Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo công tác thanh niên từ năm 1997 đến năm 2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.35 KB, 11 trang )

Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị. Đại học
Quốc gia Hà Nội 2006

Luận văn ThS. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo công tác thanh niên từ năm
1997 đến năm 2004
Trịnh Thuý Hương

BẢNG QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BCH:

Ban chấp hành

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

BCHTW:

Ban Chấp hành Trung ương

C-K-T:

Chất lượng - kiểu dáng - tiết kiệm

HDLT:

Hướng dẫn liên tịch

KH - ĐTN:


Kế hoạch - Đoàn Thanh niên

KHKT:

Khoa học kỹ thuật

LHTN:

Liên hiệp Thanh niên

NQ/TW:

Nghị quyết/Trung ương

TNCSHCM:

Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

TWĐTN:

Trung ương Đoàn thanh niên

UBND:

Uỷ ban Nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thanh niên là một lực lượng xã hội to lớn, đóng vai trò hết sức quan trọng ở bất kỳ thời

đại nào trong tiến trình phát triển của nhân loại, tiền đồ và tương lai của mỗi nước tuỳ thuộc vào
sự phát triển và trưởng thành của thanh niên. Do vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên trong xã
hội nên các chính đảng, nhà nước, các lực lượng xã hội, tôn giáo,… đều luôn luôn quan tâm tác
động một cách có ý thức tới thanh niên theo mục đích của mình. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn
đặt niềm tin vững chắc vào thanh niên. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh phát biểu tại Đại hội Hội
LHTN Việt Nam lần thứ V (tháng 2-2005) đã khẳng định"… suốt 75 năm qua, từ khi ra đời đến
nay, trong thời chiến cũng như trong thời bình, Đảng luôn luôn đặt niềm tin vững chắc vào
thanh niên, trao cho thanh niên nhiều trọng trách, nhưng cũng đòi hỏi rất cao ở thanh niên sự
phấn đấu vươn lên" [1, tr.1].
Tổng Bí Thư cũng chỉ rõ: "… Hiện nay, các thế lực thù địch đang lợi dụng các vấn đề
dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để phá hoại, chia rẽ thanh niên, chia rẽ khối đại đoàn kết
dân tộc; chúng dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để tha hoá thanh niên về chính trị, làm băng hoại về
đạo đức, giá trị văn hoá dân tộc, thể lực, v.v… hòng dẫn tới sự chuyển hoá chế độ.
Trước tình hình đó, yêu cầu đặt ra trước mắt và lâu dài là tổ chức Đoàn, Hội phải ra sức
giúp Đảng tập hợp, đoàn kết mọi tầng lớp thanh niên thành một khối vững chắc, hình thành một
thế hệ thanh niên ưu tú, có tài năng, có bản lĩnh chính trị vững chắc, có tinh thần yêu nước nồng
nàn, sẵn sàng đương đầu và vượt qua mọi khó khăn thách thức,… [1, tr.3]
Do vị trí, vai trò của thanh niên trong xã hội cho nên Đảng, Nhà nước ta, rất coi trọng
công tác thanh niên, coi việc tăng cường đầu tư cho thanh niên là nhiệm vụ rất quan trọng của cả
hệ thống chính trị và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Công tác thanh niên bao gồm toàn bộ những hoạt động của Đảng, Nhà nước và toàn xã
hội nhằm giáo dục, bồi dưỡng và tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên phát triển, trưởng thành
và phát huy vai trò làm chủ, tiềm năng to lớn của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc [60, tr.3].
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương Đảng (khoá VII) về công tác
thanh niên trong thời kỳ mới đã xác định: "Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, cách
mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tuỳ thuộc
vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là



vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng"
[10, tr.3].
Song, việc thực hiện công tác thanh niên không phải khi nào cũng thuận lợi và đạt được
những kết quả mong muốn, những biến đổi nhanh chóng của tình hình thế giới và trong nước
thời gian gần đây đã tác động mạnh mẽ đến thanh niên cả nước nói chung và thanh niên tỉnh
Thái Nguyên nói riêng.
Sau gần 10 năm tái lập (từ 1997), Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Nguyên đang không
ngừng nỗ lực vươn lên xây dựng quê hương giàu mạnh - thực hiện những quan điểm của Đảng
và nhà nước về việc vận động thanh niên trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước. Đảng bộ Thái Nguyên đã luôn luôn quan tâm và đề cao vấn đề tập hợp thanh niên,
giúp đỡ thanh niên phát huy vai trò của thanh niên đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Tuy nhiên trên thực tế, bên cạnh những thành tựu quan trọng bước đầu đã đạt được trong
công tác thanh niên, mang lại những thay đổi tốt trong đời sống kinh tế chính trị xã hội của tỉnh,
thì những biến đổi trong vấn đề nhận thức, tư tưởng, lối sống của thanh niên đã trở thành những
vấn đề đáng lo ngại, tình trạng thanh niên ít quan tâm đến sinh hoạt chính trị, coi thường truyền
thống cách mạng, một số dao động thiếu niềm tin ở CNXH, tình trạng thiếu việc làm, nghiện hút,
thất học, mù chữ tăng lên, nhất là ở khu vực thanh niên nông thôn… làm nảy sinh nhiều tình
huống có vấn đề trong quản lí xã hội, đặt ra cho công tác thanh niên nhiều vấn đề mới. Cần phải
xem xét vấn đề thanh niên trong hoàn cảnh mới, đồng thời đòi hỏi phải không ngừng đổi mới và
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên.
Do đó, việc nghiên cứu tổng kết sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, phân tích
thực trạng tình hình thanh niên, dự báo xu hướng phát triển, từ đó rút ra ý nghĩa và kinh nghiệm
lịch sử trong việc lãnh đạo công tác thanh niên ở tỉnh Thái Nguyên là một vấn đề, vừa có tính lí
luận, vừa có tính thực tiễn sâu sắc và mang tính cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài "Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo công tác thanh niên
từ năm 1997 đến năm 2004" làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên (còn gọi là công tác vận
động thanh niên) cũng chính là nghiên cứu một nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa chiến lược của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Do đó việc nghiên cứu một cách sâu sắc, bám sát được tình hình thực

tiễn là một đòi hỏi luôn luôn đặt ra đối với Đảng ta. Một số đề tài như "Đảng Cộng sản Việt Nam


lãnh đạo công tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới 1991-2001" - Luận văn Thạc sĩ của Tô Thành
Phát; "Tổng quan tình hình thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi" của Trung
ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; "Cơ sở lí luận và thực tiễn của chiến lược phát
triển thanh niên" của TS. Chu Xuân Việt (chủ biên) v.v… Tuy nhiên, đó mới chỉ là những đề tài
thể hiện được hết sức khái quát, mang tính Trung ương, và như vậy chưa thể phản ánh được đầy
đủ những đặc trưng riêng của công tác thanh niên ở các đảng bộ địa phương.
Trên thực tế, để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng bộ trong công tác quần chúng,
nghiên cứu, tổng kết sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong quá trình xây dựng
và phát triển đòi hỏi sự kiên trì công phu của nhiều người, qua nhiều thế hệ. Các Đảng bộ địa
phương đều quan tâm nghiên cứu vấn đề này, như đề tài "Đảng bộ huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh
Phúc tăng cường lãnh đạo công tác thanh niên, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong thời
kỳ đổi mới 1996 - 2000", "Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo công tác thanh niên từ năm 1997
đến năm 2000" và một số đề tài khác.
Viết về công tác thanh niên ở tỉnh Thái Nguyên có đề tài "Nâng cao chất lượng tổ chức
cơ sở Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên trong giai
đoạn hiện nay", cuốn sách mang tính lịch sử "Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
và phong trào thanh niên trong tỉnh Thái Nguyên 1986 - 2001" - Luận văn tốt nghiệp của Phạm
Đăng Yên: "Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo công tác thanh niên 1997-2002" là đề tài nghiên
cứu trực tiếp về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với công tác thanh niên. Đề tài mới chỉ dừng
lại ở việc đánh giá thành công và kinh nghiệm chỉ ra một số phương hướng trong nhiệm vụ lãnh
đạo công tác thanh niên của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1997 - 2002). Từ đó đến nay tình hình
thanh niên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều biến đổi cần phải được nghiên cứu tổng kết
đầy đủ hơn. Nhưng vẫn chưa có đề tài nào khác nghiên cứu về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích
Luận văn thực hiện nhằm nghiên cứu có hệ thống sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên đối với công tác thanh niên nhằm phát huy vai trò của thanh niên trong công cuộc công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Dựa trên việc tìm ra các đặc thù của thanh niên trong tỉnh, việc nghiên cứu đề tài này
nhằm mục đích tìm hiểu quá trình lãnh đạo công tác thanh niên của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
trong việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ và phát huy thế mạnh của lực lượng này trong xây dựng


và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Từ đó rút ra kinh nghiệm lãnh đạo công tác thanh
niên của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ mới.
* Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ hệ thống những luận điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng ta về thanh niên và công tác vận động thanh niên.
- Tìm ra những đặc thù của thanh niên, từ đó tìm ra các phương thức lãnh đạo công tác
thanh niên cho phù hợp, làm cơ sở để Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên nghiên cứu vận dụng trong lãnh
đạo công tác vận động thanh niên.
- Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh thái Nguyên đối với công tác thanh niên trong tỉnh
từ khi tái lập tỉnh (tháng 1 - 1997) đến năm 2004.
- Nêu lên ý nghĩa và kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối
với công tác thanh niên, nhất là trong thời kỳ mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nhiệm vụ cơ bản của công tác thanh niên là giáo dục, bồi dưỡng thanh niên thành lớp
người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng, đồng thời tổ chức phát huy lực lượng, tiềm năng
của thanh niên phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh, xã hội chủ
nghĩa [29, tr.167].
Trong luận văn này chỉ đề cập đến vấn đề Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo công tác
thanh niên (công tác vận động thanh niên) từ 1997 - 2004, thông qua những mặt sau:
- Quá trình lãnh đạo và tổ chức thực hiện của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với công tác
thanh niên từ năm 1997 đến năm 2004.
- Tìm hiểu vai trò nòng cốt của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp
Thanh niên tỉnh Thái Nguyên trong việc giúp Đảng bộ tỉnh vận động thanh niên từ 1997 - 2004.

5. Cơ sở lí luận, nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu
- Luận văn thực hiện trên cơ sở lí luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh cùng với quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác thanh niên.
- Nguồn tài liệu của luận văn: Cơ bản là các tác phẩm kinh điển của Chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, các văn kiện của
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, Văn kiện của


Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Văn kiện Đại hội Đoàn tỉnh Thái Nguyên từ 1997 - 2004, các tạp chí,
sách báo có liên quan đến đề tài.
- Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, kết hợp
phương pháp lịch sử với phương pháp lôgic và các phương pháp liên ngành như thống kê, so
sánh, khảo sát v.v…
6. Đóng góp của luận văn
Đưa ra một cái nhìn tổng thể về những hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên đối với công tác thanh niên từ khi tái lập tỉnh 1997-2004. Từ đó gợi mở cho Đảng bộ
những biện pháp tốt hơn trong công tác vận động thanh niên, nhằm không ngừng phát huy tốt
vai trò của thanh niên trong tỉnh đối với công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội ở địa phương
trong giai đoạn mới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3
chương, 7 tiết.
Chương 1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và công tác thanh niên của tỉnh Thái
Nguyên.
Chương 2. Quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo công tác thanh niên từ năm
1997 đến năm 2004.
Chương 3. Ý nghĩa, kinh nghiệm lãnh đạo công tác thanh niên của Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên (1997-2004).
Chương 1
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ CÔNG TÁC THANH NIÊN CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN

1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.1.1. Vị trí địa lí, dân số, truyền thống lịch sử
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, nằm ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có diện tích
tự nhiên 3.542,7km2, chiếm 1,13% diện tích và 1,41% dân số so với cả nước.
Về mặt hành chính, sau khi tái lập tỉnh (Theo quyết định của kỳ họp thứ 10 Quốc hội
khoá IX) Thái Nguyên có 7 huyện, một thành phố và một thị xã, với tổng số 181 xã, phường và
thị trấn, trong đó có 14 xã vùng cao, 106 xã vùng núi, còn lại là các xã trung du và đồng bằng.


Tỉnh Thái Nguyên phía Bắc giáp với Bắc Kạn, phía Tây giáp với Vĩnh Phúc, Tuyên
Quang, phía Đông giáp với Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam giáp với thủ đô Hà Nội. Với vị trí
địa lí như vậy, Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng
trung du, miền núi phía Bắc và là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi
phía Bắc với vùng đồng bằng Bắc Bộ [5, tr.13].
Dân số năm 2002 của tỉnh Thái Nguyên là 1.083.779 người, theo số liệu điều tra việc làm
năm 2003, Thái Nguyên có 1.095.859 ngưòi, với nhiều dân tộc anh em, trong đó chủ yếu là
người Kinh. Dân số phân bổ không đồng đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong
khi đó ở vùng thành thị, đồng bằng dân cư lại rất dày. Mật độ dân só bình quân là 295
người/1km2, cao nhất là ở thành phố Thái Nguyên (1.260 người/1km2), thấp nhất là huyện Võ
Nhai (72 người/1km2).
Mật độ dân số này thuộc loại cao so với các tỉnh miền núi phía Bắc. Có 814.577 người ở
độ tuổi lao động, trong đó số lao động nông nghiệp là 616.919 người (75,74% số lao động). Dân
số khu vực đô thị chiếm khoảng 22,75% dân tố toàn tỉnh. Có 8 dân tộc cùng sinh sống hoà thuận
với nhau, đã từ lâu trên đất Thái Nguyên. Dân tộc Kinh chiếm khoảng 75,5%; Tày 10,7%; Nùng
5,1%; Dao 2,1%; Sán Dìu 2,4%; các dân tộc khác: Cao Lan, Mông, Hoa chiếm 4,2% dân tố toàn
tỉnh. Nhiều dân tộc có truyền thống, bản sắc dân tộc riêng rất đáng tự hào và các dân tộc Thái
Nguyên đều đoàn kết, tin yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hoà bình cũng như trong các
cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì sự phồn vinh của đất nước.
Thái Nguyên là mảnh đất có bề dày truyền thống lịch sử. Mái Đá Ngườm di chỉ quan
trọng nhất của khu di chỉ khảo cổ Thần Sa, hố khai quật của di chỉ Ngườm cho thấy địa tầng có 4

tầng văn hoá cổ. Ở tầng 1, tầng 2 là những di vật đặc trưng của nền văn hoá Bắc Sơn, Hoà Bình,
Sơn Vi; tầng 3 là các công cụ đặc trưng của Ngườm; tầng văn hoá thứ là công cụ đá kiểu Phiêng
Tung… Thần Sa là nơi người nguyên thuỷ đã sống liên tục trong thời gian dài hàng chục nghìn
năm, từ thời đại đá cũ đến hậu kỳ đá mới; các phát hiện khảo cổ quan trọng đã góp phần chứng
minh sự xuất hiện và phát triển liên tục của con người thuộc các nền văn hoá khảo cổ trên đất
Việt Nam, từ núi Đọ, qua Thần Sa, Sơn Vi, Hoà Bình, Bắc Sơn… để bước sang thời sơ sử - thời
đại kim khí với nền văn hoá Đông Sơn rực rỡ. Qua di tích khảo cổ Thần Sa, chứng tỏ Thái
Nguyên không chỉ là quê hương của người Việt mà là quê hương của nền văn hoá đa sắc tộc rất
đáng tự hào. Di tích khảo cổ học Thần Sa đã được Nhà nước xếp hạng năm 1982 là một trong
những di tích đặc biệt của quốc gia.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.

Báo Tiền Phong (28/02/2005), thứ Hai, số 41.

2.

Ban chấp hành tỉnh Thái Nguyên (2005), Báo cáo số 121 BC/TWTN sơ kết 5 năm thực
hiện cuộc vận động "đoàn viên thanh niên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản
Việt Nam”.

3.

Vũ Hồng Bắc (2000), Nâng cao chất lượng Tổ chức cơ sở Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh ở nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay, Hà Nội.

4.


Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
lần thứ XV, Thái Nguyên.

5.

Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1936-1965), Tập 1.

6.

Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2005), Báo cáo Chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
khoá XVI tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

7.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB
Sự thật, Hà Nội.

8.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1990), Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8
(khoá VI).

9.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB
Sự thật, Hà Nội.

10.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ

4 (khoá VII), NXB Sự thật, Hà Nội.

11.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung
ương (khoá IX), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2003), Đại hội đại biểu Đoàn lần thứ VIII, Điều
lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, NXB Thanh niên, Hà Nội.

15.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Ban chấp hành tỉnh Thái Nguyên (1997), Báo
cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào thiếu nhi năm 1997, Thái Nguyên.

16.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Ban chấp hành tỉnh Thái Nguyên (1997), Báo

cáo công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên trường học 1996-1997, Thái Nguyên.


17.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Ban chấp hành tỉnh Thái Nguyên (1997), Báo
cáo của Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Thái Nguyên tại
Đại hội đại biểu lần thứ X, nhiệm kỳ 1997 - 2002, Thái Nguyên.

18.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Ban chấp hành tỉnh Thái Nguyên (1999), Báo
cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào Thiếu nhi năm 1999, Thái Nguyên.

19.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Ban chấp hành tỉnh Thái Nguyên (2002), Văn
kiện Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Thái Nguyên lần thứ
XI nhiệm kỳ 2002-2007, Thái Nguyên.

20.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Ban chấp hành tỉnh Thái Nguyên (2003), Báo
cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào Thiếu nhi năm 2003, Thái Nguyên.

21.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Ban chấp hành tỉnh Thái Nguyên (2004), Báo
cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào Thiếu nhi năm 2004, Thái Nguyên.


22.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (20/4/2004), Nghị quyết số 04 NQ/TƯĐTN:
Tăng cường vai trò của Đoàn Thanh niên trong việc vận động, hỗ trợ và tổ chức thanh
niên tham gia phát triển kinh tế, Hà Nội.

23.

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Xây dựng Đảng (2004), Giáo trình công
tác quần chúng của Đảng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24.

Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Thái Nguyên (12/2004), Báo cáo của Uỷ ban
Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Thái Nguyên khoá II tại Đại hội đại biểu Hội Liên Hiệp
Thanh niên tỉnh Thái Nguyên lần thứ III, Thái Nguyên.

25.

Đỗ Mạnh Hùng (12/1997), Báo cáo khoa học: Nghiên cứu phương thức thu hút tập hợp
thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên thông qua
việc đào tạo, nâng cao tri thức - kỹ năng lao động, Thái Nguyên.

26.

V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 14, NXB Tiến bộ Matxcơva.

27.

V.I.Lênin (1981), Bàn về Thanh niên, NXB Tiến bộ Matxcơva.


28.

C.Mác và Ph.Ăngghen (1982), Bàn về thanh niên. NXB Thanh niên, Hà Nội.

29.

Hồ Chí Minh (1980), Về giáo dục thanh niên, NXB Thanh niên, Hà Nội.

30.

Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31.

Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32.

Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33.

Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 7, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34.

Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 8, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.



35.

Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36.

Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 10, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37.

Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 11, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

38.

Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39.

Hồ Chí Minh (1999), Về giáo dục và tổ chức thanh niên, NXB Thanh niên, Hà Nội.

40.

TS. Phạm Đình Nghiệp (2001), Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay, NXB
Thanh niên, Hà Nội.

41.

TS. Trần Quy Nhơn (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên trong cách mạng Việt
Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội.


42.

PGS.TS. Nguyễn Trọng Phúc (2003), Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời
kỳ đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43.

ThS. Đoàn Văn Thái (2002), Nhiệm vụ cơ bản của thanh niên Việt Nam trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, NXB Thanh niên, Hà Nội.

44.

Nguyễn Đạt Thường (2003), Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo công tác giáo dục truyền
thống lịch sử dân tộc cho thế hệ trẻ trong thời kỳ từ 1997 đến nay, Hà Nội.

45.

Tỉnh uỷ Thái Nguyên (20/5/1999), Chỉ thị số 18 CT/TƯ của Ban Thường vụ tỉnh uỷ về
việc tổ chức Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên các cấp.

46.

Tỉnh uỷ Thái Nguyên (2000), Chỉ thị số 32-CT/TƯ của Ban Thường vụ tỉnh uỷ về "Tăng
cường lãnh đạo công tác thanh niên nhân dịp năm thanh niên Việt Nam" Thái Nguyên.

47.

Tỉnh uỷ Thái Nguyên (2002), Báo cáo số 41 kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết Trung
ương 8B (khoá VI) về "Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ
giữa Đảng và nhân dân.


48.

Tỉnh uỷ Thái Nguyên (11/2002), Báo cáo số 160 BC/TƯ tổng kết thực hiện nghị quyết Hội
nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng (khoá VII) về công tác thanh niên trong thời kỳ
mới", Thái Nguyên.

49.

Tỉnh uỷ Thái Nguyên (2003), Nghị quyết 08 - NQ/TƯ về một số mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp đối với công tác thanh niên đến năm 2005.

50.

Tỉnh uỷ Thái Nguyên (2003), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết Trung ương 4
(khoá VII) về công tác thanh niên trong thời kỳ mới, Thái Nguyên.

51.

Tỉnh uỷ Thái Nguyên (2003), Đề án số 304: Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt
động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở, Thái Nguyên.


52.

Tỉnh uỷ Thái Nguyên (7/2004), Báo cáo số 106 BC/TU tình hình thực hiện đề án số 304,
Thái Nguyên.

53.


Văn Tùng (2001), Một số vấn đề về công tác Thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, NXB Thanh Niên, Hà Nội.

54.

Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VII. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, NXB Thanh niên, Hà
Nội.

55.

Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VIII. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, NXB Thanh niên, Hà
Nội.

56.

Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2002), Tổng quan tình hình thanh
niên công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. NXB Thanh niên, Hà Nội.

57.

Uỷ Ban Thanh niên tỉnh Bắc Thái (6/1995), Một số văn bản của Đảng, Nhà nước về công
tác thanh niên, Bắc Thái.

58.

Uỷ ban quốc gia Thanh niên Việt Nam (2/2003), Thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, (3).

59.


Đỗ Thị Tường Vi (2002), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh thực hiện phong trào hành động cách mạng của thanh niên trong công cuộc
đổi mới (1993-2002).

60.

TS. Chu Xuân Việt (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn của chiến lược phát triển thanh niên,
NXB Thanh niên, Hà Nội.



×