Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

quá trinh thực hiện chính sách dân tộc của đảng ở tình hòa bình từ 2001 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.39 MB, 155 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------

HOÀNG THỊ HUỆ

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN
TỘC CỦA ĐẢNG Ở TỈNH HÒA BÌNH
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------

HOÀNG THỊ HUỆ

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN
TỘC CỦA ĐẢNG Ở TỈNH HÒA BÌNH
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học


PGS.TS Hoàng Hồng

HÀ NỘI - 2012


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi của đề tài: ............................................................. 5
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................ 6
6. Kết cấu luận văn ....................................................................................... 6
Chương 1 ĐẢNG BỘ TỈNH HÒA BÌNH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2001 - 2005 ................................. 7
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên – xã hội và việc quán triệt thực hiện
chính sách dân tộc của Đảng ở tỉnh Hòa Bình trước năm 2001 ................. 7
1.1.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội và tình hình các dân tộc ở tỉnh Hòa Bình ........ 7
1.1.2. Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước và quá trình thực hiện của
Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trước năm 2001 .................................................... 14
1.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Hòa
Bình giai đoạn 2001 - 2005 ......................................................................... 28
1.2.1. Chủ trương thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Hòa
Bình giai đoạn 2001 - 2005 ......................................................................... 28
1.2.2. Đảng bộ tỉnh Hòa Bình chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm
2001 đến năm 2005...................................................................................... 34
Chương 2 ĐẢNG BỘ TỈNH HÒA BÌNH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 ............................... 65
2.1. Phương hướng, kế hoạch thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ
tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2010 ......................................................... 65

2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện Chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh
Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2010 ................................................................. 68


2.2.1. Thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II (2006 – 2010) ................. 68
2.2.2. Thực hiện Chương trình cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ
Dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2007 – 2010 ......................... 80
2.2.3. Tiếp tục thực hiện Chương trình 134 ................................................ 83
2.2.4. Chăm lo bồi dưỡng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ............. 87
Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ........................... 95
3.1. Một số nhận xét ................................................................................... 95
3.1.1. Ưu điểm ............................................................................................. 95
3.1.2. Hạn chế ............................................................................................. 99
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu ............................................................. 104
KẾT LUẬN ............................................................................................... 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 115
PHỤ LỤC...................................................................................................... 0


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc trên thế giới nói chung và trong
một quốc gia nói riêng là vấn đề hết sức nhạy cảm, phức tạp trong mọi lĩnh
vực đời sống xã hội. Thực tế lịch sử thế giới cho thấy, cuộc đấu tranh xung
quanh vấn đề dân tộc thường diễn ra dưới nhiều hình thức và rất quyết liệt.
Do đó, từ khi xã hội loài người có sự phân hóa giai cấp đến nay trong suốt
quá trình phát triển của thế giới, việc tìm kiếm con đường giải quyết vấn đề
dân tộc được các nhà chính trị và khoa học quan tâm đặc biệt. Đảng cộng sản
Việt Nam cho rằng: Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một trong những
nhiệm vụ có tính chất chiến lược của cách mạng Việt Nam.

Vấn đề dân tộc và giải quyết mối quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta
được Đảng cộng sản Việt Nam xác định là một nội dung quan trọng trong
toàn bộ sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc trước đây cũng như cách
mạng xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Nhận thức và giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc và mối quan hệ giữa
các dân tộc theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí
Minh có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thực hiện chính sách đại đoàn kết
toàn dân của Đảng và Nhà nước ta, liên quan đến sự ổn định và phát triển của
đất nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tình hình phát triển các dân tộc
ở Việt Nam và trên thế giới đang đặt ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ về vấn đề
phát triển các dân tộc ở nước ta, đòi hỏi phải tiếp tục nhận thức đúng vị trí và
tầm quan trọng của vấn đề dân tộc và sự cần thiết bổ sung chính sách dân tộc
phù hợp với thực tế của giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt trong
giai đoạn tiến mạnh vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

1


Đối với Hòa Bình, một tỉnh có hơn 70% số dân là người dân tộc thiểu số,
trong đó có 6 dân tộc chính là: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông, Hoa.
Đảng bộ tỉnh đã luôn quan tâm lãnh đạo giải quyết tốt mối quan hệ giữa các
dân tộc, giữa dân tộc thiểu số với dân tộc Kinh. Thành công đó của Đảng bộ
là do đã thực hiện nghiêm túc, sáng tạo chính sách dân tộc của Đảng.
Tuy nhiên, hiện nay ở Hòa Bình cũng có nhiều vấn đề cần phải nghiên
cứu nhằm rút ra những kinh nghiệm để vận dụng vào thực tế.
Nghiên cứu việc Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo thực hiện chính sách
dân tộc trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010 giúp chúng ta hiểu biết
sâu sắc hơn sự lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng vững vàng của Đảng nói chung,
của Đảng bộ Hòa Bình nói riêng, đồng thời góp phần đánh giá đúng đắn

những thành tựu và hạn chế cũng như những thuận lợi và khó khăn trong tổ
chức thực hiện đường lối dân tộc thời kỳ lịch sử này. Bởi đây là thời kỳ đánh
dấu sự khởi đầu của một thế kỷ mới, thế kỷ XXI với nhiều vấn đề mới được
đặt ra trên phương diện lý luận và thực tiễn cho Đảng bộ tỉnh Hòa Bình phải
giải quyết, trong đó có lĩnh vực phát triển của các dân tộc thiểu số. Việc nhận
thức đúng đắn những đặc điểm và quy luật phát triển của các dân tộc thiểu số
và miền núi ở Hòa Bình là cơ sở khách quan có ý nghĩa quyết định để Đảng
xác định chủ trương và chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Thực tiễn cuộc sống đòi hỏi phải nghiên cứu nghiêm túc, khoa học theo
quan điểm lịch sử để nhận thức đúng đắn vấn đề dân tộc và đường lối chính
sách dân tộc của Đảng trong những năm cả nước thực hiện đường lối đổi mới
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là những lý do thôi thúc tôi chọn đề tài:
“Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở tỉnh Hòa Bình từ
năm 2001 đến năm 2010” làm Luận văn Thạc sĩ của mình. Đây là một đề tài

2


vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, mang tính thời sự đối với sự phát triển của
cộng đồng dân tộc Việt Nam hiện nay nói chung, ở Hòa Bình nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong tiến trình cách mạng Việt Nam, vấn đề dân tộc và chính sách dân
tộc luôn luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Mỗi thời kỳ lịch sử, trước
yêu cầu và nhiệm vụ chính trị mới đòi hỏi Đảng lại có chủ trương, chính sách,
giải pháp mới phù hợp. Chính vì vậy, vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc
của Đảng luôn được giới lý luận và các nhà lãnh đạo quan tâm nghiên cứu.
Trên phạm vi cả nước đã có nhiều công trình đề cập đến vấn đề này ở những
góc độ khác nhau. Nhìn một cách tổng thể, các công trình liên quan có thể
chia thành những nhóm chủ yếu:

- Nhóm 1: Những nghiên cứu tổng quan về các dân tộc thiểu số ở Việt
Nam. Đáng chú ý là: “Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội
ở miền núi” của Bế Viết Đẳng (chủ biên), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
“Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay – Thực trạng
và giải pháp” của Hà Quế Lâm, Nxb. Chính trị Quốc Gia, Hà Nội; “Mấy vấn
đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay”
của Phan Hữu Dật, Nxb. Chính tri Quốc gia, Hà Nội; Có thể thống kê nhiều
hơn nữa những công trình loại này, song đây là những nghiên cứu tổng hợp
nên chỉ mang đến những nhận định khái quát về đặc điểm địa lý, văn hóa – xã
hội, về thành phần dân tộc và sự phân bố các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Từ
đó rút ra một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn về đời sống của đồng
bào các dân tộc thiểu số, đồng thời đóng góp cơ sở khoa học cho việc thực
hiện tôt hơn chính sách bình đẳng dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Nhóm 2: Những nghiên cứu về chính sách dân tộc của Đảng và nhà
nước ta, tiêu biểu trong số này có các công trình: “Vấn đề dân tộc và Chính
sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam” (Ban tư tưởng - văn hóa Trung
3


ương), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; “Hệ thống các văn bản chính sách
dân tộc và miền núi, tập 2: Về kinh tế - xã hội” (Ủy ban dân tộc và miền núi),
Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội… Nhìn chung, đây là những tài liệu cơ bản cung
cấp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đúng, hiểu được những nội
dung cơ bản nhất về dân tộc và quan hệ dân tộc cũng như những chính sách
dân tộc đúng đắn, nhất quán của Đảng và Nhà nước, qua đó góp phần thực
hiện nhiệm vụ xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
- Nhóm 3: Một số Luận văn Thạc sĩ và Khóa luận tốt nghiệp ngành Lịch
sử. Trong đó có các công trình: “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo thực
hiện chính sách dân tộc từ năm 1997 đến năm 2005” của Hoàng Thu Thủy,
Luận văn Thạc sĩ, 2007; “Đảng bộ Hòa Bình lãnh đạo thực hiện chính sách

dân tộc của Đảng thời kỳ 1991 – 2000” của Hà Minh Huân, Khóa luận tốt
nghiệp, 2001. Ngoài ra còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí đề cập đến
giải quyết vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta
trong thời kỳ đổi mới.
Các công trình nghiên cứu trên nhìn chung đều khẳng định vai trò to lớn
và sự đúng đắn, nhất quán của Đảng trong việc đề ra và lãnh đạo thực hiện
chính sách đối với các dân tộc thiểu số trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng như trong công cuộc đổi mới
hiện nay. Những công trình báo cáo nêu trên là những nguồn tư liệu quý cung
cấp cơ sở thực tiễn và cách tiếp cận về chính sách dân tộc và tình hình thực
hiện chính sách dân tộc ở nước ta.
Tuy nhiên đến năm 2010, chưa có công trình nào đề cập một cách đầy
đủ, có hệ thống vấn đề “Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở
tỉnh Hòa Bình từ năm 2001 đến năm 2010” dưới góc độ tiếp cận của khoa học
Lịch sử Đảng.

4


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Mục đích của khóa luận nhằm làm rõ chủ trương và biện
pháp của Đảng Bộ tỉnh Hòa Bình trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách
dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010. Khẳng định ưu điểm, hạn chế và bài học
kinh nghiệm.
- Nhiệm vụ của đề tài:
+ Hệ thống hóa và trình bày các chủ trương, kế hoạch của Đảng bộ tỉnh
Hòa Bình nhằm thực hiện chính sách dân tộc trên địa bản tỉnh từ năm 2001
đến 2010.
+ Mô tả khách quan, toàn diện quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện chính
sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình từ năm 2001 đến 2010.

+ Đánh giá ưu điểm, hạn chế và rút ra kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện
chính sách dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010.
4. Đối tượng và phạm vi của đề tài:
- Đối tượng của đề tài: Các chủ trương và biện pháp tổ chức thực hiện
chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình từ năm 2001 đến năm 2010.
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2010. Năm 2001 là năm diễn ra Đại
hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XIII, năm 2010 là năm kết thúc 2
Nhiệm kỳ: Nhiệm kỳ 5 năm (2001 – 2005) và Nhiệm kỳ 5 năm (2006 – 2010)
Đảng bộ tỉnh lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc.
+ Không gian: Nghiên cứu sự vận dụng, cụ thể hóa chính sách dân tộc và
tổ chức thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh Hòa Bình.
+ Nội dung: Chính sách dân tộc có nội dung rất rộng, thể hiện trên tất cả
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh… Đề tài

5


giới hạn ở những nhóm chính sách chủ yếu sau: Chính sách kinh tế (Phát triển
kinh tế, Xóa đói giảm nghèo, 135); Chính sách chăm lo trí lực và thể lực
(Giáo dục – đào tạo, y tế, nâng cao đời sống vật chất); Chính sách bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; Chính sách cán bộ dân tộc thiểu số.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
- Nguồn tài liệu:
+ Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mac – Lênin và Tư tưởng Hồ
Chí Minh về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc.
+ Các văn kiện của Đảng, Nhà nước và Đảng bộ tỉnh Hòa Bình, Báo cáo
của các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh liên quan đến chính sách dân tộc.
+ Các công trình đã công bố liên quan đến nội dung đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận sử dụng các phương pháp chủ yếu

là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra, khóa luận còn sử
dụng các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh… để đối chiếu, bảo đảm
độ chính xác, tin cậy của các dữ liệu trong khóa luận.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo thực hiện chính sách
dân tộc giai đoạn 2001 - 2005.
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo thực hiện chính sách
dân tộc giai đoạn 2006 – 2010.
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm.

6


Chương 1
ĐẢNG BỘ TỈNH HÒA BÌNH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2001 - 2005

1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên – xã hội và việc quán triệt thực hiện
chính sách dân tộc của Đảng ở tỉnh Hòa Bình trước năm 2001
1.1.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội và tình hình các dân tộc ở tỉnh Hòa Bình
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội tỉnh Hòa Bình
Hoà Bình là một tỉnh có bề dày lịch sử, nhân dân các dân tộc trong tỉnh
không những cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, mà còn có truyền
thống đấu tranh cách mạng kiên cường, bất khuất với những chiến tích hào
hùng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Ngày 22/6/1886 sau khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp với chính sách
“chia để trị” đã giao cho quyền kinh lược Bắc Kỳ ký Nghị định cắt những
vùng đất đai có đồng bào Mường cư trú thuộc các tỉnh Hưng Hoá, Sơn Tây,

Hà Nội và Ninh Bình để thành lập một tỉnh mới gọi là tỉnh Mường.
Tỉnh Mường đầu tiên gồm bốn Phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn và
Chợ Bờ. Từ năm 1886 đến năm 1896, tỉnh lỵ có nhiều lần di chuyển, lúc đầu
ở Chợ Bờ rồi chuyển về Phương Lâm nhưng ở đây thường bị ngập lụt nên lại
chuyển lên Chợ Bờ. Sau cuộc tiến công bất ngờ của nghĩa quân Đốc Ngữ vào
Chợ Bờ đêm ngày 29 rạng sáng ngày 30 tháng 01 năm 1891, giết chết tên phó
sứ Ru – Giơ – Ri, thực dân Pháp hoảng sợ chuyển lỵ sở đi nơi khác. Ngày
mùng 5/9/1896, tỉnh lỵ Mường chuyển về đóng lại làng Vũ Diệu, xã Hoà
Bình, phía tả ngạn sông Đà đối diện với Phương Lâm, từ đó tỉnh Mường được
gọi là tỉnh Hoà Bình.

7


Lúc này tỉnh Hoà Bình có bốn châu là: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn và
Mai Đà. Lạc Thuỷ thuộc châu Lạc Sơn đến tháng 10 năm 1908 thì chuyển về
tỉnh Hà Nam.
Từ năm 1896 địa giới hành chính tỉnh Hoà Bình về cơ bản ổn định. Đến
tháng 01 năm 1953 châu Lạc Thuỷ cùng một số xã của Nho Quan – Ninh
Bình được chuyển về Hoà Bình.
Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, các Châu được
chuyển gọi thành huyện và tổ chức hành chính của một số huyện có thay đổi:
Tháng 10/1957 huyện Mai Đà được tách thành hai huyện mới: Mai Châu và
Đà Bắc; huyện Lạc Sơn tách thành hai huyện: Lạc Sơn và Tân Lạc, đến tháng
8/1964 huyện Lạc Thuỷ tách thành hai huyện: Yên Thuỷ và Lạc Thuỷ.
Mùa xuân năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giành được
thắng lợi, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối, cả
nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong tiến trình đó, ngày 27/12/1976, Quốc
hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá V, tại kỳ họp thứ hai ra Nghị
quyết hợp nhất một số tỉnh, trong đó có tỉnh Hoà Bình và tỉnh Hà Tây hợp

thành một tỉnh mới gọi là tỉnh Hà Sơn Bình. Trong 15 năm hợp nhất, nhân
dân các dân tộc tỉnh Hà Sơn Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ đã chung
sức, chung lòng xây dựng tỉnh mới ngày một phát triển.
Ngày 01/10/1991 theo Nghị quyết của Quốc hội khoá VIII (kỳ họp thứ
9) tỉnh Hoà Bình được tái lập. Đây là sự kiện đánh dấu một thời kỳ mới trong
tiến trình cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình thực
hiện công cuộc đổi mới toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Tỉnh Hoà Bình có tổng diện tích là 4749 km2 gồm 10 huyện, thị: Lương
Sơn, Kỳ Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Cao phong, Lạc Sơn, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ,
Mai Châu, Đà Bắc và một thành phố trực thuộc tỉnh. Phía Bắc giáp với tỉnh

8


Sơn La và tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp tỉnh Hà Tây, cách thủ đô Hà Nội
điểm gần nhất là 30km. Phía Nam và Tây Nam giáp các tỉnh: Hà Nam, Ninh
Bình và Thanh Hoá. Chính vì vậy, Hoà Bình có vị trí quan trọng chiến lược ở
Bắc Bộ, là cửa ngõ ra vào vùng Tây Bắc, là bản lề giữa vùng đồng bằng Bắc
Bộ, khu Bốn cũ với Tây Bắc, Việt Bắc, là cửa ngõ thông sang Thượng Lào.
Địa phận Hoà Bình có nhiều con đường giao thông huyết mạch đi qua
như: Quốc lộ 6, 12, 15, 21… Đặc biệt là con sông Đà chảy từ Tây Bắc qua
Hoà Bình nối với sông Hồng ở Việt Trì, sông Bôi từ Kim Bôi qua Lạc Thuỷ
chảy vào sông Hoàng Long nối với sông Đáy tại cửa Gián (Phủ Lý). Những
con đường thuỷ, bộ này là mạch máu giao thông quan trọng nối Hoà Bình với
các tỉnh xung quanh.
Núi rừng Hoà Bình có địa thế, địa hình khá hiểm trở, chia thành hai tiểu
vùng: Tiểu vùng 1, trải dài từ Đà Bắc qua Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu nối
với miền Thượng du Thanh Hoá. Đó là vùng núi cao nối tiếp giữa dãy Hoàng
Liên Sơn và dải Trường Sơn, có độ cao trung bình 400 – 500 mét với nhiều
đồi núi cao, rừng rậm. Tiểu vùng thứ 2, bao gồm các huyện Kỳ Sơn, Lương

Sơn xuống tới Lạc Thuỷ. Đây là vùng núi thấp, có độ cao trung bình trên 100
mét, chủ yếu là núi đá vôi, nhiều hang động, rừng thứ sinh và đồng cỏ. Địa
hình rừng núi trong tỉnh bị chia cắt bởi nhiều thung lũng, hàng trăm con suối
lớn, nhỏ. Xen giữa các rặng núi có những thung lũng trải rộng, kéo dài thành
những cánh đồng tương đối bằng phẳng và các triền bãi ven sông.
Trên dải cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ - Lai Châu đến bờ
biển tỉnh Ninh Bình, hoạt động cacxtơ hoá đã tạo ra các bồn địa giữa núi có
điều kiện cư trú thuận lợi (địa hình thấp, khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, có
nguồn nước…), hình thành nên các xứ Mường trù phú, thường được người
Mường ca tụng: “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động” (nay thuộc địa
phận các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong và Kim Bôi).

9


Ở địa bàn miền núi, Nông - lâm nghiệp là tiềm năng kinh tế quan trọng
hàng đầu của tỉnh, đặc biệt là tiềm năng về lâm nghiệp. Trong tổng số
395.300 ha đất đai nông – lâm nghiệp thì đất lâm nghiệp chiếm tới 367.300
ha, bằng gần 80% [52; 9]. Rừng là tài nguyên quý giá nhất của Hoà Bình với
nhiều loại gỗ qúy có giá trị về mặt kinh tế và giá trị sử dụng cao như lim,
vàng hương, sến… các loại hương dược liệu: quế, nấm linh chi, thông đỏ…
và các loại đặc sản rừng như nấm hương, măng, mộc nhĩ…
Trong lòng đất Hoà Bình tiềm ẩn một số loại khoáng sản như than, kẽm,
amiăng, vàng… Hoà Bình có nhiều sông, suối nên nguồn thuỷ điện rất phong
phú, có điều kiện phát triển thuỷ điện nhỏ trên phạm vi rộng. Đặc biệt là
nguồn năng lượng của sông Đà rất lớn. Năm 1979, được sự giúp đỡ của Liên
Xô, công trình thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà được khởi công xây dựng.
Đây là công trình thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á với 8 tổ máy có tổng công
suất là 1,92 triệu kw, sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ kw/giờ.
Rừng núi với bàn tay lao động của nhân dân các dân tộc đã tạo nên nhiều

cảnh quan kỳ thú: Núi đá Cột cờ (Tân Lạc), Hang Can (Kỳ Sơn), Hang Trại
(Lạc Sơn), Hang Đồng Nội (Lạc Thuỷ)… với những dấu tích của nền văn hoá
Hoà Bình nổi tiếng, với những bản làng đẹp của đồng bào Thái (Bản Lác –
Mai Châu), của đồng bào Mường (Bản Đầm - thị xã Hoà Bình)… suối nước
khoáng Kim Bôi vừa là điểm du lịch, vừa là điểm điều dưỡng và là nguồn
nguyên liệu phong phú để sản xuất nước giải khát có giá trị.
Bên cạnh những tiềm năng lớn, đa dạng nói trên thì điều kiện tự nhiên
cũng đem lại cho Hoà Bình không ít những khó khăn. Trước hết là giao thông
không thuận lợi, nhất là mùa mưa lũ, một số vùng cao, vùng sâu, việc đi lại và
vận chuyển bằng xe cơ giới cũng gặp nhiều trắc trở. Diện tích đất trồng cây
lương thực, nhất là lúa nước rất ít, phần lớn là ruộng bậc thang hàng năm
thường bị lũ quét trong mùa mưa bão, điều kiện để thâm canh tự túc về lương

10


thực là rất khó khăn. Trong khi đó, trình độ sản xuất của nhân dân các dân tộc
chưa cao. Nhìn chung, Hoà Bình là một tỉnh miền núi còn nghèo nàn và hậu.
Những năm gần đây, do chính sách quản lý, sử dụng đất rừng và tài nguyên
rừng còn thiếu xót, dân số tăng nhanh, cộng với phương hướng tự trang trải
về lương thực đã dẫn tới tình trạng chặt phá rừng với tốc độ nhanh. Rừng bị
suy kiệt, nhiều vùng trở thành đất trống, đồi trọc, môi trường sinh thái bị huỷ
hoại đáng lo ngại làm cho hạn hán, lũ lụt thêm nghiêm trọng.
1.1.1.2. Tình hình các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hoà Bình
Hòa Bình là một địa bàn sinh sống tập trung lâu đời của dân tộc Mường
và các dân tộc Thái, Kinh, Tày, Dao, Mông… Họ sống xen kẽ với nhau tạo
thành một khối thống nhất dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ. Theo số
liệu của cục thống kê tỉnh Hòa Bình tháng 12 năm 2009, toàn tỉnh có gần 79
vạn dân (trong đó các dân tộc thiểu số chiếm 71,27%), người Mường chiếm
tới hơn 63% tổng số dân toàn tỉnh và gần 10% là các dân tộc thiểu số khác:

Thái, Tày, Dao, Mông…. Họ có mặt hầu hết ở 10 huyện, thị, đông nhất là ở
các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Kim Bôi. Người Kinh sống tập
trung chủ yếu ở thị xã, các thị trấn dọc đường giao thông lớn như Chợ Đồn,
Chợ Bờ, Phương Lâm, Vụ Bản… chiếm tỷ lệ gần 30% tổng dân số toàn tỉnh.
Người Thái sống chủ yếu ở huyện Mai Châu; Người Tày, Dao sống chủ yếu ở
các vùng núi cao của huyện Đà Bắc, Lương Sơn, Kim Bôi; Người Mông sống
tập trung ở hai xã Pà Cò và Hang Kia, huyện Mai Châu.
Nhìn chung, địa bàn phân bố dân cư khá rõ nét, song trên bình diện toàn
tỉnh không có một thành phần dân tộc thiểu số nào quần tụ và sinh sống tập
trung trên một địa bàn có quy mô tương đối rộng. Ngay cả dân tộc Mường, có
số người đông, cũng cư trú trải rộng trên nhiều vùng, nhiều đơn vị hành chính
khác nhau. Do sinh hoạt lâu đời trên các vùng có điều kiện địa lý khác nhau
(thời tiết, khí hậu, địa hình) nên trong một số thành phần dân tộc cũng có sự

11


chênh lệch về trình độ phát triển kinhh tế và văn hóa, quyền lợi của họ gắn
chặt với địa phương và nhân dân trong vùng đang cư trú.
Hiện nay, hầu hết các dân tộc ở Hòa Bình đã sống định cư thành làng,
bản, xóm với đủ các loại hình kinh tế như sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp. Hai dân tộc Kinh và Mường có tập quán cư
trú ở vùng thấp, họ khai thác đất đai ở thung lũng để trồng lúa nước, tận dụng
các sườn đồi để trồng cây lâm nghiệp, chăn thả gia súc và làm nương. Người
Dao và Mông có tập quán cư trú ở nơi có địa hình cao. Trong sản xuất, trước
kia họ làm nương theo phương pháp cổ truyền như chọc lỗ, tra hạt, sử dụng
các sườn núi dốc để chăn thả gia súc và vào rừng thu lượm lâm thổ sản. Ngày
nay, họ đã biết kết hợp cả phương pháp canh tác cổ truyền với hiện đại như
các dân tộc khác trong tỉnh.
Trong đời sống văn hóa, mỗi dân tộc ở Hòa Bình đều có nền văn hóa và

nghệ thuật phong phú, phản ánh cuộc sống của dân tộc mình một cách sâu
sắc, độc đáo. Người Mường nổi tiếng với kho tàng văn học dân gian gồm
nhiều thể loại như: Tục ngữ, dân ca, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười…
truyền thuyết “Đẻ đất đẻ nước” vẫn còn lưu truyền đến ngày nay. Đó là kho
tàng dân gian đồ sộ với nội dung phong phú, phản ánh đa dạng lịch sử của
dân tộc Mường. Những hình thức ví von, vần vè cũng chiếm một tỷ lệ lớn
trong nền văn học dân gian Mường và thể hiện được tâm tư, ngôn ngữ, tình
cảm cũng như các đặc điểm tự nhiên, nơi người Mường cư trú. Các dân tộc
Thái, Tày, Dao, Mông là các dân tộc ở những nơi khác đến sinh sống tập
trung ở Mai Châu, Đà Bắc cũng có nét văn nghệ dân gian đặc trưng riêng.
Song tất cả đều phản ánh những đặc điểm xã hội, đời sống tình cảm cũng như
tinh thần đấu tranh chống áp bức của mỗi dân tộc.
Nhìn chung, quá trình cư trú xen kẽ đã tạo nên sự gần gũi, hòa hợp dân
tộc một cách tự nhiên, làm cho các dân tộc học tập kinh nghiệm tiên tiến của

12


nhau, giúp nhau cùng phát triển. Tuy nhiên, có nơi, có lúc cũng xảy ra những
xích mích, va chạm. Việc giải quyết mối quan hệ dân tộc phải là việc làm
thường xuyên, tại chỗ của cơ sở, của các địa phương trên toàn tỉnh Hòa Bình,
dựa trên nguyên tắc đoàn kết, đảm bảo bình đẳng, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau,
các dân tộc cùng làm chủ tập thể.
Địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số có vị trí chiến lược quan trọng về
kinh tế, chính trị, quốc phòng. Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình
không những chiếm phần đa trên địa bàn toàn tỉnh mà còn sống xen kẽ với
nhau, sống xen kẽ với người Kinh ở vùng thấp, trung du, miền núi dọc biên
giới Việt Lào, những nơi có tiềm năng về đất đai, rừng, cây công nghiệp,
khoáng sản… Địa bàn này luôn có vị trí quan trọng về mọi mặt trong sự
nghiệp dựng nước và giữ nước cũng như sự nghiệp xây dựng “dân giàu, tỉnh

mạnh”. Do đó, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình phải nhận thức rõ đặc điểm này để tập
trung lãnh đạo, thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng, tăng cường đầu tư
cho các vùng miền núi và vùng các dân tộc ít người.
Hòa Bình là một tỉnh miền núi gồm nhiều thành phần dân tộc, có truyền
thống đoàn kết từ lâu đời, trong quá trình dựng nước và giữ nước cũng như
trong quá trình xây dựng tỉnh mình, các dân tộc đã cố kết thành một cộng
đồng dân tộc rộng lớn, đấu tranh xóa bỏ chế độ lang đạo, xây dựng tỉnh Hòa
Bình ngày một giàu mạnh.
Trong cộng đồng dân tộc tỉnh Hòa Bình, mỗi thành phần dân tộc đều có
những sắc thái riêng, biểu hiện một cách phong phú, sinh động trên nhiều
mặt, nhất là trong văn học, nghệ thuật, tâm lý và phong tục tập quán.
Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc trên thực
tế là nhằm giải quyết tốt vấn đề dân tộc để làm sao đưa miền núi tiến kịp miền
xuôi, vùng cao tiến kịp vùng thấp, làm cho tất cả các dân tộc trong tỉnh Hòa
Bình bình đẳng với nhau về mọi mặt, làm cho tất cả các dân tộc có cuộc sống
13


ấm no, văn minh và hạnh phúc, đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ, cùng làm
chủ tập thể tỉnh Hòa Bình cũng như làm chủ tập thể Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
1.1.2. Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước và quá trình thực hiện của
Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trước năm 2001
1.1.2.1. Khái quát chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trước năm 2001
Trong “Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt
Nam” do Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương biên soạn có nêu: “Chính sách
dân tộc giải quyết mối quan hệ trong cộng đồng dân cư đa dân tộc của một
quốc gia theo quan điểm của giai cấp nắm chính quyền. Chính sách dân tộc
của Đảng cộng sản Việt Nam là một hệ thống các chủ trương, giải pháp, nhằm
thực hiện quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân

tộc, trong đó có sự quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển
kinh tế - xã hội thấp. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đảm bảo phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc và bản
sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc, giải quyết đúng đắn quan hệ lợi ích giữa các dân
tộc trên cơ sở chủ nghĩa Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn Việt
Nam” [9; 42].
Quan điểm trên về chính sách dân tộc cho thấy thực chất của chính sách
dân tộc là chính sách phát triển quốc gia – dân tộc qua từng thời kỳ lịch sử, là
chính sách quốc gia nhằm phát triển dân tộc, là tập hợp mọi chủ trương,
đường lối, luật pháp và hệ thống các chính sách của Nhà nước, là cơ sở tạo ra
nội lực của phát triển dân tộc.
Trong quốc gia đa dân tộc, chính sách dân tộc đóng vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển của các dân tộc và cả nước, chính sách dân tộc tác
động đến cả dân tộc đa số và dân tộc thiểu số. Những chính sách dân tộc có

14


nội dung đúng theo quy luật phát triển xã hội và phù hợp với tình hình thực tế
sẽ xúc tiến quá trình phát triển của đất nước. Vì chính sách dân tộc là một nội
dung quan trọng của chính sách phát triển đất nước, thực hiện đúng đắn chính
sách dân tộc sẽ thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Chính sách dân tộc là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, nó
có một nội dung lý luận và thực tiễn sâu sắc. Trên cơ sở trung thành và vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể nước ta, ngay từ
khi thành lập, cũng như qua mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng đã căn cứ vào
các nhiệm vụ chiến lược và tình hình đặc điểm vấn đề dân tộc ở nước ta, đề ra
chính sách dân tộc đúng đắn, được thử thách trong hơn 70 năm qua và đã đem
lại những thắng lợi vẻ vang.
Trong thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Plâycu tháng

4/1946, Bác Hồ đã khẳng định: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán,
Giarai hay Êđê, Xêđăng hay Bana và các dân tộc thiểu số khác đều là con
cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta đều sống chết có nhau,
sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau… Giang sơn và chính phủ là giang
sơn và chính phủ chung của chúng ta vậy nên tất cả các dân tộc chúng ta phải
đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, ủng hộ chính phủ ta. Chúng ta phải
thương yêu, kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của
chúng ta và con cháu chúng ta. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng lòng
đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực
lượng lại để giữ vững chính quyền tự do độc lập của chúng ta” [32; 217 +
218].
Vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mac – Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về vấn đề dân tộc, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác dân
tộc, chính sách dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng
trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Sau cách mạng tháng Tám thành công,

15


ngày 3/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 58 về tổ chức bộ máy
nội vụ, trong đó có Nha dân tộc thiểu số thuộc Bộ Nội vụ, với nhiệm vụ là
xem xét các vấn đề chính trị và hành chính thuộc về các dân tộc thiểu số trong
nước và thắt chặt tình hình thân thiện giữa các dân tộc sống trên đất nước Việt
Nam. Ngày 9/9/1946, Chính phủ ban hành Nghị định số 359 thành lập Nha
dân tộc thiểu số với chức năng, nhiệm vụ là nghiên cứu và giải quyết các vấn
đề liên quan đến các dân tộc thiểu số trên toàn cõi Việt Nam để củng cố
nguyên tắc bình đẳng, sự đoàn kết và tương trợ giữa các dân tộc sống trên đất
nước Việt Nam.
Trong các văn bản Hiến pháp của nước Việt Nam qua các thời kỳ cũng
đều khẳng định các nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát

triển. Ngay từ Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã
ghi: Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện chính
trị, kinh tế, văn hóa… Ngoài sự bảo đảm về quyền lợi, những công dân thiểu
số được giúp đỡ về mọi phương diện để nhanh chóng tiến kịp trình độ chung.
Tư tưởng đó còn được thể hiện rõ nét trong chủ trương, chính sách của Đảng.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2/1951) đã viết: Các dân tộc
sống trên đất Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, đoàn kết,
giúp đỡ lẫn nhau để kháng chiến và kiến quốc; chống chủ nghĩa dân tộc hẹp
hòi, bài trừ mọi hành động gây hằn thù, chia rẽ giữa các dân tộc.
Bước sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, chính sách
dân tộc được Đảng thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ III. Nghị quyết nêu rõ: “Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, các dân tộc đa số
và thiểu số có một truyền thống đoàn kết anh em, Đảng và Nhà nước cần phải
có kế hoạch toàn diện và lâu dài phát triển kinh tế và văn hóa ở miền núi, làm
cho miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân tộc thiểu số tiến kịp các dân tộc đa
số, giúp các dân tộc phát huy tinh thần cách mạng và khả năng to lớn của

16


mình. Trong cán bộ cũng như trong nhân dân, cần phải khắc phục tư tưởng
dân tộc lớn và tư tưởng dân tộc hẹp hòi, đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc để
cùng nhau tiến lên chủ nghĩa xã hội” [16; 192 – 193].
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Đảng đã đưa ra quan điểm về
vùng núi và vùng đồng bào dân tộc, chính sách dân tộc trong thời kỳ cả nước
quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội chỉ rõ: Giải quyết đúng đắn vấn đề dân
tộc là một trong những nhiệm vụ có tính chất chiến lược của cách mạng Việt
Nam, “chính sách dân tộc của Đảng là thực hiện triệt để quyền bình đẳng về
mọi mặt giữa các dân tộc, tạo những điều kiện cần thiết để xóa bỏ tận gốc sự
chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa dân tộc ít người và dân tộc đông

người, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao tiến kịp vùng thấp, làm cho
tất cả các dân tộc đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đều phát triển về mọi
mặt, đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ, cùng làm chủ tập thể tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa” [17; 164].
Như vậy, “đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc” là những vấn
đề quan trọng hàng đầu trong đường lối, chính sách dân tộc của Đảng. Ba
nguyên tắc cơ bản này có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại với nhau
hợp thành một thể thống nhất, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển. Có
bình đẳng thì mới thực hiện được đoàn kết dân tộc; Có đoàn kết, giúp nhau
cùng phát triển thì mới thực hiện được bình đẳng dân tộc. Trong cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân, chính sách dân tộc đã thực sự trở thành Cương lĩnh
hành động thu hút hàng chục triệu nhân dân thuộc các tầng lớp, giai cấp, dân
tộc, kết thành sức mạnh tổng hợp để đánh bại kẻ thù là thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược. Ngày nay, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
chính sách dân tộc của Đảng là một bộ phận quan trọng trong chiến lược
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

17


Chính sách dân tộc là tổng hợp những quan điểm, đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước được đề ra và tác động trực tiếp đến các dân tộc và
quan hệ dân tộc. Chính sách dân tộc là một lĩnh vực quan trọng, mang nội
dung nhiều mặt của đời sống xã hội. Chính sách dân tộc nhằm phục vụ có
hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phục vụ con người thuộc các
tầng lớp nhân dân các dân tộc. Chính vì vậy, chính sách dân tộc gắn liền với
chiến lược con người, với việc đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ các dân
tộc. Chính sách dân tộc của Đảng phải tác động làm thay đổi thực sự bộ mặt
kinh tế, xã hội, văn hóa của các vùng và các dân tộc, từng bước cải thiện và
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đưa các dân tộc còn ở

trình độ sản xuất và đời sống thấp từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Xây
dựng và phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc trong nước trên
nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tự nguyện, cùng làm chủ, cùng đi lên chủ
nghĩa xã hội.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn mười năm thực hiện đường lối do Đại hội
IV, Đại hội V đề ra, nghiên cứu khảo nghiệm của các nước trên thế giới, Đại
hội VI của Đảng đã đề ra những quyết sách đúng đắn. Tại Đại hội VI, với tinh
thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, Đại hội đã
nghiêm khắc kiểm điểm tình hình mọi mặt và đề ra đường lối đổi mới toàn
diện, mở ra bước ngoặt trong quá trình đi lên của cách mạng Việt Nam.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, chính sách dân
tộc của Đảng nhằm hướng tới sự phát triển mối quan hệ tố t đẹp giữa các
dân tộc trên cơ sở bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc. Báo
cáo chính trị của Đại hội VI khẳng định: “tình cảm dân tộc, tâm lý dân
tộc sẽ còn tồn tại lâu dài và là một lĩnh vực nhạy cảm. Trong khi xử lý
các mối quan hệ dân tộc, phải có thái độ trân trọng đối với những gì liên
quan đến lợi ích của mỗi dân tộc, tình cảm dân tộc của mỗi người.

18


Chống những thái độ, hành động biểu thị tư tưởng “dân tộc lớn” và
những biểu hiện của tư tưởng dân tộc hẹp hòi” [18; 97].
Đại hội đã cụ thể hóa phương hướng phát triển kinh tế ở vùng dân tộc
thiểu số: “đầu tư thêm và tập trung sự cố gắng của các ngành, các cấp, kết hợp
với động viên tình thần tự lực, tực cường của nhân dân các dân tộc để khai
thác, bảo vệ và phát triển thế mạnh về kinh tế ở các vùng có đồng bào dân tộc
thiểu số cư trú. Đẩy mạnh công tác định canh, định cư, ổn định sản xuất và
đời sống của đồng bào trước hết ở các vùng cao, biên giới, các vùng căn cứ cũ
của cách mạng và kháng chiến” [18; 97].

Cụ thể hóa đường lối của Đại hội VI, ngày 27/11/1989, Bộ chính trị ra
Nghị quyết 22 – NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh
tế - xã hội miền núi. Ngày 13/3/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết
định số 72 - HĐBT về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế
- xã hội miền núi.
Từ khi có Nghị quyết 22 của Bộ chính trị và Quyết định 72 – HĐBT,
Nhà nước đã dần tăng mức đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho các dân tộc ở
miền núi, đặc biệt là vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh, vùng căn cứ cũ theo các
chương trình, dự án. Do đó, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội ở nhiều địa
phương miền núi đã có bước chuyển mới.
Tiếp tục thực hiện những quan điểm của Đại hội VI, Đại hội VII của
Đảng khẳng định: “Đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc,
cùng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời giữ gìn và phát huy
bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà
nước ta. Có chính sách phát triển kinh tế hàng hóa ở các vùng dân tộc thiểu số
phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng vùng, từng dân tộc, bảo đảm cho
đồng bào các dân tộc khai thác được thế mạnh của địa phương để làm giàu
cho mình và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước” [19; 77].
19


Về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc, Nghị quyết Đại hội VIII của
Đảng tiếp tục nhấn mạnh: Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn và chỉ rõ:
Thực hiện “bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc trong sự nghiệp
đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng Luật dân tộc. Từ
nay đến năm 2000, bằng nhiều biện pháp tích cực và vững chắc, thực hiện cho
được ba mục tiêu chủ yếu: xóa được đói, giảm được nghèo, ổn định và cải
thiện được đời sống, sức khỏe của đồng bào các dân tộc, đồng bào vùng cao,
vùng biên giới; Xóa được mù chữ, nâng cao dân trí, tôn trọng và phát huy bản
sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; Xây dựng được cơ sở chính trị, đội ngũ

cán bộ và đảng viên của các dân tộc ở các vùng, các cấp trong sạch và vững
mạnh” [20; 125 – 126].
Có thể nói, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta mang tính tổng
hợp, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh, quốc phòng. Chính sách là cụ thể hóa đường lối chủ trương của Đảng.
Nó là các vấn đề như: Chính sách đầu tư, chính sách đào tạo cán bộ, y tế, giáo
dục, hạ tầng cơ sở, xóa đói giảm nghèo… Song, mục đích cuối cùng của
chính sách dân tộc chính là: thực hiện triệt để quyền bình đẳng về mọi mặt
giữa các dân tộc, tạo những điều kiện cần thiết để xóa bỏ tận gốc sự chênh
lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa dân tộc ít người với dân tộc đông người;
đưa miền núi tiến kịp miền xuôi; vùng cao tiến kịp vùng thấp; làm cho tất cả
các dân tộc đều có cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc, đoàn kết giúp
nhau cùng tiến bộ, cùng làm chủ tập thể tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1.1.2.2. Khái quát quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở tỉnh
Hòa Bình từ khi tái lập tỉnh (1991) đến năm 2000
Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và vận dụng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách
dân tộc vào tình hình thực tế của địa phương, từ khi tái lập tỉnh (1991) đến

20


năm 2000, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm
khắc phục khó khăn do thực tiễn đặt ra.
Dưới sự chỉ đạo của Ban chấp hành trung ương Đảng, của Bộ chính trị
và của Ban tỉnh ủy lâm thời, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ
XI (vòng 2) được tiến hành từ ngày 18 đến ngày 20/3/1992. Sau 3 ngày làm
việc với ý thức trách nhiệm cao và trên tinh thần của “Đại hội đổi mới, đoàn
kết, tiến lên”, Đại hội đã bầu được Ban tỉnh ủy khóa XI, Đại hội đã tập trung
trí tuệ, thực sự suy nghĩ trên mảnh đất quê hương của mình và tìm ra giải

pháp để thực hiện mục tiêu trong một số năm xóa bỏ hẳn tình trạng đói nghèo,
nhất là đối với các dân tộc thiểu số ở vùng cao, địa bàn khó khăn, thực
hiện đoàn kết, bình đẳng giữa nhân dân các dân tộc trong tỉnh, trên cơ sở
tổ chức thực hiện tốt những giải pháp mới đồng bộ, có liên quan chặt chẽ
với nhau: Đẩy mạnh sản xuất nông – lâm nghiệp toàn diện, bố trí lại cơ
cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi thời vụ, trong đó chú trọng phát triển
cây công nghiệp, cây ăn quả trên quy mô lớn, gắn với cây công nghiệp
chế biến, đạt giá trị kinh tế cao, khắc phục tình trạng một chiều, chỉ chú
trọng sản xuất lương thực tại chỗ. Khai thác tốt hơn các cơ sở vật chất kỹ
thuật sẵn có ở công trường thủy điện và tuyến giao thông đường thủy hồ
Hòa Bình phục vụ các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương.
Khai thác vị trí là đầu mối giao thông quan trọng, giao lưu giữa thủ đô Hà
Nội, vùng đồng bằng Bắc bộ với vùng Tây Bắc.
Hòa Bình là một tỉnh còn nghèo, do đó vấn đề đầu tiên quan trọng nhất
được Đại hội chú ý là giải quyết vấn đề đời sống nhân dân, đặc biệt là đồng
bào các dân tộc thiểu số. Những năm đầu tách tỉnh, tình hình đời sống của
đồng bào các dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn: khoảng 60% số dân của
đồng bào dân tộc thiểu số thiếu ăn, 25% thiếu gay gắt. Trước tình hình đó,
Ban Thường vụ Tỉnh ủy có chủ trương giải quyết vấn đề đời sống bằng cách

21


×