ĐỀ TÀI :
KINH NGHIỆM THỰC HIỆN BÀI DẠY
Ở CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10 THAY SÁCH
BỘ MÔN NGỮ VĂN
A-Lý do báo cáo chuyên đề :
Chương trình thay sách ở các trường Trung
học đã có từ lớp 6, bây giờ đến lớp 10. Tuy
nhiên GV cấp 3 mới thực hiện dạy thay sách
năm nay ( được khoảng 3 tháng) nên có
nhiều vấn đề cần bàn bạc , rút kinh nghiệm
với nhau. Do đó hôm nay tôi xin phép thay
mặt gv đang trực tiếp dạy khối 10 trình bày
chuyên đề “ Kinh nghiệm thực hiện bài dạy
ở chương trình lớp 10 thay sách - bộ môn
ngữ văn”.
Yêu cầu hội thảo hôm nay dành cho lớp 10 và
có liên quan mật thiết với các gv cấp 3 dạy
khối khác nên BGH mời toàn các tổ cùng
tham dự và cùng đóng góp ý kiến rút kinh
nghiệm để công tác giảng dạy của chúng ta
ngày càng tốt hơn.
B-Nội dung chuyên đề:
I-Đặc trưng của chương trình thay sách
lớp 10:
-Sách giáo khoa: 2 bộ nâng cao và cơ bản,
kiến thức không giống nhau nhiều. Có dạng
bài đọc thêm phải dạy ngay trên lớp.
-Thể loại: Đưa vào một số thể loại lạ như
hát chèo, thơ Hai cư của Nhật bản...
-Phương pháp: phát huy tối đa tính tích cực
của hs bằng nhiều hình thức.
II-Minh hoùa:
Baứi Taỏm Caựm
Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người...
ẹOẽC VAấN
TIET 21-22
TAM CAM
I-Giới Thiệu:
1-Thể loại: Cổ tích thần kì.
2-Tóm tắt truyện : (HS xem tranh để
tóm tắt)
3-Chủ đề:
-Kể chuyện mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ
con người dì ghẻ.
-Phản ánh:
+Mơ ước đổi đời và công lí xã hội.
+Quan niệm ở hiền gặp lành.
II-Đoc- Hiểu văn bản:
1-Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con dì
ghẻ:
-Tấm hiền lành , chăm chỉ nhưng luôn
bò mẹ con Cám hiếp đáp.
-Được làm hoàng hậu thì bò mẹ con
Cám giết chết, hóa kiếp nhiều lần.
=>Phản ánh mối xung đột giữa thiện-ác
trong xã hội.
HS họp nhóm trả lời trong phiếu học
tập những câu hỏi:
-Nêu những hành động phản kháng của
Tấm từ lúc đầu đến lúc cuối?
-Nhận xét thái độ phản kháng của Tấm
càng về sau thì càng thế nào? Tại sao
như vậy?
2-Thái độ phản kháng của Tấm:
-Những lần đầu bò hãm hại, Tấm khóc.
-Bò giết chết,hóa kiếp nhiều lần, liên tục
chống kẻ ác.
-Trở về cuộc đời, bày mưu cho Cám tự giết
chết mình.
Để hs tranh luận về phản kháng cuối cùng
của Tấm đối với Cám.
=>Phản ánh thái độ phản kháng càng về
sau càng mãnh liệt, kiên quyết và dứt
khoát, cái ác không thể tồn tại.
3-Yếu tố kì ảo:
-Rất nhiều yếu tố kì ảo trong truyện (Ở phần
1 khác với phần 2)
-Vừa là lực lượng hỗ trợ cho thiện thắng ác,
vừa tạo ấn tượng thẫm mỹ cho câu chuyện.
Hãy chọn câu đúng nhất:
Ý nghóa của truyện phản ánh ước mơ
gì ở người dân lao động
A-Ước mơ được bụt giúp đỡ như cô
Tấm.
B-Ước mơ về công bằng xã hội:
Ở hiền gặp lành.
C-Ước mơ trở nên giàu có , quyền uy.
D-Ước mơ được đổi đời.
4-Ý nghóa truyện:
-Phản ánh mơ ước về công bằng xã hội: Ở
hiền gặp lành , ở ác gặp ác.
-Kết thúc có hậu thể hiện ước mơ đổi đời của
những người lao động nghèo.
Tk:
-Bức tranh về một xã hội công bằng lí tưởng.
-Thể hiện:
+Tinh thần lạc quan yêu đời.
+Niềm khát khao vươn tới hạnh phúc, công lí.
RÚT KINH NGHIỆM TỪ BÀI DẠY.
1-Phương tiện dạy: dạy ở phòng công nghệ
nên đưa lên được rất nhiều tranh ảnh.
2-Phương pháp phát huy tính tích cực của hs:
-Tóm tắt truyện, dẫn dắt truyện, củng cố
truyện qua tranh ảnh.
-HS tự tư duy.
-HS họp nhóm.
-HS tranh luận.
-HS nhận xét trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
3-Phía GV:
-Chòu khó đầu tư trong khâu soạn
giáo án, tìm tư liệu để bài dạy sinh động.
-Hệ thống câu hỏi khá chuẩn mực,
tránh dùng những câu hỏi chọn lưa quá
dễ hoặc loại câu hỏi đã có trả lời sẵn.
-Chuẩn bò sẵn phiếu học tập.
-Câu hỏi trắc nghiệm nên đưa vào
ma trận.
III-Thuận lợi, khó khăn trong thực tế:
a-Thuận lợi:
-HS đã quen phương pháp từ lớp cấp 2 nên
hoạt động đồng bộ, nhòp nhàng, năng động, tạo
điều kiện tốt cho gv trong việc truyền thụ kiến
thức cho các em.
-Đối với lớp nâng cao càng thuận lợi hơn vì em
đã tự nguyện chọn môn Ngữ văn.
b-Khó khăn:
-GV còn lúng túng trong việc áp dụng
các phương pháp mới một cách hợp lí
vào bài học.
-Gv tìm tư liệu, tranh ảnh, tự thiết kế sơ
đồ khá khó khăn, mất nhiều thời gian.
-Có gv phải phụ trách dạy vừa nâng cao
vừa cơ bản hết sức vất vả.