Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Sự cần thiết gia nhập AFTA ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.63 KB, 3 trang )

Sự cần thiết gia nhập AFTA ở Việt Nam

Sự cần thiết gia nhập AFTA
ở Việt Nam
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyển sang nền kinh tế mở, Việt nam đanh từng bước hội nhập vào xu thế tự do hoá
thương mại toàn cầu, trong đó việc tham gia AFTA của VN được coi là bước khởi đầu
quan trọng nhất, có thể ví như cuộc diễn tập toàn diện đầy đủ để chuẩn bị gia nhập diễn
đàn hợp tác Châu Á - TBD cũng như tổ chức thương mại thế giới WTO.
Ngày 28.7.1995, VN trở thành thành viên chính thức, với tư cách là thành viên của hiệp
hội, tháng 12 năm 1995 tại hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN lần thứ 5, VN đã
thực hiện chương trình ưu đãi về thuế quan có hiệu lực chung CEPT bắt đầu 1/1/1996
công bố danh mụcvà tiến hành cắt giảm thuế quan cho cả lộ trình 1996-2000.
Việt Nam tham gia Asean, thực hiện AFTA/ CEPT trong hoàn cảnh kinh tế không giống
các nước thành viên khác. Hiện nay Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của công cuộc CNH,
HĐH đất nước. Nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu rất nhiều so với các nước trong khu
vực Thu nhập quốc dân của nước ta còn rất thấp, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn rất
nhỏ bé, cơ cấu kinh tế còn rất lạc hậu , mặc dù công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao
18,7% năm 2000 so với 1999, nhưng tỷ trọng ngành Công Nghiệp trong toàn bộ nền
KTQD còn thấp. Ngành công nghiệp chế biến chiếm 80,5% toàn ngành Công nghiệp và
chiếm 18,7 % tổng sản phẩm quốc dân.
Kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ bé. Tổng kim ngạch XK hai chiều bình quân của giai đoạn
1996-2000 là 22,5 tỷ USD. Tỷ trọng XK trong GDP bình quân 1996 -2000 là 37,6%.
Tình hình xuất khẩu thời kì 1995- 2000
Năm

1995 1996 1997 1998 1999

Kim ngạch


5448 7255 9185 9361 11523 14308

Tốc độ tăng(%) 34,4 33,2 26,6 21,9 23,1

2000

23,9

Nguồn niên giám thống kê 1998 và báo cáo của Bộ Thương Mai

1/3


Sự cần thiết gia nhập AFTA ở Việt Nam

Tỷ lệ hàng sơ chế trong tổng giá trị xuất khẩu vẫn cao 54,8% trong khi một số nước
Asean, tỷ lệ hàng chế biến hay đã tinh chế thường cao hơn như Indônêxia 52%,
Malayxia 85%, Philippin 75%, Singapo 80%, Thái Lan 71%.
Đặc biệt khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới thường
thấp do chất lượng thấp, giá cả cao, mẫu mã không phong phú hệ thống pháp luật yếu
và chưa tương thích với luật pháp của các quốc gia trong khu vực, đội ngũ cán bộ còn
yếu kém.
Trong hoàn cảnh như vậy ,Việt Nam tham gia vào AFTA là một tất yếu không những vì
Việt Nam đã là thành viên của ASEAN mà còn do những tác động tích cực của nó đối
với sự phát triển kinh tế của đất nước ta. Chính những thực trạng khó khăn trên của Việt
Nam lại là cơ hội để Việt Nam tham gia AFTA
Hội nhập AFTA là điều kiện để Việt Nam đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng CNH, HDH, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp vào
năm 2002.
Do Việt Nam phải cắt giảm thuế theo hiệp định CEPT nên giá cả hàng hoá Asean nhập

vào Việt Nam sẽ trở nên rẻ làm tăng số dư của người tiêu dùng.
Hội nhập AFTA sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá sang các nước Asean
vì hàng rào của họ cũng được cắt giảm thuế bảo hộ như của mình.
Một thị trường rộng lớn với đòi hỏi không quá cao về chất lượng sẽ được mở ra cho
các DNVN, thị trường tiêu dùng được mở rộng ra là một yếu tố giúp VN huy động tiềm
năng lao động và tài nguyên dồi dào của mình và tăng xuất khẩu kể cả đối với các hàng
hoá xuất khẩu sang thị trường ngoài Asean thì lợi ích mà AFTA mang lại cho Việt Nam
là giảm giá thành sản xuất nhờ mua được vật tư đầu vào với gía hạ hơn từ các nước
Asean. Chính điều đó làm cho Việt Nam hấp dẫn hơn trong việc thu hút đầu tư nước
ngoài.
Trước sự cạnh tranh khốc liệt khi nhà nước giảm thuế theo CEPT sẽ buộc cả phiá nhà
nước và phía các doanh nghiệp công nghiệp cố gắng hội nhập, có những thay đổi trong
tư duy, trong chính sách , chiến lược để tạo ra môi trường pháp lý, kinh doanh, đầu tư
hiệu quả hơn, học hỏi, tiếp thu nâng cao trình độ để có thể tham gia vaò cuộc cạnh tranh
đầy khốc liệt.
Hội nhập AFTA sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam hình thành mở rộng hơn nữa các mối
quan hệ giữa nền kinh tế Việt Nam với khuôn khổ nền kinh tế chung của khu vực và
thế giới. Đây chính là cơ hội nữa để nền kinh tế Việt Nam bắt kịp với những xu hướng
chung của khu vực và thế giới, tìm ra tiếng nói chung, chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng
quốc tế mà trước hết là với các nước trong khối mậu dịch tự do Asean, mở ra một thế

2/3


Sự cần thiết gia nhập AFTA ở Việt Nam

đứng vững vàng hơn trong quan hệ của Việt Nam với các liên minh quốc tế khác, đặc
biệt là với liên minh Châu Âu, khu vực Mậu dich tự do Bắc Mỹ,NAFA , WTO, APEC..

3/3




×