Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tầm quan trọng và sự cần thiết mở rộng thị trường tiêu thụ đối với doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.84 KB, 5 trang )

Tầm quan trọng và sự cần thiết mở rộng thị trường tiêu thụ đối với doanh nghiệp

Tầm quan trọng và sự cần
thiết mở rộng thị trường tiêu
thụ đối với doanh nghiệp
Bởi:
Học Viện Tài Chính

Tầm quan trọng của việc củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
đối với doanh nghiệp.
Thị trường là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.
Trong mỗi doanh nghiệp, quá trình sản xuất diễn ra không ngừng, các hoạt động diễn ra
không ngừng, các hoạt động diễn ra theo chu kỳ : mua nguyên, nhiên liệu, vật tư, thiết
bị...trên thị trường đầu vào, tiến hành sản xuất sản phẩm sau đó bán sản phẩm trên thị
trường đầu ra. Trong chu kỳ này giai đoạn nào cũng đóng vai trò quan trọng, góp phần
tạo nên thành công cho doanh nghiệp. Nhưng giai đoạn quan trọng hơn cả, quyết định
sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp là giai đoạn cuối cùng thị trường đầu ra ( thị
trường tiêu thụ sản phẩm ). Khi nói tới doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là phải nói
tới thị trường. Hay nói cách khác, giữa doanh nghiệp và thị trường có mối quan hệ hữu
cơ mật thiết, không thể tách rời. Như ta đã nói ở phần trước, mục đích sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp là vì lợi nhuận. Nói như vậy thì có nghĩa rằng lợi nhuận
càng lớn thì càng tốt. Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm là để bán, muốn bán được thì
phải tiếp cận và mở rộng thị trường. Thị trường càng lớn thì lượng hàng hoá tiêu thụ
được càng nhiều và khả năng thu lợi nhuận càng cao . Còn nếu thị trường càng hẹp thì
lượng hàng hoá được càng ít có thể gây ra ứ đọng , khả năng quay vòng vốn kém hoặc
cũng có nhiều doanh nghiệp phải đình trệ sản xuất . Trong cơ chế hiện nay , cơ chế của
những cuộc cạnh trạnh tàn khốc , thì thị trường có vai trò quyết định tới sự sống còn của
doanh nghiệp .
Thị trường điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá .
Trong cơ chế thị trường , việc sản xuất cái gì , như thế nào và cho ai không phải là do ý
muốn của doanh nghiệp mà là do nhu cầu người tiêu dùng . Doanh nghiệp chỉ bán những


cái gì mà thị trường cần chứ không phải là bán những cái gì mà mình có . Thị trường tồn
1/5


Tầm quan trọng và sự cần thiết mở rộng thị trường tiêu thụ đối với doanh nghiệp

tại khách quan , từng doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động thích ứng với từng thị trường
.Mỗi doanh nghiệp phải trên cơ sở nhận biết nhu cầu của thị trường và xã hội cũng thế
mạnh của mình trong sản xuất kinh doanh để có chiến lược , kế hoạch và phương án
kinh doanh phù hợp với sự đòi hỏi của thị trường và xã hội .
Thị trường có tầm quan trọng như vậy là do nó có những chức năng chủ yếu sau:
Chức năng thực hiện của thị trường.
Chức năng này được thể hiện ở chỗ thị trường là nơi diễn ra các hành vi mua bán hàng
hoá hay dịch vụ. Người bán cần giá trị của hàng hoá còn người mua cần giá trị sử dụng
của hàng hoá. Sự thực hiện về giá trị chỉ xảy ra khi nào thực hiện được giá trị sử dụng
. Như vậy thông qua chức năng thực hiện của thị trường ,các hàng hoá và dịch vụ hình
thành nên các giá trị trao đổi của mình để làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực.
Chức năng điều tiết và kích thích thị trường.
Chức năng này được thực hiện ở chỗ nó cho phép người sản xuất bằng nghệ thuật kinh
doanh của mình tìm được nơi tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ với hiệu quả hay lợi nhuận
cao và cho phép người tiêu dùng mua được những hàng hoa hay dịch vụ có lợi cho mình.
Như vậy thị trường vừa kích thích người sản xuất sử dụng hợp lý các nguồn lực của
mình, vừa kích thích người tiêu dùng sử dụng ngân sách của mình.
Chức năng thông tin của thị trường.
Chức năng này được thể hiện ở chỗ thị trường chỉ cho người sản xuất biết nên sản xuất
hàng hoá và dịch vụ nào với khối lượng bao nhiêu để đưa vào thị trường thời điểm nào
thì thích hợp và có lợi, chỉ cho người tiêu dùng biết mua những hàng hoá và dịch vụ nào
ở thời điểm nào là có lợi cho mình.

Thị trường phản ánh thế và lực của doanh nghiệp trong cạnh tranh.

Thị trường càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn càng phát đạt, khả năng thu hút
khách hàng mạnh, lượng sản phẩm tiêu thụ lớn làm cho sản xuất phát triển, sức cạnh
tranh càng mạnh.
Thị trường rộng giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm dễ dàng, nhanh chóng tăng doanh thu
và lợi nhuận, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư hiện đại hoá sản xuất, đa dạng hoá
sản phẩm, tăng thêm khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.
Thị trường rộng còn giúp cho doanh nghiệp có khả năng kéo dài chu kỳ sống sản phẩm.
Mặt khác, nó còn góp phần giúp cho doanh nghiệp giảm bớt rủi ro do khách quan đem
lại.

2/5


Tầm quan trọng và sự cần thiết mở rộng thị trường tiêu thụ đối với doanh nghiệp

Sự cần thiết phải ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Thực chất của việc ổn định và mở rộng thị trường tiêu thu sản phẩm
ổn định và mở rộng thị trường thực chất là các nỗ lực của doanh nghiệp nhằm củng cố
mối quan hệ chặt chẽ thường xuyên với khách hàng cũ, thiết lập mối quan hệ với khách
hàng mới.
Mở rộng thị trường được hiểu theo hai nghĩa:
+ Mở rộng thị trường theo chiều rộng nghĩa là lôi kéo khách hàng mới, khách hàng theo
khu vực địa lý, tăng doanh số bán với khách hàng cũ.
+ Mở rộng thị trường theo chiều sâu nghĩa là phân đoạn cắt lớp thị trường để thoả mãn
nhu cầu muôn hình muôn vẻ của con người, mở rộng chiều sâu là qua sản phẩm để thoả
mãn từng lớp nhu cầu để từ đó mở rộng theo vùng địa lý. Đó là vừa tăng số lượng sản
phẩm bán ra, vừa tạo nên sự đa dạng về chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp trên thị
trường. Đó là việc mà doanh nghiệp giữ vững, thậm chí tăng số lượng sản phẩm cũ đã
tiêu thụ trên thị trường đó. Sự đa dạng hoá về chủng loại mặt hàng và nâng cao số lượng
bán ra và mở rộng thị trường theo chiều sâu.

Tóm lại : Mở rộng thị trường theô chiều rộng hay chiều sâu cuối cùng phải dẫn đến tăng
tổng doanh số bán hàng để từ đó doanh nghiệp có thể đầu tư phát triển theo qui mô lớn.
Vai trò của thị trường đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp.
Trong hoạt động sản xuất , kinh doanh thì thị trường đóng một vai trò cực kỳ quan trọng
. Đó là môi trường để thực hiện các hoạt động thương mại của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp mua các yếu tố trên thị trường và bán sản phẩm của mình sản xuất ra cho các chủ
thể kinh tế khác cũng trên thị trường . Vì vai vai trò của thị trường có thể thấy rõ qua
nhận xét sau :
Thị trường là khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hoá, là " cầu nối "
giữa sản xuất và tiêu dùng . Thị trường là " tấm gương " để các cơ sở sản xuất kinh
doanh nhận biết được nhu cầu xã hội và để đánh giá hiệu quả kinh doanh của chính bản
thân mình .
Qua thị trường có thể nhận được sự phân phối của các nguồn lực sản xuất thông qua hệ
thống giá cả hàng hoá nguyên vật liệu và nguồn lực về tư liệu sản xuất, về sức lao động
luôn luôn biến đổi, cho nên phải đảm bảo nguồn lực có hạn này, sử dụng hợp lý để sản
xuất ra đúng hàng hoá và dịch vụ, về số lượng và chất lượng mà xã hội có nhu cầu .

3/5


Tầm quan trọng và sự cần thiết mở rộng thị trường tiêu thụ đối với doanh nghiệp

Qua thị trường các doanh nghiệp sẽ làm căn cứ để hoạch định chiến lược sản phẩm, xây
dựng mạng lưới tiêu thụ hợp lý . Thị trường còn là công cụ bổ xung cho các cụ điều tiết
vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước, là nơi Nhà nước tác động vào quá trình sản xuất kinh
doanh của cơ sở .
Vai trò của ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ đối với các doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường.
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt thì việc ổn định và mở rộng thị

trường đối với các doanh nghiệp là điều kiện cần thiết để tồn tại . Nếu ổn định được xem
là cách thức "phòng thủ" thì mở rộng thị trường là một phương pháp "tấn công để phòng
thủ" cố gắng giữ vững "miếng bánh" - phần mà thị trường đẫ trao cho mình.
Sơ đồ : Cấu trúc thị trường sản phẩm A

4/5


Tầm quan trọng và sự cần thiết mở rộng thị trường tiêu thụ đối với doanh nghiệp

Như trên ta thấy , để tồn tại phát triển buộc doanh nghiệp phải giữ vững phần thị trường
hiện tại của mình , đồng thời không ngừng mở rộng thị trường sang phần thị trường của
đối thủ cạnh tranh và cố gắng khai thác phần thị trường không tiêu dùng tương đối (phần
thị trường mà khách hàng muốn mua hàng nhưng chưa biết nơi nào để mua và hiện tại
chưa có khả năng thanh toán ). Lý lẽ này đưa ra trên cơ sở lý thuyết về sự chuyển hoá
không ngừng của các loại thị trường . Trong quá trình hoạt động , doanh nghiệp cũng
như các đối thủ cạnh tranh đều tìm cách mở rộng phần thị trường của mình . Do đó về
nguyên tắc phần thị trường hiện tại của doanh nghiệp sẽ không ngừng thay đổi . Sự thay
đổi đó là sự chuyển hoá của các loại thị trường . Trong thực tế có hai hướng chuyển hóa
cơ bản dưới tác động của các nhân tố đó là :
- Thị trường mục tiêu (hiện tại ) của các doanh nghiệp chuyển hoá thành thị trường tiềm
năng , dưới tác động của :
• Hoạt động kém cỏi của Marketting
• Trì trệ trong tổ chức quản lý
• Bỏ qua sự tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ đến chất lượng
sản phẩm . Kết quả của việc chuyển hoá này là thị trường mục tiêu của doanh
nghiệp bị thu hẹp.
- Thị trường tiềm năng của doanh nghiệp chuyển hoá thành thị trường mục tiêu do tác
động ngược lại của các yếu tố nói trên . Do chú trọng hoàn thiện quản lý và tổ chức sản
xuất , ứng dụng các kết quả của tiến bộ KHKT... `nên sản phẩm của doanh nghiệp có

giá thành hạ , chất lượng cao . Kết quả đó làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm
trên thị trường và thôn tính được một phần thị trường của các đối thủ . Sự chuyển hoá
này dẫn đến kết quả là thị trường mục tiêu (hiện tại) của doanh nghiệp được mở rộng .
Như vậy , để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải không ngừng ổn định và mở rộng
thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình.

5/5



×