Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

đảng bộ quận cầu giấy hà nội thực hiện nhiệm vụ xây dựng đảng tu nam 1997 den nam 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.77 MB, 142 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------------

NGÔ THỊ THANH HÀ

ĐẢNG BỘ QUẬN CẦU GIẤY (HÀ NỘI)
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội -2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------------

NGÔ THỊ THANH HÀ

ĐẢNG BỘ QUẬN CẦU GIẤY (HÀ NỘI)
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2012
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã sô: 60. 22. 03. 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đình Lê


Hà Nội -2014


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. 5
3.1 Mục đích nghiên cứu: ..................................................................................... 5
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: .................................................................................... 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 6
4.1 Đối tượng nghiên cứu:.................................................................................... 6
4.2 Phạm vi nghiên cứu: ....................................................................................... 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu .................................................... 6
5.1 Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................. 6
5.2 Nguồn tư liệu: ................................................................................................. 7
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 7
7. Bố cục của luận văn ......................................................................................... 7
CHƢƠNG I: ĐẢNG BỘ QUẬN CẦU GIẤY THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ...... 9
XÂY DỰNG ĐẢNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2000 ...................................... 9
1.1 Khái quát về quận Cầu Giấy. ........................................................................ 9
1.2 Đảng của Đảng bộ quận Cầu Giấy thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ
năm 1997 đến năm 2000. ...................................................................................11
1.2.1 Khái quát tình hình xây dựng Đảng của Đảng bộ quận Cầu Giấy trước
năm 1997..............................................................................................................11
1.2.2 Chủ trương của TW Đảng, Đảng bộ thành phố Hà Nội và Đảng bộ quận
Cầu Giấy về công tác xây dựng Đảng. ...............................................................17
1.2.2.1 Chủ trương của TW Đảng ......................................................................18
1.2.2.2 Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hà Nội .........................................20
1.2.2.3 Chủ trương của Đảng bộ quận Cầu Giấy ..............................................21



1.2.3 Đảng bộ quận Cầu Giấy thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ................27
Tiểu kết chƣơng 1 ...............................................................................................38
CHƢƠNG II: ĐẢNG BỘ QUẬN CẦU GIẤY THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
XÂY DỰNG ĐẢNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 ....................................40
2.1 Chủ trƣơng của Đảng bộ quận Cầu Giấy về công tác xây dựng Đảng.........40
2.2 Đảng bộ quận Cầu Giấy thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng .................47
2.2.1 Thực hiện các nhiệm vụ trong công tác xây dựng Đảng .........................47
2.2.2 Xây dựng Đảng gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị .......58
Tiểu kết chƣơng 2 ...............................................................................................66
CHƢƠNG III: ĐẢNG BỘ QUẬN CẦU GIẤY THỰC HIỆN NHIỆM VỤ .68
XÂY DỰNG ĐẢNG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2012 ....................................68
3.1 Đảng bộ quận Cầu Giấy thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm
2006 đến năm 2010 .............................................................................................68
3.1.1 Chủ trương xây dựng Đảng của Đảng bộ quận Cầu Giấy ......................68
3.1.2 Đảng bộ quận Cầu Giấy thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ..............77
3.1.2.1 Thực hiện những nội dung về công tác xây dựng Đảng ......................77
3.1.2.2 Xây dựng Đảng gắn liền với thực hiện các nhiệm vụ chính trị............87
3.2 Đảng bộ quận Cầu Giấy thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm
2010 đến năm 2012 .............................................................................................92
3.2.1 Chủ trương xây dựng Đảng của Đảng bộ quận Cầu Giấy ......................92
3.2.2 Kết quả hai năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần
thứ IV .................................................................................................................97
Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................104
KẾT LUẬN .......................................................................................................106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................110


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Người thầy đáng
kính: PGS-TS Nguyễn Đình Lê, người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và đóng
góp những ý kiến quí báu trong suốt thời gian tôi tiến hành nghiên cứu, hoàn
thành luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng sau đại học, các thầy
cô giáo và đặc biệt các thầy cô trong bộ môn Lịch sử Đảng, khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã nhiệt tình giảng dạy, tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện
luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, tháng 01 năm 2014
Ngô Thị Thanh Hà


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao
chép của ai. Nội dung luận văn dự trên kiến thức lý luận về xây dựng Đảng và qua
nghiên cứu, khảo sát thực tiễn quá trình xây dựng Đảng của địa phương. Công
trình nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Lê.
Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính
khách quan, khoa học và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận văn
Ngô Thị Thanh Hà


DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

BCH

Ban Chấp hành

BTV


Ban Thường vụ

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

GDP

Tổng thu nhập quốc dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

Nxb

Nhà xuất bản

TCCS

Tổ chức cơ sở

TSVM

Trong sạch vững mạnh


TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

UBKT

Ủy ban kiểm tra

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu, vị lãnh tụ thiên tài của cách
mạng Việt Nam, đã dành cả cuộc đời, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của
Đảng và dân tộc, cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Trước lúc đi xa,
Người đã để lại cho toàn đảng, toàn dân những lời căn dặn ân tình của một người
cha, người thầy, người đồng chí, vị lãnh tụ thiên tài của cách mạng với Đảng, với
nhân dân và thế hệ mai sau. Trong đó, Người đã khái quát những nhiệm vụ chiến
lược và những vấn đề then chốt mà Đảng, phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn từ đó
nắm vững để hoàn thành sự nghiệp cách mạng. Đặc biệt, Người luôn luôn đề cao
công tác xây dựng Đảng một cách cơ bản, toàn diện, phong phú mà rất thiết thực
không khó hiểu như: giáo dục, rèn luyện đảng viên, nâng cao trình độ lí luận,

nhận thức, năng lực trí tuệ của đội ngũ cán bộ, đảng viên; chống giáo điều, chủ
nghĩa cá nhân trong Đảng; tuân thủ triệt để và vận dụng sáng tạo nguyên tắc tổ
chức sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ.
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện và
lãnh đạo đã trải qua bao gian khó và giành được nhiều chiến thắng vẻ vang. Song
có thể giành được những chiến công oanh liệt ấy, Đảng và Hồ Chí Minh đã nhận
thức được rằng Đảng có thể lãnh đạo được cách mạng Việt Nam giành thắng lợi
thì luôn phải đặt nhiệm vụ xây dựng Đảng hàng đầu. Để xứng đáng: “Đảng là trí
tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại (45, tr 217-507). Bên cạnh đó, Người
cũng khẳng định: “Đảng phải thật sự là đội tiên phong dũng cảm và bộ tham
mưu sáng suốt của giai cấp vô sản của nhân dân lao động và của cả dân tộc”.
(38, tr 74).
Nhận thức rõ vai trò của công tác xây dựng Đảng, ngay trong những năm
đầu của thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hết sức quan tâm và thực
hiện nghiêm túc nhiệm vụ này. Những thành tựu to lớn mà đất nước Việt Nam
đạt được trong những năm vừa qua là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau,

1


trong đó không thể không kể đến những tác động tích cực từ những thành quả
đạt được trong công cuộc đổi mới, chỉnh đốn của Đảng. Tuy nhiên, công tác xây
dựng Đảng vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém, điều này ảnh hưởng không
nhỏ đến sự phát triển của đất nước ta trên con đường đổi mới. Những tiêu cực
nảy sinh ngay trong nội bộ Đảng càng trở nên nguy hiểm hơn khi các thế lực thù
địch ra sức chống phá cách mạng từ mọi phía bằng chiến lược “diễn biến hòa
bình” mà mục tiêu chủ yếu chính là phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam đối với sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay. Do đó, xây dựng
Đảng Cộng sản Việt Nam vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức để vượt qua
được những khó khăn, thử thách, khẳng định được vị trí lãnh đạo và đáp ứng kịp

với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ có tính chất cấp bách,
sống còn, là nhiệm vụ then chốt. Từ thực tiễn này, Văn kiện Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Những thành tựu và yếu kém trong công
cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc gắn liền với trách nhiệm lãnh đạo của
Đảng và những ưu điểm, khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng” (29, tr
137).
Cầu Giấy là một quận mới thành lập của Thủ đô Hà Nội. Đây là vùng đất
giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Hiện nay cùng với nhân dân cả nước, dưới
sự lãnh đạo của Đảng bộ quận, nhân dân Cầu Giấy từng bước hăng hái xây dựng
và phát triển cuộc sống, vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa, làm giàu
đẹp cho quê hương. Trên con đường xây dựng và phát triển, Đảng bộ quận Cầu
Giấy đã lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, tiến hành đẩy mạnh CNH, HĐH.
Bên cạnh đó, công tác xây dựng và phát triển Đảng của Đảng bộ quận Cầu
Giấy vẫn còn tồn tại đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, tổng hợp và rút ra những
kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra.
Với ý nghĩa khoa học thực tiễn đó và qua quá trình được tiếp xúc với nhiều
nguồn tư liệu và được nghe, được thấy những thành tựu phát triển kinh tế - xã

2


hội của quê hương, được sống trong niềm tin tưởng của nhân dân với sự lãnh đạo
của Đảng bộ quận, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn, tôi đã
quyết định chọn “Đảng bộ quận Cầu Giấy thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ
năm 1997 đến năm 2012” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Lịch sử chuyên
ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quá trình lãnh đạo và xây dựng Đảng là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng.
Vì vậy, đã có không ít những công trình nghiên cứu về vấn đề này ở các góc độ

khác nhau. Các công trình nghiên cứu có thể kể đến như sau:
Những vấn đề lí luận chung về công tác xây dựng Đảng theo chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh có một số cuốn sách: Xây dựng Đảng
(Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1995); Xây dựng Đảng, rèn luyện
đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Học viện Quân đội nhân dân, 2003); Lê
Khả Phiêu, Đảng Cộng sản Việt Nam 70 năm xây dựng và trưởng thành, (Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000); Bùi Đình Phong, Phạm Ngọc Anh, Công tác
xây dựng Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước của (Nxb Lao
Động, Hà Nội, 2006); Lê Đức Bình, Mấy vấn đề về xây dựng, chỉnh đốn Đảng;
Lê Duẩn, Mấy vấn đề về cán bộ và về tổ chức cách mạng xã hội chủ nghĩa và Về
xây dựng Đảng; Vũ Oanh, Mấy vấn đề về xây dựng Đảng vững mạnh đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ mới; Lưu Quang Quán, Xây dựng chỉnh đốn Đảng chống quan
liêu, tham nhũng, lãng phí (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004); Phan Ngọc
Anh, Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong thời
kỳ đổi mới (Nxb Chính trị quốc gia); Chu Chí Hòa, Đổi mới công tác xây dựng
Đảng ở nông thôn (Nxb Đại học quốc gia); Ngô Đăng Tri, Xây dựng Đảng qua
các thời kỳ cách mạng (1930-2006) in trong Một số chuyên đề Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam, tập III (Nxb Giáo dục, 2007)…
Thư viện khoa Lịch sử - Trường KHXH & NV cũng lưu trữ khá nhiều công
trình nghiên cứu là các luận văn, khóa luận về vấn đề xây dựng Đảng nói chung

3


và của các Đảng bộ địa phương như: Phan Đức Tuệ, Công tác tổ chức cán bộ
của Đảng thời kỳ 1986-1996 (2000); Nguyễn Thị Thu Hương, Đảng lãnh đạo
thực hiện công tác tư tưởng thời kỳ 1986-2000 (2001); Đoàn Thị Khánh Hà,
Đảng bộ thành phố Việt Trì thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng thời kỳ 19962000 (2002); Nguyễn Thị Lan Phương, Quá trình củng cố và phát triển tổ chức
cơ sở Đảng của Đảng bộ thị xã Phủ Lý tỉnh Hà Nam trong thời kỳ 1991-2000
(2002); Trần Thị Thảo, Đảng bộ huyện Vụ Bản lãnh đạo thực hiện công tác xây

dựng Đảng trong thời kỳ đổi mới 1986-2001 (2002)… Các tác giả đã tiếp cận,
nghiên cứu vấn đề xây dựng Đảng trong từng thời kỳ nhất định và từng lĩnh vực
của công tác xây dựng Đảng ở các địa phương khác nhau.
Ngoài ra trên các tạp chí, trên báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam cũng
có rất nhiều bài viết về vấn đề xây dựng Đảng như: Nguyễn Đức Hạt, Tiếp tục
thực hiện tốt nhiệm vụ then chốt tạo chuyển biến cơ bản trong công tác xây dựng
Đảng (tạp chí Xây dựng Đảng, 2006); Lê Khả Phiêu, Kiện toàn tổ chức, bộ máy
của hệ thống chính trị là một nhiệm vụ trong toàn bộ cuộc vận động xây dựng,
chỉnh đốn Đảng (tạp chí Xây dựng Đảng, 1999); Nguyễn Đức Bình, Xây dựng
Đảng về tư tưởng chính trị (tạp chí Lý luận, 1999); Hồ Thành Khôi, Không phải
chỉ có tổ chức cơ sở Đảng yếu kém (tạp chí Xây dựng Đảng, 1996)... Ngoài ra,
trên các báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có rất nhiều bài viết về vấn
đề xây dựng Đảng…
Những công trình nói trên đều đề cập đến những vấn đề chủ yếu, cốt lõi của
công tác xây dựng Đảng. Các tác giả đã dành nhiều công sức tiếp cận, nghiên
cứu vấn đề xây dựng Đảng trong từng thời kỳ nhất định và họ có những ý kiến
riêng của mình.
Đề cập đến công tác xây dựng Đảng, Cầu Giấy hiện nay chỉ có cuốn Lịch
sử Đảng bộ huyện Từ Liêm, do Ban chấp hành Đảng bộ huyện Từ Liêm biên
soạn, cuốn Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội, do Ban chấp hành Đảng bộ thành
phố Hà Nội biên soạn và các tác phẩm viết chung về công tác xây dựng Đảng

4


trên các tạp chí. Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu riêng biệt nào
về vấn đề thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ở Cầu Giấy từ khi thành lập quận
đến nay. Mà công tác xây dựng Đảng tại Cầu Giấy, chủ yếu mới được đề cập
trong các báo cáo của Quận uỷ, Ban Tuyên giáo và các ban ngành có liên quan.
Đó chính là nguồn tài liệu quan trọng và cả những gợi ý khoa học để tác giả thực

hiện luận văn“Đảng bộ quận Cầu Giấy thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ
năm 1997 đến năm 2012”. Tác giả luận văn mong muốn qua công trình nghiên
cứu của mình có thể tổng hợp một cách khái quát nhất về những thành tựu thực
hiện xây dựng Đảng của Đảng bộ quận Cầu Giấy đề từ đó có thể rút ra một số
kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác xây
dựng Đảng tại địa phương.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về sự nhận thức, các chủ trương, biện pháp, kết quả tổ
chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng của Đảng bộ quận Cầu Giấy trong
những năm từ 1997 đến năm 2012, từ đó làm rõ thêm lịch sử Đảng bộ Cầu Giấy
thời kì này, nhất là trong lĩnh vực xây dựng Đảng. Luận văn cũng bước đầu rút
ra những bài học kinh nghiệm trong quá, trình Đảng bộ Cầu Giấy thực hiện
nghiệm vụ xây dựng Đảng từ những năm đã qua để Đảng bộ huyện tiếp tục thực
hiện nhằm đạt được những thành tựu cao hơn nữa về công tác xây dựng Đảng
trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận văn có nhiệm vụ thu thập, bổ sung và xử lý nguồn tư liệu về đề tài
một cách khoa học để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, trình bày có hệ thống
quá trình thực hiện các nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng (về chính trị - tư
tưởng, về tổ chức cán bộ, về kiểm tra giám sát…) tại Cầu Giấy từ năm 1997 đến
năm 2012. Từ khảo sát thực tiễn, đánh giá thành tựu, hạn chế và bài học kinh

5


nghiệm của quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ở địa phương trong giai
đoạn này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn nhằm nghiên cứu những chủ trương, kế hoạch, biện pháp của
Đảng bộ quận Cầu Giấy trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ở địa
phương trong những năm 1997 - 2012, kết quả và ý nghĩa của việc thực hiện
những chủ trương trên.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt nội dung: Luận văn nghiên cứu quá trình Đảng bộ quận Cầu Giấy
thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng. Luận văn còn nêu những thành tựu, hạn chế
của công tác xây dựng Đảng và một số bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn
đối với công tác xây dựng Đảng ở Cầu Giấy trong công cuộc đổi mới hiện nay.
Về mặt thời gian: Luận văn nghiên cứu quá trình Đảng bộ quận Cầu Giấy
t h ự c hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng trong thời gian 15 năm từ năm 1997 đến
2012. Luận văn chọn mốc năm 1997 là mốc ra đời của Đảng bộ quận Cầu Giấy.
Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn quận Cầu Giấy (Hà
Nội) với 8 phường: Nghĩa Đô, Quan Hoa, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Trung
Hòa, Nghĩa Tân, Mai Dịch, Yên Hòa.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
5.1 Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được thực hiện dựa trên những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa
Mác - Lênin về xây dựng Đảng cộng sản nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về
xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng; những quan điểm về xây dựng
Đảng trong thời kì CNH - HĐH đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp
nghiên cứu khoa học lịch sử nói chung, của chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng

6


sản Việt Nam nói riêng. Cụ thể, luận văn sử dụng các phương pháp: phương
pháp lịch sử, phương pháp lôgic, khảo sát thực tiễn, thống kê, phân tích, tổng

hợp, so sánh, điều tra...
5.2 Nguồn tư liệu:
Các cuốn sách lý luận chung về công tác xây dựng Đảng của các nhà kinh
điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Nghị quyết, báo
cáo tổng kết về công tác xây dựng Đảng của Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam qua các kỳ Đại hội, các Nghị quyết của Đảng bộ quận Cầu Giấy, các bản
báo cáo về công tác xây dựng Đảng của Quận ủy Cầu Giấy từ năm 1997 đến
năm 2012. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam
khoá VIII, IX, X; Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ
XII, XIII, XIV; Báo cáo chính trị trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ quận Cầu Giấy
khoá VII, VIII, IX, X.
Bên cạnh đó, các tạp chí, các bài báo có tính thời sự phản ánh về lĩnh vực
này cũng được sử dụng trong luận văn.
Đây là nguồn tư liệu mang tính chất nền tảng, cơ sở phục vụ cho quá trình
nghiên cứu đề tài này.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn hệ thống hóa những quan điểm, chủ trương của Đảng cộng sản
Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hà Nội và Đảng bộ quận Cầu Giấy về vấn đề xây
dựng Đảng trong những năm 1997 - 2012.
Luận văn đánh giá một cách khách quan, khoa học những thành tựu và hạn
chế của Đảng bộ quận trong việc thực nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 1997
đến năm 2012.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn được chia thành 3 chương như sau:
Chƣơng 1: Đảng bộ quận Cầu Giấy thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng

7



từ năm 1997 đến năm 2000
Chƣơng 2: Đảng bộ quận Cầu Giấy thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng
từ năm 2001 đến năm 2005
Chƣơng 3: Đảng bộ quận Cầu Giấy thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng
từ năm 2006 đến năm 2012

8


CHƢƠNG I
ĐẢNG BỘ QUẬN CẦU GIẤY THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
XÂY DỰNG ĐẢNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2000
1.1 Khái quát về quận Cầu Giấy.
Cầu Giấy là quận được thành lập theo Nghị định 74/CP ngày 22/11/1996
của Chính phủ với diện tích tự nhiên 1.210,57 ha và 8,29 vạn nhân khẩu. Là một
trong 7 quận nội thành của Thủ đô Hà Nội, Cầu Giấy nằm ở phía tây thủ đô, phía
bắc giáp quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm, phía đông giáp quận Đống Đa và quận
Ba Đình, phía nam giáp quận Thanh Xuân, phía tây giáp huyện Từ Liêm. Ngày
nay, quận Cầu Giấy có 8 phường: Nghĩa Đô, Quan Hoa, Dịch Vọng, Dịch Vọng
Hậu, Trung Hòa, Nghĩa Tân, Mai Dịch, Yên Hòa.
Cầu Giấy vẫn là miền đất gắn bó nhất với Thăng Long ngàn năm văn vật;
kề sát kinh thành xưa, là một phần của những con đường thủy bộ chính nối Thủ
đô với mọi miền cùa đất nước. Do đó, nó có vị trí quan trọng, nhất là về quân sự
và kinh tế.
Cầu Giấy nằm giữa địa bàn cư trú lâu đời của người Việt cổ. Cùng với di
chỉ khảo cổ học: dưới lòng sông Tô Lịch thuộc địa phận phường Yên Hòa người
ta đã đào được một chiếc quan tài bằng cả cây gỗ khoét rỗng, trong đó có xương
người cổ đã xác định niên đại từ đầu công nguyên, minh chứng cách đây trên
2000 năm vùng này đã có cư dân Lạc Việt sinh sống.
Bên cạnh cư dân bản địa từ xa xưa đã sinh cơ lập nghiệp ở Cầu Giấy, còn

có cư dân từ khắp các địa phương khác trải qua nhiều thời đại di cư đến làm ăn
sinh sống. Nhưng từ lâu đời, người dân Cầu Giấy luôn đùm bọc lẫn nhau, không
phân biệt nguồn gốc, gắn bó với xóm làng, với kinh thành Thăng Long.
Vùng Cầu Giấy từ xưa lấy nghề trồng cấy lúa là chủ yếu, nhưng do vị trí ở
gần kinh thành, Cầu Giấy còn nổi tiếng về nghề trồng rau: hoa lơ Dịch Vọng, cải
bắp và hoa huệ Mai Dịch... Đặc biệt ở Dịch Vọng có nghề làm cốm từ rất lâu
đời, cốm Vòng được nhân dân Thành phố và các nơi ưa chuộng. Người ta còn

9


chế biến thành bánh cốm làm quà biếu trong đám cưới và còn xuất khẩu ra nước
ngoài. Gạo Vòng cũng được xay khéo thơm dẻo rất dược ưa chuộng nên có câu
ví “Giành Cáo, gạo Vòng”.
Truyền thống sản xuất của cải vật chất gắn liền với truyền thống sáng tạo
văn hóa tinh thần. Bên cạnh những cảnh đẹp thiên nhiên, Cầu Giấy còn có nhiều
đình, chùa, đền, miếu có giá trị về kiến trúc nghệ thuật và cũng là những di tích
đánh dấu những sự kiện lịch sử huy hoàng của địa phương. Đình Bái Ân là ngôi
đình cổ duy nhất thờ ba vị thành hoàng làng Chiêu Ứng Vũ Đại Vương, Thuận
Chính công chúa và Chiêu Điều Đại Vương. Đình làng Nghè thờ tướng quân
Trần Công Tích đã có công chống quân Tống xâm lược thời vua Lê Đại Hành
(980 - 1005). Chùa Dụ Ân ở Bái Ân (Nghĩa Đô) là nơi tu hành và dạy học của vị
tôn thất nhà Lý Công Uẩn, tiêu biểu nhất trong số học trò của cụ có anh hùng
dân tộc Lý Thường Kiệt. Đây là ngôi chùa cổ có 5 gian tiền đường, 3 gian hậu
cung theo kiểu chữ đinh, kiến trúc đời Lê, nhiều di vật quý như tượng, bia đá và
chuông. Chùa Quan Ân ở làng Tân (Nghĩa Đô) có tấm bia dựng năm Cảnh Trị
thứ ba (1664) đời vua Lê Hiển Tông; quả chuông đồng to đúc năm Minh Mệnh
thứ bảy (1826). Chùa Thánh Chúa (Dịch Vọng), một thắng cảnh đẹp với truyền
thống về Lý Thánh Tông...
Những di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng hiện có là niềm tự hào của

nhân dân Cầu Giấy. Đó là thành quả lao động sáng tạo, thông minh tuyệt vời
được nhiều thế hệ người dân Cầu Giấy gìn giữ, tu bổ và tôn tạo.
Nhân dân Cầu Giấy có truyền thống hiếu học, nhiều người học giỏi đỗ cao.
Lớp đỗ đại khoa có Hoàng Quân Chi - Thái học sinh đời Trần (1393), Nguyễn
Quang Minh - Thái học sinh đời Hồ (1400) đều ở Làng Cót (Yên Hòa). Nguyễn
Lan đỗ Tam giáp tiến sĩ đời Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức thứ ba (1472),
Đoàn Nhân Thục đỗ Đệ nhị giáp tiến sỹ đời Lê Hiến Tông niên hiệu Cảnh Thắng
thứ năm (1502) ở Nghĩa Đô... Số người đỗ cử nhân, đỗ tú tài rất nhiều không thể
kể hết được.

10


Nhân dân Cầu Giấy có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm. Từ thời kỳ
xa xưa của dân tộc, qua những thư tịch cổ (thần phả, gia phả...) hiện còn lưu lại
cho thấy cách đây 2000 năm, nhân dân trong vùng đã nổi dậy tham gia cuộc khởi
nghĩa của Hai Bà Trưng. Đầu thế kỷ thứ VI, Lý Bí khởi nghĩa chống quân xâm
lược nhà Lương, nhân dân nhiều vùng đã tham gia nghĩa quân rồi dựng thành lũy
ở cửa sông Tô Lịch chống lại kẻ thù. Nay còn nhiều dấu tích của vua và các
tướng lĩnh nhà Tiền Lý.
Hai lần giặc Pháp đem quân đánh chiếm Hà Nội, Cầu Giấy là căn cứ chống
Pháp của quân đội phái chủ chiến và nghĩa quân Bắc Hà do Hoàng Kế Viêm và
Tôn Thất Thuyết chỉ huy. Các vùng Vòng, Cót... đã tham gia chiến đấu và giúp
lương thực trong hai trận thắng lớn ở Cầu Giấy, bắn tại trận hai sỹ quan Pháp là
Phờ-răng-xi Gác-ni-ê (21/12/1873) và Hăng-ri Ri-vi-e (19/5/1883).
Ngày nay, Đảng bộ và nhân dân Cầu Giấy đang ra sức phấn đấu đạt được
những mục tiêu mà sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa đặt ra. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đời sống của nhân dân Cầu Giấy
đang từng ngày khởi sắc hơn.
1.2 Đảng của Đảng bộ quận Cầu Giấy thực hiện nhiệm vụ xây dựng

Đảng từ năm 1997 đến năm 2000.
1.2.1 Khái quát tình hình xây dựng Đảng của Đảng bộ quận Cầu Giấy
trước năm 1997.
Từ khi giặc Pháp xâm lược nước ta, nhân dân Cầu Giấy cùng nhân dân cả
nước tích cực tham gia cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành độc lập cho
dân tộc. Đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
đã lôi cuốn nhiều thanh niên yêu nước của Cầu Giấy, trước tiên là các nhà nho,
công chức, sớm nhạy cảm tiếp thu như các ông: Đỗ Mạnh Hàm (Xuân Đỉnh), Tạ
Đình Tán (Dịch Vọng), Nguyễn Bỉnh Thức, Nguyễn Hữu Hươi, Nguyễn Thế
Cẩn ở Tây Mỗ… Cuối năm 1926, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đầu tiên
ở Hà Nội được thành lập tại nhà cụ Tạ Đình Tán (phường Dịch Vọng), chi hội có

11


11 hội viên trong đó có ông Đỗ Mạnh Hàm (Xuân Đỉnh).
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhân dân Cầu Giấy luôn một
lòng hướng theo ngọn cờ đấu tranh cách mạng của Đảng. Năm 1938, chi bộ
Đảng đầu tiên đã được thành lập ở Hoài Đức. Chi bộ Hoài Đức có trách nhiệm
lãnh đạo phong trào cách mạng toàn tỉnh Hà Đông, đồng thời cũng là ban vận
động thành lập Đảng bộ tỉnh Hà Đông. Chi bộ đã phân công trách nhiệm cho
từng đồng chí lãnh đạo phong trào cách mạng của từng vùng, nhiệm vụ trước
mắt của chi bộ là tập trung vào công tác xây dựng Đảng. Chi bộ đầu tiên vừa ra
đời, phong trào cách mạng của nhân dân Cầu Giấy diễn ra sôi nổi. Nhân dân các
làng Xuân Tảo, Tây Mỗ, Đại Mỗ chống lại bọn cường hào tăng thuế, phạt tiền,
đánh bắt người… Đoàn thanh niên Thụy Phương tổ chức quần chúng mít tinh tố
cáo tội ác của thực dân Pháp, vận động quần chúng mít tinh, đấu tranh đòi các
quyền dân sinh, dân chủ. Công tác xây dựng Đảng không ngừng được đẩy mạnh.
Các đồng chí trong chi bộ đã chú trọng lựu chọn các thanh niên, đoàn viên tiên
tiến trong các tổ chức quần chúng để bồi dưỡng, rèn luyện kết nạp hàng chục

đảng viên mới. Tính đến cuối năm 1938, đã phát triển được 5 chi bộ Đảng.
Mùa xuân năm 1939, Đảng bộ tỉnh Hà Đông được thành lập, đồng chí
Dương Nhật Đại được bầu làm Bí thư. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy lâm thời
tỉnh Hà Đông và Thành ủy Hà Nội, các cuộc đấu tranh của công nhân và nông
dân diễn ra liên tiếp.
Nhằm xây dựng địa bàn hoạt động của Xứ ủy Bắc kỳ và Tỉnh ủy tỉnh Hà
Đông, các cơ sở đã chú trọng công tác phát triển đảng viên. Tỉnh ủy tăng cường
sự lãnh đạo phát triển tổ chức cơ sở Đảng, hướng vào nơi có phong trào mạnh
mẽ và tổ chức quần chúng vững vàng, chọn lọc và rèn luyện những nhân tố tích
cực để kết nạp vào Đảng. Cuối năm 1939 chi bộ Tây Mỗ đã phát triển 3 đảng
viên. Mùa thu năm 1940, chi bộ ghép Bưởi - Cổ Nhuế (Cầu Giấy) được thành
lập có 3 đảng viên. Sau đó phát triển đảng viên và tách ra thành lập 2 chi bộ xã
Cổ Nhuế 4 đảng viên, chi bộ Bưởi 6 đảng viên.

12


Tháng 8 năm 1945, nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa của Xứ ủy Bắc kỳ,
quần chúng cách mạng, hội viên các đoàn thể cứu quốc tại các làng Đông Ngạc,
Cổ Nhuế, Mỹ Đình được huy động vào nội thành tham gia phá cuộc mít tinh của
Tổng hội viên ngụy quyền ở cửa Nhà hát lớn rồi biến thành cuộc biểu tình tuần
hành biểu dương lực lượng cách mạng trên các phố lớn Hà Nội. Ngay sau đó,
Mặt trân Việt Minh tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng. Các xã Cổ Nhuế,
Văn Trì, Mễ Trì, Mỹ Đình dưới sự chỉ đạo của cán bộ Thành ủy Hà Nội, quần
chúng cách mạng được huy động vào nội thành tham gia khởi nghĩa sau đó về
giàng chính quyền ở địa phương. Sau 10 ngày, từ ngày 17/8 đến ngày 26/8, trong
khí thế cách mạng tiến công sôi sục, nhân dân huyện Từ Liêm liên tiếp nổi dậy
lật đổ bộ máy tay sai của Nhật từ huyện tới xã, góp phần khải nghĩa giành chính
quyền ở Thủ đô.
Sau cách mạng, cùng với việc xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền, xây

dựng các đoàn thể vững chắc, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, công tác xây dựng
Đảng, trước hết là phát triển đảng viên mới, chăm lo bồi dưỡng những nhân tố
tích cực, có lập trường cách mạng vững vàng, đã được thử thách, tôi luyện trong
đấu tranh, kết nạp vào Đảng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng mới ở địa
phương. Cuối năm 1949, hầu hết các xã đã thành lập chi bộ Đảng, chỉ còn vài xã
nằm kề sát bốt địch chưa thành lập được. Tổng số đảng viên trong huyện đã lên
đến 207 đảng viên. Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp,
phong trào cách mạng ở Từ Liêm gặp nhiều khó khăn. Nhưng những ngày tháng
đó càng nổi bật tinh thần yêu nước chiến đấu hy sinh của các tầng lớp nhân dân,
đặc biệt là chị em phụ nữ. Nhiều bà mẹ đã nuôi giấu cán bộ trong gia đình, bị
địch bắt tra tấn đánh đập vẫn giữ bí mật. Nhiều chị em đã dũng cảm, mưu trí sẵn
sàng hy sinh để bảo vệ cán bộ, đưa đón cán bộ qua các điểm địch kiểm soát ngặt
nghèo.
Năm 1954, với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký
kết, miền Bắc giải phóng. Tháng 10/1954, nhân dân Từ Liêm nô nức đón Tiểu

13


đoàn 4 Trung đoàn Thủ đô hành quân tiếp quản thủ đô Hà Nội. Ban cán sự đảng
Cầu Giấy và Ban cán sự đảng Quảng Bá phối hợp chặt chẽ với bộ đội tiếp quản
các quận lỵ Cầu Giấy, Quảng Bá. Nhân dân đứng chật hai bên đường reo mừng
hoan hô bộ đội. Cửa ô Cầu Giấy rực rỡ cờ hoa.
Công cuộc cải cách ruộng đất do Đảng ta phát động, bên cạnh những thành
tựu đạt được cũng vấp phải những sai lầm, gây ảnh hưởng lớn tới tình hình chính
trị - xã hội, nhất là khối đoàn kết thống nhất trong Đảng. Phát hiện những sai lầm
nghiêm trọng, Trung ương Đảng đã nghiêm khắc kiểm điểm và kiên quyết sử
chữa để ổn định tình hình nhân dân. Đầu năm 1957, công tác sửa sai được tiến
hành ở hầu hết các xã trong huyện. Số cán bộ, đảng viên bị quy sai đều được
minh oan, số địa chủ, phú nông được hạ thành phần. Tài sản, ruộng đất bị tịch

thu, trưng thu được đền bù. Bầu không khí đoàn kết trong nhân dân được khôi
phục và củng cố niềm tin của quần chúng với Đảng.
Sau sửa sai cải cách ruộng đất, phần lớn số đảng viên được kết nạp trong
kháng chiến chống Pháp bị xử oan đều được phục hồi. Các cơ sở đảng được khôi
phục và xây dựng. Hầu hết các xã đã có chi bộ đảng, gồm cán bộ đảng viên
kháng chiến được tăng cường về, đảng viên ở địa phương được phục hồi sinh
hoạt, một số đảng viên được kết nạp qua cải cách ruộng đất, sửa sai. Các chi bộ
đảng phát huy được vai trò lãnh đạo trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng
quan hệ sản xuất mới ở nông thôn.
Theo nghị định số 78/CP về tổ chức hành chính thành phố, huyện Từ Liêm
được thành lập vào ngày 20/4/1961. Cùng với việc thành lập huyện, Đảng bộ
huyện Từ Liêm được thành lập gồm 39 chi bộ, Đảng bộ trực thuộc với trên 1.300
đảng viên. Ngày 9/6/1961, Thành ủy Hà Nội ban hành nghị quyết số 128NQ/ĐBHN chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời huyện Từ Liêm gồm 24
đồng chí, đồng chí Nguyễn Ngọc Trâm được giao nhiệm vụ phụ trách.
Từ ngày 18 đến ngày 20/12/1961, Đảng bộ huyện Từ Liêm tiến hành Đại
hội đại biểu lần thứ nhất, Đại hội đánh giá tình hình từ khi thành lập huyện, đề ra

14


nhiệm vụ chung trong những năm tới: “Ra sức mở rộng và phát triển sản xuất
nông nghiệp, thủ công nghiệp lấy sản xuất thực phẩm, rau, hoa, đặc biệt là chăn
nuôi. Ra sức xây dựng, củng cố hợp tác xã, đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật, công cụ
và cải tiến quản lý, đồng thời chú trọng các mặt văn hóa, giáo dục, y tế nhằm cải
thiện đời sống nhân dân” [7, tr 149].
Từ năm 1961 đến năm 1996, Đảng bộ huyện Từ Liêm đã tiến hành 19 kỳ
đại hội. Các đại hội đã tiến hành đánh giá ưu, nhược điểm trong lãnh đạo, chỉ
đạo của Đảng bộ về việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng trong từng giai
đoạn: khôi phục kinh tế, xây dựng quan hệ sản xuất mới ở địa phương và đấu
tranh chống cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, đẩy mạnh huy động sức

người, sức của chi viện cho tiền tuyền. Cùng với đó, Đảng bộ huyện Từ Liêm
đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Đảng trên cả ba mặt: chính trị, tư
tưởng, tổ chức. Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng chi bộ, Đảng bộ trong sạch,
vững mạnh, Huyện ủy rất chú trọng công tác chính trị, tư tưởng, làm cho cán bộ,
đảng viên quán triệt những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng
cao năng lực lãnh đạo, hoàn thành các nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Báo cáo
chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ XVII (3/1989), đã đề ra nhiệm vụ: “Đổi mới
công tác xây dựng Đảng, đặc biệt làm tốt công tác cán bộ, nâng cao chất lượng
đảng viên; gắn chặt công tác xây dựng Đảng với xây dựng bộ máy chính quyền,
đoàn thể” [7, tr 284]. Quán triệt nghị quyết của Đại hội và để đáp ứng được yêu
cầu lãnh đạo trong công cuộc đổi mới, công tác xây dựng Đảng được đẩy mạnh.
Trọng tâm công tác là tăng cường công tác chính trị tư tưởng trong tình hình
mới, tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 04 của Bộ Chính trị (12/9/1987)và
Chỉ thị 19 (26/6/1990) của Thành ủy về “Làm trong sạch và nâng cao sức chiến
đấu của tổ chức đảng”. Huyện ủy đã tổ chức những đợt học tập, sinh hoạt chính
trị và sau đó là những đợt triển khai quán triệt, học tập, thực hiện nghị quyết; tổ
chức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Qua những

15


đợt học tập, sinh hoạt chính trị, cán bộ, đảng viên nhận thức rõ hơn tình trạng
diễn biến phức tạp trong nước và quốc tế; nâng cao một bước về nhận thức, tạo
sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong Đảng bộ theo đường lối đổi mới
toàn diện của Đảng. Lòng tin của nhân dân đối với Đảng được củng cố vững
chắc.
Tháng 4 năm 1996, Đại hội đại biểu lần thứ XIX đề ra nhiệm vụ tổng quát
cho nhiệm kỳ (1996-2000): “Tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ
thống chính trị vững mạnh, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý

và điều hành của chính quyền” [7, tr 360]. Ngay sau Đại hội, công tác xây dựng
Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng, bộ máy lãnh đạo của Đảng
được kiện toàn. Công tác phát triển Đảng được quan tâm, kết nạp mới 206 đảng
viên, tăng 3% so với kế hoạch đề ra. Đồng thời tăng cường kiểm tra các tổ chức
cơ sở đảng và đảng viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đã phát hiện và xử
lý kịp thời trường hợp đảng viên vi phạm khuyết điểm.
Tuy chỉ là những thắng lợi bước đầu của những năm đầu thực hiện đổi mới,
nhưng đó chính là những tiền đề cần thiết để Đảng bộ và nhân dân Từ Liêm tin
tưởng vào công cuộc đổi mới của Đảng, vững bước đi lên xây dựng huyện trong
những chặng đường tiếp theo.
Do quá trình đô thị hóa nhanh và yêu cầu phát triển của Thành phố, ngày
22/11/1996 Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định 74 về việc thành lập quận Thanh
Xuân và quận Cầu Giấy. Huyện Từ Liêm đã bàn giao xã Nhân Chính về quận
Thanh Xuân và 4 thị trấn (Cầu Giấy, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân) cùng 3 xã
(Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa) với tổng diện tích đất tự nhiên 1.210 ha và
82.914 để thành lập quận Cầu Giấy. Như vậy, quận Cầu Giấy được hình thành
với 7 phường: Quan Hoa, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch, Dịch Vọng, Yên
Hòa, Trung Hòa.
Ngày 18/8/1997, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định thành lập
Đảng bộ Cầu Giấy với tổng số 33 đảng bộ, chi bộ cơ sở. Đồng thời, Ban Thường

16


vụ Thành ủy Hà Nội cũng chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ và Ban Thường vụ
Quận ủy lâm thời quận Cầu Giấy (gọi là Quận ủy) gồm 26 đồng chí, do đồng chí
Trần Văn Thông - ủy viên Thường vụ Thành ủy làm Bí thư Quận ủy.
Từ ngày 01/9/1997, quận Cầu Giấy chính thức đi vào hoạt động trong điều
kiện thuận lợi và khó khăn nhất định:
Trước hết, thuận lợi cơ bản là mọi hoạt động của quận diễn ra trong bối

cảnh Đảng bộ và nhân dân Thủ đô Hà Nội tiếp tục đạt được nhiều kết quả trong
sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Thực hiện Nghị định 74/CP của
Chính phủ, sự chi đạo của thành phố, quận đã tiếp nhận nguyên trạng các cơ sở
vật chất, trụ sở làm việc, các cơ sở xã, thị trấn ổn định của huyện Từ Liêm bàn
giao. Hầu hết các cơ sở trực thuộc quận đều phấn đấu thực hiện có kết quả
những nghị quyết của Huyện ủy Từ Liêm đề ra.
Cùng với thuận lợi, Đảng bộ đứng trước không ít khó khăn. Đó là, quận
Cầu Giấy được thành lập trên cơ sở 7 xã, thị trấn của huyện Từ Liêm trước đây,
quy mô đô thị nhỏ bé, nông thôn xen kẽ đô thị. Bộ máy lãnh đạo của quận mới
hình thành, cán bộ thiếu; vừa thực hiện nhiệm vụ như các quận khác, vừa giải
quyết những công việc của một quận mới thành lập. Hạ tầng cơ sở chưa đồng bộ,
công tác quản lý đô thị, xã hội chưa thành nề nếp ở nhiều cơ cở. Tỉ trọng công
nghiệp trong cơ cấu kinh tế do quận quản lý còn nhỏ bé. Công tác tổ chức cán
bộ, cơ chế của hoạt động của Đảng, chính quyền và các ngành, đoàn thể quần
chúng cơ sở đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế đã bộc lộ mâu thuẫn giữa
các yêu cầu mới của phường, của quận và cách nghĩ, cách làm trước đây.
Tuy vậy, Đảng bộ quận Cầu Giấy đã nhận thức rõ trách nhiệm của mình là
khắc phục khó khăn, phát huy thuận lợi để vững bước tiến vào thời kỳ đẩy mạnh
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.2.2 Chủ trương của TW Đảng, Đảng bộ thành phố Hà Nội và Đảng bộ
quận Cầu Giấy về công tác xây dựng Đảng.

17


1.2.2.1 Chủ trương của TW Đảng
Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng
định: “Nhiệm vụ của Đảng ta là một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc và nhân dân.
Ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, Đảng ta không có lợi ích nào khác”

[68, tr 335]. Vì vậy, “việc cần làm trước tiên là xây dựng chỉnh đốn lại Đảng,
làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ
Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân” [43, tr 503]. Người
đảng viên có nhiệm vụ cố gắng học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, nâng cao trình độ
giác ngộ; giữ gìn kỷ luật Đảng, hăng hái tham gia sinh hoạt nội bộ và công tác
cách mạng, kiên quyết chấp hành chính sách, nghị quyết của Đảng, đấu tranh
chống lại những hiện tượng trái với lợi ích của Đảng; ra sức phụng sự nhân dân,
củng cố mối liên hệ giữa Đảng viên với nhân dân; giữ vững kỷ luật của Đảng và
các đoàn thể cách mạng, gương mẫu trong mọi công việc…
Tiếp bước sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta
luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng, giữ vững sự trong sạch vững mạnh của
Đảng để khẳng định vai trò lãnh đạo duy nhất và tuyệt đối của Đảng với sự
nghiệp cách mạng Việt Nam.
Sau 10 năm kiên định con đường đổi mới do Đảng đề ra, cách mạng Việt
Nam bước sang thời kỳ cả nước tiến hành CNH - HĐH đưa nước ta từng bước
quá độ đi lên CNXH. Đây là cuộc cách mạng vĩ đại, vẻ vang nhưng đồng thời
cũng rất gay go, phức tạp và đầy khó khăn. Để đảm bảo cho sự nghiệp cách
mạng này thành công, Đảng ta phải tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn bản thân
mình để làm tròn trách nhiệm cầm quyền. Vì vậy, công tác xây dựng Đảng trong
thời kỳ này được đặc biệt coi trọng.
Trước yêu cầu đổi mới của đất nước, từ ngày 28/6 đến 1/7/1996, Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng được triệu tập. Đại hội đã đánh giá
tổng quát những thành tựu của đất nước sau 10 năm đổi mới và đưa ra mục tiêu,
định hướng phát triển trong những năm tiếp theo. Đại hội đã đặc biệt chú trọng

18


×