Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

đảng bộ huyện ba vì lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện từ 1996 den nam 2008 l

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THẮM

ĐẢNG BỘ HUYỆN BA VÌ (HÀ TÂY)
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP HUYỆN
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2008

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THẮM

ĐẢNG BỘ HUYỆN BA VÌ (HÀ TÂY)
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP HUYỆN
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2008

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số : 60220315
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Triệu Quang Tiến

HÀ NỘI - 2013



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Phân tích trình độ của đội ngũ cán bộ cấp huyện Ba Vì năm 1995
Bảng 2.1: Phân tích lứa tuổi, giới tính đội ngũ cán bộ cấp huyện Ba Vì năm 2002
Bảng 2.2: Phân tích trình độ của đội ngũ cán bộ cấp huyện Ba Vì năm 2002
Bảng 2.3: Trình độ của đội ngũ cán bộ cấp huyện Ba Vì năm 2006


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CNH, HĐH: công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH: chủ nghĩa xã hội.
HĐND: Hội đồng nhân dân
Nxb: Nhà xuất bản
UBND: Ủy ban nhân dân
XHCN: xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................... 4
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 8
5. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu ...................... 8
6. Đóng góp của luận văn .......................................................................... 8
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................. 9
Chương 1: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN BA VÌ ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP HUYỆN TỪ NĂM
1996 ĐẾN NĂM 2000 ................................................................................. 10

1.1. Huyện Ba Vì và tình hình đội ngũ cán bộ của huyện trước năm 1996.. 10
1.1.1. Vài nét về huyện Ba Vì ............................................................... 10
1.1.2. Tình hình đội ngũ cán bộ của huyện trước năm 1996 ............... 15
1.2. Đảng bộ huyện Ba Vì lãnh đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ
cấp huyện từ năm 1996 đến năm 2000 ................................................... 24
1.2.1. Chủ trương của Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ huyện Ba Vì
về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện .................................. 24
1.2.2. Đảng bộ huyện Ba Vì chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện.... 33
Chương 2: QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
CẤP HUYỆN CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN BA VÌ TỪ NĂM 2001 ĐẾN
NĂM 2008 ................................................................................................... 43
2.1. Chủ trương của Đảng về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện . 43
2.1.1. Chủ trương của Đảng ................................................................. 43
2.1.2. Sự vận dụng của Đảng bộ huyện Ba Vì về công tác xây dựng đội
ngũ cán bộ cấp huyện ........................................................................... 49

1


2.2. Đảng bộ huyện Ba Vì chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện56
2.2.1. Thực hiện quy hoạch và luân chuyển cán bộ ............................. 56
2.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ .............................. 62
2.2.3. Thực hiện chính sách cán bộ ...................................................... 68
Chương 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ
YẾU CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN BA VÌ ...................................................... 72
3.1. Kết quả công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện ở Ba Vì trong
những năm từ 1996 đến 2008 ................................................................ 72
3.1.1. Những thành tựu cơ bản ............................................................ 72
3.1.2. Một số hạn chế chính.................................................................. 75
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu của éảng bộ huyện Ba Vì .................. 76

3.2.1. Việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ cấp
huyện cần xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội của huyện ....... 76
3.2.2. Thực hiện và phát huy phương châm “dân chủ, công khai” trong
xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện ..................................................... 78
3.2.3. Nhiệm vụ cốt yếu trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp
huyện là phải chú trọng về phẩm chất chính trị đạo đức, bản lĩnh vững
vàng, có trình độ chuyên môn cao, có khả năng công tác tốt. ............. 79
3.2.4. Cần quan tâm đến chế độ, chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với
đội ngũ cán bộ, kết hợp tăng cường công tác quản lý đối với cán bộ cấp huyện . 80
3.2.5. Thường xuyên nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy
Đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên đối với việc xây dựng đội ngũ cán
bộ cấp huyện. ........................................................................................ 82
KẾT LUẬN ................................................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 89
PHỤ LỤC.................................................................................................... 97

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
V.I.Lênin đã chỉ rõ: trong lịch sử chưa hề có giai cấp nào giành được
quyền thống trị nếu không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những
lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh
đạo phong trào.
Đối với nước ta, vấn đề này ngày càng có tầm quan trọng đặc biệt. Nó
vừa mang tính khoa học, vừa là yêu cầu của cuộc sống, vừa cấp bách, vừa có
tính cơ bản lâu dài. Bởi vì, Đảng ta lãnh đạo toàn diện sự nghiệp cách mạng
trong đó có nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý
cán bộ. Cán bộ là nhân tố gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và

của chế độ. Xây dựng đội ngũ cán bộ luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng của
Đảng. Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [65, tr.
269], “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [65, tr.
240]. Thực tiễn cách mạng Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua đã chứng minh vai
trò của đội ngũ cán bộ - một lực lượng nòng cốt cùng với nhân dân làm lên
cuộc cách mạng tháng Tám thành công, kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ
thắng lợi, giải phóng đất nước, đem lại độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc
cho nhân dân. Trong công cuộc xây dựng đất nước và đổi mới hiện nay, yêu
cầu đối với đội ngũ cán bộ là vừa phải phát huy những ưu điểm và nhiệt tình
về phẩm chất chính trị, vừa phải vươn lên rất nhiều về năng lực chuyên môn
để quản lý và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều
chủ trương, chính sách về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, xây
dựng đội ngũ cán bộ cấp tỉnh, huyện nói riêng nhằm củng cố, đổi mới, phát
triển và nâng cao chất lượng của đội ngũ này. Do vậy, đội ngũ cán bộ của

3


Đảng đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đất nước, huyện
Ba Vì, một huyện có tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, lao động, đất đai, tài
nguyên, giao thông, du lịch...đã tiến hành đổi mới, phát triển kinh tế và thu
được nhiều thành tựu to lớn. Trong sự phát triển to lớn đó không thể không kể
đến vai trò của đội ngũ cán bộ cấp huyện ở Ba Vì. Cán bộ là những người
“công bộc” của dân, người “đầy tớ” của dân và người “lãnh đạo” của dân.
Cán bộ sâu sắc với công việc, gần gũi với nhân dân, luôn luôn tuyên truyền,
vận động và hướng dẫn nhân dân thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật
của Đảng, Nhà nước. Cán bộ xây dựng, chỉ đạo các mô hình kinh tế địa

phương nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Song bên
cạnh đó, “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong đó có những đảng
viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai
nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo
danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô
nguyên tắc…”[25, tr. 26].
Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ, tác giả
chọn đề tài “Đảng bộ huyện Ba Vì (Hà Tây) lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán
bộ cấp huyện từ năm 1996 đến năm 2008” làm luận văn thạc sĩ, chuyên
ngành Lịch sử Đảng của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong giai đoạn hiện nay, khi công cuộc đổi mới đã trải qua hơn 2 thập
kỷ, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Toàn Đảng, toàn dân
đang tập trung mọi điều kiện cho tiến trình CNH, HĐH đất nước thì vấn đề
cán bộ và công tác cán bộ ngày càng trở nên cấp bách và là nguồn đề tài đã và

4


đang được rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm. Cho đến nay, đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu được công bố với các góc độ khác nhau.
Một số chuyên luận, chuyên khảo
Đức Vượng (1995), Hồ Chí Minh với vấn đề đào tạo cán bộ, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Trọng Bảo (Chủ biên) (1998), Xây dựng
đội ngũ cán bộ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
Tô Tử Hạ (Chủ biên) (1998), Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ
công chức hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Phú Trọng
(2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong

thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội...
Những công trình nghiên cứu trên đã nêu lên những quan niệm mới phù
hợp trong đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ hiện nay, cũng như đề xuất, làm
rõ một số quan điểm và định hướng, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ đáp
ứng đòi hỏi của Đảng, của nhân dân và đất nước trong thời kỳ mới.
Các bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí khoa học
Lê Hữu Xanh (1993), “Từ vai trò xã hội mới của các đoàn thể nghĩ về
tiêu chuẩn cán bộ các đoàn thể nhân dân”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 4;
Trần Hưng (1995), “Khắc phục tư tưởng cục bộ địa phương trong lựa chọn sử
dụng, đề bạt cán bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7; Lê Doãn Tá (1995),
“Mấy vấn đề cơ cấu, tiêu chuẩn cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị”,
Tạp chí Xây dựng Đảng , số 9; Lê Văn Lý (1997), “Giải pháp nâng cao chất
lượng công tác cán bộ”, Tạp chí Cộng sản, số 7; Lê Văn Lý (1999), “Bàn về
đổi mới đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý”, Tạp chí Cộng sản, số 11; Tô Huy
Rứa (1999), “Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ trong thời
kỳ mới”, Tạp chí Cộng sản, số 3; Cao Duy Hạ (1999), “Nghĩ về giải pháp

5


nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng”,
Tạp chí Thông tin lý luận, số 253; Lê Quang (2009), “Tiếp tục đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ”, Tạp chí Xây dựng
Đảng, số 7, Hà Nội; Cao Duy Hạ (2010), “Những yêu cầu cơ bản đối với cán
bộ chủ chốt cấp huyện”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 1...
Những công trình nghiên cứu trên đã bàn nhiều về phẩm chất đạo đức,
năng lực của người cán bộ ở các cấp. Các tác giả đã đề cập nhiều đến vị trí,
vai trò của người cán bộ trong tình hình mới, đồng thời nêu lên thực trạng đội
ngũ cán bộ của Đảng ở các cấp và đưa ra những giải pháp thiết thực để xây

dựng đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH hiện nay.
Các đề tài khoa học, luận văn, luận án
“Thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ
thống chính trị”, đề tài khoa học KX 01 – BĐ 03, Đảng Cộng sản Việt Nam,
Ban Tổ chức Trung ương (1998); Luận án phó tiến sĩ khoa học lịch sử của tác
giả Nguyễn Mậu Dựng: “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của
Đảng bộ các cấp ở Tây Nguyên hiện nay” (1996); Luận án phó tiến sĩ khoa
học quân sự của tác giả Trần Danh Bích: “Xây dựng cơ cấu hợp lý đội ngũ
cán bộ Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới” (1996);
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Hiệp: “Nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ chính trị phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện
nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” (2000); Luận án tiến sĩ lịch sử của tác giả
Nguyễn Tiến Quốc: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ trì Ban chỉ huy
Quân sự các huyện miền núi phía Bắc trong giai đoạn hiện nay” (2003)....
Các công trình trên nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng đều
chung một mục đích là tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ các
cấp của Đảng, ở các địa phương, đơn vị. Các công trình trên đã có những

6


cống hiến lớn vào việc nâng cao lý luận và thực tiễn để xây dựng đội ngũ cán
bộ các cấp của Đảng ngày một thêm vững mạnh.
Các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp một số tư liệu, kết luận
quan trọng cả trên phương diện lý luận và phương diện thực tiễn, một cách
nhìn tổng quát cho việc nghiên cứu đề tài “Đảng bộ huyện Ba Vì (Hà Tây)
lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện từ năm 1996 đến năm 2008”.
Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu sự lãnh đạo, chỉ
đạo của Đảng bộ huyện Ba Vì trong xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện.
Chính vì vậy tác giả lựa chọn đề tài trên với mong muốn có thể nghiên cứu,

tổng kết sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Ba Vì về công tác xây dựng đội ngũ
cán bộ cấp huyện, góp phần bổ sung thêm cơ sở thực tiễn, làm tài liệu tham
khảo phục vụ công tác lãnh đạo và xây dựng đội ngũ cán bộ huyện trong thời
gian tới.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích: Làm rõ quá trình Đảng bộ huyện Ba Vì vận dụng đường
lối, chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng, của Tỉnh ủy Hà Tây vào xây dựng đội
ngũ cán bộ cấp huyện từ năm 1996 đến năm 2008; từ đó rút ra những kinh
nghiệm nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện ở
Ba Vì phù hợp với nhiệm vụ của địa phương trong giai đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích trên, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
Làm rõ yêu cầu khách quan xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện của
Đảng bộ huyện Ba Vì trong những năm 1996 - 2008.
Phân tích, làm rõ quá trình Đảng bộ huyện Ba Vì vận dụng đường lối,
chủ trương của Đảng, của Tỉnh ủy Hà Tây để lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán
bộ cấp huyện từ năm 1996 đến năm 2008.

7


Đánh giá thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm
nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện ở Ba Vì .
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
*Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của
Đảng bộ huyện Ba Vì về xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện từ năm 1996 đến
năm 2008.
* Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: từ năm 1996 đến năm 2008 (Vì từ 1/8/2008 toàn bộ tỉnh Hà
Tây sát nhập vào thành phố Hà Nội).

Không gian: huyện Ba Vì (Hà Tây).
5. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu , phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác cán bộ.
* Nguồn tài liệu: Để nghiên cứu đề tài này, tác giả đã khai thác và sử
dụng những nguồn tài liệu chính sau:
- Văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác cán bộ từ năm 1996
đến nay.
- Văn kiện của Đảng bộ Tỉnh Hà Tây về công tác cán bộ từ năm 1996
đến năm 2008.
- Văn kiện của Đảng bộ huyện Ba Vì về công tác cán bộ từ năm 1996
đến nay.
* Phương pháp nghiên cứu: Tác giả kết hợp sử dụng các phương
pháp: phương pháp lịch sử - lôgic, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương
pháp quy nạp – diễn dịch, khảo sát thực tế...
6. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở hệ thống chủ trương của Đảng, của Tỉnh ủy Hà Tây, nhất là
của Đảng bộ huyện Ba Vì về công tác cán bộ, luận văn làm rõ quá trình Đảng

8


bộ huyện Ba Vì lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện từ năm 1996
đến năm 2008; phân tích những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân; từ đó rút ra
những kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ trong xây dựng đội ngũ cán
bộ cấp huyện có thể vận dụng trong thời gian tới.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho Huyện ủy, Ủy ban
nhân dân huyện Ba Vì, các phòng ban của huyện nhằm xây dựng một đội ngũ
cán bộ có đủ đức và tài đáp ứng những nhiệm vụ mới trong giai đoạn hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.
Chương 1: Sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Ba Vì đối với công tác xây
dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện ở Ba Vì từ năm 1996 đến năm 2000
Chương 2: Quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện của
Đảng bộ huyện Ba Vì từ năm 2001 đến năm 2008
Chương 3: Nhận xét chung và một số kinh nghiệm chủ yếu của Đảng
bộ huyện Ba Vì

9


Chương 1
SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN BA VÌ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP HUYỆN
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2000
1.1. Huyện Ba Vì và tình hình đội ngũ cán bộ của huyện trước năm 1996
1.1.1. Vài nét về huyện Ba Vì
Ba Vì (trong thời gian nghiên cứu của đề tài thuộc tỉnh Hà Tây) là
huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội. Với tổng
diện tích 424km2, dân số hơn 265 nghìn người (bao gồm 3 dân tộc Kinh,
Mường, Dao), toàn huyện có 31 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi, một
xã giữa sông Hồng. Phía Đông giáp thị xã Sơn Tây, phía Nam giáp tỉnh Hòa
Bình, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ và phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Thực hiện
Nghị quyết 15 của Quốc Hội khóa XII, Ba Vì tái nhập Thủ đô Hà Nội từ
tháng 8 năm 2008.
Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia
thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông Hồng.
Về khí hậu, Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng
khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Đất đai huyện Ba Vì được chia làm 2 nhóm: nhóm đất vùng đồng bằng
và nhóm đất vùng đồi núi. Nhóm đất vùng đồng bằng có 12.892 ha bằng
41,1% diện tích đất đai toàn huyện. Nhóm đất vùng đồi núi: 18.478 ha bằng
58,9% diện tích đất đai của huyện.
Ba Vì là huyện có mạng lưới thủy văn hết sức độc đáo, xung quang gần
như được bao bọc bởi hai dòng sông lớn là sông Hồng và sông Đà. Ngoài ra
trong khu vực còn có nhiều dòng suối nhỏ bắt nguồn từ trên đỉnh núi, mùa

10


mưa lượng nước lớn tạo ra các thác nước đẹp như thác Ao Vua, thác Ngà,
thác Khoang Xanh... Đứng trên đỉnh núi Ba Vì ta có thể quan sát được toàn
cảnh non nước của vùng. Phía Tây là dòng sông Đà chảy sát chân núi. Phía
Đông là hồ Đồng Mô, phía Bắc là hồ Suối Hai, xa hơn là dòng sông Hồng.
Tất cả tạo nên cảnh trí non nước hữu tình thơ mộng hiếm có của vùng núi Ba Vì.
Theo số liệu thống kê năm 2008, diện tích rừng toàn huyện có 10.724,9
ha, trong đó rừng sản xuất 4.400,4ha, rừng phòng hộ 78,4 ha và 6.246ha rừng
đặc dụng. Diện tích rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở vùng núi Ba Vì từ độ
cao 400m trở lên. Rừng tự nhiên được phủ xanh bằng các loại thảm thực vật
phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều loại cây đặc trưng của rừng nhiệt đới
thuộc phạm vi Vườn quốc gia Ba Vì.
Động thực vật ở huyện Ba Vì rất đa dạng, phong phú. Hiện nay, các
nhà thực vật học Việt Nam ước tính ở Ba Vì có khoảng 2000 loại. Gồm thực
vật nhiệt đới, á nhiệt đới, bước đầu thống kê được 812 loài thực vật bậc cao
với 88 họ thực vật, gồm nhiều loại gỗ quý hiếm như lát hoa, kim giao, sến,
mật, sồi, dẻ, gai.... Hai loại cây rất quý được ghi vào "Sách đỏ Việt Nam" là
Bách xanh và Thông đỏ đang được bảo vệ nghiêm ngặt. Động vật có 44 loài
thú, 104 loại chim, 15 loại bò sát, 9 loại lưỡng cư....Đây là nguồn tài nguyên
rừng quý hiếm được bảo vệ nghiêm ngặt.

Huyện Ba Vì có một hệ thống đường giao thông thuỷ bộ rất thuận lợi nối
liền các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc với toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có
thủ đô Hà Nội - Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước. Từ trung
tâm huyện lỵ theo quốc lộ 32 đi Sơn Tây về Hà Nội và các tỉnh đồng bằng
Bắc bộ hoặc ngược Trung Hà đi Tây Bắc, Việt Bắc. Đồng thời cũng từ trung
tâm huyện đi theo sông Hồng ngược lên Trung Hà, theo sông Lô, sông Thao
lên vùng Việt Bắc, hoặc theo sông Đà đi Hoà Bình - cửa ngõ Tây Bắc của Tổ

11


quốc. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có một số tuyến đường Tỉnh lộ như
411A, B, C; 412, 413, 414, 415 và các đường liên huyện, đê sông Hồng, đê
sông Đà... nối liền giữa các vùng, miền, các tỉnh, huyện bạn. Với những lợi
thế về giao thông đường thủy, đường bộ, Ba Vì có điều kiện khá thuận lợi
trong giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, tiếp thu những tiến bộ khoa học
- kỹ thuật để phát triển kinh tế với cơ cấu : nông nghiệp, dịch vụ, du lịch,
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Núi Ba Vì là cái nôi của huyền thoại Sơn Tinh, Thuỷ Tinh - Thần Tản
Viên và thần Sông nước (sông Đà). Xung quanh núi Ba Vì có nhiều nơi thờ
Sơn Tinh - vị thánh đứng đầu trong Tứ bất tử mà điển hình là: Đền Thượng,
Đền Trung, Đền Hạ, Đình Tây Đằng (Bắc Cung), Đền Và - Sơn Tây (Đông
Cung), Đền Bố - Tản Lĩnh (Nam Cung)...
Đến năm 2008 huyện Ba Vì có 63 di tích lịch sử - văn hoá được xếp
hạng, được phân bố đều khắp ở cả 3 vùng trong huyện. Những di tích lịch sử
này phần lớn có kiến trúc độc đáo gắn liền với tên tuổi các vị anh hùng của dân
tộc, danh nhân văn hoá. Nhiều di tích có tầm cỡ quốc gia như: Đình Tây Đằng,
Đình Chu Quyến là 2 di tích được xếp hạng đặc biệt quan trọng cấp quốc gia,
Đình Thụy Phiêu được các nhà khoa học đánh giá là một trong những ngôi
đình cổ nhất Việt Nam có niên đại 1531- thời Nhà Mạc, Đền thờ Chủ tịch Hồ

Chí Minh trên đỉnh núi Ba Vì, Khu di tích K9....
Nhân dân Ba Vì vốn hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động, kiên
cường, bất khuất trong chống giặc ngoại xâm nhất là trong hai cuộc kháng
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng
bộ, nhân dân huyện Ba Vì tiếp tục phát huy truyền thống quê hương, phát
triển mạnh mẽ và vững chắc, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước. Những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân huyện Ba Vì đã

12


được Đảng và Nhà nước ghi nhận và phong tặng danh hiệu Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ, Huân chương lao động hạng nhất
thời kỳ đổi mới.
Ba Vì được thiên nhiên ưu đãi ban tặng hệ sinh thái phong phú, thảm
thực vật đa dạng, được coi là "lá phổi xanh" phía Tây thủ đô Hà Nội, là điểm
đến của khách du lịch trong và ngoài nước. Nơi đây có rất nhiều cảnh quan
thiên nhiên tươi đẹp như: núi, rừng, thác, suối, sông, hồ cùng với các danh
lam thắng cảnh nổi tiếng như: Ao Vua, Khoang Xanh - Suối Tiên, Hồ Tiên
Sa, Thiên Sơn - Suối Ngà, Khu du lịch Tản Đà, Thác Đa, hồ Suối Hai, Hồ
Cẩm Quỳ, Rừng nguyên sinh Bằng Tạ - Đầm Long, Đồi cò Ngọc Nhị... Ba Vì
có nhiều trang trại đồng quê, nhiều sản phẩm nông nghiệp phong phú. Ba Vì
có nguồn nước khoáng nóng thiên nhiên tại Thuần Mỹ rất thuận lợi cho phát
triển du lịch nghỉ dưỡng.
Về kinh tế - xã hội
Sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ, đã từng bước phát triển theo
hướng hàng hóa; tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các
dịch vụ nông nghiệp như: thủy lợi, khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật luôn
luôn chủ động, bám sát thời vụ, đảm bảo phục vụ sản xuất. Công tác dồn điền,
đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi được triển khai tích cực ở các

địa phương. Đến nay đã có 95 trang trại đạt tiêu chuẩn, 116 mô hình chuyển
đổi quy mô nhỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các dự án chăn nuôi bò thịt, bò
sữa, thủy sản đã phát huy được hiệu quả. Nhiều sản phẩm nông nghiệp như:
sữa, thịt, chè, rau trở thành sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người
lao động.

13


Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: thu hút lớn sự đầu tư của
các doanh nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Đã
có 14 làng nghề được thành phố công nhận.
Các ngành dịch vụ ngân hàng, bưu chính, viễn thông, điện lực tiếp tục
phát triển mạnh. Đã có 13 tổng đài cố định, có 13 điểm cung cấp internet,
bình quân 10 máy điện thoại/100 dân.
Ngành du lịch được sự quan tâm đầu tư, có 15 doanh nghiệp hoạt động
trên địa bàn với tổng diện tích đất dành cho du lịch trên 1.300 ha, thu hút 1.5
triệu lượt khách. Đầu tư cơ sở hạ tầng và sản phẩm du lịch đạt 300 tỷ đồng.
Huyện thực hiện tốt chế độ chính sách đối với người có công và người
hưởng chính sách xã hội, giải quyết cơ bản các trường hợp tồn đọng sau chiến
tranh. Hàng năm tạo việc làm mới cho 8.200 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo giảm
bình quân hàng năm là 3,3%, không có hộ đói. Các chương trình hành động vì
sự tiến bộ của phụ nữ, bình đẳng giới và trẻ em được quan tâm của toàn xã
hội; các quyền phụ nữ và trẻ em được đảm bảo. Thực hiện tốt chương trình
quốc gia về phòng tện nạn xã hội. Công tác bảo hiểm xã hội luôn hoàn thành
tốt chỉ tiêu, đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Huyện thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh
cho nhân dân, không có dịch bệnh lớn bùng phát trên địa bàn, công suất sử
dụng giường bệnh đạt 120%. Hoàn thành các chương trình mục tiêu y tế quốc
gia, mạng lưới y tế cơ sở được tăng cường đầu tư và củng cố.

Chất lượng giáo dục, nề nếp, kỷ cương các nhà trường được nâng lên.
Đến năm 2008, toàn huyện, số cháu nhà trẻ đến lớp đạt 25,5%, mẫu giáo đạt
80%, học sinh lớp 1 đạt 100%. Đầu tư nâng cấp 779 phòng học mới, số phòng
được kiên cố hóa chiếm 51,7%. Giữ vững phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ
tuổi và phổ cập Trung học cơ sở. Đã có 18 trường đạt chuẩn quốc gia. Công

14


tác xã hội hóa trong ngành giáo dục đạt được những kết quả tích cực; Huyện
đã thành lập Trung tâm học tập cộng đồng tại 30 xã, thị trấn.
Nhìn chung, trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của huyện
Ba Vì có sự phát triển, có sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế nhất là ngành
du lịch; đời sống nhân dân được ổn định; công tác xã hội được đẩy mạnh,
quốc phòng - an ninh được củng cố và giữ vững. Những kết quả đó liên quan
trực tiếp đến sự lãnh đạo, tổ chức hoạt động của đội ngũ cán bộ và công tác
cán bộ của huyện. Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều khó khăn và thách thức đặt
ra cho huyện Ba Vì trong quá trình phát triển. Chính vì vậy, công tác xây
dựng đội ngũ cán bộ của huyện đòi hỏi phải có những chiến lược lâu dài và có
những bước đi, biện pháp thực hiện phù hợp để đảm bảo có thể giữ vững và
đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của huyện Ba Vì, góp phần thực hiện thắng
lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
1.1.2. Tình hình đội ngũ cán bộ của huyện trước năm 1996
Đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ luôn có một vị trí và tầm quan trọng
đặc biệt trong sự nghiệp cách mạng của quần chúng nhân dân. Nhìn vào lịch
sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, ở bất cứ thời kỳ nào chúng ta
cũng thấy các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đều đề cao vai trò của
cán bộ. C.Mác và Ăngghen là những người đặt nền móng cho vấn đề cán bộ
của giai cấp vô sản. Kế thừa và tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin, chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam cho tới

khi Người qua đời luôn luôn quan tâm đến vấn đề cán bộ và công tác cán bộ.
Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, Điều 4 xác định những đối
tượng được công nhận là cán bộ, công chức như sau:
1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực

15


thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước.
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự
nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối
với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy
định của pháp luật.
3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân
Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng
đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được
tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân

cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Như vậy, có thể xem cán bộ là những người có chức vụ, vai trò và
cương vị nòng cốt trong một tổ chức, có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động
của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành, góp
phần định hướng sự phát triển của tổ chức. Cán bộ cách mạng chính là cầu
nối liền giữa Đảng với nhân dân. Cán bộ là những người đem chính sách của
Đảng, Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem

16


tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt
chính sách cho đúng.
Hệ thống tổ chức hành chính – lãnh thổ của nước ta, theo quy định tại
Điều 118 Hiến pháp năm 1992, bao gồm 4 cấp chính quyền: chính quyền cấp
Trung ương; chính quyền cấp tỉnh (bao gồm các tỉnh và thành phố trực thuộc
trung ương); chính quyền cấp huyện (bao gồm các quận, huyện, thị xã và
thành phố trực thuộc tỉnh) và chính quyền cấp xã (bao gồm các xã, phường,
thị trấn).
Huyện Ba Vì là một đơn vị hành chính lãnh thổ, là cấp địa phương. Cấp
địa phương chính là chiếc cầu nối giữa Trung ương với cơ sở. Thực tế cho
thấy hiện nay, cấp huyện vẫn giữ vai trò là mắt xích quan trọng trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của Nhà nước. Nếu thiếu chính quyền cấp huyện, chính
quyền cấp tỉnh và xã sẽ rơi vào lúng túng, hụt hẫng do thiếu một “khoảng
trống” quá lớn trong đường dây liên lạc. Chính quyền cấp tỉnh khó có thể tiếp
cận tới cấp cơ sở một cáh đầy đủ, sâu sát. Chính quyền cấp xã khó có thể đảm
đương “lượng quản lý” tăng lên do thiều chính quyền cấp huyện. Nắm vững
được tình hình địa phương và là chiếc cầu nối, là người quán triệt tới từng cấp
ủy cơ sở về công tác cán bộ và triển khai có hiệu quả Nghị quyết, Chỉ thị của
Đảng, các chương trình công tác của Tỉnh vào thực tiễn nhằm thực hiện thắng lợi

mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương trong thời kỳ mới.
Cán bộ cấp huyện là người trực tiếp tiếp thu chủ trương, chính sách của
Đảng, Nghị quyết của Tỉnh đưa xuống và triển khai thực hiện tại cấp cơ sở.
Họ cũng là người tiếp thu, báo cáo ý kiến phản hồi của cấp cơ sở lên cấp trên.
Cán bộ cấp huyện là kênh thông tin quan trọng để nối liền Trung ương, tỉnh
và xã, góp phần cho xã hội vận hành một cách nhịp nhàng và thông suốt. Nếu
cán bộ cấp huyện tuyên truyền, giải thích cho cấp cơ sở biết và hiểu một cách
chính xác sẽ giúp cho việc tiếp thu và triển khai thực hiện ở cấp cơ sở có hiệu

17


quả. Ngược lại, nếu cán bộ cấp huyện truyền đạt không đầy đủ hoặc thiếu
chính xác, không rõ ràng thì không những làm cấp cơ sở không nắm được mà
còn hiểu một cách sai lệch về quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật
của Nhà nước.
Cán bộ cấp huyện là người trực tiếp kiểm tra, giám sát hoạt động của
cấp cơ sở trong việc thực hiện chủ trương, đường lối cuả Đảng và pháp luật
của Nhà nước. Công việc kiểm tra đó giúp cho cấp cơ sở giải quyết tốt công
việc theo đúng yêu cầu đặt ra. Việc kiểm tra, giám sát đó giúp cán bộ gần dân
hơn, hiểu được những khó khăn, vướng mắc của nhân dân trong công việc
cũng như trong đời sống. Từ đó có những kiến nghị lên cấp tỉnh và Nhà nước
để có những chính sách phù hợp, giúp nhân dân phát triển kinh tế - xã hội ở
địa phương mình.
Để thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn huyện trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay và trong thời gian
tới, đòi hỏi huyện Ba Vì phải có một đội ngũ cán bộ cấp huyện vừa hồng vừa
chuyên.
Trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng bộ huyện Ba Vì đã thực
hiện tốt nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo và quản lý công tác cán bộ theo

chế độ tập thể, đảm bảo tính dân chủ, công khai.
Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa XVII (từ ngày 14 đến 15 – 1 - 1994) của
Đảng bộ huyện Ba Vì đã đánh giá sự chỉ đạo của Huyện ủy trong vai trò là
người lãnh đạo đối với đội ngũ cán bộ khối chính quyền và khối đoàn thể.
Huyện ủy đã chỉ đạo và sắp xếp lại bộ máy trong cơ quan Đảng, chính quyền
từ huyện đến cơ sở, đảm bảo tinh gọn, hoạt động đúng luật. Các đoàn thể
quần chúng đã từng bước đổi mới phương thức, nội dung sinh hoạt, tạo điều
kiện để các tầng lớp nhân dân tập trung vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn
hóa xã hội. Đảng bộ huyện chỉ đạo tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng, tăng

18


cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ
theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 khóa VII (6 - 1992), quyết tâm nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ. Nêu cao tính tiên phong
gương mẫu của cán bộ đảng viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ của huyện.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VII (6 - 1992), Đảng bộ
huyện đã bàn và đưa ra chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết vấn đề về cơ
cấu tổ chức bộ máy, quản lý đảng viên, quy hoạch cán bộ, đạo đức, lối sống
của cán bộ, tập trung vào 3 trọng tâm: Tiến hành đánh giá chất lượng đảng
viên, biểu dương cán bộ, đảng viên tiên phong, xử lý cán bộ, đảng viên vi
phạm khuyết điểm; Nâng cao một bước năng lực lãnh đạo của các cơ sở
Đảng; Kiện toàn đội ngũ cán bộ cấp huyện, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt.
Thực hiện chủ trương đó, Đảng bộ huyện Ba Vì đã tiến hành xong công
tác quy hoạch các chức danh chủ chốt của cấp ủy, chính quyền và đoàn thể.
Đội ngũ cán bộ của Ba Vì mặc dù được hình thành từ nhiều nguồn, song số
đông được rèn luyện, thử thách trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, trong
sản xuất và trong công tác những năm chiến tranh gian khó nên có bản lĩnh
chính trị vững vàng, trung thành với lý tưởng của Đảng, sẵn sàng hy sinh bảo

vệ lợi ích của Đảng, bảo vệ lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc, bảo vệ chế độ
XHCN. Đội ngũ cán bộ được bố trí tương đối hợp lý ở các cấp, các ngành và
đã có nhiều cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, năng lực
và hiệu quả công tác. Vì vậy đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc
đổi mới của đất nước nói chung, của huyện nói riêng.

19


Bảng 1.1: Phân tích trình độ của đội ngũ cán bộ cấp huyện Ba Vì năm 1995
(Đơn vị: người)
Cán bộ chính

Cán bộ khối

Cán bộ khối

quyền

Đảng

Đoàn thể

41

23

38

5


2

4

- Từ 18 đến 35 tuổi

1

0

2

- Từ 36 đến 45 tuổi

5

2

7

- Từ 46 đến 55 tuổi

26

12

30

- Từ 56 đến 60 tuổi


10

9

11

Tiểu học

0

0

0

Trung học cơ sở

8

4

7

Trung học phổ thông

32

19

31


10

7

9

Trung học chuyên nghiệp

13

5

7

Cao đẳng

12

8

15

Đại học

5

3

7


Thạc sĩ

1

0

0

Chức danh cán bộ
Các chỉ tiêu

Tổng số
+ Phụ nữ
Phân tích tổng số
theo:Tuổi đời

1. Trình độ giáo dục
phổ thông

2. Trình độ chuyên
môn kỹ thuật
Công nhân kĩ thuật,
công nhân nghiệp vụ

20


3. Trình độ lý luận
chính trị

Sơ cấp

9

11

17

Trung cấp

29

10

16

Cao cấp, cử nhân

3

2

5

Quản lý kinh tế

12

7


10

Quản lý nhà nước

24

12

22

Kiến thức quốc phòng

31

13

29

Trình độ A

12

9

15

Trình độ B

4


1

7

14

7

10

4. Đã được bồi dưỡng

5. Ngoại ngữ

6. Tin học
Trình độ A
Trình độ B

Nguồn: Lưu trữ tại văn phòng Huyện ủy Ba Vì, 1995
Từ số liệu bảng trên ta thấy:
- Về cơ cấu giới tính: số cán bộ nữ là 11/102 chiếm 10,7%, với tỷ lệ
trên thì số cán bộ nữ chiếm tương đối ít.
- Về cơ cấu độ tuổi:
Số cán bộ từ 18 đến 35 tuổi là 3 chiếm 2,9%
Số cán bộ từ 36 tuổi đến 45 tuổi là 14 chiếm 13,7%
Số cán bộ từ 46 đến 55 tuổi là 66 chiếm 64,7%
Số cán bộ từ 56 đến 60 tuổi là 30 chiếm 25%
- Về trình độ chuyên môn: Công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ là
26 đồng chí chiếm 25,4%; Trung học chuyên nghiệp là 25 đồng chí chiếm


21


×