I/ Đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG CÁC
LỰC LƯỢNG XÃ HỘI HỖ TRỢ NHÀ TRƯỜNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC
II/ Đặt vấn đề :
1.Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu:
Thực hiện cuộc vận động “hai không” với năm nội dung: “Nói không
với tiêu cực trong thi cử và chống bệnh thành tích trong giáo duc, nói không
với đọc chép, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc học sinh ngồi
nhầm lớp” do Bộ GD-ĐT phát động. Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi tập
trung nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao hiệu quả giáo dục, góp phần
đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố.
Đất nước ta đang trên đường đổi mới, hội nhập với nền kinh tế toàn
cầu và đạt nhiều thành tựu to lớn. Trong thời đại công nghệ thông tin phát
triển như vũ bão, nếu không đổi mới phương pháp dạy và học, không trang
bị phương tiện hiện đại, không ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và
giảng dạy, thì nhà trường không đào tạo lớp học sinh có kiến thức và kỹ
năng sống. Do vậy hiệu quả giáo dục của nhà trường sẽ hạn chế và không
đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới.
Hiện nay nguồn ngân sách chi cho giáo dục được phân cấp đến trường
quản lý, nguồn kinh phí chủ yếu tập trung chi cho con người, còn chi hoạt
động giáo dục rất hạn chế. Nhu cầu phát triển trường lớp và trang bị phương
tiện dạy và học cần kinh phí lớn mới đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung
chương trình sách giáo khoa hiện nay. Nếu không huy động các nguồn lực
xã hội hỗ trợ thì nhà trường gặp nhiều khó khăn trong công tác dạy và học.
Để có cơ sở huy động các lực lượng xã hội hỗ trợ nhà trường nâng cao
hiệu quả giáo dục, chúng tôi tích cực công tác tham mưu với cấp uỷ chính
quyền địa phương quan tâm giáo dục, huy động các nguồn lực đầu tư phát
triển nhà trường. Có như vậy công tác vận động tuyên truyền trong nhân
dân thuận lợi, hiểu đúng giáo dục, tạo được sự đồng thuận cao. Từ đó nhà
trường huy động tốt các nguồn lực, từng bước khắc phục khó khăn và đầu
tư phát triển nhà trường ngày càng tốt hơn.
2.Tóm tắt thực trạng liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu :
Trong thời gian qua, do điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu,
chưa đồng bộ, điều kiện trang thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học nên
chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh còn hạn chế.
1
Đời sống nhân dân địa phương còn khó khăn nên việc huy động xã
hội hoá vẫn còn thấp, trong khi đó còn một số người dân hiểu về xã hội hoá
giáo dục chưa đúng mức.
Công tác tham mưu từng nơi từng lúc chưa kỹ, đề ra các khoản vận
động chưa hợp lý, còn mang tính áp đặt, một vài nơì còn lạm thu, thu các
khoản sai qui định. Điều đó dẫn đến sự không đồng thuận trong nhân dân,
làm ảnh hưởng không tốt đến giáo dục.
Để xác định đúng vấn đề nghiên cứu, tôi tập trung lĩnh vực huy động
lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường đóng góp hỗ trợ nhà trường nâng
cao hiệu quả giáo dục, phù hợp chung tình hình kinh tế chính trị xã hội ở địa
phương.
3. Lý do chọn đề tài:
Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi thuộc địa bàn phường Tân Thạnh,
thành phố Tam Kỳ, trường có 19 lớp với gần 550 học sinh, trong đó có 8 lớp
bán trú với 235 em học 2 buổi/ngày. Địa phương nằm ở trung tâm của thành
phố, song một bộ phận nhân dân vẫn còn khó khăn, nhất là đời sống nhân
dân vùng sản xuất nông nghiệp. Trường đang xây dựng, cơ sở vật chất còn
thiếu, thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học. Kinh phí của trường hạn
chế. Việc huy động các lực lượng xã hội, nhất là huy động xã hội hoá giáo
dục phải từng bước và phù hợp với đời sống nhân dân thì mới đem lại hiệu
quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Và đây là vấn
đề rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay, cần phải nhanh chóng tập trung
đầu tư phát triển, là tiền đề đẩy mạnh giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Chính vì thế tôi chọn đề tài: Huy động các lực lượng xã hội trong và
ngoài nhà trường hỗ trợ nâng cao hiệu quả giáo dục.
4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
Đề tài tập trung nghiên cứu và triển khai thực hiện ở trường tiểu học
Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Tam Kỳ. Đề tài tập trung vào việc huy động
đội ngũ sư phạm phát huy nội lực, huy động các lực lượng xã hội, các cơ
quan ban ngành trên địa bàn phường, nhân dân và cha mẹ học sinh tham gia
đóng góp trí tuệ, tinh thần và vật chất giúp nhà trường nâng cao hiệu quả
giáo dục toàn diện.
III/ Cơ sở lý luận:
Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, người thầy
đóng vai trò rất quan trọng. Người thầy là người tổ chức, hướng dẫn, truyền
thụ kiến thức cho học sinh. Có thầy giỏi mới có trò giỏi. Để có thầy giỏi
người thầy phải tự học, tự trau dồi phẩm chất đạo đức, nâng cao chuyên môn
2
nghiệp vụ. Muốn được như thế nhà trường phải có cơ chế khuyến khích
người thầy tự học.
Nguyên lý giáo dục là học phải đi đôi với hành. Trong việc thực hiện
đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay, vấn đề đầu tư phương tiện thiết
bị dạy học rất quan trọng. Nó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Trong
điều kiện ngân sách còn khó thì việc huy động các lực lượng xã hội đầu tư
rất cần thiết.
Đảng và nhà nước ta xem đầu tư cho giáo dục đào tạo là quốc sách
hang đầu. Chủ trương xã hội hoá giáo dục của Chính phủ được quán triệt và
được mọi tầng lớp nhân dân đồng thuận, đem lại hiệu quả cao.
Các cấp các ngành ở địa phương có những Nghị quyết cụ thể về xã
hội hoá công tác giáo dục, huy động các nguồn lực đóng góp phát triển giáo
dục làm cơ sở pháp lý cho nhà trường triển khai thực hiện .
IV/ Cơ sở thực tiển:
Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi đang được các cấp các ngành quan
tâm đầu tư xây dựng giai đoạn 2 và phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia
trong năm học 2007-2008. Lãnh đạo Phòng GD-ĐT thành phố và chính
quyền địa phương luôn quan tâm giúp đỡ nhà trường nhiều mặt, tao điều
kiện nhà trường thi đua dạy tốt học tốt.
Đội ngũ tuy lớn tuổi, giáo viên nữ đa số nhưng rất nhiệt tình, có tinh
thần đoàn kết, học hỏi, cầu tiến. Các em học sinh chăm ngoan, vượt khó
vươn lên trong học tập. Các tổ chức đoàn thể hoạt động tích cực, phối hợp
chặt chẽ với nhà trường, tổ chức tốt phong trào thi đua dạy và học. Phát huy
tinh thần tập thể, thực hiện tốt qui chế dân chủ, trân trọng từng sự đóng góp
của phụ huynh và phát huy hiệu quả việc đóng góp đó. Tạo sự tin tưởng cao
đối với nhà trường.
Cha mẹ học sinh thường xuyên quan tâm đến việc học tập của con em.
Tham gia đóng góp, đầu tư xây dựng nhà trường. Phối hợp cùng nhà trường
giáo dục các em học tập đạt kết quả.
Trong các năm qua, nhờ sự quan tâm lãnh chỉ đạo của các cấp các
ngành, sự nổ lực của đội ngũ và hỗ trợ của cha mẹ học sinh, trường đã có
những chuyển biến tích cực. Cơ sở vật chất được tăng cường, thiết bị dạy
học được đầu tư, đã kết nối mạng Internet cập nhật thông tin phục vụ công
tác quản lý và giảng dạy. Kết quả giáo dục ngày càng nâng cao, tạo được
niềm tin trong các cấp lãnh đạo cũng như trong nhân dân.
Việc nghiên cứu đề tài này, trước đây (năm học 2005-2006) tôi thực
hiện và có tổng kết kinh nghiệm về huy động xã hội hoá giáo dục để đầu tư
xây dựng trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, nhưng do điều kiện lúc đó và
qui mô đầu tư còn thấp, kết quả chưa cao. Song những biện pháp tác động
3
đó cũng đạt những kết quả ban đầu có ý nghĩa nhất định. Đó là cơ sở để thực
hiện đề tài này tốt hơn, khắc phục các hạn chế trước đây, cải thiện đáng kể
tình hình hiện tại, đem lại hiệu quả cao hơn.
Đề tài này triển khai thực hiện sẽ có những đóng góp như sau:
- Tìm được cách làm phù hợp huy động cộng đồng đóng góp cho sự
phát triển giáo dục.Tăng cường CSVC, phương tiện dạy học giúp nhà trường
nâng cao hiệu quả giáo dục.
Khơi đậy trong trường phong trào thi đua yêu nước, sáng tạo, luôn tìm
tòi cái mới, cái hay; thi đua dạy thật, học thật và dạy có hiệu quả, tạo niềm
tin tưởng và nâng cao uy tín của nhà trường trong nhân dân.
Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ cho đổi mới
phương pháp dạy và học, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý
và giảng dạy .
Tạo cho đội ngũ nhà giáo, phụ huynh, học sinh và các lực lượng xã
hội, các đoàn thể ở địa phương có nhận thức đúng về công tác xã hội hoá
giáo dục.
V/ Nội dung nghiên cứu:
1/Xác định các nội dung trọng tâm của đề tài:
-Tập trung quán triệt các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước,
của ngành đến CB-GV-NV, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội hiểu về
công tác xã hội hoá dục. Từ đó tạo ra nhận thức đúng và có sự quan tâm đầy
trách nhiệm với công tác giáo dục của nhà trường.
- Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, các
phương tiện dạy học, các trang thiết bị giảng dạy hiện đại, đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học có kết quả.
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo và phối hợp cha mẹ học sinh xây
dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo đúng kế hoạch đề ra.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đội ngũ thật sự
vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ được giao với kết quả cao nhất.
2/ Xác định mục tiêu đạt được khi thực hiện đề tài này.
- Về cơ sở vật chất : Hoàn thành xong 10 phòng học mới, trang bị đủ
bàn ghế cho học sinh, giáo viên.
- Ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy, trang
bị đầy đủ các phương tiện thiết bị để giảng dạy giáo án điện tử.
- Xây dựng đội ngũ vững manh, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
- Nâng cao chất lượng dạy và học, hiệu quả giáo dục ngày càng cao,
tạo uy tín nhà trường ngày càng tăng.
4
3/ Các bước triển khai thực hiện như sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch chặt chẽ, phù hợp tình hình, có sự thống
nhất cao trong HĐSP và cha mẹ học sinh, kế hoạch phải đảm bảo có tính khả
thi cao. Phải báo cáo với Đảng uỷ và trình HĐND phường thống nhất ra
nghị quyết để nhà trương triển khai thực hiện.
Bước 2: Tập trung tuyên truyền trong các lực lượng xã hội, trong
HĐSP nhà trường, trong cha mẹ học sinh…Tạo cho mọi người sự hiểu biết
về giáo dục tiểu học, hiểu biết các chủ trương chính sách của Đảng, nhà
nước về công tác giáo dục.
Bước 3: Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo về tình hình giáo
dục của nhà trường. Đồng thời tham mưu để lãnh đạo địa phương có chủ
trương huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng nhà trường.
Bước 4: Xác định nội dung trọng tâm cần huy động các nguồn lực xã
hội, mục tiêu đạt được và lực lượng huy động.
Bước 5: Tổ chức triển khai thực hiện chu đáo, chặt chẽ kế hoạch đề ra.
Bước 6: Đánh giá kết quả bước đầu của triển khai kế hoạch.
Bước 7: Xác định tính đúng đắn của đề tài cũng như các biện pháp
thực hiện. Rút ra bài học kinh nghiệm và hướng tiếp tục nghiên cứu.
2/ Các giải pháp triển khai thực hiện:
2.1. Huy động các lực lượng xã hội đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và
mua sắm trang thiết bị.
Trong năm học vùa qua, được sự quan tâm của UBND thành phố Tam
Kỳ, trường được đầu tư xây dựng 10 phòng học mới với hệ thống công trình
vệ sinh, hành lang nối các khối phòng học thật kiên cố.Tổng nguồn vốn đầu
tư trên 1,7 tỷ đồng. Chính có cơ sở vật chất đảm bảo đã giúp nhà trường tập
trung học sinh về một điểm trường rất thuận lợi quản lý dạy và học.
Trong quá trình đầu tư, UBND thành phố giao cho địa phương và nhà
trường vận động vốn đối ứng để mua sắm trang thiết bị như bàn ghế học
sinh, giáo viên và sang sửa mặt bằng sân trường, xây dựng sân chơi bãi tập.
Trong điều kiện nguồn kinh phí còn hạn hẹp, ngoài nguồn ngân sách
theo chỉ tiêu kế hoạch được giao, thì nhà trường không có nguồn nào khác.
Chính vì vậy mà ngay từ đầu năm 2007, nhà trường cùng với ban đại diện
cha mẹ học sinh bàn thống nhất kế hoach vận động. Khi có kế hoach nhà
trường báo cáo cấp uỷ và chính quyền địa phương xin chủ trương thực hiện.
Sau khi được sự thống nhất cao của lãnh đạo địa phương, nhà trường tiến
hành họp HĐSP để quán triệt trong đội ngũ và triển khai thực hiện kế hoạch.
5