Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Đảng bộ thành phố đà nẵng lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế dịch vụ tu nam 1997 den nam 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

DƯƠNG THỊ NGHĨA

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DỊCH VỤ
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010

Chuyên ngành
Mã số

: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
: 60 22 56

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRƯƠNG MINH DỤC

HÀ NỘI - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

DƯƠNG THỊ NGHĨA

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DỊCH VỤ


TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010

Chuyên ngành
Mã số

: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
: 60 22 56

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRƯƠNG MINH DỤC

HÀ NỘI - 2011


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

01

Chương 1 KHAI THÁC TIỀM NĂNG VÀ LỢI THẾ CỦA
THÀNH PHỐ, MỞ RỘNG KINH TẾ DỊCH VỤ
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005

07

1. 1. Tình hình hinh tế - xã hội và kinh tế dịch vụ
Đà Nẵng trước năm 1997


07

1. 1. 1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội

07

1.1.2. Kinh tế dịch vụ Đà Nẵng trước năm 1997

11

1. 2. Mở rộng mạng lưới dịch vụ góp phần thúc
đẩy sản xuất và đảm bảo nhu cầu đời sống
nhân dân

15

1. 2. 1. Về phát triển ngành thương mại

18

1. 2. 2. Về phát triển ngành du lịch

23

1. 2. 3. Về xây dựng và phát triển dich vụ bưu chính viễn thông

28

1. 2. 4. Về xây dựng và phát triển hoạt động tín dụng,
ngân hàng


31

Chương 2 ĐẨY MẠNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
TẾ DỊCH VỤ TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010

37

2. 1. Chủ trương của Đảng bộ Đà Nẵng về phát
triển kinh tế dịch vụ

37

2. 1. 1. Kinh tế dịch vụ Đà Nẵng trước vận hội và
thách thức mới

37


2. 1. 2. Chủ trương đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả
kinh tế dịch vụ

39

2. 2. Nâng cao hiệu quả kinh tế dịch vụ, góp phần
chuyển dịch cơ cấu và thúc đẩy kinh tế thành
phố phát triển

44


2. 2. 1. Xây dựng Đà Nẵng thành một trong những
trung tâm thương mại lớn của miền Trung và
cả nước

44

2. 2. 2. Phát triển du lịch Đà Nẵng thành một ngành
kinh tế mũi nhọn

50

2. 2. 3. Hiện đại hố bưu chính - viễn thơng, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và
an ninh, quốc phòng

57

2. 2. 4. Mở rộng hoạt động tín dụng, ngân hàng, đáp
ứng nguồn vốn cho yêu cầu phát triển kinh tế
- xã hội
Chương 3 NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

62
69

3. 1. Nhận xét chung

69

3. 1. 1. Những thành tựu đạt được


69

3. 1. 2. Những hạn chế, yếu kém

77

3. 2. Một số kinh nghiệm

80

KẾT LUẬN

85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

89

PHỤ LỤC

95


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế dịch vụ là ngành kinh tế cung ứng các dịch vụ trong các lĩnh vực
sản xuất, văn hóa, tinh thần. Nó có vai trò và tác dụng lớn đối với sự phát
triển kinh tế, xã hội. Vì vậy, trong thời kỳ đất nước đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, Đảng ta chủ trương phát triển kinh tế dịch vụ theo hướng đa

dạng hóa, mở rộng thị trường tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ đáp ứng tốt nhu
cầu phát triển kinh tế và đời sống văn hóa xã hội của nhân dân. Trong cơ cấu
kinh tế nước ta, tỷ trọng ngành kinh tế dịch vụ ngày càng tăng, đến năm 2010,
tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 38,3% trong cơ cấu GDP.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ngày 01 tháng 01 năm 1997, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được tách
thành 2 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương là tỉnh Quảng Nam và thành
phố Đà Nẵng. Thành phố Đà Nẵng có 5 quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà,
Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn và hai huyện: Hòa Vang và huyện đảo Hồng Sa.
Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển lâu
dài của thành phố.
Là thành phố nằm trong khu vực miền Trung, Đà Nẵng có vị trí địa lý
thuận lợi, nơi hội tụ nhiều tiềm năng cho sự phát triển kinh tế dịch vụ so với
các tỉnh thành khác trong khu vực. Nghị quyết số 33 của Bộ Chính trị ngày 15
tháng 7 năm 2004 Về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2004 – 2010 chủ trương:
“Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả
nước, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung với vai trị là trung tâm
cơng nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ…”[18, 1].
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nghị quyết của Bộ Chính trị,
dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Đà Nẵng, kinh tế Đà Nẵng đã đạt được những
1


thành tựu vượt bậc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công
nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Hiện nay, Đà Nẵng đã trở thành
trung tâm kinh tế của miền Trung và Tây Nguyên. Trong quá trình phát triển,
ngành kinh tế dịch vụ của Đà Nẵng đã tạo cơ sở quan trọng thúc đẩy cả nền
kinh tế phát triển và đã đóng góp vào sự tăng trưởng nhanh của kinh tế thành
phố. Các ngành dịch vụ phát triển mạnh về quy mơ, đa dạng về loại hình đạt

tốc độ tăng trưởng cao. Trong đó ngành du lịch, thương mại được tập trung
đầu tư; dịch vụ tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thơng phát triển nhanh.
Vì vậy, nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ Đà Nẵng trong phát triển
kinh tế dịch vụ trên địa bàn thành phố là điều cần thiết, góp phần làm sáng tỏ
về sự lãnh đạo của Đảng bộ trên lĩnh vực kinh tế, rút ra những kinh nghiệm
thực tiễn giúp lãnh đạo có thêm cơ sở để hoạch định chính sách phát triển
kinh tế của thành phố trong giai đoạn tới.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Đảng bộ Đà Nẵng lãnh đạo phát
triển kinh tế dịch vụ từ năm 1997 đến năm 2010” làm luận văn thạc sĩ lịch
sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, các ngành kinh tế nói chung, kinh tế dịch vụ nói riêng đã có bước
phát triển mạnh. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng trên lĩnh
vực kinh tế dịch vụ trở thành đề tài hấp dẫn được nhiều người quan tâm. Trên
phạm vi cả nước đã có nhiều cơng trình của các nhà khoa học đề cập đến vấn đề
này ở những góc độ khác nhau. Vấn đề kinh tế dịch vụ ở Đà Nẵng cũng có một
số cơng trình nghiên cứu. Có thể chia thành ba nhóm cơng trình sau:
Nhóm thứ nhất là các cơng trình chung, tiêu biểu là các cuốn sách:
Những ngun tắc Lêninít trong cơng tác Đảng lãnh đạo xây dựng kinh tế
(Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1981); Đảng lãnh đạo kinh tế và đảng viên
làm kinh tế của Đồn Duy Thành (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2002); Việt Nam trên chặng đường đổi mới và phát triển kinh tế của Nguyễn
Minh Tú (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002)…Những tác phẩm
2


này chủ yếu đề cập đến quan điểm, chủ trương đường lối lãnh đạo xây dựng
và phát triển các ngành kinh tế của Đảng trong đó có nội dung về lãnh đạo
phát triển kinh tế dịch vụ, một vấn đề rất cần thiết để luận văn có thể kế thừa

được khi giải quyết đề tài.
Nhóm thứ hai những sách chuyên luận, chuyên khảo về vấn đề phát triển
kinh tế, kinh tế dịch vụ như: Đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam của
Nguyễn Đình Hương (1997), Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội; Phát
triển và quản lý nhà nước về kinh tế dịch vụ của Bùi Tiến Quý (Nhà xuất bản
Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2000); Kinh tế Việt Nam đổi mới: Những phân
tích và đánh giá quan trọng của các tác giả Nguyễn Văn Chỉnh, Vũ Quang
Việt, Trần Vân (2002), Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội; Một số vấn đề phát
triển kinh tế của Việt Nam hiện nay do GS. TS. Đỗ Hoài Nam (2005) chủ
biên, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội; Phát triển dịch vụ tài chính - ngân hàng
ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập (Sách chuyên khảo) của tác giả PGS. TS.
Lê Quốc Lý (2009), Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội;… Nhóm cơng trình
này đã cung cấp cho đề tài tư liệu và sự nhìn nhận mang tính khái quát về xây
dựng, phát triển kinh tế, trong đó có lĩnh vực kinh tế dịch vụ.
Nhóm thứ ba là những cơng trình trực tiếp liên quan đến sự lãnh đạo của
Đảng bộ địa phương phát triển kinh tế nói chung, ngành kinh tế dịch vụ nói
riêng ở Đà Nẵng như: Lịch sử thành phố Đà Nẵng, Nxb. Đà Nẵng, 2001; Lịch
sử Đảng bộ Đà Nẵng, Nxb. Đà Nẵng, 2005; Chuyên khảo: Công nghiệp thành
phố Đà Nẵng - thực trạng và giải pháp phát triển của tác giả TS. Lê Hữu Đốc
(2004), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; Ngành thương mại Đà Nẵng 60 năm
hình thành và phát triển do nhóm tác giả Lữ Bằng, PGS. TS. Trương Minh
Dục và Nguyễn Thị Kim Nhị (2006) biên soạn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội; Luận văn thạc sỹ: Đảng bộ Đà Nẵng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ
năm 1996 đến năm 2009 của Lê Thị Hồng Vân (2010), bảo vệ tại Khoa Lịch sử
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngồi ra cịn có nhiều bài báo khoa học đề cập đến phát triển kinh tế Đà
Nẵng nói chung và kinh tế dịch vụ nói riêng được đăng tải trên các tạp chí
3



trung ương và địa phương như: Tạp chí Cộng sản, Nghiên cứu Kinh tế, Tạp
chí Thương mại, Tạp chí Du lịch, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, Tạp chí Khoa học
xã hội miền Trung, Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng,…
Đây là những cơng trình rất quan trọng, cung cấp cho tác giả những số
liệu, nhận định, đánh giá về tình hình phát triển kinh tế dịch vụ ở Đà Nẵng.
Nhìn chung, các nhóm cơng trình nói trên là rất cần thiết đối với việc
thực hiện đề tài, tác giả có thể kế thừa được nhiều nội dung quan trọng, đặc
biệt là vấn đề tư liệu. Tuy nhiên, chưa có một cơng trình nào đề cập đến vấn
đề Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế dịch vụ trên phạm vi cả nước nói chung
và trong một địa phương cụ thể nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trình bày một cách hệ thống q trình Đảng bộ Đà Nẵng lãnh đạo phát triển
kinh tế dịch vụ; phân tích những thành tựu, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm
trong lãnh đạo phát triển kinh tế dịch vụ trong từ năm 1997 đến năm 2010.
3.2. Nhiệm vụ
- Sưu tập và hệ thống hóa các tư liệu lịch sử liên quan đến vấn đề Đảng
bộ Đà Nẵng lãnh đạo phát triển kinh tế dịch vụ Đà Nẵng từ năm 1997 đến
năm 2010, trên cơ sở đó trình bày sự lãnh đạo của Đảng bộ Đà Nẵng đối với
vấn đề này.
- Phân tích những thành tựu, hạn chế trong lãnh đạo phát triển kinh tế
dịch vụ của Đảng bộ Đà Nẵng từ năm 1997 đến năm 2010.
- Rút ra một số kinh nghiệm để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế dịch
vụ ở Đà Nẵng hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình nhận thức, chủ trương, sự
chỉ đạo của Đảng bộ Đà Nẵng trong lĩnh vực phát triển kinh tế dịch vụ và
những thành tựu, hạn chế, kinh nghiệm trên lĩnh vực này của Đảng bộ Đà
Nẵng từ năm 1997 đến năm 2010.

4


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Lĩnh vực kinh tế dịch vụ gồm nhiều ngành: thương mại, tài
chính, ngân hàng, du lịch, bưu chính viễn thơng, vận tải, thể dục - thể thao,
bảo hiểm…Nội dung của luận văn tập trung đi vào phân tích, làm rõ q trình
lãnh đạo của Đảng bộ Đà Nẵng đối với việc phát triển 4 ngành kinh tế dịch vụ
quan trọng: thương mại, du lịch, tín dụng - ngân hàng, bưu chính - viễn thông
ở Đà Nẵng cũng như những kết quả, kinh nghiệm trong sự lãnh đạo phát triển
các ngành này.
Về thời gian: Nghiên cứu sự lãnh đạo phát triển kinh tế dịch vụ của Đảng
bộ Đà Nẵng, những kết quả, kinh nghiệm từ khi Đà Nẵng trở thành đơn vị
hành chính trực thuộc Trung ương (năm 1997) cho đến năm 2010.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của việc thực hiện luận văn là dựa vào những quan điểm lý
luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề phát triển kinh tế nói chung và
phát triển kinh tế dịch vụ nói riêng.
5.2. Nguồn tư liệu
Quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng các nguồn tài liệu sau: các
văn kiện, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, các văn kiện, báo cáo của Thành
ủy Đà Nẵng, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân thành phố. Ngồi ra, luận
văn cịn sử dụng tài liệu của các cơng trình đã trình bày ở trên.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lơgic. Ngồi ra,
luận văn cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phân tích, tổng
hợp, thống kê, so sánh, phương pháp khảo sát thực tế.
6. Đóng góp của luận văn

- Trình bày một cách có hệ thống q trình Đảng bộ Đà Nẵng lãnh đạo
xây dựng, phát triển kinh tế dịch vụ từ năm 1997 đến năm 2010.

5


- Nêu lên một số kinh nghiệm của Đảng bộ Đà Nẵng trong lãnh đạo phát
triển kinh tế dịch vụ từ năm 1997 đến năm 2010.
- Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết cho việc nghiên cứu lịch
sử Đảng bộ Đà Nẵng nói riêng và lịch sử Đảng nói chung trên lĩnh vực kinh tế
dịch vụ.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khai thác tiềm năng và lợi thế của thành phố, mở rộng kinh tế
dịch vụ từ năm 1997 đến năm 2005
Chương 2: Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả kinh tế dịch vụ từ năm 2006
đến năm 2010
Chương 3: Nhận xét chung và một số kinh nghiệm

6


Chương 1
KHAI THÁC TIỀM NĂNG VÀ LỢI THẾ CỦA THÀNH PHỐ,
MỞ RỘNG KINH TẾ DỊCH VỤ TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005
1. 1. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ KINH TẾ DỊCH VỤ ĐÀ
NẴNG TRƢỚC NĂM 1997
1. 1. 1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
* Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thủy văn

Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' vĩ độ Bắc và từ 107°17'
đến 108°20' kinh độ Đơng. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây và
Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đơng giáp biển Đơng.
Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nước, cách Hà Nội 765 km về phía Bắc
và cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam, nối với vùng Tây
Nguyên qua quốc lộ 14B và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, các nước
Lào, Camphuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước Đông Bắc Á thông qua
Hành lang kinh tế Đông - Tây. Bên cạnh đó có các tuyến giao thơng quan
trọng như cảng biển nước sâu và sân bay quốc tế, tạo ưu thế về vị trí địa lý
kinh tế của Đà Nẵng trong tổng thể kinh tế của cả nước, xứng đáng là thành
phố hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Ngồi ra Đà Nẵng cịn
là trung tâm của năm di sản thiên nhiên, văn hóa thế giới: Cố đô Huế, Phố cổ
Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Phong Nha - Kẻ Bàng, Nhã nhạc cung đình Huế.
Các trung tâm kinh tế phát triển của các nước Đơng Nam Á và Thái Bình
Dương đều nằm trong phạm vi bán kính 2.000 km tính từ thành phố Đà Nẵng,
rất thuận tiện trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Địa hình thành phố vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc
tập trung ở phía Tây và Tây Bắc nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi
thấp xen kẽ đồng bằng hẹp.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển nên bị
nhiễm mặn, lại là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch
vụ, quân sự và các khu chức năng của thành phố có dân cư đơng đúc.
7


Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, phần lớn ở độ cao 700 - 1.500m, độ
dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ
môi trường sinh thái của thành phố.
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nền nhiệt
độ cao và ít biến động. Khí hậu thành phố mang đặc thù của khí hậu nơi

chuyển tiếp giữa hai miền: miền Bắc và miền Nam nhưng nổi trội là khí hậu
nhiệt đới của miền Nam. Đà Nẵng có hai mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 8 đến
tháng 12) và mùa khô (tháng 1 đến tháng 7). thỉnh thoảng có những đợt rét
mùa đơng nhưng khơng đậm và khơng kéo dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,90C; cao nhất vào các tháng 6,
7, 8, trung bình từ 28 - 300C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ
18 - 230C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung
bình khoảng 200C.
Độ ẩm khơng khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11,
trung bình từ 85,67 đến 87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình từ
76,67 - 77,33%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm/năm; lượng
mưa cao nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình từ 23 - 40 mm/tháng.
Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng
5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung
bình từ 69 đến 165 giờ/tháng. Mùa mưa trùng với mùa bão lớn nên thường có
lũ lụt, ngập úng ở nhiều vùng; ngược lại mùa hè ít mưa, nên nhiệt độ cao gây
hạn, một số cửa sông bị nước mặn xâm nhập, gây ảnh hưởng không tốt đến
phát triển kinh tế và đời sống dân cư thành phố.
* Tài nguyên thiên nhiên
Thành phố có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, rất
thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Nguồn nước cung cấp cho thành phố Đà Nẵng chủ yếu từ các sông Cu
Đê, Cẩm Lệ, Vĩnh Điện, tuy nhiên nguồn nước này bị hạn chế do ảnh hưởng
của thủy chiều (vào mùa khô tháng 5 và 6). Các tháng khác trong năm nhìn
chung đáp ứng được yêu cầu phát triển và sinh hoạt của người dân. Nước
8


ngầm của vùng khá đa dạng, các khu vực có triển vọng khai thác là nguồn
nước ngầm tệp đá vôi Hòa Hải - Hòa Quý ở chiều sâu tầng chứa nước 50 60m; khu Hịa Khánh có nguồn nước ở độ sâu 30 - 90m.

Diện tích tồn thành phố Đà Nẵng là 1.255,53 km2 (năm 2009). Trong đó,
đất lâm nghiệp chiếm 512,21 km²; đất nông nghiệp là 117,22 km²; đất chuyên
dùng là 385,69 km²; đất ở 30,79 km² và đất chưa sử dụng 207,62 km². Đất ở Đà
Nẵng có các loại đất: cồn cát, đất ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất
xám bạc màu, đất đen, đất đỏ vàng, đất bùn đỏ vàng, đất thung lũng và đất xói
mịn trơ sỏi đá. Quan trọng là đất phù sa thích hợp với sản xuất nơng nghiệp và
đất đỏ vàng thích hợp với cây trồng cơng nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược
liệu, chăn nuôi gia súc và bố trí các cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Đất rừng tự nhiên tập trung chủ yếu phía Tây huyện Hịa Vang, một số ít
ở quận Liên Chiểu, Sơn Trà. Đất rừng trồng có ở hầu hết các quận, huyện
trong thành phố nhưng tập trung chủ yếu vẫn là ở huyện Hòa Vang, quận Liên
Chiểu và Ngũ Hành Sơn. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 45%, phân bổ chủ yếu ở nơi
có độ dốc lớn, địa hình phức tạp.
Rừng của thành phố ngồi ý nghĩa kinh tế cịn có ý nghĩa phục vụ nghiên
cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch, nhất là khu
vực Sơn Trà, Hải Vân và Bà Nà - nơi hội tụ các thảm thực vật Bắc Nam.
Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 70 km, có vịnh nước sâu với các biển
Liên Chiểu, Tiên Sa, có vùng lãnh hải thềm lục địa với độ sâu 200m, tạo
thành vành đai nước nông rộng lớn thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp
biển và giao lưu với nước ngồi. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp như bãi Non
Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ơ với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú,
có giá trị lớn cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng.
* Về dân số và nguồn nhân lực
Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 tại thời điểm
1.4.2009, dân số trung bình của Đà Nẵng 887.070 người, 221.915 hộ, xếp thứ
59 trên cả nước về diện tích và xếp thứ 43 về dân số, tốc độ tăng dân số bình
quân tăng 2,6% mỗi năm.
9



Cũng do tăng dân số nhanh chóng, mật độ dân số thành phố đã tăng từ
535 người/km2 lên 906 người/km2 vào năm 2009. Dân số đô thị của Đà Nẵng
chiếm 86,9% tổng dân số so với kết quả tổng điều tra dân số năm 1999, trong
10 năm qua dân số Đà Nẵng tăng 1,3 lần; so với kết quả điều tra dân số năm
1979, dân số Đà Nẵng tăng gấp đơi trong vịng 30 năm [1, 74]. Tuy nhiên dân
số phân bố không đều giữa các quận, huyện; quận tập trung đông dân cư gồm
quận Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và đặc biệt là quận Thanh Khê có
mật độ dân số/km2 cao nhất thành phố. Các quận, huyện ngoại thành do điều
kiện địa hình, vị trí địa lý không thuận lợi nên dân cư khá thưa thớt, năm 2006
mật độ dân số hai quận, huyện ngoại thành chỉ đạt 150 người/km2, thấp hơn
rất nhiều so với các quận nội thành.
Lực lượng lao động xã hội năm 2006 của thành phố là 387,3 nghìn người
chiếm 48,8% dân số, trong đó số lao động có việc làm là 365,1 nghìn người
(chiếm 95,1% lực lượng lao động), tăng 112,4 nghìn người so với năm 2000
và 147,1 nghìn người so với năm 1997. Trình độ học vấn và trình độ kỹ thuật
nguồn nhân lực của thành phố Đà Nẵng tương đối cao so với trung bình
chung của cả nước. Theo số liệu năm 2006, tồn thành phố có hơn 62 nghìn
lao động có trình độ đại học, cao đẳng (chiếm 16%), lao động có trình độ
trung học đạt 8,5% và cơng nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng cao nhất với 21,2%
tổng số lao động.
Thành phố đã giải quyết tốt việc làm cho người dân với 24,2 vạn lao
động được giải quyết việc làm trong giai đoạn 1997 - 2007, đạt bình quân 2,2
vạn lao động/năm (vượt so với kế hoạch đề ra 1,8 - 2 vạn lao động). Theo đó,
tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn thành phố đã giảm từ 5,42% năm 1997 ước còn
4,8% vào năm 2007, và được đánh giá là ổn định, hợp lý đối với một đô thị
đang trên đà phát triển. Công tác giải quyết việc làm được phối hợp chặt chẽ
với đào tạo nghề, chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động. Tỷ lệ lao động
đã qua đào tạo tăng từ 21,6% năm 1997 lên 24,4% năm 2000 và 45,7% năm
2006, tăng hơn hai lần so với năm 1997. Tỷ lệ lao động có tay nghề, kỹ thuật
tăng tương ứng từ 13,3% lên 15,4% và 29,7%.

10


Với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội như vậy, Đà Nẵng có thuận lợi
nhất định để phát triển kinh tế nói chung và kinh tế dịch vụ nói riêng.
1. 1. 2. Kinh tế dịch vụ Đà Nẵng trƣớc năm 1997
Năm 1975 miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất. Nước ta
bước vào thời kỳ mới - thời kỳ cả nước cùng quá độ lên CNXH. Sau hơn 10
năm cả nước cùng quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam đã đạt được những
thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy
nhiên, nền kinh tế, các lĩnh vực xã hội lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu
sắc, trong khi đó, các thế lực đế quốc tăng cường bao vây cấm vận, thực hiện
âm mưu “diễn biến hịa bình” làm cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta
ngày càng thêm khó khăn.
Đứng trước tình thế cách mạng khó khăn, tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI (tháng 12-1986), Đảng ta chính thức khởi xướng cơng cuộc
đổi mới toàn diện đất nước, mà trọng tâm là đổi mới cơ chế quản lý kinh
tế: chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh
doanh xã hội chủ nghĩa với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Đồng
thời, Đại hội đã nêu ra phương hướng, mục tiêu chủ yếu để phát triển kinh
tế - xã hội trong 5 năm (1986-1990). Sau 5 năm thực hiện đường lối đổi
mới tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội đều đạt được những thành tựu to lớn.
Đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển kinh tế, đất nước ta đã thu được những
thành tựu bước đầu hết sức quan trọng, góp phần từng bước đưa nước ta
thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng; ổn định được thị trường
trong nước, từng bước hướng tới xuất khẩu. Tổng kết kinh nghiệm lịch sử
cách mạng 60 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng (1930 - 1990), trên tinh thần
đổi mới của Đại hội VI, trong hoàn cảnh mới, Đại hội lần thứ VII (6-1991)
của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội

đến năm 2000.
Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, quán triệt quan điểm,
chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường mà Đại hội VI, VII của Đảng đề
11


ra, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng, nền kinh tế trên địa
bàn Đà Nẵng trước khi tái lập đã có những bước chuyển biến rõ rệt, bước đầu
đạt được những kết quả khả quan trong tất cả các ngành kinh tế, trong đó có
ngành kinh tế dịch vụ.
Tổng sản phẩm xã hội trong thành phố (GDP) thời kỳ từ năm 1991 đến
1995, tăng bình quân hàng năm là 7,5% và vào 2 năm 1994, 1995 lần lượt đạt
9,8% và 11%, cao hơn mức tăng bình qn của cả nước. Cơ cấu kinh tế có sự
chuyển dịch theo hướng hợp lý, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ
trọng nông - lâm - ngư nghiệp [7, 15]. Các ngành dịch vụ có bước phát triển
mới, dần dần khẳng định được vị trí của mình trong quá trình chuyển đổi cơ
cấu kinh tế với mức tăng bình quân hàng năm 11,1%/năm và đưa tỷ trọng
GDP từ 35,2% năm 1990 lên 42,1% năm 1995. Các ngành dịch vụ đã đóng
góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế thành phố.
Dịch vụ thương mại.
Kinh tế thương mại với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đạt được
những kết quả bước đầu trong lĩnh vực lưu thơng hàng hóa và dịch vụ. Thương
nghiệp xã hội phát triển mạnh, thị trường sơi động, hàng hóa đa dạng, phong
phú, lưu thông thuận lợi, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của nhân dân. Tỷ trọng
giá trị tăng thêm của ngành thương mại trong GDP là 16,34% năm 1990, năm
1995 là 16,91%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội năm 1990 là 338,1 tỷ đồng
đến năm 1995 là 1.872,6 tỷ đồng, tốc độ tăng mức bán lẻ giai đoạn 1990-1995
là 40,82% [2, 7].
Thực hiện chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, hướng
vào xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế, hoạt động kinh tế trên địa bàn Đà

Nẵng đã bước đầu hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên, vào đầu những năm 90,
do ảnh hưởng của tình hình chính trị ở Liên Xơ và Đơng Âu, hoạt động xuất
khẩu của thành phố gặp nhiều khó khăn. Bước vào những năm 1990-1995,
hoạt động xuất khẩu đã tìm được thị trường mới với các hoạt động dịch vụ
thu ngoại tệ như xuất khẩu hàng may mặc, giày dép, thủy sản…Do vậy, kim
ngạch xuất khẩu bước đầu có sự phát triển. Năm 1990 đạt 54.492 USD đến
12


năm 1995 đạt 109.502 USD. Hoạt động xuất khẩu lao động bước đầu phát
triển với số lao động ra nước ngoài làm việc được tăng lên qua từng năm.
Dịch vụ du lịch.
Là địa bàn có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch nên trước khi
tái lập thành phố, hoạt động du lịch trên địa bàn Đà Nẵng đã bước đầu có sự
phát triển. Kinh doanh du lịch đã tập trung vào khai thác các loại hình du lịch
như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái. Chất lượng dịch vụ tại khu, điểm
du lịch, vui chơi giải trí bước đầu đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.
Doanh thu từ du lịch cũng như tổng số lượt khách đến du lịch đều tăng lên
qua từng năm. Trên địa bàn thành phố đã hình thành 4 khu du lịch tập trung
như: Nam Thọ - Sơn Trà; Khu Mỹ Khê; Khu Bắc Mỹ An và khu Non Nước Ngũ Hành Sơn.
Dịch vụ bưu chính - viễn thơng.
Nhằm tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế, các lĩnh vực văn hóa - xã
hội, Đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng đã chỉ đạo đẩy mạnh phát triển các
ngành kinh tế dịch vụ, trong đó tập trung ngành dịch vụ bưu chính - viễn
thơng. Do đó, trước khi được tái lập, hoạt động bưu chính - viễn thơng có
bước phát triển khá, bước đầu đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân
dân.
Dịch vụ tín dụng, ngân hàng.
Hoạt động tín dụng ngân hàng có những chuyển biến tích cực về củng
cố, xây dựng, tổ chức, chấn chỉnh nghiệp vụ, triển khai nhanh nguồn vốn và

mở rộng đối tượng, thành phần cho vay, khai thác tốt hơn các nguồn thu, tăng
chi cho đầu tư phát triển. Nhiều quận, huyện đã khai thác được các nguồn lực
đưa vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Công tác huy động vốn, mở rộng hoạt động dịch vụ kiều hối, thu tiền gửi
ngoại tệ, tập trung cho vay các cơ sở kinh tế kinh doanh của ngân hàng được
thực hiện có hiệu quả. Nguồn vốn cho vay đối với khu vực kinh tế ngồi quốc
doanh, hộ gia đình, với người nghèo từng bước được vươn lên.
Những tồn tại, hạn chế.
13


Bên cạnh những kết quả đạt được trong xây dựng và phát triển kinh tế,
các ngành kinh tế nói chung cũng như các ngành kinh tế dịch vụ nói riêng của
Đà Nẵng trước khi tái lập (năm 1997) cịn có nhiều tồn tại, hạn chế.
Trước năm 1997, về cơ bản kinh tế Đà Nẵng vẫn chủ yếu là sản xuất
nông - ngư nghiệp, thu nhập thấp, đời sống nhân dân nơng thơn cịn nghèo.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cịn chậm so với yêu cầu phát triển để đẩy lùi nguy
cơ tụt hậu và chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của thành phố. Các
yếu tố lợi thế chưa được khai thác có hiệu quả, các khó khăn do tình trạng lạc
hậu của một nền sản xuất nhỏ đang là lực kìm hãm tiến trình đẩy nhanh tốc độ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; cơ cấu kinh tế tuy có bước chuyển dịch đúng
hướng nhưng cịn chậm và chưa thực sự vững chắc. Hoạt động của các ngành
dịch vụ còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời
sống Hoạt động kinh doanh thương mại cịn nhỏ bé chủ yếu là trao đổi hàng
hóa trong nước, xuất khẩu nhỏ giọt.
Kinh doanh du lịch còn nặng về khai thác tự nhiên, chưa tạo được ấn
tượng hấp dẫn khách du lịch; sản phẩm du lịch chưa có nét đặc trưng và mang
bản sắc riêng, dịch vụ du lịch còn nghèo nàn. Các khu vui chơi giải trí cịn
thiếu; hệ thống khách sạn, nhà hàng xuống cấp; đội ngũ cán bộ làm công tác
du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu, nên chưa thu hút được khách du lịch.

Nhận thức của một số cấp, ngành về hoạt động kinh doanh du lịch chưa đầy
đủ, chưa coi du kịch là ngành kinh tế quan trọng.
Dịch vụ bưu chính - viễn thông tuy bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân. Mạng lưới thông tin trên địa
bàn một số quận, huyện chưa được hoàn chỉnh, một số xã chưa có cáp điện
thoại kéo đến. Tỷ lệ máy điện thoại trên 100 dân cịn thấp. Bên cạnh đó, mạng
lưới phát hành báo chí phát triển chậm, tính hiện đại trong dịch vụ chưa cao.
Trong hoạt động tín dụng - ngân hàng, nguồn vốn hạn hẹp, quy mô ngân
hàng nhỏ bé. Công tác huy động vốn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt thấp. Các quỹ tín dụng

14


nhân dân hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chất lượng tín dụng thấp, một số
quỹ tín dụng làm ăn thua lỗ dẫn đến giải thể.
Những tồn tại, hạn chế nêu trên là những thách thức không nhỏ được đặt
ra buộc Đảng bộ và nhân dân Đà Nẵng phải có những chủ trương, quyết sách
đúng đắn để đưa kinh tế dịch vụ của thành phố phát triển tương xứng với tiềm
năng vốn có. Là một thành phố có nhiều thuận lợi về mặt địa lý, nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm của khu vực miền Trung với hệ thống giao thông khá
phát triển sẽ là những điều kiện quan trọng để Đà Nẵng xây dựng và phát
triển các ngành kinh tế dịch vụ. Với đường lối, chủ trương và những biện
pháp phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng bộ sau khi tái lập, kinh tế Đà Nẵng
đã căn bản khắc phục được những hạn chế, yếu kém nêu trên, kinh tế dịch vụ
từng bước đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần đưa Đà Nẵng vươn
lên trở thành một trong những thành phố có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất
cả nước.
1. 2. MỞ RỘNG MẠNG LƢỚI DỊCH VỤ GÓP PHẦN THÚC ĐẨY
SẢN XUẤT VÀ ĐẢM BẢO NHU CẦU ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN

Đầu năm 1997, Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ
Chính trị (khóa VIII) đã ra quyết định thành lập Đảng bộ và chỉ định Ban Chấp
hành lâm thời Đảng bộ thành phố Đà Nẵng. Để kịp thời chỉ đạo phát triển kinh
tế - xã hội trong điều kiện và hoàn cảnh mới, Đảng bộ Đà Nẵng đã nhanh
chóng đưa ra các nhiệm vụ, phương hướng và mục tiêu, giải pháp phát triển
kinh tế.
Trong giai đoạn 1997 - 2000, Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII đã đề ra
nhiệm vụ, phương hướng phát triển kinh tế:
Phát triển Đà Nẵng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
gắn với sự phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung, với sự phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước; chú trọng lực lượng sản xuất đi đôi với
kỷ cương, tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển văn hóa, tiến bộ
và cơng bằng xã hội, đơ thị hóa gắn với mơi trường sinh thái, môi
trường nhân văn. Đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa, chọn các
15


ngành sản xuất chế biến xuất khẩu là chính; lấy hiệu quả kinh tế - xã
hội làm mục tiêu chủ yếu trong việc lựa chọn cơ cấu kinh tế và lĩnh
vực ưu tiên đầu tư, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo có tích lũy,
tăng trưởng nhanh, bền vững, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập. [8,
44-45].
Nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn này là:
Tập trung mọi nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, trước
mắt ưu tiên công tác quy hoạch; đầu tư cải tạo nâng cấp và xây dựng
mới kết cấu hạ tầng và chỉnh trang đô thị; chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp (gồm cả lâm, ngư nghiệp); mở rộng lưu thơng
hàng hóa và dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng kinh tế đối
ngoại; khai thác các tiềm năng và lợi thế về du lịch. [8, 46-47].

Các mục tiêu và chỉ tiêu được xác định là: tốc độ tăng GDP bình quân
hàng năm: 15 - 16%, đến cuối năm 2000 đạt mức GDP bình quân đầu người
khoảng 700 USD, giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng bình qn hàng năm 18 20%/năm, giá trị dịch vụ tăng 16 - 17%/năm; trong đó kim ngạch xuất khẩu
tăng bình qn 27 - 28%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công
nghiệp- dịch vụ - nông nghiệp theo tỷ trọng tương ứng là 36,6% - 56,7% 6,7%.
Với những nhiệm vụ và phương hướng cụ thể đó, đến năm 2000 các chỉ
tiêu đặt ra cho giai đoạn 1997 - 2000 đều đạt và vượt. GDP bình quân hàng
năm tăng 10,19% (bằng 1,47 lần so với mức bình quân chung cả nước); giá trị
sản xuất công nghiệp tăng 18,96%; dịch vụ tăng 6,95%, nông - lâm - thủy sản
tăng 3,83%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng tỷ
trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng nông
nghiệp, phù hợp với xu thế chung của cả nước và của các đô thị lớn. Tỷ trọng
công nghiệp trong GDP từ 35,31% năm 1997 đã tăng lên 40,75% năm 2000;
tỷ trọng dịch vụ đạt 51,7%; nơng - lâm - thủy sản từ 9,7% xuống cịn 7,6%.
Kinh tế đối ngoại tiếp tục phát triển. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân
16


hàng năm 17,7%. Thế mạnh về dịch vụ đã có thêm những điều kiện và triển
vọng phát triển mới.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực kinh tế, trong đó có lĩnh vực kinh tế dịch vụ
cịn thiếu những giải pháp mang tính đột phá nhằm phát huy mạnh mẽ tiềm
năng và lợi thế của thành phố. Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chậm, chưa ổn
định; nhiều chỉ tiêu chưa đạt mức Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần
thứ XVII đề ra. GDP bình quân đầu người năm 2000 mới chỉ đạt 488 USD,
còn thấp so với nhiều thành phố lớn trong cả nước. Các lĩnh vực sản xuất,
dịch vụ phát triển chậm. Một số ngành dịch vụ chỉ ở mức sơ khai như dịch vụ
tài chính tiền tệ, dịch vụ khoa học công nghệ.
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ IX (2001), với quyết tâm
khắc phục những hạn chế, yếu kém, phát huy những thuận lợi, kết quả đạt

được Đại hội Đảng bộ của thành phố lần thứ XVIII đã đề ra những phương
hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế thành phố trong giai đoạn mới giai đoạn 2001-2005. Cơ cấu kinh tế thành phố được xác định là:
Phát triển mạnh các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp.
Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ
trọng ngành công nghiệp; giảm tương đối tỷ trọng ngành nông
nghiệp. Đến năm 2005, trong cơ cấu kinh tế của thành phố theo GDP,
công nghiệp chiếm tỷ trọng 45,7%, dịch vụ chiếm tỷ trọng 49,3% và
nông nghiệp chiếm tỷ trọng 0.5%. [9, 42-43].
Các chỉ tiêu kinh tế của giai đoạn này cũng được đề ra: tốc độ tăng GDP
hàng năm: 13-14%. GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 1.000 USD. Giá
trị sản xuất cơng nghiệp tăng bình qn hàng năm từ 19-20%, giá trị dịch vụ
tăng bình quân hàng năm 12-13%; giá trị sản xuất nơng nghiệp tăng bình qn
hàng năm: 5-6%. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 20%.
Trên cơ sở phương hướng chung và mục tiêu trong phát triển kinh tế, Đại
hội Đảng bộ Đà Nẵng lần thứ XVII, XVIII đã đề ra những chủ trương, giải
pháp nhằm phát triển các ngành kinh tế dịch vụ cơ bản trên địa bàn thành phố:
thương mại, du lịch, bưu chính - viễn thơng, tín dụng ngân hàng.
17


1. 2. 1. Về phát triển ngành thương mại
Trong nền kinh tế, ngành thương mại chiếm một vị trí quan trọng. Nếu
ngành thương mại hoạt động tốt sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân cơng lao động xã hội, góp phần ổn định giá
cả, tăng tích lũy cho ngân sách, cải thiện đời sống nhân dân. Nhận thức rõ điều
đó, ngay sau khi tái lập thành phố, Đảng bộ Đà Nẵng đã đẩy mạnh chủ trương
đẩy mạnh hoạt động thương mại. Hướng trọng tâm trong hoạt động thương mại
được Thành ủy xác định là phát triển thương mại theo hướng đẩy mạnh khai
thác nguồn hàng, mở rộng giao lưu thị trường, đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập
khẩu, chú trọng bán buôn và mở rộng mạng lưới bán lẻ. Tiếp tục đẩy mạnh tổ

chức và phương thức hoạt động thương mại, tập trung củng cố các doanh
nghiệp thương mại quốc doanh, có phương án chuyển đổi mơ hình hợp tác xã
mua bán theo luật hợp tác xã. Thành ủy chỉ đạo ngành thương mại xây dựng
trung tâm triển lãm, hội chợ quốc tế và một số trung tâm thương mại.
Sau ba năm tái lập (1997 - 2000), trong điều kiện cịn nhiều khó khăn
nhưng hoạt động thương mại trên địa bàn bước đầu đã đạt được những kết
quả quan trọng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội cả năm 1997 đạt
2.664,7 tỷ đồng, tăng 2,6% so với năm 1995, năm 2000 đạt 4.078,0 tỷ đồng
tăng 14,44% so với năm 1999, đạt 144,4% kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu
năm 1997 đạt 154.634.000 USD, đến năm 2000 đạt 235.326.000 USD [38, 2],
tăng 1,5 lần so với năm 1997. Công tác quản lý thị trường đã thực hiện tốt
chức năng quản lý nhà nước, tham gia tích cực đấu tranh chống bn lậu
trong tình hình mới và tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường làm cho trật tự
thị trường được củng cố và lành mạnh hơn, hàng hóa lưu thơng thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, hoạt động thương mại của Đà Nẵng trong thời gian này cịn
kém sơi động, nhu cầu mua, bán của nhân dân ở khu vực nông thôn, miền núi
chưa được đáp ứng tốt. Nguyên nhân của thực trạng trên là do thương nghiệp
quốc doanh trên địa bàn hoạt động kém hiệu quả, chưa thu hút được tất cả các
thành phần kinh tế vào kinh doanh hoạt động thương mại, mạng lưới chợ ở
các khu vực nông thôn, miền núi cịn ít. Từ đó, Ban Thường vụ Thành ủy chỉ
18


đạo ngành thương mại, một mặt tập trung củng cố nâng cao hiệu quả các
doanh nghiệp nhà nước, đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao khả năng cạnh
tranh và hội nhập; mặt khác khai thác thực hiện tốt mọi nguồn lực, tổ chức
thực hiện phân cấp, phân công quản lý các doanh nghiệp ngồi quốc doanh,
khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh phấn khởi mở rộng đầu tư ở những mặt hàng thiết yếu. Ngoài ra,
ngành thương mại cần chú trọng xây dựng thêm chợ ở khu vực nông thôn,

miền núi để thu mua nông sản và bán vật tư nông nghiệp, hàng tiêu dùng cho
nơng dân. Do đó, bước vào giai đoạn 2001-2005 hoạt động thương mại có
bước tiến đáng kể. Trên địa bàn thành phố đã đảm bảo được lưu thơng hàng
hóa thơng suốt, tạo được mối giao lưu kinh tế giữa các vùng, đáp ứng được
nhu cầu của nhân dân nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân được đáp ứng
tốt hơn. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ bán ra trong năm 2001 đạt 4.695,2
tỷ đồng, tăng 78,23% so với năm 1997 và tăng 15,1% so với năm 2000.
Thương nghiệp quốc doanh đã thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong kinh doanh,
điều tiết được hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên, hoạt động ngoại thương chưa thực sự phát triển tương xứng
với tiềm năng của thành phố, giá trị xuất nhập khẩu trên địa bàn cịn thấp. Vì
vậy, bước vào những năm cuối thực hiện kế hoạch (1997 - 2005), nhằm đẩy
mạnh hoạt động kinh doanh thương mại, thành phố tập trung chỉ đạo tăng
cường công tác xuất khẩu.
Trong hoạt động thương mại, hoạt động xuất khẩu đóng vai trò hết sức
quan trọng. Nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thành phố chỉ đạo các cấp,
các ngành phải tạo mọi điều kiện khuyến khích thương nghiệp quốc doanh
vươn lên làm xuất khẩu; tập trung tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ lực như:
giày da, dệt may, thủy sản…; đồng thời chú trọng xây dựng các xí nghiệp liên
doanh với bên ngoài làm hàng xuất khẩu. Hướng đột phá được xác định trong
công tác xuất khẩu là chú trọng xây dựng nguồn hàng xuất khẩu có khối lượng,
giá trị cao, có sức cạnh tranh đồng thời phù hợp với cơ cấu và hướng bố trí sản
xuất. Mở rộng các hình thức xuất khẩu như xuất trực tiếp, ủy thác, quá cảnh,
19


tạm nhập tái xuất…Củng cố, ổn định các thị trường truyền thống, mở rộng thị
trường mới. Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu cần được ưu tiên đầu tư
chiều sâu và tăng cường năng lực công nghệ mới như các nhà máy đông lạnh,
chế biến thủy hải sản, súc sản, may mặc, giày dép, thảm len, mây tre, chế biến

đồ gỗ cao cấp. Các giải pháp được quán triệt chỉ đạo là: khuyến khích các
thành phần kinh tế làm hàng xuất khẩu và tham gia xuất khẩu trực tiếp; hỗ trợ
các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân tìm và tạo thị trường xuất
khẩu để xuất khẩu các mặt hàng chủ lực. Bên cạnh đó, thành phố tạo mơi
trường thuận lợi về thủ tục hành chính cho các hoạt động liên doanh sản xuất,
gia công hàng xuất khẩu trên địa bàn. Công tác hải quan tạo điều kiện thuận
lợi, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn.
Những biện pháp trên được triển khai thực hiện đồng bộ, kết quả là đến
năm 2002, các hình thức kinh doanh và dịch vụ thương mại của thành phố
được mở rộng và phát triển, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ cũng tăng
nhanh, nhất là hoạt động xuất khẩu. Tổng mức bán lẻ hàng hóa trong năm ước
đạt 5.416,1 tỷ đồng tăng 15,35% so với năm 2001. Tình hình thị trường sơi
động, hàng hóa trên thị trường đa dạng, phong phú, lưu thơng thuận lợi, nhiều
hình thức kinh doanh (đại lý, ủy thác, mua bán tại nhà, qua bưu điện) được
mở rộng, đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân thành phố. Giá cả các mặt hàng
thiết yếu như lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng tương đối ổn định. Chỉ
số giá bán hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng bình quân tháng trong năm tăng
2,3% so với cùng kỳ năm 2001.
Hoạt động xuất nhập khẩu có bước đột phá. Kim ngạch xuất khẩu trên
địa bàn thành phố ước đạt 282 triệu USD, bằng 84,9% kế hoạch năm, tăng 5,8
so với năm 2001, trong đó doanh nghiệp địa phương ước đạt 93,7 triệu USD,
bằng 87,1% kế hoạch và tăng 2,6% so với năm 2001.
Một thực tế đặt ra với hoạt động kinh doanh thương mại của Đà Nẵng sau
những năm đầu tái lập thành phố là: do nguồn hàng trao đổi trên thị trường
cũng như nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu do các doanh nghiệp trong nước sản
xuất với những mặt hàng truyền thống nên hàng hóa phục vụ thiếu sự đa dạng,
20


phong phú, không thúc đẩy được hoạt động kinh doanh thương mại phát triển

mạnh mẽ. Hơn nữa, với vị trí thuận lợi, Đà Nẵng có lợi thế rất lớn để thu hút
các doanh nghiệp từ bên ngoài vào đầu tư. Trên những cơ sở đó, để kích thích
kinh doanh thương mại trên địa bàn, tạo ra nguồn hàng xuất khẩu phong phú,
Đảng bộ chủ trương tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, giải phóng
mặt bằng, lao động,… cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư ngồi vào đầu tư
sản xuất. Do vậy, đến năm 2004, hàng hóa của khu vực doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi phát triển mạnh, chiếm lĩnh được thị trường, dần thay thế
hàng nhập khẩu. Kinh doanh thương mại có nhiều chuyển biến khá. Thị trường
trong nước đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất kinh doanh và phục vụ
đời sống nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội ước
đạt 6.881 tỷ đồng, tăng 17,12% so với năm 2003, bằng 104,6% kế hoạch, trong
đó bán lẻ khu vực kinh tế nhà nước đạt 2.166 tỷ đồng, tăng 14,14% so với năm
2003 [44, 2]. Nhìn chung hoạt động thương mại dịch vụ tiếp tục sơi động và
đang phát triển, hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng ngày càng được cải
thiện, cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh ngày càng được đầu tư, nâng cấp, tạo
điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa. Mạng lưới kinh doanh được mở
rộng với nhiều phương thức kinh doanh như đại lý, ủy thác, trả góp, trả chậm,
từng bước thiết lập được mối quan hệ mật thiết với sản xuất, đảm bảo chức
năng cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
Bước vào thực hiện kế hoạch năm 2005, tuy phải đối mặt với những khó
khăn, thách thức mới như: dịch cúm gia cầm, hạn hán, sự biến động của nền
kinh tế thế giới, đặc biệt là biến động tăng giá nguyên vật liệu. Song UBND
thành phố đã kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo xử lý, tháo gỡ những khó khăn, vướng
mắc nhằm hạn chế những tác động xấu, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh
doanh phát triển. Với những cố gắng, nỗ lực thi đua phấn đấu, tiếp tục phát
huy những thành tích đạt được, khắc phục những khó khăn tồn tại ngành
thương mại đã hồn thành tốt chỉ tiêu năm 2005, góp phần hồn thành nhiệm
vụ kế hoạch 5 năm (2001 - 2005). Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
đạt 500 triệu USD, bằng 103,3% kế hoạch, tăng 19% so với năm 2004, trong
21



×