhân dân mất niềm tin. Sau đại hội đảng bộ các cấp, đại hội
đoàn thể và bầu c hội đồng nhân cấp xã, số bí thư, chủ tịch hội đồng nhân
dân, ủy ban nhân dân, ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể không tái c ,

5



được chuyển sang làm công việc khác thì không phát huy tốt trách nhiệm, làm
việc cầm chừng, thiếu tích cực, thiếu tâm huyết, chỉ chờ đủ năm để nghỉ
hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, do đó hiệu quả công tác đạt thấp. Chế độ,
chính sách giữa cấp trưởng và cấp phó có sự chênh lệch quá lớn. Cũng là cán
bộ cấp xã, nhưng cấp trưởng là công chức, hưởng lương, cấp phó là bán
chuyên trách, hưởng phụ cấp sinh hoạt phí theo khả năng chi trả của ngân
sách địa phương và không được tham gia bảo hiểm xã hội, do đó không phát
huy được trí tuệ và trách nhiệm của cấp phó, hạn chế việc tạo nguồn cán bộ kế
cận. Trong thực tế, một số cán bộ cấp phó trẻ, có trình độ, uy tín nhưng không
phát huy được vì cấp trưởng luôn giữ “an toàn” vị trí việc làm của mình, nên
không thể thay thế. Theo quy định, cán bộ chủ trì cơ sở giữ một chức vụ
không quá hai nhiệm kỳ, do đó, một số địa phương cơ sở khi đến kỳ đại hội
đã bố trí hóan đổi chủ tịch làm bí thư và bí thư sang làm chủ tịch. Sự hóan đổi
này ở một số nơi không phù hợp, do cán bộ không đảm bảo tín nhiệm, ảnh
hưởng đến sự phát triển của địa phương. Một số đồng chí ở các chức danh
khác, sau đại hội đảng, đoàn thể không trúng c nhưng tuổi đời và số năm
công tác chưa đủ để nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, không bố trí được
công việc khác, cơ sở không có ngân sách trả lương, do đó họ thiếu sự hợp tác
với cán bộ đương chức, có nơi đã gây mất đoàn kết nội bộ. Để giữ được chức
vụ, vị trí làm việc, một số cán bộ chủ trì cơ sở làm việc cầm chừng, ngại va
chạm, chỉ đạo công việc thiếu quyết liệt, nhất là khi x lý những vụ việc xẩy
ra ở địa phương thì có tư tưởng

lại, n tránh, đùn đẩy lên cấp trên. Số này

cũng có tư tưởng cố gắng bảo vệ nhau an toàn cho đến khi đủ tuổi đời và đủ
năm công tác để được nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Vì vậy làm cản trở
sự phát triển của địa phương, cơ sở, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân.
Việc bố trí chủ tịch hội cựu chiến binh là công chức đòi hỏi người trẻ tuổi là

không phù hợp với thực tiễn, do cấp bậc thấp, kinh nghiệm ít, nếu làm chủ

6


tịch hội s gặp nhiều khó khăn trong lãnh đạo, chỉ đạo. Hiện tại, có một số
đồng chí làm bí thư đoàn xã đã quá tuổi (có đồng chí hơn 40 tuổi) nhưng
không có vị trí để chuyển đổi. Hiện nay, lực lượng hưu trí về cơ sở rất đông,
nhiều người có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, tâm huyết, có phương pháp
làm việc hiệu quả, uy tín, nhưng do thực hiện chế độ công chức xã nên không
khai thác được trí tuệ của lực lượng này.
Xuất phát từ vai trò, vị trí của hệ thống chính trị ở cơ sở; tình hình thực
tiễn của hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, nhất là những
hạn chế, bất cập, đặt ra yêu cầu khách quan đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ
để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị
trấn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở địa phương trong thời kỳ mới, tác
giả chọn Đề tài: “Xâ dựn
p áp của tỉn

ĩn

ệ t ốn c ín tr ở cơ sở vữn mạn - n ữn
ện na ” làm Luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành

Chính trị học.
2. Tì h hì h

h ê cứu

Liên quan đến vấn đề đặt ra của luận văn, đã có nhiều công trình khoa

học nghiên cứu về xây dựng hệ thống chính trị nói chung, ở cơ sở nói riêng.
Trong đó đáng chú ý là một số công trình nghiên cứu như:
Đề tài khoa học đ c lập cấp nhà n

c về Củng cố và t ng c ờng h

thống chính trị ở cơ sở trong s nghi p đổi m i và ph t triển của n

c ta hi n

nay (2002) do GS.TS. Hoàng Chí Bảo làm chủ nhiệm Đề tài. Công trình tập
trung làm r quan điểm, lý luận và phương pháp nghiên cứu hệ thống chính trị
ở cơ sở; trình bày lịch s và lý luận về vấn đề cơ sở và hệ thống chính trị ở cơ
sở nông thôn Việt Nam; đánh giá tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị ở
cơ sở nông thôn nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó, công trình nêu những
phương hướng cơ bản, các quan điểm và giải pháp tiếp tục đổi mới và nâng
cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn.

7


C ch ti p cận nghiên cứu h thống chính trị (2013), của GS.TS. Lưu
Văn Sùng. Trong công trình này, tác giả đã nêu 6 cách tiếp cận nghiên cứu hệ
thống chính trị, bao gồm: i) xem x t hệ thống chính trị gắn với sự hình thành
và phát triển của các thể chế chính trị; ii) nghiên cứu hệ thống chính trị dưới
bình diện cấu trúc hệ thống; iii) hệ thống chính trị là tổ chức của các chủ thể
quyền lực chính trị, với chức năng, giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị;
iv) vận hành của hệ thống chính trị là ban hành và thực thi chính sách, quyết
sách chính trị; v) nghiên cứu hệ thống chính trong mối quan hệ với những con
người hoạt động trong hệ thống ấy, nhất là người đứng đầu. Công trình đã làm

r những phương pháp luận cơ bản để tiếp cận nghiên cứu hệ thống chính trị
một cách biện chứng, hiện đại.
Qu trình đổi m i h thống chính trị ở i t Nam (1986-2011) của TS
Phạm Ngọc Trâm (2011), Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Trong công trình
này, tác giả đã khái quát quá trình hình thành và phát triển hệ thống chính trị
ở Việt Nam từ năm 1945 - 2011. Trong đó tác giả phân kỳ ra từng giai đoạn,
chỉ r đặc điểm, yêu cầu, giải pháp đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta; phân
định r quá trình đổi mới hệ thống chính trị trong thời kỳ chiến tranh, trong
thời kỳ bao cấp và trong thời kỳ đổi mới.
Đổi m i và t ng c ờng h thống chính trị n

c ta trong giai đoạn m i

của tập thể tác giả Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đồng chủ biên
(1999). Công trình này là kết quả nghiên cứu của chương trình khoa học và
công nghệ cấp nhà nước. Nội dung cơ bản của công trình nghiên cứu là những
vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu hệ thống chính trị nước ta
trong giai đoạn mới; những đặc trưng, quan điểm và nguyên tắc cơ bản xây
dựng hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội;
thực trạng hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; đồng thời công

8


trình nêu lên một số vấn đề cần tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường hệ thống
chính trị, đưa sự nghiệp đổi mới đất nước tiến lên từng bước vững chắc.
Chính trị học những vấn đề lý luận và th c tiễn (2007 - 2012) của tập
thể tác giả do GS.TS. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên). Công trình là tập hợp
các bài viết của các nhà nghiên cứu lý luận khoa học chính trị Việt Nam, bao

gồm các phần: lịch s tư tưởng và các học thuyết chính trị; lý luận chung về
chính trị học; chính trị học so sánh; những vấn đề chính trị Việt Nam hiện đại;
khoa học lãnh đạo và quản lý.
ô hình tổ chức và hoạt đ ng của h thống chính trị m t số n

c trên

th gi i do PGS.TS Tô Huy Rứa (chủ biên). Công trình phân tích đặc điểm
của hệ thống chính trị một số nước và trên cơ sở đó nêu lên một số bài học
tham khảo đối việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị của Việt Nam.
Tập bài gi ng Chính trị học (l u hành n i b ) (1999) Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia do GS. Hồ Văn Thông (chủ biên). Đây là công trình tập
hợp những bài giảng với những nguyên lý cơ bản nhất về chính trị học dùng
cho các đối tượng học tập, nghiên cứu tại Học viện Chính trị- Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh.
X c định cơ cấu và tiêu chuẩn c n b lãnh đạo chủ chốt trong h thống
chính trị đổi m i do PGS.TS Trần Xuân Sầm (chủ biên).
thống chính trị n

c ta trong thời kỳ đổi m i do GS.VS. Nguyễn

Văn uý (chủ biên).
Ở Hà Tĩnh vấn đề xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở được tiếp cận
khá nhiều trong các bài phát biểu của lãnh đạo tỉnh; các văn kiện đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh; một số nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy qua các thời kỳ. Ngày 19/5/2009, Ban
Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVI nhiệm kỳ 20005 - 2010 đã ban hành Nghị
quyết 09 - N /TU về tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của

9



hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn. Nghị quyết đã xác định mục
tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị
trấn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng tỉnh Hà
Tĩnh sớm thóat khỏi tình trạng tỉnh nghèo, trở thành tỉnh có công nghiệp,
nông nghiệp, dịch vụ phát triển.
Nhìn chung, đã có nhiều tác giả tiếp cận nghiên cứu vấn đề xây dựng
hệ thống chính trị ở những phạm vi khác nhau về không gian, thời gian.
Nhiều công trình đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận chung; một số công
trình đề cập đến xây dựng hệ thống chính trị cấp cơ sở nói chung và ở địa
phương cụ thể; nhiều công trình đề cập chuyên sâu việc xây dựng, nâng cao
hiệu quả hoạt động của một số tổ chức trong hệ thống chính trị, chẳng hạn
nghiên cứu về xây dựng tổ chức cơ sở đảng, tổ chức đoàn thanh niên, phụ nữ,
hội nông dân, hội cựu chiến binh, công đoàn cơ sở. Tuy vậy, việc nghiên cứu
xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn Hà Tĩnh với tư cách là một
công trình khoa học độc lập, có hệ thống thì đến nay chưa có tác giả nào đề
cập đến. Do đó, Đề tài “Xâ dựn
n ữn

p áp của tỉn

ĩn

ệ t ốn c ín tr ở cơ sở vữn mạn ện na ” được tác giả lựa chọn phù hợp

với tình hình thực tiễn, không trùng với bất kỳ công trình khoa học nào, đảm
bảo yêu cầu của một luận văn thạc sĩ khoa học chính trị.
3. Mục đích và h ệm vụ


h ê cứu

3.1. Mục đíc
Luận văn làm r yêu cầu khách quan của việc xây dựng hệ thống chính
trị ở cơ sở vững mạnh và đề ra những giải pháp tiếp tục xây dựng hệ thống
chính trị ở cơ sở của tỉnh Hà Tĩnh hiện nay.
3.2.

ệm vụ

- Phân tích cơ sở lý luận về hệ thống chính trị và vị trí quan trọng của
hệ thống chính trị ở cơ sở.

10


- Làm r yêu cầu khách quan của việc xây dựng hệ thống chính trị ở cơ
sở vững mạnh; thực trạng và những vấn đề đặt ra của hệ thống chính trị ở cơ
sở của tỉnh Hà Tĩnh hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp cơ bản để tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị ở
cơ sở vững mạnh của tỉnh Hà Tĩnh hiện nay.
4. Đố tượ

và phạm v

h ê cứu

- Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hệ thống
chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- ề không gian: Nghiên cứu hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn

tỉnh Hà Tĩnh.
- ề thời gian: Từ năm 2009 - 2013 và định hướng những năm tiếp theo.
5. Cơ sở ý u

và phươ

ph p

h ê cứu

Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và các phương pháp luận của khoa học chính trị; quan
điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương, nghị
quyết của tỉnh Hà Tĩnh về xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở. Trong đó chú
ý s dụng có hiệu quả các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp,
so sánh, logic - lịch s , thống kê, hệ thống hóa..
6. Đó

óp của u

v

- Làm r vị trí quan trọng của hệ thống chính trị ở cơ sở và xây dựng hệ
thống chính trị ở cơ sở vững mạnh là yêu cầu khách quan, cần thiết trong giai
đoạn hiện nay.
- Chỉ ra những hạn chế, bất cập của hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa
bàn Hà Tĩnh hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp cơ bản tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính trị ở
cơ sở của tỉnh Hà Tĩnh hiện nay, nh m nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động
của hệ thống chính trị ở cơ sở của tỉnh Hà Tĩnh, góp phần thực hiện thắng lợi

nhiệm vụ chính trị của địa phương trong giai đoạn cách mạng mới.
11


7. Kết cấu của u

v

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được kết cấu 2 chương, 6 tiết.

12


Chươ

1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ,
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CƠ SỞ VÀ VỊ TRÍ CỦA
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CƠ SỞ
1.1. Hệ thố
1.1.1.

chí h trị và đặc đ ểm hệ thố

chí h trị V ệt Nam

á n ệm


Hệ thống chính trị là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, một cấu
trúc hệ thống ổn định bao gồm các thể chế có quan hệ với nhau về mục tiêu,
chức năng trong việc ra quyết định chính trị, trong việc thực thi quyền lực
chính trị.
Hệ thống chính trị được hình thành trong nền chính trị hiện đại, từ khi
ra đời nền dân chủ tư sản, xuất hiện các đảng chính trị đại diện cho các giai
cấp, các lực lượng xã hội đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước,
xuất hiện các nhóm lợi ích tác động vào quyền lực nhà nước để thực hiện lợi
ích của mình. Vì vậy, việc ra quyết định chính trị, thực thi quyền lực chính trị
không chỉ do nhà nước thực hiện mà còn có vai trò của đảng cầm quyền, vai
trò của các nhóm lợi ích chính trị - tạo thành hệ thống chính trị. Tuy nhiên,
nhà nước v n giữ vai trò cơ bản, quan trọng nhất.
Ở Việt Nam, khái niệm “hệ thống chính trị” lần đầu tiên được Đảng ta s
dụng trong Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa VI
(tháng 3-1989) thay cho khái niệm “hệ thống chuyên chính vô sản”. Hệ thống
chính trị đó bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và các đoàn thể nhân dân. Hệ thống chính trị nước ta vận hành
theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Đây không chỉ
đơn giản là sự thay đổi tên gọi mà là một bước đổi mới quan trọng trong tư duy
chính trị của Đảng ta. Hệ thống chính trị hiện nay là sự kế thừa và phát triển các
thành tựu về tổ chức và hoạt động của hệ thống chuyên chính vô sản trong các
13


giai đoạn trước đổi mới, đồng thời phản ánh một hiện thực mới về chính trị trong
điều kiện đổi mới kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.
Về cơ bản, khái niệm hệ thống chính trị ở Việt Nam là một chỉnh thể
bao gồm Nhà nước, Đảng Cộng sản cầm quyền, các tổ chức chính trị - xã hội
hợp pháp của nhân dân và mối quan hệ tác động qua lại cùng với sự vận hành
của các yếu tố đó nh m bảo đảm quyền lực của nhân dân.

1.1.2. Đặc đ ểm cơ b n của ệ t ốn c ín tr V ệt am
- Hệ thống chính trị mang bản chất giai cấp công nhân, do Đảng Cộng
sản lãnh đạo. Mục đích của hệ thống chính trị ở Việt Nam là nh m lãnh đạo
nhân dân thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
- Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay mang những đặc điểm của thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Do đó hệ thống chính trị đang trong quá trình
hoàn thiện về tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động và đội ngũ cán bộ.
- Trong cấu trúc của hệ thống chính trị ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt
Nam vừa là yếu tố cấu thành của hệ thống chính trị, vừa là hạt nhân lãnh đạo
hệ thống chính trị. Do đó, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và
pháp luật. Cán bộ, đảng viên của Đảng phải chấp hành hiến pháp, pháp luật.
Mặt khác, hệ thống chính trị do Đảng thành lập, mang bản chất giai cấp công
nhân, phục vụ lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc,
do đó Đảng đồng thời lãnh đạo hệ thống chính trị. Mọi tổ chức trong hệ thống
chính trị hoạt động theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước nh m phấn đấu vì mục tiêu chung là xây dựng một xã hội
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công b ng, văn minh.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân là trung tâm quyền lực của hệ thống chính trị. Nhà nước quản lý xã
hội b ng pháp luật.
14


- Các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội là cơ sở chính trị của Đảng, Nhà
nước; thông qua đó quyền làm chủ của nhân dân lao động được phát huy.
Trong quá trình vận hành, m i thành viên của hệ thống chính trị hoạt
động với chức năng riêng. Song hệ thống chính trị là một chỉnh thể, m i thành
viên chỉ tồn tại với tư cách là một bộ phận của một cấu trúc chung, tác động

theo cùng một phương, cùng tạo thành một tổng hợp lực hướng vào một mục
đích chung.
M i thành viên của hệ thống chính trị có quyền hạn, chức trách và
nhiệm vụ riêng. Nhưng những quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ ấy không đối
lập nhau. Chúng vừa có tính đối thoại, trao đổi, tranh luận, vừa có tính hợp tác
tương h , trong đó m i thành viên hoạt động tương đối độc lập, nhưng lại
thống nhất với các thành viên khác trên một nền chung là cùng vì lợi ích của
toàn thể, của cả quốc gia, dân tộc.
Tính thống nhất của hệ thống chính trị không cho ph p tuyệt đối hóa vị
trí, vai trò của bất cứ một thành viên nào trong hệ thống; mặt khác lại đòi hỏi
phải khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản và quyền lực Nhà nước
thuộc về nhân dân. Chỉ có như thế mới xây dựng được một xã hội dân chủ,
trong đó mọi năng lực sản xuất vật chất và tinh thần của các tầng lớp, giai cấp
xã hội đều được phát huy; đồng thời bảo đảm cho xã hội có một nền tảng
vững chắc là sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
đội ngũ trí thức; và cũng chỉ như thế mới loại trừ được sự độc quyền, chuyên
chế, vừa loại trừ được mọi hình thức chính trị đa nguyên và dân chủ cực đoan.
Hệ thống chính trị là phương tiện của nhân dân để thực hành dân chủ.
Do vậy, m i tổ chức thành viên của hệ thống chính trị trước hết phải là một
thiết chế dân chủ.
Hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn được tổ chức và hoạt
động theo một cơ chế bảo đảm thực hiện quyền lực của nhân dân địa phương

15


dưới sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn, hệ thống đó bao
gồm các tổ chức: Đảng bộ các xã, phường, thị trấn; chính quyền (hội đồng
nhân dân và ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn); các đoàn thể (Công đoàn,
Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh).

1.2. Đặc đ ểm và hữ
xã, phườ

, thị trấ vữ

1.2.1.

t êu chí đ

h

hệ thố

chí h trị ở cơ sở

mạ h

á n ệm v đặc đ ểm của ệ t ốn c ín tr ở cơ sở

thống chính trị ở cơ sở là khái niệm bao gồm tổ chức cơ sở đảng,
chính quyền nhân dân (ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân xã, phường, thị
trấn), các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở cấp xã; các yếu tố đó có mối
quan hệ gắn bó chặt ch với nhau nh m thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở
cấp xã, phường, thị trấn.
- Hệ thống chính trị ở cơ sở là cấp thấp nhất của hệ thống chính trị Việt
Nam hiện nay trong hệ thống 4 cấp gồm: cấp Trung ương, cấp tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương, cấp huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh và cấp xã,
phường, thị trấn trực thuộc huyện.
- Hệ thống chính trị ở cơ sở thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nhân
dân; là nơi triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách

pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội
cấp trên.
- Hệ thống chính trị ở cơ sở là cầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà
nước. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, chủ trương, nhiệm vụ của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cấp
trên đều do cấp cơ sở chuyển tải, thông tin, triển khai thực hiện, tổ chức thành
các phong trào trong các tầng lớp nhân dân. Do đó thông qua hệ thống chính
trị ở cơ sở, nhân dân phản ánh với Đảng, Nhà nước về chủ trương, đường lối,
chính sách, về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, về cán bộ của Đảng, Nhà nước để

16


từ đó đề ra các chỉ thị, nghị quyết, chính sách, pháp luật phù hợp với thực tiễn
cuộc sống, phù hợp với lợi ích chính đáng của nhân dân, sắp xếp, bố trí cán
bộ, khen thưởng, k luật cán bộ. Tuy nhiên không nên hiểu hệ thống chính trị
ở cơ sở chỉ là khâu trung gian đơn thuần, bởi vì hệ thống chính trị ở cơ sở
ngoài các chức năng cầu nối còn có nhiều chức năng khác, trong đó có nhiệm
vụ trực tiếp phục vụ nhân dân ở cơ sở trên tất cả các lĩnh vực.
- Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò hết sức quan trọng trong việc
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Theo phân cấp, hệ thống
chính trị cơ sở là nơi triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương, nhiệm vụ của cấp trên để lãnh đạo,
chỉ đạo, điều hành, quản lý, huy động, s dụng các nguồn lực về đất đai, tài
nguyên khóang sản, lao động, tài chính nh m tổ chức thực hiện có hiệu quả
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm phát triển sản xuất nông
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch; xây dựng nông
thôn mới; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
- Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò quan trọng trong việc ổn định
chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, giữ gìn an ninh,

quốc phòng ở địa phương. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ
chính trị ở cơ sở, có khi xảy ra xung đột lợi ích giữa các nhóm dân cư với
nhau, giữa người dân với cán bộ, chính quyền. Những mâu thu n, xung đột
có khi lên đến đỉnh điểm dễ d n tới bất ổn, điểm nóng làm mất ổn định ở cơ
sở. Bên cạnh đó các thế lực thù địch, những phần t xấu, cơ hội luôn tìm
cách chống phá ở cơ sở. Do đó hệ thống chính trị ở cơ sở phải thường xuyên
theo d i, nắm chắc tình hình, dự báo sát đúng, chủ động kiểm soát mọi tình
huống, khi có vấn đề phức tạp xảy ra phải kịp thời x lý dứt điểm, nhanh
gọn, đúng quy định; đồng thời báo cáo lên cấp trên để có sự lãnh đạo, chỉ
đạo, h trợ kịp thời.

17


- Hệ thống chính trị ở cơ sở là nơi triển khai thực hiện quy chế dân chủ
cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh khối đoàn
kết toàn dân. Do đó mọi việc cần phải đảm bảo nguyên tắc dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra và đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhân dân.
- Các yếu tố của hệ thống chính trị ở cơ sở vừa chịu sự lãnh đạo, chỉ
đạo của các yếu tố hệ thống chính trị cấp trên, vừa cụ thể hóa nhiệm vụ cấp
trên; đồng thời chủ động đề ra nhiệm vụ của cấp mình phù hợp với điều kiện
ở cơ sở. Do đó nhiệm vụ của hệ thống chính trị ở cơ sở rất nặng nề, khó khăn,
phức tạp. Nếu không bố trí, sắp xếp, tổ chức thực hiện khoa học thì rất khó
hoàn thành nhiệm vụ, trong khi năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ còn có
những mặt hạn chế và điều kiện để thực hiện còn nhiều khó khăn.
- Điều kiện hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở hiện nay còn nhiều
khó khăn. Chế độ, chính sách của cán bộ còn bất cập. Cở sở vật chất nhiều
nơi thiếu thốn, xuống cấp, không đồng bộ, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng
thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.
1.2.2.

t

ữn t êu c í đán

á ệ t ốn c ín tr ở cơ sở xã, p ườn ,

trấn vữn mạn
Hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản

sau:
t là, hệ thống chính trị phải thực thi tốt quyền lực chính trị ở cơ sở.
Từng tổ chức trong hệ thống chính trị phải thực hiện có hiệu quả chức năng,
nhiệm vụ được giao. Theo đó, đối với tổ chức Đảng phải thực sự là hạt nhân
chính trị đủ sức lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện nhiệm vụ chính trị ở địa phương
và phải có khả năng x lý, giải quyết những vấn đề phức tạp, khó khăn xảy ra
ở cơ sở. Chính quyền cơ sở phải đảm bảo vai trò quản lý, điều hành thông
suốt, đồng bộ, không buông lỏng công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực
theo phân cấp quản lý ở địa phương. Các đoàn thể chính trị - xã hội phát huy

18


tốt chức năng tuyên truyền, vận động, tập hợp, thu hút đoàn viên, hội viên và
các tầng lớp nhân dân; thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội;
tham gia xây dựng tổ chức đảng, chính quyền ở cơ sở vững mạnh; không hoạt
động theo kiểu hành chính hóa.
Hai là, từng tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn bộ hệ thống chính
trị vận hành thông suốt, đồng bộ, không chồng ch o, trùng lắp chức năng,
nhiệm vụ. Có sự phân công, phân nhiệm r ràng, cụ thể giữa từng tổ chức và
các bộ phận trong từng tổ chức; có sự phối hợp chặt ch , thường xuyên, đồng

bộ giữa các tổ chức với nhau; có sự phân định r chức năng của hai cơ quan
do cùng một chủ thể cán bộ thực hiện đó là giữa vai trò bí thư cấp ủy đồng
thời là chủ tịch hội đồng nhân dân cấp xã; giữa vai trò của bí thư cấp ủy đồng
thời là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã; giữa vai trò lãnh đạo của cấp ủy với
công tác quản lý, điều hành của chính quyền; phát huy vai trò giám sát của
các đoàn thể nhân dân; đảm bảo các tổ chức trong hệ thống chính trị, các cá
nhân được giao quyền có thể kiểm soát quyền lực và phối hợp hoạt động với
nhau, chống xu hướng lạm dụng quyền lực, bao biện làm thay, lấn sân, buông
lỏng quản lý.
Ba là, một hệ thống chính trị vững mạnh phải phát huy tốt dân chủ ở cơ
sở đi đôi với giữ gìn k luật k cương ph p nước. Phát huy tốt dân chủ s
tranh thủ được trí tuệ, nguồn lực của người dân, phát huy được sức mạnh tổng
hợp của toàn dân để triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Nếu phát huy
tốt dân chủ, s tạo được sự ổn định để phát triển; ngược lại vi phạm quyền
làm chủ nhân dân s làm mất lòng tin của nhân dân, hệ thống chính trị mất
ch dựa từ nhân dân. Đồng thời phải giữ nghiêm k luật, k cương ph p
nước, kiên quyết x lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật để
đảm bảo công b ng xã hội và đảm bảo cho nền dân chủ ở cơ sở thực sự phát
huy tác dụng.

19


ốn là, đội ngũ cán bộ đảm bảo số lượng, cơ cấu, đạt chuẩn về chất
lượng. Tùy theo yêu cầu của từng chức danh, đội ngũ cán bộ phải có trình
độ, chuyên môn nhất định. Mặt khác trình độ, b ng cấp phải tương xứng với
năng lực thực tiễn của cán bộ. Đối với cán bộ cơ sở, phải thực hiện tốt chức
năng nhiệm vụ được giao và đủ sức giải quyết những vấn đề phức tạp xảy ra
tại cơ sở.
1.3. Yêu cầu kh ch qua của v ệc xây dự

sở vữ

hệ thố

chí h trị ở cơ

mạ h
1.3.1.

ực

ện côn cu c đổ mớ đất nước

Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, gần
30 năm qua, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch
s . Nước ta đã ra khỏi cuộc khủng hoảng, bước vào thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Vị thế của nước ta trên
trường quốc tế ngày càng được nâng lên. Từ ch bị bao vây, cô lập, cấm vận,
nước ta đã hội nhập sâu rộng với quốc tế, khu vực, là bạn, đối tác tin cậy,
thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Cùng với sự phát triển của đất nước, hệ thống chính trị nói chung, ở cơ
sở nói riêng không ngừng được đổi mới theo hướng xây dựng và hoàn thiện
dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân. Tổ chức bộ máy hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở từng bước
được sắp xếp; hoạt động có nhiều chuyển biến tiến bộ, đáp ứng ngày càng tốt
hơn yêu cầu nhiệm vụ.
Tuy nhiên, sự nghiệp đổi mới đang đặt ra yêu cầu rất cao, nhiệm vụ rất
nặng nề. Trong thời gian tới phải tập trung huy động mọi nguồn lực, phát huy
sức mạnh của toàn dân tộc, tranh thủ có hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài, thực
hiện mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước

công nghiệp theo hướng hiện đại; đảm bảo độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh
20


thổ của đất nước. Tình hình trên đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện, đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, chính quyền các
cấp và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là các tổ chức trong
hệ thống chính trị ở cơ sở.
1.3.2. V ệc t p tục đổ mớ , o n t ện ệ t ốn c ín tr từ run
ươn đ n cơ sở
Cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú,
sinh sống; là cấp cuối cùng trong hệ thống 4 cấp từ Trung ương, tỉnh, huyện
tới cơ sở; có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân
dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng
cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động
mọi khả năng cho phát triển kinh tế-xã hội, tổ chức cuộc sống cộng đồng dân
cư; là nơi thể hiện toàn diện, trực tiếp và cụ thể nhất mối quan hệ gắn bó mật
thiết giữa Đảng và nhân dân
Sự vững mạnh của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở xã,
phường, thị trấn là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự phát
triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh,tăng cường công tác xây
dựng Đảng và hoàn thiện hệ thống chính trị.
Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng việc
xây dựng, củng cố các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường,
thị trấn. Trong những năm qua, hoạt động của hệ thống chính trị từ Trung
ương đến cơ sở ở nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thực
hiện sự nghiệp đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế.
Đảng ta đã khẳng định những thành tựu đã đạt được, những tiềm năng đã
được khai thác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự n lực phấn

đấu của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân lãnh đạo là tổ chức đảng, nhưng mặt

21


khác sự yếu k m của nhiều tổ chức Đảng đã hạn chế tiến trình đổi mới của
cách mạng. Để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, hệ thống chính trị
từ Trung ương tới cơ sở phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và
chỉnh đốn tổ chức, nâng cao hiệu lực lãnh đạo và quản lý. Kết luận số 64KL/TW ngày 28/5/2013 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương
(khóa XI) nêu r mục tiêu: “Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung
ương tới cơ sở nh m xây dựng tổ chức bộ máy đồng bộ, tinh gọn, có tính ổn
định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
có số lượng hợp lý, có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực chuyên
môn nghiệp vụ ngày càng cao, đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính
trị và có tiền lương, thu nhập bảo đảm cuộc sống”. 15, tr.114
Như vậy, việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị, đặc biệt
là nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh là rất cần thiết,
cấp bách, xuất phát từ nhu cầu tự thân, khách quan.
1.3.3. T ực

n dân c ủ r n rã ở cơ sở, b o đ m v p át u

qu ền l m c ủ t ực sự của n ân dân
Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, trong những năm qua trên địa bàn
cả nước nói chung, ở tỉnh Hà Tĩnh nói riêng dân chủ đã được mở rộng; các
hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở liên quan đến lợi ích của người dân
được thực hiện công khai, minh bạch, tăng cường đối thoại, tôn trọng và lắng
nghe ý kiến của nhân dân. Các yêu cầu và nội dung của nền dân chủ mới bước
đầu được thể chế hóa cụ thể và được tổ chức thực hiện nghiêm túc. Kết quả
thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở đạt

được r n t, hiệu quả, thiết thực. Phương châm dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra được chú trọng. Công tác vận động quần chúng nhân dân ở cơ sở
tiếp tục có nhiều đổi mới; tạo được sự đoàn kết trong Đảng, sự đồng thuận
trong nhân dân.

22


×