Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Một so giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành pho cao lãnh, tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.6 KB, 109 trang )

21

MỞ ĐẦU
phát triến kinh tế-xã hội của một quốc gia. Muốn thực hiện được trọng trách của
1. Lý do chọn đề tài
mình, người giáo viên trung học phố thông ngoài tri thức, kỹ năng đó được đào
tạo, phải
đượcđạibồi
dưỡng
tự lần
bồi thứ
dưỡng
về mặt
phẩm
chấttađạo
đức,định
tri
Tạiluôn
Đại hội
biếu
toàn và
quốc
IX (năm
2001),
Đảng
khẳng
thức,
năng
sư phạm
sung,“đầu
cập nhật


kiếngiáo
thức,
phương
“Giáo kỹ
dục
là quốc
sáchnhằm
hàngbốđau'5,
tư cho
dụcnắm
là bắt
đầu được
tư cho
phát
pháp
ngừng
chuyênđộng
môn.lựcTrong
triển”,giảng
“phátdạy
triếnmới,
giáokhông
dục và
đào nâng
tạo làcao
mộttrình
trongđộnhững
quan những
trọng
năm

tác xây
dựng,
bồi dưỡng
và phát
ngũ kiện
giáo viên
của huy
các
thúc qua,
đay công
sự nghiệp
công
nghiệp
hóa, hiện
đại triến
hóa, đội
là điều
đế phát
cấp
quản
giáongười
dục đó
đạt tố
được
quả triển
đángxã
ghihội,
nhận.
nhiênkinh
ở mỗi

nguồn
lựclýcon
- yếu
cơ nhiều
bản đểkếtphát
tăngTuy
trưởng
tế
địa
phương
thuộc
nhanh
và bềntùy
vững”
[14].vào điều kiện thực tế đó có những cách thực hiện khác
nhau.
Trong những năm gần đây, giáo dục-đào tạo được tăng cường đầu tư tài
Chuẩn hiệu
nghềquả
nghiệp
giáochưa
viên cao;
trungcông
học,tác
bantố hành
Thông
tư số
chính nhưng
sử dụng
chức,kèm

cán theo
bộ, ché
độ, chính
30/2009/TT-BGDĐT
ngày lượng
22 tháng
Bộ trưởng
Bộ GD&ĐT
sách chậm đổi mới. Chất
giáo 10
dụcnăm
cũng2009
thấp của
và không
đồng đều
giữa các
đó
trở miền;
thành quan
“thướctâm
đo'7đến
chất
lượng
trường
THPT
cả
vùng,
phát
triểngiáo
số viên

lượngcácnhiều
hơnTHCS
chất và
lượng.
Hệtrên
thống
nước.
Tuythiêu
nhiênđồng
để chuẩn
này thực
sự phátmất
huycân
tác đối
dụng,
những
làmngành
công
giáo dục
bộ, chưa
liên thông,
giữa
các người
cấp học,
tác
lý nhà
cần phải
có vùng,
nhữngmiền.
biện Việc

pháp giáo
phát dục
triểntưđội
ngũ đạo
dựa đức,
trên
học,quản
cơ cấu,
trìnhtrường
độ, ngành
nghề,
tưởng
chuẩn,
hướng
chuẩn
và đáp
yêulịch
cầu đặc
thù của
phương.
lối sống,
về tới
truyền
thống
vănứng
hoá,
sử dân
tộc,từng
về địa
Đảng,

về quyền lợi và
nghĩa vụ công dân cho học sinh, sinh viên chưa được chú ý đúng mức cả về nội
Theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 của Bộ GD&ĐT
dung và phương pháp; giáo dục phố thông mới chỉ quan tâm nhiều đến “dạy
về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cỏn bộ quản lý cơ sở
chữ”, chưa quan tâm đến “dạy người”, kỹ năng sống và “dạy nghề” cho thanh
giáo dục chú trọng 4 nhiệm vụ trọng tâm:
thiếu niên.
Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sắp
Luật Giáo dục 2005 (bố sung năm 2009) cũng đã xác định nhà giáo
xếp đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo quy định và phù hợp
giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Vì vậy, xây dựng,
với tình hình thực tế của địa phương.
phát triến và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ cấp thiết của
ngành giáo dục núi chung và các nhà trường núi riờng. Giáo dục phổ thông giữ
Tổ chức các hoạt động và động viên đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mặt bằng dân trí, đáp ứng yêu cầu


3

"Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", phong trào thi
đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các cơ sở giáo
dục.
Triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở
giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo về chất lượng theo
hướng chuẩn hóa, theo qui hoạch, kế hoạch.
Thực hiện đầy đủ, kịp thời việc đánh giá theo chuấn, các chế độ, chính
sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, đặc biệt là các nhà giáo
và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội

đặc biệt khó khăn, các cơ sở giáo dục chuyên biệt.
Đội ngũ giáo viên THPT là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng
giáo dục của THPT. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT đồng bộ về cơ
cấu, đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng là nhân tố quyết định đối với việc
đối mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục ở trường THPT tại Thành phố
Cao Lónh.
Thành phố Cao Lãnh là một trong những thành phố có điều kiện phát triển
kinh tế-xã hội của tỉnh Đồng Tháp. Trong những năm gần đây, do những điều
kiện chủ quan và khách quan, các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của thành
phố Cao Lãnh chưa đạt được kết quả xứng đáng với tiềm năng sẵn có. Chất
lượng giáo dục đào tạo hiện nay là điều được các cấp ủy Đảng, chính quyền,
ngành giáo dục và nhân dân tỉnh Đồng Tháp quan tâm. Đối với bậc trung học


4

nhân là đội ngũ giáo viên bậc trung học phố thông của thành phố Cao Lãnh đang
có những bất cập về số lượng, chất lượng, cơ cấu.
Chính vì vậy, một trong những giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên,có
hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, đáp ứng được mục tiêu nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh
Đồng Tháp đã xác định trong thời gian tới là phải xây dựng, phát triển, chuẩn
hóa đội ngũ giáo viên trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, trong đó có đội ngũ giáo
viên các trường trung học phố thông.
Vì những lý do trên nên tôi chọn đề tài nghiên cứu “Một so giải pháp phát
triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành pho Cao Lãnh, tỉnh Đồng
Tháp'-, nhằm góp phần giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn nói trên.
2. Mục đích nghiên cún
Trên cơ sở nghiên cúu lý luận và khảo sát thực tiễn đội ngũ giáo viên THPT
thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, đề xuất một số giải pháp phát triến đội ngũ

giáo viên THPT nhằm phát triển đội ngũ giáo viên THPT thành phố Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thế nghiên cứu: Công tác phát triển đội ngũ GV các trường trung
học phổ thông.
4. Giả thuyết khoa
học


5

Thực trạng đội ngũ giáo viên THPT thành phố Cao Lãnh cũng có nhiều bất
cập, nếu đề xuất các giải pháp thích họp, có tính khả thi sẽ góp phần vào việc
phát triến đội ngũ giáo viên THPT thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đáp ứng
được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện
đại hóa của tỉnh trong thời gian tới.
5. Nhiệm vụ nghiên cún
5.1. Tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lý luận của một số giải pháp phát triển đội
ngũ giáo viên THPT.
5.2. Khảo sát, nghiên cứu cơ sở thực tiễn của một số giải pháp phát triển đội
ngũ giáo viên THPT thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
5.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT thành phố
Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
6. Phương pháp nghiên cúư
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm:
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Phương pháp chuyên gia
-


Đóng góp của luận
văn


6

6.3. về mặt lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hóa một số vấn đề về lí
luận, đề xuất những vấn để phát triển đội ngũ giáo viên THPT có tính khả thi
nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục đào tạo.
6.4. về mặt thực tiễn: Đánh giá thực trạng, xác định những ưu điểm, hạn chế
về công tác phát triến đội ngũ giáo viên. Từ đó, đề xuất những giải phỏp phát
triển đội ngũ giáo viên THPT có tính khả thi, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên THPT thành phố Cao Lãnh. Đưa đội ngũ này trở thành nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu giảng dạy, giáo dục của nhà trường, thực hiện có hiệu quả mục tiêu
giáo dục, đào tạo.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3
chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề phát triến đội ngũ giáo viên trung học
pho thông.
Chương 2. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ
thông thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.


7

Chương 1
Cơ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
THPT THÀNH PHÓ CAO LẢNH TỈNH ĐÒNG THÁP


1.1.

Tổng quan nghiên cúư vấn đề

1.1.1.

Các nghiên cứu trên thê giới

Vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên từ lâu đã được nhiều nhà khoa học trong
và ngoài nước quan tâm nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp có hiệu quả.
Theo các nhà nghiên cứu Xô Viết, thì “Kết quả toàn bộ hoạt động của nhà
trường phụ thuộc rất nhiều vào công việc tổ chức đúng đắn và họp lý các hoạt
động của đội ngũ giáo viên khoa học và kỷ thuật. [39]. V.A Xukhomlinxky đã
tổng kết những thành công cũng như thất bại của 26 năm kinh nghiệm thực tiễn
làm công tác quản lý chuyên môn nghiệp vụ của một hiệu trưởng, cùng với các
tác giả khác, ông đã nhấn mạnh đến sự phân công hợp lý, sự phối hợp chặt chẽ,
sự thống nhất quản lý giữa hiệu trưởng và phó hiệu trưởng đế đạt được mục tiêu
hoạt động chuyên môn nghiệp vụ đã đề ra. Vai trò lãnh đạo, quản lý toàn diện
của hiệu trưởng đã được các tác giả đánh giá cao. Tuy nhiên, trong thực tế, còn
có vai trò quan trọng của các hiệu phó, các tố trưởng chuyên môn và các tổ chức,
đoàn thể trong việc tham gia quản lý các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của
nhà trường. Vậy làm thế nào đế công tác xây dựng và phát triến đội ngũ giáo
viên đạt hiệu quả cao nhất, huy động được tốt nhất sức mạnh của mỗi giáo viên?
Đó là vấn đề mà các tác giả đặt ra trong công trình nghiên cứu của mình. Nói
chung, các tác giả đều chú trọng đến việc phân công hợp lý và các biện pháp


8

Một trong những giải pháp hữu hiệu để xây dựng và phát triển đội ngũ giáo

viên đã được các nhà nghiên cứu khẳng định là: phải bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên, phát huy được tính sáng tạo trong lao động của họ và tạo ra khả năng ngày
càng hoàn thiện tay nghề sư phạm, phải biết lựa chọn giáo viên bằng nhiều
nguồn khác nhau và bồi dưỡng họ thành những người giáo viên tốt theo tiêu
chuẩn nhất định, bằng nhiều biện pháp khác nhau [35]
Đé nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, các tác giả quan tâm đến giải pháp
tồ chức hội thảo chuyên môn, qua đó giáo viên có điều kiện trao đối những kinh
nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ đé nâng cao trình độ. Tuy nhiên, nội dung các
hội thảo chuyên môn cần phải được chuẩn bị kỹ, phù hợp và có tác dụng thiết
thực đen dạy học. Việc tổ chức hội thảo phải sinh động, thu hút được nhiều giáo
viên tham gia thảo luận, trao đối. Những vấn đề đưa ra hội thảo phải mang tính
thực tiễn cao, phải là vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm và có tác dụng thiết
thực đối với việc dạy học.
V.A Xukhomlinxki và Xvecxlerơ còn nhấn mạnh đến phương pháp dự giờ,
phân tích bài giảng, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. Theo Xvecxlerơ thì việc dự
giờ và phân tích bài giảng là đòn bẩy quan trọng nhất trong công tác quản lý
chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Việc phân tích bài giảng mục đích là để
cho giáo viên thấy và khắc phục các thiếu sót, đồng thời phát huy mặt mạnh
nhằm nâng cao chất lượng bài giảng. V.A Xukhomlinxki đã nêu rất cụ thể trong
tác phẩm “Vấn đề quản lý và lãnh đạo nhà trường” về cách tiến hành dự giờ và
phân tích bài giảng giúp cho việc thực hiện tốt và có hiệu quả giải pháp nâng cao
chất lượng đội ngũ.


9

Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đã rất quan tâm đến vấn đề xây dựng và
phát triển đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất luợng giáo dục đào tạo. Hầu hct
các tác giả đều khẳng định, chất luợng của đội ngũ giáo viên là điều kiện quyết
định chất luợng, hiệu quả giáo dục. Theo tác giả Trần Bá Hoành: Đe nâng cao

chất luợng đội ngũ giáo viên phải thực hiện chính sách khuyến khích vật chất và
tinh thần đối với giáo viên, phải tiếp tục đầu tu nâng cấp các truờng su phạm,
xây dụng một số truờng đại học su phạm trọng điếm, phải đối mới công tác đào
tạo và bồi duỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, phải sử dụng giáo
viên đúng năng lục [16]. Tác giả Trần Hồng Quân cho rằng: Giải pháp đe nâng
cao chất luợng đội ngũ giáo viên là củng cố, đối mới hệ thống các truờng su
phạm. Sụ phát triển về số luợng và chất luợng của đội ngũ giáo viên một phần
phụ thuộc vào quy mô và trình độ đào tạo của hệ thống các truờng su phạm. Ông
cho rằng, cần phải uu tiên hàng đầu cho các truờng su phạm, nhất là những
truờng su phạm trọng điểm về cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, nhất là đội ngũ
giáo viên đang trực tiếp giảng dạy.
Tại Truờng Đại học Vinh, đã có các công trình nghiên cứu của các tác giả
nhu PGS.TS Nguyễn Ngọc Hợi, PGS.TS Phạm Minh Hùng, PGS.TS Thái Văn
Thành. Các tác giả đều nêu lên những nguyên tắc chung của việc nâng cao chất
luợng đội ngũ giáo viên nhu sau:
- Xác định đầy đủ hoạt động chuyên môn của giáo viên.
- Xây dựng, hoàn thiện quy chế đánh giá, xếp loại chuyên môn của giáo viên.


10

Trên cơ sở các nguyên tắc chung, các tác giả đã nhấn mạnh vai trò của quản
lý chuyên môn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Bởi do tính chất nghề
nghiệp mà hoạt động chuyên môn của giáo viên có nội dung rất phong phú.
Ngoài giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp, hoạt động chuyên môn còn bao
gồm việc tự bồi dưỡng và bồi dưỡng, giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp, sinh
hoạt chuyên môn, nghiên cứu khoa học giáo dục. Thực chất việc quản lý chuyên
môn của giáo viên là quản lý quá trình lao động sư phạm của người thầy.
Như vậy, vấn đề xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên từ lâu đã
được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Các công trình nghiên

cứu của họ, có cùng một điểm chung đó là: Khẳng định vai trò quan trọng của
các giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao chất
lượng dạy học ở các cấp học, bậc học. Đây cũng là một trong những tư tưởng,
quan điếm chỉ đạo mang tính chiến lược về phát triển giáo dục của Đảng ta.
1.2.

Một số khái niệm công cụ

1.2.1.

Trường Trung học phổ thông (THPT)

Trường THPT nằm trong hệ thống giáo dục phố thông, là một tố chức sư
phạm - xã hội. Giáo dục trung học phố thông được thực hiện trong ba năm học,
từ ló p mười đến lớp mười hai [20].
Trường THPT được coi là trung tâm giáo dục, văn hóa, góp phần tích cực
vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng. Là một cấp học chịu áp
lực về nhu cầu học tiếp của THCS đang phố cập cho trên 80% học sinh ở độ tuối
11 — 15, hoàn thành phố cập THCS vào năm 2010 của cả nước, chuẩn bị tham


11

Mục tiêu của giáo dục THPT là: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm
giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở,
hoàn thiện học vấn pho thông và có những kết quả của giáo dục trung học cơ sở,
hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và
hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân, để lựa chọn hướng phát
triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống
lao động5’ [20].

Trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của chương
trình giáo dục phố thông.
- Quản lý, tham gia tuyển dụng và điều động GV, cán bộ, nhân viên.


12

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối
hợp với gia đình học sinh, tố chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.
- Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định
của Nhà nước.
- Tổ chức cho GV- NV & học sinh tham gia hoạt động xã hội.
- Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiếm định chất lượng giáo
dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật Hệ
thống trường THPT có hai loại hình là công lập và tư thục. Trường công lập do
cơ quan nhà nước có thấm quyền quyết định thành lập và Nhà nước trực tiếp
quản lý. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí cho chi thường
xuyên, chủ yếu do ngân sách nhà nước bảo đảm. Trường tư thục do các tố chức
xã hội, tố chức xã hội — nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phcp. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất và kinh phí hoạt động của trường tư thục là nguồn ngoài ngân sách. [201.
1.2.2.

Giáo viên trường trung học phổ thông

- Giáo viên
Điều 70 Luật Giáo dục năm 2005 đã chỉ rõ: “Nhà giáo là người làm nhiệm
vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác”; “Nhà giáo giảng

dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp
gọi là giáo viên”. [20]


13

-

Giáo viên THPT
Giáo viên THPT là những người làm công tác dạy học, giáo dục trong các

nhà trường THPT, các cơ sở giáo dục ở bậc THPT. Theo quy định tại Điều 77Luật Giáo dục thì trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên THPT là: có
bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng
chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
1.2.3.
-

Đội ngủ giáo viên

Đội ngũ
Có nhiều quan niệm và cách hiếu khác nhau về khái niệm đội ngũ.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì “đội ngũ” có nghĩa là:
(1) . Tổ chức gồm nhiều người tập hợp lại thành một lực lượng.
(2) . Tập hợp số đông người cùng chức năng nghề nghiệp.
Theo Từ điển Tiếng Việt- NXB Văn hóa thông tin (1998): “Đội ngũ là tập

hợp gồm một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp, thành một lực
lượng” [381.
Ngày nay, khái niệm đội ngũ được dùng cho các tổ chức trong xã hội một



14

Như vậy, có thể nói đội ngũ là một tập thể số đông người, có cùng lý
tưởng, cùng mục đích, làm việc theo sự chỉ huy thống nhất, có kế hoạch, gắn bó
với nhau.
- Đội ngũ giáo viên
Khi đề cập đến đội ngũ giáo viên, có nhiều quan niệm khác nhau: "Đội
ngũ giáo viên là những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, họ nắm vững tri
thức, hiéu biết dạy học và giáo dục như thế nào và có khả năng cống hiến
toàn bộ sức lực và tài năng của họ đối với giáo dục"
"Đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục là một tập thể người, bao gồm cán
bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, nếu chỉ đề cập đến đặc điếm của ngành thì
đội ngũ đó chủ yếu là đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý giáo dục" [41]
Có thể hiểu đội ngũ giáo viên như sau: Đội ngũ giáo viên là một tập
hợp nhĩmg người làm nghề dạy học - giáo dục, được tô chức thành một lực
lượng, cùng chung một nhiệm vụ, có đầy đủ các tiêu chuân của một nhà
giáo, cùng thực hiện các nhiệm vụ và được hưởng các quyền lợi theo Luật
giảo dục và các Luật khác được nhà nước quy định.
Từ khái niệm đội ngũ giáo viên nói chung ta còn có khái niệm đội ngũ
riêng cho từng bậc học, cấp học như: Đội ngũ giáo viên mầm non, đội ngũ
giáo viên tiểu học, đội ngũ giáo viên trung học cơ sở, đội ngũ giáo viên
THPT, đội ngũ giáo viên dạy nghề, đội ngũ giáo viên trung học chuyên
nghiệp.
Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu để tố chức giảng dạy, giáo dục


15

lớn vào chất lượng đội ngũ giáo viên. Một đội ngũ có trình độ cao, có đầy đủ

phẩm chất và năng lực cần thiết, yêu nghề, tận tuy với công việc sẽ là động lực
cơ bản tạo nên mọi thành tích chung của nhà trường. Vì vậy, người quản lý nhà
trường bao giờ cũng phải biết nhìn nhận, đánh giá đúng vai trò của đội ngũ giáo
viên và có những chủ trương, biện pháp thích hợp đé xây dựng và phát triển lực
lượng đó ngày càng vững mạnh.
1.2.4.
-

Phát triển đội ngũ giáo viên

Phát triến
Theo từ điển Tiếng Việt thì “phát triển” là sự mở mang [31]
Phát triển là sự vận động, biến đối của sự vật, hiện tượng theo chiều

hướng đi lên, từ thấp đen cao, từ đơn giản đến phức tạp. Đó là một quá trình tích
luỹ về lượng, dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng.
Như vậy có the hiếu phát triên là sự biến đôi của sự vật, hiện tượng theo
chiều hưởng tích cực cả về so lượng và chất lượng.
-

Phát triên đội ngũ giáo viên
Phát triên đội ngũ giáo viên là làm cho đội ngũ giáo viên ngày càng đầy

đủ về so lượng, mạnh về chất lượng, đáp ủng yêu cầu nâng cao chất lượng giảo
dục đào tạo. Việc phát triển đội ngũ giáo viên đặt ra yêu cầu phải thực hiện các
nội dung như: Ke hoạch hoá đội ngũ giáo viên, tuyển dụng, lựa chọn giáo viên,


16


Tuy nhiên, phát triển đội ngũ giáo viên là phát triến tập thể những con
người có học vấn, có nhân cách phát triển ở trình độ cao. Vì the, trong phát triển
đội ngũ giáo viên cần lưu ý một số yêu cầu chính như sau:
- Phát triển đội ngũ giáo viên trước hết phải giúp cho đội ngũ giáo viên
phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo. Khơi dậy và phát huy cao nhất năng
lực và tiềm năng của đội ngũ, đế họ có thể cống hiến được nhiều nhất cho việc
thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra.
- Phát triển đội ngũ giáo viên phải nhằm hướng giáo viên đưa hoạt động
của mình vào phục vụ những lợi ích của tổ chức, cộng đồng và xã hội, đồng thời
phải đảm bảo thoả đáng lợi ích vật chất và tinh thần cho giáo viên.
- Phát triển đội ngũ giáo viên phải nhằm đáp ứng mục tiêu trước mắt và
mục tiêu lâu dài của tố chức, đồng thời phải được thực hiện theo một quy chế,
quy định thống nhất trên cơ sở luật pháp của Nhà nước.
- Phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu,
đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo, chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô,
vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo
dục đào tạo của địa phương.
Nghị quyết Đại hội XI khẳng định: Đồi mới giáo dục theo hướng chuấn
hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế”, trong đó “đồi mới
cơ che quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý là khâu then
chốt”. Căn cứ nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đối mới. Đội
ngũ giáo viên trong trường THPT phải đảm bảo các mặt về số lượng, đội ngũ, cơ


Khối 10

Văn

3


Khối 11

3.5

Khối 12

3

TS Tiết
18
17
9.5

0.266

chức, đào
Trong
tạo,thông
bồi dưỡng
tư nêuphải
rõ loại
được
hình
thực
GVhiện
làmmột
công
cách
tác có
giảng

tố chức,
dạy gồm
có kếGV
hoạch
các
nhằm
bộ môn:
phátToán,
triển vật
nguồn
lý, hóa
nhânhọc,
lực tin
conhọc,
người.
sinhMục
học,tiêu
ngữcủa
văn,
đàolịch
tạo,sử,
bồiđịa
dưỡng
lý, giáo
đội
ngũ
dục công
giáo dân,
viênthể
nhằm

dục,sử
ngoại
dụng
ngữ,
tốigiáo
đa dục
nguồn
quốc
lựcphòng,
hiện kỹ
có thuật.
của mỗi giáo viên, nâng
cao tính hiệu quả của nhà trường.
Kèm theo Thông tư số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8
1.2.5.
Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên
năm 2006 của Bộ Giáo dục và Bộ Nội vụ hướng dẫn về định mức biên ché ở các
Báng 1.1: Quy định số tiết của các môn học trong tuần và hệ số môn học
- Giải pháp: Theo từ điến Tiếng Việt thì “giải pháp” có nghĩa là “Phương
pháp giải quyết vấn đề nào đó” [38].
Tổng cộng

26.5

26.5
26.5
80.5
2.25
Như vậy, nói đến giải pháp là nói đén phương pháp giải quyết một vấn đề


cụ thể nào đó, là cách thức tác động nhằm thay đối, chuyền biến một hệ thống,
một quá trình, một trạng thái nhất định, nhằm đạt được mục đích hoạt động. Giải
pháp càng thích hợp, càng tối ưu thì những vấn đề đặt ra càng được giải quyết
nhanh chóng. Nhưng đế có các giải pháp tốt cần phải xuất phát trcn những cơ sở
lý luận và cơ sở thực tiễn tin cậy.
- Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên: là hệ thống những phương pháp, cách
thức tác động nhằm làm cho đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất
lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuấn hoá về trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu đối
mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo.
1.3.

Đôi ngũ giáo viên trung học phổ thông

Dựa trên hệ số môn học cho phép và số lớp trong trường hiệu trưởng xây
1.3.1.
Yêu cầu về số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên THPT
dựng cơ cấu ĐNGV của mình sao cho phù hợp với tình hình và yêu cầu, nhiệm
1.3.1.1.
Yêu cầu về số lượng đội ngũ giáo viên THPT
vụ của đơn vị nhưng không được quá 2,25 giáo viên trên một lớp.


19

Xây dựng các giải pháp quản lý một mặt nhằm có một cơ cấu ĐNGV hợp
lý, mặt khác nâng cao tỷ lệ GV đạt loại xuất sắc, loại khá, giảm tối thiểu GV đạt
loại trung bình và không có GV chưa đạt chuẩn là một mục tiêu quan trọng của
tất cả các đơn vị giáo dục. Đây là một trong những yêu cầu đầu tiên về chất
lượng đội ngũ GV.
- Không để mất cân bằng về độ tuối, luôn có tính kế thừa và phát triển,

không thế tạo ra những hụt hẫng khi có quá nhiều GV cùng một thời điểm. Tỷ lệ
GV giữa các môn học phải cân đối, không để môn này quá nhiều, môn kia lại
quá ít.
- Ngoài ra còn có một số tiêu chí về chất lượng ĐNGV mà nhà quản lý có
thể dựa vào đó để nâng cao chất lượng đội ngũ của mình như Quy chế công
nhận trường trung học đạt chuẩn: Theo Thông tư 30/2009/TT- BGD-ĐT của Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
cơ sở, giáo viên trung học phổ thông “Đủ giáo viên các bộ môn đạt trình độ
chuấn được đào tạo theo quy định hiện hành trong đó ít nhất có 20% GV đạt
chuẩn dạy giỏi từ cấp huyện trở lên; có phẩm chất đạo đức tốt; không có GV xép
loại yếu về chuyên môn và đạo đức.”
Hoặc trong quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường
THPT phục vụ cho công tác kiếm định chất lượng giáo dục nêu tiêu chí: “Phấn
đấu đến năm 2012 để 100% GV đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên và có ít nhất
10% đến 15% GV trong tổng số GV của trường, 50% tổ trưởng chuyên môn có
trình độ thạc sĩ trở lên” tại Thông tư 30/2009/TT- BGD-ĐT Bộ Giáo dục và Đào


20

Việc nâng cấp tỷ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn cũng là một mục tiêu
quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục. Ban lãnh đạo nhà trường phải có
biện pháp để động viên, khuyến khích GV bồi dưỡng nâng cao trình độ, tạo được
một đội ngũ ngày càng nhiều thạc sỹ, tiến sỹ trong các trường THPT.
1.3.2.

Yêu cầu về tiêu chuẩn, phẩm chất năng lực GV THPT

1.3.2.1.


Yêu cầu về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT

Tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một
cách toàn diện theo hướng chuẩn hóa là một nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu
trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiến
lược phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước. Chất lượng đội ngũ trong mỗi
nhà trường thể hiện ở nhiều mặt: đủ về số lượng, hợp lí về cơ cấu, đảm bảo về
trình độ đào tạo và có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Ngày 22 tháng 10 năm 2009 Bộ GD & ĐT ban hành Thông tư số
30/2009/TT - BGĐT quy định chuẩn nghề nghiệp GV THCS, GV THPT.
Trên cơ sở của các chuẩn ban hành và căn cứ yêu cầu thực tiễn phát triển
giáo dục hiện nay, các đơn vị giáo dục có thố xác định các yêu cầu về chất lượng
đội ngũ GV của mình.
1.3.2.2.

Yêu cầu về phẩm chất năng lực GV THPT

Nhận thức tư tưởng chính trị VỚI trách nhiệm của một công dân, một nhà


21

Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước.Thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương. Liên hệ
thực tế để giáo dục học sinh ý thức chấp hành pháp luật và giữ gìn trật tự an ninh
xã hội nơi công cộng. Vận động gia đình chấp hành các chủ trương chính sách,
pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương.
Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, có nghiên cứu và
có giải pháp thực hiện. Thái độ lao động nghiêm túc, đảm bảo ngày công; lên lớp

đúng giờ, không tùy tiện bỏ lớp học, bỏ tiết dạy; chịu trách nhiệm về chất lượng
giảng dạy và giáo dục HS ở lớp được phân công.
Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo, có
tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, luôn có ý thức phấn đấu vươn
lên trong nghề nghiệp được đồng nghiệp, HS và cộng đồng tín nhiệm.
Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp, hết lòng
phục vụ nhân dân và học sinh.
Có trình độ chuyên môn được đào tạo theo đúng chuẩn trình độ của GV
giảng dạy ở cấp học.
Kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ thống.
Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa
của các môn học được phân công giảng dạy, có kiến thức chuyên sâu, đồng thời
có khả năng hệ thống hóa kiến thức trong cả cấp học đế nâng cao hiệu quả giảng


22

Có kiến thức cơ bản về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo
dục của cấp học và vận dụng được vào việc lựa chọn phương pháp giảng dạy,
cách ứng xử trong giáo dục phù hợp VỚI từng HS.
Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến thức chuyên sâu về môn
học, hoặc có khả năng bồi dưỡng HS giỏi, hoặc giúp đỡ HS yếu hay HS còn
nhiều hạn chế trở nên tiến bộ.
Có kiến thức và kiếm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS và
vận dụng phù hợp VỚI cấp học, đánh giá HS chính xác, khách quan đúng qui định
hiện hành.
Có hiéu biết cơ bản về nhiệm vụ chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội của tỉnh,
huyện, xã nơi công tác.
* Nghiệp vụ sirphạm:
Lập kế hoạch dạy học trong năm và từng kì nhằm cụ thế hóa chương trình

giáo dục cấp học theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo phù hợp với đặc
điểm của trường và lớp được phân công giảng dạy. Biết cách soạn giáo án theo
hướng đối mới, thế hiện hoạt động tích cực của thầy và trò.
Xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác, lựa chọn và kết hợp tốt
các phương pháp dạy học thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy
được tính năng động sáng tạo, chủ động học tập của HS.


23

Ngôn ngữ giảng dạy trong sáng, trình bày rõ ràng, mạch lạc các nội dung
của bài học. Nói rõ ràng, rành mạch, không nói ngọng khi giảng dạy và giao tiếp
trong phạm vi nhà trường.
Có các biện pháp giáo dục HS cá biệt phù họp.
Có khả năng phối hợp với gia đình và các đoàn thé ở địa phương để theo
dõi, làm công tác giáo dục HS.
Tổ chức các buối ngoại khóa hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tập thể.
Thường xuyên trao đổi góp ý với học sinh về tình hình học tập, tham gia
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các giải pháp để cải tiến chất lượng
học tập sau từng kỳ học.
Biết cách xử lý tình huống cụ thế đế giáo dục HS và vận dụng vào tổng
kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục, ứng xử với đồng nghiệp, cộng đồng luôn
giữ đúng phong cách nhà giáo.
Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.
1.3.3.

Yêu cầu về thực hiện chức năng nhiệm vụ của GV THPT.

Như chúng ta đã biết đội ngũ GV có chức năng rất quan trọng, nó quyết
định đến chất lượng giáo dục. Từ xa xưa đến nay trong dân gian ai cũng thuộc

câu ca dao “Muốn khôn thì phải có thầy'’ hay “Không Thầy đố mầy làm nên”.
Trong suốt thời kỳ chiên tranh và công cuộc xây và bảo vệ Tổ quốc, Đảng


24

phù hợp với từng giai đoạn phát triến đất nước. Bác Hồ đã nói: “Có gì vẻ vang
hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng Chủ nghĩa
Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản ? Người Thầy giáo tốt - Thầy xứng đáng là người
Thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù tên tuồi không đăng trên báo, không được
thưởng huân chương, song những người Thầy giáo tốt là những người anh hùng
vô danh”.
Cố Thủ Tưóng Phạm Văn Đồng cũng nói “Nghề dạy học là nghề cao quý
vào bậc nhất trong những nghề cao quý... nghề dạy học là một nghề sáng tạo
vào bậc nhất trong các nghề sáng tạo... vì nó sáng tạo ra những con người sáng
tạo”.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá
VIII đã khẳng định đội ngũ GV giữ vai trò quyết định chất lượng giáo dục và
được xã hội tôn vinh.
Bên cạnh niềm vui và tự hào, chúng ta đều khó tránh khỏi nỗi lo lắng
trước tình hình giáo dục còn nhiều khó khăn, yếu kém, tiêu cực khiến xã hội
không yên tâm, đòi hỏi phải tìm ra giải pháp có hiệu quả để khắc phục. Khi Nghị
quyết Hội nghị Trung ương lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá
VIII khẳng định giáo dục, khoa học, công nghệ phải thực sự là Quốc sách hàng
đầu, thì trách nhiệm của nhà giáo lại càng nặng nề hơn. Do đó mỗi GV phải nhận
thức rằng: Muốn giáo dục người khác, trước hết phải tự giáo dục mình; tự rèn
luyện bản thân, tự bồi dưỡng trình độ, tự bảo vệ và nâng cao uy tín, xứng đáng
với lòng tin và mong đợi của nhân dân và HS.



25

thiết” của ông Giắc Đơlo, Chủ tịch ưỷ ban, đã dành hẳn 7 chương nói về thầy
giáo khẳng định vai trò quyết định của người thầy giáo trong việc chuẩn bị thế
hệ trẻ có trách nhiệm xây dựng tương lai của nhân loại theo hướng toàn cầu hoá.
Tất cả phụ thuộc rất nhiều vào việc đội ngũ GV phải rèn luyện được ở thế hệ trẻ
một trí tuệ nghiêm túc, một tình cảm sâu sắc, thông cảm lẫn nhau cùng với tính
độc lập ngày càng cao. Thầy giáo là yếu tố quyết định hàng đầu đối với chất
lượng giáo dục, do đó muốn phát triển giáo dục thì trước hết và trên hết phải
phát triến đội ngũ GV cả về số lượng lẫn chất lượng. [35]. Một số kinh nghiệm
lãnh đạo của hiệu trưởng trường pho thông, lược dịch Hoàn Tâm Sơn, tủ sách
cán bộ quản lý và nghiệp vụ, Bộ Giáo dục.
Như vậy những tiêu chuẩn tối thiếu đối với một GV là:
Trước hết giáo viên phải là người có nhân cách mẫu mực để làm gương
cho HS; được đào tạo chính quy và được trang bị đầy đủ kiến thức về lý luận
dạy học và phương pháp sư phạm.
Thứ hai, giáo viên phải được trang bị kiến thức tương đối tống quát và
phải có một chuyên môn sâu để có thế đánh giá được tầm quan trọng của những
tri thức chuyên môn của mình và đánh giá được nội dung các giáo trình trong
bối cảnh chung.
Thứ ba, giáo viên phải có khả năng hoạt động xã hội đé tập hợp và tố
chức được các hoạt động cho HS; có thể hình dễ gần không dị tật. GV trường
trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường gồm:
Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, GV bộ môn, GV làm công tác Đoàn Thanh niên


26

thực hành thí nghiệm, kiểm tra, đánh giá theo quy định; vào số điểm, ghi học bạ
đầy đủ, lên lớp đúng giờ, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà

trường tổ chức, tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn;
- Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;
- Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
đế nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục;
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo, gương mẫu trước HS, yêu
thương tôn trọng HS, đối xử công bằng với HS, bảo vệ các quyền và lợi ích
chính đáng của HS, đoàn kết và giúp đỡ đồng nghiệp.
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các nhà giáo khác, gia đình học sinh,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục HS.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo pháp luật.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp, ngoài các nhiệm vụ quy định trên còn có
những nhiệm vụ sau:
Tìm hiếu và nắm vững HS trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ
chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp.
Cộng tác chặt chẽ với gia đình HS, chủ động phối hợp với các GVBM.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tố chức xã hội có liên quan
trong hoạt động giảng dạy và giáo dục HS của lớp mình chủ nhiệm.


27

Như đã trình bày ở mục 1.3.2 Chuẩn nghề nghiệp của GV bao gồm các
tiêu chí về:
- Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống.
- Năng lực tìm hiếu đối tượng và môi trường giáo dục.
- Năng lực dạy học.
- Năng lực giáo dục.
- Năng lực hoạt động chính trị, xã hội.
- Năng lực phát triển nghề nghiệp.
Đó vừa là các quy định đối với đội ngũ nhà giáo, đồng thời cũng là những

căn cứ để người Cán bộ quản lý nhà trường đánh giá chất lượng đội ngũ theo
chuẩn nghề nghiệp. Việc đánh giá chất lượng của người Cán bộ quản lý về đội
ngũ theo chuẩn nghề nghiệp được thực hiện thường xuyên trong suốt năm học và
trong cả quá trình giảng dạy, giáo dục học sinh của mỗi GV. Từ đó người cán bộ
quản lý nắm được năng lực sư phạm thực sự của từng GV để đề ra kế hoạch bồi
dưỡng cũng như việc đào tạo lại hoặc nâng cao trình độ.
Bản thân người Cán bộ quản lý cũng cần có sự phấn đấu, tự đánh giá, tự
bồi dưỡng để đạt tiêu chuẩn qui định theo điều lệ trường Trung học, đồng thời
được cấp quản lý giáo dục trực tiếp xếp loại từ khá trở lên theo qui định về chuẩn
Hiệu trưởng.


×