Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

SKKN huy động quỹ khuyến học với mức đóng góp “không” đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.83 KB, 5 trang )

HUY ĐỘNG QUỸ KHUYẾN HỌC VỚI MỨC ĐÓNG GÓP “KHÔNG” ĐỒNG
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------------Năm Căn, ngày 20 tháng 03 năm 2013
BÁO CÁO
NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
Sáng kiến kinh nghiệm:
“Huy động quỹ khuyến học với mức đóng góp “Không” đồng”
Họ và tên người thực hiện: NGUYỄN NGỌC HÂN
Thời gian đã triển khai thực hiện: từ tháng 04 năm 2012 đến tháng 02 năm 2013
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm:
Thông qua các chuyến đi khảo sát gia đình các em có hoàn cảnh khó khăn
trong các năm học, tôi nhận thấy rằng còn rất nhiều em học sinh cần được giúp đỡ để
có thể vượt qua hoàn cảnh khó khăn tiếp tục vươn lên trong học tập. Muốn làm được
điều này thì đòi hỏi phải có một nguồn kinh phí nhất định mà với cơ chế tài chính
hiện nay thực sự khó có thể hỗ trợ cho các em từ nguồn kinh phí của nhà trường.
Trong con đường tìm kiếm giải pháp để có một nguồn kinh phí đủ lớn để
thực hiện được công việc đầy ý nghĩa nêu trên, thông quan việc tìm hiểu và thực
nghiệm từ tháng 04 năm 2012 đến tháng 02 năm 2013, tôi nhận thấy rằng phương
pháp mà tôi lựa chọn có thể mang lại nguồn quỹ khoảng 50.000.000 đồng đối với một
trường có số lượng học sinh đông như trường THPT Phan Ngọc Hiển nên tôi quyết
định chọn đề tại:
“Huy động quỹ khuyến học với mức đóng góp “Không” đồng”.
2- Phạm vi triển khai thực hiện:
Đề tài “Huy động quỹ khuyến học với mức đóng góp “Không” đồng” đã
được triển khai thực hiện thí điểm đối với Bí thư chi đoàn các lớp từ tháng 04 năm
2012 đến tháng 02 năm 2013.
3- Mô tả sáng kiến


------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Ngọc Hân – THPT Phan Ngọc Hiển
Trang 1


HUY ĐỘNG QUỸ KHUYẾN HỌC VỚI MỨC ĐÓNG GÓP “KHÔNG” ĐỒNG
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Sáng kiến là sự kết hợp giữa việc ứng dụng thành tựu của ngành công nghệ
thông tin – viễn thông với việc xây dựng cơ chế hoạt động phù hợp của Đoàn trường
để tạo ra một nguồn kinh phí lớn nhằm hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn
vươn lên trong học tập.
a) Đầu tiên là việc ứng dụng thành tựu của ngành Công nghệ Thông tin – Viễn
thông.
Trong thời đại mà ngành công nghệ thông tin – viễn thông phát triển với tốc độ
nhanh như hiện nay thì việc sở hữu và sử dụng điện thoại di động đối với một em học
sinh là chuyện rất bình thường và cũng là một nhu cầu tất yếu. Điện thoại di động
ngày nay không chỉ đáp ứng nhu cầu nghe gọi, nhắn tin thông thường mà còn có chức
năng hỗ trợ học sinh trong việc học tập như việc nhận thông báo từ hệ thống tin nhắn
báo kết quả của nhà trường để điều chỉnh phương pháp học tập cho kịp thời và phù
hợp, hoặc tra cứu thông tin tuyển sinh thậm chí là dùng điện thoại di động để truy cập
các trang mạng hỗ trợ cho việc học tập để nâng cao kiến thức, hay dùng điện thoại để
giải trí sau những giờ học tập căng thẳng và đương nhiên các hoạt động nêu trên đều
phát sinh cước phí và học sinh phải nạp tiền điện thoại.
Cũng cần nhận định rằng để hạn chế việc phát sinh cước điện thoại di động, các
em học sinh đã dùng biện pháp là sử dụng thêm một SIM khuyến mãi. Tuy nhiên
trước hàng loạt các chính sách đã ban hành và sẽ ban hành của Bộ Thông tin và
Truyền thông về quản lý thuên bao trả trước, siết chặt khuyến mãi và thời gian lưu
hành SIM thẻ thì giải pháp này của học sinh không còn phù hợp và đương nhiên các
em học sinh chắc chắn phải nạp tiền khi sử dụng điện thoại di động.
Sau một thời gian tham gia dịch vụ nạp tiền điện thoại với tính chất tìm kiếm

phương hướng cho việc triển khai đề tài, tôi nhận thấy rằng mới mức chiết khấu bán
hàng bình quân là 6% cho tất cả các mạng di động như hiện nay nếu Đoàn trường xây
dựng được cơ chế huy động hợp lí thì sẽ mang lại một khoảng kinh phí khá lớn để
phục vụ cho công tác khuyến học, khuyến tài của đoàn trường. Mà xét cho cùng các
em học sinh khi tham gia chương trình này không phải bỏ tiền ra để đóng góp bởi vì

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Ngọc Hân – THPT Phan Ngọc Hiển
Trang 2


HUY ĐỘNG QUỸ KHUYẾN HỌC VỚI MỨC ĐÓNG GÓP “KHÔNG” ĐỒNG
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

số tiền các em bỏ ra để mua thẻ điện thoại thì các em nhận lại giá trị trong tài khoản
điện thoại chính bằng số tiền bỏ ra.
b) Việc xây dựng cơ chế hoạt động hợp lí để huy động kinh phí hiệu quả.
Đã là người Việt Nam thì ai cũng có tinh thần tương thân tương ái, “lá lành đùm lá
rách”, chính vì cơ sở này và thông qua các cuộc vận động ủng hộ đồng bào Miền
Trung bị lũ lụt, vận động kinh phí hỗ trợ cho các em học sinh nghèo có điều kiện vui
Tết Nguyên Đáng hay vận động ủng hộ nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam.v.v..
tôi nhận thấy rằng, mặc dù các em phải bỏ tiền ra để quyên góp ủng hộ, tuy nhiên các
em rất vui vẻ và tích cực tham gia. Vậy khi việc ủng hộ quỹ khuyến học mà không
phải mất tiền như đã trình bày ở trên chắc chắn các em học sinh sẽ tích cực hơn nữa
trong việc ủng hộ.
Nhưng làm cách nào để học sinh sử dụng dịch vụ của đoàn trường mới là
điều quan trọng tại vì trong cơ chế thị trường như hiện tại có rất nhiều điểm phân
phối SIM – CARD điện thoại trên một địa bàn dân cư nhất định, chính điều này đòi
hỏi phải cần thiết xây dựng một cơ chế phù hợp để làm sao hướng các em sử dụng
dịch vụ nạp tiền điện thoại của Đoàn trường nhằm nâng cao giá trị nguồn quỹ. Thông
qua việc thực hiện thí điểm bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau:

Trước tiên là công tác chính trị, tư tưởng. Thông qua các buổi sinh hoạt chi
đoàn, sinh hoạt dưới cờ, các cuộc họp BCH đoàn trường mở rộng, bằng phương pháp
tuyên truyền, thuyết phục để các em học sinh nhận thấy rằng việc tham gia chương
trình đóng góp quỹ khuyến học là một việc làm đầy ý nghĩa, mang tính nhân văn và
nhân đạo sâu sắc. Và sự chung tay góp sức của các em đã góp phần giúp cho các bạn
có điều kiện tiếp tục con đường học tập của mình. Và đặc biệt phải làm cho các em
học sinh thấy được rằng, việc tham gia cuộc vận động này về bản chất là các em
không phải mất tiền để thực hiện việc ủng hộ nguồn quỹ.
Thứ hai là đưa cuộc vận động này vào thang điểm thi đua giữa các lớp. Từ
thực tiễn quá trình thi đua giữa các lớp, thông qua việc triển khai thực hiện các phong
trào như: “Kế hoạch nhỏ” từ năm học 2010 – 2011 đến nay và phong trào “Xây dựng
nhà nhân ái” trong năm học 2011 – 2012 và năm học 2012 - 2013 cho thấy rằng nếu
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Ngọc Hân – THPT Phan Ngọc Hiển
Trang 3


HUY ĐỘNG QUỸ KHUYẾN HỌC VỚI MỨC ĐÓNG GÓP “KHÔNG” ĐỒNG
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

chỉ dừng lại ở công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức và tính tự giác ở
các em học sinh thì hiệu quả mà phong trào mang lại chất lượng sẽ chưa cao, nhưng
khi đã lồng ghép các phong trào này vào thang điểm thi đua của các lớp thì phong
trào sẽ được sự hưởng ứng của tất cả các thành viên trong lớp. Tuy nhiên quá trình
này cần phải có phương án tính toán thang điểm cho phù hợp nhằm đảm bảo được sự
đồng đều giữa các lớp khi tham gia phong trào và còn phải thúc đẩy các lớp tham gia
vào các phong trào khác đặc biệt là phong trào học tập nâng cao chất lượng học tập
của các em học sinh.
Thứ ba là việc phân phối nguồn quỹ cho các lớp. Có thể nhận thấy rằng, mục
đích cuối cùng của việc huy động quỹ khuyến học này là nhằm mục đích hỗ trợ cho
những em học sinh có hoàn cành khó khăn ở các đơn vị lớp vượt qua khó khăn để

tiếp tục đến trường. Nên nếu chúng ta thực hiện tốt việc phân phối nguồn quỹ này
tương ứng với số tiền là học sinh các lớp đóng góp thì học sinh sẽ tích cực tham gia
ủng hộ quỹ hơn nữa vì các em sẽ nhận thấy được rằng chính việc làm của mình đã
góp phần giúp đỡ các bạn trong lớp mình và các em học sinh khi nhận sự hỗ trợ này
cũng không mặc cảm vì số tiền các em nhận được từ một tổ chức trong trường chứ
không phải từ chính tay các bạn trong lớp đưa cho. Để thực hiện được việc phân phối
này thì cần phải thực hiện một số vấn đề sau: trước tiên là đoàn trường cần có danh
sách của các lớp trong năm học, thứ hai thống kê chi tiết số lần tham gia ủng hộ của
từng em học sinh ở mỗi lớp để tính toán phân bổ nguồn quỹ cho tương đồng với sự
đóng góp của các lớp. Công việc này sẽ được thực hiện một cách dễ dàng với sự hỗ
trợ của phần mềm Microsoft Excel.
Thứ tư là việc công khai nguồn quỹ định kỳ. Mỗi tháng sẽ có một lần họp chủ
nhiệm, đại diện BCH Đoàn trường sẽ công bố trước toàn thể giáo viên chủ nhiệm các
lớp số lượng thẻ điện thoại mà đơn vị lớp mình đã mua, công bố nguồn quỹ mà các
lớp được nhận sau khi đã tính chiết khấu bán hàng là 6%. Sau đó sẽ dán danh sách cụ
thể các lần đóng góp ở bảng thông báo của Đoàn để cho các em học sinh đối chiếu
với sự ghi chép của các em xem có phù hợp hay không. Nguồn quỹ phân bổ ở các lớp
sẽ nhờ Ban đại diện cha mẹ học sinh chuyển cho các em có hoàn cảnh khó khăn.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Ngọc Hân – THPT Phan Ngọc Hiển
Trang 4


HUY ĐỘNG QUỸ KHUYẾN HỌC VỚI MỨC ĐÓNG GÓP “KHÔNG” ĐỒNG
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

4. Kết quả hiệu quả mang lại
Với tổng số 30 bí thư, bình quân mỗi tháng các em sử dụng 80.000 đồng tiền
điện thoại thì trong thời gian 10 tháng số tiền thu được là 1.440.000 đồng. Số tiền này
đã được BCH Đoàn trường hỗ trợ cho tất cả các bí thư tham gia chương trình. Ước
tính với số lượng 900/1200 học sinh toàn trường tham gia (trừ các em có hoàn cảnh

khó khăn và không sử dụng điện thoại di động) thì trong vòng một năm số tiền thu
được từ nguồn quỹ này là khoảng 51.840.000 đồng.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến.
Sáng kiến đã được áp dụng thí điểm và mang lại hiệu quả cao đối với đơn vị
trường THPT Phan Ngọc Hiển và khã năng thành công khi đưa vào áp dụng sáng
kiến trong toàn trường là rất lớn. Sáng kiến không những là một cách làm để cụ thể
hóa tinh thần cuộc vận động “Học tập và làm theo lời Bác” bằng việc làm cụ thể đã
làm theo Bác việc thực hành tiết kiệm mà còn vận động được một số tiền khá lớn để
hỗ trợ cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục vươn lên trong học tập.
Trong phạm vi tỉnh Cà Mau, đối với các trường THPT có đông học sinh thì khả khả
năng triển khai sáng kiến theo tôi là rất hiệu quả nếu cúng ta xây dựng được cơ chế
hoạt động hợp lí.
6. Kiến nghị, đề xuất
Đề tài này cơ bản đã hoàn thành tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những hạn chế
thiếu sót, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp đồng nghiệp và Hội đồng xét,
công nhận sánh kiến kinh nghiệm để đề tài được hoàn thiện hơn.
Ý kiến xác nhận

Người báo cáo

Của Thủ trưởng đơn vị

Nguyễn Ngọc Hân

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Ngọc Hân – THPT Phan Ngọc Hiển
Trang 5




×