Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tu nam 1997 den nam 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 138 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ NGUYỆT

ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM LÃNH ĐẠO
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010

Chuyên ngành:Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hà Nội - 2011


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục đích nhiệm vụ của luận văn. ................................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................... 6
6. Đóng góp về mặt khoa học của luận văn. ..................................................... 7
7. Kết cấu luận văn: ........................................................................................... 7
Chƣơng 1: BƢỚC ĐẦU LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 – 2000 ................................................. 8
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng kinh tế nông nghiệp tỉnh
Hà Nam trước năm 1997 ................................................................................... 8
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .................................................... 8
1.1.2. Thực trạng nông nghiệp tỉnh Hà Nam và nhu cầu chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp .................................................................................. 13


1.2. Đảng bộ Hà Nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ
năm 1997 - 2000.............................................................................................. 18
1.2.1. Đường lối chung của Đảng và chủ trương của Đảng bộ ................ 18
1.2.2. Quá trình tổ chức thực hiện .......................................................... 27
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 44
Chƣơng 2: TĂNG CƢỜNG LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 - 2010 .................................... 47
2.1. Đảng bộ Hà Nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ
năm 2001- 2005............................................................................................... 47
2.1.1. Đảng bộ tỉnh vận dụng linh hoạt chủ trương chung của Đảng vào
thực tiễn Hà Nam ............................................................................................ 47

136


2.1.2. Quá trình tổ chức thực hiện ............................................................. 54
2.2. Tăng cường lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm
2006 - 2010...................................................................................................... 66
2.2.1. Chủ trương của Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ ....................... 66
2.2.2. Quá trình tổ chức thực hiện ............................................................. 76
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 90
Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ........................... 94
3.1. Một số nhận xét ....................................................................................... 94
3.1.1. Ưu điểm ............................................................................................ 94
3.1.2 Hạn chế ........................................................................................... 102
3.2. Một số kinh nghiệm ............................................................................... 114
KẾT LUẬN .................................................................................................. 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 127

137



MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Lý luận và thực tiễn đã chứng minh nông nghiệp luôn đóng vai trò to
lớn đối với sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước bởi sản xuất nông nghiệp
tạo ra lương thực, thực phẩm cần thiết đủ để nuôi sống dân tộc mình và tạo
nền tảng cho các ngành, các hoạt động kinh tế khác phát triển. Sinh thời Chủ
tịch Hồ Chí Minh từng chỉ dạy: vì nước ta là một nước nông nghiệp, mọi việc
đều dựa vào nông nghiệp cho nên các cơ quan Nhà nước phải quan tâm hơn
nữa, phát huy nhiều hơn nữa tác dụng của ngành mình trong sản xuất nông
nghiệp.Thực hiện lời di huấn của Người, trong quá trình lãnh đạo cách mạng
Việt Nam, Đảng luôn quan tâm tới sự phát triển của ngành nông nghiệp,
khẳng định vai trò nền tảng của kinh tế nông nghiệp và mối quan hệ biện
chứng giữa phát triển nông nghiệp với sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ
nghĩa.
Nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản.
Đây là ngành sản xuất vật chất cơ bản, cung cấp nhiều loại sản phẩm thiết yếu
cho đời sống xã hội, là thị trường rộng lớn của ngành công nghiệp, cung cấp
nguồn nhân lực và tạo nên tích lũy ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Phát triển kinh tế nông nghiệp trong tình hình hiện nay
là nhằm tạo dựng một nền nông nghiệp có cơ cấu kinh tế hợp lý, phát huy mọi
tiềm năng sản xuất, phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, giải
quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho đông đảo nông
dân.
Hà Nam cũng như các tỉnh ở đồng bằng Sông Hồng, là nơi các hoạt
động nông nghiệp xuất hiện và phát triển từ rất sớm. Theo kết quả của Tổng
điều tra dân số và nhà ở năm 2009: gần 90% dân số và hộ gia đình ở Hà Nam

1



sinh sống ở nông thôn trong đó có 81,62% số hộ nông nghiệp; 74,9% số hộ có
nguồn thu nhập chính từ các nghề nông- lâm nghiệp và thủy sản .
Thấm nhuần đường lối chung của Đảng, ngay từ khi tái lập (1997),
Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh đến
năm 2010 là: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, dần chuyển sang xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp- dịch vụ- nông
nghiệp. Đồng thời nhấn mạnh: nông nghiệp vẫn là lĩnh vực kinh tế có vị trí
quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế - xã hội của tỉnh, có nhiệm vụ thu hút
lực lượng lao động đông đảo ở nông thôn, tạo ra khối lượng lương thực thực
phẩm và nông sản hàng hóa lớn phục vụ cho nhu cầu của dân cư trong tỉnh,
của thị trường trong nước và cho xuất khẩu. Đô thị hóa và công nghiệp hóa
đang lấy dần ruộng đất nông nghiệp nhưng không có nghĩa nông nghiệp hết
tương lai trong xã hội hiện đại. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn chính là cách ứng xử tích cực để nông nghiệp tiếp tục tồn tại và phát
triển phù hợp trong bối cảnh mới. Đây cũng là yêu cầu khách quan của sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong 13 năm (1997-2010), với tư duy kinh tế năng động, Đảng bộ tỉnh
đã vận dụng linh hoạt đường lối của Đảng, tích cực chỉ đạo chuyển dịch cơ
cấu kinh kltế nông nghiệp, nông thôn. Nhờ đó, nông nghiệp Hà Nam có bước
phát triển mạnh và tương đối toàn diện. Song cơ cấu các ngành trong nội bộ
ngành nông nghiệp còn biến đổi chậm do quy mô sản xuất và quy mô tăng
trưởng của lâm nghiệp và thủy sản còn nhỏ bé so với trồng trọt và chăn nuôi.
Nhằm góp phần làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, từ đó đánh giá một cách khách quan
thành tựu, hạn chế đồng thời rút ra những kinh nghiệm thực tiễn để tiếp tục
hoàn chỉnh chủ trương, giải pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện phát triển nông
nghiệp nói riêng, giải pháp phát triển kinh tế- xã hội nói chung của tỉnh Hà


2


Nam. Tôi chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010” làm đề tài luận văn thạc sĩ
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu
mà Đảng đã đề ra là: tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Vì thế, đề tài về nông nghiệp,
nông thôn đã và đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu không riêng giới khoa
học mà cả những nhà hoạt động thực tiễn. Đã có nhiều cuộc hội thảo, nhiều
sách, luận án, bài viết được công bố.
Cuốn sách “Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn Việt Nam” của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội
(2002) trình bày rất hệ thống quan điểm phát triển nông nghiệp, nông thôn
của Đảng từ Đại hội III đến Đại hội IX, đồng thời đưa ra một số mô hình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của các nước như Đài Loan,
Hàn Quốc…để tham khảo. Cuốn sách “Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông
thôn - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc”, Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia Hà Nội (2009) đã chỉ rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn đang
đặt ra trong quá trình đổi mới, thưc hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn; đồng thời khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn
liên hệ không tách rời nhau trong sự phát triển. Cùng với cuốn “Đổi mới cơ
chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam” của tác giả Trương Thị Tiến,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội (1998) là cuốn “Nhân tố mới trong
sự nghiệp đổi mới” (1999) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Ban


3


Tư tưởng văn hóa Trung ương xuất bản đã góp phần tổng hợp và đưa ra
những điển hình tiên tiến trong kinh doanh nông nghiệp, rút ra những bài học
thành công trong thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp.
Bên cạnh đó là rất nhiều bài viết xung quanh vấn đề chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở các góc độ khác nhau như “Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hiện nay” của Hoàng Xuân Nghĩa đăng
trên tạp chí cộng sản, số 8/2010 trang 23-25; “Quan điểm của Hồ Chí Minh về
phát triển nông nghiệp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa” của Bùi Đình
Phong trên tạp chí Lịch sử Đảng, số 9/1998 trang 37-40; “ Vấn đề nông dân,
nông nghiệp, nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện
nay. Quan điểm và những định hướng chính sách” của Đỗ Kim Chung, tạp
chí Nghiên cứu kinh tế, số1/2010 trang 52-58...đã chỉ rõ những thuận lợi và
khó khăn trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trước
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Với quan điểm coi khuyến nông là một
trong những phương pháp cần được nhân rộng trong điều kiện đưa nông dân
hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, tác giả Đinh Phi Hổ đã trình bày thuyết
phục quan điểm của mình trong bài viết “khuyến nông- chìa khóa vàng trên
con đường hội nhập”, tạp chí Cộng sản, số 3/2008 trang 22-25.
Nhiều học viên cao học, nghiên cứu sinh cũng lấy nông nghiệp làm đề
tài nghiên cứu dưới các phương diện khác nhau. Gần nhất có luận văn “Đảng
bộ Hà Tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế (1991-2006)” của tác giả
Nguyễn Văn Triệu; Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Anh về “chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Nai từ 1996 đến 2006” đã cho
thấy nhiều chiều cạnh đáng quan tâm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ở các địa phương.
Trên địa bàn tỉnh Hà Nam, từ khi tái lập tỉnh (1997) đến 2010 đã có

những công trình quan trọng được công bố như “Những sự kiện Lịch sử Đảng

4


bộ tỉnh Hà Nam 1975-2000” xuất bản năm 2004; “Địa chí Hà Nam” xuất
bản năm 2004 ; “Hà Nam thế và lực mới trong thế kỷ XXI” xuất bản năm
2005; “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Nam(1927-1975)” xuất bản năm 2004;
“Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Nam (1975-2005) xuất bản năm 2010. Về kinh tế
nông nghiệp, hàng năm có đánh giá của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và báo
cáo tổng kết của các ban, ngành có liên quan như Sở Nông nghiệp và phát
triển nông thôn; Hội nông dân. Tuy vậy, trong 13 năm này, chưa có công trình
được công bố nào nghiên cứu riêng và toàn diện về sự lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh đối với nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; trong
khi, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Hà Nam đã đạt nhiều kết quả trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và đúc rút được nhiều kinh nghiệm
quý. Song tất cả những nghiên cứu kể trên, dưới các góc độ tiếp cận khác
nhau đã tạo thuận lợi cho tác giả luận văn tham khảo giải quyết các nhiệm vụ
mà luận văn đề ra.
3. Mục đích nhiệm vụ của luận văn.
Mục đích: Tổng kết thực tiễn địa phương, đánh giá thành tựu, hạn chế
trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hà
Nam. Qua đây, rút ra những kinh nghiệm góp phần hoàn chỉnh chủ trương,
đường lối, giải pháp tổ chức thực hiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Để đạt được mục đích, luận văn xác định nhiệm vụ sau:
- Đánh giá thực trạng nông nghiệp của Hà Nam trước ngày tái lập tỉnh
để thấy được nhu cầu phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
- Trình bày hệ thống các chủ trương, chính sách của Đảng và Đảng bộ
tỉnh Hà Nam về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và quá trình tổ chức

thực hiện trên địa bàn tỉnh.

5


- Đánh giá kết quả, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân, đề xuất một số giải
pháp; rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu trong chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Hà
Nam về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; quá trình tổ chức thực hiện
của Đảng bộ và diễn biến của cơ cấu kinh tế nông nghiệp Hà Nam dưới tác
động của chủ trương và chính sách đó.
Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu chủ trương, giải pháp và
quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp từ 1997 đến 2010. Tuy nhiên, để có sự so sánh đối chiếu nhằm làm rõ
vai trò lãnh đạo của Đảng bộ, luận văn trình bày khái quát tình hình kinh tế
nông nghiệp tỉnh Hà Nam trước năm 1997.
Về nội dung: kinh tế nông nghiệp bao gồm nhiều vấn đề, nhiều nội
dung, luận văn tập trung làm rõ 3 vấn đề chính: chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành, cơ cấu kinh tế vùng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phần.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Tư liệu: Để thực hiện đề tài, luận văn sử dụng, khai thác các nguồn tư
liệu chủ yếu sau:
- Các Văn kiện Đảng, bao gồm các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương
và của Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp; các báo cáo tổng kết hàng quý, hàng năm của Tỉnh uỷ,
Ủy ban nhân dân, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội nông dân tỉnh
Hà Nam … được lưu giữ tại trung tâm lưu trữ thuộc các đơn vị trên

- Các công trình chuyên khảo, các bài nghiên cứu về đề tài nông nghiệp
được đăng tải trên báo chí.

6


- Các số liệu điều tra, thống kê, khảo sát từ thực tiễn phát triển kinh tế
nông nghiệp Hà Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nông nghiệp, nông
thôn là phương pháp luận để luận văn xem xét các vấn đề nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sẽ sử dụng phương pháp lịch sử và
lôgíc, đây là hai phương pháp chính. Với từng vấn đề cụ thể, luận văn sẽ sử dụng
các phương pháp khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so
sánh... một cách phù hợp.
6. Đóng góp về mặt khoa học của luận văn.
Luận văn góp phần tổng kết quá trình thực hiện chủ trương chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đảng tại một địa phương thuộc Đồng bằng
Sông Hồng trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn.
Luận văn góp phần vào việc tổng kết lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Nam
trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Luận văn có thể sử dụng để làm tư liệu tham khảo cho: công tác tham
mưu, bài giảng giáo dục chính trị, các cấp ủy Đảng, Sở nông nghiệp và phát
triển nông thôn tỉnh Hà Nam...
7. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phần
phụ lục, luận chia làm 3 chương.

7



Chƣơng 1: BƢỚC ĐẦU LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 – 2000
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng kinh tế nông nghiệp
tỉnh Hà Nam trƣớc năm 1997
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Tự nhiên: Hà Nam vốn thuộc phủ Lỵ Nhân, thuộc trấn Sơn Nam, năm
1831 vua Minh Mạng quyết định lập các tỉnh thì Phủ Lỵ Nhân đổi là phủ Lý
Nhân thuộc tỉnh Hà Nội, xứ Bắc Kỳ. Ngày 20 - 10 - 1890, toàn quyền Đông
Dương ra nghị định thành lập tỉnh Hà Nam. Từ đó đến nay, đã có nhiều lần
chia tách và sát nhập tỉnh, nhiều sự điều chỉnh về địa giới hành chính đã diễn
ra: năm 1965 Hà Nam sát nhập với Nam Định thành tỉnh Nam Hà và sát nhập
với Ninh Bình vào năm 1976 thành tỉnh Hà Nam Ninh rộng lớn, rồi lại chia
tách tỉnh Nam Hà và Ninh Bình như cũ vào năm 1992 và ngày 1-1-1997 tỉnh
Hà Nam được tái lập gồm các huyện Thanh Liêm, Kim Bảng, Bình Lục, Lý
Nhân, Duy Tiên và thành phố Phủ Lý [60, tr.8].
Nằm ở phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong vùng trọng
điểm kinh tế Bắc Bộ, trên tọa độ 200 vĩ Bắc và giữa 1050 - 1100 kinh độ Đông,
Hà Nam là cửa ngõ phía Nam của thủ đô. Phía Bắc giáp với Hà Tây (nay là
Hà Nội), phía Đông giáp với Hưng Yên và Thái Bình, phía Nam giáp với tỉnh
Nam Định và Ninh Bình, phía Tây giáp với Hòa Bình.
Với vị trí địa lý này, Hà Nam vừa kết nối với các tỉnh miền núi tây bắc
của đất nước, vừa là địa bàn chuyển tiếp giữa các vùng kinh tế - lãnh thổ. Đặc
biệt, sự phát triển của giao thông vận tải và sự mở rộng của thị trường đã hình
thành không gian kinh tế mở với nhưng lợi thế về giao lưu kinh tế, văn hóa,
khoa học kỹ thuật, tạo cho Hà Nam những thuận lợi so sánh về thị trường để

8



khai thác có hiệu quả nguồn lực bên trong và tranh thủ các nguồn lực từ bên
ngoài phục vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đất đai và địa hình Hà Nam tương đối đa dạng, vừa có thuận lợi vừa
có khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Tổng diện tích là 851,5km2 (năm
2002) với hai loại địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Phía tây là vùng núi
bán sơn địa với các dãy núi đá vôi, núi đất và đồi rừng. Xuôi về phía đông là
vùng đồng bằng được bồi tụ bởi sông Hồng, sông Đáy, sông Châu. Đất ở đây
có độ phì trung bình, thuận lợi cho canh tác các loại cây trồng thuộc nhóm cây
lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả và mở rộng diện tích
đồng cỏ chăn nuôi, cây rừng đa tác dụng với các hệ thống canh tác, tưới nước
hoặc không tưới nước. Tuy nhiên, do quá trình kiến tạo địa chất và biến đổi
khí hậu trong vùng nên Hà Nam có nhiều vùng đất trũng, thường xuyên ngập
úng và bị phèn chua.
Với đặc trưng vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, nhiệt độ trung
bình năm là 23,40C. Lượng mưa trung bình là 1.900mm/ năm, phân bố không
đều, khoảng 70% tập trung vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 9. Độ ẩm trung
bình năm là 85%. Với hệ thống sông lớn chảy qua như sông Hồng, sông Đáy,
sông Nhuệ, sông Châu…cùng một số hồ, đập, đảm bảo cung cấp nước cho
hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Với điều kiện nêu trên, Hà
Nam có nhiều thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp sinh thái đa dạng với
nhiều loại động, thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Hạn chế lớn nhất
của khí hậu, thuỷ văn Hà Nam là mùa khô thiếu nước và mùa mưa thường bị
bão gây ngập úng.
Về tài nguyên: Ngoài tài nguyên đất, Hà Nam còn có nguồn tài nguyên
khoáng sản phong phú, trữ lượng không nhỏ, chủ yếu là các loại đá vôi dùng
làm nguyên liệu cho sản xuất ximăng, vôi, sản xuất bột nhẹ và sản xuất vật
liệu xây dựng. Cùng tài nguyên khoáng sản, địa hình và điều kiện tự nhiên đa

9



dạng đã tạo cho Hà Nam có nhiều cảnh quan và quần thể tự nhiên đẹp, thuận
lợi cho phát triển các ngành du lịch sinh thái, du lịch thắng cảnh, nghỉ ngơi,
điều dưỡng sức khoẻ, và du lịch kết hợp với nghiên cứu khoa học. Ngũ Động
Sơn, núi Cấm ở Thi Sơn, động Khả Phong, hồ Tam Chúc, dốc Ba Chồm
(huyện Kim Bảng); cảnh quan thiên nhiên ở Đọi Sơn - Điệp Sơn (huyện Duy
Tiên); Kẽm Trống, núi Tiên (huyện Thanh Liêm); Hệ sinh thái nông nghiệp ở
huyện Bình Lục, Lý Nhân…là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, quý giá
để phát triển ngành du lịch nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung của
tỉnh.
Kinh tế- xã hội: Hệ thống giao thông nội tỉnh, ngoại tỉnh và giao thông
nông thôn Hà Nam không ngừng được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Mạng lưới
chuyển tải, phân phối điện được mở rộng hầu hết các thôn xóm. Cơ sở hạ tầng
bưu chính viễn thông và thông tin liên lạc phát triển nhanh đang từng bước
hiện đại hóa. Các ngành dịch vụ, tài chính, thương mại, ngân hàng cơ bản đáp
ứng yêu cầu phát triển của các lĩnh vực này và nhu cầu sử dụng các loại hình
dịch vụ của nhân dân. Mạng lưới y tế, giáo dục đào tạo và phúc lợi xã hội của
Hà Nam khá phát triển. Đến năm 2002, toàn tỉnh có 86% trường tiểu học,
85% trường trung học cơ sở và 100% trường trung học phổ thông được xây
dựng kiên cố và bán kiên cố.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 9,05%;
giai đoạn 2006-2010 đạt 13,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo
hướng tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp, thương mại- dịch vụ, giảm dần tỉ
trọng ngành nông nghiệp. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch
theo hướng tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản từ 31,2% (2005) lên
39,5% (2010).
Với số dân là 813.978 người (2002) trong đó có 473.828 người (chiếm
58,2% dân số) trong độ tuổi lao động. Mặc dù, so với các tỉnh thuộc đồng


10


bằng sông Hồng, Hà Nam có dân số không đông, lực lượng lao động không
lớn song điểm nổi trội của cư dân và lao động Hà Nam là truyền thống lao
động cần cù, có khả năng tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật,
công nghệ hiện đại vào sản xuất và đời sống [5, tr.67].
Hà Nam còn là một vùng đất vốn có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa.
Nơi đây là vùng đất “Địa linh nhân kiệt” được nhiều người biết đến với di sản
“văn hóa Liễu Đôi” nổi tiếng, vùng “thánh địa Tiền Lê Bảo Thái” đã được
Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia; vùng đất của
những võ tướng, danh nhân như Cao Thị Liên, Lê Hoàn, Trần Trọng Bình,
Đinh Công Tráng, Phó bảng Trương Công Giai, Hoàng giáp Lê Tung, thám
hoa Nguyễn Quốc Hiệu, tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, Nam Cao,
Nguyễn Hữu Tiến...Những truyền thống đó lại được phát huy mạnh mẽ khi
Đảng ra đời lãnh đạo cuộc đấu tranh chống đế quốc, thực dân, phong kiến
giành độc lập cho dân tộc và tự do hạnh phúc cho nhân dân. Đảng bộ Hà Nam
tự hào là một trong những Đảng bộ được thành lập rất sớm, ngay sau khi
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Liền sau đó Đảng bộ Hà Nam đã lãnh đạo
quần chúng nhân dân, nhất là nông dân đứng lên: “nổi trống Bồ Đề” ngày
20.10.1930 lịch sử. Trong thư gửi Quốc tế nông dân ngày 5.11.1930, đồng chí
Nguyễn Ái Quốc đã nêu rõ: Hà Nam là một trong những tỉnh có phong trào
nông dân phát triển qua cao trào cách mạng 1930-1931. Với truyền thống vẻ
vang đó, Đảng bộ và nhân Hà Nam đã nhiều lần vinh dự tự hào đón Chủ tịch
Hồ Chí Minh về thăm. Trong khí thế vui mừng phấn khởi của cuộc bầu cử
quốc hội khóa I thành công, ngày 11.1.1946 Bác Hồ kính yêu về thăm và căn
dặn Đảng bộ cùng nhân dân Hà Nam rằng: Đồng bào, chiến sĩ và cán bộ phải
nêu cao tinh thần đoàn kết, chống ngoại xâm, trừ nạn đói, bảo vệ nền độc lập
tự do. Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng bộ và nhân dân Hà Nam đã phấn đấu
giành nhiều thành tựu cả về kinh tế - chính trị - xã hội-văn hóa góp phần vào


11


thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng như trong
công cuộc xây dựng đất nước sau những năm tháng chiến tranh [45, tr.130].
Kế thừa và quán triệt đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong
thời kỳ thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để có
những bước chuyển vững chắc hơn, Đảng bộ và nhân dân Hà Nam đã tiến
hành Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XV (7/1998), XVI
(12/2000), XVII (12/2005), XVIII (10/2010) đề ra nhiệm vụ phát triển kinh
tế- xã hội cụ thể cho từng giai đoạn, trong đó ưu tiên chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo đường lối chủ trương chung
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sự ổn định và từng bước phát triển về kinh tế nông nghiệp đã tác động
không nhỏ về mặt xã hội góp phần làm cho Hà Nam ngày càng phát triển. Đời
sống và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện: Tính đến năm
2005, toàn tỉnh có 82,6% số hộ nông dân có nhà xây mái ngói, mái bằng.
Phương tiện giao thông, thông tin liên lạc được tăng cường đầu tư, 100% số
xã và 93,5% số hộ ở nông thôn đã dùng điện, gần 35% số hộ có ti vi, mạng
lưới điện thoại được mở rộng tới các xã và một số gia đình. Trên các vùng đất
chiêm trũng là những cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm, những trang trại trù
phù đạt từ 50 đến 100 triệu đồng/năm, những khu công nghiệp sôi động khí
thế sản xuất. Người Hà Nam đang từng bước đổi mới tư duy để nhanh chóng
hòa nhập vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự cần
cù, năng động, bản lĩnh và sáng tạo [27, tr.8]. Song để Hà Nam sớm trở thành
tỉnh công nghiệp, trước mắt Đảng bộ và nhân dân Hà Nam phải tập trung mọi
nỗ lực thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển nền nông nghiệp
toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn.


12


1.1.2. Thực trạng nông nghiệp tỉnh Hà Nam và nhu cầu chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp
Thực trạng nông nghiệp tỉnh Hà Nam
Ngày 13-01-1992, thực hiê ̣n chủ trương của Bô ̣ Chiń h tri ̣Ban chấ p
hành Trung ương Đảng (Khoá VII ), Ban chấ p hành Đảng bô ̣ tin̉ h Hà Nam
Ninh ra Nghi ̣quyế t số 32-NQ/TU về việc lañ h đa ̣o, chỉ đạo tổ chức thực hiện
viê ̣c chia tách tin
̉ h Hà Nam Ninh, thành lập lại hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình.
Tỉnh Nam Hà gồm Nam Định và Hà Nam.
Thực hiện chương trình lương thực - thực phẩm của tỉnh . Các cấp uỷ
đảng tăng cường lãnh đạo sản xuất nông nghiệp . Sau 7 năm thực hiê ̣n Nghi ̣
Quyế t 10 của Bộ Chính trị về Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp

; sau 4

năm thực hiê ̣n Quyế t đinh
̣ số 115/QĐ-UB ngày 15-02-1992 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh về việc ban hành quy định những nội dung đổi mới tổ chức quản lý
hợp tác xã nông nghiệp trong tỉnh. Rút kinh nghiệm thí điểm tại hợp tác xã
Khả Phong (huyện Kim Bảng ), các địa phương thuộc khu vực Hà Nam tập
trung điề u chỉnh đấ t đai, giao quyề n sử du ̣ng ruô ̣ng đấ t lâu dài cho hô ̣ xã viên;
đổ i mới nô ̣i dung, phương thức hoạt động của các ban quản lý hợp tác xã. Các
hơ ̣p tác xã sau khi sắ p xế p la ̣i , bô ̣ máy ban quản lý đã đươ ̣c bố trí go ̣n nhe ̣ , tổ
chức dich
̣ vu ̣ được nhiề u khâu , bước đầ u có hiê ̣u quả . Vố n, quỹ, tài sản hợp
tác xã được k iể m kê xác đinh

̣ la ̣i , thực hiê ̣n khoán sử du ̣ng vố n và cơ sở vâ ̣t
chấ t. Khu vực Hà Nam triển khai giao ruộng cho nông dân sớm trong toàn
quốc. Bộ Nông nghiệp và Tổng cục Địa chính đã về khảo sát tại khu vực Hà
Nam, qua đó trình Quốc hội sửa đổi Luật Đất đai (năm 1993).
Tuy nhiên , trong quá trình đổi mới quản lý hợp tác xã vẫn còn nhiều
tồn tại, đồng thời cũng nảy sinh những vấ n đề mới , cản trở quá trình chuyển
sang sản xuấ t hàng hoá do chưa thić h ứng với nề n kinh tế thi ̣trườn

g. Thực

hiện nghị quyết Hô ̣i nghi ̣lầ n thứ 5(6/1993) Ban Chấ p hành Trung ương Đảng,

13


(khoá VII) về tiế p tu ̣c đổ i mới và phát triể n kinh tế - xã hội nông thôn . Quán
triệt quan điể m chỉ đạo của Đảng là : Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông
thôn theo hướng sản xuấ t hàng hoá trong quá triǹ h công nghiê ̣p hoá , hiê ̣n đa ̣i
hoá đất nước, coi đó là nhiê ̣m vu ̣ chiế n lươ ̣c có tầ m quan tro ̣ng hàng đầ u ; đổ i
mới cơ cấ u kinh tế nông nghiê ̣p , cải tiế n cơ cấ u kinh tế nông thôn ; kiên trì và
nhấ t quán thực hiê ̣n chin
́ h sách phát triể n kinh tế nhiề u thành phầ n vâ ̣n đô ̣ng
theo cơ chế thi ̣trường có sự quản lý của Nhà nước ; thực hiê ̣n chiń h sách giao
quyề n sử du ̣ng ruô ̣ng đấ t lâu dài cho hô ̣ nông dân

, nêu rõ 5 quyề n: chuyể n

đổ i, chuyể n nhươ ̣ng, thừa kế , cho thuê và thế chấ p . Các địa phương tập trung
phát triển sản xuất lương thực và mở rộng gieo trồng những cây , con có hiê ̣u
quả kinh tế cao , có thị trường tiêu thụ . Đưa nhanh tiế n b ộ khoa học, kỹ thuật

vào sản xuất , thực hiê ̣n chương triǹ h cấ p I hoá giố ng lúa , giố ng ngô ở các
vùng trọng điểm lương thực . Thay đổ i cơ cấ u mùa vu ̣, bố trí cơ cấ u cây trồ ng
hơ ̣p lý , phá thế độc canh cây lúa . Thực hiê ̣n tố t các biện pháp thâm canh tăng
năng suấ t . Sớm phát hiê ̣n và chuẩ n bi pho
̣ ̀ ng trừ sâu bê ̣nh . Tiế p tu ̣c làm thuỷ
lơ ̣i, hoàn thành kế hoạch đắp và bồi trúc đê. Thường xuyên kiể m tra, phát hiện
những đoạn đê xung yế u , có biện pháp xử lý kịp thời, giữ vững đê trong mùa
mưa lũ . Đẩy mạnh công tác khuyến nông , và công tác thuỷ lợi . Khẩ n trương
thực hiê ̣n giao đấ t , giao rừng cho nông dân. Từng bước công nghiê ̣p hoá , hiê ̣n
đa ̣i hoá nông nghiê ̣p , nông thôn. Chuyể n di ̣ch cơ cấ u kinh tế nông thôn theo
hướng phát triể n công nghiê ̣p - dịch vụ ở nông thôn , mở rô ̣ng ngành nghề ,
thực hiê ̣n xoá đói giảm nghèo.
Nhờ vậy, từ 1992-1996, mặc dù năm nào nông nghiệp cũng chịu thiệt
hại do thiên tai, nhất là trận lũ lụt năm 1996 nhưng bình quân lương thực đầ u
người trong toàn tỉnh Nam Hà vẫn đa ̣t

374kg; sản lượng lương thực của 6,

huyện, thị xã thuộc khu vực Hà Nam đạt bình quân đạt 43.372 tấn/năm. Trong
đó, cao nhất là huyện Bình Lục đạt 85.300 tấn/năm, tăng 37,15% so với 5

14


năm 1986 – 1990, thấp nhất là thị xã Hà Nam đạt 2.165 tấn/năm.
Chăn nuôi phát triể n đa da ̣ng. Tỉ tro ̣ng chăn nuôi đa ̣t từ 26-28% tổ ng giá
trị sản lượng nông nghiệp. Nuôi trồ ng và chế biế n thuỷ sản có chuyển biến rõ
rê ̣t. Các hộ gia đình nhận đấu thầu , nhâ ̣n khoán ao hồ , đầ m nuôi thả cá , tôm,
đã chủ đô ̣ng đầ u tư cải ta ̣o la ̣i ao hồ , tổ chức sản xuấ t kinh doanh ổ n đinh
̣ lâu

dài.
Các địa phương thực hiê ̣n chiń h sách giao đấ t , giao rừng cho hô ̣ xã
viên, phủ xanh đất đồi trọc bằng các chương trình 327 và 773, gắ n trồ ng cây
phân tán với cải ta ̣o vườn ta ̣p . Các tiểu vùng cây ăn quả , cây cảnh hàng hoá
đang hin
̀ h thành. Hàng năm, kinh tế lâm nghiê ̣p cung cấ p hàng trăm ngàn mét
khố i gỗ, củi, hàng vạn tấn quả [61, tr.35].
Sau 4 năm tái lâ ̣p tin
̉ h Nam Hà , cơ cấ u kinh tế nông -lâm-ngư nghiê ̣p
của tỉnh nói chung, khu vực Hà Nam nói riêng có sự chuyể n dich
̣ dần theo
hướng đa da ̣ng hoá các sản phẩ m trồ ng tro ̣t , chăn nuôi, sản xuất hàng hoá và
nâng cao dần hiê ̣u quả kinh tế . Song nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản
xuất hàng hoá chưa rõ nét , hiệu quả kinh tế chưa cao . Nô ̣i dung chuyể n đổ i ,
đổ i mới hơ ̣p tác nông nghiê ̣p sang hình thức mới còn lú ng túng, hê ̣ thố ng dich
̣
vụ phục vụ nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của nông dân theo cơ chế
mới. Viê ̣c xử lý đấ t dự trữ và cấ p giấ y chứng nhâ ̣n quyề n sử du ̣ng đấ t còn
châ ̣m, chưa đáp ứng đươ ̣c mong đơ ̣i của nhân dân . Thực tế này đòi hỏi phải
đẩy mạnh hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa.
Nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Với diê ̣n tích tự nhiên là 851,5km 2 (2002), trong đó đấ t đang sử du ̣ng
sản xuất nông nghiê ̣p là 52.284,7 ha, đấ t sử du ̣ng vào lâm nghiê ̣p là 396 ha.
Theo tính chất chi phối của địa hình, trong quá trình hình thành đất của Hà
Nam có 3 nhóm chính: Nhóm 1 là nhóm đất phù sa đồng bằng độ cao trung

15



bình dưới 10m, được chia làm 6 loại gồm: (1) đất phù xa được bồi hàng năm
ven sông (sông Hồng, sông Châu, sông Đáy, thuận lợi cho trồng mía, đay, lạc,
ngô khoai, lúa....); (2) Đất phù xa không được bồi, ít chua trong đê (thuận lợi
cho trồng lúa, nơi đất trũng kết hợp canh tác lúa cá); (3) Đất phù xa không
được bồi, có glây chua (đất trũng tiêu nước kém, chỉ dùng cấy lúa 2 vụ); (4)
Đất phù xa không được bồi trung tính (được sử dụng để cấy lúa 2 vụ cho năng
suất cao); (5) Đất phù xa không được bồi đọng nước (loại đất này ở địa hình
thấp nhất của đồng bằng, phụ thuộc vào hệ thống thủy lợi, cũng chỉ dùng cấy
lúa và kết hợp lúa cá); (6) Đất than bùn (đất này canh tác khó khăn, trồng lúa
năng xuất thấp và chủ yếu để nuôi trồng thủy sản.). Nhóm ( 2) và(3) là đất
đồi, núi thấp, chiếm 3,4% diện tích tự nhiên thích hợp trồng cây lâm nghiệp,
một số cây công nghiệp và cây ăn quả, ít thích hợp để trồng lúa). Thời điểm
năm 1997, tỉnh có 6 đơn vi ̣hành chính cấ p huyê ̣n , thị xã là các huyện Duy
Tiên, Bình Lục, Lý Nhân, Thanh Liêm, Kim Bảng và thi ̣ xã Phủ Lý; 114 đơn
vị cấp cơ sở gồm

104 xã, 4 phường, 6 thị trấn (từ năm 2008 có 116 xã,

phường). Dân số của tỉnh trên 81 vạn, mâ ̣t đô ̣ dân số 950 người/km2. Toàn
tỉnh có 384,3 nghìn lao động, trong đó 89,3 % lao đô ̣ng nông nghiê ̣p , dân số
nông thôn chiế m chủ yế u số dân trong tin̉ h [5, tr.6; 45, tr.122].
Tài nguyên đất tuy phong phú nhưng không nhiều thuận lợi để trồng
lúa cho năng suất cao. Trồng rừng và cây ăn quả còn hạn chế, chưa khai thác
triệt để nguồn tài nguyên, trong khi việc phát triển nông nghiệp lại phụ thuộc
rất nhiều vào hệ thống thủy lợi. Dưới tác động của khí hậu và thời tiết, cơ sở
hạ tầng đầu tư cho nông nghiệp còn lạc hậu, tiến bộ khoa học kỹ thuật áp
dụng còn hạn chế. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp dần do yêu
cầu quá trình đô thị hóa. Nguồn lực lao động nông nghiệp khá đông nhưng
còn hạn chế về kỹ thuật, trình độ thâm canh, khả năng phát triển thủy sản còn


16


thiếu và yếu. Các hợp tác xã nông nghiệp sau chuyển đổi có ổn định nhưng
hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa nhanh nhậy với thị trường.
Trước tình hình đó, Đảng bộ lâm thời tỉnh Hà Nam xác định: Hà Nam
lấy nông nghiệp làm gốc, phải đi lên từ nông nghiệp. Song nền nông nghiệp
được chọn làm xuất phát điểm đi lên này phải là một nền nông nghiệp sản
xuất hàng hóa lớn chứ không phải là nền nông nghiệp tự cấp, tự túc, khép kín
lạc hậu. Muốn vậy cần tiếp tục quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời nhấn mạnh: Để
sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp hiện nay, (ngày càng giảm dần trong thời
gian tiếp theo) cần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, chọn con đường thâm canh, phát triển cây trồng hàng hóa, mở rộng
diện tích ở những nơi đất có khả năng nông nghiệp bằng việc không ngừng
hoàn thiện hệ thống tưới tiêu cùng nhiều mô hình thâm canh khác qua ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ
nông sản hàng hóa [41; tr.7]
Căn cứ thuận lợi và khó khăn của tỉnh mới tái lập; kế thừa những kinh
nghiệm và kết quả quý từ công tác lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp thời kỳ chung tỉnh Nam Hà, thấy rõ những tồn tại trong quá trình này.
Đảng bộ lâm thời tỉnh Hà Nam chỉ rõ phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp để tạo dựng một nền nông nghiệp hàng hóa có cơ cấu hợp lý
đảm bảo cân đối giữa nông nghiệp và các ngành kinh tế khác; tạo ra sản phẩm
hàng hóa đáp ứng yêu cầu về nông sản phẩm trong tỉnh và ngoài thị trường;
tạo cơ sở cho việc thay đổi bộ mặt nông thôn nói chung và nông nghiệp nói
riêng.

17



1.2. Đảng bộ Hà Nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
từ năm 1997 - 2000
1.2.1. Đường lối chung của Đảng và chủ trương của Đảng bộ
Khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa phát triển nông nghiệp và công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng luôn quan tâm đầu tư cho nông
nghiệp phát triển. Những nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách quan
trọng của Đảng về lĩnh vực này từ sau Đại hội VI (1986) nhất là từ Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1998) đến nay như những luồng gió mới, trực
tiếp khơi dạy các tiềm năng phát triển nông nghiệp.
Nghị quyết Đại hội VIII (12/1996) của Đảng chỉ rõ nội dung cơ bản của
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp những năm còn lại của thập kỷ 90 là:
“- Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, hình thành các vùng tập
trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng vật nuôi, có sản phẩm hàng
hóa nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đảm bảo an toàn về lương thực
trong xã hội, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trường
trong, ngoài nước.
- Thực hiện thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, sinh học hóa...
- Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản với công nghệ
ngày càng cao, gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp ở đô thị...”
[8, tr.87].
Tháng 11 năm 1997, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII họp
Hội nghị lần thứ 4 bàn nhiều vấn đề, trong đó nhấn mạnh việc cần tập trung
thực hiện đến 2000 là: Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn
với phân công lao động ở nông thôn; giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ
nông sản; phát triển mạnh các hình thức kinh tế hợp tác, đổi mới hoạt động
của các cơ sở quốc doanh trong nông nghiệp và nông thôn.

18



Để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn. Ngày 10/11/1998 Bộ Chính trị khóa VIII đã ra nghị quyết số 06-NQ/TW
về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, khẳng định 4 quan
điểm lớn:
Một là, coi trọng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát
triển nông nghiệp (gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp) và xây dựng
nông thôn, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ
cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài. Hai là, đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, gắn sản
xuất với thị trường để hình thành sự liên kết nông- công nghiệp- dịch vụ và
thị trường ngay trên địa bàn nông thôn và trên phạm vi cả nước. Ba là, phát
huy lợi thế của từng vùng và cả nước, áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học
công nghệ để phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng, đáp ứng ngày càng
cao nhu cầu nông sản thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp hướng mạnh
ra xuất khẩu. Bốn là, phát triển nền nông nghiệp với nhiều thành phần kinh
tế [1, tr.15;12, tr.31].
Nghị quyết số 06-NQ/TW khẳng định rõ hơn vai trò của kinh tế hộ và
khuyến khích kinh tế hộ phát triển; nhấn mạnh vị trí của kinh tế trang trại, thể
hiện tính tất yếu và tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh nhất là khi chuyển
sang sản xuất hàng hóa, cơ chế thị trường. Riêng đối với trang trại ở vùng
đồng bằng vì đất đai ít nên nghị quyết số 06 chủ trương hướng đầu tư kinh
doanh vào công nghiệp chế biến, chăn nuôi quy mô lớn, không phải sử dụng
nhiều đất canh tác. Đây là văn kiện đầu tiên đề cập vấn đề phát triển kinh tế
trang trại. Chủ trương chuyển đổi và xây dựng các hợp tác xã theo luật, đồng
thời khuyến khích các hợp tác xã, hộ gia đình, các thành phần kinh tế phát
triển các hình thức liên kết, hợp tác trên cơ sở tự nguyện, theo quy định của
pháp luật đã thể hiện nhận thức mới về vai trò kinh tế nhà nước, nhấn mạnh:

19



hoạt động kinh tế nhà nước trong nông nghiệp hướng vào dịch vụ đầu vào,
đầu ra, đầu tư vào các địa bàn mà các thành phần khác không đủ sức hoặc
không muốn đầu tư, hoặc để hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát
triển, trước hết là các lĩnh vực thủy lợi, cơ khí, điện, xây dựng cơ sở hạ tầng,
khoa học- công nghệ, công nghiệp chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu các
mặt hàng nông, lâm, hải sản có ý nghĩa lớn về kinh tế- xã hội và đảm bảo an
ninh quốc phòng; khuyến khích đầu tư hoặc liên kết, liên doanh các thành
phần kinh tế khác dưới mọi hình thức; từng bước xây dựng các hợp tác xã
nông nghiệp theo luật hợp tác xã, chú trọng liên kết kinh tế nhà nước với các
thành phần kinh tế khác. Tạo điều kiện và khuyến khích mạnh mẽ hộ nông
dân và những người có khả năng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nông
nghiệp, công nghiệp dịch vụ ở nông thôn [1, tr.26].
Quán triệt chủ trương chung của Đảng. Nhận thức rõ xuất phát điểm
kinh tế nông nghiệp của tỉnh thấp trong khi sự cạnh tranh trong khu vực ngày
càng gay gắt. Ngay từ những ngày đầu tái lập tỉnh Hà Nam, Đảng bộ tỉnh lâm
thời đã tập trung chỉ đạo triển khai tốt chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước về phát triển nông nghiệp nhằm phát huy lợi thế của tỉnh thuần
nông, tạo đà cho công nghiệp và thủ công nghiệp phát triển. Thực sự coi nông
nghiệp là mặt trận hàng đầu, ưu tiên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp “trong một số năm tới, Hà Nam vẫn phải coi sản xuất nông
nghiệp là mặt trận hàng đầu, cần tiếp tục tập trung đẩy mạnh phát triển nông
nghiệp toàn diện, tăng nhanh nông sản hàng hóa, đảm bảo vững chắc về
lương thực cho người và các nhu cầu khác, đồng thời cần lựa chọn phương
án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp để tạo được giá trị thu nhập
cao nhất trên một đơn vị diện tích” [41, tr.10].
Ngày 12- 01-1997, Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh đã ra Nghị
quyết số 01-NQ/TU về “Những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt”. Nghị quyết


20


chỉ rõ những thuận lợi và khó khăn khi tách tỉnh và đề ra 11 nhiệm vụ trọng
tâm. Trong đó, nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp được đưa lên hàng đầu:
“1.Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ sản xuất nông nghiệp như tu bổ đê kè,
làm thủy lợi nội đồng, nạo vét kênh mương, lật đất, gieo mạ...phấn đấu giành
vụ chiêm xuân thắng lợi với năng suất và tổng sản lượng cao nhất...”[62,
tr.384]. Đảng bộ tỉnh còn khẳng định: Để nông nghiệp tỉnh Hà Nam dần trở
thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, trước hết phải “bám sát và phối
hợp chặt chẽ với các ngành Trung ương sớm hoàn chỉnh quy hoạch thủy lợi,
thuỷ nông. Trên cơ sở đó tranh thủ và chỉ đạo sử dụng nhanh các nguồn vốn
đầu tư cho các dự án thủy lợi đã và đang chuẩn bị được đầu tư như: Trạm
bơm Yên Lệnh, Hữu Bị 2, Võ Giang, Kinh Thanh 2...cần chủ động rà soát
hoàn thiện đề án phòng chống lụt bão theo hướng đối phó mùa lưa- lũ- úng
lớn xảy ra” [41, tr.102].
Với chủ đề dân chủ, kỷ cương, đoàn kết, thống nhất ý chí và hành
động, dám nghĩ, dám làm, vận dụng sáng tạo nghị quyết của Đảng vào tình
hình thực tiễn của tỉnh. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (nhưng là Đại hội
đầu tiên sau ngày tái lập) đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tếxã hội 3 năm (1998-2000). Với nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh xác định “phát
triển nông nghiệp toàn diện theo hướng thâm canh, chuyên canh, tăng vụ, áp
dụng các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp để thúc đẩy
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa và dân chủ hóa [41, tr.54].
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của
Đảng bộ tỉnh (7/1998) đã cụ thể hóa bước đi trong thực hiện chủ trương
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nêu trên, ưu tiên cho chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp. Chú trọng các khâu thủy lợi nội đồng,
phòng trừ sâu bệnh, giống lúa tốt.


21


Để quản lý và sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả hơn. Ngày 07- 051998, Ban Thường Thường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị số 10-CT/TU về “Tăng
cường quản lý sử dụng đất đai”. Trên cơ sở đó hoàn chỉnh việc giao đất lâu
dài cho nông dân sản xuất. Chỉ thị yêu cầu:
“- Các đơn vị chỉ đạo làm tốt việc kiểm kê tài sản cố định là đất theo sự
chỉ đạo của Trung ương; triển khai việc làm thủ tục về hợp đồng cho thuê đất
đối với doanh nghiệp; làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
thu hồi đất đai sử dụng sai mục đích, lãng phí hoặc sử dụng không hiệu quả.
- Các ngành các cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của ngành
mình, địa phương mình đến năm 2010.
- Đẩy nhanh tiến độ đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho hộ nông dân nhằm tạo ra động lực phát triển sản xuất nông nghiệp, nông
thôn và tạo điều kiện quản lý đất đai tốt hơn.
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất trên địa
bàn, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý sử dụng
đất...”[62, tr.426].
Trong quá trình tổ chức thực hiện giao ruộng đất giao cho hộ nông dân
đã xuất hiện tình trạng manh mún và phân tán, ảnh hưởng không nhỏ đến quá
trình cơ giới hóa, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Để khắc phục
tình trạng này, ngày 4-5-2000 Ban Thường vụ tỉnh ủy ra Chỉ thị số 15CT/TU về “Chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp, nhằm khắc phục tình trạng
manh mún, phân tán ruộng đất”. Chỉ thị nêu rõ: Cấp ủy, ủy ban nhân dân các
cấp, Ban cán sự đảng, đảng đoàn, các sở, ngành, đoàn thể có liên quan làm tốt
những nhiệm vụ sau:
“- Tuyên truyền rõ lợi ích của việc chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp,
khuyến khích các hộ nông dân bàn bạc dân chủ: tự nguyện, tự giác thực hiện
chuyển đổi, phấn đấu mỗi hộ không nên quá 5 thửa đất nông nghiệp, những

22



×