Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

đảng với cuộc đấu tranh vừa đánh vừa đàm tu nam 1967 den nam 1973

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
………………………………
Ơ

LÊ THU TRÀ

ĐẢNG VỚI CUỘC ĐẤU TRANH VỪA ĐÁNH VỪA ĐÀM
TỪ NĂM 1967 ĐẾN NĂM 1973

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Mai Hoa

Hà Nội – 2013

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
………………………………
Ơ

LÊ THU TRÀ

ĐẢNG VỚI CUỘC ĐẤU TRANH VỪA ĐÁNH VỪA ĐÀM
TỪ NĂM 1967 ĐẾN NĂM 1973



LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2013

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 7
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .......................................... 8
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 12
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 12
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................ 13
6. Những đóng góp mới của luận văn ........................................................ 13
7. Bố cục đề tài ......................................................................................... 14
Chƣơng 1. ĐẢNG VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ THỰC HIỆN
SÁCH LƢỢC VỪA ĐÁNH, VỪA ĐÀM TỪ NĂM 1967 ĐẾN NĂM 1971 ......... 15
1.1. Quá trình hình thành chủ trƣơng, sách lƣợc vừa đánh, vừa đàm ........... 15
1.1.1. Nghệ thuật vừa đánh, vừa đàm trong lịch sử dân tộc .................... 15
1.1.2. Bƣớc phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc và
chủ trƣơng vừa đánh, vừa đàm ............................................................... 23
1.2. Chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động quân sự trên chiến trƣờng và kéo
địch vào bàn đàm phán.............................................................................. 37
1.2.1. Sự kiện Tết Mậu thân 1968 và những khởi động trên bàn đàm
phán Hội nghị Paris ............................................................................... 37
1.2.2. Chiến thắng Đƣờng 9- Nam Lào và diễn biến của cuộc “Hòa
đàm thế kỷ” ........................................................................................... 55
TIỂU KẾT CHƢƠNG .............................................................................. 71

Chƣơng 2. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI
CUỘC ĐẤU TRANH VỪA ĐÁNH, VỪA ĐÀM TỪ NĂM 1972 ĐẾN
NĂM 1973 .................................................................................................... 73
2.1. Cuộc tiến công chiến lƣợc 1972 và bƣớc ngoặt trên bàn đàm phán
Hội nghị Paris ........................................................................................... 73
2.1.1. Cục diện mới trên chiến trƣờng và chủ trƣơng mở cuộc tiến
công chiến lƣợc 1972 ............................................................................. 73
5


2.1.2. Kết hợp giữa thắng lợi quân sự với đấu tranh ngoại giao trên
bàn đàm phán ........................................................................................ 82
2.2. Mƣời hai ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không” và diến tiến trên
bàn đàm phán Hội nghị Paris .................................................................... 89
2.2.1. Những nỗ lực cuối cùng của Mỹ và chủ trƣơng của Đảng ............ 89
2.2.2. Thắng lợi lịch sử “Điện Biên Phủ trên không” và ký kết Hiệp
định Paris ............................................................................................... 94
TIỂU KẾT CHƢƠNG .............................................................................. 99
Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ ............................... 101
3.1. Một số nhận xét cơ bản .................................................................... 101
3.1.1. Về ƣu điểm ................................................................................ 101
3.1.2. Về hạn chế ................................................................................. 112
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu ............................................................ 115
3.2.1. Kết hợp sức mạnh trong nƣớc và sức mạnh quốc tế, chủ động
đƣa đối phƣơng vào thế vừa đánh, vừa đàm ......................................... 115
3.2.2. Nắm vững ý đồ của đối phƣơng, vận dụng sách lƣợc đánh –
đàm phù hợp từng giai đoạn, từng bƣớc phát triển ............................... 118
3.2.3. Độc lập, tự chủ trong quan điểm, đƣờng lối, mềm dẻo, linh
hoạt trong biện pháp, sách lƣợc ........................................................... 120
3.2.4. Tận dụng thế thắng trên chiến trƣờng, tạo những bƣớc đột phá

thích hợp trên bàn đàm phán ................................................................ 123
KẾT LUẬN ............................................................................................... 126
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 128
PHỤ LỤC.................................................................................................. 137

6


DANH MỤC BẢNG CHỮ TẮT
VNDCCH

: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

VNCH

: Việt Nam Cộng hòa

CNTB

: Chủ nghĩa tư bản

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

ĐLĐVN


: Đảng lao động Việt Nam

BCHTƯĐ

: Ban Chấp hành Trung ương Đảng

CMLTCHMNVN

: Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

CHMNVN

: Cộng hòa miền Nam Việt Nam

MTDTGPMNVN

: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nằm ở một vị trí đặc biệt, lại có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú, nên ngay từ buổi đầu dựng nước, dân tộc Việt Nam đã phải liên tục
đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh xâm lược và nhiệm vụ chống ngoại
xâm đã trở thành nhiệm vụ thường trực trong lịch sử dựng nước và giữ nước
của dân tộc. Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước chống lại thế lực
xâm lược, gìn giữ, bảo tồn nền độc lập của dân tộc Việt Nam là một trong

những trang sử hào hùng như thế.
Để tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến, ĐLĐVN không chỉ huy động
tối đa sức mạnh toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,
mà trong từng bước phát triển của cuộc kháng chiến còn luôn phân tích tình
hình thực tiễn, đưa ra phương thức tiến hành chiến tranh cách mạng phù hợp,
trong đó đặc biệt phải kể đến là phương pháp kiên quyết tiến hành chiến tranh
trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao, kết hợp chặt chẽ giữa
đánh và đàm, tạo ra những bước ngoặt quan trọng cho cuộc kháng chiến, tạo
đà tiến tới thắng lợi cuối cùng. Có thể thấy rằng, kế sách vừa đánh, vừa đàm
được thực hiện khéo léo, vừa công khai, vừa bí mật, chọn đúng thời điểm và
phương pháp linh hoạt là một trong những đảm bảo cho thắng lợi của cuộc
kháng chiến.
Hiện nay, trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, vấn đề kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa các mặt xây
dựng và bảo vệ; củng cố thực lực và đấu tranh ngoại giao… vẫn là những vấn
đề nóng bỏng; do vậy, nhìn lại, đánh giá một cách thấu đáo những vấn đề
tương tự trong lịch sử, soi rọi thực tiễn là việc làm hết sức cần thiết, có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn. Với những lý do đó, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn
vấn đề “Đảng với cuộc đấu tranh vừa đánh, vừa đàm từ năm 1967 đến năm
1973” làm đề tài luận văn cao học lịch sử, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam.
7


2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Về cuộc kháng chiến chống Mỹ và đấu tranh ngoại giao Việt Nam với
đế quốc Mỹ, đã được rất nhiều những nhà khoa học trong nước, ngoài nước,
nghiên cứu. Vì vậy, số lượng các công trình nghiên cứu trực tiếp hoặc có liên
quan về đề tài này là rất lớn. Tiêu biểu có thể kể đến các công trình sau:
- Các công trình nghiên cứu chung về kháng chiến chống Mỹ, cứu nước:

“Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” của nhóm tác giả Đỗ Xuân
Huy, Hồ Khang, Nguyễn Huy Thục, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Xuân Năng,
do nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 1995; “Chiến Tranh Việt
Nam - Được và Mất: Những Bài Học Từ Cuộc Chiến Tranh Việt Nam” của
tác giả Nigel Cawthorne do Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản năm 2007;
“Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 thắng lợi và bài học” nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000; “Chiến tranh Việt Nam là thế đó 19651973” do Đào Tấn Anh và Nguyễn Đăng Nguyên dịch được Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2007; “Việt Nam như tôi đã thấy 1960-2000”
do Trần Thị Lan Anh, Vũ Thị Minh Hương và Tạ Thị Thúy dịch, nhà xuất
bản Khoa học xã hội, 2007; “Thắng lợi vĩ đại, tương lai huy hoàng” của tác
giả Phạm Văn Đồng, nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội năm 1964; “Cuộc kháng
chiến chống Mỹ - Toàn thắng”, nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1991, của tác
giả Văn Tiến Dũng; “Cuộc kháng chiến chống Mỹ - Bước ngoặt lớn”, của tác
giả Văn Tiến Dũng, nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1989; “Mấy vấn đề đường
lối quân sự của Đảng ta”, của tác giả Võ Nguyên Giáp, nhà xuất bản Sự thật,
Hà Nội, 1970; “Những chặng đường lịch sử” của tác giả Võ Nguyên Giáp,
nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1975; “Chiến tranh giải phóng và chiến tranh
bảo vệ Tổ quốc”, Võ Nguyên Giáp, nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1979; “Thư
vào Nam” của tác giả Lê Duẩn, nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1989; “Pari –
Sài Gòn – Hà Nội”; của Philippe Devillers, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí
Minh, 1993…

8


Những công trình này đi sâu nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước một cách tổng thể, tập trung vào những nội dung căn bản nhất
của cuộc kháng chiến (xây dựng hậu phương miền Bắc; diễn biến đấu tranh
quân sự trên chiến trường miền Nam; nguyên nhân thắng lợi…). Trong các
công trình nêu trên, các tác giả đã trình bày về đường lối đối ngoại của Đảng,

về đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Quá trình vận
dụng sách lược đánh, đàm trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng đã
được đề cập, nhưng còn khái lược.
- Về ngoại giao Việt Nam có các tác phẩm như: “Các cuộc thương
lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Pari” của hai tác giả Lưu Văn Lợi, Nguyễn
Anh Vũ do nhà xuất bản Công an nhân dân phát hành, Hà Nội, 1996; “Cuộc
đấu trí ở tầm cao trí tuệ Việt Nam” của tác giả Trần Nhâm, nhà xuất bản Lý
luận Chính trị, 2008; “Tiếp xúc bí mật Việt Nam – Hoa Kỳ trước Hội nghị
Pari” của Lưu Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ, Viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội,
1990; “Mặt trận ngoại giao thời kỳ chống Mỹ, cứu nước (1965-1975)” của tác
giả Nguyễn Duy Trinh, nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1979; “Nhìn lại thành
tựu ngoại giao Việt Nam 55 năm qua” của tác giả Nguyễn Khắc Huỳnh, in
trong sách Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000; “Hiệp định Pari về Việt Nam những vấn đề
pháp lý cơ bản”, Viện luật học, Ủy ban Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973; “Nhà
ngoại giao xuất sắc Lê Đức Thọ”, in trong sách Nhớ về anh Lê Đức Thọ, nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000 …
Bên cạnh đó, một số khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ và luận án
tiến sỹ của các ngành lịch sử, tâm lý, triết học cũng đã nghiên cứu về vấn đề
này. Tiêu biểu như: Luận văn thạc sỹ của Phạm Trọng Hiếu với vấn đề “Tư
tưởng chỉ đạo và tổ chức thực hiện giành thắng lợi quyết định của Đảng
trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”; Luận án tiến sỹ của
Lương Viết Sang với vấn đề ngoại giao chống Mỹ “Đảng lãnh đạo đấu tranh
ngoại giao tại Hội nghị Pari về Việt Nam”...
9


Ngoài ra, còn có các bài viết đăng trên tạp chí như:
Phúc Nguyên: “Bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam qua chiến thắng “Điện Biên
Phủ trên không”, tạp chí Tuyên giáo số 12-2007; Nguyễn Xuân Hoài: “Thắng

lợi Mậu Thân 1968 với cuộc đàm phán sơ bộ ở Pari”, tạp chí Văn thu lưu trữ
Việt Nam, số 2-2008; Xuân Thủy: “Một số vấn đề Hiệp định Pari”, tạp chí
Lịch sử Đảng, số 1-2008; Nguyễn Đình Ước: “Đồng chí Lê Duẩn phát triển lý
luận về chiến tranh nhân dân”, tạp chí Lịch sử Đảng, số 3-2007’ Hồ Khang:
“Đồng chí Lê Duẩn với các bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước (1954-1975)”, tạp chí Lịch sử Đảng, số 4-2002; Nguyễn Phúc Luân:
“Nhìn lại trí tuệ Hồ Chí Minh trong giải pháp Pari 1973”, tạp chí Nghiên cứu
quốc tế - số 72; Khắc Huỳnh: “Đối chọi giữa ngoại giao non trẻ Việt Nam với
ngoại giao nhà nghề Mỹ”, Tạp chí Cộng sản, số 783, 1-2008; “Hiệp định Pari
về Việt Nam những bài học ngoại giao”, Tạp chí Cộng sản, số 783, 1-2008;
Hà Đăng: “Hiệp định Pari về Việt Nam và ý nghĩa lịch sử của nó”, Tạp chí
Cộng sản, số 783, 1-2008…
Đây là nhóm công trình khá phong phú, trong đó có rất nhiều công
trình nghiên cứu của các nhà ngoại giao kỳ cựu – những người từng tham gia
đấu tranh trên mặt trận ngoại giao thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Nhìn
chung, các công trình này tập trung trình bày chính sách đối ngoại của Đảng,
Nhà nước Việt Nam và các quan hệ ngoại giao của Việt Nam. Các công trình
đã phân tích đường lối đối ngoại của Đảng, các sự kiện ngoại giao chủ yếu
diễn ra từ sau khi Việt Nam giành độc lập; về phối hợp hoạt động ngoại giao
hai miền, hình thành nên nền ngoại giao độc đáo “tuy hai mà một” chưa từng
có trong lịch sử; về kết hợp đánh – đàm ở một số mốc lịch sử cụ thể, hoặc ở
từng trận tiến công chiến lược riêng biệt.
Các nhà nghiên cứu nước ngoài cũng hết sức quan tâm nghiên cứu về
cuộc kháng chiến chống Mỹ, về ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ. Tiêu
biểu là các công trình:
“Việt Nam, The Ten Thousand Day War” (Việt Nam, cuộc chiến tranh
mười ngàn ngày, Micheal Maclear, Nxb, Sự thật Hà Nội, 1990); “Cuộc chiến
10



tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ ở Việt Nam” (Bộ Quốc phòng - Viện
Lịch sử quân sự, Hà Nội, 1991); "Những bí mật của cuộc chiến tranh Việt
Nam" (Đavitson. Ph, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995); “Cuộc chiến
tranh dài ngày nhất nước Mỹ” (G.C Herring, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1998); Pierre Asselin: “Hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam và hiệp định
Pari 1973 – Ngoại giao và thành tựu cách mạng Việt Nam”, Tạp chí nghiên
cứu lịch sử số 1-2008…
Đa phần các công trình nghiên cứu này là của những nhà nghiên cứu
người Mỹ. Qua các công trình này, có thể nhận thấy cái nhìn từ phía người Mỹ
về cuộc chiến tranh Việt Nam và quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định Paris.
Với cách tiếp cận khá độc đáo và nguồn tư liệu rất phong phú do các tác giả có
điều kiện khai thác những nguồn tư liệu đa chiều, cả đã giải mật và chưa giải
mật, nên các công trình này đã cung cấp thêm một số chi tiết, sự kiện, số liệu về
quá trình kết hợp đấu tranh của ngoại giao với đấu tranh quân sự, về những
thành công đánh - đàm của Việt Nam dưới góc nhìn của học giả nước ngoài.
Một cách tổng quát, cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy chông gai của
dân tộc và cả cuộc đấu tranh ngoại giao đầy bản lĩnh và trí tuệ của Đảng,
Chính phủ Việt Nam với Mỹ và các bên liên quan tại Hội nghị Paris là những
sự kiện lịch sử tiêu biểu, thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của rất nhiều
tác giả và nhóm tác giả, từ những sự kiện cụ thể cho tới những vấn đề chung
của cuộc kháng chiến như: Đường lối kháng chiến của Đảng, phương thức
tiến hành chiến tranh, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến….Tuy
nhiên, vấn đề vừa đánh, vừa đàm phán với đối phương trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ giai đoạn 1967-1973 vẫn chưa được nghiên cứu một cách
đầy đủ, hệ thống, dưới góc độ lịch sử Đảng. Vẫn còn nhiều vấn đề chưa được
làm sáng tỏ như chủ trương đánh – đàm của Đảng, sự chỉ đạo kết hợp đấu
tranh quân sự - ngoại giao của Đảng… đó là những nội dung cơ bản mà luận
văn cố gắng làm sáng tỏ.

11



3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện
sách lược chiến tranh vừa đánh, vừa đàm của Đảng từ năm 1967 đến năm 1973
Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian:
Luận văn nghiên cứu về quá trình Đảng lãnh đạo đấu tranh vừa đánh
vừa đàm trong khoảng thời gian từ năm 1967 –mốc lịch sử đánh dấu chủ
trương đánh – đàm được chính thức khẳng định tại Hội nghị Trung ương lần
thứ 13 của Đảng, đến năm 1973 – Hiệp định Paris được ký kết, kết thúc thắng
lợi quá trình Đảng lãnh đạo đấu tranh đánh - đàm. Để có cái nhìn tổng thể,
luận văn mở rộng thời gian trước năm 1967, khắc họa rõ nét hơn cơ sở, quá
trình hình thành chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện của Đảng.
- Về không gian:
Phương thức đấu tranh “vừa đánh, vừa đàm” là một vấn đề tương đối
rộng. Phương thức đánh giặc này đã được vận dụng trong suốt chiều dài lịch
sử các cuộc đấu tranh của dân tộc, từ những cuộc kháng chiến trước đây cho
đến thời đại Hồ Chí Minh, trở thành một trong những nghệ thuật giữ nước đặc
sắc của dân tộc. Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi
không gian cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
- Về nội dung khoa học:
Luận văn nghiên cứu những vấn đề, những nội dung chính, cơ bản nhất
trong cơ sở, quá trình hình thành chủ trương, nội dung và sự chỉ đạo thực hiện
vừa đánh, vừa đàm của Đảng, chứ không nghiên cứu mọi sự kiện, hoặc mọi
quá trình lịch sử.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
- Phân tích và làm sáng tỏ chủ trương đánh - đàm của Đảng, quá trình

Đảng chỉ đạo kết hợp các mũi tấn công, tạo thế và thực hiện thắng lợi sách
lược vừa đánh vừa đàm giai đoạn 1967-1973.
12


- Đúc rút những kinh nghiệm lịch sử có giá trị tham khảo, vận dụng vào
thời kỳ hiện tại.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài triển khai những
nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích bối cảnh lịch sử những năm 1967-1973;
- Làm rõ quan điểm, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về vấn đề vừa
đánh, vừa đàm những năm 1967-1973;
- Phân tích những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong sự
lãnh đạo của Đảng đối với hình thành và thực hiện sách lược đánh – đàm; đúc
rút những kinh nghiệm lịch sử chủ yếu.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu
- Những tác phẩm của Hồ Chí Minh về chiến tranh cách mạng, về chiến
tranh nhân dân toàn dân…
- Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng đã được xuất bản hoặc lưu
trữ tại kho lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng về kết hợp quân sự với chính
trị, ngoại giao.
- Các sách chuyên khảo, tham khảo, các đề tài nghiên cứu khoa học;
các bài tạp chí…về quân sự, về ngoại giao, về kết hợp các mặt đấu tranh trong
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận biện chứng của chủ nghĩa
Mác – Lênin, luận văn chủ yếu kết hợp sử dụng hai phương pháp lịch sử, logic
để làm rõ những nội dung cơ bản, những bước phát triển của vấn đề nghiên cứu.

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khái
quát hóa… để làm rõ hơn những nội dung khác của luận văn.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Trình bày một cách khách quan, tương đối toàn diện, có hệ thống và
13


làm sáng tỏ các quan điểm, chủ trương, cũng như sự chỉ đạo của Đảng đối với
cuộc đấu tranh vừa đánh, vừa đàm những năm 1967 - 1973; trên cơ sở đó, rút
ra một số kinh nghiệm chủ yếu phục vụ hiện tại.
- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu về cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước, về đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước; đồng thời, phục vụ công tác giảng dạy lịch sử và những môn học
có liên quan.
- Nguồn tài liệu tham khảo mà luận văn sưu tầm, khai thác và giới thiệu là
nguồn tư liệu có giá trị, có thể sử dụng phục vụ việc nghiên cứu về chiến tranh
cách mạng Việt Nam, về đấu tranh ngoại giao của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành ba chương, 6 tiết:
Chương 1. Đảng với quá trình hình thành và thực hiện sách lược vừa
đánh, vừa đàm từ năm 1967 đến năm 1971
Chương 2. Chủ trương và sự chỉ đạo đối với cuộc đấu tranh vừa đánh,
vừa đàm của Đảng từ năm 1972 đến năm 1973
Chương 3. Nhận xét và kinh nghiệm

14


Chƣơng 1

ĐẢNG VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ THỰC HIỆN
SÁCH LƢỢC VỪA ĐÁNH, VỪA ĐÀM TỪ NĂM 1967 ĐẾN NĂM 1971
1.1. Quá trình hình thành chủ trƣơng, sách lƣợc vừa đánh, vừa đàm
1.1.1. Nghệ thuật vừa đánh, vừa đàm trong lịch sử dân tộc
Việt Nam nằm ở cực đông bán đảo Đông Dương, phía Đông Nam lục
địa Châu Á (toạ độ địa lý: 16’00N, 18 00E), có diện tích tự nhiên 330.
991,5km2. Phía Đông và Nam tiếp giáp Thái Bình Dương; nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa, biên giới giáp với vịnh Thái Lan ở phía Nam, Bắc
Bộ và Biển Đông ở phía Tây, Trung Quốc ở phía Bắc, Lào và Campuchia ở
phía Tây. Việt Nam có hình chữ S, với khoảng cách từ Bắc đến Nam khoảng
1.650 km, vị trí hẹp nhất chiều Đông sang Tây là 50 km. Với đường bờ biển
dài 3.260 km không kể các đảo, Việt Nam có 12 hải lý gianh giới lãnh thổ.
Việt Nam có địa hình đa dạng bao gồm rừng núi cao nguyên, trung du chiếm
3/4 lãnh thổ, nhiều sông ngòi kênh rạch. Việt Nam có 2 con sông lớn nhất là
Sông Hồng và Sông MêKông bắt nguồn từ Tây Bắc lục địa châu Á chảy ra
Biển Đông, tạo ra hệ thống giao thông đường thuỷ chiến lược rộng khắp; do
vậy, có điều kiện để phát triển nền sản xuất nông nghiệp, là nơi gặp gỡ giao
lưu của nhiều nền văn hóa khác nhau của Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc
và sau này với các nền văn hóa phương Tây. Tuy nhiên, cũng vì vị trí chiến
lược hết sức quan trọng, cửa ngõ đi vào lục địa Châu Á, đi ra Thái Bình
Dương, điểm cắt nhau của đường thiên di Bắc Nam, Đông Tây nên Việt Nam
luôn bị thiên tai địch họa, kẻ thù nhòm ngó, tiến công xâm lược.
Với tinh thần tự lực, tự cường, ý thức dân tộc sâu sắc, ông cha ta đã
biết dựa vào các yếu tố địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội để sáng tạo
ra nghệ thuật đánh giặc độc đáo của một dân tộc “đất không rộng, người
không đông”. Trải qua các triều đại phong kiến độc lập, nghệ thuật đánh giặc
giữ nước ngày một phát triển rực rỡ. Tuy rằng kế sách đánh giặc mỗi thời mỗi
khác, song tư tưởng chiến lược “tiến công” luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong
quá trình đánh thắng những đạo quân xâm lược.
15



Từ thời nhà Trần vào thế kỉ thứ XIII, trước sức mạnh của quân Nguyên
- Mông, tư tưởng tích cực chủ động tiến công được thể hiện bằng việc không
chấp nhận yêu sách của chúa Nguyễn, mà động viên nhân dân cả nước chuẩn
bị vũ khí kháng chiến. Với ý chí “sát thát” thề giết giặc Nguyên – Mông, khi
quân Nguyên Mông xâm lược đất nước, nhà Trần đã phát huy sức mạnh toàn
dân, thế trận làng nước, chặn giặc phía trước, đánh giặc phía sau, triệt phá
đường tiếp tế lương thực, cô lập địch, tập trung lực lượng, kết hợp chặt chẽ
giữa tiến công và rút lui, phản công chiến lược và kết quả cả ba lần đều đánh
bại cuộc tiến công xâm lược của giặc Nguyên Mông.
Đầu thế kỉ XV, trước sự xâm lăng của giặc Minh, Lê Lợi và Nguyễn
Trãi đã đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Với lòng yêu nước
thương dân, ý chí căm thù giặc của nghĩa quân Lam Sơn “không đội trời
chung với giặc, thề không cùng sống chung với chúng” đã chuyển thành quyết
tâm đánh giặc rất kiên cường của quân sĩ dù phải “Nằm gai nếm mật, vẫn bền
gan chiến đấu”. Thời kỳ đầu khởi nghĩa, nghĩa quân gặp muôn vàn khó khăn.
Nhiều lần bị kẻ địch vây hãm, Lê Lợi đã tổ chức cuộc tiến công phá thế bao
vây phong tỏa của kẻ thù. Bằng lối đánh chủ động tiến công, lấy ít địch nhiều
nghĩa quân Lam Sơn đã giành được những chiến thắng quyết định ở Chi
Lăng-Xương Giang, Cần Trạm tiêu diệt hàng chục vạn viện binh giặc, cuối
cùng quân đội Lam Sơn đã buộc giặc Minh trong các thành Ðông Quan, Tây
Ðô, Cổ Lộng, Chí Linh phải đầu hàng.
Khởi nghĩa Tây Sơn thế kỉ XVIII, do ba anh em nhà Nguyễn lãnh đạo:
Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, đã được nhân dân đồng lòng ủng hộ,
lực lượng nghĩa quân ngày càng phát triển mạnh, với tư tưởng tích cực chủ
động tiến công nghĩa quân đã giải phóng một vùng rộng lớn từ Quảng Nam
đến Bình Thuận, đánh tan Chúa Nguyễn ở đàng trong, Chúa Trịnh ở đàng
ngoài. Nghe tin gần 30 vạn quân Mãn Thanh sang xâm lược, Nguyễn Huệ đã
tổ chức cuộc hành binh thần tốc, tập trung lực lượng mạnh, đánh bất ngờ, với

sự hiệp đồng giữa quân thuỷ, kỵ binh, pháo binh và voi chiến đã đánh tan
16


quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút, tiêu diệt quân Mãn Thanh ở Ngọc Hồi Đống Đa. Những chiến thắng đó, chứng tỏ uy thế của đội quân dũng cảm, làm
cho kẻ thù khiếp sợ mà bỏ chạy, đồng thời cũng chứng tỏ kế sách tiến công
quân sự luôn giữ vai trò quyết định.
Tuy nhiên, ở vào điều kiện Việt Nam, một dân tộc nhỏ, để giữ hòa hiếu
cho dân tộc, với tư tưởng nhân nghĩa, ngay cả vởi kẻ thù, dân tộc Việt Nam
luôn giành cho chúng một con đường thoát thân, kết hợp chặt chẽ giữa tiến
công tiêu diệt địch với ngoại giao, binh vận hay nói theo cách khác là nghệ
thuật "vừa đánh vừa đàm". “Đánh” nhưng kết hợp với “đàm”, đó là sự kết
hợp chặt chẽ giữa tính cứng rắn về nguyên tắc và tính mềm dẻo về sách lược.
Trong chiến tranh giữ nước, đó là một nét điển hình trong nghệ thuật đánh
giặc của tổ tiên.
Việt Nam là một nước nhỏ, nằm sát một nước lớn là Trung Quốc, các triều
đại phong kiến Việt Nam đều có sách lược bang giao mềm dẻo với các vương
triều phong kiến Trung Quốc, song cũng kiên quyết chống trả những cuộc xâm
lăng và không quên để cho kẻ xâm lược con đường thoát thân trong danh dự.
Trong những năm 1075-1077, khi nhà Tống xâm lược Việt Nam, sau
trận phản công chiến lược ở phòng tuyến sông Như Nguyệt vào mùa xuân
năm 1077, tiêu diệt phần lớn quân chủ lực của quân Tống, địch đã lâm vào
cảnh thế cùng lực kiệt. Biết rõ ý chí xâm lược của giặc đã bị đè bẹp, Lý
Thường Kiệt chủ động đưa đề nghị “giảng hòa”, thực chất là mở lối thoát cho
quân Tống để “không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu mà bảo toàn được
tôn miếu”. Tháng 3-1077, quân Tống rút chạy về nước trong cảnh hỗn loạn.
Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai thắng lợi hoàn toàn.
Cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lý, có vị trí đặc biệt trong lịch
sử chiến tranh chống giặc ngoại xâm cũng như lịch sử phát triển của dân tộc
Việt Nam. Lòng nhân ái khoan dung của dân tộc được thể hiện rõ rệt trong

việc giải quyết giữa “đánh” và “đàm”. Đánh cho quân địch thiệt hại nặng, đè
bẹp ý chí xâm lược của chúng thì chủ động thương lượng kết thúc chiến tranh,
17


khôi phục nền độc lập. Truyền thống "vừa đánh, vừa đàm" trong chiến tranh
chống ngoại xâm của dân tộc Việt bắt đầu từ đây.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, phương thức đấu tranh này
một lần nữa được Nguyễn Trãi và Lê Lợi sử dụng với chủ trương ban đầu là
đánh vào lòng người. Khi gặp Lê Lợi chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn ở
Lỗi Giang, Nguyễn Trãi đã trao cho vị thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn bản Bình
Ngô Sách nói đến kế sách dẹp giặc Ngô, tuy nhiên Nguyễn Trãi "không nói
đến việc đánh thành mà lại khéo nói việc đánh vào lòng người" [112, tr.284],
tức là thu phục nhân tâm. Đối với lực lượng kháng chiến, đánh vào lòng
người tức là dựa vào lòng dân, là phát động sức mạnh tiềm tàng của nhân dân,
bởi dân là “là cái gốc rễ sâu bền” hay “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân
điếu phát trước lo trừ bạo”. Trong mười năm kháng chiến, đã có nhiều lần
Việt Nam "vừa đánh, vừa đàm" với giặc. Đó là lần đánh bại cuộc càn quét của
quân Minh ở Khôi huyện, nhằm tranh thủ thời gian củng cố lực lượng, nghĩa
quân và giặc đi đến hòa hoãn trong hai năm. Với trận thắng Tốt Động – Chúc
Động, nghĩa quân tiếp tục dồn địch vào tình thế cực kỳ nguy ngập, bị động,
tướng giặc là Vương Thông buộc phải sai người sang nghị hòa. Trong những
bức thư gửi cho Vương Thông, Nguyễn Trãi cũng chỉ rõ, hòa nghị thành,
chiến tranh kết thúc, điều đó có lợi cho nhân dân cả hai nước: "Không những
sinh linh nước tôi được khỏi lầm than, mà binh sĩ Trung Quốc cũng khỏi nỗi
khổ gươm đao". Đây thực chất là cuộc đấu tranh chính trị, ngoại giao nhằm
vạch trần bản chất phi nghĩa, ngoan cố của kẻ thù, vận động thuyết phục
chúng, đồng thời mở sẵn lối thoát cho triều Minh khi kết thúc chiến tranh. Đó
là chủ trương mà trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi gọi là: "Ngã Mưu phạt
chi tâm công, bất chiến tự khuất" (ta mưu trí đánh dẹp bằng cách đánh vào

lòng người, khiến không đánh mà quân giặc phải tự khuất phục). Tuy nhiên,
đáp trả lại thiện chí của Lê Lợi và Nguyễn Trãi, Vương Thông lại "bội ước
thất tín", tiếp tục nhờ quân tiếp viện mở một số cuộc phản kích, uy hiếp tinh
thần nghĩa quân. Trước hành động mới của quân thù, biết rằng không thể
18


dùng hòa nghị để chiến thắng, nghĩa quân tiếp tục chủ trương vừa vây hãm
vừa dụ hàng, nghĩa là kết hợp giữa tiến công quân sự và địch vận. Cả nước đã
chuẩn bị sẵn sàng để bước vào cuộc chiến có ý nghĩa quyết định tiêu diệt viện
binh nhà Minh. Sau những ngày tháng chiến đấu gian khổ kết hợp với dụ
hàng địch, nghĩa quân đã giành được chiến thắng vang dội ở Chi Lăng Xương Giang. Đây là chiến thắng oanh liệt của trận quyết chiến chiến lược,
đập tan những cố gắng phản kích cuối cùng của quân Minh có ý nghĩa định
đoạt cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Tướng giặc, số thì bị chết, số thì xin
hàng, điển hình như Liễu Thăng bị giết tại trận, Mộc Thạnh vì khiếp sợ mà
đem quân tháo chạy, đô đốc Thôi Tụ, Hoàng Phúc phải nộp mình... đòn tiến
công quân sự và “đánh vào lòng người” đã có tác dụng lớn. Nguyễn Trãi lại
tiếp tục viết bảy bức thư gửi cho Vương Thông nhắc lại “cái họa Liễu Thăng”
và chỉ cho Vương Thông tình thế lúc này: “Nhà lớn gần xiêu, một cây gỗ
khôn hay chống đỡ, đê dài sắp vỡ, một tấc đất khó thể chi trì. Nếu không biết
lượng sức mà cứ cưỡng làm thì ít khi không thất bại”. Với giọng điệu sắc bén,
Nguyễn Trãi đã bác bỏ mọi lí lẽ trì hoãn việc đầu hàng của quân Minh và trấn
an những lo lắng của Vương Thông.
Ngày 10-12-1427, hội thề lịch sử đã được tổ chức tại phía nam thành
Đông Quan giữa phái đoàn của nghĩa quân Lam Sơn và phái đoàn quân Minh do
Vương Thông cầm đầu. Trong hội thề, Vương Thông đã cam kết rút quân, 10
vạn quân địch được an toàn trở về quê hương xứ xở. Cuộc kháng chiến chống
quân Minh giành thắng lợi hoàn toàn. Hội thề Đông Quan 1427 cũng thể hiện
cách kết thúc chiến tranh sáng tạo, mềm dẻo, nhân đạo của nghĩa quân Lam Sơn.
Đến thời Quang Trung – Nguyễn Huệ, sau trận đại phá hai mươi vạn

quân Thanh vào mùng 5 tết Kỷ Dậu (1789), đập tan hoàn toàn mộng tưởng
xâm chiếm Việt Nam của quân giặc, vua Quang Trung mới chủ động tiến
hành ngoại giao với triều đình nhà Thanh, “đàm” hoàn toàn trên thế mạnh.
Trong chiến tranh, các nhà quân sự Việt Nam đều lấy tiến công quân sự
làm đầu, sau đó dùng tư tưởng nhân nghĩa để thu phục quân địch. Kế sách
19


"vừa đánh, vừa đàm" luôn được thực hiện khi đã giành được những thắng lợi
lớn về quân sự, hoặc khi dùng sức mạnh quân sự để tiến đánh quân thù.
Tuy nhiên trong lịch sử dân tộc, có triều đại đã không vận dụng đúng
đắn kế sách này dẫn đến họa mất nước mà tấm gương điển hình chính là nhà
Nguyễn, vì không biết tận dụng những thắng lợi giành được để tiến hành đàm
phán với giặc trên thế mạnh, lại đi vào con đường thỏa hiệp, nhượng bộ, mà
từng phần của Đại Nam lần lượt rơi vào tay giặc. Với Hòa ước 1884, Đại
Nam hoàn toàn mất độc lập, bị xóa tên trên bản đồ thế giới, trở thành thuộc
địa của Pháp, bị Pháp đô hộ. Kế sách "vừa đánh, vừa đàm" đã không được
nhà Nguyễn sử dụng khôn khéo vì thế mất nước là một hệ quả tất yếu.
Nhìn nhận lại toàn bộ lịch sử dưới các triều đại phong kiến, những thắng
lợi hay những thất bại trước sự xâm lăng của kẻ thù, thấy được rằng việc vận
dụng sách lược đánh – đàm là cả một nghệ thuật của người cầm quân.
Bước vào thế kỷ XX, để chống lại sự can thiệp và xâm lược quân sự
của Pháp và Mỹ vào Đông Dương, cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã áp dụng sách lược "vừa đánh,
vừa đàm". Không lâu sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc
lập, khai sinh ra nước VNDCCH (2-9-1945), ngày 23-9-1945, thực dân Pháp
đã nổ súng xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Giữa lúc tiếng súng kháng chiến
vang lên ở Nam Bộ, cuộc kháng chiến đang sôi sục, Chính phủ nước
VNDCCH đã kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-91946). Hai văn kiện có tác dụng dành thêm thời gian quý báu để chuẩn bị cho
toàn quốc kháng chiến. Mặt khác, việc Chính phủ VNDCCH ký kết hai văn

kiện này còn nhằm tỏ rõ thiện ý hòa bình của dân tộc Việt Nam trước nhân
dân toàn thế giới nói chung và nhân dân Pháp nói riêng. Từ sau sự kiện 1912-1946, cục diện "vừa đánh, vừa đàm" đã không thể duy trì do phía Chính
phủ Pháp cố giữ lập trường thực dân, không đáp lại thiện chí đề nghị “lập lại
sự giao hảo” của Chính phủ VNDCCH. Chính phủ Pháp quyết tâm dùng sức
mạnh quân sự để tái lập chế độ thuộc địa cũ ở Việt Nam và Đông Dương.
20


Trong những ngày đầu của cuộc chiến, Chính phủ Pháp luôn tuyên
truyền về chiến thắng nhằm bưng bít sự thật. Năm 1947, trước khi mở cuộc
tiến công lên Việt Bắc, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Coste Floret tuyên bố:
“Không còn vấn đề quân sự Đông Dương. Thắng lợi của quân đội ta là hoàn
toàn” [102, tr.266]. Năm 1952, khi Tướng Đờlát Đờ Taxinhi (DeLattre de
Tassigry) mở tiến công ra Hòa Bình, Bộ trưởng các quốc gia liên kết Jean
Letourneau khẳng định: “Chiến thắng quân sự đang đến gần” [89, tr.266].
Đến tháng 1-1954, khi đã xây dựng xong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
theo kế hoạch Nava, Tướng Cogny, Chỉ huy trưởng chiến trường Bắc Bộ
tuyên bố với báo chí: “Bộ Chỉ huy Pháp chắc chắn sẽ giáng cho Việt Minh
một thất bại nặng nề ở Điện Biên Phủ. Chúng tôi sẽ thắng” [102, tr.267].
Nhưng ngày 7-5 -1954, Điện Biên Phủ thất thủ, thất bại của đội quân viễn
chinh Pháp ở Điện Biên Phủ làm “chấn động địa cầu”, hé mở khả năng đàm
phán hòa bình kết thúc chiến tranh.
Ngày 8-5-1954, một ngày sau khi quân và dân Việt Nam tiêu diệt tập
đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, Hội nghị
Giơnevơ chính thức được khai mạc. Hội nghị diễn ra từ 8-5 đến 21-7-1954,
với tổng cộng 31 phiên họp cấp Trưởng đoàn. Ngày 21- 7 -1954, sau 75 ngày
đấu tranh, Hiệp định Giơnevơ đã được ký kết. Đó là một kết quả vượt quá sức
mong chờ của Pháp. Trong báo cáo trước Bộ Ngoại giao Pháp ngày 30 -7 1954, Jean Chauvel, Phó trưởng phái đoàn Pháp tại Hội nghị thừa nhận: “Vĩ
tuyến 13 gần với sự thật hơn vĩ tuyến 17 mà chúng ta đã chọn” [102, tr.273].
Kết quả Hội nghị Giơnevơ không phản ánh đầy đủ những thành quả mà nhân

dân Việt Nam đã đạt được trong 9 năm kháng chiến, cũng không đáp ứng
những yêu cầu do Đoàn đại biểu Việt Nam đưa ra, nhưng đó là một kết quả
logic trong điều kiện kháng chiến của Việt Nam vào thời điểm đó. Tuy nhiên,
điều quan trọng đạt được ở Hội nghị Giơnevơ là lần đầu tiên trong lịch sử, các
nước đế quốc đã phải thừa nhận về mặt pháp lý những quyền căn bản (độc
lập, chủ quyền dân tộc, thống nhất đất nước, toàn vẹn lãnh thổ) của một dân
tộc. Đây cũng là là cơ sở pháp lý quan trọng cho nhân dân Việt Nam đấu
21


tranh vì hòa bình, vì độc lập dân tộc, tranh thủ sự hậu thuẫn của dư luận thế
giới đấu tranh chống lại sự can thiệp của để quốc Mỹ trong suốt hơn 20 năm
sau. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức tuyên bố, Hiệp định Giơnevơ là một
“thắng lợi lớn”. ĐLĐVN đã đạt được một bước tiến quan trọng khi ký kết
Hiệp định Giơnevơ. Những thắng lợi trên chiến trường Việt Nam và Đông
Dương và quá trình đấu tranh tại bàn Hội nghị đã để lại nhiều kinh nghiệm
cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là kinh nghiệm về tính độc lập
tự chủ; kiên định mục tiêu, nguyên tắc cao nhất trong đàm phán nhưng mềm
dẻo về sách lược trong những tình huống cụ thể, cần biết nhân nhượng trong
thương lượng, nhưng nhân nhượng có nguyên tắc; nghệ thuật giành thắng lợi
ngoại giao từng bước, tranh thủ thời gian củng cố lực lượng, chớp thời cơ để
giành thắng lợi quyết định... Đặc biệt, những thành quả đã đạt được trên chiến
trường và trên bàn Hội nghị còn để bài học quan trọng trong việc kết hợp chặt
chẽ đấu tranh quân sự với ngoại giao, vừa đánh, vừa đàm, lấy kết quả tác chiến
trên chiến trường làm cơ sở, làm chỗ dựa để tiến công đối phương trên bàn đàm
phán; “phải trông ở thực lực. Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực
là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to thì tiếng mới lớn”. Rõ
ràng, trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào của dân tộc thì đấu tranh ngoại giao
luôn phải dựa vào thắng lợi của đấu tranh quân sự, ngược lại đấu tranh ngoại
giao – thương lượng với kẻ thù luôn là cách kết thúc cuộc chiến một cách khôn

khéo, nhất là với những nước nhỏ, thế yếu như Việt Nam. Đó là những nghệ
thuật trong đấu tranh, là bài học có thể tiếp tục vận dụng và phát huy trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để giành thắng lợi hoàn toàn.
Nhìn lại suốt hơn 2.000 năm (từ thế kỷ thứ III trước công nguyên đến
nay) lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, dân tộc Việt Nam đã làm nên
và đúc kết nghệ thuật đánh giặc giữ nước vô cùng đặc sắc. Đó là nghệ thuật
lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, nghệ thuật kết hợp giữa đấu tranh quân
sự với đấu tranh ngoại giao, nghệ thuật đánh giặc kết hợp giữa đánh và đàm.
Kế sách đánh giặc mềm dẻo nhưng cương quyết đã được vận dụng trong suốt
chiều dài lịch sử dân tộc.
22


Cuối những năm sau 50, 60 của thế kỷ XX, Mỹ đặt chân vào miền Nam
Việt Nam, chính thức phát động cuộc chiến tranh. ĐLĐVN xác định trong bất
kỳ tình huống nào cũng phải cương quyết giành độc lập tự do, thống nhất thực
sự. Từ năm 1965, khi Mỹ đưa quân vào Việt Nam thực hiện chiến lược "chiến
tranh cục bộ", đấu tranh vũ trang trở thành một mặt trận chính yếu. Đặc biệt,
khi Mỹ ồ ạt đưa lực lượng lính thủy đánh bộ vào chiến trường Việt Nam và tiến
hành ném bom bắn phá miền Bắc, nhằm đè bẹp ý chí chiến đấu của quân và
dân Việt Nam, ĐLĐVN nhận thức rằng, không giành được thắng lợi quyết định
về quân sự thì sẽ không làm cho người Mỹ "tỉnh ngộ"; trên cơ sở đó, chủ
trương “bạo lực nhân dân là cách duy nhất để chống lại với bạo lực của đế quốc
xâm lược”, song khi có thời cơ, cần kết hợp đánh – đàm để đi tới thắng lợi.
1.1.2. Bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và
chủ trương vừa đánh, vừa đàm
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ nhờ lợi dụng vị trí đặc biệt của
mình mà trở thành đế quốc giàu có và hùng mạnh nhất thế giới tư bản, đứng
ra đóng vai trò trụ cột cho cả hệ thống. Từ sau năm 1950, đi đôi với việc củng
cố vị trí ở Tây Bắc Âu và Tây bán cầu, thao túng nước Nhật, Mỹ quan tâm

hơn đến châu Á, Đông Nam Á và lục địa châu Phi, thực hiện chiến lược toàn
cầu. Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh thế
giới thứ hai là bành trướng chủ nghĩa thực dân mới, chống lại các trào lưu
cách mạng, phong trào độc lập dân tộc, kìm giữ các nước mới trỗi dậy trong
quỹ đạo của CNTB, thực hiện chính sách lũng đoạn của tư bản độc quyền Mỹ
và ngăn chặn sự phát triển của CNXH, tranh giành vị trí và ảnh hưởng với các
đế quốc khác. Sự ra đời của nước Trung Hoa mới, Liên Xô, Trung Quốc kết
thành đồng minh quân sự và Trung Hoa bắt đầu ủng hộ cuộc đấu tranh chống
Pháp của VNDCCH đã buộc Chính phủ Mỹ nhận thức lại vị trí chiến lược của
Việt Nam, coi đây là chiến tuyến quan trọng để ngăn chặn “sự bành trướng
của chủ nghĩa cộng sản”. Tháng 6-1950, Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ càng
làm cho Chính phủ Mỹ tin rằng Liên Xô sẽ không ngần ngại dùng vũ lực để
23


mở rộng ảnh hưởng của họ; vị trí chiến lược Đông Dương vì thế ngày càng
quan trọng. Do vậy, vào khoảng đầu năm 1950, Chính phủ Mỹ vứt bỏ chính
sách trung lập, bắt đầu công khai ủng hộ Pháp và Chính quyền Bảo Đại.
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 lập lại hoà bình ở Đông Dương được ký
kết càng làm tăng sự lo ngại của Mỹ trước “nguy cơ của làn sóng đỏ”. Không
ký vào Hiệp định Giơnevơ, 18 ngày sau khi Hiệp định được ký kết, Mỹ chính
thức có mặt tại miền Nam Việt Nam. Ý đồ của đế quốc Mỹ là chia cắt lâu dài
Việt Nam, ngăn chặn sự phát triển của CNXH ở Đông Nam Á. Chính sách
của Mỹ ở miền Nam Việt Nam gắn với chính sách của Mỹ ở Đông Dương,
Đông Nam Á và với chính sách của Mỹ đối với hệ thống XHCN nói chung.
Đối với VNDCCH, sau 9 năm kháng chiến trường kỳ, hậu quả của cuộc
chiến tranh để lại cho miền Bắc là hết sức nặng nề. Ruộng đất bị hoang hóa,
sản xuất nông nghiệp trì trệ. Nền công nghiệp hầu như không có gì với 20 xí
nghiệp thiết bị cũ kỹ và lạc hậu. Đường giao thông bị phá hủy, hư hỏng,
xuống cấp… Tình hình chính trị - xã hội gặp những khó khăn mới do sự

chống phá của kẻ địch. Ở miền Nam, từ chỗ có chính quyền, có quân đội, có
vùng giải phóng, thực hiện Hiệp định Giơnevơ, phần lớn cán bộ, chiến sĩ tập
kết ra miền Bắc, lực lượng còn lại ở miền Nam rất mỏng, lại phải đối mặt với sự
đàn áp, khủng bố của kẻ thù. Trong tình hình đó, phong trào đấu tranh của nhân
dân miền Nam với nội dung đòi Mỹ - Diệm phải thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp
định Giơnevơ, đòi hiệp thương Tổng tuyển cử, thống nhất đất nước trong
những năm 1955-1956 diễn ra mạnh mẽ, liên tục, lôi cuốn đông đảo mọi tầng
lớp nhân dân tham gia. Để đối phó, Mỹ và Chính quyền Diệm tập trung lực
lượng mở nhiều đợt càn quét, khủng bố, tàn sát đẫm máu nhân dân. Nhiều
chiến dịch dài ngày diễn ra trên diện rộng, có trọng điểm, nhất là nhằm vào
các chiến khu cũ như chiến dịch “Thoại Ngọc Hầu” (6/1956 - 10/1956) ở 18
tỉnh miền Tây Nam Bộ, Chiến dịch “Trương Tấn Bửu” (7/1956 - 12/1956) ở
miền Đông Nam Bộ và giáp biên giới Campuchia… Tình hình trên cho thấy
rằng, khả năng thực hiện điều khoản chính trị của Hiệp định Giơnevơ không
24


còn tồn tại nữa. Nhân dân miền Nam không thể chỉ sử dụng đấu tranh chính
trị, mà phải vũ trang đứng lên chống lại kẻ thù.
Đáp ứng yêu cầu của cách mạng miền Nam, Hội nghị Trung ương lần thứ
15 (khoá II, 1959) của Đảng đã họp và ra nghị quyết lịch sử, chỉ ra con đường
phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về
tay nhân dân. Con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng
chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân
đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng nên chính quyền cách
mạng của nhân dân. Dưới ánh sáng của Nghị quyết 15, một làn sóng cách mạng
đã lan ra khắp miền Nam với dấu mốc quan trọng là cao trào “Đồng khởi” – cao
trào đánh một đòn quyết định làm thất bại chiến lược Aixenhao, đưa cách mạng
miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế thế tiến công.
Sau thắng lợi của phong trào Đồng khởi, đặc biệt là sau khi

MTDTGPMN ra đời, cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam chống đế quốc
Mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm được giữ vững và ngày càng phát triển. "Quốc
sách bình định" miền Nam bằng “tố cộng, diệt cộng” đã bị thất bại. Ở Mỹ, năm
1960, Tổng thống Đảng Dân chủ G.Kennơdi lên nắm quyền, thay đổi chiến
lược toàn cầu từ “trả đũa ồ ạt” sang “phản ứng linh hoạt” , lấy Việt Nam làm
trọng điểm thí nghiệm chiến lược mới . Mỹ tăng cường can thiệp vũ trang , đưa
thêm lực lượng đặc biệt vào Việt Nam, tăng cường viện trợ quân sự, lập Bộ Chỉ
huy viện trợ quân sự (MACV, 1961). Số quân của M ỹ ở miền Nam Việt Nam
tăng dầ n, từ 3.000 quân vào tháng 12-1960 lên 23.000 quân vào tháng 12-1964
[58, tr.17]. Dùng lực lượng quân đội Sài Gòn với cố vấn và vũ khí hiện đại, Mỹ
càn quét, bình định, dồn dân hòng tiêu diệt quân Giải phóng miền Nam. Tuy
nhiên, trên chiến trường miền Nam, đấu tranh vũ trang ngày càng phát triển
nhanh chóng, vùng giải phóng ngày càng mở rộng, đẩy đế quốc Mỹ và chế độ
tay sai vào thế bị động, lúng túng, khủng hoảng triền miên. Vấp phải những
thất bại đau đớn, chiến lược "chiến tranh đặc biệt" bị phá sản hoàn toàn, song
đế quốc Mỹ vẫn liều lĩnh tiếp tục đưa lực lượng vào tham chiến ở miền Nam
25


Việt Nam, tăng thêm vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại, chuyển sang
thực hiện chiến lược chiến tranh mới – chiến lược "chiến tranh cục bộ", cuộc
chiến tại Việt Nam ngày càng trở nên gay go, ác liệt hơn trước.
Với tinh thần quyết tâm "đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", Hội nghị lần
thứ 11 (3-1965) và 12 BCHTƯĐ (12- 1965) khẳng định: Tiêu diệt quân Mỹ
đã trở thành vấn đề hiện thực và cần thiết để giành thế chủ động trên chiến
trường [29, tr.583]; đánh thắng đế quốc Mỹ hiện nay không phải là đánh bại
chính sách sen đầm quốc tế của chúng, đánh bại thực lực quân sự của chúng
trên thế giới, mà là đánh bại chúng trong khuôn khổ và quy mô của cuộc chiến
tranh xâm lược mà chúng đang tiến hành ở Việt Nam [29, tr.587-588].
ĐLĐVN chủ trương làm thất bại chính sách xâm lược của đế quốc, đè bẹp và

đánh tan ý chí xâm lược, làm cho đế quốc Mỹ không thể tiếp tục mở rộng và
kéo dài chiến tranh xâm lược, phải chịu thua với những điều kiện nhất định và
cuối cùng cũng phải rút khỏi miền Nam Việt Nam. Do đó, Đảng và Chính phủ
VNDCCH đề ra nhiệm vụ trong giai đoạn trước mắt của cuộc chiến tranh là
giành thắng lợi căn bản trong một tình hình nhất định của cuộc chiến tranh.
Những phân tích, đánh giá trên là cơ sở, phương hướng để quân dân Việt Nam
tiếp tục tiến hành cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước trong điều kiện mới.
Từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (3-1965) và 12 (12-1965), thực
hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển lực lượng cách
mạng, thế và lực của cách mạng Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể, nhờ
đó, cách mạng miền Nam luôn ở thế chủ động và có khả năng đánh thắng Mỹ
khi chúng triển khai thực hiện phản công chiến lược. Dựa trên sự phát triển
vượt bậc về lực lượng và thế trận, ngay khi Mỹ triển khai lực lượng, Đảng đã
chỉ đạo quân và dân miền Nam tổ chức đánh địch và đã giành được nhiều
thắng lợi. Mở đầu là cuộc tập kích của tiểu đoàn 70 lực lượng vũ trang địa
phương tỉnh Quảng Nam vào một đại đội lính thủy đánh bộ ở Núi Thành
(Quảng Nam) vào đêm ngày 27 rạng ngày 28-5-1965 và trận Vạn Tường
(Quảng Ngãi) vào ngày 18-8-1965. Những thắng lợi mở đầu này đã thể hiện
26


×