ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
MAI THỊ MINH NGUYỆT
ĐẢNG BỘ TỈNH HÒA BÌNH
LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH 135
TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2010
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
MAI THỊ MINH NGUYỆT
ĐẢNG BỘ TỈNH HÒA BÌNH
LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH 135
TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2010
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60.22.03.15
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Hồ Khang
Hà Nội - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Hồ Khang.
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nôi, tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn
Mai Thị Minh Nguyệt
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Hồ Khang, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và đóng góp ý kiến
quý báu trong suốt thời gian tôi tiến hành nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại
học, các thầy cô giáo và đặc biệt là các thầy cô giáo trong bộ môn Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam, Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn đã nhiệt tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập
và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ................................................ 6
6. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 6
7. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 7
Chƣơng 1. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
HÒA BÌNH ĐỐI VỚI THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN I
(1999 - 2005) ..................................................................................................... 8
1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình ..... 8
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình .......................... 8
1.1.2. Chương trình 135 giai đoạn I ........................................................ 15
1.1.3.Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn của
tỉnh Hòa Bình ........................................................................................... 27
1.2. Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo thực hiện Chƣơng trình 135 giai đoạn I........ 28
1.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh ........................................................ 28
1.2.2. Chỉ đạo thực hiện ........................................................................... 34
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 52
Chƣơng 2. SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÒA BÌNH ĐỐI VỚI
THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II (2006 - 2010) .......... 54
2.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình .......................................... 54
2.1.1. Chương trình 135 giai đoạn II ....................................................... 54
2.1.2. Tình hình các xã ở tỉnh Hòa Bình thuộc Chương trình 135 giai
đoạn II và chủ trương của Đảng bộ tỉnh .................................................. 61
2.2. Chỉ đạo thực hiện ................................................................................ 65
2.2.1. Công tác tổ chức............................................................................. 65
2.2.2. Triển khai thực hiện Chương trình và kiểm tra, giám sát thực hiện
Chương trình ............................................................................................ 74
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 85
Chƣơng 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ........................... 86
3.1. Một số nhận xét ................................................................................... 86
3.1.1. Về ưu điểm ...................................................................................... 86
3.1.2. Về hạn chế ...................................................................................... 89
3.2. Một số kinh nghiệm ............................................................................ 95
3.2.1. Xác định thực hiện thành công Chương trình là nhiệm vụ chính trị
trọng tâm .................................................................................................. 95
3.2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện Chương trình đáp ứng yêu cầu ... 97
3.2.3. Đảm bảo nguyên tắc dân chủ công khai trong thực hiện Chương
trình đi đôi với tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát ........................ 99
3.2.4. Huy động đa dạng các nguồn lực; đồng thời, lồng ghép Chương
trình 135 với các chương trình, dự án khác ........................................... 101
KẾT LUẬN .................................................................................................. 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 106
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chữ viết thường
1
ATK
An toàn khu
2
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
3
CT
Chỉ thị
4
ĐBKK
Đặc biệt khó khăn
5
NQ
Nghị quyết
6
NXB
Nhà xuất bản
7
QĐ
Quyêt định
8
TTCX
Trung tâm cụm xã
9
TTg
Thủ tướng Chính phủ
10
TTLT
Thông tư liên tịch
11
UBDT
Ủy ban dân tộc
12
UBND
Ủy ban nhân dân
STT
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghèo đói là vấn đề được quan tâm ở tất cả các quốc gia trên thế giới.
Xóa đói giảm nghèo và tiến tới đẩy lùi nghèo đói là mục tiêu chung của cả
nhân loại. Việt Nam là một trong những quốc gia thành công trên thế giới
trong công cuộc giảm nghèo và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy
tốc độ giảm nghèo đang chậm lại, xuất hiện sự bất bình đẳng và chênh lệch
giàu - nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng nhóm dân cư ngày
càng tăng. Phần lớn người nghèo sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng
xa, vùng biên giới hải đảo - những địa bàn có vị trí chiến lược về an ninh,
quốc phòng và môi trường sinh thái và đó cũng là nơi cư trú chủ yếu của đồng
bào dân tộc thiểu số. Từ thực trạng này đòi hỏi phải có những chương trình
phát triển kinh tế - xã hội tổng hợp, đặc thù dành cho đối tượng là đồng bào
dân tộc và miền núi ở những vùng nghèo, có điều kiện khó khăn nhất, nhằm
xóa đói giảm nghèo, ổn định phát triển kinh tế xã hội, giảm khoảng cách phát
triển giữa miền xuôi với miền ngược, vùng có điều kiện thuận lợi với vùng
đặc biệt khó khăn.
Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng
đồng bào dân tộc và miền núi (gọi tắt là Chương trình 135) được ra đời để đáp
ứng yêu cầu đó. Chương trình này được triển khai thực hiện theo Quyết định
số 135/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/7/1998, và kết thúc
giai đoạn I năm 2005. Để tiếp tục triển khai Chương trình 135, Thủ tướng
Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006, về
Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng
bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (giai đoạn II). Chương trình
này đã được thực hiện trên phạm vi cả nước và chứng minh được tính hiệu
quả của nó trong việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn.
1
Hòa Bình là tỉnh miền núi cửa ngõ của vùng Tây Bắc, có diện tích tự
nhiên là 4.662 km2. Điều kiện kinh tế - xã hội còn rất khó khăn. Tỉnh có 11
đơn vị hành chính (10 huyện và 1 thành phố), 210 xã, phường, thị trấn. Trong
đó có 2 huyện vùng cao, 64 xã vùng cao, 23 xã vùng chuyển dân lòng hồ
Sông Đà; 79 xã đặc biệt khó khăn, ATK, và 86 thôn bản thuộc xã khu vực II
thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II. Dân số toàn tỉnh là 82
vạn người. Có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm: Mường, Kinh, Dao,
Tày, Thái, H’mông và Hoa. Trong đó dân tộc thiểu số chiếm 71% và sống đan
xen ở hầu khắp các huyện của tỉnh [45, tr. 1-2].
Với đặc điểm tình hình như vậy, trong những năm vừa qua các cấp ủy
Đảng, chính quyền và các đoàn thể của tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện hiệu quả nhiều chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước về
phát triển kinh tế - xã hội như: Chương trình 135, Chương trình 134, Chương
trình xóa đói giảm nghèo, Chính sách vay vốn cho hộ dân tộc thiểu số đặc biệt
khó khăn…Nhờ đó đã góp phần xóa đói giảm nghèo thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội địa phương, từng bước phát triển theo hướng CNH, HĐH.
Trong quá trình lãnh đạo thực hiện Chương trình 135 (từ năm 1999 đến
năm 2010), Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã có những thành công nhất định, tạo sự
chuyển biến tích cực trong sản xuất nông - lâm nghiệp, bộ mặt các xã hưởng
lợi từ Chương trình đã thay đổi căn bản, cơ sở hạ tầng được hoàn thiện và
kiên cố hóa, đời sống vật chất và tinh thần bà con nhân dân trong và ngoài
vùng dự án được nâng lên…Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những hạn chế cần
được khắc phục như trình độ nhận thức của người dân và năng lực của đội
ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế, quy chế đầu tư còn phức tạp, cơ chế quản lý dự
án hỗ trợ phát triển sản xuất còn rườm rà…Những điều đó đã ảnh hưởng đến
quá trình tổ chức thực hiện và hiệu quả của Chương trình. Như vậy, có những
nhìn nhận, đánh giá tổng quát về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đối
2
với thực hiện Chương trình 135 (qua hai giai đoạn), chỉ ra những thành tựu,
hạn chế, nguyên nhân hạn chế, rút ra một số kinh nghiệm tham khảo cho thời
kỳ tới là hết sức cần thiết.
Với những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Hòa
Bình lãnh đạo thực hiện Chương trình 135 từ năm 1999 đến năm 2010”
làm đề tài Luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản
Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi là một
trong những nội dung quan trọng trong vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc.
Trong tiến trình cách mạng Việt Nam thì vấn đề dân tộc và chính sách dân
tộc luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và đưa ra những chủ trương, giải
pháp phù hợp. Trong thời gian qua đã có nhiều tác phẩm của các nhà nghiên
cứu về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc như: Cộng đồng quốc gia Việt
Nam của tác giả Đặng Nghiêm Vạn NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh; Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ
dân tộc hiện nay của tác giả Phan Hữu Dật NXB Chính Trị Quốc gia 2001;
Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam của tác giả Lê Ngọc
Thắng NXB Trường Đại học Văn hóa 2005; Chính sách và chế độ pháp lý đối
với đồng bào dân tộc và miền núi của NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
1996…Những tác phẩm này đã đưa ra những nhận định khái quát về đặc điểm
địa lý, văn hóa, xã hội, về thành phần tộc người và sự phân bố các dân tộc ở
Việt Nam. Từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao đời sống kinh tế, văn
hóa, xã hội và tạo cơ sở khoa học cho việc thực hiện tốt hơn chính sách phát
triển kinh tế - xã hội của Đảng.
Chương trình 135 được thực hiện theo quyết định 135/1998/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Dân tộc, sự giúp đỡ của
3
Cơ quan Liên Hợp Quốc tại Việt Nam…Đã có những báo cáo về Chương
trình trên cơ sở những cuộc điều tra quy mô lớn của Ủy ban Dân tộc, Chương
trình phát triển Liên Hợp quốc như: Đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia
về xoá đói giảm nghèo và Chương trình 135, năm 2004 của Bộ Lao động
thương binh và xã hội, Chương trình phát triển Liên Hợp quốc; Đánh giá giữa
kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Chương trình 135-II, 20062008 của Bộ Lao động thương binh và xã hội, Ủy ban dân tộc, Cơ quan Liên
hợp quốc tại Việt Nam; Báo cáo phân tích các Điều tra cơ bản Chương trình
135-II của Ủy ban Dân tộc, Chương trình phát triển Liên hợp quốc, Hà Nội
2008; Tác động của Chương trình 135 giai đoạn II qua lăng kính hai cuộc
điều tra đầu kì và cuối kì của Ủy ban Dân tộc được thực hiện bởi Công ty
nghiên cứu và tư vấn Đông Dương Hà Nội 2012…Những báo cáo này vô
cùng quý giá, nó cung cấp một cách toàn diện nhất về nội dung, quá trình thực
hiện và kết quả của Chương trình, ngoài ra còn phân tích đánh giá những tác
động, hiệu quả của Chương trình này đối với đời sống nhân dân vùng hưởng lợi.
Bên cạnh đó còn có nhóm Luận văn thạc sĩ nghiên cứu liên quan đến
lĩnh vực này như: Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở tỉnh
Hòa Bình từ năm 2001 đến năm 2010 của tác giả Hoàng Thị Huệ, Luận văn
thạc sĩ Lịch sử trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn; Quá trình thực
hiện chính sách dân tộc của Đảng ở tỉnh Tuyên Quang từ năm 2001 đến năm
2010 của Lưu Thị Tuyết, Luận văn thạc sĩ Lịch sử trường Đại học Khoa học
xã hội và Nhân văn; Quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của
Đảng ở tỉnh Cao Bằng từ năm 2001 đến năm 2010 của Ma Thị Tuyền, Luận
văn thạc sĩ Lịch sử trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn; Đảng bộ
tỉnh Hà Giang lãnh đạo thực hiện Chương trình 135 của Chính phủ từ năm
1998 đến năm 2010 của Sằm Thị Luyến, Khóa luận tốt nghiệp ngành Lịch sử
trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Ngoài ra còn nhiều bài viết về
4
Chương trình 135 đăng trên các tạp chí, báo Trung ương và địa phương. Các
công trình này đã tiếp cận và nghiên cứu về Chương trình 135 dưới góc độ
khác nhau như: lồng ghép trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở Hòa Bình
và Tuyên Quang hay lồng ghép trong Chương trình xóa đói giảm nghèo ở Cao
Bằng hay tiếp cận và nghiên cứu một cách toàn diện về sự lãnh đạo của Đảng
bộ tỉnh Hà Giang với việc thực hiện Chương trình 135…Tuy nhiên, đến nay
chưa có công trình nào nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về sự lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh Hòa Bình với việc thực hiện Chương trình 135 ở địa phương.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đối với
việc thực hiện Chương trình 135 ở địa phương từ năm 1999 đến năm 2010
- Nhận xét về những thành tựu, hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm
trong chỉ đạo thực hiện Chương trình 135 của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình.
3.2. Nhiệm vụ
- Phân tích và làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa
Bình đối với việc thực hiện Chương trình 135 qua hai giai đoạn: 1999-2005;
2006-2010.
- Đánh giá kết quả, rút ra một số kinh nghiệm từ sự lãnh đạo của Đảng
bộ tỉnh Hòa Bình đối với việc thực hiện Chương trình 135 từ năm 1999 đến
năm 2010.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong
triển khai thực hiện Chương trình 135 của Chính phủ ở địa phương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung khoa học: Những chủ trương, giải pháp, biện pháp của
Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong lãnh đạo thực hiện Chương trình 135;
5
Về thời gian: Từ năm 1999 đến năm 2010.
Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng một số phương pháp sau: phương pháp lịch sử,
phương pháp lôgic. Bên cạnh đó sử dụng kết hợp một số phương pháp như:
phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh…
5.2. Nguồn tư liệu
- Các quyết định, văn bản, thông tư, hướng dẫn của Thủ tướng Chính
phủ, của Ủy ban dân tộc, của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Ban
Dân tộc tỉnh … về Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó
khăn vùng đồng bào dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
- Các văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khóa: VI, VII, VIII, IX, X.
- Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình các khóa: XII, XIII, XIV, XV.
- Các báo cáo, phân tích đánh giá về Chương trình 135 và hiệu quả của
Chương trình của Ủy ban dân tộc, Cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam; báo
cáo tổng kết Chương trình các giai đoạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban dân
tộc tỉnh…
- Các luận văn, bài báo liên quan đến đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa các chủ trương, giải pháp của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình
trong việc cụ thể hóa và chỉ đạo thực hiện Chương trình 135 ở Hòa Bình từ
năm 1999-2010.
- Nhận xét những thành tựu, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm trong
sự lãnh đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh đối với việc thực hiện Chương trình
135 nhằm phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn đưa tỉnh Hòa
Bình cơ bản thoát nghèo.
6
- Luận văn có thể là nguồn tư liệu tham khảo trong việc nghiên cứu,
giảng dạy và học tập lịch sử Đảng bộ địa phương.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương.
Chƣơng 1. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đối
với thực hiện Chương trình 135 giai đoạn I (1999 - 2005)
Chƣơng 2. Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đối với thực hiện
Chương trình 135 giai đoạn II (2006 - 2010)
Chƣơng 3. Một số nhận xét và kinh nghiệm
7
Chƣơng 1
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÒA BÌNH
ĐỐI VỚI THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN I
(1999 - 2005)
1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình
Hòa Bình là tỉnh miền núi, cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc. Đây là
vùng đất cổ, có bề dày lịch sử, là trung tâm của nền văn hóa Hòa Bình. Nhân
dân các dân tộc Hòa Bình có truyền thống cần cù sáng tạo trong lao động sản
xuất, đoàn kết thủy chung trong cuộc sống và kiên cường bất khuất trong quá
trình dựng nước và giữ nước.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Hòa
Bình, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã phát huy truyền thống yêu nước
nồng nàn, không ngừng phấn đấu, vượt qua khó khăn thử thách, lập được
nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, kháng chiến
chống Mỹ và công cuộc đổi mới xây dựng quê hương đất nước. Năm 2002
tỉnh vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân”.
Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của tỉnh
Ngày 22/6/1886, tỉnh Mường được thành lập trên cơ sở cắt những vùng
đất đai có đồng bào Mường cư trú thuộc các tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Nội
và Ninh Bình theo chính sách “chia để trị” của chính quyền thực dân Pháp.
Lúc này tỉnh Mường gồm bốn phủ là: Vàng An, Lương Sơn, Chợ Bờ, Lạc
Sơn. Tỉnh lỵ được đặt ở Chợ Bờ.
Ngày 05/9/1896, tỉnh lỵ của tỉnh Mường được chuyển về xã Hòa Bình,
từ đó tỉnh được đổi tên thành tỉnh Hòa Bình. Tỉnh gồm có bốn châu là: Lương
8
Sơn, Lạc Sơn, Kỳ Sơn và Mai Đà. Huyện Lạc Thủy thuộc châu Lạc Sơn. Đến
tháng 10 năm 1908, huyên Lạc Thủy được chuyển về tỉnh Hà Nam.
Từ năm 1896, địa giới hành chính của tỉnh cơ bản ổn định. Đến năm
1950, các châu được chuyển thành các huyện sau đó các đơn vị hành chính
huyện có một số thay đổi.
Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành được thắng
lợi, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc Việt Nam đã thống nhất về mặt
lãnh thổ, nhiệm vụ đặt ra là hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước
để tạo cơ sở cho cả nước tiến lên CNXH. Trước nhiệm vụ đó, ngày
27/12/1975, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa V đã họp kỳ
họp thứ hai và ra nghị quyết hợp nhất một số tỉnh; theo đó, tỉnh Hòa Bình và
tỉnh Hà Tây hợp nhất thành tỉnh Hà Sơn Bình. Tỉnh Hà Sơn Bình chính thức
đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1976. Sau Đại hội toàn quốc lần thứ VII của
Đảng (6/1991), với tinh thần đổi mới, thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, tại kỳ họp thứ IX, ngày
12/8/1991, Quốc hội khóa VIII quyết định điều chỉnh địa giới hành chính và
chia lại một số tỉnh. Tỉnh Hà Sơn Bình được chia thành tỉnh Hòa Bình và Hà
Tây.
Đến ngày 12/12/2001, theo nguyện vọng của cán bộ đảng viên và nhân
dân các dân tộc huyện Kỳ Sơn và tỉnh Hòa Bình, Chính phủ nước CHXHCN
Việt Nam ra Nghị định số 95/2001/NĐ-CP, chia huyện Kỳ Sơn thành 2 huyện
là: Kỳ Sơn và Cao Phong.
Ngày 27/10/2006, thị xã Hòa Bình trở thành đô thị loại 3 với tên gọi
mới là thành phố Hòa Bình.
Ngày 24/7/2009, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ra Nghị quyết
số 31/NQ-CP điều chỉnh địa giới hành chính một số huyện, thành phố tỉnh
Hòa Bình, trong đó chuyển bốn xã: Tiến Xuân, Đông Xuân, Yên Bình và Yên
9
Trung của huyện Lương Sơn về huyện Thạch Thất của Hà Nội. Từ đây Hòa
Bình có 210 xã, phường, thị trấn.
Như vậy, từ khi thành lập (1886) đến năm 2009, tỉnh Hòa Bình đã trải
qua nhiều lần biến đổi về địa giới hành chính. Hiện nay tỉnh Hòa Bình có tổng
diện tích là 4.596,4 km2, gồm 10 huyện và 1 thành phố: Lương Sơn, Kỳ Sơn,
Cao Phong, Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên
Thủy và Thành phố Hòa Bình với 210 xã, phường, thị trấn. Dân cư toàn tỉnh
là 832.543 người, gồm 7 dân tộc chính cùng chung sống lâu đời là: Mường,
Kinh, Thái, Tày, Dao, H’mông và Hoa [1, tr. 9].
Điều kiện tự nhiên
Hòa Bình là một tỉnh miền núi, cửa ngõ vùng Tây Bắc, là địa bàn quan
trọng có ý nghĩa chiến lược ở Bắc Bộ. Hệ thống giao thông huyết mạch nối
Hòa Bình với các vùng kể trên là Quốc lộ 6 có độ dài qua Hòa Bình là 125 km
nối Hà Nội, Đồng bằng Bắc Bộ với Tây Bắc và Thượng Lào. Đường số 12, 15
nối Ninh Bình, Thanh Hóa qua Hòa Bình nối với Tây Bắc, Việt Bắc. Đường
21 chạy dọc địa giới phía đông tỉnh nối khu quân sự Sơn Lộc (Sơn Tây) với
Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa. Hệ thống giao thông này cùng các con đường
liên xã, liên huyện đã tạo điều kiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã
hội, văn hóa diễn ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, hệ thống giao thông này hình
thành trên địa hình, địa thế của núi rừng trong tỉnh khá hiểm trở. Điều này dẫn
tới các con đường thường phải bám các sườn đồi, núi có độ cua, độ dốc cao
gây không ít khó khăn cho việc đi lại.
Núi rừng Hòa Bình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn chạy theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam, chia thành hai tiểu vùng. Xen kẽ các dãy núi có những
thung lũng trải rộng, kéo dài thành những cánh đồng tương đối bằng phẳng
cùng hàng trăm con suối lớn nhỏ và các triền bãi ven sông hình thành nên các
10
Mường trù phú thường được ca tụng trong các xứ Mường “Nhất Bi, nhì Vang,
tam Thàng, tứ Động”.
Hòa Bình có hệ thống sông suối phân bố tương đối dày và đều khắp ở
các huyện. Trong đó sông Đà là dòng sông lớn. Hồ sông Đà có dung tích 9,5
tỷ m3 nước nối liền với Sơn La, phần hạ lưu chảy qua Phú Thọ, Hà Nội thông
với sông Hồng. Ngoài ra còn có sông Bưởi dài 55 km (huyện Tân Lạc), sông
Bôi dài 125 km, sông Bùi, sông Lãng. Các con sông này vừa có giá trị thủy
văn lớn, vừa có giá trị giao thông nhất là sông Đà. Năm 1979 được sự giúp đỡ
của Liên Xô, công trình thủy điện Hòa Bình trên sông Đà được khởi công xây
dựng. Đây là công trình thủy điện lớn nhất vùng Đông Nam Á, với 8 tổ máy
có công suất là 1,92 triệu kw, sản lượng điện hằng năm là 8,16 tỷ kw/h [1,
tr.13]. Ngoài ra những dòng sông suối, ao hồ cũng phục vụ sản xuất, sinh
hoạt, nuôi trồng thủy sản.
Về tài nguyên khoáng sản. Thiên nhiên ban tặng Hòa Bình nhiều tài
nguyên thiên nhiên phong phú, phải kể đến một số loại khoáng sản như: than,
amiăng, vàng...Đáng chú ý là than mỡ ở Kim Bôi tuy trữ lượng không lớn
nhưng rất cần cho công nghiệp luyện kim. Nước khoáng cũng là tài nguyên
quý có giá trị và được khai thác ở Hòa Bình, đặc biệt phải kể đến nước
khoáng ở Kim Bôi đã được chế biến phục vụ chữa bệnh, giải khát và du lịch
đem lại giá trị kinh tế cao cho huyện và tỉnh. Ngoài ra phải kể đến một loại tài
nguyên khác như đá vôi, đá xanh - nguồn nguyên liệu có giá trị trong công
nghiệp xây dựng (làm cầu, đường giao thông, khai thác đá, xi măng).
Tài nguyên rừng. Nông - lâm nghiệp là tiềm năng kinh tế quan trọng
hàng đầu của tỉnh, đặc biệt là tiềm năng về lâm nghiệp. Trong tổng số
307.755 ha đất đai nông - lâm nghiệp thì đất đai lâm nghiệp chiếm tới
250.168 ha, chiếm gần 80%. Từ xa xưa rừng là tài nguyên quý giá nhất của
Hòa Bình với nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế, giá trị sử dụng cao như:
11
đinh, lim, sến, bương, tre, nứa, song, mây, các loại cây công nghiệp, cây ăn
quả, đặc sản rừng, các cây thuốc…[1, tr.12].
Tài nguyên đất. Đất là nguồn tài nguyên quan trọng đối với phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia, địa phương. Tuy nhiên, đất đai cày cấy trồng trọt
của Hòa Bình không nhiều. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, diện tích
cấy lúa - hoa màu chỉ khoảng 4.500 ha do chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên,
nước tự chảy. Sau nhiều năm nỗ lực làm thủy lợi, cải tạo đồng ruộng, khai
phá đất đai, diện tích cấy lúa, cây màu lên tới 29.243 ha nhưng cũng chỉ
chiếm 10% diện tích nông - lâm nghiệp toàn tỉnh [1, tr.12]. Diện tích đất ở chỉ
chiếm 1,25% tổng diện tích đất đai toàn tỉnh trong khi đó diện tích chưa sử
dụng còn tới 172.014ha, chiếm tới 36,89% diện tích toàn tỉnh [21, tr.402].
Điều này đã gây lãng phí và đòi hỏi các cấp, ngành có chính sách đầu tư,
khuyến khích nhân dân sử dụng, khai thác đất hiệu quả hơn.
Điều kiện kinh tế - xã hội
Với điều kiện tự nhiên như vậy Hòa Bình tập trung phát triển kinh tế
theo hướng: nông - lâm - công nghiệp, du lịch, xuất nhập khẩu, dịch vụ. Đây
là hướng phát triển kinh tế nhằm khai thác triệt để tiềm năng thế mạnh về đất
đai, rừng, tài nguyên khoáng sản, lao động dồi dào, khí hậu, thủy văn của tỉnh.
Sản xuất nông - lâm nghiệp được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của
tỉnh. Vì vậy, tỉnh đã tập trung lãnh đạo chỉ đạo tích cực việc chuyển đổi cơ
cấu cây trồng vật nuôi, thâm canh lúa và hoa màu, cây công nghiệp, hình
thành nhánh mạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với những cây trồng
vật nuôi. Nông nghiệp gồm các cây chính là lúa, ngô, sắn, khoai trong đó cây
lúa là cây lương thực chủ yếu. Năm 1996, diện tích gieo cấy lúa ruộng là
39.606 ha, năng suất 29 tạ/ ha, tổng sản lượng lúa là 114.846 tấn [1, tr. 677].
Lâm nghiệp là thế mạnh của Hòa Bình. Vấn đề quản lí, bảo vệ rừng
những năm gần đây đã được coi trọng, các vụ vi phạm pháp luật, phá rừng
12
làm nương được giảm dần. Việc sử dụng nguồn vốn các chương trình dự
ánnhư Chương trình 327, định canh định cư, Dự án 747, Dự án ván sợi
ép…đã làm cho diện tích che phủ rừng ngày càng tăng. Trong 3 năm 1996 1998, toàn tỉnh trồng mới được 14.600 ha, bảo vệ được trên 60 ngàn ha rừng
tự nhiên, nâng cao độ che phủ lên 36% tạo việc làm cho hàng ngàn lao độn g [1, tr.
681].
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong những năm 1996-2000, có sự
phát triển đa dạng ngành nghề trong các lĩnh vực: công nghiệp chế biến nông
- lâm sản, chế biến thực phẩm, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng…
Năm 1996 trên địa bàn tỉnh có 2. 925 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó có
4 cơ sở doanh nghiệp quốc doanh, đến năm 2000 có 4849 cơ sở sản xuất công
nghiệp tăng hơn 1,5 lần, trong đó có 1 cơ sở quốc doanh. Giá trị sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 1996 là 174,870 tỷ đồng, năm 2000 đạt
347,948 tỷ đồng [1, tr. 687]. Tuy nhiên, còn một số ngành công nghiệp sản
xuất còn khó khăn tốc độ đổi mới công nghệ chậm.
Hoạt động thương mại còn chậm phát triển, các doanh nghiệp trên địa
bàn còn nhỏ bé manh mún. Thị trường Hòa Bình nhỏ chưa phát triển, sức mua
hàng hóa chủ yếu tập trung ở thị xã, thị trấn, còn các vùng cao vùng sâu, xa
vùng đặc biệt khó khăn chưa phát triển.
Hoạt động du lịch đã có cố gắng, bước đầu khai thác tiềm năng du lịch
trung tâm là du lịch văn hóa và du lịch sinh thái với tốc độ sinh trưởng khá.
Kinh tế những năm 1996 - 2000 của Hòa Bình có bước phát triển khá,
các ngành sản xuất đều phát triển, đời sống nhân dân từng bước được cải
thiện. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thời kì 1996 – 2000, đạt 7,9%
bình quân đầu người tăng 738 nghìn đồng từ 1,518 triệu đồng năm 1996, lên
2,382 triệu đồng năm 2000. Sản lượng lương thực bình quân đầu người trên
năm của năm 1991 chỉ đạt 197,2 kg đến năm 2000, đạt 316,3 kg. Nhìn chung
13
đến năm 1996, Hòa Bình vẫn là một tỉnh kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ đói
nghèo trong tỉnh là 20% (theo tiêu chí cũ) và vẫn ở mức cao [1, tr. 696]. Đời
sống nhân dân vùng sâu, vùng xa vùng lòng hồ sông Đà còn khó khăn nhiều
mặt. Theo tiêu chí phân định 3 khu vực quy định trong Thông tư số 41/UBTTg và Quyết định số 42/QD-UB về việc công nhận 3 khu vực miền núi vùng
cao thì trong 212 xã của toàn tỉnh Hòa Bình có 60 xã khu vực III, 121 xã khu
vực II và 31 xã khu vực I. Như vậy, những xã vùng khó khăn và đặc biệt khó
khăn chiếm phần lớn toàn tỉnh Hòa Bình.
Hòa Bình là một tỉnh miền núi gồm nhiều thành phần dân tộc, có truyền
thống đoàn kết từ lâu đời, họ sống xen kẽ với nhau tạo thành khối thống nhất.
Người Mường có mặt hầu hết ở 10 huyện, thị đông nhất là ở các huyện Lương
Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Kim Bôi. Người Kinh sống tập trung chủ yếu ở thành
phố, các thị trấn dọc đường giao thông lớn như Chợ Bờ, Phương Lâm, Vụ
Bản…Người Thái sống chủ yếu ở huyện Mai Châu. Người Tày, Dao sống
chủ yếu ở các vùng núi cao của huyện Đà Bắc, Lương Sơn, Kim Bôi. Người
H’mông sống tập trung ở hai xã Hang Kia, Pà Cò của huyện Mai Châu.
Nhìn chung, địa bàn phân bố dân cư khá rõ nét, song trên bình diện
toàn tỉnh không có một thành phần dân tộc thiểu số nào quần tụ và sinh sống
tập trung trên một địa bàn có quy mô tương đối rộng. Họ cư trú xen kẽ nhau
đã tạo nên sự gần gũi hòa hợp dân tộc một cách tự nhiên, các dân tộc cùng lao
động, sản xuất học tập kinh nghiệm của nhau. Tuy nhiên, có nơi có lúc vẫn
còn xẩy ra va chạm, xích mích. Chính quyền cơ sở và các cấp của tỉnh đã tập
trung chỉ đạo giải quyết mối quan hệ này.
Trên cơ sở các đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội như vậy,
Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã tiếp thu, triển khai thực hiện các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước, phát huy nội lực nhằm thực hiện mục tiêu dân
giàu, tỉnh mạnh đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao tiến kịp vùng thấp
14
làm cho nhân dân tất cả các dân tộc trong tỉnh bình đẳng, đoàn kết, giúp nhau
cùng phát triển.
1.1.2. Chương trình 135 giai đoạn I
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống,
trong đó dân tộc Kinh là đa số, còn lại là các dân tộc thiểu số. Các dân tộc
thiểu số phần lớn sống ở miền núi và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Họ
cư trú đan xen tạo nên vùng đồng bào dân tộc và miền núi với địa bàn rộng
lớn chiếm 3/4 diện tích đất liền trải dài từ Bắc vào Nam. Trong số 64 tỉnh
thành phố cả nước hiện nay có tới 54 tỉnh thuộc địa bàn vùng dân tộc và miền
núi, bao gồm: 12 tỉnh vùng cao, 9 tỉnh miền núi, 23 tỉnh có huyện, xã miền
núi và 10 tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long nơi có đồng bào dân
tộc thiểu số sinh sống [62, tr.129].
Do rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhất là nguyên nhân lịch sử để lại
và do điều kiện địa lý tự nhiên khắc nghiệt ở địa bàn cư trú của đồng bào dân
tộc miền núi nên trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc không
đồng đều. Phần lớn các dân tộc thiểu số có mức sống thấp, tỉ lệ nghèo đói cao,
phương thức canh tác còn lạc hậu, thiếu đất sản xuất, cơ sở hạ tầng còn thiếu
và yếu...
Từ thực trạng vùng đồng bào dân tộc và miền núi như vậy, Đảng,
Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những chủ trương, chính sách, chương trình,
dự án cụ thể nhằm xóa đói giảm nghèo và đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
từng bước rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc giúp miền núi tiến
kịp miền xuôi.
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đại hội VI
của Đảng (1986) đã nghiêm khắc kiểm điểm tình hình về mọi mặt và đề ra
đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong quá trình đi lên của cách
mạng Việt Nam. Đại hội chủ trương “bổ sung, cụ thể hóa và thực hiện tốt hơn
15
chính sách dân tộc, tránh những hình thức tổ chức không phù hợp trong quá
trình xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở những vùng dân tộc”
[15, tr. 97]. Đại hội nêu nhiệm vụ: “đầu tư thêm và tập trung sự cố gắng của
các cấp, các ngành cùng kết hợp với việc động viên tinh thần tự lực, tự cường
của nhân dân các dân tộc để khai thác bảo vệ và phát triển thế mạnh về kinh tế
ở các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số cư trú. Đẩy mạnh công tác định canh,
định cư, ổn định sản xuất và đời sống của đồng bào trước hết ở các vùng cao,
biên giới, các vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến…có kế hoạch đưa đồng
bào miền xuôi lên để thực hiện sự phân bố lại lao động xã hội” [15, tr. 97].
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần VII năm 1991, lần đầu tiên vấn đề đói
nghèo tại các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa của Việt Nam được thừa nhận
là một vấn đề dai dẳng. Đại hội cho rằng chính quyền còn chưa quan tâm
đúng mức đến việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, hạ tầng cơ sở xã, y tế và giáo
dục đối với đối tượng nghèo và dân tộc thiểu số tại các vùng này. Đại hội đã
đề ra “Cương lĩnh xây dựng đất nước của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội” trong đó yêu cầu: các chính sách kinh tế, xã hội phải phù hợp với đặc thù
của các vùng và các dân tộc, nhất là dân tộc thiểu số.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần VIII của Đảng (1996) chỉ rõ nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi là: đến năm
2000, bằng nhiều biện pháp tích cực và vững chắc, thực hiện cho được ba
mục tiêu chủ yếu: xóa được đói, giảm được nghèo, ổn định và cải thiện đời
sống, sức khỏe của đồng bào các dân tộc, đồng bào vùng cao, vùng biên giới;
xóa được mù chữ, nâng cao dân trí, tôn trọng và phát huy bản sắc văn hóa tốt
đẹp của các dân tộc. Muốn đạt được điều đó cần “dành nguồn lực thích đáng
cho việc giải quyết những nhu cầu cấp bách, đặc biệt là về kết cấu hạ tầng
kinh tế và xã hội, để những vùng còn kém phát triển, nhất là vùng cao, biên
giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng căn cứ cách
16
mạng có bước tiến nhanh hơn, dần dần giảm bớt sự chênh lệch quá lớn về
trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng” [17, tr.80].
Đồng bào các dân tộc sống xen ghép ở miền núi, sau nhiều năm được
Nhà nước đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đã hình thành những khu vực có
trình độ phát triển khác nhau. Để có cơ sở đầu tư phát triển, vận dụng thực
hiện các chủ trương, chính sách sát hợp với từng khu vực, từng đối tượng, có
hiệu quả ở vùng dân tộc và miền núi Ủy ban Dân tộc và Miền núi đã ra Thông
tư số 41/UB-TT ngày 8/1/1996, quy định và hướng dẫn tiêu chí xác định từng
khu vực. Có ba khu vực: khu vực I: khu vực bước đầu phát triển; khu vực II:
khu vực tạm ổn định; khu vực III: khu vực khó khăn
Việc phân định từng khu vực này được căn cứ vào tiêu chí đó là: điều
kiện tự nhiên; địa bàn cư trú; cơ sở hạ tầng; các yếu tố xã hội; điều kiện sản
xuất. Về đời sống lấy xã làm đơn vị để xếp vào từng khu vực, sau khi xem xét
cụ thể từng xã, nếu thấy đạt 4/5 tiêu chí của khu vực nào thì xếp vào khu vực
đó. Sau 2 năm thực hiện các chủ trương chính sách đầu tư phát triển phải
đánh giá lại mức độ phát triển của từng xã trên cơ sở các tiêu chí cụ thể để
điều chỉnh từng khu vực phù hợp, nhằm vận dụng thực hiện các chủ trương
chính sách và có kế hoạch đầu tư phát triển luôn sát hợp với từng địa bàn.
Lấy xã làm đơn vị để xếp vào từng khu vực như nêu trên các xã thuộc
khu vực III - Khu vực khó khăn gồm các tiêu chí
1. Địa bàn cư trú: gồm các xã vùng sâu, vùng xa, vùng cao hẻo lánh,
vùng biên giới hải đảo. Khoảng cách của các xã đến các khu trục động lực
phát triển trên 20 km.
2. Cơ sở hạ tầng chưa được xây dựng, hoặc còn tạm bợ. Giao thông rất
khó khăn, không có đường ô tô vào xã. Các công trình điện, thuỷ lợi, nước
sạch, trường học, bệnh xá, dịch vụ khác rất thấp kém hoặc không có.
17
3. Các yếu tố xã hội chưa đạt mức tối thiểu. Dân trí quá thấp, tỉ lệ mù chữ
và thất học trên 60%, bệnh tật nhiều, tập tục lạc hậu, không có thông tin, v.v...
4. Điều kiện sản xuất rất khó khăn, thiếu thốn. Sản xuất mang tính tự
nhiên hái lượm, chủ yếu phát rừng làm nương rẫy, du canh du cư.
5. Số hộ đói nghèo trên 60% số hộ của xã. Đời sống thực sự khó khăn,
nạn đói thường xuyên xảy ra.
Theo những tiêu chí đó ngày 25/3/1997, Ủy ban Dân tộc và Miền núi
có Quyết định số 42/QĐ-UB về việc công nhận 3 khu vực miền núi vùng cao
và xác định được 1.715 xã trong năm 1995-1996, thuộc khu vực III có điều
kiện đặc biệt khó khăn bao gồm: 1.568 xã miền núi và 147 xã ở Đồng bằng
sông Mêkông, phân bổ ở 267 huyện và 46 tỉnh và khu vực thành phố. Sau đó
ngày 18/3/1998, Ủy ban Dân tộc và Miền núi có Quyết định số 26/QĐ-UB về
việc công nhận 3 khu vực miền núi vùng cao đợt II, Quyết định 21/QĐ - UB
ngày 25/2/1998, về việc công nhận 3 khu vực dân tộc đồng bằng.
Như vậy, năm 1998, việc phân định các xã thuộc các khu vực phát triển
kinh tế - xã hội nhau khác đã hoàn thành, đó là căn cứ để Nhà nước xây dựng
các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội phù hợp.
Từ thực trạng phát triển khác nhau giữa các khu vực trong vùng đồng
bào dân tộc và miền núi như vậy, Chính phủ đã cụ thể hóa chủ trương của
Đảng về phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng đồng bào dân tộc. Ngày
31/7/1998, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế
- xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa nhằm: nâng
cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc
biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn
các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hoà
nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần bảo đảm trật tự an toàn
xã hội, an ninh quốc phòng.
18