Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo thực hiện
chuyển cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm
2006
Đào Thu Huyền
Trung tâm Đào tạo, Bồi dường giảng viên lý luận chính trị
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Mã số: 60 22 56
Người hướng dẫn: TS. Lương Viết Sang
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Hệ thống hóa các chủ trương, giải pháp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên vận
dụng đường lối của Trung ương lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế
(CCKT) trên địa bàn Tỉnh từ 1997 đến 2006. Nghiên cứu quá trình lãnh đạo thực hiện
chuyển dịch CCKT ở tỉnh Thái Nguyên; nêu rõ những thành tựu, hạn chế trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ này. Tổng kết lại những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo,
chỉ đạo chủ trương chuyển dịch CCKT của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1997-
2006.
Keywords: Đảng Cộng sản Việt Nam; Đường lối lãnh đạo; Cơ cấu kinh tế; Thái
Nguyên
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chuyển dịch CCKT là một chủ trương lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam, một
trong những nội dung cốt lõi của quá trình phát triển kinh tế – xã hội, để đến năm 2020
Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Từ khi đổi mới đến
nay, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách thể hiện sự đổi mới tư duy
kinh tế. Nhờ đó kinh tế đất nước đã có sự chuyển biến rõ rệt, CCKT có bước chuyển
dịch theo hướng tích cực.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái
Nguyên nhiều năm qua đã phát huy thế mạnh, khắc phục khó khăn, thách thức, từng bước
thực hiện có hiệu quả quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng CNH – HĐH. Nằm ở cửa ngõ
thủ đô, Thái Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, những năm
trước đây, tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn. Từ khi Đảng khởi xướng và thực hiện đường lối đổi
mới, đặc biệt từ sau khi tách tỉnh (1997), Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Nguyên từng bước
2
khắc phục khó khăn, phát huy lợi thế, khơi dậy mọi tiềm năng, phát triển kinh tế- xã hội, thực
hiện chuyển dịch CCKT theo hướng đưa kinh tế Thái Nguyên phát triển nhanh, mạnh và bền
vững, góp phần thực hiện mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra.
Trong quá trình phát triển kinh tế từ năm 1997 đến nay, bên cạnh những thuận lợi,
Thái Nguyên còn gặp không ít khó khăn, với nhiều thách thức nảy sinh, khi nền kinh tế đã hội
nhập sâu, rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Những vấn đề đặt ra là: thực hiện chuyển
dịch CCKT như thế nào để vừa có hiệu quả vừa mang tính chiến lược lâu dài; làm thế nào để
phát triển kinh tế gắn với giải quyết những vấn đề xã hội; đâu là ngành kinh tế mũi nhọn trong
tổng sản phẩm nội địa? v.v.
Những vấn đề của Thái Nguyên cũng là những vấn đề của một số tỉnh có đặc điểm
tương tự cần được nghiên cứu tổng kết góp phần phát huy kinh nghiệm thành công để thực
hiện thắng lợi chủ trương của Đảng.
Với những lý do nói trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Đảng bộ Thái Nguyên lãnh đạo thực
hiện chuyển dịch CCKT từ năm 1997 đến năm 2006” làm đề tài nghiên cứu luận văn cao học
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Chuyển dịch CCKT là một chủ trương lớn của Đảng nhằm phát triển kinh tế – xã hội,
đưa đất nước cơ bản thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Thời gian vừa qua, đề tài này được
các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, như: GS Đỗ Đình Giao: Chuyển dịch CCKT theo
hướng công nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1994; PGS Đỗ Hoài Nam: “Chuyển dịch CCKT ngành và phát triển mũi nhọn”, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996; TS Đặng Văn Thắng, TS Phạm Ngọc Dũng: Chuyển dịch
CCKT công – nông nghiệp ở Đồng bằng sông hồng thực trạng và triển vọng”, Nhà xuất bản
Chính trị Quôc gia, Hà Nội, 2003; PGS Phan Thanh Phố: “Những vấn đề cơ bản về kinh tế và
đổi mới kinh tế ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1996; PGS.TS Nguyễn Văn
Khanh: Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng trong
thời kỳ đổi mới”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003; Ban Tư tưởng - Văn hoá
Trung ương và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Con đường công nghiệp hoá. hiện
đại hoá nông nghiệp nông thôn Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003,
Davit Dapice: Việt Nam cải cách kinh tế theo hướng rồng bay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 1994…Cũng đã có một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế, chuyên ngành
Lịch sử ĐCS Việt Nam viết về lĩnh vực này như: “Chuyển dịch CCKT nông nghiệp nước ta
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của Phạm Nguyên Nhu, Đại học Quốc gia Hà
Nội, năm 1999; “Chuyển dịch CCKT theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Cần
3
Thơ” của Đỗ Xuân Tài, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 1999; “ Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh
đạo chuyển dịch CCKT theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn 1997- 2003” của
Đào Thị Vân, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2004; “Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo
chuyển dịch CCKT từ năm 1997 đến năm 2003”, của Đặng Kim Oanh, Đại học Quốc gia Hà
Nội, năm 2005.
Các công trình nghiên cứu trên đây chủ yếu đề cập về chuyển dịch CCKT ở nhiều
phạm vi khác nhau: trong nền kinh tế quốc dân, kinh tế vùng, khu vực. Các vấn đề được
nghiên cứu khá toàn diện, hệ thống, phong phú về nội dung, đã đề cập khá cụ thể về quá trình
chuyển dịch CCKT ở những phạm vi nghiên cứu khác nhau. Song vấn đề chuyển dịch CCKT
ở Thái Nguyên sau 10 năm tái lập tỉnh thì chưa có nhà khoa học nào, đề tài nào đề cập đến.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên vận dụng đường lối đổi mới kinh tế của
Đảng trong lãnh đạo thực hiện chuyển dịch CCKT ở địa phương từ 1997-2006.
- Nêu lên một số bài học kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong quá trình
lãnh đạo thực hiện chuyển dịch CCKT từ 1997 đến 2006.
3.2 . Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày có hệ thống chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên vận dụng đường lối
của Trung ương lãnh đạo thực hiện chuyển dịch CCKT tỉnh từ 1997 đến 2006.
- Trình bày quá trình lãnh đạo thực hiện chuyển dịch CCKT ở tỉnh Thái Nguyên;
nêu rõ những thành tựu, hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này.
- Tổng kết kinh nghiệm trong lãnh đạo chuyển dịch CCKT của Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu chủ trương, sự chỉ đạo thực hiện chuyển dịch CCKT của Đảng
bộ Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2006
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: tỉnh Thái Nguyên.
Thời gian nghiên cứu: từ 1997( là năm tái lập tỉnh ) đến năm 2006.
Nội dung nghiên cứu: chuyển dịch CCKT có một số nội dung chính: chuyển dịch cơ
cấu thành phần kinh tế, chuyển dịch CCKT ngành, chuyển dịch CCKT vùng. Luận văn chủ
yếu nghiên cứu chuyển dịch CCKT ngành.
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu
4
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được tiến hành trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, các quan điểm đường lối chủ trương của ĐCS Việt Nam về phát triển kinh tế - xã
hội.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: Phương pháp lịch
sử và phương pháp logic, ngoài ra còn kết hợp các phương pháp khác như: phương pháp
phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tiễn
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hoá các chủ trương, giải pháp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong
lãnh đạo chuyển dịch CCKT ở địa phương giai đoạn 1997-2006.
- Nghiên cứu một cách hệ thống quá trình chuyển dịch CCKT ở Thái Nguyên từ đó rút
ra những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo chủ trương chuyển dịch CCKT ở Thái
Nguyên giai đoạn 1997-2006.
- Làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu đối với người làm công tác nghiên cứu, giảng
dạy lịch sử địa phương trong thời kỳ đổi mới, cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương
trong việc chỉ đạo thực tiễn.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn có kết
cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo thực hiện chuyển dịch CCKT (1997-
2001).
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo đẩy mạnh chuyển dịch CCKT (2001-
2006).
Chương 3: Kết quả và bài học kinh nghiệm.
References
1. Ban Tư tưởng Văn hoá TW, Bộ Nông nghiệp & PTNT (2003), “Con đường công nghiệp
hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
2. Báo Thái Nguyên (2007), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thái Nguyên”, Báo Thái
Nguyên, (số 152), trang 1-2.
3. Bộ Lao động- Thương binh và xã hội (2001), “Thực trạng lao động và việc làm ở Việt
Nam 2000”, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
5
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp
(2002), “Nông nghiệp Việt Nam và 61 tỉnh thành phố”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà
Nội.
5. Chương trình KHXH- 01(2000), “Về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam”, Hà Nội.
6. Cục Thống kê Thái Nguyên (1997-2006), “Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên”, Nhà
xuất bản Thống kê, Hà Nội.
7. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI”, Nhà
xuất bảnNhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
8. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII”,
Nhà xuất bảnNhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
9. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên CNXH”, Nhà xuất Sự thật, Hà Nội.
10. Đảng cộng sản Việt Nam (1993), “Văn kiện hội nghị lần thứ 5 BCH TW khoá VII”, Nhà
xuất bảnNhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
11. Đảng cộng sản Việt Nam (1994), “Văn kiện hội nghị lần thứ 7 BCH TW khoá VII”, Nhà
xuất bản Sự thật, Hà Nội.
12. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII”,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), “Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát
triển nông nghiệp nông thôn”,Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX”, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
15. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), “Văn kiện hội nghị lần thứ 5 BCH TW khoá IX”, Nhà
xuất bản Sự thật, Hà Nội.
16. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X”, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng cộng sản Việt Nam, “Văn kiện Đại hội Đảng toàn tập”, (tập 21), Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng bộ Tỉnh Thái nguyên (2000), “Lịch sử Đảng bộ Tỉnh Thái nguyên”, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Bộ Tỉnh Thái Nguyên (1997, 2001, 2005), “Nghị quyết Đại hội XV, XVI, XVII”,
Thái Nguyên
6
20. Các Mác và ĂngGhen (1993), “Các Mác và ĂngGhen toàn tập”, (tập 13), Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Các Mác và ĂngGhen (1993), “Các Mác và ĂngGhentoàn tập”, (tập 23), Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Hồ Chí Minh (1995), “Hồ Chí Minh toàn tập”, (tập 10), Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
23. Hồ Chí Minh (1995), “Hồ Chí Minh toàn tập”, (tập 11), Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
24. Lê Du Phong (1999), “Chuyển dịch CCKT trong điều kiện hội nhập khu vực và thế
giới”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội.
25. Phan Thanh Phố (1996), “Những vấn đề cơ bản về kinh tế và đổi mới kinh tế ở Việt
Nam”, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
26. Chu Hữu Quý (1996), “Phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính
trị Quốc Gia, Hà Nội.
27. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Thương Mại và Du
lịch tỉnh Thái Nguyên: Báo cáo từ năm 1997-2006.
28. Tổng cục thống kê (1998), “Niên giám thống kê 1986”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
29. Tổng cục thống kê (1999), “Thống kê nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam 1990-1998 và dự
báo năm 2000”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
30. Tổng cục thống kê (2000), “Niên giám thống kê 1995”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội.
31. Tổng cục Thống kê (2000): Thống kê nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam 1990-1998 vá dự
báo năm 2000, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
32. Tỉnh uỷ Thái Nguyên, Các Văn Kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh
33. Tỉnh uỷ Thái Nguyên (2002), Kết luận số 12 – KL/TU, ngày 10/4/2002 “Về việc thực
hiện chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến 2005”.
34. Tỉnh uỷ Thái Nguyên (2002), “Kết luận số 15 – KL/TU, ngày 2/7/2002 Về tiếp tục sắp
xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước địa phương đến
năm 2005”, Thái Nguyên.
35. Tỉnh uỷ Thái Nguyên (2002), “Kết luận số 19 – KL/TU, ngày 16/9/2002 Về chương
trình phát triển du lịch Thái Nguyên đến 2005”, Thái Nguyên.
36. Tỉnh uỷ Thái Nguyên (2002), “Kết luận số 22 – KL/TU, ngày 25/10/2002 “Về việc tiếp
tục đổi mới cơ chế chính sách khuyến khích tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân trên
địa bàn Tỉnh Thái Nguyên”, Thái Nguyên.
7
37. Tỉnh uỷ Thái Nguyên (2003), “Kết luận số 03 KL/TU, ngày 1/10/2003 Về đổi mới và
phát triển HTX nông nghiệp, khôi phục và phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp giai
đoạn 2001-2005”, Thái Nguyên.
38. Tỉnh uỷ Thái Nguyên (2002), “Nghị quyết số 09 – NQ/TU, ngày 15/11/2002 Về chuyển
dịch CCKT nông nghiệp giai đoạn 2001-2005”, Thái Nguyên.
39. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003), Hà Nội.
40. UBND Tỉnh Thái Nguyên(2001), “Quyết định số 2469/2001/ QĐ- UB ngày 26/9/2001
Về một số biện pháp khuyến khích và đảm bảo đầu tư trực tiếp nước ngoài”, Thái
Nguyên.
41. UBND Tỉnh Thái Nguyên (2001), “Quyết định số 3296/2001/QĐ-UB , ngày 13/10/2001
Về cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp Sông Công và các khu công
nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, Thái Nguyên.
42. UBND tỉnh Thái Nguyên (2003), “Quyết định số 3119/2003/QĐ-UB ngày 26/11/2003
Ban hành quy chế hoạt động của Ban hội nhập kinh tế quốc tế Tỉnh Thái Nguyên”, Thái
Nguyên.