Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo chỉ đạo giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình cnh hđh nông nghiệp nông thôn từ 1997 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

NGUYỄN NHƯ QUỲ NH

ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC CHỈ ĐẠO GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀ M CHO NÔNG DÂN TRONG QUÁ TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hà Nội - 2013
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

NGUYỄN NHƯ QUỲNH

ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC CHỈ ĐẠO GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀ M CHO NÔNG DÂN TRONG QUÁ TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thi Thanh
̣

Hà Nội - 2013
2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 4
Chương 1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN TỈNH VĨNH PHÚC TRƯỚC
NĂM 1997 .............................................................................................................................. 12
1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc tác động đến giải
quyết việc làm cho nông dân................................................................................................... 12
1.1.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................. 12
1.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội ........................................................ 16
1.2 Thực trạng giải quyết việc làm cho nông dân ở Vĩnh Phúc trước
năm 1997 ..................................................................................................... 19
1.2.1 Khái niệm về việc làm và giải quyết việc làm ......................... 19
1.2.2 Tình hình giải quyết việc làm cho nông dân ở Vĩnh Phúc trước
năm 1997 ..................................................................................................... 23
Chương 2.QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC CHỈ ĐẠO GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN (1997 – 2010) ....................................................................... 27
2.1 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về giải quyết việc làm
cho nông dân ................................................................................................ 27
2.2 Đảng Bộ tỉnh Vĩnh Phúc vận dụng chủ trương của Đảng vào chỉ
đạo giải quyết việc làm cho nông dân (1997 – 2010) .................................... 35
2.2.1 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong giải quyết việc

làm cho nông dân ......................................................................................... 35
2.2.2 Q trình chỉ đạo giải quyết việc làm cho nơng dân của Đảng
bộ tỉnh Vĩnh Phúc (1997 – 2010) .................................................................. 41
2.2.2.1 Giao đất dịch vụ cho hộ nông dân ...................................... 41
2.2.2.2 Đào tạo nghề cho nông dân ................................................ 48
2


2.2.2.3Khôi phục và Phát triển các làng nghề truyền thống.......... 55
2.2.2.4 Hỗ trợ xuất khẩu lao động ............................................... 58
2.2.2.5Khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động tại chỗ ....... 61
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO NÔNG DÂN CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC (1997 – 2010) ............... 64
3.1 Kết quả và hạn chế.................................................................. 64
3.1.1 Kết quả ................................................................................ 64
3.1.2 Hạn chế .............................................................................. 74
3.2 Một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong chỉ đạo
giải quyết việc làm cho nông dân (1997 – 2010) .......................................... 75
3.2.1 Thường xuyên tăng cường vai trò và hiệu lực lãnh đạo của Đảng
bộ tỉnh Vĩnh Phúc đối với vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân................... 75
3.2.2Quy hoạch phát triển các dự án, chương trình chính sách
nhằm giải quyết tốt việc làm cho nông dân ................................................... 78
3.2.3Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị để phát
triển kinh tế, xã hội thực hiện giải quyết việc làm cho nông dân .................. 80
3.2.4 Không ngừng kiện tồn bộ máy và tăng cường cơng tác cán
bộ phụ trách giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và cho nơng
dân nói riêng ................................................................................................ 82
KẾT LUẬN ................................................................................................. 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 88
PHỤC LỤC ................................................................................................. 96


3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH, HĐH

: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

HĐND

: Hội đồng nhân dân

ILO

: Tổ chức Lao động Quốc tế

KT- XH

: Kinh tế, xã hội

KHKT

: Khoa học kỹ thuật


LĐ – TBXH

: Lao động - Thương binh và Xã hội

UBND

: Ủy ban nhân dân

XKLĐ

: Xuất khẩu lao động

1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa nơng nghiệp, nơng thôn đã dẫn đến sự thay đổi về đất đai, lao động,
việc làm, thu nhập và cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Xét về lâu dài, sự
thay đổi này mang tính chất tích cực, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp
trong tổng sản phẩm quốc nội, góp phần đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ góp phần
hiện đại hóa các q trình sản xuất trong nơng nghiệp, tăng năng suất cây trồng,
vật ni, qua đó làm giảm nhẹ sức lao động trong lĩnh vực nơng nghiệp. Tuy
nhiên, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung và CNH, HĐH nơng
nghiệp, nơng thơn nói riêng đã dẫn đến việc chuyển đổi một phần diện tích đất
nơng nghiệp sang mục đích phát triển cơng nghiệp, dịch vụ và đơ thị. Việc này

đã làm nảy sinh một số vấn đề cấp bách cần giải quyết,trong đó, vấn đề giải
quyết việc làm cho người nông dân đang trở thành vấn đề nổi trội được Đảng,
Nhà nước và toàn xã hội quan tâm.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) mở đầu cho thời
kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã xác định: Cần phải tạo ra nhiều việc
làm cho người lao động bởi vì số ngừời lao động tăng thêm hàng năm là rất
lớn, để giảm đáng kể tình trạng thất nghiệp là một nhiệm vụ cơ bản của nhiệm
vụ 5 năm 1996 – 2000. Phương hướng quan trọng để giải quyết việc làm là:
Nhà nước cùng toàn dân ra sức đầu tư phát triển, thực hiện tốt kế hoạch và
các chương trình kinh tế - xã hội. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi
cơng dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người

4


lao động…Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, giảm tỷ
lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nơng thơn.
Trong q trình thực hiện mục tiêu của chặng đường đầu đi lên CNXH,
Đảng và toàn thể nhân dân ta đang phải đối mặt với vấn đề việc làm, thất
nghiệp, làm sao để nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, vấn đề việc làm
đặc biệt là việc làm cho người nông dân đang trở thành vấn đề bức thiết, được
quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và là một
chương trình mục tiêu quốc gia.
Tỉnh Vĩnh Phúc sau khi được tái lập (1997) đã dần vững bước tiến theo
con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tính đến năm 2010 tồn tỉnh đã có
11 khu cơng nghiệp đi vào hoạt động, 12 khu công nghiệp đã được chính phủ
phê duyệt và quy hoạch. Nền kinh tế có sự phát triển mạnh mẽ, chuyển dịch
cơ cấu trong kinh tế ngày càng rõ nét. Để thực hiện quá trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn thì việc chuyển đổi mục đích sử
dụng đất, triển khai các dự án lớn của nền kinh tế diễn ra ở Vĩnh Phúc cũng

mang tính quy luật. Trong vịng gần 10 năm, từ 2001 – 2008, tỉnh Vĩnh Phúc
đã tiến hành thu hồi hơn 7.000 ha đất nông nghiệp. Cho đến nay, Vĩnh Phúc
khơng chỉ là một trong những tỉnh có tốc độ CNH, HĐH nhanh mà đi liền với
nó, Vĩnh Phúc cịn là tỉnh hiện đang có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi
lớn so với các tỉnh trong cả nước. Song cũng vì thế mà vấn đề giải quyết việc
làm nói chung và giải quyết việc làm cho nơng dân nói riêng trở thành u
cầu cấp thiết. Tuy nhiên, trong khi ở các địa phương khác còn lúng túng trong
giải quyết việc làm cho nơng dân thì Đảng bộ và chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc
đã có nhiều biện pháp kịp thời, hữu ích giúp người nơng dân có được định
hướng tìm nghề mới thay thế nghề làm nơng nghiệp.
Vì vậy việc nghiên cứu chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Vĩnh
Phúc đối với giải quyết việc làm cho nông dân từ năm 1997 đến năm 2010 là
5


việc làm cần thiết, góp phần làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ trong lĩnh
vực giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nơng dân mà cịn góp phần
vào q trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Vĩnh
Phúc trong giai đoạn hiện nay.
Với lý do trên đây, tôi quyết định chọn đề tài: “Đảng bộ Vĩnh Phúc chỉ
đạo giải quyết việc làm cho nơng dân trong q trình cơng nghiệp hóa,hiện
đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn từ năm 1997 đến năm 2010” làm luận văn
tốt nghiệp cao học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề lao động, việc làm cho người nông dân là một vấn đề đựợc Đảng,
Nhà nước, nhiều cơ quan quan tâm và nhiều cán bộ nghiên cứu, chỉ đạo thực
tiễn ở các cấp, các ngành cũng như toàn xã hội quan tâm. Có thể tìm hiểu lịch
sử nghiên cứu đề tài qua các hướng sau đây:
- Các công trình nghiên cứu chung: bao gồm các bài báo khoa học viết
về vấn đề việc làm và tạo nguồn lao động việc làm cho người lao động trên

các báo, tạp chí như: Vũ văn Phúc có bài: “Giải quyết việc làm và sử dụng
hợp lý nguồn nhân lực lao động nơng thơn Việt Nam hiện nay” đăng trên tạp
chí Châu Á – Thái Bình Dương; Nguyễn Đức Nhật có bài : “Những giải pháp
giải quyết việc làm từ nay đến năm 2000”, Thông tin kho bạc Nhà nước 1997,
số 08, Nguyễn Thị Hằng: “Triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và
chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, đăng trên Tạp chí Lao động và
Xã hội, số 4, năm 1999. Lê Thị Ngân: “Phát triển nguồn nhân lực trong q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn”, Tạp chí Cộng
sản số 36, năm 2003. Vũ Đình Thắng có bài: “Vấn đề việc làm cho lao động ở
nơng ”, tạp chí Kinh tế phát triển, Dương Ngọc: “Lao động và việc làm vẫn là
vấn đề bức xúc”, Thời báo kinh tế Việt Nam, số 85, năm 1999. Tạ Trung:
“xóa đói, giảm nghèo và việc làm – vấn đề có giá trị nhân văn sâu sắc”, tạp
chí Thơng tin cong tác tư tưởng lý luận của Ban Tư tưởng – lý luận Trung
6


ương, tháng 11 năm2003. .. Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả tuy tiếp
cận từ nhiều góc độ khác nhau nhưng đều đề cập đến vấn đề việc làm, đáp ứng
nhu cầu việc làm trên con đường phát triển; đề cập đến sự quan tâm của Đảng
và Nhà nước trong các chương trình mục tiêu quốc gia. Những cơng trình trên
có tác dụng hữu ích rất lớn trong q trình nghiên cứu đề tài của tác giả.
-Các cơng trình nghiên cứu là luận văn, luận án của học viên cao học,
nghiên cứu sinh như: Luận văn thạc sĩ của Hồng Văn Lưu: “Giải quyết việc
làm ở nơng thơn tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay”, Đại học Kinh tế
Quốc dân Hà Nội; Luận văn Thạc sĩ của Phạm Thị Thanh Huyền: “Đảng bộ
tỉnh Nam Định lãnh đạo giải quyết việc làm từ năm 1997 - 2006”, trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội; Luận văn Thạc sỹ
của Phạm Thanh Tâm: “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Vĩnh
Phúc”, trường Đại học Kinh tế quốc dân…. Trong các đề tài này, các tác giả
cũng nghiên cứu về vấn đề việc làm cho người lao động nông thôn thông theo

chuyên ngành khác nhau. Bên cạnh việc nêu ra thực trạng vấn đề việc làm cho
người lao động thì các tác giả cịn đề ra được các giải pháp cụ thể để đạt đuợc
chất lượng và hiệu quả trong chính sách lao động và việc làm cho người lao
động.
- Các tham luận được công bố trong các kỷ yếu hội thảo khoa học đề cập
đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động dưới nhiều góc độ khác nhau,
như bài viết của PGS, TS. Lê Danh Tốn, “Giải quyết việc làm trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Đường lối
đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam trong quá trong bối cảnh hội nhập quốc tế
(1996 – 2007)”. Bài viết khẳng định giải quyết việc làm trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế là vấn đề kinh tế, xã hội rất tổng hợp và phức tạp. Hội nhập kinh
tế quốc tế chỉ thực sự có ý nghĩa đối với Việt Nam nếu như cùng với quá trình

7


hội nhập ngày càng sâu hơn, toàn diện hơn, chúng ta giải quyết tốt hơn vấn đề
giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn, chủ yếu là nơng dân.
- Các cơng trình nghiên cứu đề tài tại tỉnh Vĩnh Phúc: trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc, nhiều năm nay cũng có nhiều báo cáo tổng kết về vấn đề việc làm
cho lao động trên địa bàn tỉnh nói chung và vấn đề việc làm cho người nơng
dân nói riêng, như: báo cáo của Ban chỉ đạo giải quyết việc làm tỉnh và các
huyện thị; Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh, phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội các huyện, thành, thị; hội Nông dân; Chi cục Thống kê tỉnh
Vĩnh Phúc…. Những nguồn tài liệu này góp phần giúp tác giả kế thừa nghiên
cứu thực trạng từ đó đề ra những giải pháp để giải quyết việc làm cho người
nông dân ở nông thôn trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nơng thơn của tỉnh, từ 1997 đến năm 2010.Các cơng trình nghiên cứu
về vấn đề việc làm nói chung, việc làm cho người nơng dân nói riêng ở Việt
Nam rất phong phú, đa dạng, đề cập đến nhiều góc độ và nhiều lĩnh vực khác

nhau. Tuy nhiên hiện nay chưa có một cơng trình khoa học nào nghiên cứu một
cách tồn diện, sâu về vấn đề việc làm cho người nông dân trong q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, giai
đoạn 1997 – 2010, dưới góc độ khoa học lịch sử Đảng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1 Mục đích:
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống q trình Đảng bộ Vĩnh Phúc
lãnh đạo thực hiện giải quyết việc làm cho nông dân trong q trình CNH,
HĐH nơng nghiệp, nơng thơn từ đó tổng kết, đánh giá vai trị cuả Đảng bộ
tỉnh Vĩnh Phúc trong giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn góp phần ổn
định đời sống của nơng dân cũng như phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục lãnh
đạo giải quyết việc làm cho nông dân theo chủ trương của Đảng, góp phần
xây dựng nơng thơn mới ở Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay
8


3.2 Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc tác
động đến giải quyết việc làm cho nông dân
- Đánh giá thực trạng việc làm của lao động nông thơn tỉnh Vĩnh Phúc
trước năm 1997;
- Trình bày có hệ thống các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng
Cộng sản Việt Nam cũng như Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về giải quyết việc làm
cho nơng dân trong q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn;
- Làm rõ q trình Đảng bộ tỉnh lãnh đạo thực hiện giải quyết việc làm cho nông
dân từ 1997 đến năm 2010;
- Nêu lên thành công, hạn chế, một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh
Vĩnh Phúc trong giải quyết việc làm cho nông dân, giai đoạn 1997 -2010.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quan điểm, chủ trương,
chính sách của Đảng, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về giải quyết
việc làm cho nơng dân trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nơng thơn (1997 – 2010).
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về giải quyết việc làm cho nơng dân trong q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Về không gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Vĩnh Phúc, chú
trọng nhất vào các khu vực nông thôn Vĩnh Phúc.
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu chủ trương, chính sách giải quyết
việc làm cho nông dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1997 đến năm
2010.
9


5.Cơ sởlý luận và phương pháp nghiên cứu.
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn nghiên cứu các quan điểm của Đảng, các chủ trương, sự chỉ
đạo thực hiện giải quyết việc làm cho nông dân của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc.
Luận văn dựa vào các văn kiện, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, các
báo cáo tổng kết giải quyết việc làm cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc từ năm
1997 đến năm 2010.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu.
Ngồi ra cịn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp tổng hợp,
phân tích, so sánh, thống kê để luận giải quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc
lãnh đạo giải quyết việc làm cho nông dân từ năm 1997 đến năm 2010.
6. Đóng góp của Luận văn

- Hệ thống hóa những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng
như của Đảng bộ Vĩnh Phúc về giải quyết việc làm cho nơng dân trong q trình
CNH, HĐH nơng nghiệp, nông thôn thời kỳ 1997 – 2010.
- Từ thực tiễn lãnh đạo giải quyết việc làm cho nông dân của Đảng bộ tỉnh
Vĩnh Phúc, Luận văn đã làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo giải
quyết việc làm cho nơng dân, Qua đó rút ra một số kinh nghiệm có giá trị thực tiễn
đối với Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc.
- Luận văn có thể làm tư liệu tham khảo cho các cấp, các ngành của tỉnh
Vĩnh Phúc

10


7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nọi dung luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng giải
quyết việc làm cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc trước năm 1997.
Chương 2: Quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo giải quyết việc
làm cho nông dân (1997 – 2010)
Chương 3: Kết quả và một số kinh nghiệm giải quyết việc làm cho
nông dân của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (1997 – 2010).

11


Chương 1
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
TRƯỚC NĂM 1997

1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc tác động
đến giải quyết việc làm cho nông dân
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Về vị trí địa lý: Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ có vị trí địa lý thuận lợi; phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tun
Quang, Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đơng và phía Nam giáp Thủ đơ Hà
Nội. Tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ
đô Hà Nội 50km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km, cảng Hải Phòng
khoảng 150km và cảng nước sâu Cái Lân khoảng 170km.Tỉnh Vĩnh Phúc có
9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc n, các
huyện: Bình Xun, Lập Thạch, Sơng Lơ, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh
Tường, n Lạc.
Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.236,5 km2, dân số năm 2010 là 1.008,3
nghìn người, mật độ dân số 816 người/km2.
Vĩnh Phúc có hệ thống giao thơng thuận lợi:
Đường bộ: có các tuyến Quốc lộ chạy qua như: Quốc lộ 2A ( Hà Nội –
Hà Giang), quốc lộ 2B, quốc lộ 2C; quốc lộ 23…, Đường cao tốc xuyên Á,
Cảng Cái Lân - Nội Bài – Vĩnh Phúc – Lào Cai – Vân Nam ( Trung Quốc) đã
khởi công xây dựng năm 2009, đi qua tỉnh Vĩnh Phúc trên 40km; tuyến đường
sắt: Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam ( Trung Quốc). Hệ thống giao thông đường
bộ, đường sắt là cầu nối giữa tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và các tỉnh trung
du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội;
Đường thuỷ: phát triển mạnh trên các tuyến Sông Hồng, Sông Lô.

12


Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong các năm qua đã
tạo cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý, kinh tế; tỉnh đã trở thành
một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển cơng nghiệp các tỉnh phía Bắc;

Đồng thời, sự phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia
liên quan đã đưa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, cơng
nghiệp và những thành phố lớn của quốc gia và quốc tế thuộc hành lang kinh
tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phịng; QL2 Việt Trì - Hà Giang Trung Quốc; hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV
thành phố Hà Nội...;Hệ thống hạ tầng giao thông đối ngoại đã và đang được
đầu tư hiện đại là những tuyến chính gắn kết quan hệ toàn diện của Vĩnh Phúc
với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế.
Về địa hình:tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò
đồi, trung du với vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng; bởi vậy, địa hình thấp
dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: Vùng núi,
Trung du và Đồng bằng:
Vùng núi: có diện tích tự nhiên 65.300 ha (đất nông nghiệp: 17.400ha,
đất lâm nghiệp 20.300 ha).
Vùng Trung du: kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đơng Nam. Vùng có diện tích tự nhiên khoảng 24.900 ha (đất NN 14.000ha). Quỹ
đất đồi của vùng có thể xây dựng công nghiệp và đô thị, phát triển cây ăn quả,
cây công nghiệp kết hợp chăn nuôi đại gia súc. Trong vùng cịn có nhiều hồ
lớn như Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Liễn Sơn, Đầm Vạc là nguồn cung
cấp nước cho hoạt động sản xuất, cải tạo môi sinh và phát triển du lịch.
Vùng Đồng bằng: Có diện tích 32.800 ha, thích hợp cho sản xuất nơng
nghiệp.
Sự phân biệt 3 vùng sinh thái rõ rệt là điều kiện thuận lợi cho tỉnh bố
trí các loại hình sản xuất đa dạng.
13


Về khí hậu: tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng
ẩm. Nhiệt độ trung bình năm 23,2 - 250C, lượng mưa 1.500 - 1.700 ml; độ
ẩm trung bình 84 - 85%, số giờ nắng trong năm 1.400 - 1.800 giờ. Hướng gió
thịnh hành là hướng Đông - Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đơng - Bắc
thổi từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau, kèm theo sương muối.

Thuỷ văn: tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sơng chảy qua, song chế độ
thuỷ văn phụ thuộc vào 2 sơng chính là sơng Hồng và sông Lô. Sông Hồng
chảy qua Vĩnh Phúc với chiều dài 50km, đã đem phù sa màu mỡ cho đất đai,
song thời gian nước đầu nguồn tràn về cùng với lượng mưa tập trung dễ gây
lũ lụt ở nhiều vùng (Vĩnh Tường, Yên Lạc). Sông Lô chảy qua tỉnh Vĩnh
Phúc dài 35km.
Hệ thống sơng nhỏ như sơng Phan, sơng Phó Đáy, sơng Cà Lồ có mức
tác động thuỷ văn thấp hơn nhiều so với sơng Hồng và Sơng Lơ, nhưng chúng
có ý nghĩa to lớn về thủy lợi. Hệ thống sông này kết hợp với các tuyến kênh
mương chính như kênh Liễn Sơn, kênh Bến Tre...cung cấp nước tưới cho
đồng ruộng, tạo khả năng tiêu úng về mùa mưa. Trên địa bàn tỉnh cịn có hệ
thống hồ chứa hàng triệu m3 nước (Đại Lải, Thanh Lanh, Làng Hà, Đầm Vạc,
Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Thủy…), tạo nên nguồn dự trữ nước mặt phong
phú đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh tế và dân sinh.
Về tài nguyên thiên nhiên:
Nước:với hệ thống sơng ngịi dày đặc, Vĩnh Phúc rất giàu về tài nguyên
nước, dự trữ khối lượng nước khổng lồ, đủ để phục vụ cho sản xuất và sinh
hoạt của nhân dân.
Đất: trên địa bàn tỉnh có 2 nhóm đất chính là: đất phù sa và đất đồi núi.
Đất phù sa, đất bãi bồi, cồn cát, bãi cát: có khoảng 127 ha, chiếm 0,09% diện
tích tự nhiên, phân bố ở ven sông, bãi nổi được sử dụng một phần để trồng
cây phân xanh, hoa màu và khai thác cát sỏi. Đây là loại đất tốt thích hợp với
14


hầu hết các loại cây trồng nông nghiệp, nhất là các loại cây trồng ngắn ngày,
cho năng suất cao. Diện tích đất phù sa khoảng 10.043 ha.
Đất đồi núi: diện tích đất đồi núi của tỉnh chiếm khoảng 1/3 diện tích tự
nhiên. Cơ cấu đất đai của tỉnh tính đến năm 2010: Tổng diện tích tự nhiên
123.650,05 ha; trong đó đất nơng nghiệp: 86.718,73ha, trong đó: đất sản xuất

nơng nghiệp: 50.365,99ha; đất lâm nghiệp32.688,66 ha; đất nuôi trồng thuỷ
sản: 3.590,21ha, đất nông nghiệp khác 73,8 ha; đất phi nông nghiệp 34.768,7
ha; đất chưa sử dụng 2.162,54ha
Rừng: tính đến năm 2009 tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 32,7 nghìn ha đất
lâm nghiệp, trong đó rừng sản xuất là 10,8 nghìn ha, rừng phịng hộ là 6,6
nghìn ha và rừng đặc dụng là 15,4 nghìn ha. Rừng Vĩnh Phúc ngồi việc bảo
tồn nguồn gen động, thực vật cịn có vai trị điều hồ nguồn nước, khí hậu và
có thể phục vụ cho phát triển các dịch vụ thăm quan, du lịch. Chính vì vậy
việc khôi phục vốn rừng đã mất, trồng thêm và tái tạo rừng là một trong
những nhiệm vụ cần được quan tâm trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh, đặc biệt là trong việc duy trì, bảo vệ mơi trường sinh thái.
Tài ngun khống sản: theo đánh giá sơ bộ tài ngun khống sản
Vĩnh Phúc có thể phân thành các nhóm sau:
Nhóm khống sản nhiên liệu: gồm than antraxit trữ lượng khoảng một
ngàn tấn ở Đạo Trù (Tam Đảo); than nâu ở các xã Bạch Lưu, Đồng Thịnh
(Sông Lô), trữ lượng khoảng vài ngàn tấn; than bùn ở Văn Quán (Lập Thạch);
Hoàng Đan, Hoàng Lâu (Tam Dương) có trữ lượng (cấp P2) 693.600 tấn, đã
được khai thác làm phân bón và chất đốt.
Nhóm khống sản kim loại: gồm Barit, đồng, vàng, thiếc, sắt..
Nhóm khống sản phi kim loại: nhóm khống sản phi kim loại chủ yếu
là cao lanh, nguồn gốc phong hóa từ các loại đá khác nhau. Các mỏ cao lanh
được khai thác từ năm 1965, mỗi năm tiêu thụ hàng ngàn tấn. Ngoài ra trên
địa bàn tỉnh cịn có 6 mỏ Puzolan, tổng trữ lượng 4,2 triệu tấn.
15


Nhóm vật liệu xây dựng: gồm sét gạch ngói khoảng 10 mỏ với tổng trữ
lượng 51,8 triệu m3, sét đồng bằng, sét vùng đồi, sét màu xám đen, xám nâu,
cát sỏi lịng sơng và bậc thềm, cát cuội sỏi xây dựng (có 4 mỏ, tổng trữ lượng
4,75 triệu m3, đá xây dựng và đá ốp lát (granit và riolit) có 3 mỏ với tổng trữ

lượng 307 triệu m3, đá ong có 3 mỏ, tổng trữ lượng 49 triệu m3;
Tài nguyên du lịch: tỉnhVĩnh Phúc có nhiều tiềm năng để phát triển du
lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Trong đó có Tam Đảo là dãy núi hình cánh
cung dài 50 km, rộng 10 km với phong cảnh thiên nhiên đẹp, khí hậu trong
lành, mát mẻ. Đặc biệt có Vườn Quốc gia Tam Đảo và các vùng phụ cận
thuộc loại rừng ngun sinh có nhiều lồi động thực vật được bảo tồn tương
đối nguyên vẹn. Bên cạnh đó Vĩnh Phúc cịn có hệ thống sơng ngịi, đầm hồ
tương đối phong phú, địa thế đẹp có thể vừa phục vụ sản xuất vừa có giá trị
cho phát triển du lịch như: Đại Lải, Vân Trục, Đầm Vạc, đầm Dưng, Thanh
Lanh... ;Nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch
sử, văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như danh thắng Tây
Thiên, Thiền viện chúc lâm, Tháp Bình Sơn, Đền thờ Trần Nguyên Hãn, Di chỉ
Đồng Đậu...
1.1.2. Kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là một tỉnh đông dân, tính đến năm 2010, dân số tỉnh Vĩnh
Phúc là 1.008,3 ngàn người. Trong đó: dân số nam chiếm khoảng 49,5%, dân
số nữ chiếm khoảng chiếm 50,5%.Dân số Vĩnh Phúc chủ yếu là dân số trẻ, có
đặc điểm cần cù trong lao động, nhạy bén với cái mới. Lực lượng lao động lại
dồi dào, số người trong độ tuổi lao động lại đông, đây là nguồn lực quý, sẵn
sàng tiếp thu khoa học tiên tiến là tiền đề phát triển và sử dụng nhân lực.
Trong 5 năm 2006-2010, quá trình đơ thị hố diễn ra tương đối nhanh,
tỷ lệdân số đô thị đã tăng thêm 8,3% ( từ 16,7% năm 2005 lên 22,4% năm
2009 và năm 2010 tỷ lệ này vào khoảng 25%). Tỷ lệ trên cho thấy tỷ lệ đô thị
16


hóa ở Vĩnh Phúc vẫn cịn thấp so với mức bình quân cả nước khoảng 28,1%
(năm 2008).
Dự báo dân số: xuất phát từ điều kiện đặc thù của tỉnh (gần thủ đô Hà
Nội, đầu mối giao lưu với các tỉnh Tây - bắc Bắc Bộ,…), trong những năm tới

cùng với việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thực hiện mục tiêu cơng
nghiệp hố, ngồi số lượng dân số tăng tự nhiên, dự báo có một lượng đáng
kể lao động ngồi tỉnh đến Vĩnh Phúc làm việc (trong các khu công nghiệp và
các hoạt động kinh tế – xã hội khác ngồi các khu cơng nghiệp...). Đây cũng
là sức ép trong giải quyết việc làm đối với Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc.
Về nguồn nhân lực: nguồn lao động của Vĩnh Phúc khá dồi dào, dân số
trong độ tuổi lao động (từ 16 tuổi đến 60 tuổi đối với nam và từ 16 tuổi đến
55 tuổi đối với nữ) năm 2010 là 694.930 chiếm tỷ lệ trên 70% dân số năm
2009; Trong đó chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hóa và tinh thần
sáng tạo để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Về chất lượng lao động,
tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh năm 2010 là 51,2%, năm 2011đạt 54,9%.
Từ đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội trình độ phát triển
kinh tế và đặc điểm dân cư trên đây có thể thấy, tỉnh Vĩnh Phúc có những
thuận lợi, đồng thời có những khó khăn trong giải quyết việc làm cho người
lao động nói chung và nơng dân nói riêng như sau:
* Thuận lợi:
Điều kiện tự nhiên rất phong phú đa dạng, có tất cả các vùng miền,
gồm vùng núi, trung du, đồng bằng và ven sông, rất thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế nông nghiệp cũng như mở nhiều loại hình việc làm thu hút nhiều
lao động, trong đó có lực lượng lao động nơng dân.
Vĩnh Phúc có lượng lao động trẻ, dồi dào; trình độ học vấn ngày càng
cải thiện. Có thể nói, đây là lực lượng lao động có khả năng tiếp nhận, chuyển
gia khoa học, công nghệ, thúc đẩy kinh tế ở khu vực nông thôn phát triển
mạnh, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH của tỉnh.
17


Vĩnh Phúc có các tuyến đường chiến lược của đất nước, có vị trí thuận
lợi để giao lưu, phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội. Đây cũng là điều kiện
thuận lợi để tỉnh Vĩnh Phúc đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp,

nông thôn, là điều kiện thuận lợi trong việc tạo các cơ hội việc làm cho người
lao động nói chung và nơng dân nói riêng.
Trong những năm qua, kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc phát triển tương đối đồng
đều, với mức tăng trưởng khá, tạo sự ỏn định về việc làm cho nơng dân.
* Khó khăn:
Vĩnh Phúc là tỉnh có địa hình phức tạp, điều kiện khí hậu tương đối khắc
nghiệt, lượng mưa phân phối không đều... điều này đã làm ảnh hưởng không
nhỏ đến phát triển kinh tế nông nghiệp, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng,
dẫn đến khó khăn cho đời sống và sản xuất của người nông dân.
Nguồn tài nguyên của tỉnh Vĩnh Phúc phong phú nhưng vẫn ở dạng
tiềm năng, muốn khai thác phải có sự đầu tư lớn cả về vốn khoa học cơng
nghệ, trong khi đó nguồn vốn của tỉnh cịn hạn hẹp, trình độ khoa học cơng
nghệ chưa đượ phát triển. Mặc dù trong những năm vừa qua, tỉnh Vĩnh Phúc
có tốc độ tăng trưởng khá, nhưng quy mơ nhỏ. Tỷ trọng nơng nghiệp trong cơ
cấu kinh tế cịn cao so với mức bình quân trung của cả nước.
Người dân Vĩnh Phúc có truyền thống yêu nước, cần cù, chịu khó,
thơng minh, hiếu học, đồn kết thương u giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Song, tư duy về kinh tế còn hạn chế nhất là trong điều kiện kinh tế vận hành
theo kinh tế hàng hóa, một thời gian dài bị ảnh hưởng của cơ chế quan lieu,
bao cấp, cuộc sống tự sản xuất, tự cung, tự cấp; mặt khác còn nặng về quan
niệm “làm thầy hơn làm thợ”; tư tưởng dễ thỏa mãn. Lực lượng lao động này
phần lớn tập trung ở nơng thơn vì thế họ thường cam chịu hồn cảnh thực tế
của mình. Một số khơng ít lao động còn nặng tư tưởng phải được làm việc
trong các cơ quan Nhà nước.

18


Tất cả các yếu tố trên đã tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã
hội cũng như giải quyết việc làm cho nông dan cả về đào tạo nghề, tao mở

việc làm và nâng cao chất lượng cho nông dân ở tỉnh Vĩnh Phúc
I

1.2 Thực trạng giải quyết việc làm cho người nông dân ở Vĩnh Phúc
trước năm 1997
1.2.1 Khái niệm về việc làm và giải quyết việc làm
* Khái niệm việc làm: việc làm là mối quan tâm số một của người lao
động và giải quyết việc làm là công việc quan trọng của tất cả các quốc gia.
Cuộc sống của bản thân và gia đình người lao động phụ thuộc rất lớn vào việc
làm của họ. Sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia cũng gắn liền với tính
hiệu quả của chính sách giải quyết việc làm. Với tầm quan trọng như vây,
việc làm được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như kinh tế, xã hội
học, lịch sử... Khi nghiên cứu dưới góc độ lịch sử thì việc làm liên quan đến
phương thức lao động kiếm sống của con người và xã hội loài người.
Ở Việt Nam trước đây, trong cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp,
người lao động được coi là có việc làm và được xã hội thừa nhận, trân trọng,
là người làm việc trong thành phần kinh tế XHCN. Theo cơ chế đó, xã hội
khơng thừa nhận việc làm ở các thành phần kinh tế khác và cũng không thừa
nhận thiếu việc làm, thất nghiệp...
Ngày nay, các quan niệm về việc làm đã được hiểu rộng hơn, đúng đắn
và khoa học hơn, bao gồm các hoạt động của con người nhằm tạo ra thu nhập,
mà không bị pháp luật cấm. Điều 13, chương II Bộ Luật lao động Nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam quy định: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu
nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”[35, tr.42].
Theo quan niệm trên, việc làm là các hoạt động được hiểu như sau:
Làm các công việc để nhận tiền cơng, tiền lương hoặc hiện vật cho cơng
việc đó.
19



Làm những cơng việc tự làm mang lại lợi ích cho bản thân hoặc tạo thu
nhập cho gia đình, cho cộng đồng, kể cả những công việc không được trả
công bằng hiện vật.
Như vậy, một hoạt động được coi là việc làm cần được thỏa mãn 2 điều
kiện:
Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhạp cho người la động và
các thành viên trong gia đình.
Hai là, người lao động được tự do hành nghề, hoạt động đó khơng bị
pháp luật cấm, điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm
Hai điều kiện trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, là điều kiện cần và đủ
của một hoạt động được thừa nhận là việc làm, quan niệm đó đã góp phần mở
rộng quan niệm về việc làm, khi đa số lao động hiện thời chỉ muốn chen chân
vào các doanh nghiệp, cơ qua nhà nước. Về mặt khoa học, quan điểm của Bộ
Luật lao động đã nêu đầy đủ yếu tố cơ bản nhất yếu tố cơ bản của việc làm.
*Khái niệm giải quyết việc làm: giải quyết việc làm là việc tạo ra các cơ
hội để người lao động có việc làm và tăng được thu nhập, phù hợp với lợi ích
của bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Giải quyết việc làm nhằm khai
thác triệt để tiềm năng của một con người, nhằm đạt được việc làm hợp lý và
việc làm có hiệu quả. Chính vì vậy, giải quyết việc làm có ý nghĩa hết sức
quan trọng đối với người lao động ở chỗ tạo cơ hội cho họ thực hiện được
quyền và nghĩa vụ của mình. Trong đó, có quyền cơ bản nhất là quyền được
làm việc nhằm nuôi sống bản thân và gia đình góp phần xây dựng quê hương,
đất nước.
Giải quyết việc làm có thể được hiểu ở một số khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất. Số lượng và
chất lượng tư liệu sản xuất phụ thuộc vào vốn đầu tư, tiến bộ khoa học kỹ

20



thuật, áp dụng trong sản xuất và khả năng quản lý, sử dụng đối vơi các tư liệu
sản xuất đó.
Thứ hai, tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động. Số lượng lao động
phụ thuộc vào quy mô, tốc độ tăng dân số, các quy định về độ tuổi lao động
và sự di chuyển của lao động, chất lượng lao động phụ thuộc vào sự phát triển
củ giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Thứ ba, thực hiện các giải pháp để duy trì việc làm ổn định và đạt hiệu
quả cao, các giải pháp về quản lý thị trường, kỹ thuật... nhằm nâng cao hiệu
quả của việc làm.
Chỉ khi nào trên thị trường người lao động và người sử dụng lao động
gặp gỡ và tiến hành trao đổi thì khi đó việc làm được hình thành. Giải quyết
việc làm cần được xem xét cả phía người lao động, người sử dụng lao động,
vai trị của Nhà nước.
Dưới góc độ quản lý Nhà nước thì giải quyết việc làm là “Tổng thể các
biện pháp, chính sách kinh tế, xã hội từ vi mô đến vĩ mô tác động đến người
lao động có thể có việc làm” [36, tr.18].
* Ý nghĩa của vấn đề giải quyết việc làm: việc làm và thất nghiệp là một
trong những vấn đề xã hội có tính chất tồn cầu, là mối quan tâm lớn của mỗi
quốc gia. Mọi chiến lược phát triển đều phải hướng vào việc phát triển con
người , lấy con người làm trung tâm trong phát triển xã hội và tiến bộ xã hội,
trong đó, việc làm là một tiêu chí quan trọng để xem xét, đánh giá sự phát
triển của xã hội, là thước đo tiến bộ của xã hội.
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổng kết: có ba yếu tố cơ bản nhất để
phát triển con người là phải đảm bảo an toàn lương thực, an toàn việc làm và
an tồn mơi trường.
Xét về mặt xã hội, mọi người có sức lao động đề có quyền địi hỏi có
được việc làm vì đó là một trong những quyền cơ bản của con người.
21



Khi nghiên cứu quá trình sản xuất vật chất của xã hội loài người. C.Mác
chỉ rõ: “sản xuát vật chất là cơ sở cho tồn tại và phát triển cả con người”.
Theo C.Mác, muốn tồn tại và phát triển , con người phải lao động, phải tiến
hành sản xuất. Lao động là điều kiện chủ yếu quyết định sự hình thành và
phát triển của con người, làm biến đổi bản chất tự nhiên của con người, đồng
thời hình thành nên và phát triển bản chất xã hội của con người. Nhờ lao
động, con người khẳng định được mình là chủ thể sáng tạo ra mọi giá trị vật
chất và tinh thần của nhân loại.
Trong Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa (2-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Mọi người sinh ra
đều có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm
phạm được, trong đó có quyền được sống, quyền được tự do, quyền được
mưu cầu hạnh phúc. Suy rộng ra, để có được hạnh phúc, con người cần phải
được tự do, đặc biêt tự do trong lao động là điều kiện cơ bản để giải phóng
sức lao động và là cơ sở để hoàn thiện và phát triển con người.
Hiện nay, công cuộc đổi mới đất nước đang trong thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Đảng chủ trương
lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và
công bằng xã hội trong mỗi bước đi và trong suốt quá trình phát triển. Trong
quá trình này, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là một trong
những vấn đề cấp bách nhất; vì giải quyết hiệu quả vấn đề việc làm là cơ sở
để giải quyết tiến bộ và công bằng xã hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, thúc đẩy
nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Giải quyết việc làm
là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển knh
tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức
xúc của nhân dân” [23, tr.210].
22



1.2.2 Tình hình giải quyết việc làm của nơng dân ở Vĩnh Phúc trước
năm 1997
Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ VII họp từ 18 đến ngày 2011-1991, Đại hội đã chỉ rõ phương hướng nhiệm vụ trong 5 năm 1991-1995
của tỉnh là: “Giữ vững ổn định chính trị, ổn định và phát triển một bước kinh
tế-xã hội, bảo đảm lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân
dân, tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu. Giải quyết phần lớn việc làm cho
người lao động, giảm mạnh nhịp độ tăng dân số...” [2, tr.531].
Bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VII, tỉnh Vĩnh Phú cũng
trong tình trạng khó khăn chung của đất nước. Từ năm 1988 trở về trước công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương hoạt động theo cơ chế bao cấp, sản
xuất gia công cho các nước XHCN theo sự chỉ đạo của nhà nước nên phát huy
được thế mạnh vốn có của địa phương, từ năm 1989, sau Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI, cơ chế quản lý kinh tế đã chuyển đổi, mặt khác thị trường
truyền thống của Đơng Âu và Liên Xơ khơng cịn, nên cơng nghiệp và tiểu
thủ cơng nghiệp của Vĩnh Phú cũng trong tình trạng chung của cả nước là
phải sắp xếp lại sản xuất, đổi mới quản lý, đổi mới công nghệ, từng bước phù
hợp với cơ chế thị trường. Nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh thua lỗ, hàng hóa
tồn đọng lớn, xí nghiệp giải thể... đã tạo nên ảnh hưởng lớn đến vấn đề lao
động và việc làm trong đó có lao động nơng thơn.
Khơng dừng lại ở đó, Vĩnh Phú có đến hơn 80% dân số làm nơng
nghiệp. Tuy nhiên trong thời gian này, ngành sản xuất nông nghiệp của tỉnh
cũng gặp nhiều khó khăn như điều kiện tự nhiên không thuận lợi: thiên tai,
hạn hán, sâu bệnh...nên năng suất lúa không cao, kinh tế nông nghiệp chậm
phát triển. Đầu tư cho nơng nghiệp chưa tương xứng với vị trí mặt trận hàng
đầu. Cơ sở vật chất phục vụ cho nông nghiệp nhiều nơi xuống cấp nghiêm
trọng kể cả các cơng trình thủy lợi dẫn đến đến nội đồng. Vật tư kỹ thuật chưa
23



×