Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

đảng bộ quận cầu giấy (hà nội) thực hiện nhiệm vụ xây dựng đảng từ năm 1997 đến năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.06 KB, 11 trang )

Đảng bộ quận Cầu Giấy (Hà Nội) thực hiện
nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 1997 đến
năm 2012
Ngô Thị Thanh Hà
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Triết học: 60 22 80
Người hướng dẫn : Luận văn ThS. Lịch sử: 60 22 03 15
Năm bảo vệ: 2014
117 tr .
Abstract. Quá trình Đảng bộ Cầu Giấy trước khi thành lập quận. Trình bày những chủ
trương chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ quận Cầu Giấy từ năm
1997 đến năm 2012. Quá trình thực hiện công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ quận
Cầu Giấy từ năm 1997 đến năm 2012 trên các lĩnh vực: chính trị - tư tưởng; công tác
tổ chức cán bộ; công tác kiểm tra giám sát... Những thành tựu và hạn chế trong quá
trình thực hiện.
Keywords.Lịch sử Đảng; Đảng bộ; Xây dựng Đảng; Đảng Cộng sản Việt Nam

Content.
1. Lý do chọn đề tài

Nhận thức rõ vai trò của công tác xây dựng Đảng, ngay trong những năm đầu của
thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hết sức quan tâm và thực hiện nghiêm
túc nhiệm vụ này. Những thành tựu to lớn mà đất nước Việt Nam đạt được trong
những năm vừa qua là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó không thể
không kể đến những tác động tích cực từ những thành quả đạt được trong công cuộc
đổi mới, chỉnh đốn của Đảng. Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng vẫn còn bộc lộ
nhiều tồn tại, yếu kém, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của đất nước
ta trên con đường đổi mới. Từ thực tiễn này, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ IX đã khẳng định: “Những thành tựu và yếu kém trong công cuộc đổi mới, xây
dựng và bảo vệ tổ quốc gắn liền với trách nhiệm lãnh đạo của Đảng và những ưu điểm,
khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng” (29, tr 137).




Cầu Giấy là một quận mới thành lập của Thủ đô Hà Nội. Đây là vùng đất giàu
truyền thống lịch sử và văn hóa. Hiện nay cùng với nhân dân cả nước, dưới sự lãnh
đạo của Đảng bộ quận, nhân dân Cầu Giấy từng bước hăng hái xây dựng và phát triển
cuộc sống, vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa, làm giàu đẹp cho quê hương.
Trên con đường xây dựng và phát triển, Đảng bộ quận Cầu Giấy đã lãnh đạo nhân dân
thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cải thiện đời
sống nhân dân, tiến hành đẩy mạnh CNH, HĐH.
Bên cạnh đó, công tác xây dựng và phát triển Đảng của Đảng bộ quận Cầu Giấy
vẫn còn tồn tại đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, tổng hợp và rút ra những kinh nghiệm để
giải quyết vấn đề đặt ra.
Với ý nghĩa khoa học thực tiễn đó và qua quá trình được tiếp xúc với nhiều
nguồn tư liệu và được nghe, được thấy những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của
quê hương, được sống trong niềm tin tưởng của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng bộ
quận, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn, tôi đã quyết định chọn “Đảng
bộ quận Cầu Giấy thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 1997 đến năm 2012”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Lịch sử chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Quá trình lãnh đạo và xây dựng Đảng là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng. Vì vậy,
đã có không ít những công trình nghiên cứu về vấn đề này ở các góc độ khác nhau.
Các công trình nghiên cứu có thể kể đến như sau:
Những vấn đề lí luận chung về công tác xây dựng Đảng theo chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh có một số cuốn sách: Xây dựng Đảng (Học viện chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1995); Xây dựng Đảng, rèn luyện đảng viên theo tư tưởng
Hồ Chí Minh (Học viện Quân đội nhân dân, 2003)…
Ngoài ra trên các tạp chí, trên báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có rất
nhiều bài viết về vấn đề xây dựng Đảng.
Những công trình nói trên đều đề cập đến những vấn đề chủ yếu, cốt lõi của công

tác xây dựng Đảng. Các tác giả đã dành nhiều công sức tiếp cận, nghiên cứu vấn đề
xây dựng Đảng trong từng thời kỳ nhất định và họ có những ý kiến riêng của mình.


Đề cập đến công tác xây dựng Đảng, Cầu Giấy hiện nay chỉ có cuốn Lịch sử
Đảng bộ huyện Từ Liêm, do Ban chấp hành Đảng bộ huyện Từ Liêm biên soạn, cuốn
Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội, do Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội biên
soạn và các tác phẩm viết chung về công tác xây dựng Đảng trên các tạp chí. Cho đến
nay, chưa có một công trình nghiên cứu riêng biệt nào về vấn đề thực hiện nhiệm vụ
xây dựng Đảng ở Cầu Giấy từ khi thành lập quận đến nay. Mà công tác xây dựng Đảng
tại Cầu Giấy, chủ yếu mới được đề cập trong các báo cáo của Quận uỷ, Ban Tuyên
giáo và các ban ngành có liên quan. Đó chính là nguồn tài liệu quan trọng và cả những
gợi ý khoa học để tác giả thực hiện luận văn“Đảng bộ quận Cầu Giấy thực hiện nhiệm
vụ xây dựng Đảng từ năm 1997 đến năm 2012”. Tác giả luận văn mong muốn qua
công trình nghiên cứu của mình có thể tổng hợp một cách khái quát nhất về những
thành tựu thực hiện xây dựng Đảng của Đảng bộ quận Cầu Giấy đề từ đó có thể rút ra
một số kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác xây
dựng Đảng tại địa phương.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về sự nhận thức, các chủ trương, biện pháp, kết quả tổ chức
thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng của Đảng bộ quận Cầu Giấy trong những năm từ
1997 đến năm 2012, từ đó làm rõ thêm lịch sử Đảng bộ Cầu Giấy thời kì này, nhất là
trong lĩnh vực xây dựng Đảng. Luận văn cũng bước đầu rút ra những bài học kinh
nghiệm trong quá, trình Đảng bộ Cầu Giấy thực hiện nghiệm vụ xây dựng Đảng từ
những năm đã qua để Đảng bộ huyện tiếp tục thực hiện nhằm đạt được những thành
tựu cao hơn nữa về công tác xây dựng Đảng trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận văn có nhiệm vụ thu thập, bổ sung và xử lý nguồn tư liệu về đề tài một cách

khoa học để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, trình bày có hệ thống quá trình thực
hiện các nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng (về chính trị - tư tưởng, về tổ chức cán
bộ, về kiểm tra giám sát…) tại Cầu Giấy từ năm 1997 đến năm 2012. Từ khảo sát thực
tiễn, đánh giá thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm của quá trình thực hiện nhiệm
vụ xây dựng Đảng ở địa phương trong giai đoạn này.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nhằm nghiên cứu những chủ trương, kế hoạch, biện pháp của Đảng bộ
quận Cầu Giấy trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ở địa phương trong
những năm 1997 - 2012, kết quả và ý nghĩa của việc thực hiện những chủ trương trên.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt nội dung: Luận văn nghiên cứu quá trình Đảng bộ quận Cầu Giấy thực
hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng.
Về mặt thời gian: Luận văn nghiên cứu quá trình Đảng bộ quận Cầu Giấy t h ự c
hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng trong thời gian 15 năm từ năm 1997 đến 2012.
Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn quận Cầu Giấy (Hà Nội).
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
5.1 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu
khoa học lịch sử nói chung, của chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói
riêng. Cụ thể, luận văn sử dụng các phương pháp: phương pháp lịch sử, phương pháp
loogic, khảo sát thực tiễn, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra...
5.2 Nguồn tư liệu:
Các cuốn sách lý luận chung về công tác xây dựng Đảng của các nhà kinh điển
của chủ nghĩa Mác - Lênin, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Nghị quyết, báo cáo tổng
kết về công tác xây dựng Đảng của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ

Đại hội, các Nghị quyết của Đảng bộ quận Cầu Giấy…
Bên cạnh đó, các tạp chí, các bài báo có tính thời sự phản ánh về lĩnh vực này
cũng được sử dụng trong luận văn.
Đây là nguồn tư liệu mang tính chất nền tảng, cơ sở phục vụ cho quá trình nghiên
cứu đề tài này.
6. Đóng góp của luận văn


Luận văn hệ thống hóa những quan điểm, chủ trương của Đảng cộng sản Việt
Nam, Đảng bộ thành phố Hà Nội và Đảng bộ quận Cầu Giấy về vấn đề xây dựng Đảng
trong những năm 1997 - 2012.
Luận văn đánh giá một cách khách quan, khoa học những thành tựu và hạn chế
của Đảng bộ quận trong việc thực nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 1997 đến năm
2012.
7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Đảng bộ quận Cầu Giấy thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ
năm 1997 đến năm 2000
Chương 2: Đảng bộ quận Cầu Giấy thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ
năm 2001 đến năm 2005
Chương 3: Đảng bộ quận Cầu Giấy thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2006
đến năm 2012
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Ngọc Anh (2006), Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về
xây dựng Đảng trong thời kỳ đỗi mới, Nxb Chính trị Quốc gia.

2. Ban chấp hành Đảng bộ quận Cầu Giấy (1998), Báo cáo chính trị của Ban

chấp hành Đảng bộ quận Cầu Giấy tại Đại hội đại biểu lần thứ nhất, lưu tại Văn
phòng Quận ủy.

3. Ban chấp hành Đảng bộ quận Cầu Giấy (2000), Báo cáo chính trị của Ban
chấp hành Đảng bộ quận Cầu Giấy tại Đại hội đại biểu lần thứ II, lưu tại Văn phòng
Quận ủy.

4. Ban chấp hành Đảng bộ quận Cầu Giấy (2005), Báo cáo chính trị của Ban
chấp hành Đảng bộ quận Cầu Giấy tại Đại hội đại biểu lần thứ III, lưu tại Văn phòng
Quận ủy.

5. Ban chấp hành Đảng bộ quận Cầu Giấy (2010), Báo cáo chính trị của Ban
chấp hành Đảng bộ quận Cầu Giấy tại Đại hội đại biểu lần thứ IV, lưu tại Văn phòng


Quận ủy.

6. Ban Thường vụ Quận ủy Cầu Giấy (2000), Quận Cầu Giấy hình thành và
phát triển, NXB Hà Nội.

7. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Từ Liêm (2011), Lịch sử Đảng bộ huyện Từ
Liêm, NXB Hà Nội.

8. Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (1996), Văn kiện Đại hội đại biển
lần thứ XII Đảng bộ thành phố Hà Nội, Nxb Tiến Bộ, Hà Nội.

9. Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu
lần thứ XIII Đảng bộ thành phố Hà Nội, Nxb Tiến Bộ, Hà Nội.

10. Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (2002), Đề án số 15/ĐA-TU về

việc tăng cường đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và quan liêu.

11. Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (2004), Lịch sử Đảng bộ thành
phố Hà Nội (1930-2000), Nxb Hà Nội.

12. Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu
lần thứ XIV Đảng bộ thành phố Hà Nội, Nxb Hà Nội.

13. Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu
lần thứ XV Đảng bộ thành phố Hà Nội, Nxb Hà Nội.

14. Ban chấp hành TW Đảng - Ban tổ chức (1992), Một số nhiệm vụ đổi mới và
chỉnh đốn Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Ban chấp hành TW Đảng (1996), Xây dựng Đảng ngang tầm đòi hỏi của thời
kỳ mới, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 4.

16. Ban chấp hành TW Đảng (1999), Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong
công tác xây dựng Đảng hiện nay, Tạp chí Lí luận, số 2.

17. Ban chấp hành TW Đảng - Ban tổ chức (2006), Nâng cao chất lượng tổ chức
cơ sở Đảng và Đảng viên, Tạp chí xây dựng Đảng.

18. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 6, khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 7, khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.



20. Bộ Giáo dục và đào tạo (Lê Mậu Hãn, Trình Mưu, Ngô Đăng Tri (2006),
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (dùng trong các trường Đại học và cao
đẳng), tái bản lần thứ nhất, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Bộ Giáo dục và đào tạo (Đinh Xuân Lý, Ngô Đăng Tri) (2009), Giáo trình
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (dùng trong các trường Đại học
và cao đẳng), tái bản lần thứ nhất, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Bộ Giáo dục và đào tạo (Đinh Xuân Lý, Ngô Đăng Tri) (2007), Một số
chuyên đề Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (dùng trong các trường Đại học và cao
đẳng), tái bản lần thứ nhất, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Bộ Giáo dục và đào tạo (2010), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam (dùng trong các trường Đại học và cao đẳng), NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.

24. Lê Đức Bình (2002), Mấy vấn đề về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Nxb Chính
trị Quốc Gia, Hà Nội.

25. Phan Xuân Biên (2005), Một số vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cấp cơ sở, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.

26. Nguyễn Thị Doan (2006), Đổi mới công tác kiểm tra, kỷ luật nhằm nâng cao
sức chỉển đẩu của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới, Nxb Chính trị Quốc gia.

27. Lê Duẩn (1978), Về xây dựng Đảng, Nxb Sự thật, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại
hội VI, VII, VIII, IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, Nxb Quân đội nhân dân.


33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Xây dựng, tổ chức Đảng trong sạch vững
mạnh trong tiến trình hội nhập: Thực trạng và các biện pháp thực hiện tiết kiệm, Nxb
Văn hoá Thông tin.

34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Chu Chí Hoà (2010), Đổi mới công tác xây dựng Đảng ở nông thôn, Nxb
Chính trị Quốc gia.

37. Nguyễn Đức Hạt (2006), Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ then chốt tạo
chuyển biến cơ bản trong công tác xây dựng Đảng, Tạp chí xây dựng Đảng, số 5.

38. Học viện Quân đội nhân dân (2003), Xây dựng Đảng, rèn luyện đảng viên
theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Quân đội nhân dân.


39. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (khoa Xây dựng Đảng) (1995),
Xây dựng Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

40. Hồ Chí Minh (1996), toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
41. Hồ Chí Minh (1996), toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
42. Hồ Chí Minh (1996), toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
43. Hồ Chí Minh (1996), toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
44. Nguyễn Chí Mỳ (2006), Sự nghiệp đổi mới và đổi mới công tác xây dựng
Đảng ở Đảng bộ Hà Nội, Nxb Hà Nội.

45. Lênin toàn tập, (1978), tập 8, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
46. Lê Khả Phiêu (1999), Kiện toàn tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị là
một nhiệm vụ trong toàn bộ cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Tạp chí Xây
dựng Đảng, số 9.

47. Lê Khả Phiêu (2000), Đảng Cộng sản Việt Nam 70 năm xây dựng và trưởng
thành, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. Bùi Đình Phong (2001), Công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh
CNH - HĐH đất nước, Nxb Lao động, Hà Nội.


49. Nguyễn Trọng Phúc (2006), Các Đại hội đại biểu toàn quốc và Hội nghị Ban
chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam 1930 - 2006, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.

50. Lưu Quang Quán (2004), Xây dựng chỉnh đốn Đảng chống quan liêu tham
nhũng, lãng phí, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


51. Quận ủy Cầu Giấy (2000), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng năm
1999 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2000, lưu văn phòng Quận ủy.

52. Quận ủy Cầu Giấy (2000), Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ
Khóa I trình Đại hội đại biểu lần thứ II, lưu văn phòng Quận ủy.

53. Quận ủy Cầu Giấy (2000), Báo cáo kiểm điểm hoạt động của Ban chấp hành
Đảng bộ quận Cầu Giầy khóa I, lưu văn phòng Quận ủy.

54. Quận ủy Cầu Giấy (2001), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng năm
2000 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2001, lưu văn phòng Quận ủy.

55. Quận ủy - HĐND - UBND quận Cầu Giấy (2002), Quận Cầu Giấy 5 năm
xây dựng và phát triển.

56. Quận ủy Cầu Giấy (2002), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng năm
2001 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2002, lưu văn phòng Quận ủy.

57. Quận ủy Cầu Giấy (2003), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng năm
2002, lưu văn phòng Quận ủy.

58. Quận ủy Cầu Giấy (2004), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng năm
2003, lưu văn phòng Quận ủy.

59. Quận ủy Cầu Giấy (2005), Triển khai quán triệt và chỉ đạo thực hiện Nghị
quyết Đại hội đại biểu lần thứ III Đảng bộ Cầu Giấy nhiệm kỳ 2005-2010, lưu văn
phòng Quận ủy.

60. Quận ủy Cầu Giấy (2005), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần
thứ II nhiệm kỳ 2000-2005, lưu văn phòng Quận ủy.


61. Quận ủy Cầu Giấy (2005), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 16 của
Thành ủy, Kế hoạch 61 của UBND thành phố Hà Nội năm 2004, lưu văn phòng Quận
ủy.


62. Quận ủy Cầu Giấy (2006), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng năm
2005, lưu văn phòng Quận ủy.

63. Quận ủy Cầu Giấy (2007), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị năm
2006, phương hướng nhiệm vụ năm 2007, lưu văn phòng Quận ủy.

64. Quận ủy - HĐND - UBND quận Cầu Giấy (2007), Quận Cầu Giấy 10 năm
xây dựng và phát triển, Nxb Hà Nội.

65. Quận ủy Cầu Giấy (2008), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị năm
2007, phương hướng nhiệm vụ năm 2008, lưu văn phòng Quận ủy.

66. Quận ủy Cầu Giấy (2009), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị năm
2008, phương hướng nhiệm vụ năm 2009, lưu văn phòng Quận ủy.

67. Quận ủy Cầu Giấy (2010), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị năm
2009, phương hướng nhiệm vụ năm 2010, lưu văn phòng Quận ủy.

68. Quận ủy Cầu Giấy - Ban tổ chức (12/2010), Báo cáo tổng kết công tác tổ
chức xây dựng Đảng năm 2010 định hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2011, lưu văn
phòng Quận ủy.

69. Quận ủy Cầu Giấy (1/2012), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị
năm 2011, phương hướng nhiệm vụ năm 2012, lưu văn phòng Quận ủy.


70. Quận ủy - HĐND - UBND quận Cầu Giấy (2012), Quận Cầu Giấy 15năm
xây dựng và phát triển, Nxb Thông tấn xã Việt Nam.

71. Quận ủy Cầu Giấy (2012), Các Đề án thực hiện Chương trình số 07-CT/QU
về “nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy Đảng và chất lượng
đội ngũ đảng viên; năng lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền; chất lượng
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân các cấp giai đoạn 20102015” của Quận ủy, lưu văn phòng Quận ủy.

72. Quận ủy Cầu Giấy (1/2013), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị
năm 2012, phương hướng nhiệm vụ năm 2013, lưu văn phòng Quận ủy.

73. Quận ủy Cầu Giấy (1/2013), Báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng
TCCS Đảng và Đảng viên năm 2012, lưu văn phòng Quận ủy.

74. Vũ Oanh (1999), Mấy vấn đề xây dựng Đảng vững mạnh đáp ứng yêu cầu


nhiệm vụ mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

75. Trần Thanh Sơn (2002), Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh
của Đảng bộ Hà Nội, Nxb Hà Nội.

76. Mạnh Quang Thắng (2007), Đảng Cộng sản Việt Nam – những vấn đề cơ
bản về xây dựng Đảng, Nxb Lao động.

77. Lê Đức Thọ (1996), Những nhiệm vụ cấp bách của công tác xây dựng Đảng,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

78. Lê Quang Thưởng (1996), Một số vấn đề xây dựng Đảng về tổ chức hiện nay,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

79. Thành ủy Hà Nội (2011), Chương trình số 01-CTr/TU “Năng lực lãnh đạo,
sức chiến đấu của các cấp ủy đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên; năng lực quản lý,
điều hành của bộ máy chính quyền; chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các
đoàn thể nhân dân các cấp giai đoạn 2011-2015”, lưu tại Văn phòng Quận ủy.



×