Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Đảng lãnh đạo hoạt động ngoại giao văn hóa của việt nam với liên minh châu âu ( EU) từ năm 2000 đến năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 142 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------------------

NGÔ MINH THẢO

ĐẢNG LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA
CỦA VIỆT NAM VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------------------

NGÔ MINH THẢO

ĐẢNG LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA
CỦA VIỆT NAM VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2014

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Văn Thịnh


Hà Nội, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Lê Văn Thịnh.
Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực, bảo đảm tính khách
quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày tháng

năm 201

Tác giả

Ngô Minh Thảo


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới
thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS Lê Văn Thịnh – trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy đã tận tình chỉ bảo, định
hướng cho tôi để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ từ các thầy cô trong trường Đại học khoa
học Xã hội và Nhân văn, các thầy cô trong khoa Lịch sử, trong bộ môn Lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam - những người thầy đã dạy dỗ, chỉ bảo tôi trong
suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn
bè đã luôn động viên, khích lệ để tôi hoàn thành khóa học.
Mặc dù đã cố gắng và nỗ lực song luận văn không tránh khỏi những sai
sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến cuả quý thầy cô và các bạn. Xin chân

thành cám ơn.
Tác giả luận văn
Ngô Minh Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 9
4.Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 10
5.Phƣơng pháp nghiên cứu, nguồn tƣ liệu .............................................. 11
6.Đóng góp của luận văn ........................................................................... 11
7.Bố cục ....................................................................................................... 12
Chƣơng 1: ĐẢNG LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA
CỦA VIỆT NAM VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) TỪ NĂM 2000
ĐẾN NĂM 2005 ............................................................................................. 13
1.1. Khái quát chung về ngoại giao văn hóa ............................................ 13
1.1.1. Các khái niệm cơ bản ..................................................................... 13
1.1.2. Vai trò của ngoại giao văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa ....... 17
1.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo ngoại giao văn hóa của Đảng từ năm
2000 đến 2005 ............................................................................................. 19
1.2.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng.................................................. 19
1.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện ........................................................... 23
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 30
Chƣơng 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA
CỦA VIỆT NAM VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) TỪ NĂM 2006
ĐẾN NĂM 2014 ............................................................................................. 32
2.1. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo ngoại giao văn hóa của Đảng từ năm
2006 đến năm 2010..................................................................................... 32

2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng .................................. 32
2.1.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện ........................................................... 36


2.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo ngoại giao văn hóa của Đảng từ năm
2011 đến năm 2014..................................................................................... 43
2.2.1. Những điều kiện mới và chủ trương của Đảng .............................. 43
2.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện ........................................................... 47
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 59
Chƣơng 3: MỘT VÀI NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ......................... 61
3.1. Một vài nhận xét ................................................................................. 61
3.1.1. Ưu điểm........................................................................................... 61
3.1.2 Hạn chế............................................................................................ 67
3.2 Một số kinh nghiệm chủ yếu ............................................................... 72
3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán b ộ, nhân dân; tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng, quản lý của Nhà nước về hoạt động ngoại giao văn hóa ....... 72
3.2.2 Kết hợp, lồng ghép ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị và
ngoại giao kinh tế ..................................................................................... 74
3.2.3 Coi trọng các hoạt động thông tin , tuyên truyề n và qu ảng bá hình
ảnh Việt Nam ............................................................................................ 76
3.2.4 Khai thác hiê ̣u quả tiề m năng của c

ộng đồng người Việt Nam ở

nước ngoài trong hoạt động ngoại giao văn hóa ..................................... 77
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 84
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 100



DANH MỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

EU

Liên minh châu Âu

NVNONN

Người Việt Nam ở nước ngoài


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa vẫn luôn được coi là một trong những lĩnh vực quan trọng của xã
hội bên cạnh kinh tế, chính trị. Đặc biệt, trong thời đại hiện nay, khi hội nhập,
toàn cầu hóa diễn ra sôi nổi, văn hóa ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn ở
mỗi quốc gia, dần trở thành động lực và mục tiêu của phát triển kinh tế, chính
trị, xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm khẳng định vai trò của văn hóa
“vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực, vừa là mục tiêu thúc
đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội”.
Ngoại giao văn hóa đã được một số nước tiến hành từ lâu đời, coi đó là
một dạng “sức mạnh mềm”, “quyền lực mềm” (soft power), có vai trò quan
trọng trong việc nâng cao vị thế quốc tế và sức mạnh ngoại giao của nước
mình trên trường quốc tế. Từ cuối thế kỷ XX đến nay, cùng với sự biến đổi
của tình hình thế giới, ngày càng có nhiều quốc gia quan tâm và công nhận vị
trí của ngoại giao văn hóa trong nền ngoại giao hiện đại.

Ở Việt Nam, khái niệm ngoại giao văn hóa xuất hiện muộn nhưng sớm
được Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng. Ngoại giao văn hóa đã được Bộ
Ngoại giao xác định là một trong ba trụ cột của nền ngoại giao Việt Nam bên
cạnh ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế (2006). Năm 2009 được xác
định là Năm ngoại giao văn hóa. Năm 2011, Thủ tướng chính phủ ký quyết
định phê duyệt Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020 đề ra các biện
pháp cụ thể triển khai hoạt động ngoại giao văn hóa. Sự coi trọng đó cho thấy
sự đổi mới về tư duy ngoại giao, đồng thời thể hiện quan điểm của Đảng và
Nhà nước Việt Nam về phát triển xã hội: gắn kết chặt chẽ và đồng bộ chính trị
với kinh tế và văn hóa trong từng bước của quá trình phát triển đất nước.
Ngoại giao văn hóa đã dần xác lập vị trí và vai trò to lớn trong nền ngoại giao
Việt Nam.

1


Trong bối cảnh thế giới phẳng hiện nay, khi thế giới ngày càng trở
thành một thực thể gắn kết chặt chẽ cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, sự phụ
thuộc giữa các quốc gia càng tăng lên; Việt Nam đã chủ trương thực hiện
chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ đối
ngoại. Việt Nam tuyên bố sẵn sàng là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng
quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.
Liên minh châu Âu (EU) không phải là một đối tác ngoại giao truyền
thống của Việt Nam. Nếu như trước đây trong thế trận đối đầu giữa Đông và
Tây dẫn tới sự loại trừ lẫn nhau; ngày nay thế giới đang đi vào đối thoại cùng
tồn tại, phát triển hoà bình, bền vững, biên giới Đông – Tây ngày càng sát lại.
EU là một tổ chức khu vực có sự liên kết chặt chẽ, tiềm năng lớn về
kinh tế. Tuy quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với nhiều nước thành viên EU
đã được tiến hành từ lâu, đến năm 1990, hai bên mới chính thức xác lập quan
hệ. Mối quan hệ Việt Nam – EU đã và đang phát triển nhanh chóng. Đến nay,

các nước EU được coi là đối tác quan trọng của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực:
chính trị, kinh tế.
Vì nhiều lý do, từ khi bắt đầu xác lập quan hệ ngoại giao, văn hoá
không phải là lĩnh vực được ưu tiên trong quan hệ Việt Nam – EU. Tuy nhiên
trong thời gian gần đây hai bên bắt đầu có những hoạt động giao lưu, trao đổi
văn hóa với mật độ ngày càng dày đặc. Năm 2005, Việt Nam đã thông qua đề
án tổng thể Quan hệ Việt Nam - Liên minh châu Âu, tiếp đó là Chương trình
hành động đến 2010 và định hướng tới 2015 với mục tiêu đưa quan hệ Việt
Nam - EU trở thành "Quan hệ đối tác toàn diện và bền vững, trên tinh thần ổn
định lâu dài và tin cậy lẫn nhau, vì hòa bình, hợp tác và phát triển phồn vinh
trong các thập kỷ tới của thế kỷ 21". Trong bối cảnh hai bên đang tích cực
tiến hành phát triển mối quan hệ đa dạng, toàn diện, ngoại giao văn hóa sẽ
ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam
với EU.

2


Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Đảng lãnh đạo hoạt động ngoại
giao văn hóa của Việt Nam với Liên minh châu Âu (EU) từ năm 2000 đến
năm 2014” làm đề tài luận văn chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khái niệm ngoại giao văn hóa đã sớm xuất hiện trên thế giới, hoạt
động ngoại giao văn hóa đã được tiến hành ở nhiều nước từ lâu. Tuy nhiên,
gần đây khái niệm này mới được nhắc đến nhiều ở Việt Nam, những công
trình nghiên cứu về nó còn ít. Trong quá trình khảo sát tư liệu, tác giả nhận
thấy các công trình nghiên cứu này có thể chia thành ba nhóm như sau:
Nhóm 1: Những công trình nghiên cứu về văn hóa, ngoại giao văn hóa,
giao lưu văn hóa nói chung.

Trong cuốn “Tác động của toàn cầu hóa đối với sự phát triển của văn
hóa và con người Việt Nam” của GS.TS Dương Phú Hiệp đã tập hợp các bài
phân tích, luận chứng của các nhà nghiên cứu, học giả về các vấn đề đối ngoại
và ngoại giao văn hóa, văn hóa đối ngoại như GS.TS Hồ Sĩ Quý, GS.TS
Dương Phú Hiệp, GS.TS Ngô Đức Thịnh, TS. Hoàng Khắc Nam… Xoay
quanh chủ đề hội nhập văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa, các tác giả đã
đưa ra những lý thuyết bàn về phát triển văn hóa và con người trong bối cảnh
toàn cầu hóa.
Cuốn “Một số vấn đề về quản lý Nhà nước kinh tế văn hóa giáo dục
trên thế giới và Việt Nam” của tác giả Lê Thanh Bình do nhà xuất bản Chính
trị quốc gia phát hành vào năm 2010 đã đưa ra những vấn đề khái niệm về
ngoại giao văn hóa và khẳng định tính tất yếu của giao lưu văn hóa quốc tế
trong thời đại ngày nay.
Bài viết của tác giả Nguyễn Hồng Sơn “Giao lưu văn hóa và sự xích lại
gần nhau giữa các nền văn hóa Đông – Tây trong thời đại ngày nay” trên
Tạp chí Nghiên cứu lý luận năm 2008 đã phân tích tầm quan trọng của việc
giao lưu văn hóa đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện đại

3


Trong cuốn “Ngoại giao và Công tác Ngoại giao” của Vũ Dương
Huân do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2009 đã trình bày
những nội dung có liên quan đến ngoại giao và công tác ngoại giao như: các
khái niệm ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, thư tín ngoại giao, tiếp xúc
ngoại giao, ngoại giao kinh tế, đàm phán ngoại giao, văn kiện ngoại giao, lễ
tân ngoại giao, trong đó dành một chương nói về ngoại giao văn hóa.
Tác giả Vũ Dương Huân trong bài viết “Vài suy nghĩ về ngoại giao văn
hóa” trên tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 4 năm 2007 đề cập đến nội hàm khái
niệm ngoại giao văn hóa trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Trong “Ngoại giao văn hóa: bắt đầu từ khái niệm” của tác giả Hoàng
Vinh Thành trên tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 1 năm 2009 có bàn về khái
niệm ngoại giao văn hóa và các khái niệm liên quan khác như: văn hóa ngoại
giao, văn hóa đối ngoại.
Trong bài: “Ngoại giao Việt Nam hiện đại trong thời kỳ hội nhập” của
Phạm Gia Khiêm trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 1 năm 2009 đã phân
tích nội hàm của khái niệm ngoại giao văn hóa và vị trí của ngoại giao văn
hóa trong nền ngoại giao hiện đại Việt Nam.
Tác giả Phạm Thái Việt trong bài “Quan hệ công chúng và ngoại giao
văn hóa” trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 3 năm 2009 đã bàn về mối quan
hệ giữa quan hệ công chúng và ngoại giao văn hóa.
Trong bài viết “Ngoại giao văn hóa và truyền thống văn hóa đối ngoại
trong bối cảnh hội nhập quốc tế” trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 1 năm
2009, tác giả Đặng Thị Thu Hương đã nghiên cứu về ngoại giao văn hóa và
mối quan hệ của nó với hoạt động thông tin đối ngoại.
Tác giả Lê Thanh Bình trong bài “Xu hướng văn hóa – truyền thông
thế giới tác động đên báo chí, ngoại giao văn hóa quốc tế đương đại và
khuyến nghị cho Việt Nam” trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 2 năm 2009

4


đã trình bày về ngoại giao văn hóa như một trong những xu hướng văn hóa –
truyền thông thế giới và đưa ra những khuyến nghị cho ngoại giao văn hóa
Việt Nam.
Bài viết “Yếu tố văn hóa trong quan hệ quốc tế hiện đại của Dương
Quốc Thanh” trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 1 năm 2009 đã phân tích
một số trường hợp yếu tố văn hóa đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc
tế, từ đó đề xuất một số gợi ý cho ngoại giao văn hóa Việt Nam trong bối
cảnh hiện đại.

Nhìn chung trong nhóm một, mỗi công trình nghiên cứu đều đề cập đến
một số khía cạnh khác nhau của văn hóa, giao lưu văn hóa, ngoại giao văn
hóa như: khái niệm, nội hàm của ngoại giao văn hóa và các khái niệm liên
quan, quy luật phát triển của văn hóa, tính tất yếu của ngoại giao văn hóa
trong thời điểm hiện tại.
Nhóm 2: Các công trình nghiên cứu về đường lối văn hóa, đường lối
ngoại giao văn hóa của Đảng nói chung
Trong cuốn “Giáo trình Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của
Đảng”, do Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn năm 2000 đã
trình bày lý luận về văn hóa, khẳng định giao lưu văn hóa là một quy luật phát
triển của văn hóa.
Trong bài viết “Định hướng của Đảng về Ngoại giao Văn hoá trong tình
hình mới” trong Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia: Ngoại giao Văn hóa vì một bản sắc
Việt Nam trên trường quốc tế, phục vụ hòa bình, hội nhập và phát triển bền
vững tác giả Nguyễn Bắc Sơn đã trình bày về định hướng văn hoá, chính sách
giao lưu văn hoá của Đảng đã được khẳng định trong các văn kiện của Đảng,
một số nội dung cần được quan tâm trong thực hiện ngoại giao văn hoá.
Trong bài “Quan điểm về Ngoại giao Văn hóa” trong Kỷ yếu Hội thảo
Quốc gia: Ngoại giao Văn hóa vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế,

5


phục vụ hòa bình, hội nhập và phát triển bền vững, tác giả Vũ Khoan đã trình
bày một số quan điểm về chủ trương, chính sách Ngoại giao Văn hóa của
Đảng và Nhà nước Việt Nam và những bài học cần thiết để làm tốt hoạt động
Ngoại giao Văn hóa trong giai đoạn hiện nay.
Trong bài viết “Cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành nhằm huy động
các nguồn lực triển khai hoạt động ngoại giao văn hóa” in trong Kỷ yếu Hội
thảo Quốc gia: Ngoại giao Văn hóa vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc

tế, phục vụ hòa bình, hội nhập và phát triển bền vững; tác giả Nguyễn Văn
Tình đã đề cập đến mục tiêu và những loại hình chính của ngoại giao văn hóa
cũng như một số cơ chế phối hợp hiệu quả nhằm huy động mọi nguồn lực cho
các hoạt động ngoại giao văn hóa.
Bài viết “Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về mở rộng giao lưu
văn hóa trong thời kỳ đổi mới” của tác giả Nguyễn Danh Tiên in trên Tạp chí
Lịch sử Đảng số 12 năm 2005 trình bày một số quan điểm của Đảng, Nhà
nước về vấn đề văn hóa, giao lưu văn hóa trong thời kỳ đổi mới.
Trong những bài viết của Bộ trưởng ngoại giao Phạm Gia Khiêm như
“Đẩy mạnh công tác ngoại giao văn hóa nhằm góp phần thực hiện thắng lợi
đường lối đối ngoại của Đảng”, (Tạp chí Thông tin đối ngoại, số 62, 5/2009);
“Ngoại giao Việt Nam năm 2008: bước tiến mới và phương hướng năm
2009”, (Tạp chí Thông tin đối ngoại, số 37); “ Tiếp tục triển khai thành công
đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ 10”,(Tạp chí Lịch sử Đảng, số
1 (28), 1/2009) có đề cập đến tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa nói
chung trong hoạt động ngoại giao và những phương hướng để tiến hành công
tác ngoại giao văn hóa hiện nay.
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế: “Ngoại giao văn hóa
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” của tác giả Đỗ Lan Phương (bảo vệ năm
2009) trình bày một số cơ sở hoạch định chính sách, đường lối chính sách,

6


thực tiễn triển khai công tác ngoại giao văn hóa từ khi bắt đầu thời kỳ đổi mới
đến năm 2009, vai trò của Bộ Ngoại giao trong việc thực hiện hoạt động
ngoại giao văn hóa.
Trong luận văn thạc sĩ của Thạc sĩ Trần Thị Thúy Hà “Hoạt động
ngoại giao văn hóa của Đảng và Nhà nước Việt Nam 1986-2009” (bảo vệ
năm 2009) đã trình bày sâu về khái niệm ngoại giao văn hóa và các hoạt động

ngoại giao văn hóa của Việt Nam trong giai đoạn từ 1986 đến 2009.
Trong luận văn thạc sĩ “Chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam
về ngoại giao văn hóa từ năm 1986 đến năm 2011” của tác giả Lê Thị Duyên
(bảo vệ năm 2013) đã trình bày khái quát về văn hóa và ngoại giao văn hóa;
chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về ngoại giao văn hóa từ năm
1986 đến năm 2011 và đưa ra một số đánh giá, kinh nghiệm chủ yếu.
Trong luận án tiến sĩ “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động
đối ngoại trên lĩnh vực văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và
hiện đại hóa giai đoạn 1996 – 2006” (bảo vệ năm 2013) của Trịnh Thúy
Hương đã trình bày về cơ sở lý luận và thực tiễn của chủ trương đối ngoại
trên lĩnh vực văn hóa; chủ trương của Đảng về đối ngoại trên lĩnh vực văn hóa
và sự chỉ đạo thực hiện từ năm 1996 đến năm 2006.
Nói chung các công trình, bài viết nghiên cứu trên, ở những mức độ
khác nhau đều khẳng định ngoại giao văn hóa đóng vai trò quan trọng trong
chính sách ngoại giao của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Các công trình đã trình
bày một số khía cạnh chủ yếu trong chủ trương chính sách của Đảng, Nhà
nước Việt Nam về ngoại giao văn hóa, mối quan hệ giữa ngoại giao văn hóa
và các lĩnh vực ngoại giao khác. Tuy nhiên các công trình này nhưng chưa đi
sâu vào nghiên cứu vai trò lãnh đạo của Đảng trong hoạt động ngoại giao văn
hóa giữa Việt Nam với EU cũng như chưa khái quát được thực tiễn hoạt động
ngoại giao văn hóa Việt Nam – EU.

7


Nhóm 3: Các công trình nghiên cứu về quan hệ văn hóa giữa Việt Nam
với Liên minh châu Âu cũng như các nước thành viên trong Liên minh châu Âu.
Trong bài viết “Quan hệ văn hóa Việt Nam – Liên minh châu Âu” trên
Tạp chí Văn hóa dân gian số 5 năm 2005, tác giả đã trình bày mối quan hệ
văn hóa hai chiều giữa Việt Nam và EU như một quá trình giao lưu văn hóa.

Đồng thời tác giả phân tích một số nguyên nhân tại sao văn hóa không được
các nhà hoạch định chính sách giữa Việt Nam và EU quan tâm. Tác giả cũng
chỉ ra những dấu hiệu cho thấy quá trình ấm dần của những giao lưu, trao đổi
văn hóa giữa hai bên.
Nhiều công trình đã khái quát quá trình giao lưu văn hóa giữa Việt
Nam và các nước thành viên EU như: “Vài nét về quan hệ văn hóa Pháp –
Việt” của tác giả Đặng Việt Bích in trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 7
năm 1997; “Về mối quan hệ về văn hóa Đức và Việt Nam” của tác giả Đặng
Việt Bích in trong Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 8 năm 1999.
Trong bài viết “Việt Nam và Liên minh châu Âu trong bối cảnh hiện
tại” in trên tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Khoa học xã hội và
Nhân văn tập 30, số 2, tác giả Michael Reiterer đã trình bày một cách khái
quát về quan hệ Việt Nam – EU trong bối cảnh thay đổi của thế giới và khu
vực. Tuy nhiên, tác giả chủ yếu chỉ chú trọng phân tích mối quan hệ của hai
bên về hợp tác kinh tế, an ninh mà chưa đi sâu vào các quan hệ văn hóa giữa
Việt Nam và EU.
Các công trình trên đã đề cập đến mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam
với Liên minh châu Âu cũng như giữa Việt Nam với một số nước thành viên
trong Liên minh châu Âu nhưng chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, có tính chất
gợi mở, chưa đi sâu phân tích hoạt động ngoại giao văn hóa giữa Việt Nam
với Liên minh châu Âu; cũng như vai trò của sự lãnh đạo của Đảng đối với
hoạt động đó.

8


Tổng hợp cả ba nhóm công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tác
giả nhận thấy các tác giả chủ yếu đề cập đến ngoại giao văn hóa ở các khía
cạnh khác nhau như khái niệm, nội hàm, vai trò, vị trí. Một số công trình bắt
đầu đi sâu phân tích các chính sách ngoại giao văn hóa của Đảng. Tuy nhiên

những công trình này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu ngoại giao văn hóa,
chính sách ngoại giao văn hóa của Đảng nói chung, chưa đi sâu, phân tích
một cách hệ thống để làm rõ sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động ngoại giao
văn hóa Việt Nam với EU; đồng thời cũng chưa đánh giá được những ưu
điểm, hạn chế của Đảng trong việc lãnh đạo này.
Các công trình trên ở những mức độ khác nhau đã giúp tác giả có được
những hiểu biết chung về các xu hướng nghiên cứu liên quan đến đề tài. Đây
là những tài liệu có ý nghĩa tham khảo cho luận văn, góp phần vào việc
nghiên cứu đề tài “Đảng lãnh đạo hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt
Nam với Liên minh châu Âu (EU) từ năm 2000 đến năm 2014” dưới góc độ
lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng với hoạt động ngoại giao
văn hóa của Việt Nam với Liên minh châu Âu (EU) từ năm 2000 đến năm
2014. Từ thực tiễn lịch sử, luận văn sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá về ưu
điểm, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu góp phần thúc đẩy hoạt
động ngoại giao văn hóa.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ giải quyết những nhiệm vụ cụ
thể sau:
+ Tập hợp và hệ thống hóa các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài.

9


+ Làm rõ, phân biệt khái niệm ngoại giao văn hóa và các khái niệm liên
quan; vai trò của ngoại giao văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa.
+ Hệ thống hóa và phân tích các quan điểm, chủ trương của Đảng về
ngoại giao văn hóa nói chung.

+ Làm rõ quá trình thực hiện chủ trương của Đảng trong hoạt động
ngoại giao văn hóa của Việt Nam với EU. Chỉ ra những kết quả của việc thực
hiện chủ trương này.
+ Đánh giá và rút ra những kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng trong
hoạt động ngoại giao văn hóa Việt Nam với EU.
4.Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam với hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam với Liên
minh châu Âu (EU).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn nghiên cứu chủ trương chung của Đảng về
ngoại giao văn hóa. Đồng thời luận văn xem xét sự chỉ đạo cụ thể của Nhà
nước Việt Nam đối với hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam với EU.
Ngoại giao văn hóa có nội hàm khá rộng lớn. Trong khuôn khổ luận
văn thạc sĩ chỉ tập trung làm rõ một số hoạt động chính yếu: ngoại giao văn
hóa của Việt Nam với EU thông qua các Chương trình Ngày Việt Nam ở
nước ngoài, các kênh hợp tác quốc tế (UNESCO), thông tin đối ngoại, hoạt
động du lịch, thông qua cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài…
Để tạo điểm nhấn, ngoài những thông tin chung về EU, luận văn sẽ
khai thác thông tin ở một vài quốc gia cụ thể như Pháp, Đức, Italia, Anh.
Về thời gian: Tập trung vào giai đoạn từ 2000 đến 2014.

10


5.Phƣơng pháp nghiên cứu, nguồn tƣ liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận: Dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp lịch

sử và logic. Ngoài ra, với từng vấn đề cụ thể, luận văn sẽ sử dụng các phương
pháp khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh…
5.2. Nguồn tư liệu
Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước Việt Nam có
liên quan đến vấn đề ngoại giao, ngoại giao văn hóa, văn hóa đối ngoại, giao
lưu văn hóa, trao đổi hợp tác quốc tế về văn hóa.
Các bài phát biểu, trả lời phỏng vấn của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
cán bộ ngoại giao, cán bộ văn hóa của Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu, các sách chuyên khảo, các bài báo, tạp chí,
luận án, luận văn, tiểu luận, đề tài cấp bộ…có liên quan đến ngoại giao văn
hóa, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU, giữa Việt Nam với các nước
thành viên thuộc EU.
Nguồn tài liệu Internet: các trang web chính thức của Đảng, Bộ Ngoại
giao và một số trang báo điện tử khác có liên quan đến đề tài.
6.Đóng góp của luận văn
Bằng kết quả nghiên cứu, luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm những
quan điểm, chủ trương của Đảng về ngoại giao văn hóa của Việt Nam với EU.
Đồng thời qua đó làm rõ thêm về thực tiễn hoạt động ngoại giao văn hóa của
Việt Nam với EU cũng như giữa Việt Nam với các nước thành viên EU.

11


Đưa ra một số nhận xét, bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng
trong hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam với EU từ năm 2000 đến
năm 2014.
7. Bố cục
Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Đảng lãnh đạo hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam

với Liên minh châu Âu (EU) từ năm 2000 đến năm 2005
Chương 2: Đảng lãnh đạo hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam
với Liên minh châu Âu (EU) từ năm 2006 đến năm 2014
Chương 3: Một vài nhận xét và kinh nghiệm

12


Chƣơng 1: ĐẢNG LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA
CỦA VIỆT NAM VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005
1.1. Khái quát chung về ngoại giao văn hóa
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
Văn hóa
Khái niệm “văn hoá” đã được bàn luận từ xa xưa. Các học giả, nhà
nghiên cứu với các góc nhìn khác nhau đã đưa ra rất nhiều khái niệm của
riêng mình. Đặc biệt, khi quá trình toàn cầu hóa và quốc tế hóa diễn ra mạnh
mẽ, đồng thời với đó là việc giữ gìn bản sắc văn hóa riêng. Vấn đề văn hoá
càng được quan tâm rộng rãi và sâu sắc. Có thể kể đến một số định nghĩa tiêu
biểu như:
Trên thế giới, ở phương Tây, trong tiếng Anh, văn hóa là culture, trong
tiếng Đức là kultur, trong tiếng Nga là kultura. Những chữ này có chung gốc
Latinh là cultus animi có nghĩa là trồng trọt tinh thần. Như vậy, cultus có
nghĩa là văn hóa được hiểu với hai khía cạnh: trồng trọt, thích ứng với tự
nhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục, đào tạo cá thể hay cộng đồng đề họ phát
triển những giá trị nhân văn và có những phẩm chất tốt đẹp.
Trong công trình Việt Nam văn hóa sử cương, học giả Đào Duy Anh
quan niệm: “Văn hóa là cách sinh hoạt của con người.” [1; tr.10] Hiểu theo
định nghĩa này tức là tất cả các mặt ăn, ở, đi lại, đến cách cư xử của con người
đều tựu chung lại là văn hóa.

Là người am hiểu đồng thời văn hóa phương Đông và phương Tây, Chủ
tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức
sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích
ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [144; tr.20]. Như
vậy, theo khái niệm này, dấu ấn của văn hóa xuất hiện trên mọi mặt của đời
sống cộng đồng, bao gồm cả đường lối đối ngoại của mỗi quốc gia sau này.

13


Có thể nói, mỗi định nghĩa kể trên đều góp phần làm rõ những khía
cạnh khác nhau của khái niệm văn hóa nhưng không phải định nghĩa nào cũng
được chấp nhận một cách rộng rãi.
Hiện nay, định nghĩa được nhiều người chấp nhận được đưa ra bởi Liên
hợp quốc. Tháng 8 năm 1982, Hội nghị thế giới về chính sách văn hóa
UNESCO đã thông qua Tuyên bố chung, trong đó nêu rõ: “Theo nghĩa rộng
nhất của nó, ngày nay văn hóa có thể được xem là toàn bộ phức thể những nét
nổi bật về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm đặc trưng cho một xã hội
hay một nhóm xã hội. Nó không chỉ gồm nghệ thuật, văn học mà còn cả lối
sống, các quyền lợi cơ bản của con người, các hệ thống giá trị, truyền thống
và tín ngưỡng.”[111, tr.20]
Như vậy, có thể khái quát văn hóa là sự kết hợp của cả các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Mỗi dân tộc trong quá trình hình
thành và phát triển theo thời gian sẽ sáng tạo ra nền văn hóa riêng của mình,
khẳng định bản sắc của dân tộc đó.
Giao lưu văn hóa
Nhắc đến văn hóa đồng thời phải nhắc đến một khái niệm khác: “giao
lưu văn hóa”. Giao lưu văn hóa bao hàm trong đó sự chung sống của ít nhất
hai nền văn hóa. Trong quan hệ giữa các quốc gia dân tộc, qua giao lưu tiếp
xúc với những nền văn hóa bên ngoài, người bản địa không những quảng bá

được những nét đặc sắc riêng trong nền văn hóa của mình, phát huy được
những lợi thế sẵn có của mình trong hợp tác kinh tế quốc tế, mà còn làm quen
với những yếu tố văn hóa ngoại lai và nhận biết những yếu tố nào trong số đó
có ích lợi có thể bổ sung những mặt còn chưa phát triển đầy đủ hoặc chưa có
trong nền văn hóa bản địa để sử dụng và những yếu tố nào thì không.
Lợi ích căn bản và lâu dài mà giao lưu văn hóa đem lại là thúc đẩy sự
phát triển của mỗi nền văn hóa. Lịch sử cho thấy, không một nền văn hóa nào

14


có thể phát triển nhanh hoặc vượt bậc mà không có sự giao lưu với nền văn
hóa khác. Giao lưu văn hóa làm cho những cộng đồng, những quốc gia dân
tộc đóng kín trở nên mở hơn, đã mở trở nên ngày càng mở hơn. Giao lưu văn
hóa là cơ sở bước đầu để thực hiện ngoại giao văn hóa sau này.
Nếu như trong quá khứ, giao lưu văn hóa chủ yếu thể hiện qua sự tác
theo chiều từ Tây sang Đông mà ít có ảnh hưởng ngược lại. Thì đến thế kỷ
XXI, các nền văn hóa phương Đông đã có tác động mạnh hơn, thể hiện trong
khái niệm “đối thoại văn hóa”.
Văn hóa ngoại giao
Văn hóa ngoại giao nặng về cách ứng xử có trình độ cao, biểu hiện văn
minh, đồng thời thể hiện thuần phong mỹ tục. Còn có thể gọi đó là phong thái
ngoại giao. Đó là một yêu cầu trước hết đối với cán bộ ngoại giao, đó cũng là
yêu cầu đối với mọi người từ lãnh đạo đến cán bộ trong tiếp xúc đối ngoại.
Ngoại giao văn hóa
Giống như văn hóa, khái niệm ngoại giao văn hóa đến nay vẫn chưa
được thống nhất. Theo từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia: ngoại giao văn
hóa là thuật ngữ để chỉ “một hình thức ngoại giao với một loạt những phương
sách làm cơ sở cho hoạt động thực tiễn một cách hiệu quả; những phương
sách này bao gồm sự thừa nhận và hiểu biết rõ ràng về động lực văn hóa của

nước ngoài và sự tuân thủ những nguyên lý phổ biến chỉ đạo quá trình đối
thoại cơ bản” (“Cultural diplomacy specifies a form of diplomacy that
carries a set of prescriptions which are material to its effectual practice;
these prescriptions include the unequivocal recognition and understanding of
foreign cultural dynamics and observance of the universal tenets” that govern
basic dialogue).
Nhà học giả Nicholas J.Cull cho rằng: “Ngoại giao văn hóa là những nỗ
lực của một chủ thể nhằm tác động đến môi trường quốc tế thông qua việc tận

15


dụng những nguồn lực về văn hóa và những thành tựu được bên ngoài biết
đến và thúc đẩy phổ biến văn hóa ở nước ngoài. Trong lịch sử, ngoại giao văn
hóa từng được hiểu là chính sách của một quốc gia nhằm thúc đẩy xuất khẩu
những đặc trưng văn hóa của mình” [144].
Theo trang web chuyên về ngoại giao văn hóa Cultural Diplomacy.org,
thành công của ngoại giao văn hóa phụ thuộc vào sự đối thoại và tôn trọng lẫn
nhau giữa các nền văn hóa. Như vậy, ngoại giao văn hóa luôn có tính hai
chiều. Trong khi nhấn mạnh vào khả năng xây dựng hình ảnh tốt đẹp về một
quốc gia đối với các nước khác, ngoại giao văn hóa cũng phải chú ý đến bản
sắc văn hóa của quốc gia, dân tộc mình đang hướng tới.
Có thể sử dụng bốn tiêu chuẩn sau đây để đánh giá một hoạt động đó có
thuộc phạm trù ngoại giao văn hóa hay không. Một là, có mục đích ngoại giao
rõ ràng hay không. Hai là, chủ thể thực thi có phải là quan chức hoặc được sự
ủng hộ và khuyến khích của quan chức hay không. Ba là, có nhằm đúng đối
tượng đặc biệt trong một thời gian dài hay không. Bốn là, có phải là hoạt động
quan hệ công được triển khai qua hình thức biểu hiện của văn hóa không.
Về nội hàm, nhà nghiên cứu Milton C. Cumming cho rằng: ngoại giao
văn hóa là sự giao lưu ý tưởng, thông tin, giá trị, hệ thống, niềm tin và các

khía cạnh văn hóa khác, với mục đích tăng cường hiểu biết lẫn nhau [164]
Việt Nam xác định nội hàm của ngoại giao văn hóa là “bông hoa đào
năm cánh” bao gồm năm yếu tố Mở đường- Xúc tác- Quảng bá- Vận độngTiếp thu. Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại nhau. “Mở
đường, khai thông quan hệ với các nước và khu vực chưa có nhiều quan hệ
với Việt Nam; xúc tiến, tăng cường và làm sâu sắc hiểu biết với các quốc gia;
quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trên trường quốc tế; vận
động để Việt Nam có nhiều di sản được UNESCO công nhận và tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại để làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc.” [6]

16


Tựu chung lại, ngoại giao văn hóa có thể được xem như một trong ba
trụ cột của nền ngoại giao hiện đại, xây dựng, quảng bá hình ảnh quốc gia đến
thế giới nhằm tăng cường hiểu biết, quan hệ với nước ngoài, nâng cao vai trò,
vụ thế của quốc gia dân tộc. Đồng thời thông qua hoạt động ngoại giao văn
hóa, quốc gia cũng tiếp thu văn hóa, văn minh quốc tế làm giàu, bổ sung cho
văn hóa dân tộc.
1.1.2. Vai trò của ngoại giao văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa
Từ xa xưa, các quốc gia đã tiến hành giao lưu văn hóa. Tuy nhiên,
trong lịch sử, vai trò của văn hóa thường bị đánh giá thấp hơn so với chính trị,
quân sự và các thể chế khác. Những hoạt động ngoại giao văn hóa sơ khai có
lẽ là việc trao đổi lễ vật và vật phẩm văn hóa giữa giới cầm quyền các nước.
Cho đến ngày nay, khi hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, vai trò của ngoại
giao văn hóa mới được coi trọng hơn.
Vai trò của ngoại giao văn hóa trong nền ngoại giao hiện đại liên quan
chặt chẽ đến một khái niệm khác gọi là sức mạnh mềm hay quyền lực mềm.
Theo Giáo sư Joseph Nye - giáo sư Đại học Harvard của Mỹ - người
được coi là cha đẻ của thuyết “sức mạnh mềm”, thì sức mạnh tổng hợp của
một quốc gia gồm có “sức mạnh cứng” (hard power, gồm sức mạnh quân sự,

kinh tế, khoa học- công nghệ,…) và “sức mạnh mềm” (soft power, gồm sức
mạnh của văn hóa, thể chế xã hội và các chính sách đối nội, đối ngoại của
quốc gia đó).
Trong đó, sức mạnh cứng chi phối, tác động, chinh phục các quốc gia
khác bằng quân sự hay trừng phạt kinh tế (có thể liên hệ đến cây gậy và củ cà
rốt trong chính sách đối ngoại của Mỹ). Sức mạnh mềm là khả năng lôi cuốn,
thu phục, cảm hóa người khác bằng sức hấp dẫn của các giá trị về văn hóa, về
thể chế, thông qua đó mà nhận được cảm tình, sự nể phục và hợp tác bền
vững của các nước khác.

17


Mối quan hệ giữa sức mạnh cứng và sức mạnh mềm là mối quan hệ
giữa cái hữu hình và cái vô hình. Để nâng cao vị thế của mình trên trường
quốc tế, ngoài sức mạnh cứng, các nước phải biết phát huy sức mạnh mềm
của mình.Sức mạnh mềm là thể hiện sự nối dài và mở rộng của sức mạnh
cứng. Một quốc gia đã yếu kém về kinh tế và quốc phòng sẽ khó có thể có sức
mạnh mềm đáng kể; ngược lại, sức mạnh mềm sẽ làm tăng sức mạnh cứng, ví
như tính thống nhất dân tộc, sự đồng thuận quốc gia, sự ổn định chính trị của
đất nước, sức hấp dẫn về văn hóa và thể chế xã hội,…là những yếu tố quan
trọng tạo nên sức mạnh mềm, nó sẽ góp phần làm tăng sức mạnh cứng.
Ngược lại, nếu sức mạnh cứng khỏe, nhưng sức mạnh mềm yếu kém,
cũng không gây được cảm tình, không cạnh tranh được với ai. Hiện nay, các
nước lớn trong khi tăng cường sức mạnh cứng vẫn đang rất chú trọng phát
huy sức mạnh mềm của mình, nhất là về văn hóa.
Tuy vậy, sức mạnh mềm không phải là giải pháp cho tất cả mọi vấn đề.
Nó cũng có những hạn chế nhất định. Sử dụng sức mạnh mềm, các quốc gia
cần có thời gian để sức hấp dẫn của các giá trị bản thân nước mình có thể lan
tỏa, đó là cả một quá trình dài vận động, quảng bá. Thêm vào đó, chiến lược

sức mạnh mềm chỉ được triển khai hiệu quả khi bản thân quốc gia đó tạo ra
được những giá trị đích thực, nhất là về văn hóa, được nhiều người thừa nhận,
mến mộ và chia sẻ.
Thực tế ngoại giao văn hóa chính là một dạng sức mạnh mềm. Ngoại
giao văn hóa tạo nên nền tảng tin tưởng giữa dân tộc này với dân tộc khác, để
từ đó các nhà hoạch định chính trị, kinh tế, và quân sự có thể tìm kiếm sự
đồng thuận và hợp tác. Trong xu thế hòa bình, sự phụ thuộc giữa các quốc gia
trên thế giới ngày càng sâu sắc, vai trò của ngoại giao văn hóa ngày càng trở
nên quan trọng và được quan tâm hơn bao giờ hết.
Bước vào thế kỷ XXI, nhiều nước đã thực hiện ngoại giao văn hóa một
cách có hiệu quả như Singapho, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc…

18


×