ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN THỊ THANH HÒA
ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG
ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIỂU SỐ THỜI KỲ 1996-2007
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN THỊ THANH HÒA
ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG
ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIỂU SỐ THỜI KỲ 1996-2007
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số:
60 22 56
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN LA
HÀ NỘI - 2012
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH TỪ
NĂM 1996 ĐẾN 2000 ............................................................................ 8
1.1. Những tư tưởng cơ bản của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh và chính sách của
Đảng, Nhà nước về vấn đề dân tộc và dân tộc thiểu số ....................... 8
1.1.1. Những tư tưởng cơ bản của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc .................. 8
1.1.2. Những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về sự phát triển các
dân tộc thiểu số ................................................................................. 10
1.1.3. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ..................................... 11
1.2. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc thiểu
số ..................................................................................................... 19
1.2.1. Đặc điểm, tình hình đời sống kinh tế - xã hội của các dân tộc
thiểu số tỉnh Quảng Ninh .................................................................. 19
1.2.2. Chủ trương lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về chính
sách dân tộc thiểu số ......................................................................... 25
1.2.3. Quá trình thực hiện chính sách dân tộc thiểu số của Đảng bộ
tỉnh Quảng Ninh ............................................................................... 30
1.3. Kết quả và những vấn đề cần khắc phục .................................................... 32
Chương 2. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN
TỘC THIỂU SỐ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH TỪ NĂM
2001 ĐẾN 2007 ................................................................................... 37
2.1. Chính sách dân tộc thiểu số của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời
kỳ tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa ..................... 37
2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với dân tộc
thiểu số của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh từ năm 2001 đến 2007 ......... 43
2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về chính sách dân tộc
đối với dân tộc thiểu số ..................................................................... 43
2.2.2. Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Quảng
Ninh đối với dân tộc thiểu số ............................................................ 46
2.3. Kết quả và những vấn đề cần khắc phục .................................................... 59
Chương 3. THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG
LÃNH ĐẠO VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ
CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH ..................................................... 64
3.1. Những thành tựu nổi bật ............................................................................ 64
3.1.1.Về kinh tế và đời sống ..................................................................... 64
3.1.2. Về văn hóa - xã hội ......................................................................... 65
3.1.3. Về chính trị, tư tưởng...................................................................... 67
3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................. 69
3.2.1. Những hạn chế ................................................................................ 69
3.2.2. Nguyên nhân................................................................................... 70
3.3. Một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn ....................................................... 72
3.3.1. Tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu
số, quan tâm đến lợi ích thiết thực của đồng bào các dân tộc ............ 72
3.3.2. Phát triển kinh tế xã hội ở vùng dân tộc thiểu số phải kết hợp
với vấn đề xây dựng và củng cố quốc phòng, an ninh ....................... 74
3.3.3. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi việc thực
hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào dân tộc thiểu số ................ 75
KẾT LUẬN........................................................................................................ 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 82
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 87
BẢNG QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT
PTTH
:
Phát thanh truyền hình
THCS
:
Trung học cơ sở
THPT
:
Trung học phổ thông
UBND
:
Ủy ban nhân dân
HĐND
:
Hội đồng nhân dân
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo cách
mạng Việt Nam, vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc là một nội dung cơ bản
được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm, thể hiện trong quan
điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Xuất phát từ đặc điểm
của một quốc gia có nhiều dân tộc, các dân tộc có truyền thống lịch sử, văn
hóa lâu đời, Đảng Cộng sản Việt Nam lấy những nguyên lý của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng để xây dựng và giải
quyết vấn đề dân tộc trong từng giai đoạn cách mạng. Đảng đã đề ra hàng loạt
chính sách cụ thể về kinh tế, chính tri, văn hóa, xã hội phù hợp với yêu cầu
phát triển toàn diện các dân tộc trong quốc gia dân tộc Việt Nam và thực tiễn
của đất nước. Đến nay, các chính sách đó đã và đang đem lại những thành tựu
quan trọng.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước ngày càng hoàn thiện trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản:
Đoàn kết - Bình đẳng - Tương trợ, tạo mọi điều kiện để các dân tộc từng bước
trưởng thành trong sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, dân tộc và công tác thực
hiện chính sách dân tộc đang đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm, đầu tư
nghiên cứu, nhằm đáp ứng đòi hỏi tất yếu khách quan của sự nghiệp xây dựng
đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt là trong bối cảnh
quốc tế và trong nước hiện nay, vấn đề dân tộc đang có những diễn biến phức
tạp vừa có những tác động đến quan hệ quốc tế lại vừa mang tính đặc thù
riêng của từng quốc gia. Dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, nhân quyền luôn là những
vấn đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch tìm mọi cách lợi dụng để chống phá
sự nghiệp cách mạng của nước ta; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân mà Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Đảng đã dày công xây dựng, với nhiều thủ đoạn khác
1
nhau nhằm gây mất ổn định cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh
quốc phòng.
Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều đặc thù trong các lĩnh vực kinh tế, xã
hội, văn hóa và an ninh quốc phòng. Đặc biệt, đây lại là một đơn vị hành
chính có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Với số dân ở Quảng Ninh hiện nay
gần 1 triệu người (năm 1999), trong đó dân tộc thiểu số trên 100 nghìn người,
chiếm 11% dân số toàn tỉnh, bao gồm 21 dân tộc thiểu số. Vùng dân tộc thiểu
số có số dân đông trên 5000 người sống tập trung ở các khu vực miền núi,
vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh gồm: dân tộc Dao, Tày, Sán Dìu, Sán
Chay, Hoa. Huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số nhất là Bình Liêu, Ba
Chẽ, Tiên Yên.
Dân cư của các dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh với số lượng không nhiều
nhưng lại sống trên một địa bàn chiến lược quan trọng, phía Đông Bắc có
đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài hơn 132km. Do nhiều nguyên
nhân khác nhau, nhất là những nguyên nhân do lịch sử để lại và do điều kiện
địa lý, tự nhiên khắc nghiệt ở địa bàn cư trú nên trình độ phát triển kinh tế - xã
hội, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số trong cả nước, trong đó có
đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh còn nhiều khó khăn. Trong những
năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách để chăm lo
đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số như: tập trung đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ xây dựng
nhà ở, bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của
dân tộc. Bên cạnh đó, chính sách phát triển nguồn nhân lực cũng được Đảng
và Nhà nước quan tâm chú trọng như: xây dựng và phát triển hệ thống trường
dân tộc nội trú, chính sách cử tuyển con em đồng bào dân tộc thiểu số đi học
đại học, đào tạo cán bộ theo địa chỉ…
Tỉnh Quảng Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi do thiên nhiên ưu đãi về
tài nguyên đất đai, khoáng sản, di sản… Song, tỉnh cũng còn nhiều khó khăn
2
như: cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, giao thông đi lại khó khăn, việc đầu tư cho
các huyện biên giới, hải đảo còn nhiều hạn chế, đời sống kinh tế, dân trí của
đồng bào dân tộc thiểu số sống ở gần biên giới, hải đảo còn thấp… đã và đang
là một rào cản trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Với thực trạng nêu trên, trong bối cảnh quốc tế và khu vực vẫn đang tiềm
ẩn những vấn đề phức tạp, các thế lực thù địch luôn tìm cách để khai thác, lợi
dụng chống phá cách mạng nước ta, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, đến việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việc thực hiện
các chính sách, chăm lo đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó
có đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh gắn với việc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; phá tan các âm mưu phá hoại của các thế lực thù
địch là một vấn đề quan trọng của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Vì vậy, thực hiện tốt chính sách dân tộc là một vấn đề mà Đảng bộ tỉnh
Quảng Ninh rất quan tâm, để từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn
dân, ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững khu vực cũng như của cả nước.
Để góp phần làm rõ tính đúng đắn về mặt lý luận, giá trị khoa học và
thực tiễn về các chủ trương, chính sách dân tộc thiểu số của Đảng và Nhà
nước; đồng thời nêu rõ những thành công, hạn chế, rút ra những kinh nghiệm
lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc thiểu số ở một Đảng bộ địa phương,
vấn đề: “Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng đối với dân tộc thiểu số thời kỳ 1996-2007” được chọn làm đề tài
luận văn thạc sĩ dưới góc độ chuyên ngành khoa học Lịch sử Đảng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề dân tộc thiểu số ở nước ta, trong đó có dân tộc thiểu số ở Quảng
Ninh thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu hoạch định chính sách, của các
nhà quản lý từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Hiện nay, việc nghiên cứu về
chính sách dân tộc đã có các công trình sau:
3
Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung (1971): Người Dao ở
Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Ma Khánh Bằng (1983): Người Sán Dìu ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
Phạm Văn Vang (1996): Kinh tế miền núi và các dân tộc - Thực trạng,
vấn đề, giải pháp, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
Nguyễn Văn Diệu, Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp (1997): Văn hóa các
dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Nông Quốc Chấn (cùng nhiều tác giả) (1997): Văn hóa và sự phát triển
của các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
PGS.TS Trình Mưu: Lịch sử đấu tranh cách mạng của đồng bào các dân
tộc ít người ở nước ta, Đề tài khoa học cấp Bộ, Uỷ ban dân tộc và miền núi.
Nguyễn Thanh Thủy (2001): Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đồng bào Khmer ở đồng bằng sông Cửu
Long, Luận án tiến sỹ khoa học Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
Khổng Diễn, Trần Bình, Đặng Thị Hoa (2002): Dân tộc Sán Chay ở Việt
Nam, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.
Trần Khánh (2002): Người Hoa trong xã hội Việt Nam, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2003): Địa chí Quảng Ninh,
Quảng Ninh.
Viện Nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi (2004): Vấn đề dân tộc
và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Ủy ban Dân tộc - Viện Dân tộc (2004): Một số vấn đề đổi mới nội dung quản
lý nhà nước và phương thức công tác dân tộc, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
Viện Dân tộc học Việt Nam (2007): Phát triển nông thôn miền núi và
dân tộc trong thời kỳ kinh tế chuyển đổi, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
4
Uỷ ban Dân tộc (2007): Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và
miền núi Việt Nam, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.
Các công trình trên đây tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau từ góc độ lịch
sử, dân tộc, tôn giáo, kinh tế… đã trình bày, lý giải nhiều vấn đề đặt ra đối với
dân tộc thiểu số cả nước nói chung và dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh nói riêng,
bước đầu giới thiệu tổng quan về dân tộc thiểu số Quảng Ninh, trình bày thực
trạng đời sống và các giải pháp để nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu
số.
Các công trình nghiên cứu trên không chỉ là nguồn tài liệu tham khảo có
giá trị, mà còn gợi mở cho chúng tôi nhiều vấn đề thuộc về lý luận và thực
tiễn của chủ đề trên cần phải tiếp tục giải quyết.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích của luận văn:
Nghiên cứu quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với dân
tộc thiểu số ở Quảng Ninh và rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh.
* Nhiệm vụ của luận văn:
- Trình bày khái quát và hệ thống chủ trương, chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước từ năm 1996 đến năm 2007. Làm rõ nội dung chỉ đạo, tổ
chức thực hiện chính sách dân tộc đối với dân tộc thiểu số của Đảng bộ tỉnh
Quảng Ninh.
- Đánh giá những kết quả đạt được và rút ra những kinh nghiệm trong quá
trình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng
bộ tỉnh Quảng Ninh thể hiện ở những chủ trương, biện pháp và tổ chức thực
hiện trong thời kỳ 1996-2007.
5
* Phm vi nghiờn cu:
- V ni dung: Lun vn nghiờn cu s lónh o thc hin ca ng b
tnh Qung Ninh v chớnh sỏch dõn tc ca ng i vi dõn tc thiu s trong
tnh.
- V thi gian: Lun vn gii hn nghiờn cu trong 11 nm t nm 1996
n nm 2007.
- V khụng gian: Nghiờn cu trờn a bn tnh Qung Ninh.
5. Ngun t liu v phng phỏp nghiờn cu
* Ngun t liu:
- Cỏc Vn kin ca ng, c bit l cỏc vn kin i hi ng ton
quc, nhng Ngh quyt, Ch th, Thụng t ca Trung ng ng v Chớnh
ph cú liờn quan n chớnh sỏch dõn tc.
- Cỏc Ngh quyt ca Tnh y, Quyt nh, Ch th ca y ban nhõn dõn
tnh cng nh cỏc ti liu ca S, Ban, Ngnh cp n phỏt trin kinh t xó hi vựng dõn tc thiu s.
- Tham kho v tip thu cú chn lc cỏc kt qu nghiờn cu khỏc cú liờn
quan n ti.
- Những kết quả thu đ-ợc của quá trình nghiên cứu thực tế địa ph-ơng
các huyện, thị có dân tộc thiểu số sinh sống ở a bn tnh Qung Ninh.
* Phng phỏp nghiờn cu
Phng phỏp nghiờn cu ch yu l phng phỏp lch s, phng phỏp
logic. Ngoi ra cũn kt hp cỏc phng phỏp khỏc nh: i chiu so sỏnh,
phõn tớch, thng kờ, in dó, phiu iu tra xó hi hc. Cỏc phng phỏp trờn
c vn dng phự hp vi tng ni dung ca lun vn.
6
6. Đóng góp của luận văn
- Khẳng định tính đúng đắn những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về vấn đề dân tộc và sự thực hiện của
Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh vào thực tiễn địa phương.
- Làm rõ những ưu điểm, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm trong việc
thực hiện chính sách dân tộc của Đảng thông qua thực tiễn ở Quảng Ninh, qua
đó cung cấp một số luận cứ khoa học trong việc nghiên cứu, vạch ra những
giải pháp mới để xây dựng khối đoàn kết dân tộc của Đảng trong thời kỳ đổi
mới và hội nhập.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương, 9 tiết:
Chương 1: Chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc thiểu
số của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh từ năm 1996 đến 2000.
Chương 2: Chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc thiểu
số của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh từ năm 2001 đến 2007.
Chương 3: Thành tựu, hạn chế và một số kinh nghiệm trong lãnh đạo và
thực hiện chính sách dân tộc thiểu số của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh.
7
Chương 1
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
THIỂU SỐ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH TỪ NĂM 1996 ĐẾN 2000
1.1. Những tư tưởng cơ bản của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh và chính sách
của Đảng, Nhà nước về vấn đề dân tộc và dân tộc thiểu số
1.1.1. Những tư tưởng cơ bản của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc
Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc được thể hiện
trong Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin gồm ba nội dung chủ yếu: Các dân
tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc có quyền tự quyết, đoàn kết nhân dân lao
động trong cuộc đấu tranh xóa bỏ áp bức dân tộc và xây dựng mối quan hệ
mới giữa các dân tộc.
- Các dân tộc có quyền bình đẳng: Bình đẳng dân tộc là quyền của mọi
dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ kinh tế, văn hóa cao hay
thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da... Quyền bình đẳng giữa các dân tộc
bao gồm tất cả các lĩnh vực trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Đây cũng là cơ sở pháp lý chung giải quyết các quan hệ dân tộc trên thế giới,
trong các khu vực hay trong một quốc gia. Theo V.I.Lênin: "Nguyên tắc bình
đẳng hoàn toàn gắn liền chặt chẽ với việc bảo đảm quyền lợi của các dân tộc
thiểu số... bất cứ một thứ đặc quyền nào giành riêng cho một dân tộc và bất cứ
một sự vi phạm nào đến quyền lợi của một dân tộc thiểu số, đều bị bác bỏ"
[24, tr.179].
- Các dân tộc có quyền tự quyết: Cương lĩnh về vấn đề dân tộc rất chú
trọng đến vấn đề tự quyết dân tộc. Quyền tự quyết của các dân tộc chính là
quyền tự chủ đối với vận mệnh và con đường phát triển của các dân tộc, bao
gồm quyền tự quyết định về thể chế chính trị kể cả quyền phân lập về mặt
chính trị (vì mục đích chung của dân tộc - quốc gia và dân tộc - tộc người)
hoặc quyền tự nguyện liên hiệp lại thành khối liên minh các dân tộc đáp ứng
8
nguyện vọng và lợi ích của nhân dân lao động các dân tộc và vì mục tiêu phát
triển hòa bình, phồn thịnh, hữu nghị giữa các dân tộc.
- Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc: Để thực hiện tốt quyền bình
đẳng và quyền tự quyết, cần phải đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc, các
quốc gia. Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc chính là đoàn kết gắn bó
lực lượng nòng cốt của phong trào đấu tranh cho tiến bộ, hòa bình và phát
triển. Với bản chất quốc tế và những ưu điểm vốn có, giai cấp công nhân các
dân tộc vừa đại diện cho lợi ích nguyện vọng của giai cấp công nhân nói
chung vừa đại diện cho lợi ích của nhân dân lao động và lợi ích các dân tộc.
Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc cũng chính là kết hợp hài hòa giữa
chủ nghĩa yêu nước chân chính với tinh thần quốc tế cao cả của giai cấp công
nhân các nước là lực lượng trung tâm của phong trào đấu tranh cho độc lập dân
tộc cho hòa bình, tiến bộ và phồn vinh của nhân loại.
Thực hiện Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin là một nguyên tắc nhất
quán, lâu dài trong chính sách dân tộc của các Đảng Cộng sản. Làm trái những
nguyên tắc đó sẽ dẫn đến những sai lầm trong chính sách dân tộc, xuất hiện
nguy cơ xung đột dân tộc, ly khai, ly tâm, tan rã đối với nhiều quốc gia, kéo lùi
sự tiến hóa lịch sử. Ngày nay, vấn đề dân tộc đang diễn biến vô cùng phức tạp.
Những xung đột dân tộc, tộc người, những mưu đồ đồng hóa dân tộc vẫn tiếp
tục tồn tại dưới nhiều hình thái tinh vi. Việc giải quyết những tranh chấp hay
mâu thuẫn liên quan đến dân tộc, tôn giáo, đòi hỏi chúng ta phải nhận thức một
cách đầy đủ hơn, sâu sắc hơn và vận dụng một cách sáng suốt, cụ thể những
nội dung Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin. Vấn đề quan trọng không chỉ trong
giải quyết các quan hệ dân tộc, quốc gia mà còn là yêu cầu cần thiết cho việc
vạch ra và thực hiện đúng chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong một
quốc gia đa dân tộc.
9
1.1.2. Những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về sự phát triển các dân tộc
thiểu số
Trong quá trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã tiếp thu được tư tưởng Lênin về cách mạng vô sản và vấn đề dân
tộc thuộc địa. Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, căn cứ vào thực
tiễn Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, Người đã nhiều lần căn dặn chúng
ta về việc quan tâm đến đời sống của đồng bào các dân tộc:
Chủ nghĩa Mác-Lênin đã giúp Đảng ta thấy rõ rằng trong điều kiện một
nước nông nghiệp lạc hậu như nước ta thì vấn đề dân tộc thực chất là vấn đề
nông dân. Cách mạng dân tộc thực chất là cách mạng của nông dân do giai
cấp công nhân lãnh đạo và chính quyền nhân dân thực chất là chính quyền
của công nông [27, tr.17-18].
Người luôn kêu gọi đoàn kết các dân tộc, bởi đoàn kết là một yếu tố cực
kỳ quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp của cách mạng Việt Nam:
Nhờ sức đoàn kết đấu tranh chung của tất cả các dân tộc, nước Việt Nam
ngày nay được độc lập, các dân tộc thiểu số được bình đẳng cùng dân tộc Việt
Nam, tất cả đều như anh chị em trong một nhà, không còn sự phân chia nòi
giống, tiếng nói làm gì nữa. Trước kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn
kết, bây giờ để giữ lấy nền độc lập càng cần đoàn kết hơn nữa [26, tr.110].
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ phải
tìm cách vận dụng đường lối chính sách chung ấy sao cho phù hợp với điều
kiện các dân tộc, đồng thời cần hoạch định và thực hiện những chính sách cho
riêng đồng bào các dân tộc thiểu số và khu vực miền núi. Theo Hồ Chí Minh,
điều quan trọng trước hết cần hiểu là, mỗi dân tộc có bản sắc riêng rất phong
phú, đa dạng, cho nên, trong công tác chỉ đạo, tuyên truyền vận động đồng
bào dân tộc thiểu số phải đặc biệt lưu ý tính đặc thù dân tộc, hiểu biết đầy đủ
những khác biệt cụ thể của từng vùng, từng dân tộc mà bổ khuyết chính sách,
tránh những biểu hiện chủ quan, áp đặt. Hồ Chí Minh nhắc nhở:
10
"Một tỉnh có đồng bào Thái, đồng bào Mèo thì tuyên truyền huấn luyện
đối với đồng bào Thái khác, đồng bào Mèo khác, phải có sự thay đổi cho
thích hợp. Bởi vì đời sống, trình độ của đồng bào Mèo và Thái khác nhau, cho
nên tuyên truyền huấn luyện phải khác" [27, tr.128].
Do đó, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ phải gắn bó thật sự với đồng bào,
nắm vững và phân tích đúng tình hình, hiểu rõ phong tục tập quán mọi nơi và
làm cho đồng bào tin yêu mà tiến hành công tác vận động đồng bào miền núi
cụ thể, thiết thực, phù hợp, dễ hiểu để đồng bào làm được. Các chủ trương,
chính sách, biện pháp phát triển kinh tế, văn hóa ở miền núi đòi hỏi phải thực
hiện khẩn trương, nhưng không thể nóng vội, rập khuôn máy móc mà phải
thận trọng, vững chắc, toàn diện, hiệu quả, đem lại lợi ích cho đồng bào ta.
Hồ Chí Minh nhắc nhở, đồng bào các dân tộc thiểu số "cũng phải khắc
phục những tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, tự ti dân tộc, người dân tộc
lớn dễ mắc bệnh kiêu ngạo. Cán bộ địa phương, nhân dân địa phương lại dễ
cho mình là dân tộc bé nhỏ, tự ti, cái gì cũng cho là mình không làm được rồi
không cố gắng" [27, tr.136].
Hồ Chí Minh đặt một niềm tin sâu sắc và nêu rõ: "Đồng bào các dân tộc
rất thật thà và rất tốt. Nếu nói đúng thì đồng bào nghe, đồng bào làm và làm
được" [27, tr.138]. Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu "Trung ương
Đảng và Chính phủ mà trực tiếp là các cấp ủy đảng, các ủy ban địa phương,
các cô, các chú phải làm sao nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của đồng
bào các dân tộc" [27, tr.134-135]; phải có kế hoạch đẩy mạnh phong trào
miền núi lên, về kinh tế cũng như về văn hóa, tất cả các mặt" [27, tr.13].
1.1.3. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
Thuật ngữ "chính sách dân tộc" cần được phân biệt với chính sách xã
hội, chính sách miền núi và chính sách dân vận của Đảng.
Chính sách dân tộc giải quyết mối quan hệ trong cộng đồng dân cư đa
dân tộc của một quốc gia theo quan điểm của giai cấp nắm chính quyền.
11
Chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản là một hệ thống chủ trương, giải pháp
lớn, nhằm thực hiện quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa giữa các
dân tộc, trong đó có sự quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát
triển kinh tế thấp. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta đảm bảo phát
huy sức mạnh của cả dân tộc và bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc, giải quyết
đúng đắn quan hệ lợi ích giữa các dân tộc, làm cho các dân tộc đoàn kết bình
đẳng, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Từ sự phân tích trên có thể rút ra khái
niệm chính sách dân tộc là bao gồm những chính sách tác động trực tiếp đến
dân tộc và quan hệ dân tộc nhằm mục đích phát triển các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng ở các vùng dân tộc thiểu số;
xây dựng khối đại đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; tiến hành
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Chính sách xã hội là chính sách về con người, chăm lo bồi dưỡng và phát
huy nhân tố con người. Trên ý nghĩa đó, chính sách dân tộc nằm trong chính
sách xã hội nhưng không đồng nhất với chính sách xã hội. Đảng ta xác định
chính sách dân tộc là vấn đề chiến lược lớn của cách mạng. Đồng nhất chính
sách dân tộc với chính sách xã hội sẽ không quán triệt đầy đủ tính chất, đặc
điểm, tầm quan trọng của lĩnh vực công tác này, hạn chế thậm chí mắc sai lầm
trong thực tiễn công tác.
Chính sách dân tộc cũng không thể đồng nhất với chính sách miền núi.
Miền núi có địa hình phức tạp, xa các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa.
Điều kiện để phát triển kinh tế xã hội ở miền núi thường gặp khó khăn. Đồng
bào các dân tộc thiểu số thường sống ở miền núi. Vì vậy, thực hiện chính sách
miền núi có nội dung quan trọng là thực hiện chính sách dân tộc của Đảng.
Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, số lượng người Kinh sống ở miền núi đã tăng
lên đáng kể. Do vậy, chính sách miền núi quan tâm đến điều kiện cụ thể của
12
dân cư sống ở miền núi, không hoàn toàn đồng nhất với chính sách dân tộc
quan tâm đến các điều kiện đặc thù của các dân tộc thiểu số.
Quan niệm chính sách dân tộc với chính sách dân vận đồng nhất với
nhau cũng không đầy đủ. Chính sách dân vận hiểu theo nghĩa hẹp có đối
tượng là các tầng lớp dân cư theo đặc điểm của lứa tuổi, giới tính, tôn giáo,
nghề nghiệp, địa bàn cư trú... trong các dân tộc đều có các đối tượng trên
thuộc phạm vi của công tác dân vận. Nhưng chính sách dân tộc chú ý đến đặc
điểm kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán, tâm lý, điều kiện phát triển
của mỗi dân tộc, nên không hoàn toàn đồng nhất với chính sách dân vận.
Đặc điểm nổi bật trong quan hệ dân tộc ở Việt Nam là có truyền thống
đoàn kết gắn bó từ lâu đời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Do đặc
điểm lịch sử của cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt và chống
giặc ngoại xâm, các dân tộc ở Việt Nam, thiểu số cũng như đa số tuy trình độ
kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán…khác nhau nhưng đều có chung
truyền thống đoàn kết thống nhất, tương thân, tương ái, đồng cam cộng khổ
trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Truyền thống đó đã được phát huy
cao độ trong các cuộc đấu tranh nhằm giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc
và đang được phát huy trong công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, mà nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
Dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề dân tộc và giải quyết các mối quan hệ dân tộc; xuất phát từ
đặc điểm các dân tộc ở nước ta. Đảng ta, luôn luôn đề ra chính sách dân tộc
đúng đắn ngay từ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, tiếp
tục hoàn thiện và thể hiện cụ thể trong các Nghị quyết của các Đại hội đại
biểu toàn quốc, trong các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và được khẳng định
trong Hiến pháp.
13
Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã
chỉ ra cụ thể về chính sách dân tộc:
Chính sách dân tộc của Đảng là thực hiện triệt để quyền bình đẳng về
mọi mặt giữa các dân tộc, tạo ra những điều kiện cần thiết để xóa bỏ tận gốc
sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc ít người và dân tộc
đông người, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao tiến kịp vùng thấp,
làm cho tất cả các dân tộc đều có cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc
phát triển về mọi mặt, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ [13, tr.46].
Đại hội Đảng lần thứ VI của Đảng cũng đã chỉ rõ con đường phát triển
các dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc:
Sự phát triển mọi mặt của từng dân tộc đi liền với sự củng cố phát triển
của cộng đồng các dân tộc trên đất nước ta. Sự tăng cường tính cộng đồng,
tính thống nhất là một quá trình hợp quy luật, nhưng tính cộng đồng, tính
thống nhất không mâu thuẫn, không bài trừ tính đa dạng, tính độc đáo của mỗi dân
tộc [15, tr.16].
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(1991) nêu rõ :
Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc,
tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến
bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam
[16, tr.16].
Xuất phát từ tình hình phát triển không đồng đều giữa các dân tộc trong
lịch sử và sự chênh lệch lớn về đời sống kinh tế - xã hội giữa các dân tộc, giữa
các vùng, miền, Đảng và Chính phủ Việt Nam trong lãnh đạo công cuộc đổi
mới ngày càng nhận rõ việc xóa bỏ sự chênh lệch giữa các vùng miền, đẩy
mạnh xóa đói giảm nghèo thực hiện công bằng xã hội, bình đẳng dân tộc.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng khẳng định:
14
Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn. Thực hiện “bình đẳng, đoàn kết,
tương trợ” giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Xây dựng Luật dân tộc. Từ nay đến năm 2000, bằng nhiều biện
pháp tích cực và vững chắc, thực hiện cho được 3 mục tiêu chủ yếu: xóa được
đói, giảm được nghèo, ổn định và cải thiện được đời sống, sức khỏe của đồng
bào các dân tộc, đồng bào vùng cao, vùng biên giới; xóa được mù chữ, nâng cao
dân trí, tôn trọng và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; xây dựng
được cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ và đảng viên của các dân tộc ở các vùng,
các cấp trong sạch và vững mạnh [17, tr.125-126].
Để cụ thể hóa các Nghị quyết đổi mới của Đảng từ Đại hội VI, Bộ Chính
trị đã ban hành Nghị quyết 22 (ngày 27/11/1989) « Về một số chủ trương,
chính sách lớn về phát triển kinh tế - xã hội miền núi ». Nghị quyết này đã
nêu quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân
tộc thiểu số: Phát triển kinh tế - xã hội miền núi là một bộ phận hữu cơ của
chiến lược phát triển nền kinh tế quốc dân. Một mặt, các địa phương miền núi
có trách nhiệm góp phần thực hiện chủ trương chiến lược phát triển kinh tế,
xã hội chung của cả nước. Mặt khác, việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện
những chủ trương, chính sách chung ở miền núi phải tính đầy đủ những đặc
điểm về tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán của
miền núi nói chung và của riêng từng vùng, từng dân tộc; trong việc này cần
đặc biệt nhấn mạnh vai trò năng động, sáng tạo của địa phương và cơ sở.
Trong việc phát triển kinh tế - xã hội miền núi, phải quán triệt phương
châm « trung ương và địa phương cùng làm, nhà nước và nhân dân cùng
làm », một mặt phải khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào ngân sách trung
ương, xem nhẹ nỗ lực của địa phương, mặt khác nhà nước cần quan tâm, đầu
tư nguồn ngân sách thích đáng hơn cho miền núi, trước mắt tập trung đầu tư
cho phát triển giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện và nguồn nước cho
15
sản xuất và sinh hoạt phù hợp tạo điều kiện và động viên mạnh mẽ nhân dân
miền núi khai thác tiềm năng và thế mạnh của mình.
Cụ thể hóa chính sách dân tộc của Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều
chính sách, chương trình, dự án nhằm phát triển toàn diện vùng đồng bào dân
tộc thiểu số như:
Chương trình định canh định cư. Chương trình được ban hành và triển
khai từ năm 1968 theo Quyết định 138/CP ở miền núi phía Bắc. Định canh,
định cư là giải pháp lâu dài và hiệu quả để nâng cao đời sống và bảo vệ tài
nguyên môi trường. Các mục tiêu chính của chương trình bao gồm: ổn định
cuộc sống định canh, định cư; khai thác hợp lý và hiệu quả các tiềm năng kinh
tế miền núi, nâng cao đời sống người dân, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi
trường và điều kiện sống. Mục tiêu là xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, hạn
chế du canh, ổn định định canh, định cư và từng bước nâng cao đời sống cho
người dân.
Dự án hỗ trợ đồng bào các dân tộc đặc biệt khó khăn trong phạm vi cả
nước bắt đầu từ năm 1992. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ đồng bào các dân tộc
đặc biệt khó khăn nhằm phát triển kinh tế, nâng cao dân trí xóa đói giảm
nghèo, tạo điều kiện cho các dân tộc có dân số ít hòa nhập với cả nước về đời
sống và thu nhập.
Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã theo Quyết định số 35/QĐ TTg ngày 13/1/1997 nhằm xây dựng những trung tâm kinh tế xã hội làm đòn
bẩy cho sự phát triển mọi mặt của các cụm xã ở những vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn.
Chính sách trợ giá, trợ cước và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đối với vùng dân
tộc, vùng sâu, vùng xa theo Nghị định số 20/1998/NĐ-CP của Thủ tướng Chính
phủ trong đó chủ trương cấp không và trợ cước đối với một số mặt hàng thiết
yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn.
16
Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo 1998-2000. Nhằm
đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VIII, năm 1998 Chính phủ chính thức ban hành
Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo 1998-2000 (chương trình
133), trong đó vấn đề giải quyết tình trạng nghèo đói trong phạm vi cả nước
với mục tiêu chung là xóa đói giảm nghèo toàn diện về kinh tế, xã hội và văn
hóa. Đây là một chương trình tổng hợp có tính chất liên ngành nằm trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mục tiêu cụ thể là giảm tỷ lệ hộ
nghèo trong nước từ 17,1% năm 1998 xuống còn 10% năm 2000, bao gồm dự
án các thành phần: 1/ Đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng; 2/ Định canh định cư,
kinh tế mới; 3/ Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn; 4/ Hỗ trợ sản xuất
và phát triển ngành nghề; 5/ Tín dụng cho hộ nghèo với lãi suất thấp; 6/ Hỗ trợ
giáo dục; 7/ Hỗ trợ y tế; 8/ Khuyến nông, lâm, ngư; 9/ Đào tạo cán bộ.
Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng
đồng bào dân tộc miền núi và vùng sâu, vùng xa. Tháng 7/1998 nhằm cụ thể
hóa Chương trình 133 ở vùng các dân tộc thiểu số, Chính phủ tiếp tục ban
hành Quyết định 135 về Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt
khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135) trong đó quy
định:
Về đất đai: Thực hiện giao đất giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, gắn với công tác định canh định cư phát triển kinh tế mới, tạo
điều kiện cho đồng bào có đất sản xuất, ổn định đời sống.
Về đầu tư, tín dụng: Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản
xuất nông lâm nghiệp. Trợ giá, trợ cước vận chuyển cho các mặt hàng thiết
yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân thuộc vùng các xã đặc
biệt khó khăn. Các hộ gia đình được giao đất, giao rừng để trồng cây công
nghiệp, cây lấy quả, cây đặc sản, cây làm thuốc và cây lâm nghiệp được
hưởng chính sách theo quy định tại Quyết định 661/1998/QĐ-Ttg, ngày
17
29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Các hộ gia đình thuộc phạm vi chương
trình được ưu tiên vay vốn từ ngân hàng người nghèo và các nguồn vốn ưu
đãi để thực hiện chương trình
Nhà nước hỗ trợ: Xây dựng các trung tâm cụm xã, phát triển hệ thống
giao thông, đầu tư làm lưới điện đến trung tâm cụm xã theo quy hoạch, nơi
khó khăn về nước sinh hoạt nhà nước hỗ trợ kinh phí để xây dựng một số
điểm cấp nước tập trung phù hợp với quy hoạch khu dân cư. Khuyến khích
thành lập các tổ, nhóm liên gia để giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, vay
và sử dụng có hiệu qủa các nguồn tín dụng nông thôn ; Được hưởng chế độ
chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh ở cơ sở y tế của nhà nước không mất tiền theo
quy định tại Nghị định số 95/NĐ-CP ngày 27/8/1994 của Chính phủ.
Chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực
Nhà nước đầu tư kinh phí để đào tạo cán bộ cơ sở ở xã, bản làng, phum,
sóc để nâng cao trình độ quản lý, quản lý sản xuất ; Học sinh trong các xã đặc
biệt khó khăn đến trường học được cấp sách giáo khoa, văn phòng phẩm, và
miễn học phí; Hỗ trợ mở lớp dạy nghề cho con em đồng bào dân tộc, nhằm
khai thác tiềm năng tại chỗ, phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, tăng thu
nhập, nâng cao đời sống.
Mục tiêu cụ thể của giai đoạn 1998-2000 là mỗi năm giảm 4-5% số hộ
nghèo trong tổng số 45% hộ nghèo của năm 1998, bước đầu cung cấp nước
sinh hoạt, phát triển giáo dục y tế, giao thông và văn hóa. Chương trình bao
gồm 5 nhiệm vụ, sau chuyển thành 5 dự án thành phần. Phát triển cơ sở hạ
tầng nông thôn ; quy hoạch và xây dựng trung tâm cụm xã ; quy hoạch bố trí
lại dân cư ở những nơi cần thiết ; đẩy mạnh phát triển sản xuất nông lâm gắn
với chế biến tiêu thụ sản phẩm và đào tạo cán bộ cơ sở.
Thông qua các hệ thống văn bản, từ văn kiện của Đảng, Chính phủ, pháp
luật của Nhà nước cũng như các văn bản dưới luật, chính sách dân tộc của
18
Đảng và Nhà nước ta ngày càng được quan tâm cả trong phương diện hoạch
định chính sách đến việc thể chế hóa và thực hiện trong đời sống.
1.2. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc
thiểu số
1.2.1. Đặc điểm, tình hình đời sống kinh tế - xã hội của các dân tộc
thiểu số tỉnh Quảng Ninh
* Đặc điểm tự nhiên- xã hội của tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, với diện
tích 6.110 km2, trong đó có 87% là đất liền, 13% là hải đảo, đồi núi chiếm
90% diện tích của tỉnh. Địa hình của Quảng Ninh rất đa dạng và phức tạp
gồm miền núi, biên giới và hải đảo, được chia thành các vùng với điều kiện tự
nhiên khác nhau. Vùng biên giới và hải đảo của tỉnh có vị trí chiến lược đặc
biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, đối ngoại của vùng
Đông Bắc Tổ quốc.
Tuyến biên giới trên đất liền của tỉnh Quảng Ninh dài 132,8 km đi qua
địa phận 12 xã, 4 phường thuộc 2 huyện và 1 thị xã trong đó các xã biên giới
là những xã nghèo, thuộc diện vùng sâu, vùng xa, có 3 cửa khẩu thông quan
với nước bạn là: Cửa khẩu quốc tế Móng Cái - thị xã Móng Cái, cửa khẩu
Hoành Mô - Huyện Bình Liêu và Cửa khẩu Bắc Phong Sinh - Huyện Hải Hà.
Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế của tỉnh nhưng cũng là vấn đề
khó khăn cần đầu tư về an ninh quốc phòng.
Tuyến biên giới biển của tỉnh dài khoảng 400km. Án ngữ dọc đường
phân giới là hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ trong đó có 8 đảo lớn, có dân sinh
sống ở 10 xã và 1 thị trấn thuộc các huyện Vân Đồn, Cô Tô, Hải Hà và thị xã
Móng Cái. Đảo xa nhất là Thanh Lân, huyện Cô Tô, cách đất liền trên 80km.
Vùng biển của tỉnh có vị trí rất quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng,
an ninh, môi sinh và môi trường sinh thái.
19
Trong những năm qua, kinh tế của tỉnh Quảng Ninh liên tục phát triển ở
mức cao và ổn định: GDP bình quân trong 2 năm 2006-2007 tăng 13,11%;
GDP bình quân đầu người năm 2007 đạt 1.063 USD. Các ngành kinh tế mũi
nhọn của tỉnh như công nghiệp, du lịch, vận tải… phát triển mạnh. Đặc biệt,
trong những năm gần đây, kinh tế xã hội ở các vùng có cửa khẩu phát triển
mạnh. Năm 2007 kim ngạch thương mại hai chiều qua các cửa khẩu của Quảng
Ninh với Trung Quốc là 4 tỷ USD.
* Đời sống kinh tế- xã hội các dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh
- Về thành phần dân tộc và sự phân bố dân cư
Theo tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999 tỉnh Quảng Ninh có 954.204
người bao gồm 22 dân tộc. Trong đó dân tộc thiểu số chiếm 10,8% dân số của
tỉnh, gồm các dân tộc Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chay, Hoa, Nùng, Mường, Thái,
Khơme, H’Mông, Giáy, Ba Na, Hrê, Hà Nhì, La Chí, Cống. Trong 21 thành
phần dân tộc thiểu số của tỉnh, có 5 dân tộc có dân số đông trên 5.000 người
sống tập trung ở các khu vực miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh
gồm: dân tộc Dao 47.714 người, dân tộc Tày 30.090 người, dân tộc Sán Dìu
17.216 người, dân tộc Sán Chay 11.766 người, dân tộc Hoa 6.869 người.
Các dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh phân bố ở hầu hết 14/14 huyện, thị
xã, thành phố của tỉnh. Huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số đều là nằm
sát biên giới Việt - Trung. Trong đó, nhiều nhất là huyện Bình Liêu, đồng bào
dân tộc thiểu số chiếm 95% dân số toàn huyện. Tỷ lệ đó ở Ba Chẽ là 76,61%,
Tiên Yên là 47,2%, tiếp đến là Hoành Bồ, Đầm Hà, Hải Hà, Cẩm Phả, Vân
Đồn.
Sự hình thành các dân tộc ở tỉnh Quảng Ninh là một quá trình lịch sử lâu
dài. Từ thời cổ đại trên địa bàn của tỉnh đã có các dân tộc: Kinh, Tày, Sán
Dìu…Sau này, do những biến động của lịch sử dân tộc Việt Nam, tỉnh Quảng
Ninh đã xuất hiện thêm nhiều dân tộc mới: Hoa, Dao, Ngái…
20