Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

xây dựng niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội cho sinh viên trường cao đẳng tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.82 KB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

LUYỆN THỊ HOÀN

XÂY DỰNG NIỀM TIN ĐỐI VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
CHO SINH VIÊN
(QUA THỰC TIỄN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Ở TỈNH HƯNG YÊN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2005


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

LUYỆN THỊ HOÀN

XÂY DỰNG NIỀM TIN ĐỐI VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
CHO SINH VIÊN
(QUA THỰC TIỄN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Ở TỈNH HƯNG YÊN)

Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số:
5.01.02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC BÁCH


HÀ NỘI - 2005


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu ..................................................................................... 2
Chương 1: Những cơ sở nhận thức về niềm tin và niềm tin
đối với chủ nghĩa xã hội .......................................... 9
1.1. Khái lược lịch sử hình thành những quan niệm về “niềm tin”....... 9
1.2. Khái niệm chung về “niềm tin” và “niềm tin đối với chủ nghĩa
xã hội” trong điều kiện ngày nay ........................................... 21
1.3. Ý nghĩa, tác dụng của niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ............................. 28
Chương 2: Thực trạng việc xây dựng niềm tin đối với chủ nghĩa
xã hội cho sinh viên các trường cao đẳng ở Hưng
Yên hiện nay ............................................................ 34
2.1. Khái lược về tình hình tỉnh Hưng Yên và các trường Cao đẳng
của tỉnh hiện nay ............................................................................ 34
2.2. Thực trạng xây dựng niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội cho
sinh viên .............................................................................. 43
2.3. Một số vấn đề đang đặt ra về việc xây dựng niềm tin
đối với chủ nghĩa xã hội cho sinh viên ................................... 53
Chương 3: Một số quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu
nhằm tiếp tục xây dựng niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội
cho sinh viên trong những năm tới ................................... 57
3.1. Một số quan điểm cơ bản chỉ đạo việc tiếp tục xây dựng niềm tin
đối với chủ nghĩa xã hội cho sinh viên ............................................. 57
3.2. Những nội dung cơ bản đổi mới nhận thức về chủ nghĩa xã hội ...... 60
3.3. Những nhóm giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục xây dựng và củng
cố niềm tin của sinh viên đối với chủ nghĩa xã hội trong những

năm tới ...................................................................................... 64
Kết luận ........................................................................................... 77
Danh mục tài liệu tham khảo ..........................................................79
Phụ lục .............................................................................................82


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động của con người là những hoạt động có ý thức, có mục đích và
vì những lợi ích nhất định. Một trong những hình thái ý thức của con người và
là niềm tin về một cái gì đó. Có nhiều loại niềm tin như: niềm tin tôn giáo,
niềm tin trong tình yêu, niềm tin khoa học, niềm tin lý tưởng v.v... Trong các
loại niềm tin đó đều hàm chứa một động lực tinh thần để từ đó thôi thúc con
người hành động với những mục đích khác nhau, với những căn cứ, biểu hiện
khác nhau, do đó với những tác dụng xã hội khác nhau và mức độ bền vững
khác nhau. Song, thực tế lịch sử cho thấy, những ai có niềm tin nào đủ cơ sở
khoa học và cơ sở thực tiễn thì niềm tin đó bền vững nhất. Niềm tin tôn giáo
của một bộ phận người đông đảo cũng tỏ ra bền vững, kế tiếp qua nhiều thế
hệ, qua hàng ngàn năm... Song, chắc chắn rằng, niềm tin tôn giáo không phải
là niềm tin khoa học, cho dù tôn giáo vẫn có thể tồn tại lâu dài như một nhu
cầu văn hoá tinh thần của một bộ phận nhân loại.
Nếu lòng tin của con người trên cơ sở khoa học và thực tiễn có sự bền
vững nhất thì lòng tin đối với chủ nghĩa xã hội với tư cách lòng tin vào một lý
tưởng cao đẹp của nhân loại cũng phải ngày càng đủ cơ sở khoa học và cơ sở
thực tiễn.
Thực tế lịch sử đã cho thấy, từ khi C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập chủ
nghĩa xã hội khoa học và nhất là nhờ đó mà V.I.Lênin và Đảng Cộng sản Nga
vận dụng, phát triển, lãnh đạo và tổ chức thành công cách mạng tháng Mười
Nga (1917), đặc biệt là khi hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới hình thành, phát
triển và có những thành tựu vĩ đại về mọi mặt trên thực tế thì niềm tin của

hàng tỉ người đối với chủ nghĩa xã hội càng có những cơ sở để củng cố và
nâng cao.

1


Thực tế lịch sử cũng cho thấy: khi hệ thống xã hội chủ nghĩa có sai
lầm, khủng hoảng, đổ vỡ một mảng lớn, (trước hết là do Đảng Cộng sản lãnh
đạo và do nhà nước xã hội chủ nghĩa - với đội ngũ đảng viên và công chức
nhà nước có sai phạm và do kẻ thù phá hoại) thì lòng tin của nhân dân, trong
đó có thế hệ trẻ đối với chủ nghĩa xã hội cũng giảm sút rất nhanh, do nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan, cả về vật chất lẫn về tinh thần. Hiện
nay đối với những nước xã hội chủ nghĩa còn lại đang cải cách, đổi mới... thì
vấn đề niềm tin của nhân dân, trong đó có thế hệ trẻ đối với chủ nghĩa xã hội
càng là vấn đề quan trọng, bức thiết.
Ở đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập, khảo sát, nghiên cứu vấn đề lòng tin
của sinh viên đối với chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới hiện nay ở
nước ta. Niềm tin của sinh viên ta đối với chủ nghĩa xã hội là một trong
những sự việc đang “có vấn đề” cần khảo sát và nghiên cứu cả về lý luận lẫn
thực tiễn; cả về thành quả tích cực sau những năm đổi mới lẫn những sự suy
giảm, sai lệch... vẫn cùng song song tồn tại không thể xem thường. Bởi vì thế
hệ trẻ, đặc biệt là lực lượng đông đảo có trí tuệ cao nhất trong đó là sinh viên
sẽ trực tiếp kế cận cha anh nối tiếp truyền thống cách mạng để tiếp tục công
cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đúng như Hồ Chí Minh đã
đặc biệt lưu tâm rằng: Bồi dưỡng thế hệ trẻ cho đời sau là một việc rất quan
trọng và cần thiết.
Nếu không khảo sát, đánh giá một cách thật sự khoa học - nghiêm túc
về vấn đề này thì chúng ta không thể đào tạo được các thế hệ sinh viên đủ số
lượng và nhất là chất lượng toàn diện đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp
ứng những yêu cầu rất mới và rất phức tạp mà sự nghiệp công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước trong tình hình hiện nay đang đặt ra. Và, hơn thế nữa,
ngay bản thân việc nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên cả về tri thức khoa
học công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ lẫn về phẩm chất đạo đức, lập trường

2


chính trị cộng sản chủ nghĩa... cũng chẳng những là vì yêu cầu của cách mạng
mà còn vì lợi ích của bản thân sinh viên và gia đình họ... trong sự phát triển
chung ngày càng cao của toàn dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cộng
sản chủ nghĩa.
Ở đề tài này, những tư liệu thực tiễn mà chúng tôi khảo sát chỉ là thực
trạng của niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội của sinh viên các trường cao đẳng
Hưng Yên và việc giáo dục niềm tin đó trong tình hình hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
- Trước hết là những công trình khoa học có liên quan trực tiếp nhất
với đề tài luận văn của chúng tôi về “Xây dựng niềm tin đối với chủ nghĩa xã
hội cho sinh viên...”, đó là các công trình của:
+ GS. Nguyễn Đức Bình: “Niềm tin của chúng ta” (Tạp chí Cộng sản
số 614, ngày 8/4/2001).
+ PGS.TS. Nguyễn Đức Bách: “Mấy vấn đề về định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam” (NXB Lao động - Hà Nội - 1998) và “Nhận thức đúng về
chủ nghĩa xã hội vẫn luôn là định hướng quan trọng nhất trong công cuộc đổi
mới ở Việt Nam” (Thông tin chủ nghĩa xã hội - lý luận và thực tiễn tháng
3/2004).
+ TS. Nguyễn Văn Dương: “Dạy và học các môn khoa học Mác-Lênin
trong các trường Đại học và Cao đẳng” (Báo Nhân dân ngày 4/7/1998).
+ TS. Nguyễn Quốc Anh: “Một số vấn đề về công tác tư tưởng và giáo
dục chính trị, đạo đức trong học sinh và sinh viên” (Tạp chí Cộng sản số
2/1997).

+ Trần Bạch Đằng: “Bàn về truyền thụ lí tưởng cách mạng cho thế hệ
trẻ” (Tạp chí Thanh niên, số 24/2000).

3


+ Hồ Chí Minh: “Giáo dục thanh niên” (NXB Thanh niên - Hà Nội 1980)
+ Nông Đức Mạnh:“Tổ quốc Việt Nam luôn kì vọng ở kết quả học tập,
rèn luyện của sinh viên” (Báo Nhân dân 31/12/2003).
+ Trương Gia Long: “Giáo dục lí tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ”
(Tạp chí Nghiên cứu trao đổi số 6/2001).
+ Thái Duy Tuyên:“Sự biến đổi định hướng giá trị của thanh niên Việt
Nam trong điều kiện kinh tế thị trường” (Tạp chí Triết học tháng 3/1995)
v.v...
Một số công trình khác có đề cập những cơ sở lý luận và thực tiễn
chung nhất, nhưng là tư liệu cần thiết giúp tác giả luận văn này nghiên cứu đề
tài về “Xây dựng niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội cho sinh viên”. Ví dụ,
công trình của:
+ PGS.TS. Nguyễn Văn Chỉnh: “Những giá trị của chủ nghĩa xã hội
hiện thực và những vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới” (Tạp chí Nghiên
cứu lý luận số 8/1998).
+ Nguyễn Trung Tuấn: “Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh” (Tạp
chí Cộng sản số 11/1991).
+ GS.TS. Phạm Minh Hạc: “Giáo dục con người đậm đà bản sắc dân
tộc Việt Nam” (Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 4 và 5/1996), trong đó có
quan niệm rất đúng là: ...“cần quan tâm đến giáo dục truyền thống..., giáo dục
niềm tin khoa học cho học sinh, sinh viên trong cơ chế thị trường”.
+ PGS.TS. Phan Thanh Khôi: “Về môn lịch sử tư tưởng xã hội chủ
nghĩa”(Thông tin chủ nghĩa xã hội- lý luận và thực tiễn tháng 3/2004).v.v...
Tất cả các công trình khoa học nêu trên và nhiều công trình khác mà

chúng tôi có tham khảo thêm, đều là những tư liệu rất cần thiết và bổ ích để

4


chúng tôi tham khảo và thực hiện đề tài luận văn này. Tuy vậy, đề tài luận văn
của chúng tôi không trùng lặp với các đề tài khoa học đã công bố, cả về nội
dung lẫn góc độ và phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu: Đó là đề tài
“Xây dựng niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội cho sinh viên” (qua thực tiễn các
trường Cao đẳng ở Hưng Yên).
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích
Luận văn làm sáng tỏ những cơ sở lịch sử và lý luận căn bản nhất của
việc xây dựng niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội cho sinh viên và dựa trên cơ
sở “khung lý thuyết khoa học” đó mà khảo sát thực tiễn vấn đề này trong sinh
viên và công tác giáo dục ở một số trường cao đẳng; từ đó có căn cứ mà đề
xuất phương hướng, giải pháp tiếp tục xây dựng niềm tin đối với chủ nghĩa xã
hội cho sinh viên trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm sáng tỏ về nhận thức: Quan niệm và cấu trúc, nội dung cơ bản
của “niềm tin”, nhất là “niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội” và về quá trình xây
dựng niềm tin đó cho sinh viên.
- Khảo sát thực tiễn, điều tra xã hội học về thực trạng niềm tin đó của
sinh viên và việc giáo dục để xây dựng niềm tin đó trong sinh viên các trường
Cao đẳng ở Hưng Yên hiện nay (những thành quả, hạn chế và nguyên
nhân...).
- Đưa ra phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm góp phần
tiếp tục làm tốt hơn việc giáo dục, xây dựng niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội
cho sinh viên ta trong những năm tới.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

5


Luận văn dựa trên cơ sở lý luận căn bản nhất là những luận điểm của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm Đảng Cộng sản
Việt Nam về chủ nghĩa xã hội, về con người, về thanh niên - sinh viên, về lí
tưởng, niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội. Ngoài ra, luận văn còn chọn lọc, kế
thừa một số giá trị tư tưởng của nhân loại từ xa xưa và của một số công trình
nghiên cứu hiện nay về niềm tin của con người... để góp phần làm rõ thêm về
mặt nhận thức, phục vụ cho đề tài này.
4.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đó là các phương pháp của duy vật biện chứng, duy vật lịch sử (lịch sử
- lôgích, phân tích - tổng hợp...). Luận văn còn sử dụng một số phương pháp
có tính liên ngành như: Khảo sát thực tiễn, điều tra xã hội học... phục vụ cho
nhiều tư liệu để thực hiện các nhiệm vụ và mục đích của đề tài.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về mặt nhận thức là quan niệm về
“niềm tin”, nhất là “niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội”, trên cơ sở khoa học và
thực tiễn (trong đó có vấn đề đổi mới nhận thức về “chủ nghĩa xã hội là gì”?).
Về mặt thực tiễn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đối tượng con người là sinh
viên và tư liệu khảo sát thực tiễn trong phạm vi 3 trường Cao đẳng ở Hưng
Yên hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Nếu luận văn này được hoàn thành sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích
theo 2 khía cạnh: một là cung cấp một cách có hệ thống - cơ bản nhận thức về
“niềm tin” và “niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội”. Về mặt thực tiễn, luận sẽ sẽ
góp phần cho những người giảng dạy, nghiên cứu và hoạt động chính trị - xã
hội... có quan hệ trực tiếp với sinh viên và bản thân mỗi sinh viên... tăng

cường hơn nữa việc giáo dục, học tập, thực hành... để xây dựng lòng tin thật

6


sự khoa học đối với chủ nghĩa xã hội, góp phần tạo động lực cho sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, trong đó có sự
nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên... ở nước ta hiện
nay.

7


7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn có 3 chương, 9 tiết.
Chương 1: Những cơ sở nhận thức về niềm tin và niềm tin đối với chủ
nghĩa xã hội
Chương 2: Thực trạng việc xây dựng niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội
cho sinh viên các trường cao đẳng ở Hưng Yên hiện nay.
Chương 3: Một số quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm
tiếp tục xây dựng niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội cho sinh viên trong những
năm tới.

8


Chƣơng 1
NHỮNG CƠ SỞ NHẬN THỨC VỀ NIỀM TIN
VÀ NIỀM TIN ĐỐI VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI


1.1. Khái lƣợc lịch sử hình thành những quan niệm về “niềm tin”
1.1.1. Quan niệm về niềm tin trước chủ nghĩa Mác-Lênin
Lịch sử loài người đã cho ta nhận rõ một sự thật hiển nhiên rằng, khác
với tất cả các sinh vật còn lại, con ngƣời không chỉ sống, tồn tại và phát triển
với đời sống vật chất ngày càng phong phú mà còn có những nhu cầu, những
hình thức đa dạng và rất phức tạp của đời sống tinh thần. Bởi vì, con ngƣời là
động vật duy nhất có ý thức và có lao động.
Trong các hình thái ý thức xã hội, có một loại hình cụ thể khá đặc biệt,
mang tính phổ biến của xã hội loài người là những niềm tin khác nhau và
giống nhau của những cộng đồng người. Và, hầu hết các loại niềm tin đó đều
có vai trò động lực tinh thần nhất định để người ta hành động theo những mục
tiêu nhất định.
Vì thế, lịch sử nhân loại cũng đã chứng kiến và lưu lại được biết bao di
sản “bất thành văn” và “thành văn” về vấn đề niềm tin (những quan niệm
khác nhau về niềm tin, cấu trúc, nội dung... của các loại niềm tin, tác dụng xã
hội khác nhau của chúng v.v...). Nêu khái quát nhất theo lập trường triết học
thì những quan niệm đó có thể là duy tâm, duy vật, bất khả tri; siêu hình hay
biện chứng; do đó khoa học hay không có cơ sở khoa học... về niềm tin? Ta
có thể nêu khái lược lịch sử của các quan niệm về niềm tin qua một số tư liệu
tiêu biểu sau đây:
- Ở phương Đông, Khổng Tử (khoảng 551 - 497 trước công nguyên) đã
có quan niệm về niềm tin của con người thông qua việc bàn về “xã hội lý

9


tưởng”, “con người lý tưởng”. Theo Khổng Tử thì, “con người lý tưởng”
chính là “người quân tử”. Còn “xã hội lý tưởng” là “xã hội đại đồng”, “thế
giới đại đồng” (an thuận, thái hoà, trị quốc bằng đạo đức, điều hành xã hội

bằng “lễ”; “tam cương”, “ngũ thường” là kỉ cương - nhân luân của xã hội...
Khổng Tử tin và do sự công bố quan niệm của ông như trên thì đã truyền
niềm tin đó cho con người trong xã hội phong kiến không chỉ ở phương Đông
mà còn lan sang nhiều châu lục khác... về niềm tin có thể thành hiện thực cho
con người - một loại “xã hội lý tưởng” và những “con người lý tưởng” như
vậy. Vì thế, người đời vẫn khái quát nhận định về Khổng Tử (đạo Khổng, đạo
Nho - nho giáo...) thiên về “Đức trị”, chính là qua niềm tin và quan niệm của
Khổng Tử về niềm tin đó. Thực tế lịch sử cho thấy, qua hàng ngàn năm sau,
niềm tin đó của Khổng Tử cũng đã thể hiện tác dụng, động lực xã hội không
nhỏ, trái lại cũng rất rộng rãi và khá mạnh mẽ, lâu bền... Ông đã truyền lại
niềm tin đạo đức đó cho nhiều đời sau với quan niệm “thành tín” (niềm tin
thật - chân thành từ “tâm” mỗi con người). Khổng Tử coi “thành tín” là điều
đáng quí trọng nhất nơi mỗi con người [18, tr.245]. Ông rất tin - rất “thành
tín” ở “lẽ Trời, đạo lý người” v.v...
- Ở phương Tây, một số quan điểm triết học duy tâm, về cơ bản là đã
coi niềm tin các loại không thể hiện “nơi trần thế” của loài người, mà ở thế
giới của các thần linh, của “Đấng tối cao - Thượng đế”, của “Tinh thần thế
giới”, của “ý niệm tuyệt đối” v.v... Ví dụ:
Nhà triết học và luật học cổ đại Platôn (427-347 trước công nguyên),
ngoài những quan điểm triết học, ông còn có lý thuyết về nhà nước khá hoàn
chỉnh. Ông quan niệm rằng, niềm tin chỉ có trong “ý niệm tinh thần - niềm tin
ý chúa Trời”. Dẫu duy tâm, nhưng ông vẫn có những quan điểm, có giá trị khi
gắn niềm tin - duy tâm đó với xã hội “Lý tưởng quốc” (một tác phẩm của

10


ông). Trong đó ông cho rằng “xã hội lý tưởng” đó phải dung hợp 4 đức tính
là: trí tuệ, sự dũng cảm, biết kiềm chế và tin ở Chúa trời.
Thời Trung cổ, phương Tây có quan niệm tiêu biểu về niềm tin của Tô

Mát Đa Canh (1225 - 1275) cũng có quan niệm duy tâm về niềm tin: niềm tin
chỉ có nơi Thượng đế.
Thời cận đại có quan niệm tiêu biểu về niềm tin mang tính chất xã hội
chủ nghĩa - thành văn của Tômát Morơ (1477-1535 người Anh) trong tác
phẩm “Utôpi” (Không tưởng) và của Campanenla (1567 - 1639, người Italia)
trong tác phẩm “Thành phố Mặt trời”. Hai ông đều có quan niệm cụ thể hơn
về niềm tin: đó là điều chắc chắn sẽ xẩy ra, rằng, loài người phải tiến tới một
xã hội “của chung”, “làm chung”, “hưởng chung”, thật sự tự do, bình đẳng;
không còn tư hữu, giai cấp, áp bức bóc lột, nghèo khổ...(nhưng vẫn duy tâm là
ở chỗ: niềm tin này chỉ là “tưởng tượng ra” và “lòng mong muốn” chưa có cơ
sở thực tiễn và khoa học nào lý giải) [36, tr.65].
Nhà triết học duy tâm Kantơ (1724 - 1804) và Hêghen (1770 - 1831)
người Đức dù có công lớn xây dựng kho tàng triết học nhân loại cận hiện đại,
thì về vấn đề niềm tin, hai ông vẫn rất duy tâm, do lập trường triết học của các
ông chi phối: cả hai ông đều chỉ gắn các loại niềm tin hướng về “ý niệm tuyệt
đối” của “Thượng đế” tức về thực chất, là niềm tin tôn giáo. Cái vô cùng quí
giá để lại cho nhân loại của Hêghen là phép biện chứng (dù là duy tâm) và
C.Mác, Ph.Ăngghen, sau này là V.I.Lênin... đều thực sự học hỏi, vận dụng,
phát triển (và tôn Hêghen là bậc thầy về phép biện chứng của mình và của
nhân loại).
Các nhà duy vật trước C.Mác và Ph.Ăngghen ở phương Tây cũng có
những quan niệm vừa tiến bộ hơn, vừa có hạn chế về niềm tin. Ví dụ:

11


Phơ Bách (hay Phoi Ơ Bắc 1804 - 1872) coi “con người lý tưởng” và ai
cũng cần có niềm tin rằng mình có thể đạt tới - đó là con người toàn diện, có
học vấn và có tính hiện thực. Ông cho niềm tin đó chính là ý chí, là sức mạnh
của con người hoạt động trong xã hội. Do đó mà con người là chủ thể có thể

nhận thức được thế giới xung quanh đang hiện hữu.
Biêlinxki (1831 - 1848- người Nga) vừa là nhà triết học, vừa có tư
tưởng xã hội chủ nghĩa, coi niềm tin, lý tưởng, không phải là “trò chơi, bịa
đặt, liệt kê... mà đó là khả năng thực tế nào đó của con người được lí trí tiên
nghiệm, kiểm nghiệm và được trí tưởng tượng tái sinh...” [36, tr.204].
Secnưsepxki (1828 - 2889, người Nga) cũng vừa là nhà triết học, nhà
văn hoá, đồng thời có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, trong đó ông có quan niệm
về niềm tin lý tưởng là loại niềm tin luôn gắn với đời sống hiện thực, đặc biệt
là đời sống và nhu cầu thẩm mỹ...
Nhìn chung, xã hội càng tiến lên, các thời đại sau đã kế thừa và phát
triển những thành quả của các thời đại, các thế hệ trước... nhiều vấn đề, trong
đó có quan niệm về niềm tin... cũng ngày càng có sức thuyết phục hơn, có
thêm cơ sở thực tiễn và khoa học hơn, hợp lý và có tác dụng xã hội hơn.
1.1.2. Khái quát những quan niệm Mác-Lênin và Hồ Chí Minh về
niềm tin và niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội
Chủ nghĩa Mác-Lênin, trong đó có một bộ phận là chủ nghĩa xã hội
khoa học, ra đời là một bước ngoặt lịch sử của sự phát triển khoa học nói
chung và các khoa học chính trị - xã hội nói riêng. Từ đó, lý luận và phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trở
thành cơ sở và phương pháp khoa học để nhận thức và nhất là cải tạo hiện
thực, trong đó có việc nhận thức khoa học về các loại niềm tin.

12


C.Mác và Ph.Ăngghen - người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học
với tư cách một học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thực
hiện quá trình giải phóng xã hội, giải phóng con người khỏi các chế độ tư
hữu, áp bức bóc lột, bất bình đẳng; khỏi nghèo nàn lạc hậu... đã có lập trường
duy vật lịch sử để nhận thức vấn đề niềm tin của con người thuộc phạm trù ý

thức xã hội, và, nó chỉ được nảy sinh trên những cơ sở vật chất nhất định. Bản
thân con người, trong đó có bộ óc đặc biệt so với các động vật khác đã là cơ
sở vật chất để nẩy sinh ý thức, trong đó có các loại niềm tin. Tuy C.Mác,
Ph.Ăngghen và V.I.Lênin không đưa ra “định nghĩa” về niềm tin, song các
ông có rất nhiều tư tưởng, quan điểm về niềm tin của con người, nhất là chú ý
đến niềm tin khoa học, thực tiễn đối với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
Quan điểm rất khái quát trên lập trường duy vật lịch sử của các ông là:
“ý thức không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức” [25,
tr.276]. Đường nhiên, các loại niềm tin đều thuộc phạm trù ý thức, đều có
nguồn gốc vật chất của nó. Chỉ có điều, nguồn gốc đó được lý giải theo lập
trường duy tâm hay duy vật. Ngay niềm tin tôn giáo cũng có nguồn gốc vật
chất của nó, vì các tôn giáo ra đời đều do thực tiễn, thực tế... trong thiên nhiên
và trong xã hội với những vấn đề mà khi đó con người chưa giải thích được...
đã biến nó thành những lực lượng “siêu nhiên” - tức là dưới hình thức tôn
giáo nào đó.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã phân biệt rõ sự khác nhau giữa niềm tin tôn
giáo (cũng rất vững bền - dù trên lập trường duy tâm - với những nguồn gốc
và lý do của nó) với niềm tin khoa học, niềm tin lý tưởng cộng sản chủ
nghĩa... Các ông đã luận chứng rõ nguồn gốc bản chất của tôn giáo và niềm
tin tôn giáo thực chất là sự chưa hiểu biết và bất lực của con người trước tự
nhiên và xã hội hiện thực, khi chưa có cơ sở khoa học, lại bị lập trường duy
tâm triết học chi phối và những lý luận xã hội nào đó lạm dụng vì những mục

13


đích nào đó. C.Mác và Ph.Ăngghen vạch rõ: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua
chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người - của những lực
lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh
trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu

trần thế” [22, tr.437]. Như vậy, bản thân các tôn giáo thể hiện những niềm tin
trên cơ sở duy tâm và chưa có căn cứ khoa học. Nhưng quan điểm C.Mác và
Ph.Ăngghen về tôn giáo và niềm tin tôn giáo lại là quan điểm duy vật - khoa
học (duy vật biện chứng và duy vật lịch sử - vì tôn giáo và niềm tin tôn giáo
lại có những nguồn gốc “từ trần thế” của con người chứ không phải từ
“Thượng đế”, “thần linh”... nào cả.
Vì thế, khi dựa trên lập trường duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
mà C.Mác đã nhận định một cách hình tượng về tôn giáo và niềm tin tôn giáo
dưới góc độ chính trị - xã hội như sau: “...Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng
sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới, không có trái tim, cũng giống như nó là
tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của
nhân dân” [24, tr.570]. Dù có nhận thức khách quan, khoa học và rất thực tiễn
về tôn giáo và niềm tin tôn giáo như vậy, nhưng C.Mác và Ph.Ăngghen vẫn
coi tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Phải tôn trọng tự
do tín ngưỡng của dân, “không được tuyên chiến với tôn giáo”. Những người
cộng sản chỉ chống những ai lạm dụng tôn giáo để thực hiện những ý đồ
ngoài tôn giáo. C.Mác và Ph.Ăngghen còn luận chứng một cách rất thực tiễn
và khoa học rằng: “Tất cả những gì thúc đẩy con người hoạt động đều phải
thông qua đầu óc của con người... ảnh hưởng của thế giới bên ngoài vào con
người, in vào đầu óc của con người, phản ánh đấy dưới hình thức cảm giác, tư
tưởng, ý chí..., nói tóm lại là dưới hình thức “nguyện vọng lý tưởng” và... trở
thành “lực lượng lý tưởng”. Chính từ đấy con người có loại niềm tin vào mục

14


tiêu, lý tưởng nào đó của mình mà thôi thúc họ hành động theo mục tiêu, lý
tưởng đó.
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen thì suy cho cùng, niềm tin là việc con
người ý thức được về một mục tiêu, một lý tưởng nào đó thì cuối cùng cũng là

ý thức về một lợi ích vật chất hay lợi ích tinh thần nào đó. Vì thế, các loại lợi
ích (chính trị, kinh tế, văn hoá...) đương nhiên trở thành “động lực gốc”
(nguyên động lực) để con người và cộng đồng người hoạt động. Các ông cho
rằng: “sự ý thức về lợi ích đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện các lợi
ích đó”[24, tr.120].
Do vậy, các ông rất duy vật khi cho rằng: dù việc giáo dục nhận thức,
tư tưởng, chính trị, niềm tin... là rất quan trọng, nhưng “một khi tách rời lợi
ích thì nhất định nó sẽ tự làm nhục nó” [23, tr.126]. Niềm tin đối với chủ
nghĩa xã hội cũng thuộc lĩnh vực ý thức tư tưởng, cũng nằm trong vấn đề có
tính qui luật chung đó.
Từ những vấn đề phương pháp luận về ý thức, tư tưởng, niềm tin...,
C.Mác và Ph.Ăngghen gắn liền với việc nghiên cứu và hoạt động thực tiễn
trong phong trào công nhân và quần chúng nhân dân lao động.
Nói đến quần chúng nhân dân thì ngay từ thời trẻ, khi đã chuyển từ lập
trường triết học duy tâm sang lập trường duy vật, C.Mác và Ph.Ăngghen đã
chú ý ngay đến việc nghiên cứu thực tiễn ở “trần thế” này, chứ không phải ở
trên trời! Mà thực tiễn xã hội, trước hết phải từ nhân dân. Do vậy, nghiên cứu
lịch sử xa xưa của loài người, khi con người biết hợp sức nhau chống thú dữ,
đào mương, chống thiên tai v.v... thì đã là một “xã hội làm chung, hưởng
chung”. Chính vì vậy, khi nghiên cứu xã hội cộng đồng nguyên thuỷ, hai ông
đã đi đến kết luận đúng đắn từ rất sớm rằng: “từ rất lâu rồi, nhân dân đã có xu
hướng cộng sản” [24, tr.289]. Đương nhiên, xu hướng đó là hoàn toàn tự
nhiên - tự phát.

15


Đến thời đại của các ông - thời đại mà chủ nghĩa tư bản đã phát triển và
xuất hiện giai cấp tư sản thống trị giai cấp công nhân và toàn xã hội... thì khi
đó, việc tuyên truyền, giáo dục nhận thức về chủ nghĩa cộng sản, về niềm tin

vào chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản như một lý tưởng của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động... không thể trông chờ vào quá trình tự phát sơ
khai như xưa. Vì thế C.Mác và Ph.Ăngghen đi đến nhận định mới và rất thực
tế là: “... để cho niềm tin cộng sản chủ nghĩa nẩy sinh được trong đông đảo
quần chúng, cũng như để đạt được chính ngay mục đích cộng sản chủ nghĩa
thì cần phải có sự biến đổi của đông đảo quần chúng; song, sự biến đổi này
chỉ có thể tiến hành được trong một phong trào thực tiễn, trong cách mạng...”
[27, tr.100].
* V.I.Lênin đã kế thừa và phát triển những luận điểm của C.Mác và
Ph.Ăngghen trên nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề ý thức, niềm tin...
V.I.Lênin cũng chưa đưa ra một khái niệm về niềm tin nói chung. Với tư cách
nhà triết học - chính trị - xã hội và lãnh tụ của giai cấp công nhân và Đảng
Cộng sản, ông đặc biệt chú trọng đến niềm tin của giai cấp công nhân, của
những người cộng sản và nhân dân đối với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng
sản.
Ngay sau thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười
Nga khoảng gần 1 năm, trong một cuộc mít tinh ở nhà văn hoá nhân dân
mang tên A Lêchxêep (ngày 23/8/1918), V.I.Lênin đã nhận định về ảnh
hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đến niềm tin của giai cấp công nhân
các nước, rằng: “... không một nước nào ở châu Âu mà công nhân ở đó lại
không có cảm tình với những người bôn sê vích và lại không tin tưởng rằng
sẽ đến ngày... họ sẽ làm được như công nhân Nga đã làm” [19, tr.87]. Niềm

16


tin của công nhân các nước đối với cách mạng tháng Mười Nga và giai cấp
công nhân Nga là có cơ sở thực tiễn hiển nhiên bởi thắng lợi vĩ đại mở ra kỉ
nguyên mới trong lịch sử loài người. Tuy vậy, niềm tin của con người không
chỉ có khi nó đã được thực tiễn trực tiếp chứng minh, mà nhiều khi mới chỉ

qua tuyên truyền, giáo dục của một tổ chức, một con người... với những dự
báo khoa học, gắn với những mục tiêu - con đường thực hiện... mà phù hợp
với nguyện vọng chính đáng của nhiều người... cũng tạo niềm tin có ý nghĩa
“vượt trước” của ý thức xã hội. Đương nhiên, hoạt động và kết quả thực tiễncụ thể thường tạo niềm tin trực tiếp hơn.
Do có ảnh hưởng của lý luận Mác-Lênin, của thắng lợi cách mạng
tháng Mười Nga, đông đảo công nhân và quần chúng có xu hướng quan tâm
và tìm hiểu nhiều hơn về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Theo
V.I.Lênin, đó cũng là một biểu hiện của niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa cộng sản. Người chỉ rõ: ... “ngày nay, quần chúng tỏ ra hứng thú và
ham muốn học và hiểu biết về chủ nghĩa cộng sản, điều đó là đảm bảo thắng
lợi của chúng ta trong lĩnh vực này; có thể là thắng lợi không nhanh chóng
như ở tiền tuyến, có thể khó khăn hơn, thậm chí bị những thất bại làm gián
đoạn, nhưng, rốt cuộc lại, chính chúng ta là những người chiến thắng” [20,
tr.481]. Điều này cực kì giá trị với chúng ta trong tình hình hiện nay, khi chủ
nghĩa xã hội đang tạm thời lâm vào khủng hoảng - “thất bại làm gián đoạn”
hiện nay là như vậy; nhưng niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội của chúng ta và
những người cộng sản chân chính, những nước xã hội chủ nghĩa còn lại đang
cải cách, đổi mới có thành tựu to lớn... ngày càng vững vàng hơn qua thử
thách khắc nghiệt.
Đặc biệt, ở đây cần lưu ý nhất đến những quan điểm của V.I.Lênin về
giáo dục niềm tin của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp

17


công nhân và nhân dân lao động, đối với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng
sản. V.I.Lênin nhấn mạnh, trước hết muốn giáo dục niềm tin của thanh niên
đối với chủ nghĩa xã hội thì bản thân Đảng Cộng sản, người đảng viên phải có
niềm tin đó và thể hiện bằng hành động, bằng việc tự giác hoàn thành nhiệm
vụ được giao và có kỉ luật tự giác- một thứ kỉ luật chặt chẽ nhất, lâu bền nhất

khi mỗi người có lòng tin và lý tưởng thật sự đối với chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa cộng sản. Sự tuyên truyền, thuyết phục và nhất là những tấm gương
thực tế từ đảng viên cộng sản và Đảng Cộng sản... đối với sự nghiệp cách
mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội... sẽ có tác dụng rất lớn
và thiết thực đối với việc giáo dục niềm tin - lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cho
thanh niên . V.I.Lênin đã phân tích rõ ràng: “... cái gì làm cho kỉ luật của
Đảng cách mạng của giai cấp vô sản vững chắc? Cái gì kiểm tra kỉ luật ấy?
Cái gì đã làm chỗ dựa cho nó? Thứ nhất, đó là ý thức giác ngộ của Đội tiên
phong của giai cấp vô sản, lòng trung thành với cách mạng. Thứ hai,... đó là
khả năng của Đội tiên phong biết liên hệ... hoà mình với quần chúng lao
động. Thứ ba, sự lãnh đạo chính trị đúng đắn của Đội tiên phong ấy đã thể
hiện rõ..., nhưng điều cần thiết là quảng đại quần chúng, do kinh nghiệm bản
thân, tin tưởng vững chắc vào sự đúng đắn ấy... Những điều nói trên không
thể có ngay tức khắc được... mà phải nhờ có lý luận cách mạng đúng đắn và
liên hệ với thực tiễn trong quá trình cách mạng [20, tr.7-8].
Hiện nay, chúng ta càng thấm thía sự phân tích trên đây của V.I.Lênin
khi giáo dục thanh niên về chủ nghĩa xã hội và niềm tin, lý tưởng cộng sản
chủ nghĩa. Quả rằng, một khi cán bộ, đảng viên cộng sản; một khi những trí
thức, những người lớn... còn chưa rõ, chưa thể hiện rõ nhận thức và lòng tin
đối với chủ nghĩa xã hội - nhất là khi nhiều nước xã hội chủ nghĩa khủng
hoảng, đổ vỡ... thì việc giáo dục niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội cho thế hệ

18


trẻ càng có nhiều khó khăn, phức tạp. Đó là một trong những vấn đề về lý
luận và thực tiễn đáng chú ý nhất trong công cuộc đổi mới đất nước ta theo
định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Trong cái lôgic có thật của thực tiễn đó, ngày nay chúng ta vẫn cần
nhắc lại một quan điểm cơ bản của V.I.Lênin rằng, dù việc giáo dục về chủ

nghĩa xã hội đó cho thanh niên có khó đến mấy thì, muốn hay không, lịch sử
sự phát triển của xã hội cũng sẽ chứng tỏ điều sau đây: “theo một nghĩa nào
đó, có thể nói rằng, nhiệm vụ thật sự xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa
chính là của thanh niên..., tất cả thanh niên muốn đi theo chủ nghĩa xã hội,
chủ nghĩa cộng sản thì đều phải học chủ nghĩa cộng sản” [20, tr.354]. Nhưng,
học để hiểu biết khoa học về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản như thế
nào lại là vấn đề đặt ra tiếp theo và quan trọng hơn? V.I.Lênin cũng đã nhấn
mạnh rằng: “... chủ nghĩa xã hội sẽ trở thành một danh từ trống rỗng..., thành
một cái chiêu bài; người cộng sản sẽ chỉ là một anh khoe khoang, khoác lác
tầm thường nếu như tất cả các kiến thức đã thâu thái, không thể tiêu hoá trong
ý thức của anh ta thành niềm tin, bản lĩnh, năng lực thực tiễn bền vững, thể
hiện trong những hoạt động thực tiễn” [20, tr.362] và “chúng ta không tin vào
việc huấn luyện, giáo dục và học tập nếu những việc đó chỉ đóng khung trong
nhà trường và tách rời thực tiễn cuộc sống... Đã là đoàn viên thanh niên cộng
sản thì phải đem lao động và sức lực của mình ra phục vụ sự nghiệp chung.
Đó chính là giáo dục cộng sản..., có như thế, thanh niên nam nữ mới trở thành
người cộng sản chân chính được”.
Chính việc gắn giáo dục nhận thức, niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội
cho thanh niên phải gắn liền với thực hành, hoạt động thực tiễn có kết quả không chỉ của riêng mình, mà còn là kết quả chung của cả sự nghiệp... thì
mới làm cho thanh niên có niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng

19


sản thật sự hơn, bền vững hơn... vì nó ngày càng có nhiều căn cứ về nhận
thức khoa học và về thực tiễn “cải tạo thế giới” hơn. Thêm nữa, V.I.Lênin còn
phân tích xa hơn rằng: việc giáo dục nhận thức và niềm tin đối với chủ nghĩa
xã hội, chủ nghĩa cộng sản cho thanh niên không chỉ dừng lại ở thanh niên,
trái lại, nếu làm tốt cả về nhận thức và thực tiễn thì tác dụng lan toả của thanh
niên trong vấn đề tuyên truyền về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản sẽ thể

hiện ngày càng rõ rệt và tốt hơn đối với toàn xã hội. V.I.Lênin cho rằng:
chẳng những thanh niên được giáo dục về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng
sản, mà còn phải.... “tự tiến hành giáo dục thành những người cộng sản và
đồng thời cũng phải giáo dục cho tất cả những ai đã công nhận họ là những
người dẫn đường, chỉ lối. Phải làm cho toàn bộ sự nghiệp giáo dục, huấn
luyện.... thanh niên ngày nay được phát triển thành đạo đức cộng sản trong
thanh niên” [20,

20


tr.366). Và, V.I.Lênin đặt ra yêu cầu giáo dục niềm tin đối với chủ nghĩa xã
hội từ trong thanh niên sẽ lan toả ra quần chúng, để khi mỗi người công nhân
hay nông dân... khi có niềm tin đó thì họ... có thể tự nhủ rằng: tôi là một phần
tử trong đạo quân lao động tự do vĩ đại và tôi sẽ biết cách xây dựng lấy cuộc
đời tôi, không cần có bọn địa chủ và bọn tư sản, tôi sẽ biết kiến lập chế độ
cộng sản...” [20, tr.376].
* Hồ Chí Minh cũng chưa có định nghĩa chung về niềm tin, nhưng
trong nhiều tư tưởng của Người đã thể hiện rõ những yếu tố rất cơ bản của
một niềm tin có cơ sở bền vững. Đó là niềm tin trên lập trường duy vật, khoa
học, hiểu biết và thực tiễn; đặc biệt là Người nói nhiều đến niềm tin đối với
chủ nghĩa xã hội thông qua niềm tin đối với thắng lợi của cách mạng tháng
Mười Nga (1917) với những mục tiêu, phương thức, lực lượng ... của nó.
Người khẳng định một sự thật của chính bản thân mình hình thành niềm tin
đối với truyền thống vẻ vang của dân tộc ta, với chủ nghĩa xã hội, với chủ
nghĩa Mác-Lênin, với cách mạng vô sản rằng: “... lúc đầu, chính chủ nghĩa
yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo
quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận
Mác-Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng, chỉ có chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức

và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ... chủ nghĩa Lênin đối
với chúng ta... không những là cái “cẩm nang” thần kì, không những là cái
kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi
cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”[27].
Qua thực tiễn và thành quả của cách mạng Việt Nam, sau 30 năm Đảng
của giai cấp công nhân Việt Nam ra đời, năm 1960, Hồ Chí Minh đã có căn
cứ cơ bản để nói về niềm tin của nhân dân ta đối với giai cấp công nhân và
Đảng ta - đối với con đường cách mạng mà Đảng ta đã vạch ra: độc lập dân

21


tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - tức là niềm tin của nhân dân ta đối với chủ
nghĩa xã hội. Người viết: “Với lý luận cách mạng tiên phong và kinh nghiệm
của phong trào vô sản quốc tế, giai cấp công nhân ta đã tỏ ra là người lãnh
đạo xứng đáng nhất, đáng tin cậy nhất của nhân dân Việt Nam... uy tín của
Đảng càng mở rộng và ăn sâu trong nhân dân lao động” [26].
Niềm tin của Hồ Chí Minh đối với chủ nghĩa xã hội biểu hiện sâu sắc
và bền vững nhất khi Người nhấn mạnh việc Đảng và Nhà nước, trong giai
đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải đặc biệt chú ý tôn trọng và thực hiện dân
chủ - quyền lực của dân. Người nói: giành được chính quyền rồi thì phải để
cho nhân dân có quyền lực thật sự, cán bộ phải là công bộc của dân, phục vụ
dân thật sự... như thế sẽ khỏi phải hy sinh nhiều lần... Hồ Chí Minh phải nói
đến sự “hy sinh nhiều lần” khi mà Đảng ta đã lãnh đạo chính quyền, hàm
nghĩa rằng: nếu nhân dân bất bình với Đảng, Nhà nước do những sai lầm, vi
phạm quyền lực của dân thì dân cũng “lật thuyền”, đổ vỡ chế độ. Cách mạng
phải “làm lại”... rồi cũng sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội mà thôi! Nhưng do vậy
mà, Đảng và dân sẽ phải hy sinh nhiều lần, làm đi làm lại cuộc cách mạng...
mới đến được chủ nghĩa xã hội. Quả rằng, điều này thể hiện lòng tin của Hồ
Chí Minh đối với tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội... đến độ rất sâu sắc, trở

thành bản lĩnh chính trị khoa học của Người. Cũng vì thế, trải qua bao gian
nguy trong quá trình tìm đường cứu nước, qua thăng trầm của cách mạng, của
lịch sử... Người vẫn dấn thân, hy sinh cả đời mình cho độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, vì lợi ích và hạnh phúc của nhân dân. Người quả là tấm gương
trong sáng và vĩ đại nhất cho Đảng và dân tộc ta về niềm tin khoa học vững
bền đối với chủ nghĩa xã hội, mà hiện nay chúng ta càng phải chú trọng rèn
luyện, phấn đấu noi theo.

22


×