BẢNG QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BCH:
Ban chấp hành
CNXH:
Chủ nghĩa xã hội
BCHTW:
Ban Chấp hành Trung ương
C-K-T:
Chất lượng - kiểu dáng - tiết kiệm
HDLT:
Hướng dẫn liên tịch
KH - ĐTN:
Kế hoạch - Đoàn Thanh niên
KHKT:
Khoa học kỹ thuật
LHTN:
Liên hiệp Thanh niên
NQ/TW:
Nghị quyết/Trung ương
TNCSHCM:
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
TWĐTN:
Trung ương Đoàn thanh niên
UBND:
Uỷ ban Nhân dân
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thanh niên là một lực lượng xã hội to lớn, đóng vai trò hết sức quan
trọng ở bất kỳ thời đại nào trong tiến trình phát triển của nhân loại, tiền đồ và
tương lai của mỗi nước tuỳ thuộc vào sự phát triển và trưởng thành của thanh
niên. Do vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên trong xã hội nên các chính
đảng, nhà nước, các lực lượng xã hội, tôn giáo,… đều luôn luôn quan tâm tác
động một cách có ý thức tới thanh niên theo mục đích của mình. Đảng Cộng
sản Việt Nam luôn đặt niềm tin vững chắc vào thanh niên. Tổng Bí thư Nông
Đức Mạnh phát biểu tại Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần thứ V (tháng 22005) đã khẳng định"… suốt 75 năm qua, từ khi ra đời đến nay, trong thời
chiến cũng như trong thời bình, Đảng luôn luôn đặt niềm tin vững chắc vào
thanh niên, trao cho thanh niên nhiều trọng trách, nhưng cũng đòi hỏi rất cao
ở thanh niên sự phấn đấu vươn lên" [1, tr.1].
Tổng Bí Thư cũng chỉ rõ: "… Hiện nay, các thế lực thù địch đang lợi
dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để phá hoại, chia rẽ
thanh niên, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; chúng dùng nhiều thủ đoạn tinh
vi để tha hoá thanh niên về chính trị, làm băng hoại về đạo đức, giá trị văn
hoá dân tộc, thể lực, v.v… hòng dẫn tới sự chuyển hoá chế độ.
Trước tình hình đó, yêu cầu đặt ra trước mắt và lâu dài là tổ chức Đoàn,
Hội phải ra sức giúp Đảng tập hợp, đoàn kết mọi tầng lớp thanh niên thành
một khối vững chắc, hình thành một thế hệ thanh niên ưu tú, có tài năng, có
bản lĩnh chính trị vững chắc, có tinh thần yêu nước nồng nàn, sẵn sàng đương
đầu và vượt qua mọi khó khăn thách thức,… [1, tr.3]
Do vị trí, vai trò của thanh niên trong xã hội cho nên Đảng, Nhà nước
ta, rất coi trọng công tác thanh niên, coi việc tăng cường đầu tư cho thanh
1
niên là nhiệm vụ rất quan trọng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội dưới
sự lãnh đạo của Đảng.
Công tác thanh niên bao gồm toàn bộ những hoạt động của Đảng, Nhà
nước và toàn xã hội nhằm giáo dục, bồi dưỡng và tạo điều kiện thuận lợi cho
thanh niên phát triển, trưởng thành và phát huy vai trò làm chủ, tiềm năng to
lớn của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [60, tr.3].
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương Đảng (khoá
VII) về công tác thanh niên trong thời kỳ mới đã xác định: "Sự nghiệp đổi
mới có thành công hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con
đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh
niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là
vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành
bại của cách mạng" [10, tr.3].
Song, việc thực hiện công tác thanh niên không phải khi nào cũng
thuận lợi và đạt được những kết quả mong muốn, những biến đổi nhanh
chóng của tình hình thế giới và trong nước thời gian gần đây đã tác động
mạnh mẽ đến thanh niên cả nước nói chung và thanh niên tỉnh Thái Nguyên
nói riêng.
Sau gần 10 năm tái lập (từ 1997), Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái
Nguyên đang không ngừng nỗ lực vươn lên xây dựng quê hương giàu mạnh thực hiện những quan điểm của Đảng và nhà nước về việc vận động thanh
niên trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảng
bộ Thái Nguyên đã luôn luôn quan tâm và đề cao vấn đề tập hợp thanh niên,
giúp đỡ thanh niên phát huy vai trò của thanh niên đối với công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên trên thực tế, bên cạnh những thành tựu
quan trọng bước đầu đã đạt được trong công tác thanh niên, mang lại những
thay đổi tốt trong đời sống kinh tế chính trị xã hội của tỉnh, thì những biến đổi
2
trong vấn đề nhận thức, tư tưởng, lối sống của thanh niên đã trở thành những
vấn đề đáng lo ngại, tình trạng thanh niên ít quan tâm đến sinh hoạt chính trị,
coi thường truyền thống cách mạng, một số dao động thiếu niềm tin ở CNXH,
tình trạng thiếu việc làm, nghiện hút, thất học, mù chữ tăng lên, nhất là ở khu
vực thanh niên nông thôn… làm nảy sinh nhiều tình huống có vấn đề trong
quản lí xã hội, đặt ra cho công tác thanh niên nhiều vấn đề mới. Cần phải xem
xét vấn đề thanh niên trong hoàn cảnh mới, đồng thời đòi hỏi phải không
ngừng đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh
niên.
Do đó, việc nghiên cứu tổng kết sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên, phân tích thực trạng tình hình thanh niên, dự báo xu hướng phát
triển, từ đó rút ra ý nghĩa và kinh nghiệm lịch sử trong việc lãnh đạo công tác
thanh niên ở tỉnh Thái Nguyên là một vấn đề, vừa có tính lí luận, vừa có tính
thực tiễn sâu sắc và mang tính cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài "Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo
công tác thanh niên từ năm 1997 đến năm 2004" làm đề tài luận văn tốt
nghiệp cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên (còn
gọi là công tác vận động thanh niên) cũng chính là nghiên cứu một nhiệm vụ
chính trị có ý nghĩa chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam. Do đó việc
nghiên cứu một cách sâu sắc, bám sát được tình hình thực tiễn là một đòi hỏi
luôn luôn đặt ra đối với Đảng ta. Một số đề tài như "Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo công tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới 1991-2001" - Luận văn
Thạc sĩ của Tô Thành Phát; "Tổng quan tình hình thanh niên, công tác Đoàn
và phong trào thanh thiếu nhi" của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh; "Cơ sở lí luận và thực tiễn của chiến lược phát triển thanh niên"
3
của TS. Chu Xuân Việt (chủ biên) v.v… Tuy nhiên, đó mới chỉ là những đề
tài thể hiện được hết sức khái quát, mang tính Trung ương, và như vậy chưa
thể phản ánh được đầy đủ những đặc trưng riêng của công tác thanh niên ở
các đảng bộ địa phương.
Trên thực tế, để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng bộ trong công tác
quần chúng, nghiên cứu, tổng kết sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh
niên trong quá trình xây dựng và phát triển đòi hỏi sự kiên trì công phu của
nhiều người, qua nhiều thế hệ. Các Đảng bộ địa phương đều quan tâm nghiên
cứu vấn đề này, như đề tài "Đảng bộ huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc tăng
cường lãnh đạo công tác thanh niên, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
trong thời kỳ đổi mới 1996 - 2000", "Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo công
tác thanh niên từ năm 1997 đến năm 2000" và một số đề tài khác.
Viết về công tác thanh niên ở tỉnh Thái Nguyên có đề tài "Nâng cao
chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở nông thôn
miền núi tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay", cuốn sách mang tính
lịch sử "Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh
niên trong tỉnh Thái Nguyên 1986 - 2001" - Luận văn tốt nghiệp của Phạm
Đăng Yên: "Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo công tác thanh niên 19972002" là đề tài nghiên cứu trực tiếp về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với
công tác thanh niên. Đề tài mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá thành công và
kinh nghiệm chỉ ra một số phương hướng trong nhiệm vụ lãnh đạo công tác
thanh niên của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1997 - 2002). Từ đó đến nay tình
hình thanh niên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều biến đổi cần phải
được nghiên cứu tổng kết đầy đủ hơn. Nhưng vẫn chưa có đề tài nào khác
nghiên cứu về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích
4
Luận văn thực hiện nhằm nghiên cứu có hệ thống sự lãnh đạo của Đảng
bộ tỉnh Thái Nguyên đối với công tác thanh niên nhằm phát huy vai trò của
thanh niên trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Dựa trên việc tìm ra các đặc thù của thanh niên trong tỉnh, việc nghiên
cứu đề tài này nhằm mục đích tìm hiểu quá trình lãnh đạo công tác thanh niên
của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ và
phát huy thế mạnh của lực lượng này trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã
hội ở địa phương. Từ đó rút ra kinh nghiệm lãnh đạo công tác thanh niên của
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ mới.
* Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ hệ thống những luận điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về thanh niên và công tác
vận động thanh niên.
- Tìm ra những đặc thù của thanh niên, từ đó tìm ra các phương thức
lãnh đạo công tác thanh niên cho phù hợp, làm cơ sở để Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên nghiên cứu vận dụng trong lãnh đạo công tác vận động thanh niên.
- Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh thái Nguyên đối với công tác
thanh niên trong tỉnh từ khi tái lập tỉnh (tháng 1 - 1997) đến năm 2004.
- Nêu lên ý nghĩa và kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên đối với công tác thanh niên, nhất là trong thời kỳ mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nhiệm vụ cơ bản của công tác thanh niên là giáo dục, bồi dưỡng thanh
niên thành lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng, đồng thời tổ chức
phát huy lực lượng, tiềm năng của thanh niên phục vụ sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh, xã hội chủ nghĩa [29, tr.167].
5
Trong luận văn này chỉ đề cập đến vấn đề Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
lãnh đạo công tác thanh niên (công tác vận động thanh niên) từ 1997 - 2004,
thông qua những mặt sau:
- Quá trình lãnh đạo và tổ chức thực hiện của Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên đối với công tác thanh niên từ năm 1997 đến năm 2004.
- Tìm hiểu vai trò nòng cốt của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh và Hội liên hiệp Thanh niên tỉnh Thái Nguyên trong việc giúp Đảng bộ
tỉnh vận động thanh niên từ 1997 - 2004.
5. Cơ sở lí luận, nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu
- Luận văn thực hiện trên cơ sở lí luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh cùng với quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
công tác thanh niên.
- Nguồn tài liệu của luận văn: Cơ bản là các tác phẩm kinh điển của
Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng Cộng
sản Việt Nam, các văn kiện của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, Văn kiện của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên,
Văn kiện Đại hội Đoàn tỉnh Thái Nguyên từ 1997 - 2004, các tạp chí, sách
báo có liên quan đến đề tài.
- Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp
lịch sử, kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp lôgic và các phương
pháp liên ngành như thống kê, so sánh, khảo sát v.v…
6. Đóng góp của luận văn
Đưa ra một cái nhìn tổng thể về những hoạt động lãnh đạo của Đảng
bộ tỉnh Thái Nguyên đối với công tác thanh niên từ khi tái lập tỉnh 19972004. Từ đó gợi mở cho Đảng bộ những biện pháp tốt hơn trong công tác
vận động thanh niên, nhằm không ngừng phát huy tốt vai trò của thanh niên
trong tỉnh đối với công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội ở địa phương trong
giai đoạn mới.
6
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, tham khảo, phụ lục,
luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và công tác thanh niên
của tỉnh Thái Nguyên.
Chương 2. Quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo công tác
thanh niên từ năm 1997 đến năm 2004.
Chương 3. Ý nghĩa, kinh nghiệm lãnh đạo công tác thanh niên của
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1997-2004).
Chương 1
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ CÔNG TÁC THANH NIÊN CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.1.1. Vị trí địa lí, dân số, truyền thống lịch sử
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, nằm ở vùng trung du và miền núi
Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 3.542,7km2, chiếm 1,13% diện tích và 1,41%
dân số so với cả nước.
Về mặt hành chính, sau khi tái lập tỉnh (Theo quyết định của kỳ họp thứ
10 Quốc hội khoá IX) Thái Nguyên có 7 huyện, một thành phố và một thị xã,
với tổng số 181 xã, phường và thị trấn, trong đó có 14 xã vùng cao, 106 xã
vùng núi, còn lại là các xã trung du và đồng bằng.
Tỉnh Thái Nguyên phía Bắc giáp với Bắc Kạn, phía Tây giáp với Vĩnh
Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam
giáp với thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lí như vậy, Thái Nguyên là một trong
những trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng trung du, miền núi phía
Bắc và là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi phía
Bắc với vùng đồng bằng Bắc Bộ [5, tr.13].
7
Dân số năm 2002 của tỉnh Thái Nguyên là 1.083.779 người, theo số
liệu điều tra việc làm năm 2003, Thái Nguyên có 1.095.859 ngưòi, với nhiều
dân tộc anh em, trong đó chủ yếu là người Kinh. Dân số phân bổ không đồng
đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở vùng thành thị,
đồng bằng dân cư lại rất dày. Mật độ dân só bình quân là 295 người/1km2, cao
nhất là ở thành phố Thái Nguyên (1.260 người/1km2), thấp nhất là huyện Võ
Nhai (72 người/1km2).
Mật độ dân số này thuộc loại cao so với các tỉnh miền núi phía Bắc. Có
814.577 người ở độ tuổi lao động, trong đó số lao động nông nghiệp là
616.919 người (75,74% số lao động). Dân số khu vực đô thị chiếm khoảng
22,75% dân tố toàn tỉnh. Có 8 dân tộc cùng sinh sống hoà thuận với nhau, đã
từ lâu trên đất Thái Nguyên. Dân tộc Kinh chiếm khoảng 75,5%; Tày 10,7%;
Nùng 5,1%; Dao 2,1%; Sán Dìu 2,4%; các dân tộc khác: Cao Lan, Mông, Hoa
chiếm 4,2% dân tố toàn tỉnh. Nhiều dân tộc có truyền thống, bản sắc dân tộc
riêng rất đáng tự hào và các dân tộc Thái Nguyên đều đoàn kết, tin yêu, giúp
đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hoà bình cũng như trong các cuộc đấu tranh vì
độc lập dân tộc, vì sự phồn vinh của đất nước.
Thái Nguyên là mảnh đất có bề dày truyền thống lịch sử. Mái Đá
Ngườm di chỉ quan trọng nhất của khu di chỉ khảo cổ Thần Sa, hố khai quật
của di chỉ Ngườm cho thấy địa tầng có 4 tầng văn hoá cổ. Ở tầng 1, tầng 2 là
những di vật đặc trưng của nền văn hoá Bắc Sơn, Hoà Bình, Sơn Vi; tầng 3 là
các công cụ đặc trưng của Ngườm; tầng văn hoá thứ là công cụ đá kiểu
Phiêng Tung… Thần Sa là nơi người nguyên thuỷ đã sống liên tục trong thời
gian dài hàng chục nghìn năm, từ thời đại đá cũ đến hậu kỳ đá mới; các phát
hiện khảo cổ quan trọng đã góp phần chứng minh sự xuất hiện và phát triển
liên tục của con người thuộc các nền văn hoá khảo cổ trên đất Việt Nam, từ
núi Đọ, qua Thần Sa, Sơn Vi, Hoà Bình, Bắc Sơn… để bước sang thời sơ sử thời đại kim khí với nền văn hoá Đông Sơn rực rỡ. Qua di tích khảo cổ Thần
8
Sa, chứng tỏ Thái Nguyên không chỉ là quê hương của người Việt mà là quê
hương của nền văn hoá đa sắc tộc rất đáng tự hào. Di tích khảo cổ học Thần
Sa đã được Nhà nước xếp hạng năm 1982 là một trong những di tích đặc biệt
của quốc gia.
Do đặc điểm địa hình tự nhiên, Thái Nguyên có nhiều thuận lợi cho
phát triển kinh tế nhưng khí hậu nhiệt đới cũng ảnh hưởng đến sự phát triển
của cây trồng và ảnh hưởng đến cuộc sống của con người như bão, lũ, hạn
hán, sâu bệnh… Trong quá trình vật lột với khó khăn, thử thách để lao động
sản xuất, tạo dựng cuộc sống đã rèn đúc nên truyền thống cần cù, chịu
thương, chịu khó, trở thành một thuộc tính của con người Việt Nam nói chung
và người Thái Nguyên nói riêng.
Ngoài truyền thống cần cù lao động, nhân dân các dân tộc Thái Nguyên
còn có truyền thống hiếu học. Ở những thế kỉ trước, khi quê hương đất nước
còn triền miên trong cảnh giành quyền lực của các triều đại phong kiến, nạn
ngoại xâm thường xuyên đe doạ, nhân dân phải sống trong đói khổ, áp bức thì
ở Thái Nguyên đã có hàng chục vị đại khoa, tiến sĩ (học vị cao nhất thời
phong kiến) góp phần vào sự hưng thịnh của quốc gia.
Trong tất cả các truyền thống dân tộc, truyền thống yêu nước là truyền
thống nổi bật, là kết tinh của truyền thống dân tộc Việt Nam. Trong quá trình
dựng nước và giữ nước của dân tộc có biết bao sự kiện lịch sử đã ghi dấu ấn
trên mảnh đất Thái Nguyên.
Là trung tâm của vùng chiến lược phía Bắc sông Hồng, sông núi hiểm
trở, nên trong lịch sử Thái Nguyên thường phải đối mặt với các thế lực ngoại
bang và cả các tầng lớp phản nghịch trong nước. Từ thời Hùng Vương, ông
cha ta đã từng coi Thái Nguyên là phên dậu phía Bắc của kinh thành Thăng
Long "Thái Nguyên thuộc đất bộ Vũ Định, phía Đông và Bắc giáp Cao, Lạng;
phía Tây và Nam giáp Kinh - Bắc; có 2 lộ phủ, 9 huyện, 2 châu và 336 làng
9
xã. Đây là phên dậu thứ hai về phương Bắc", là điểm xuất phát để triển lực
lượng chống giặc ngoại xâm ở miền biên giới. Chính vì vậy, nhân dân các
dân tộc Thái Nguyên đã sớm xây dựng cho mình bản lĩnh bất khuất, kiên
cường trước giặc ngoại xâm và bất công xã hội.
Ngay từ trước Công nguyên, người dân Thái Nguyên đã tham gia vào
cuộc kháng chiến đầu tiên chống nhà Tần xâm lược.
Năm 40 sau Công nguyên, hai Bà Trưng khởi nghĩa đánh đổ bộ máy
của nhà Đông Hán, nhân dân các dân tộc Thái Nguyên đã tích cực tham gia
khởi nghĩa (lúc đó Thái Nguyên ngày nay nằm trong huyện Long Biên thuộc
quận Giao Chỉ.
Cuối thế kỉ XI đầu thế kỉ XII, nhân dân Thái Nguyên đã sát cánh cùng
nhân dân cả nước đánh tan quân xâm lược Tống, bao người con của quê
hương Thái Nguyên đã đổ xương máu, hy sinh tuổi thanh xuân để giữ gìn độc
lập cho Tổ quốc. Tiêu biểu là Dương Tự Minh, Nguyễn Như Mai, Lý Nghĩa
Vinh…
Khi nhà Minh xâm lược và nô dịch nước ta (thế kỉ XV), ở Thái
Nguyên, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc bùng lên mạnh mẽ, đó là các
cuộc khởi nghĩa của Trần Nguyên Khoáng, Nguyễn Đa Bí (năm 1408) của
Chu Sư Nhan, Nguyễn Khắc Cẩn, Lưu Nhân Chú…
Khi thực dân Pháp đem quân đánh Thái Nguyên, ngay từ những năm
đầu của thế kỉ XX, nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu
cho phong trào đấu tranh chống Pháp ở Thái Nguyên. Thời gian này là cuộc
khởi nghĩa của binh lính do Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn) và Lương Ngọc Quyến
(1917), đây là cuộc khởi nghĩa được đánh giá là lớn nhất nổ ra ở Việt Nam
trong thời kỳ thế giới đại chiến lần thứ nhất.
Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, nhân dân
Thái Nguyên một lòng theo Đảng đấu tranh giành độc lập dân tộc, Thái
10
Nguyên có căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai là trung tâm của Trung ương Đảng,
trực tiếp chỉ đạo cách mạng, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái
Nguyên được vinh dự đảm nhận trọng trách đón nhận và bảo vệ các cơ quan
Trung ương đảng, Chính phủ, Bộ quốc phòng, Tổng chỉ huy trong kháng
chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954).
Từ đầu năm 1947, hầu hết các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ,
Mặt trận, Bộ quốc phòng, các cơ quan kinh tế, giáo dục, văn hoá… đều có
mặt tại căn cứ địa Việt Bắc - An toàn khu. Trung tâm Căn cứ địa Việt Bắc là
huyện Định Hoá. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã từng ở và làm việc tại các xã Điềm Mặc, Phú Đình (Định Hoá),
Tràng Xá (Võ Nhai)…
Sau năm 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam tạm
thời dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Cùng với các tỉnh,
thành khác trên miền Bắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhân dân các
dân tộc Thái Nguyên bước vào thời kỳ mới - thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất
của chủ nghĩa xã hội; tăng cường tiềm lực kinh tế, quốc phòng góp phần xây
dựng và củng cố miền Bắc, trở thành hậu phương vững chắc chi viện sức
người, sức của cho tiền tuyến miền Nam hoàn thành cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc.
Ngày nay, tiếp tục phát huy truyền thống của mình, Thái Nguyên còn là
địa phương được Trung ương chọn thực hiện thí điểm thành công nhiều chính
sách lớn của Đảng và Nhà nước.
1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Thái Nguyên là vùng đất giàu tài nguyên khoáng sản. Các mỏ sắt, vàng,
chì, kẽm… Ở Thái Nguyên từ lâu là nguồn hấp dẫn đối với nhiều nhà khai
khoáng trong và ngoài nước. Là miền đất tiếp nối đồng bằng Bắc Bộ với vùng
núi phía Bắc, Thái Nguyên đã trở thành vùng đất hội nhập dân cư. Kinh
11
nghiệm lao động từ ngàn đời giữa các vùng được giao thoa, hội tụ, lại thêm
khí hậu thuận lợi cùng hệ thống sông ngòi và các hồ lớn nhỏ phân bố dày đặc,
mạng tưới tiêu tạo nên một Thái Nguyên xanh tươi, trù phú với những cánh
đồng lúa, bãi màu, đồi chè là những sản phẩm làm giàu cho quê hương đất
nước.
Những năm qua, kinh tế Thái Nguyên phát triển với tốc độ nhanh và
bền vững hơn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt xấp xỉ 9%.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2004, tỉ trọng
nông nghiệp - xây dựng là 38,34%, nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 25,43% [6,
tr.2].
Việc ứng dụng công nghiệp sản xuất tiên tiến, áp dụng các mô hình
quản lý hiện đại, xây dựng thương hiệu, uy tín của sản phẩm hàng hoá bắt đầu
được các doanh nghiệp quan tâm triển khai, một số sản phẩm đã có chỗ đứng
vững chắc ở thị trường trong nước như thép cán, sản phẩm, cơ khí, chè, xi
măng…
Sản xuất công nghiệp đã thoát ra khỏi tình trạng trì trệ và có bước phát
triển nhanh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng gấp 2,4 lần (từ năm 2000 2005). Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp mũi nhọn tăng cao như thép
cán, xi măng.
Hoạt động thương mại với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế,
đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hoá phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của
nhân dân.
Hệ thống giao thông tiếp tục được đầu tư phát triển, cung cấp nước
sạch cho sinh hoạt thành thị, nông thôn và miền núi được quan tâm, lưới điện
được nâng cấp, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Văn hoá xã hội được quan tâm đầu tư phát triển và từng bước phù hợp
với sự phát triển kinh tế. Các hoạt động trong lĩnh vực văn hoá - xã hội đều có
12
những tiến bộ đáng kể. Thông qua việc thực hiện các chương trình đề án đã
huy động được nhiều nguồn lực đầu tư và phát triển. Thực hiện tốt chương
trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống
cho nhân dân.
Các hoạt động văn hoá, thông tin, báo chí đã bám sát nhiệm vụ chính
trị. Phong trào 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư"
tiếp tục được đẩy mạnh.
Giáo dục, đào tạo phát triển cả về loại hình và quy mô, từng bước nâng
dần chất lượng.
Quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, công tác xây
dựng Đảng, Chính quyền và các đoàn thể có tiến bộ mới…
Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng
và khả năng phát triển của tỉnh, chất lượng tăng trưởng chưa cao.
Một số vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt như chất lượng
giáo dục, y tế, văn hoá, công tác xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, dân
số kế hoạch hoá gia đình…
Tình hình tội phạm và một số tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp, nhất
là tệ nạn ma tuý chưa được ngăn chặn và đẩy lùi. Có thể thấy rằng, gần 10
năm qua, kể từ ngày tái lập tỉnh (01/01/1997) đến nay, Đảng bộ và nhân dân
tỉnh Thái Nguyên đã phát huy truyền thống đoàn kết, tranh thủ sự giúp đỡ của
Trung ương, không ngừng nỗ lực phấn đấu để giành được những thắng lợi
tương đối toàn diện trên tất cả các lĩnh vực…
1.2. Đặc điểm công tác thanh niên
1.2.1. Đặc điểm công tác thanh niên trước năm 1997
Đặc điểm nổi bật của công tác thanh niên giai đoạn này (1992 - 1997)
là sự chuyển biến, từng bước thích ứng với cơ chế quản lý đang chuyển đổi.
Đoàn viên, thanh niên đã có những đóng góp lớn trong công cuộc đổi mới đất
13
nước nói chung và tỉnh nhà nói riêng. Một số chủ trương, chính sách mới của
Đảng và Nhà nước về công tác thanh thiếu nhi đã được triển khai thực hiện có
hiệu quả. Tình hình thanh niên và vai trò của tổ chức Đoàn ngày càng được
ổn định trong đời sống xã hội. Thành công của Đại hội Đảng các cấp và Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) đã tác động tích cực đến tư tưởng,
tình cảm của đoàn viên, thanh niên trong tỉnh, tạo thêm niềm tin, lòng tự hào
của tuổi trẻ đối với Đảng, với quê hương, đất nước…
Công tác thanh niên trước năm 1997 có thể khái quát ở một số nét cơ
bản sau:
Về công tác Đoàn: Trước năm 1997, công tác vận động thanh niên của
tỉnh Thái Nguyên cơ bản dựa trên vai trò nòng cốt của Đoàn TNCSHCM.
Đoàn Thanh niên đã chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động cho cán bộ
Đoàn, coi cán bộ luôn là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, là yếu tố quan
trọng trong quá trình phát triển của Đoàn. Vì vậy, từ tỉnh đến cơ sở, công tác
cán bộ đã được quan tâm đúng mức hơn, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt
của Đoàn. Song, trên thực tế, đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội đặc biệt là cấp chi
Đoàn, chi Hội trình độ và phương pháp công tác thanh niên còn hạn chế, một
số ít chưa thực sự tiêu biểu cho tình cảm, trí tuệ của thanh niên.
Về tổ chức cơ sở Đoàn: Do triển khai thực hiện tốt những chủ trương
biện pháp lớn của Đoàn, cho nên chất lượng tổ chức cơ sở đã phát triển theo
chiều hướng tốt lên. Cơ sở trắng và yếu kém giảm đáng kể, cơ sở vững mạnh
tăng hàng năm từ 1 đến 5% (xem bảng 1). Đã có sự cố gắng của các cấp bộ
Đoàn trong công cuộc vận động xây dựng Chi Đoàn mạnh trước đây và việc
thực hiện một số chủ trương, biện pháp lớn để củng cố và nâng cao chất
lượng tổ chức cơ sở Đoàn trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết 424
của BCHTW Đoàn khoá VI.
14
Tuy nhiên, việc huy động tập hợp thanh niên kết quả chưa cao, đặc biệt
đối tượng thanh niên nông thôn vùng núi, vùng dân tộc ít người, khu vực sản
xuất ngoài quốc doanh, thanh niên đường phố).
Công tác đoàn viên đã được quan tâm hơn về chất lượng, tuy số lượng
đoàn viên tăng không lớn (trung bình chiếm 25% trong tổng số thanh niên),
nhưng chất lượng đảm bảo với yêu cầu đặt ra: Số mới kết nạp vào hàng năm
từ 7 đến 14.000 đoàn viên. Việc rà soát, phân tích chất lượng đoàn viên được
tiến hành thường xuyên. Song công tác quản lý đoàn viên của một số cơ sở
Đoàn chưa chặt chẽ, chất lượng sinh hoạt, hoạt động cấp chi đoàn còn nhiều
hạn chế.
Công tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng: Để tạo thêm nguồn lực cho
Đảng, BCH tỉnh Đoàn đã tham mưu cho tỉnh uỷ ra kết luận số 69 (6/1990) về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác đoàn thanh niên trong tình hình
mới, tham mưu cho tỉnh uỷ ra Chỉ thị về công tác phát triển dảng viên trẻ.
Đồng thời Ban thường vụ tỉnh đoàn đã có kế hoạch số 12/KH-ĐTN ngày
20/3/1994 chỉ đạo công tác giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng.
Công tác kiểm tra của Đoàn: Uỷ ban kiểm tra các cấp của Đoàn đã
thường xuyên chủ động, tích cực trong việc tổ chức, kiểm tra việc thực hiện
Điều lệ, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đoàn.
Công tác Đội và phong trào thiếu nhi: Hàng năm trong các chương
trình kế hoạch công tác lớn của Đoàn, nhiệm vụ công tác đội và phong trào
thiếu nhi đã được các cấp bộ Đoàn quan tâm đúng mức, dành thời gian, cơ sở
vật chất thoả đáng, tiến hành chỉ đạo thường xuyên, có kết quả hơn. Cán bộ
đoàn viên thanh niên và các cơ sở Đoàn đã thể hiện và phát huy ngày một rõ
hơn vai trò nòng cốt trong việc thực hiện và vận động các tầng lớp nhân dân
cùng tham gia chăm sóc giáo dục thiếu nhi. Trong chỉ đạo tỉnh Đoàn và cơ sở
15
giáo dục đào tạo phối hợp ra Nghị quyết số 01 để định hướng, tạo cơ chế giúp
cơ sở có điều kiện tổ chức thực hiện thuận lợi có kết quả.
Phong trào thiếu nhi được tổ chức bằng nhiều hình thức hoạt động.
Thông qua các chương trình công tác Đội hàng năm đã thu hút hàng vạn thiếu
nhi tham gia góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng đội viên, chất
lượng tổ chức Đội. Được rèn luyện qua các phong trào, 62 vạn lượt em được
công nhận là cháu ngoan Bác Hồ; 1,8 vạn đội viên lớn được kết nạp Đoàn
(chiếm 65% tổng số đoàn viên mới được kết nạp trong năm 1997).
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức các phong trào thanh thiếu nhi,
nhiều cấp bộ Đoàn chưa chủ động tập trung khai thác các nguồn lực tại địa
phương để phát triển phong trào. Mặt khác, tiềm năng thanh niên rất lớn, khai
thác và phát huy chưa được nhiều.
Về công tác thiếu nhi, hoạt động Đội trên địa bàn dân cư vẫn còn là
khâu hạn chế, chưa có những giải pháp hữu hiệu để phát triển.
Việc thực hiện các chương trình hành động lớn của Đoàn được coi là
những mặt quan trọng để tập hợp sức mạnh của thanh niên như: "Chương
trình giáo dục nâng cao đời sống văn hoá tinh thần trong thanh thiếu nhi";
"chương trình tham gia phát triển kinh tế văn hoá xã hội địa phương, đơn vị
và việc tổ chức phong trào thanh niên lập nghiệp"; "Chương trình khuyến học
và phát triển tài năng trẻ", "Chương trình tham gia giữ gìn trật tự trị an, an
toàn xã hội và bảo vệ Tổ quốc".
Song, trong công tác chỉ đạo chưa thực sự coi trọng xây dựng điểm,
xây dựng mô hình. Việc sơ kết, tổng kết, đánh giá chưa làm thường xuyên.
- Công tác xây dựng Hội Liên hiệp thanh niên, mở rộng mặt trận đoàn
kết tập hợp thanh niên.
Hội LHTN tỉnh Bắc Thái được thành lập tháng 12 năm 1994, nhằm
tăng cường, mở rộng các hình thức tập hợp thanh niên. Ban thường vụ tỉnh
16
Đoàn đã tập trung và tích cực cùng Uỷ ban Hội chỉ đạo xúc tiến việc xây
dựng phát triển các tổ chức Hội ở cơ sở đến nay đã có 5 Uỷ ban Hội cấp
huyện được thành lập.
Toàn tỉnh có 144 Chi hội với 6750 hội viên. Hoạt động của Hội đã góp
phần tích cực giúp thanh niên phát huy tài năng sức trẻ của mình, lập thân, lập
nghiệp và kiến quốc.
Qua những nét khái quát trên có thể nhận thấy tình hình công tác thanh
niên trước năm 1997 tại Thái Nguyên đã có những chuyển biến theo hướng
tích cực, song còn nhiều mặt hạn chế. Đặc biệt, sự quan tâm chỉ đạo của Đảng
bộ tỉnh chưa rõ nét, chưa thực sự quan tâm đầu tư cho công tác thanh niên.
Thêm vào đó, do hoàn cảnh chung của đất nước, những năm cuối thập kỉ 80,
đầu thập kỉ 90 còn gặp nhiều khó khăn, chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế.
Các thế lực thù địch ngày càng lộ rõ âm mưu chống phá thành quả cách mạng
nước ta, tăng cường tranh thủ, lôi kéo thanh, thiếu nhi vào hoạt động diễn
biến hoà bình của chúng. Những vấn đề như: việc làm, học tập, vui chơi giải
trí cho thanh, thiếu nhi còn khó khăn. Các tệ nạn xã hội mà đặc biệt là tình
trạng nghiện hút, tiêm chích ma tuý có chiều hướng gia tăng, làm mất trật tự
an toàn xã hội, băng hoại đạo đức truyền thống, phá vỡ hạnh phúc gia đình…
Tất cả đã tác động xấu tới một bộ phận không ít thanh, thiếu nhi… Công tác
Đoàn và phong trào thanh niên cũng chưa đáp ứng kịp những yêu cầu đòi hỏi
của công cuộc đổi mới trên địa bàn tỉnh; phong trào Đoàn phát triển chưa thật
đồng đều. Công tác xây dựng Đoàn, Hội, Đội còn một số mặt lúng túng, nên
về cơ bản đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những mặt còn hạn chế trong công
tác thanh niên.
1.2.2. Công tác thanh niên từ năm 1997 đến năm 2004
Sau khi chia tách tỉnh (1997), hiện nay thanh niên Thái Nguyên có gần
40 vạn người, chiếm 38% dân số và 63,23% lực lượng lao động xã hội. Tuy
17
nhiên, sự phân bố không đồng đều, thanh niên chủ yếu sống ở khu vực nông
thôn chiếm (78,3%).
Thái Nguyên là một trung tâm đào tạo lớn của khu vực với 4 trường đại
học, 20 trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, vì vậy số lượng thanh
niên là học sinh - sinh viên của Thái Nguyên khá cao (khoảng 20%).
Trình độ học vấn của thanh niên Thái Nguyên ngày càng được nâng
cao, do có điều kiện học tập từ hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp,… trong tỉnh. Song đặc điểm này cũng không chiếm ưu
thế toàn tỉnh, đặc biệt ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí còn
thấp, khó khăn trong thời kỳ kinh tế thị trường do đó tạo ra bước cản lớn đối
với sự phát triển của Thái Nguyên ở những khu vực này.
Trong những năm qua, thanh niên trong tỉnh đã biết phát huy mặt mạnh
về trình độ học vấn, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, có khát vọng vươn
lên làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng quê hương Thái Nguyên giàu
đẹp.
Thanh niên Thái Nguyên đa dạng về cơ cấu với 6 đối tượng:
- Thanh niên nông thôn (chiếm 78,3%).
- Thanh niên công nhân viên chức, lực lượng vũ trang (chiếm gần 12%).
- Thanh niên đô thị (chiếm 8,25%).
- Thanh niên học sinh, sinh viên (chiếm 17%).
- Thanh niên dân tộc, tôn giáo (chiếm 28,33%).
- Nữ thanh niên (chiếm 49,23%).
Đa số thanh niên đã quan tâm hơn đến tình hình chính trị, kinh tế - xã
hội, hăng hái tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sẵn sàng
nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đã xuất hiện nhiều tấm gương thanh
niên tiên tiến trên các lĩnh vực học tập, công tác, lao động sản xuất, hoạt động
18
khoa học kỹ thuật, văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao, đấu tranh phòng
chống tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Công tác thanh niên từ năm 1997 đến 2004 ở tỉnh Thái Nguyên thể hiện
trên một số mặt cơ bản sau:
* Hoạt động của hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh
Thực hiện nghị quyết Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh
Thái Nguyên lần thứ X (1997 - 2002) với nhiệm vụ "Đẩy mạnh, nâng cao chất
lượng công tác tuyên truyền giáo dục của Đoàn, nhất là giáo dục truyền thống
cách mạng của dân tộc, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng,
của Nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển sâu rộng
phong trào thanh thiếu nhi, tạo điều kiện tốt nhất giúp thanh niên lập thân, lập
nghiệp và tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Góp phần
xung kích thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước; Tiếp tục quán triệt Nghị quyết 424 của Ban chấp hành Trung ương
đoàn, thực hiện tốt công tác xây dựng Đoàn, Hội, không ngừng mở rộng mặt
trận đoàn kết tập hợp thanh niên. Tích cực tham gia xây dựng Đảng; Làm tốt
công tác giáo dục, chăm sóc thiếu niên, nhi đồng. Xây dựng Đội thiếu niên
tiền phong Hồ Chí Minh lớn mạnh" [17].
Với khẩu hiệu hành động "Vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ". Thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đoàn toàn quốc lần thứ VII với mục tiêu đề ra cho công tác Đoàn và phong
trào thanh niên là: "Bồi dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam thành lớp người kế tục
trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc thực hiện
thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" [54].
Hoạt động của tổ chức Đoàn tỉnh Thái Nguyên thời kỳ này chủ yếu là
tiếp tục đẩy mạnh hai phong trào lớn "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ
nước" lên tầm cao mới, nhằm tổ chức, động viên đoàn viên, thanh niên tình
19
nguyện "lên rừng, xuống biển" đem tài năng, sức trẻ góp cho sự nghiệp phát
triển kinh tế, văn hoá xã hội củng cố quốc phòng an ninh, bảo vệ Tổ quốc…
Thực hiện các chương trình hành động đó là: Giáo dục lý tưởng cho thanh
niên, tham gia xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Thanh
niên học tập, sáng tạo làm chủ khoa học công nghệ; Thanh niên tình nguyện
thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia; Thanh niên giúp nhau
lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế - xã hội; Thanh niên thực hiện nhiệm
vụ bảo vệ Tổ quốc; Bảo vệ chăm sóc thiếu niên, nhi đồng. Hội nhập quốc tế
thanh niên và tăng cường công tác quốc tế của Đoàn.
Với mục tiêu cổ vũ thanh niên vươn lên tự lập thân, lập nghiệp vì lợi
ích và sự phát triển của thanh niên, của quê hương, đất nước, đồng thời phát
huy lực lượng thanh niên thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, phong trào
"thanh niên lập nghiệp" đã được cụ thể hoá qua các chương trình: "Thanh
niên học tập, rèn luyện vì nghày mai lập nghiệp"; Thanh niên tham gia phát
triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; Thanh niên tham gia
phát triển nông nghiệp và nông thôn; Thanh niên tham gia phát triển văn hoá
- xã hội.
Các hoạt động của Đoàn thực hiện các phong trào đã tạo thành một khí
thế sôi động trong toàn tỉnh. Trong các trường đại học, cao đẳng và trung học
chuyên nghiệp, tổ chức Đoàn cùng Hội sinh viên đã chủ động tham mưu với
các cấp uỷ Đảng và chính quyền có cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ Đoàn
tổ chức các buổi hội thảo khoa học, các buổi sinh hoạt chuyên đề, đi thực tế,
nhất là nghiên cứu các đề tài khoa học; Duy trì, mở rộng các câu lạc bộ "khoa
học trẻ"… phong trào nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tế, học tập gắn
liền với rèn luyện tay nghề được Đoàn thanh niên các trường đặc biệt quan
tâm.
Ở các trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên, Trung học công nghiệp
Việt Đức, Trung học Công nghiệp Thái Nguyên… Tổ chức Đoàn đã phối hợp
20
chặt chẽ với Phòng đào tạo, Phòng quản lý học sinh - sinh viên để được tăng
cường thời gian mở cửa giảng đường, phòng thí nghiệm và thư viện.
Trong toàn tỉnh Thái Nguyên, phong trào "Học tập, rèn luyện vì ngày
mai lập nghiệp" những năm 1997 - 2004 đã lên tới cao trào. Vấn đề hướng
nghiệp cho đoàn viên, thanh niên cũng được quan tâm đặc biệt. Trung tâm tư
vấn dạy nghề, việc làm của tỉnh chưa bao giờ tấp nập, sôi động đến thế. Chỉ
riêng năm học 2001 - 2002, trung tâm đã tư vấn, hướng nghiệp cho hàng
nghìn đoàn viên, thanh niên và dạy nghề cho 621 em, giải quyết việc làm cho
391 đoàn viên, thanh niên… Các đoàn viên, thanh niên công nhân viên chức
cũng không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Toàn
tỉnh có trên 70% thanh niên công chức tham gia các lớp học tiếng Anh, tin
học, văn bằng hai và cả cá khoá đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.
Bằng nhiều loại hình hoạt động phong phú, hấp dẫn và hiệu quả, các cơ
sở Đoàn trong toàn tỉnh tiếp tục được đẩy mạnh phong trào C-K-T. Hàng
nghìn đoàn viên thanh niên say sưa sáng tạo cải tiến kỹ thuật, phát huy sáng
kiến, tiếp thu và làm chủ các dây truyền công nghệ mới. Các cuộc thi thợ giỏi,
thi tay nghề, nâng bậc, nâng cao chất lượng, kiểu dáng sản phẩm, làm lợi cho
Nhà nước hàng tỉ đồng.
Trong những năm 1997 - 2004, Đoàn thanh niên nông thôn các cấp
trong toàn tỉnh đã tăng cường phối hợp với các ngành chức năng, xây dựng
hàng loạt chương trình ứng dụng tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật
nuôi như: Chương trình lúa cao sản; Chương trình cây ăn quả; Chương trình
cơ khí hoá nông nghiệp; Chương trình ứng dụng chuyển giao phân vi sinh
nông nghiệp… Điển hình trong các phong trào này là Đoàn Phú Bình, Đồng
Hỷ, Đại Từ, Định Hoá và thành phố Thái Nguyên.
Đoàn thanh niên các cấp tiếp tục giữ vai trò xung kích trong việc tham
gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn như làm đường giao thông, thuỷ lợi
với hơn 2000 công trình thanh niên từ (1997-2000) thu hút hơn 10 vạn đoàn
21
viên, thanh niên tham gia, đã cổ vũ, động viên thanh niên nông thôn sản xuất,
kinh doanh có hiệu quả, tạo dựng một lớp thanh niên có bản lĩnh, năng động,
sáng tạo, biết làm kinh tế giỏi, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói,
giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới XHCN.
Chương trình "thanh niên tham gia phát triển văn hoá - xã hội" được tổ
chức với nhiều nội dung và hình thức phong phú, nhằm tăng cường giáo dục
lý tưởng, đạo đức, lối sống và khơi dậy ý thức trách nhiệm của đoàn viên,
thanh niên trước các vấn đề xã hội.
Trong những năm 1997 - 2004, tỉnh Đoàn đã tiếp tục chỉ đạo và triển
khai có hiệu quả cuộc vận động 3 mục tiêu về Dân số - Sức khoẻ - Môi trường
và phát động các cuộc thi "Bảo vệ rừng cho hôm nay và mai sau", "70 ngày
đêm môi trường'", "vì sức khoẻ và hạnh phúc của bạn". Các cuộc thi đã thu
hút hàng nghìn đoàn viên, thanh niên trong toàn tỉnh tham gia.
Phong trào "Tuổi trẻ giữ nước" đã được triển khai trong toàn tỉnh Thái
Nguyên ngay từ năm 1993 (Sau Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đoàn
(khoá VI lần thứ II). Đến những năm 1997 - 2004 thì kết quả của phong trào
ngày càng khởi sắc và đạt nhiều thành tựu.
Phát huy truyền thống của quê hương cách mạng, trong những năm
1997 - 2004, tuổi trẻ Thái Nguyên đã thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh,
giữ gìn trật tự an toàn xã hội và phòng chống các tệ nạn xã hội ngày càng có
hiệu quả, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê
hương, đất nước.
Những năm 1997 - 2004, công tác Đoàn và phong trào thanh niên tỉnh
Thái Nguyên đã có những chuyển biến mới và đặc biệt khởi sắc với những
thành tựu của hai phong trào lớn: "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ
nước". Tổ chức các cơ sở Đoàn được xây dựng và củng cố. Công tác Đội và
phong trào thiếu nhi cũng có nhiều mô hình mới, cách làm hay… Các hoạt
22
động này đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác Đội và
phong trào thiếu nhi toàn tỉnh.
Với những thành tích xuất sắc đã đạt được trong mọi hoạt động, mọi
phong trào, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên tỉnh Thái
Nguyên đã được Ban Chấp hành Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh công
nhận là đơn vị xuất sắc toàn quốc nhiều năm liên tục.
* Hoạt động của hệ thống tổ chức Hội Liên hiệp thanh niên
Thông qua các phong trào hành động cách mạng, các cuộc vận động, tổ
chức Hội các cấp đã có những đóng góp tích cực thực hiện các nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh của địa phương. Đặc biệt
phong trào "thanh niên tình nguyện" do Trung ương Đoàn phát động đã được
thanh niên tích cực hưởng ứng, khơi dậy tinh thần xung kích tình nguyện vì
cuộc sống cộng đồng của tuổi trẻ. Các hoạt động chung sức cùng cộng đồng
tham gia xoá đói giảm nghèo, các hoạt động xã hội của tuổi trẻ trong toàn tỉnh
đã tổ chức có hiệu quả, các cấp uỷ Đảng và nhân dân ghi nhận, đồng tình ủng
hộ.
Công tác giáo dục cho hội viên thanh niên là nhiệm vụ quan trọng của
công tác Hội và phong trào thanh niên. Các nội dung giáo dục luôn được các
cấp bộ Hội chỉ đạo, tổ chức trên diện rộng và có chiều sâu, đã thu hút được
nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, củng cố niềm
tin, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho tuổi trẻ toàn tỉnh.
Công tác xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Hội,
mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên. Do có sự đổi mới về nội dung
và hình thức tập hợp thanh niên nên chất lượng hội viên ở một số khu vực,
lĩnh vực, đối tượng được nâng lên, tỉ lệ hội viên thanh niên đủ tư cách chiếm
98,5%. Các tổ chức thành viên tập thể của Hội không ngừng được nâng cao
chất lượng hoạt động và mở rộng thêm các thành viên mới đã khẳng định tính
liên hiệp rộng rãi của tổ chức Hội LHTN. Vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn
23
ngày càng cụ thể và hiệu quả trong công tác Hội. Đoàn thanh niên các cấp đã
nêu cao trách nhiệm trong việc bố trí cán bộ của Đoàn có uy tín, nhiệt tình để
hiệp thương giữ vị trí lãnh đạo của Hội. Công tác hội viên đã được các cấp bộ
Đoàn, Hội đầu tư chỉ đạo bằng nhiều biện pháp nâng cao tỉ lệ tập hợp thanh
niên chú trọng mở rộng các mô hình hoạt động của Đoàn, Hội trong các
doanh nghiệp, vùng nông thôn, vùng tôn giáo. Hội sinh viên đã được thành
lập ở 4 trường Đại học và cấp Đại học Thái Nguyên, thu hút gần 2 vạn hội
viên tham gia hoạt động thường xuyên trong tổ chức Hội.
Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh được thành lập và phát triển đã tạo nên một
động lực mới, cho công tác đoàn kết, tập hợp các nhà doanh nghiệp trẻ phục
vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội trong các
doanh nghiệp. Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất
nhiệm kỳ 2003 - 2005 với sự tham gia của 56 hội viên chính thức. Đến nay đã
thành lập 6 tổ chức Đoàn trong các doanh nghiệp trẻ với trên 1000 đoàn viên
thanh niên.
Bên cạnh việc củng cố và phát triển tổ chức hội LHTN các cấp xã,
phường, các đơn vị đã quan tâm thành lập ra các loại hình Hội, chi Hội, câu
lạc bộ như: các loại hình câu lạc bộ theo nghề nghiệp, đội thanh niên tình
nguyện, đội an ninh xung kích, câu lạc bộ pháp luật trẻ, câu lạc bộ tiền hôn
nhân… Đây là những mô hình đã và đang tạo nên sự phong phú trong tập hợp
thanh niên của Đoàn, Hội.
Công tác cán bộ được các cấp uỷ Đảng, Đoàn thanh niênh, cấp bộ Hội
quan tâm chỉ đạo và thực hiện từ việc lựa chọn cán bộ trưởng thành từ thực
tiễn phong trào, đến việc đào tạo, bồi dưỡng sử dụng cán bộ. Thông qua các
Hội thi cán bộ Đoàn, Hội với nhiều hình thức khác nhau đã có kết quả đáng
kể trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội.
Hội LHTN tỉnh Thái Nguyên đã càng ngày càng trưởng thành hơn
thông qua việc thực hiện các cuộc vận động của Hội: "Học tập sáng tạo vì sự
24