Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nội dung vai trò của hệ thống quản lý chất lượng 9000 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.84 KB, 10 trang )

Nội dung vai trò của hệ thống quản lý chất lượng 9000:2000

Nội dung vai trò của hệ thống
quản lý chất lượng 9000:2000
Bởi:
Học Viện Tài Chính

Nội dung vai trò của hệ thống quản lý chất lượng 9000:2000.
Hiện nay trên Thế giới đã hình thành và phát triển nhiều bộ tiêu chuẩn về quản lý chất
lượng như: TQM, ISO9000, HCCP, GMP, ISO14000...Đều này sẽ càng làm cho vai trò
của quản lý chất lượngtrở nên sinh động hơn, hiệu quả hơn, tuy nhiên vấn đề lựa chọn
và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo bộ tiêu chuẩn nào thì lại là một vấn đề nan
giải, nó phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nội lực, đặc điểm lĩnh vực kinh doanh của doanh
nghiệp. Ngoài ra còn phụ thuộc vào yêu cầu của Nhà nước, của khách hàng và các đối
tác trong kinh doanh khi doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thuộc diện cần phải có
hệ thống đảm bảo chất lượng.
lịch sử hình thành.
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế viết tắt là ISO ( International Organiration for
Standardization), được thành lập năm 1946 trên phạm vi toàn Thế giới và đặt trụ sở tại
Giơnevơr-Thuỵ sĩ. ISO hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: văn hoá, kinh tế,
khoa học kỹ thuật, môi trường.., hiện nay trên thế giới có trên 130 nước thành viên,Việt
Nam trở thành thành viên chính thức từ năm1977.
Năm 1955 Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương(NATO)đã đưa ra tiêu chuẩn về đảm bảo chất
lượng trong an toàn quân đội.
Năm 1969 Tiêu chuẩn quốc phòng của Anh, Mĩ thừa nhận lẫn nhau về các hệ thống đảm
bảo chất lượng của những người thầu phụdành cho các nước thành viên của NATO.
Năm 1972 viên tiêu chuẩn Anh (thuộc bộ quốc phòng) ban hành bộ tiêu chuẩn BS481hướng dẫn đảm bảo chất lượng.
Năm 1979 viện tiêu chuẩn Anh ban hành bộ tiêu chuẩn BS 5750-đây là tiền thân của
ISO 9000.

1/10




Nội dung vai trò của hệ thống quản lý chất lượng 9000:2000

Năm 1987, ISO ban hành lần đầu tiên bộ tiêu chuẩn ISO 90000, khuyến khích áp dụng
trong cá nước thành viên và trên phạm vi toàn thế giới.
Năm 1992 ISO già soát và chỉnh lí bộ tiêu chuẩn ISO lần thứ nhất.
Năm 1994 ISO soát xét và chỉnh lí bộ tiêu chuẩn lần thứ hai, bổ sung thêm một số tiêu
chuẩn mới,đưa số tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO lên đến 23tiêu chuẩn khác nhau,
ngoài ra còn ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 14000 về bảo vệ môi trường .
Năm 2000 Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá đã tiến hành sửa đổi bộ tiêu chuẩn này
lần thứ ba, rút ngắn phiên bản 1994 xuoóng còn 4 tiêu chuẩn chính.
Như vậy, bộ tiêu chuẩn ISO là tập hợp, tổng kết và chuẩn hoá định hướng những thành
tựu và kinh nghiệm quản trị chất lượng của nhiều nước, giúp cho hoạt động quản trị của
nhiều doanh nghiệp, quả trị các định chế công ích một cách có hiệu quả hơn.
Những tiêu chuẩn cơ bản của bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000.
Về cơ bản bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000 có 4 tiêu chuẩn chính sau:
Tiêu chuẩn ISO 9000:2000, quy định những điều cơ bản về hệ thống quản lý chất lượng
và những thuật ngữ cơ bản,thay thế cho ISO 8402:1994 và ISO 9000-1:1994.
Tiêu chuẩn ISO 9001:2000, quy định những yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng
mà tổ chức cần thể hiện khả năng của mình trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp
ứng yêu cầu của khách hàng và phù hợp với yêu cầu của các tổ chức Quốc tế nhằm nâng
cao sự thoả mãn của khách hàng.
Đây là tiêu chuẩn duy nhất dùng để đăng ký xin cấp chứng chỉ, nó thay thế cho ba tiêu
chuẩn ISO 9001,9002, 9003-1994.
Tiêu chuẩn ISO 9004:2000, đưa ra những hướng dẫn để thúc đẩy tính hiệu quả và hiệu
suất của hệ thống quản lý chất lượng với mục tiêu là liên tục cải tiến nhằm nâng câo hơn
nữa sự thoả mãn của khách hàng và đáp ứng được lợi ích của các bên liên quan, nó thay
thế cho ISO 9004-1:1994.
Tiêu chuẩn ISO 19011:2000, đưa ra những hướng dẫn kiểm tra, kiểm chứng các tác

dộng của môi trường , hệ thống quản lý chất lượng và chất lượng.
Tóm lại ISO là một tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá, có mục tiêu lớn nhất là nâng cao
chất lượng của hoạt động quản l, thông qua đó nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm,dịch
vụ cung cấp nhằm đáp ứng tối đa lợi ích, nhu cầu của khách hàng cũng như các bên liên
quanvà đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho các đơn vị kinh doanh.

2/10


Nội dung vai trò của hệ thống quản lý chất lượng 9000:2000

Những yêu cầu cần thiết cho việc thiết cho việc áp dụng hệ thống quản lý
chất lượng ISO 9000:2000.
Nếu như bộ tiêu chuẩn ISO 9000:1994 đưa ra hơn 20 yêu cầu cần thiết để áp dụng thành
công bộ tiêu chuẩn này thì đến bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000, số tiêu chuẩn đó bị rút
ngắn xuống còn 8 yêu cầu, trong đó về cơ bản chỉ có 4yêu cầu chính như sau:
Yêu cầu 4. Hệ thống quản lý chất lượng.
Trong đó yêu cầu 4.1 Các yêu cầu chung đề cập đến cá vấn đề sau:tổ chức phải thiết lập,
viết văn bản, thực hiện và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng và cải tiến liên tục
hiệu quả của hệ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Để làm được điều đó tổ chức cần
phải:
- Nhận dạng các quá trình cần thiết cho hệ thống quản lý chất lượng và cho việc áp dụng
trong tổ chức.
• Xác định các tiêu chí và các phương pháp cần thiết đảm bảo rằng mọi hoạt
động và quá trình luôn được kiểm soát chặt chẽ soa cho có hiệu quả nhất.
-Xác định sự nối tiếp và sự tương tác giữa cá qúa trình.
-đảm bảo mọi nguồn lực và thông tin cần thiết để hỗ trợ cá hoạt động và có khả năng
giám sát các quá trình đó.
-Giám sát, đo lường và phân tích các quá trình...
Yêu cầu 4.2 các yêu cầu về minh chứng bằng tài liệu.

Ngoài các yêu cầu chung trên yêu cầu này còn đưa ra các yêu cầu cụ thể về:
-Yêu cầu về việc minh chứng bằng tài liệu cho hệ thống quản lý chất lượng.
-Yêu cầu về sổ tay chất lượng.
-Yêu cầu về quản lý các tài liệu.
Yêu cầu 5. Trách nhiệm của lãnh đạo.
Yêu cầu này chủ yếu đề cập đến các vấn đề như:
- Cam kết của lãnh đạo. Lãnh đạo cấp cao cần cung cấp những chứng cứ về sự cam kết
của mình để triển khai và thực hiện hoạt động quản lý chất lượng cũng như cải tiến các
hoạt động đó liên tục một cách có hiệu quả.
3/10


Nội dung vai trò của hệ thống quản lý chất lượng 9000:2000

-Tập trung vào khách hàng.
Lãnh đạo cấp cao phải đảm bảo rằng các yêu cầu của khách hàng đều được xác địnhvà
được hoàn thành với mục đích là nâng cao sự thoả mãn khách hàng.
- Chính sách chất lượng.
lãnh đạo cấp cao cần phải đảm bảo rằng chính sách chất lượng là phù hợp với mục đích
của tổ chức, nó bao gồm sự cam kết, tuân thủ cá yêu cầu và cải tiến liên tục tính hiệu
quả của hệ thống quản lý chất lượng.
chính sách chất lượng phải cung cấp một bộ khung để thiết lập và xem xét các mục tiêu
chất lượng, đảm bảo rằng tất cả mọi cán bộ, công nhân viên trong toàn công ty hiểu và
thực hiện được nó một cách dễ dàng.
- Hoạch định chất lượng. Yêu cầu này buộc lãnh đạo phải lập các mục tiêu chất lượng,
các kế hoạch chất lượng đảm bảo mọi hoạt động của tổ chức luôn đi đúng hướng và
mang lại hiệu quả cao nhất và phù hợp với sản phẩm cung cấp .
- Trong yêu này còn đề cập đến trách nhiêm, quyền hạn và những xem xét của lãnh đạo.
Yêu cầu 6.Quản lý nguồn lực. Yêu cầu này đề cập đến:
-Cung cấp các nguồn lực để thực hiện, duy trì và công ty các hoạt động quản lý chất

lượng nhằm nâng cao sự thoả mãn khách hàng thong qua việc đấ ứng các yêu cầu của
khách hàng.
-Nguồn nhân lực. Yêu cầu này chủ yếu đề cập đến năng lực, tinh thần của cán bộ, công
nhân viên trong toàn công ty, môi trường làm việc và các yêu cầu đào tạo người lao
động.
-Cơ sở hạ tầng: tổ chức cần xác định, cung cấp và duy trì cơ sở hạ tầng cần thiết để có
thể đạt được sự phù hợp với cá yêu cầu của sản phẩm.
Yêu cầu 7 Thực hiện sản phẩm.
-Lập kế hoạch thực hiện sản phẩm.
Thực hiện sản phẩm là khái niệm dùng để chỉ hoạt động kinh doanh trong cả lĩnh vực
sản xuất, lưu thông và phân phối sản phẩm, dịch vụ. Tổ chức cần lập kế hoạch và triển
khai các quá trình cần thiết để thực hiện sản phẩm.
Trong khi lập hế hoạch sản phẩm tổ chức cần phải xác định cá vấn đề:

4/10


Nội dung vai trò của hệ thống quản lý chất lượng 9000:2000

+ Các mục tiêu chất lượng và các yêu cầu đối với sản phẩm.
+ Sự cần thiết phải thiết lập cá quá trình, tài liệu và cung cấp các nguồn lực cụ thể cho
sản phẩm,dịch vụ.
+ Các hoạt động kiểm tra, kiểm soát và thử nghiệm cụ thể đối với sản phẩm và các tiêu
chí để chấp nhậnn sản phẩm.
+ Các hồ sơ cầc thiết để cung cấp chứng cứ rằng các quá trình đã được thực hiện và sản
phẩm chế tạo ra đều thoả mãn khách hàng.
-Các quá trình liên quan đến khách hàng.
Yêu cầu này đòi hỏi tổ chức, doanh nghiệp phải xác định các yêu cầu liên quan đến sản
phẩm, xem xét lại các yêu cầu liên quan đến sản phẩm, thông tin liên lạc với khách hàng.
Tổ chức cân xem xét lại các yêu cầu liên quan đến sản phẩm. Việc xem xét này cần

hướng tới trước tiên tới sự cam kết của tổ chức trong việc cung cấp sản phẩm cho khách
hàng và đảm bảo rằng các yêu cầu liên quan đến sản phẩm cần được xác định, những
yêu cầu cyủa hợp đồng hoặc của đơn đặt hàng khác với những yêu cầu trước đó đều đã
được giải quyết cũng như đảm bảo rằng tổ chức có khả năng dáp ứng những yêu cầu đề
ra.
+Thông tin liên lạc với khách hàng.
Tổ chức cần thường xuyên quan hệ với khách hàng về thông tin liên quan đến sản phẩm,
mở các cuộc điều tra tìm hiểu, xử lí các hợp đồng hoặc đơn đặt hàng, phản hồi của khách
hàng và những khiếu nại liên quan đến khách hàng.
- Thiết kế, triển khai. Đây là hoạt động rất quan trọng cần phải được đảm bảo làm đúng
ngay từ đầu vì nó liên quan đến chất lượng của các hoạt động, các quá trình có liên quan
trực tiếp đến vệc tạo ra sản phẩm. Để hoạt động thiết kế, triển khai được diễn ra theo
đúng các yêu cầu thi doanh nghiệp cần phải :
+ Lập kế hoạch thiết kế triển khai . Lập kế hoạch được coi là khâu đầu tiên của quá trình
thiết kế triển khai, nó ảnh hưởng tới mọi hoạt động thiết kế triển khai . Ơ đây tổ chức
cần phải thực hiên các nhiệm vụ sau:
- Các giai đoạn thiết kế triển khai
-Xem xét lại, kiểm tra và hợp thức hoá tương ứng với mỗi giai đoạn thiết kế triển khai.
-Xem xét lại các yêu cầu liên quan đến sản phẩm

5/10


Nội dung vai trò của hệ thống quản lý chất lượng 9000:2000

+ Các đầu vào của thiết kế triển khai.
+ Các đầu ra của thiết kế triển khai.
+ Xem xét lại thiết kế triển khai.
+ Kiểm nhận thiết kế triển khai.
+ Hợp thức hoá thiết kế triển khai.

+ Quản lý các thay đổi thiết kế triển khai.
- Mua sản phẩm.
+ Quá trình mua.
Tổ chức cần đảm bảo rằng sản phẩm mua phải phù hợp với cá yêu cầu cụ thể. Hình thức
và phạm vi kiểm soát người cung ứng và sản phẩm mua tuỳ thuộc vào hiệu quả của sản
phẩm maua tới việc thực hiện sản phẩm tiếp theo hoặc quá trình hoàn thiện sản phẩm.
Tổ chức cần đành giá và lựa chọn người cung ứng dựa trên khả năng của họ để có thể
cung cấp sản phẩm phù hợp với yêu cầu của tổ chức. Tiêu chí để đánh giá, lựa chọn cần
được thiết lập. Các hồ sơ về kết quả của đánh giá về những tác động cần thiết bất kỳ nảy
sinh từ đánh giá cần được duy trì.
+ Thông tin về sản phẩm: chủ yếu liên quan đến cá yêu cầu để chấp nhận sản phẩm, cá
thủ tục, quá trình và trang thiết bị, con người cũng như các yêu cầu liên quan đến hệ
thống quản lý chất lượng.
+ Kiểm nhận sản phẩm mua
Tổ chức cần thiết lập và thực hiện việc kiểm tra hoặc các hoạt động khác cần đảm bảo
rằng sản phẩm mua đáp ứng được cá yêu cầu thiết.
Khi tổ chức hoặc khách hàng của tổ chức dự định tiến hành kiểm tra tài sản của người
cung eứng, tổ chức cần đưa ra cách thức kiểm tra dự kiến và phương pháp chuyển giao
sản phẩm trong thông tin về mua sản phẩm.
...Nói tóm lại, mục dích cuối cùng củaviệc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO
9000: 2000 là làm như thế nào để cá hoạt động của doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao
nhất trên cơ sở tối ưu xcác nguồn nguyên líực, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ thoả
mãn khách hàng, tạo được uy tín, cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường

6/10


Nội dung vai trò của hệ thống quản lý chất lượng 9000:2000

đặc biệt là nâng cao đời sống cho người lao động,góp phần thúc đẩy nền kinh tế ngày

cành phát triển.

Kinh nghiệm áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 tai cá doanh nghiệp Việt Nam.
Mặc dù bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000 vừa mới được ban hàn, song ngay ở cả Việt Nam
đã có nhiều doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu áp dụng, kết quả này là do những lợi ích
đạt được khi áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000:1994.
Tuy bộ tiêu chuẩn này cồng kềnh, có nhiều hạn chế đến khả năng liên tục đổi mới song
lợi ích mà nó mang lại là rất lớn. theo báo cáo của những doanh nghiệp tại các hội nghị,
các câu lạc bộ chất lượng thì khi trển khai áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 thu được
những lợi ích sau:
- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng có hiệu quả.
áp dụng ISO có nghĩa là phải văn bản hoá, tiêu chuẩn hoá các hoạt động của doanh
nghiệp, điều đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tác nghiệp cũng như hoạt
động quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp. Nhờ có các tiêu chuẩn hóa, văn bản hoá
mọi hoạt động trở nên thông hiểu và minh bạch để hướng tới một sự đảm bảo chất lượng
trong tòan bộ doanh nghiệp, đồng thời qua những tiêu chuẩn, văn bản đó trở thành căn
cứ để các nhà quản lý tiến hành kiểm tra, đánh giá, xem xét hệ thống có được vận hành
hiệu quả không, từ đó có cơ sở để điều chỉnh, cải tiến.
- Nâng cao được nhận thức và phong cách làm việc của toàn bộ cán bộ, công nhân viên
công ty.
Thông qua quá trình xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng, toàn thể mọi
thành viên trong công ty có được một cách nhìn mới về chất lượng nnhình thành nên
một phong cách làm việc khoa học có hệ thống và tiên tiến góp phần làm tăng hiệu quả
lao động và cũng thông qua đó người lao động thấy được trách nhiệm rõ ràng trong cviịe
tuân thủ các yêu cầu của quá trình. Quan hệ giữa các thành viên trong toàn doanh nghiệp
trở nên thân thiện hơncó phân tầng và ranh giới trách nhiệm, cùng nhau làm việc vì mục
tiêu chung của mà công ty đã đề ra.
- Tăng lợi nhuận.
Khi đã chấp nhận triết lý của ISO thì các doanh nghiệp đều phải tìm mọi biện pháp để
phát hiện những trục trặc, sai hỏng thực hiện thoe phương châm “ Một xu trong phòng

ngừa bằng một đồng trong khắc phục- F.Croby”hay “Mọi phát hiện sau khi sản xuất chỉ
là vô nghĩa- Oakland”. Điều đó có nghĩa là nhờ trương trình quản lý chất lượng mà chi
phí sửa chữa- chi phí sai hỏng giảm xuống đáng kể và kết quả là lợi nhuận tăng lên do
chênh lệch giữa giá bán và chi phí.

7/10


Nội dung vai trò của hệ thống quản lý chất lượng 9000:2000

Mặt khác, do trực hiện quản lý chất lượng nên đã tạo được lòng tin với khách hàng, mở
rộng thị trường, tăng lượng bán. Ben cạnh đó do áp dụng triết lý của ISO nên tổ chức
phải hình thành được một hệ thống thông tin thông suốt, truyền đạt nhanh và có hiệu
quả cao, đồng thời giảm thiểu được những thao tác thừa không mang lại giá trị gia tăng.
Điều đó cho thấy khi áp dụng ISO doanh nghiệp thời gian, chi phí góp phần làm tăng
doanh thu và lợi nhuận. Đó cũng tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.
- Tạo lòng tin với khách hàng.
Do thực hiện quản lý chất lượng nên mọi hoạt động trong doanh nghiệp được xắp xếp
theo một trạt tự lôgic, khoa học, công nhân viên trong doanh nghiệp ncó điều kiện phát
huy được mọi thế mạnh của mình để àm việc một cách có hiệu quả hơn, mọi người trong
doanh nghiệp đồng lòng làm việc, cùng nhau sáng tạo và cùng nhau hướng tới một mục
đích chung của doanh nghiệp.
Mặt khác nhờ việc thực hiện các hoạt động một cách có khoa học, đúng nguyên tắc đề
ra nên chất lượng sản phẩm,dịch vụ cung cấp được tốt hơn, cũng nhờ đó mà tạo được
uy tín, sự tin tưởng của khách hàng, thay đổi được cách suy nghĩ, hình ảnh của doanh
nghiệp trong con mắt khách hàng và các bên liên quan, tranh thủ được lòng tin của khách
hàng, năm bắt các cơ hội kinh doanh.
... Như vậy, về cơ bản thì lợi ích mà ISO mang lại sẽ gói gọn trong hai câu:
“ Thoả mãn nhu cầu, nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng và các bên liên quan ” và “ Quản
trị doanh nghiệp một cách có hiệu quả hơn”

Tại hội thảo kinh nghiệm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO tại Hà Nội, có rất
nhiều ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp xoay quanh chủ đề “ kinh nghiệm và những
khó khăn khi triển khai áp dụng ISO 9000”. Nhìn chung, theo em những kinh nghiệm
sau được nhiều ý kiến đóng góp nhất:
- Lãnh đạo thực hiện và vai trò lãnh đạo.
Lãnh đạo phải coi việc xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng là một trong
những công việc chính cần phải tập trung điều hành. Kinh nghiệm này cũng phù hợp với
yêu cầu thứ 5 trong 8 yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2000. ở đây lãnh đạo phải nắm
bắt được những yêu cầu cơ bảncủa bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000 và trực tiếp điều hành
chương trình hoạt động của doanh nghiệp, lãnh đạo ự trù kinh phí khi đề ra các mục tiêu,
chính sách kế hoạch chất lượng, đặc biệt là nguồn tài chính cho việc mời chuyên gia tư
vấn và chi phí xin cấc chứng chỉ. ở mốtố doanh nghiệp vừa và nhỏ thì những chi phí đó
là một vấn đề đáng quan tâm. Ngoài ra có ý kiến cho rằng cũng ở các doanh nghiệp vừa
và nhỏ thì thường gặp một số việc phải làm là trong quá trình xây dựng và áp dụng ISO
thì cần đầu tư thêm một khoảnh kinh phí để hoàn thiện một bước điều kiện sản xuất ở
một và khâu noà đó trong quá trình sản xuất dể đáp ứng yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO
8/10


Nội dung vai trò của hệ thống quản lý chất lượng 9000:2000

9000:2000- đây cũng chính là động lực chính để đảm bảo chất lượng hàng hoá, dịch vụ
cung cấp.
- Tranh thủ học tập: Kế thừa những bài học, những
của những doanh nghiệp đi trước, những doanh nghiệp có trình độ về mọi mặt, những
doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn là một việc làm thiết thực từ đó để có những kiến
thức nhất định nhằm rút ngắn thừi gian, giảm chi phí, loại bỏ những thao tác thừa , tăng
hiệu quả và rút ngắn thời gian thực hiện.
- Triển khai trong toàn doanh nghiệp và các đn vị thành viên. Cần tổ chức học và làm
theo ISO 9000 trong toàn doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sự chuyển biến trong doanh

nghiệp về trách nhiệm với chất lượng và quản lý chất lượng, gắn với phong trào thi đua
hoặc các hoạt động của doanh nghiệp.
-Cần hoạch định thời gian, thời gian luôn là một vấn đề quan trọng, một mặt nó đánh giá
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mặt khác nó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tạo
điều kiện cho sự chủ động trong mọi công việc kể cả việc kí kết hợp đồng. Thời gian ở
đây cần được quan tâm đúng mức đặc biệt nên chính sách kế hoạch hoá từng giai đoạn
theo công việc và kiên trì thực hiện, có kế hoạch tổ chức tốt và quyết tâm thực hiện trong
quá trình thiết kế triển khai sẽ giảm được thời gian, tiết kiệm chi phí và chủ động đi đến
đích của việc đánh giá là chứng nhận.
- Coi việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng là một công việc trọng tâm. Cần tổ chức
các bộ phận soạn thảo hệ thống văn bản theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000 từ các phòng
ban, các đơn vị sản xuất một cách thống nhất trong tổng thể, cần phân công cụ thể từng
công việc tương thích cho các thành viên, các hòng ban trong toàn doanh nghiệp.
- Khắc phục ngay sự không phù hợp của hệ thống chất lượng trước khi đánh giá chính
thức và những tồn đọng, thiếu sót phát hiện ngay sau khi đã được chứng nhận. Chỉ có
như vậy mới rút ngắn được thời gian triển khai hệ thống.
- Tranh thủ thời gian và phối hợp làm việc có hiệu quả đối với các chuyên gia, tư vấn
đặc biệtlà sự đối ứng kịp thời chuẩn bị trước công việc và chủ động với cán bộ kế hoạch
của doanh nghiệp.
- hệ thống quản lý chất lượng không là một hệ thống riêng rẽ, mà là một hệ thống được
gắn kết hữu cơ nhiệm vụới các tác nghiệp nql khác đặc biệt là nguồn nhân lực, tài chính,
vật tư... và các hệ thống quản lý khác như hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, ,
chính sách như vây nó vừa không bị chồng chéo mà lại tăng tính hiệu quả đồng bộ vạ
tương thích của mọi hoạt động trong doanh nghiệp.
- Để áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000 thì
yêu cầu đặt ra là phải có chức năng quản lý chéo. Đây là một tấy yếu không thể thiếu
9/10


Nội dung vai trò của hệ thống quản lý chất lượng 9000:2000


nhằm loại bỏ dần hàng rào ngăn cản thông tin trong quá trình quản lý doanh nghiệp.
Chức năng quản lý chéo ở đây phỉa bao gồm sự đan xen giữa chức năng quản lý theo
tuyến ngang với tuyến dọc, giữ các đơn vị, các phòng ban, các nhân trong toàn doanh
nghiệp.
- Có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhà cung ứng và khách hàng, coi họ là một phần
trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, họ là một phần tất yếu không thể thiếu trong
quá trình quản lý của doanh nghiệp nhằm đảm bảo đầu ra, đầu vào và các thông tin cần
thiết liên quan đến nhu cầu, đến thị trường.

10/10



×