Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo ngành kinh tế thủy sản tu nam 1996 den nam 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.33 KB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LƯU THỊ THU

ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO NGÀNH
KINH TẾ THỦY SẢN TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử

Hà Nội, 2013


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 8
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................. 9
6. Đóng góp mới của đề tài ........................................................................... 9
7. Bố cục của luận văn ................................................................................ 10
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH KINH TẾ
THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NINH.......................................................... 11
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngành thủy sản ............................. 11
1.1.1. Các khái niệm cơ bản về thủy sản .............................................. 11
1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của ngành thủy sản .................................. 13
1.1.3. Vai trò của ngành thủy sản ......................................................... 17
1.2. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo ngành kinh tế thủy sản trước
năm 1996.................................................................................................. 21
1.2.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh .... 21


1.2.2. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo ngành kinh tế thủy sản trước
năm 1996 .............................................................................................. 30
Chương 2: QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG
NINH ĐỐI VỚI NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN TỪ NĂM 1996 ĐẾN
NĂM 2010 .................................................................................................. 34
2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển ngành
kinh tế thủy sản từ năm 1996 đến năm 2010 ....................................... 34
2.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển
ngành kinh tế thủy sản .......................................................................... 34

1


2.1.2. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh vận dụng đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước để phát triển ngành kinh tế thủy sản ở địa phương
từ năm 1996 đến năm 2010 .................................................................. 44
2.2. Quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo thực hiện phát triển
ngành kinh tế thủy sản từ năm 1996 đến năm 2010 ........................... 53
2.2.1. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo thực hiện phát triển ngành
kinh tế thủy sản từ năm 1996 đến năm 2001 ....................................... 53
2.2.2. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo thực hiện chủ trương phát
triển ngành kinh tế thủy sản từ năm 2001 đến năm 2005 .................... 61
2.2.3. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo thực hiện phát triển ngành
kinh tế thủy sản từ năm 2006 đến năm 2010 ....................................... 72
Chương 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM .................................................................................................... 87
3.1. Nhận xét chung ............................................................................... 87
3.1.1. Kết quả và nguyên nhân ............................................................. 87
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân ........................................................... 91
3.2. Một số bài học kinh nghiệm ........................................................... 94

KẾT LUẬN ................................................................................................ 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................... 101
PHỤ LỤC ................................................................................................. 106

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thủy sản là một ngành kinh tế nằm trong cơ cấu kinh tế nông – lâm
– ngư nghiệp của nước ta. Các sản phẩm thủy sản rất đa dạng và phong
phú. Mặt hàng thủy sản chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu nước
ta. Từ chỗ không có tên trên bản đồ xuất khẩu thủy sản thế giới, ngành thủy
sản Việt Nam đã liên tiếp có những bước phát triển vượt bậc, vươn lên vị
trí thứ 7 trong topten các nước có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất,
với 4,9 tỷ USD đạt được trong năm 2010. Ngành thủy sản không chỉ góp
phần đáng kể vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động mà
còn có một vai trò quan trọng đối với quốc phòng và an ninh. Các phương
tiện tàu thuyền với hàng ngàn lao động ngày đêm bám biển sản xuất, góp
phần cùng lực lượng vũ trang bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh vùng
biển và hải đảo của nước ta.
Vị trí của ngành thủy sản đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII của Đảng xác định:
Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế
biến…Khai thác tổng hợp kinh tế biển, nuôi trồng đánh bắt và
chế biến thủy sản, nhất là các loại có khả năng xuất khẩu, gắn
liền với chiến lược khai thác và bảo vệ vùng biển của đất nước
[23, tr. 63].
Phát triển kinh tế thủy sản là thiết thực thực hiện ba chương trình
kinh tế lớn của Đảng: lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất

khẩu.
Quảng Ninh là một tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc nước ta, là một
trong những địa phương được thiên nhiên ưu đãi về tiềm năng phát triển
kinh tế thuỷ sản. Nếu than đá được coi là huyết mạch của nền kinh tế tỉnh

3


Quảng Ninh thì việc khai thác, phát triển nguồn lợi thủy sản tựa như khí
trời, tiếp thêm nguồn sinh lực mới cho vùng kinh tế Quảng Ninh đang khởi
sắc. Cùng với ngành công nghiệp khai mỏ, du lịch, ngành thuỷ sản Quảng
Ninh đang phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Với chiều
dài bờ biển trên 250 km, diện tích vùng nội thủy rộng trên 6.000 km², có
nhiều đảo lớn như Vĩnh Thực, Vĩnh Trung, Cái Chiên, Cái Bầu. Có vịnh
Bái Tử Long, vịnh Hạ Long - là di sản thiên nhiên thế giới. Vùng biển
Quảng Ninh có các yếu tố môi trường đặc trưng là biển lặng, ít bị ảnh
hưởng của gió bão, môi trường sạch, nước có độ muối cao, ổn định, độ
trong lớn, nhiệt độ không xuống thấp rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát
triển của hầu hết các sinh vật biển. Chính vì lý do trên mà Đảng bộ và
chính quyền tỉnh Quảng Ninh chú ý phát triển kinh tế biển đảo, quan tâm
chỉ đạo nhằm phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi môi
trường biển.
Trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã
đưa ra nhiều chủ trương, chính sách để phát triển kinh tế thủy sản trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên, những chính sách đó vẫn chưa
đáp ứng yêu cầu phát triển chung của tỉnh, chưa tương xứng với tiềm năng,
thế mạnh và chưa làm thay đổi cục diện kinh tế - xã hội của tỉnh. Tình hình
này đang trực tiếp đặt ra cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân
tỉnh Quảng Ninh nhiệm vụ phải giải quyết.
Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đối với việc

xây dựng và phát triển ngành kinh tế thủy sản từ năm 1996 – 2010 là một
trong những nội dung quan trọng. Nó góp phần làm sáng tỏ sự lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh trên lĩnh vực kinh tế, làm sáng tỏ những biến đổi của ngành
kinh tế thủy sản trong quá trình thực hiện đưa đường lối, chính sách của
Đảng vào cuộc sống, cũng như những tác động của quá trình công nghiệp

4


hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Đảng đối với địa phương.
Nghiên cứu hoạt động của ngành kinh tế thủy sản ở Quảng Ninh nhằm góp
thêm những căn cứ thực tiễn giúp Đảng và chính quyền tỉnh có thêm cơ sở
để hoạch định chính sách phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn hiện
nay. Những kinh nghiệm về phát triển kinh tế thủy sản ở Quảng Ninh
không chỉ là những điều bổ ích trong xây dựng và phát triển kinh tế của
tỉnh, mà còn đối với các địa phương khác trong cả nước có thể tham khảo.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh
lãnh đạo ngành kinh tế thủy sản từ năm 1996 đến năm 2010” làm luận
văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về vấn đề kinh tế thủy sản Việt Nam nói chung và
Quảng Ninh nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu khoa học dưới các cấp độ khác nhau.
2.1. Các tác phẩm và luận văn khoa học
Tác phẩm “Đổi mới và phát triển vùng kinh tế ven biển” của Lê Cao
Đoàn (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999) nghiên cứu những đặc điểm
tự nhiên, tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội vùng đất bồi tụ nước ven biển
Thái Bình và trình bày kinh nghiệm các cuộc khai hoang trong lịch sử.
Tác phẩm “Tìm hiểu luật quốc tế về đánh cá trên biển” của Trường
Giang (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999), giải thích rõ các quy định

mà luật quốc tế nêu ra về việc đánh bắt cá trên biển, vùng lãnh hải, vùng
tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia.
“Luật thủy sản” của Quốc hội ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003,
quy định về nguyên tắc hoạt động thủy sản; về bảo vệ và phát triển nguồn
lợi thủy sản cũng như quyền và nghĩa vụ các tổ chức và cá nhân trong các

5


lĩnh vực hoạt động thủy sản bao gồm: khai thác, nuôi trồng và dịch vụ hậu
cần thủy sản.
Tác phẩm: “Biển Việt Nam: Tiềm năng, cơ hội và thách thức” của
Nguyễn Văn Đễ, Lê Doãn Tiên, Lê Quang Long (Nxb. Lao động xã hội,
Hà Nội, 2008) nêu lên những định hướng kinh tế biển nước ta khá cụ thể,
trong đó có kinh tế thủy sản và các địa phương có biển.
Tác phẩm “Phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt
Nam” của Đào Duy Quát, Phạm Văn Linh ( Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2008) giới thiệu vị trí, vai trò và tiềm năng của biển Việt Nam; sự phát
triển của các ngành như dầu khí, hàng hải, đóng tàu, khai thác thủy sản, vấn
đề bảo vệ và phát triển tài nguyên môi trường biển.
Luận văn thạc sĩ: “Thủy sản An Giang hiện trạng phát triển, định
hướng và giải pháp” của Ngô Thị Kiều Huệ, học viên cao học 2004 – 2007
Khoa Địa lý học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Luận
văn trình bày đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng, từ đó, đưa ra
các giải pháp cụ thể nhằm phát triển kinh tế thủy sản của tỉnh An Giang
Luận văn Thạc sĩ: “Chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về
phát triển kinh tế biển từ năm 1986 đến năm 2007” của Nguyễn Thị Kim
Dung, học viên cao học 2006 – 2009, Khoa Lịch sử, Trường Đại học khoa
học xã hội và nhân văn. Luận văn trình bày tổng hợp các chủ trương chính
sách của Đảng trong các giai đoạn phát triển của kinh tế biển nước ta từ

năm 1986 đến năm 2009.
2.2. Kỷ yếu hội thảo
Kỷ yếu hội thảo “Tầm nhìn kinh tế biển và phát triển thủy sản Việt
Nam” do Viện Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì được tổ chức vào tháng
12 năm 2007 đề cập đến các ngành kinh tế biển nước ta trong giai đoạn
1986 – 2007, chiến lược phát triển ngành thủy sản của Việt Nam.

6


Kỷ yếu hội thảo “Thương cảng Vân Đồn: Lịch sử, tiềm năng kinh tế
và các mối giao lưu văn hóa” tổ chức tại Quảng Ninh tháng 7 năm 2008,
nêu rõ vai trò của thương cảng Vân Đồn trong lịch sử; nhận thức của Đảng
ta về biển đảo Việt Nam.
Ngoài ra, nghiên cứu về vấn đề kinh tế thủy sản còn có các bài viết
đăng trên các tạp chí như: Tạp chí Thủy sản, Tạp chí Biển Việt Nam, Tạp
chí Nghiên cứu kinh tế, Tạp chí Cộng sản, v.v..
Nhìn chung, cho đến nay đã có một số công trình đề cập đến ngành
kinh tế thủy sản của Việt Nam nói chung và của Quảng Ninh nói riêng. Các
công trình này tạo điều kiện cho đề tài luận văn kế thừa về mặt nội dung và
phương pháp. Nhưng cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên
biệt về Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo ngành kinh tế thủy sản từ năm
1996 đến năm 2010. Có chăng, những kết quả nghiên cứu còn tản mản, chưa
thành hệ thống, trong đó chủ yếu là các báo cáo hàng năm của tỉnh. Chính vì
thế, việc nghiên cứu làm rõ chủ trương và quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Quảng Ninh đối với ngành kinh tế thủy sản từ năm 1996 đến năm 2010, qua
đó chỉ rõ những kết quả, hạn chế và nguyên nhân cũng như kinh nghiệm nhằm
góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành kinh tế thủy sản của tỉnh Quảng Ninh
trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, từ đó luận văn đi sâu phân
tích và chứng minh rõ chủ trương và quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ
tỉnh Quảng Ninh đối với phát triển ngành kinh tế thủy sản từ năm 1996 đến
năm 2010. Qua đó, luận văn nêu những kết quả đạt được và rút ra một số bài

7


học kinh nghiệm về sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh trong quá trình
đẩy mạnh phát triển ngành kinh tế thủy sản trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ
Nghiên cứu vấn đề “Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo kinh tế thủy
sản từ năm 1996 đến năm 2010”, đề tài hướng đến giải quyết những nhiệm
vụ sau đây:
- Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế
ngành thủy sản của tỉnh Quảng Ninh.
- Thứ hai, làm rõ chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát
triển ngành kinh tế thủy sản từ năm 1996 đến năm 2010.
- Thứ ba, làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo thực hiện
chủ trương phát triển ngành kinh tế thủy sản từ năm 1996 đến năm 2010.
- Thứ tư, khái quát những thành tựu, hạn chế cùng những bài học
kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển
ngành kinh tế thủy sản.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Là những chủ trương, quan điểm của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh
trong lãnh đạo phát triển ngành kinh tế thủy sản và quá trình lãnh đạo, chỉ
đạo thực hiện của các cấp, các ngành về phát triển ngành kinh tế thủy sản ở
tỉnh Quảng Ninh từ năm 1996 đến năm 2010.

4.2. Phạm vi
Luận văn tìm hiểu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đối với
ngành kinh tế thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Thời gian nghiên cứu được giới hạn từ năm 1996 đến năm 2010.
Trong quá trình phân tích có sự so sánh với địa phương khác có điều kiện
tương tự.

8


5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Luận văn đã khai thác một số nguồn tài liệu khác nhau. Cụ thể: các
văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế
thủy sản; cũng như Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng bộ và chính quyền tỉnh
Quảng Ninh có liên quan kinh tế thủy sản; các tài liệu của Sở Thủy sản
Quảng Ninh; các báo cáo tổng kết chương trình kế hoạch của các cấp chính
quyền, ban, ngành liên quan đến kinh tế thủy sản; các công trình có liên
quan đến đề tài: sách, đề tài luận văn, kỷ yếu hội thảo khoa học đã công
bố...; tài liệu thực địa của địa phương.
Ngoài ra, nguồn tài liệu tranh ảnh, thống kê, bản đồ... mang tính chất
minh họa cho luận văn.
5.2. Phương pháp
Trên cơ sở phương pháp luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm, đường lối của Đảng ta, đề tài dựa vào phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử.
Từ các tài liệu thực tế thu thập được, luận văn sử dụng các phương
pháp: lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, thống kê và so sánh để hoàn
thành mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
6. Đóng góp mới của đề tài

Về mặt khoa học: Luận văn tập trung làm rõ về quá trình lãnh đạo
của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đối với sự phát triển ngành kinh tế thủy sản
trong 15 năm trên các mặt: khai thác và đánh bắt thủy sản, nuôi trồng, dịch
vụ hậu cần. Qua đó nêu bật nên được những thành tựu, hạn chế trong quá
trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh với việc xây dựng và phát triển ngành kinh
tế thủy sản.

9


Về thực tiễn: Luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích đối với Đảng bộ
tỉnh Quảng Ninh trong quá trình lãnh đạo ngành kinh tế thủy sản. Nó còn
là tài liệu cần thiết cho những ai quan tâm đến phát triển kinh tế thủy sản.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ
lục, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát về phát triển ngành kinh tế thủy sản tỉnh Quảng
Ninh.
Chương 2: Quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đối với
phát triển ngành kinh tế thủy sản từ năm 1996 đến năm 2010.
Chương 3: Nhận xét chung và một số bài học kinh nghiệm

10


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH KINH TẾ
THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NINH
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngành thủy sản
1.1.1. Các khái niệm cơ bản về thủy sản

Thủy sản, ngư nghiệp, hộ thủy sản và ngành thủy sản:
Thủy sản là những loại thực vật, động vật sống dưới nước như cá,
nhuyễn thể, giáp xác,… có thể qua hay không thông qua khâu nuôi trồng và
dùng làm thực phẩm.
Ngư nghiệp là những công việc có liên quan đến quá trình khai thác,
nuôi trồng và phát triển nguồn lợi các sinh vật trong nước. Khi nói tới ngư
nghiệp thì phải hiểu nó gồm ba hoạt động cơ bản: khai thác, đánh bắt thủy
sản, nuôi trồng thủy sản và chế biến tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
Hộ thủy sản là những hộ có toàn bộ hoặc phần lớn lao động thường
xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt
thủy sản.
Ngành thủy sản là một ngành kinh tế bao gồm các hoạt động nuôi
trồng, đánh bắt, vận chuyển thủy sản; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất
nhập khẩu thủy sản; dịch vụ trong hoạt động thủy sản; điều tra bảo vệ và
phát triển nguồn lợi thủy sản.
Khai thác và đánh bắt thủy sản:
Khai thác và đánh bắt thủy sản là việc khai thác nguồn lợi thủy sản ở
vùng biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác.
Nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản là hình thức nuôi trồng các giống loài động, thực
vật sống ở trong nước, đem lại cho con người về dinh dưỡng, y dược,
thưởng ngoạn,…

11


Nuôi trồng thủy sản có các phương thức sau:
Nuôi trồng thủy sản thâm canh là phương thức nuôi trồng thủy sản chủ
yếu dựa trên việc đầu tư tư liệu sản xuất và kỹ thuật cho một đơn vị diện
tích thủy vực nhằm đạt năng suất cao.

Nuôi trồng thủy sản quảng canh là phương thức nuôi trồng thủy sản
chỉ dựa vào thức ăn tự nhiên có sẵn trong vùng nước, được áp dụng trong
điều kiện hạn chế về đầu tư vốn và kỹ thuật.
Nuôi trồng lồng bè là hình thức nuôi trồng thủy sản thường áp dụng ở
các vùng trung và hạ lưu các sông nước ngọt; hoặc nuôi thủy sản ở các eo,
vịnh kín thuộc vùng nước lợ, nước nông gần bờ biển và ven các đảo. Là
phương thức nuôi trồng tập trung theo hướng công nghiệp, tạo ra sản phẩm
hàng hóa thủy sản năng suất cao, sản lượng lớn.
Nuôi trồng thủy sản xen canh là hình thức nuôi trồng kết hợp trong
cùng một môi trường, có thể tận dụng nhiều vật nuôi trồng trong cùng một
môi trường, cùng một đơn vị diện tích hay nuôi trồng thủy sản xen canh với
lúa hoặc cây ăn trái, cùng một môi trường, cùng một diện tích tùy vào điều
kiện thời tiết có thể nuôi trồng các vật nuôi khác nhau (chẳng hạn khu vực
ven biển ở môi trường nước lợ mùa khô nuôi tôm sú, mùa mưa có thể nuôi
cá kèo hay cua biển). Đây là hình thức nuôi trồng mang lại hiệu quả kinh tế
khá cao trong thời gian gần đây.
Chế biến sản phẩm thủy sản:
Chế biến sản phẩm thủy sản là hoạt động nối tiếp của ngành khai thác,
nuôi trồng thủy sản, nó không chỉ bảo tồn, giữ gìn chất lượng nguyên liệu
mà còn nâng cao giá trị động thời tạo ra những sản phẩm có giá trị sử dụng
cao. Nhờ đó đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu thị trường tốt hơn, thu được
nhiều lợi nhuận hơn.
Sản phẩm thủy sản là thực phẩm, trong đó thủy sản là thành phần đặc

12


trưng.
Sản phẩm thủy sản tươi là sản phẩm còn nguyên con, hoặc đã qua sơ
chế, chưa được xử lý với bất kỳ hình thức nào để bảo quản, ngoài việc làm

lạnh.
Sản phẩm thủy sản chế biến là những sản phẩm thủy sản đã qua các
hình thức chế biến như xử lý nhiệt, hun khói, ướp muối, sấy khô hoặc kết
hợp các hình thức trên, có phối chế hoặc không phối chế với phụ gia, thực
phẩm khác.
Sản phẩm thủy sản đông lạnh là sản phẩm thủy sản cấp động, khi đã
ổn định nhiệt độ trung tâm sản phẩm 8 – 18º C hoặc thấp hơn.
1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của ngành thủy sản
Thủy sản là một bộ phận của nông nghiệp theo nghĩa rộng, cho nên
ngành thủy sản có những đặc điểm tương tự như những đặc điểm của sản
xuất nông nghiệp nói chung. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù về đối tượng
và cách thức lao động sản xuất nên ngoài những đặc điểm chung, ngành
thủy sản còn có những nét đặc thù riêng.
1.1.2.1. Đối tượng lao động sản xuất là các sinh vật sống trong nước
Các loài động, thực vật sống trong môi trường nước mặt là đối tượng
sản xuất của ngành thủy sản. Môi trường nước mặt cho sản xuất thủy sản
gồm có biển và các mặt nước trong lục địa. Những động, thực vật sống
trong môi trường nước, với tính cách là đối tượng lao động sản xuất của
ngành thủy sản, có một số điểm đáng lưu ý như sau:
- Khó xác định chính xác trữ lượng thủy sản có trong một ao, hồ, đầm
phá hay ngư trường. Đặc biệt ở các vùng có lượng nước mặt rộng lớn, các
sinh vật có thể di chuyển tự do trong ngư trường hoặc di cư từ nơi này đến
nơi khác không phụ thuộc vào ranh giới hành chính. Hướng di chuyển của
chúng, đặc biệt là các luồng tôm cá chịu tác động của nhiều nhân tố như

13


thời tiết, khí hậu, dòng chảy và đặc biệt là nguồn thức ăn tự nhiên.
- Các loài sinh vật trong nước sinh trưởng và phát triển chịu sự tác

động nhiều của điều kiện thời tiết, khí hậu, dòng chảy và địa hình thủy
văn,… Trong nuôi trồng thủy sản, cần có những điều kiện thuận lợi cho sự
sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sản như: tạo dòng chảy bằng
máy bơm, tạo ôxy bằng quạt sục nước,… Trong hoạt động khai thác và
đánh bắt thủy sản, tính mùa vụ của từng loại thủy sản như sinh sản theo
mùa, di cư theo mùa,… phụ thuộc vào thời tiết, điều kiện thủy văn đã tạo
nên tính phức tạp về mùa vụ cả về không gian và thời gian. Điều này tạo cơ
sở khách quan của việc hình thành và phát triển nhiều ngành, nghề khai
thác khác nhau của ngư dân.
- Các sản phẩm thủy sản sau khi được thu hoạch hoặc đánh bắt đều rất
dễ bị ươn thối, hư hỏng, vì chúng là sản phẩm động, thực vật đã bị tách
khỏi môi trường sống. Để tránh tổn thất trong sản xuất, khai thác và nâng
cao chất lượng sản phẩm thủy sản đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa
các khâu từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến và kinh doanh tiêu thụ sản
phẩm.
- Các loài sinh vật trong nước rất đa dạng về chủng loại, nên sản xuất,
khai thác thủy sản phải nghiên cứu rất cơ bản để nắm vững các quy luật
sinh trưởng và phát triển từng giống, loài thủy sản như quy luật sinh sản,
sinh trưởng, di cư, quy luật cạnh tranh quần đoàn, các tập tính duy trì sự
sống hay tự vệ,…
- Thủy vực là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành thủy sản. Các loại
mặt nước bao gồm: sông, hồ, ao, mặt nước ruộng, cửa sông, biển,… gọi
chung là thủy vực được sử dụng vào việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
Tương tự như ruộng đất sử dụng vào chăn nuôi và trồng trọt trong nông
nghiệp, thủy vực là tư liệu sản xuất được sử dụng vào khai thác và nuôi

14


trồng của ngành thủy sản. Không có thủy vực sẽ không có sản xuất thủy

sản.
1.1.2.2. Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp,
tính liên ngành cao
Với tính cách là ngành sản xuất vật chất, ngành thủy sản bao gồm
nhiều chuyên ngành sản xuất cụ thể có tính chất tương đối khác nhau
nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như: khai thác, nuôi trồng, chế
biến và các dịch vụ thủy sản. Khi trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, các
hoạt động sản xuất nói trên chưa có sự tách biệt rõ ràng, thậm chí còn lồng
vào nhau. Ngày nay, dưới tác động mạnh mẽ của sự phát triển lực lượng
sản xuất, khoa học kỹ thuật và phân công lao động xã hội làm cho các hoạt
động sản xuất thủy sản được chuyên môn hóa ngày càng cao.
Các hoạt động chuyên môn hóa khai thác, nuôi trồng, chế biến và các
dịch vụ thủy sản có trình độ và quy mô khác nhau, nó phụ thuộc vào nhu
cầu của thị trường và mỗi hoạt động lại dưa trên nền tảng nhất định về cơ
sở vật chất - kỹ thuật và phương pháp công nghệ, tạo nên những chuyên
ngành chuyên môn hóa hẹp có tính độc lập tương đối. Tuy vậy, do tính
chất, đặc điểm của sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản, tính liên kết
vốn có của các hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ
thủy sản lại đòi hỏi phải gắn bó các ngành chuyên môn hóa hẹp nói trên
trong một thể thống nhất, ở trình độ cao hơn mang tính liên ngành.
Tính hỗn hợp và tính liên ngành cao của những hoạt động sản xuất có
tính chất khác nhau tạo thành cơ cấu sản xuất của ngành thủy sản. Cơ cấu
sản xuất ngành thủy sản còn gọi là cơ cấu ngành. Cơ cấu ngành thủy sản
được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất,
phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất, hình thành nên hai
bộ phận sản xuất chủ yếu là nuôi trồng thủy sản và công nghiệp thủy sản

15



với những chức năng khác nhau:
Nuôi trồng thủy sản là bộ phận sản xuất có tính chất nông nghiệp,
thường được gọi là ngành nuôi trồng thủy sản, có chức năng duy trì, bổ
sung tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản để cung cấp sản phẩm trực tiếp
cho tiêu dùng và là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
Công nghiệp thủy sản là bộ phận sản xuất có tính công nghiệp bao
gồm khai thác và chế biến thủy sản. Những hoạt động này có nhiệm vụ
khai thác nguồn lợi thủy sản và chế biến chúng thành các sản phẩm đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội và xuất khẩu.
Ngoài ra, để phục vụ cho sản xuất kinh doanh còn có các hoạt động
sản xuất phụ trợ và phục vụ khác như: đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, sản
xuất nước đá, sản xuất bao bì, ngư cụ, vv…Tất cả các hoạt động sản xuất
phụ trợ và phục vụ cùng với nuôi trồng và công nghiệp thủy sản có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành cơ cấu ngành thủy sản.
1.1.2.3. Sản xuất kinh doanh thủy sản đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn,
độ rủi ro cao
Hầu hết các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản đều đòi
hỏi đầu tư ban đầu khá lớn như đầu tư vào cải tạo ao, đào đắp đầm, hồ, phá,
chọn giống, đóng mới tàu thuyền đánh bắt, vv… Do vậy, Nhà nước cần
phải xây dựng và thực hiện chính sách cho vay vốn theo các chương trình
phát triển riêng của ngành.
Sản xuất nuôi trồng và đánh bắt thủy sản phụ thuộc nhiều vào các điều
kiện tự nhiên nhất là điều kiện về thủy văn, bão, lũ, dịch bệnh… Đối với
những quốc gia như nước ta, thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại rất lớn cho
các hoạt động của ngành thủy sản. Từ đó cho thấy việc sản xuất, kinh
doanh thủy sản có mức độ rủi ro trong đầu tư tương đối lớn.

16



1.1.3. Vai trò của ngành thủy sản
Đối với hầu hết các nước, ngành thủy sản có vai trò rất quan trọng
trong nền kinh tế, đặc biệt đối với những quốc gia có vùng biển và vùng
nội địa phong phú. Việt Nam là nước có vùng biển rộng với hơn 3200km
chiều dài đường bờ biển, tổng diện tích biển nước ta khoảng 1 triệu km², hệ
thống sông, hồ, suối dày đặc trên đất liền. Phát triển ngành thủy sản có vai
trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta.
1.1.3.1. Ngành thủy sản cung cấp những thực phẩm quý cho tiêu
dùng của người dân, cung cấp nguồn nguyên liệu cho sự phát triển của
các ngành khác
Các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về dinh dưỡng đã khẳng
định: hầu hết các loại thủy sản đều là loại thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu hóa,
phù hợp với sinh lý dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi con người. Càng ngày thủy
sản càng được tin tưởng như một loại thực phẩm ít gây bệnh (tim mạch,
béo phì, ung thư,…). Xét về thành phần dinh dưỡng cho thấy: so với các
loại thực phẩm từ thịt khác thì thủy sản có chứa ít chất mỡ hơn, nhiều chất
khoáng hơn và lượng chất đạm rất cao.
Chúng ta có thể nhận thấy như sau:
Bảng 1.1. So sánh thành phần các chất dinh dưỡng của thịt bò so
với một số loại thủy sản.
Loại thực phẩm

Tỷ lệ đạm (%)

Tỷ lệ mỡ (%)

Chất khoáng
(%)

Thịt bò


16,2 – 19,2

11 – 28

0,8 – 1,0

Cá thu

18,6

0,4

1,2

Cá mối

16,4

1,6 – 2,3

1,2

Cá hồng

17,8

5,9

1,4


*Nguồn: Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng.

17


Ngành thủy sản còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
chế biến và một số ngành công nghiệp khác. Nguồn nguyên liệu phục vụ
cho ngành chế biến thực phẩm gồm tôm, cá, nhuyễn thể, rong biển,… Các
nguyên liệu thủy sản còn được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành công
nghiệp dược phẩm, mỹ nghệ,…
Ngoài ra, ngành thủy sản cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi,
đặc biệt cho chế biến thức ăn trong công nghiệp. Bột cá và các phế phẩm,
phụ phẩm thủy sản chế biến là nguồn thức ăn giàu đạm được sử dụng làm
thức ăn phục vụ cho chăn nuôi gia súc, gia cầm. Theo tính toán của FAO,
hàng năm có khoảng trên 25% sản lượng thủy sản được sử dụng trực tiếp
vào chế biến thức ăn cho chăn nuôi. Ở nước ta, nhu cầu sử dụng bột cá cho
chế biến thức ăn gia súc ngày càng tăng. Năm 1996, các cơ sở sản xuất
thức ăn gia súc ở nước ta sản xuất được 10.000 tấn bột cá làm thức ăn cho
chăn nuôi, đến năm 2000 con số này đã đạt gần 40.000 tấn.
1.1.3.2. Ngành thủy sản phát triển sẽ đóng góp quan trọng trong
tăng trưởng của toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp nói chung
Ngành thủy sản là ngành kinh tế có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia
tăng. Vì vậy, phát triển mạnh ngành thủy sản, đặc biệt phát triển công
nghiệp chế biến thủy sản sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của
ngành nông nghiệp.
Trong những năm qua, tỷ trọng đóng góp của của khu vực nông – lâm
– thủy sản vào tốc độ tăng trưởng chung có xu hướng giảm dần và hiện chỉ
còn đóng góp khoảng 10%. Đây là xu hướng phù hợp với quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù, tỷ trọng đóng góp của ngành

nông nghiệp giảm nhưng tỷ trọng đóng góp của ngành thủy sản lại tăng lên.
Đó là kết quả của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực nông – lâm
– thủy sản theo hướng tích cực.

18


Bảng 1.2. Giá trị và cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo
ngành kinh tế qua các năm
Năm
Ngành kinh
tế
Nông nghiệp
Trong đó:
NN – L.Nghiệp
Thủy sản
Công nghiệp
Dịch vụ
Tổng

2000
Nghìn tỉ
%
đồng
108,4
24,54
93,5
14,9
162,2
171,1

441,7

21,17
3,37
36,72
38,74
100,0

2005
Nghìn tỉ
%
đồng
176,0
20,97
143,0
33,0
344,2
319,0
839,2

17,04
3,93
41,02
38,01
100,0

2008
Nghìn tỉ
%
đồng

329,9
22,21
21,4
110,5
591,6
563,5
1485,0

14,77
7,44
39,84
37,95
100,0

2009
Nghìn tỉ
%
đồng
346,8
20,88
220,9
125,9
667,3
647,3
1661,4

*Nguồn: Niên giám thống kê 2009 – Tổng cục thống kê.
1.1.3.3. Thủy sản tham gia vào xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước
Đối với các quốc gia có tiềm năng về thủy vực và nguồn lợi thủy sản,
phát triển ngành thủy sản sẽ tạo ra một nguồn hàng xuất khẩu có giá trị

kinh tế cao, tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Năm 2009, kim ngạch
xuất khẩu thủy sản nước ta đạt trên 4,3 tỉ USD (gấp 40 lần so với năm
1986), tăng bình quân 17%/năm, trong vòng 24 năm qua Việt Nam đã xuất
khẩu được 34 tỉ USD, ngành thủy sản có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ tư
của nước ta, sau ngành dầu thô, ngành dệt may và ngành giày da.
Hiện nay, sản phẩm thủy sản Việt Nam có mặt trên thị trường hơn 160
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có cả những thị trường
khó tính như Hoa Kỳ, Tây Âu, Nhật Bản…, nhưng quy mô còn nhỏ bé. Vì
vậy, cần phải tiếp tục khai thác, nuôi trồng thủy sản để có sản lượng xuất
khẩu lớn, đồng thời tìm kiếm mở rộng các thị trường khác. Như vậy, ngành
thủy sản có thể coi là ngành đi tiên phong trong quá trình đổi mới, gặt hái
nhiều thành công và đã có một vị trí khá quan trọng trong cơ cấu của nền
kinh tế nước ta.

19

13,30
7,58
40,16
38,96
100,0


Bảng 1.3. Tổng sản lượng và giá trị xuất khẩu của thủy sản Việt Nam
Năm

Tổng sản
lượng

Giá trị sản xuất thủy sản


Giá trị xuất khẩu thủy sản

Tỉ đồng

Năm

thủy sản

% tăng trưởng
so

(nghìn tấn)

với

Tổng sản lượng

năm

thủy sản
(nghìn tấn)

2000

2000

2.250,5

26.498,9


100,0

2000

2.250,5

2004

3.142,5

53.977,7

203,7

2004

3.142,5

2005

3.465,9

63.549,2

239,8

2005

3.465,9


2007

4.197,8

89.509,7

337,8

2007

4.197,8

2008

4.602,0

11.0510,4

417,0

2008

4.602,0

2009

4.847,6

125.930,0


475,2

2009

4.847,6

*Nguồn: Niên giám thống kê 2009 – Tổng cục thống kê.
1.1.3.4. Phát triển ngành thủy sản góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Với nhiều lợi thế thuận lợi về diện tích mặt nước và nguồn lợi thủy
sản, phát triển mạnh mẽ ngành thủy sản nước ta sẽ góp phần vào việc phát
triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và kinh tế - xã hội nông thôn nói
riêng.
Về mặt kinh tế, những địa phương thuộc duyên hải Trung Bộ và Tây
Nam Bộ, phát triển thủy sản là con đường làm giàu của các chủ trang trại
nuôi trồng thủy sản, các chủ tàu cá. Ở các địa phương không có tiềm năng
về biển, đặc biệt là vùng nông thôn ngoại thành phát triển nuôi trồng thủy
sản là bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn đem lại
hiệu quả khá cao.
Về mặt xã hội, ở các vùng nghèo, vùng sâu, vùng cao, phát triển nuôi
trồng thủy sản ao, hồ, sông, suối tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập
cho đồng bào dân tộc; trợ giúp cho việc xóa bỏ tập quán du canh du cư của

20


đồng bào. Việc sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thủy sản tại chỗ ở các
vùng này còn góp phần trực tiếp cải thiện dinh dưỡng bữa ăn, làm tăng sức
khỏe cho người lớn và giảm suy dinh dưỡng cho trẻ em. Ở các vùng biển,
phát triển các trạm tàu khai thác đánh bắt nguồn thủy sản xa bờ còn góp

phần tăng cường an ninh quốc phòng cho vùng biên giới biển đảo của Tổ
quốc. Đối với một số vùng biển, vùng ngập nước ven biển hay trong đất
liền, phát triển nuôi trồng thủy sản cũng góp phần vào phát triển ngành du
lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, ẩm thực trong du lịch và du lịch văn hóa.
Trong tương lai, việc nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững còn có
những đóng góp quan trọng trong vấn đề vệ sinh môi trường (động vật thủy
sản ăn ấu trùng muỗi, ăn các hợp chất hữu cơ, tham gia diệt trừ sâu bệnh
trong mô hình lúa – cá, lúa – tôm,…). Nuôi trồng thủy sản còn là bộ phận
quan trọng trong các mô hình vườn – ao – chuồng (VAC), vườn – rừng –
ao – chuồng (VRAC),…
Nói tóm lại, ngành thủy sản có vai trò quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân nói chung và trong đời sống hàng ngày của nhân dân nói riêng.
Tầm quan trọng của nó thể hiện ở việc tham gia vào cải thiện cơ cấu bữa ăn
với các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao; đóng góp vào nền kinh tế, tạo
ra các mặt hàng xuất khẩu tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, đồng thời
góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận người lao động của xã hội.
1.2. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo ngành kinh tế thủy sản
trước năm 1996
1.2.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh
1.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý:
Tỉnh Quảng Ninh là tỉnh miền núi, nằm ở toạ độ địa lý 210- 220 40' vĩ
độ bắc, 1060 26'- 1080 31’kinh độ đông, cách Thủ đô Hà Nội 150 km. Phía

21


Bắc giáp tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. Quảng Ninh có đường biên giới
đất liền 132km từ Tràng Vĩ (Móng Cái) đến giáp huyện Đình Lập (Lạng
Sơn); phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ với 250 km bờ biển kéo dài từ cửa Bắc

Luân (Trà Cổ) đến đảo Cát Bà (Hải Phòng); phía Tây giáp thành phố Hải
Phòng, tỉnh Hải Dương, tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn.
Vị trí địa lý của Quảng Ninh thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội
gắn với Thủ đô Hà Nội và các thành phố lớn của khu vực kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ như Hải Phòng, Hải Dương, đồng thời là “cửa ngõ” của cả
vùng đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc ra biển và nối với
vùng duyên hải Nam Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái. Đây là điều
kiện thuận lợi để phát triển thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong nước và
ngoài nước.
Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính với 181 xã, phường, thị trấn,
trong đó có 9 đơn vị cấp huyện (có 2 huyện đảo Cô Tô và Vân Đồn), 1 thị
xã là Cẩm Phả, 3 thành phố là Móng Cái, Hạ Long và Uông Bí.
Địa hình:
Địa hình Quảng Ninh mang tính chất là một vùng miền núi, trung du
và ven biển, hình thành ba vùng tự nhiên rõ rệt: vùng núi có diện tích gần
4.580 km2 chiếm 77,10%; diện tích các đảo là 662 km2 chiếm khoảng 11,14
% tổng diện tích.
Chạy dọc vùng núi phía Bắc là cánh cung Đông Triều - Bình Liêu
nối liền với dãy Thập Vạn Đại Sơn (Trung Quốc), có độ cao trung bình trên
500m, trong đó có một số đỉnh núi cao trên 1.000m như: Yên Tử (Uông Bí,
1.068m), Am Vát (Hoành Bồ, 1.094m), Cao Xiêm (Bình Liêu, 1.330m),
Nam Châu Lãnh (Hải Hà, 1.506m). Từ cánh cung phía Bắc, độ cao thấp
dần về phía Nam rồi đổ ra biển hình thành hệ thống hàng nghìn hòn đảo và
quần đảo lớn nhỏ trên biển tạo nên cảnh quan đa dạng.

22


Khí hậu:
Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu của các tỉnh miền Bắc

nước ta, một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Đây là vùng nhiệt đới gió mùa. Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, gió thịnh hành là gió đông nam.
Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mưa, gió đông bắc. Mưa bão tập trung vào các
tháng Tư đến tháng Mười, với lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 mm –
2.500 mm. Các hiện tượng gió lốc xảy ra thường vào tháng 6, 7, 8. Nhiệt
độ trung bình hàng năm cao nhất là 280 C, thấp nhất là 160 C ; tháng lạnh
nhất là tháng 11 và tháng 3; tần suất sương muối thường xảy ra vào tháng
12 và tháng 1.
Khí hậu ở Quảng Ninh cho phép nuôi trồng thuỷ sản quanh năm với
những giống, loài phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, khí hậu cũng tác động
xấu đến nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là hiện tượng mưa lũ, lốc xoáy ảnh
hưởng nghiêm trọng đến hoạt động này, nó có thể làm suy giảm số lượng
thuỷ sản nuôi trồng, dễ dẫn đến năng suất bị giảm sút.
Tài nguyên đất:
Tỉnh Quảng Ninh có 589.957 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó
diện tích đất nông nghiệp là 56.550 ha chiếm 9,58 %; diện tích đất lâm
nghiệp có rừng là 228.682 ha, chiếm 38,76 %; diện tích đất chuyên dùng là
23.798 ha, chiếm 4,03 %; diện tích đất ở là 6.444 ha, chiếm 1,09 %; diện
tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 274.483 ha, chiếm 46,52 %.
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 34.287
ha, chiếm 60,63%, riêng đất lúa chiếm 49,8% gieo trồng hai vụ; diện tích
đất trồng cây lâu năm là 5.563 ha, chiếm 9,8%; đất có mặt nước nuôi trồng
thuỷ sản là 12.870 ha, chiếm 22,75%.
Diện tích đất trống đồi núi trọc cần phủ xanh là 195.559 ha; diện tích
đất bằng chưa sử dụng là 26.968 ha; diện tích đất có mặt nước chưa sử

23


dụng là 16.644 ha.
Sông, ngòi và chế độ thuỷ văn:

Tỉnh Quảng Ninh có đến 30 sông, suối dài trên 10 km nhưng phần
nhiều đều nhỏ. Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2, trong
đó có bốn con sông lớn là hạ lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên
Yên và sông Ba Chẽ. Mỗi sông hoặc đoạn sông thường có nhiều nhánh.
Các nhánh đa số đều vuông góc với sông chính.
Đại bộ phận sông có dạng xoè hình cánh quạt, trừ sông Cầm, sông
Ba Chẽ, sông Tiên Yên, sông Phố Cũ có dạng lông chim.
Ngoài bốn sông lớn kể trên, Quảng Ninh còn có 11 sông nhỏ, chiều
dài các sông từ 15 - 35 km; diện tích lưu vực thường nhỏ hơn 300 km2,
chúng được phân bố dọc theo bờ biển, gồm sông Tràng Vinh, sông Hà Cối,
sông Đầm Hà, sông Đồng Cái Xương, sông Hà Thanh, sông Đồng Mỏ,
sông Mông Dương, sông Diễn Vọng, sông Man, sông Trới, sông Míp.
Tất cả các sông suối ở tỉnh Quảng Ninh đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn.
Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn
nước, có chỗ trơ ghềnh đá, nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao
rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45m3/s, mùa mưa lên tới 1500 m3/s, chênh
nhau 1.000 lần.
Tài nguyên biển:
Quảng Ninh có chiều dài bờ biển trên 250 km, diện tích vùng nội
thuỷ rộng trên 6000 km2, có nhiều đảo lớn như Vĩnh Trung, Vĩnh Thực,
Cái Chiên, Cái Bầu và quần đảo Cô Tô che chắn phía ngoài. Biển Quảng
Ninh có các yếu tố môi trường đặc trưng, biển lặng, ít bị ảnh hưởng của gió
bão, môi trường sạch, nước có độ muối cao, ổn định, độ trong lớn, nhiệt độ
không xuống thấp, thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của hầu hết
nhóm sinh vật. Tổng diện tích vùng triều và vùng nước biển có khả năng

24



×