Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Quản trị dự án xây dựng tại công ty TNHH TVN thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.33 KB, 68 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Công ty TNHH TVN Thăng Long đã có những sự phát triển khá mạnh
trong một số năm trở lại đây và đang trên đà phát triển cuả mình trên thị
trường xây dựng cơ bản. Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hướng
khai thác thị trường xây dựng và phát triển quy mô thị trường, nâng cao chất
lượng sản phẩm và đã đạt được một số kết quả nhất định.
Sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH TVN Thăng Long, em đã rút
ra được một số bài học thực tế về thị trường, về doanh nghiệp, về quá trình
lao động sáng tạo không mệt mỏi của người lao động để tồn tại và phát triển
trong một môi trường cạnh tranh cao, và khi vẫn còn đang là sinh viên của
nhà trường, em thấy mình cần phải trau dồi hơn nữa về kiến thức, về đạo đức,
về ý trí và lòng yêu nghề, yêu cuộc sống, yêu công việc... để khi nào thực sự
bước vào đời em sẽ có một hành trang chắc chắn hơn, tự tin hơn để đối mặt
với khó khăn. Những bài học mà em rút ra được tuy không nhiều nhưng rất có
ý nghĩa đối với một sinh viên tập sự như em.
Kết thúc quá trình thực tập tổng hợp giới thiệu về Công ty, em mạnh
dạn viết đề tài: “Quản trị dự án xây dựng tại Công ty TNHH TVN Thăng
Long”
Đề tài báo cáo thực tập gồm 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH TVN Thăng Long
Chương 2: Thực trạng quản trị dự án xây dựng tại Công ty TNHH TVN
Thăng Long
Chương 3: Một số giải pháp quản trị xây dựng tại Công ty TNHH TVN
Thăng Long
Báo cáo của em được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn của giáo viên
PGS.TS. Trần Việt Lâm cùng tập thể CBCNV trong Công ty TNHH TVN

SVTH: Trần Văn Toản

Lớp QTKD K44




Chuyên đề tốt nghiệp
Thăng Long. Do trình độ hiểu biết của em còn hạn chế, nên báo cáo này còn
nhiều thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Trần Văn Toản

Lớp QTKD K44


Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TVN THĂNG LONG
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH TVN Thăng Long
1.1. Lịch sử ra đời của Công ty
- Tên gọi bằng tiếng việt là: Công ty TNHH TVN Thăng Long
- Địa chỉ: Quận Đống Đa - Hà Nội
- Mã số thuế: 0104778700
- Giám đốc: Dương Anh Tuấn
- Cơ sở pháp lý: Công ty TNHH TVN Thăng Long là công ty chuyên sản
xuất vật liệu xây dựng và xây dựng các công trình dân dụng, kinh doanh độc
lập. Do nền kinh tế thị trường và cơ cấu tổ chức của nhà nước về nền kinh tế thị
trường.
Từ khi bắt đầu thành lập cho đến nay, Công ty có tư cách pháp nhân, kể
từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh thực hiện chế độ hạch toán độc lập,
được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định
của pháp luật và hoạt động theo điều lệ của Công ty TNHH TVN Thăng Long
và Luật Doanh nghiệp. Công ty TNHH TVN Thăng Long quan niệm một

thương hiệu mạnh và uy tín, muốn xây dựng thành công không thể thiếu yếu
tố con người. Với công ty mỗi cán bộ công nhân viên của công ty đều là hạt
nhân trong vai trò quản lý gánh vác, khi khởi điểm chỉ có 9 người trải qua 5
năm phát triển số lượng nhân viên công ty đã có hơn 20 nhân viên với đội ngũ
nhân lực cao.
Cùng với những bước đi nhảy vọt của nền kinh tế Việt Nam, Công ty
TNHH TVN Thăng Long đã phát triển nhanh chóng theo thời gian, ngày càng
tăng quy mô cả về chất lượng và số lượng. Công ty Thăng Long đã mở rộng
phạm vi hoạt động của mình ra các tỉnh thành trong cả nước trải dài từ Bắc

SVTH: Trần Văn Toản

Lớp QTKD K44


Chuyên đề tốt nghiệp
vào Nam và xu hướng vươn ra thị trường nước ngoài với các kênh phân phối
chuyên nghiệp, cung cấp các sản phẩm có uy tín, hiệu quả và độ an toàn cao.
1.2. Các giai đoạn phát triển của Công ty
- Ngày 28/10/2010 Công ty vật liệu xây dựng Thăng Long ra đời, được
Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận kinh doanh và hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ cho ngành xây
dựng. Quá trình phát triển tương đối mạnh.
- Ngày 16/11/2011 Sở Kế hoạch và đầu tư đưa ra Quyết định số 72/QĐ
đổi tên công ty lần thứ nhất thành Công ty TNHH TVN Thăng Long, hoạt
động trên tinh thần tích cực, bổ trợ các ngành nghề kinh doanh chính như sản
xuất vật liệu xây dựng, xây dựng các công trình dân dụng và phát triển từ đó
đến nay.
1.3. Ngành nghề kinh doanh của công ty
- Ngành nghề kinh doanh của Công ty

+ Kinh doanh các mặt hàng về vật liệu xây dựng
+ Thi công các công trình xây dựng, công nghiệp, dân dụng, giao thông,
thuỷ lợi, san nền, hệ thống cấp thoát nước.
+ Tư vấn giám sát các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao
thông, thuỷ lợi, hệ thống cấp thoát nước, san nền.
+ Kinh doanh bất động sản.
+ Vận tải hàng hoá liên tỉnh.
2. Đánh giá các kết quả hoạt động của Công ty
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh
Sau hơn 5 năm thành lập và đi vào hoạt động theo tiêu chí đề ra, hoạt
động kinh doanh của công ty đạt những kết quả như sau:

SVTH: Trần Văn Toản

Lớp QTKD K44


Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 1: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty giai đoạn 2010-2014
Đơn vị: Triệu đồng
Các chỉ tiêu
Tổng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Năm 2014

doanh

13.596,2


18.563,3

25.216,5

54.043,6

66.054,6

phí bán

956,3

1.783,4

3.473,4

5.042,4

6.676,4

469,8

579,2

636,9

699,1

749,2


thu
Chi

hàng và quản

Lợi sau thuế

Biểu đồ 1. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty giai đoạn 2010-2014

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2013 doanh thu của công ty đạt 54.043,6 triệu đồng, tăng 12,6%
so với năm 2012 (225,2 triệu đồng); chi phí tăng 11,65% hay 1.568,5 triệu
đồng nhưng lợi nhuận lại tăng chậm, chỉ đạt 699,9 triệu đồng tức là tăng
10% hay tăng 63,2 triệu đồng. Như vậy đây là năm doanh thu tăng mạnh hơn
chi phí nhưng thực tế lợi nhuận laị tăng chậm. Nguyên nhân của kết quả trên
là do thuế và cac khoản giảm trừ doanh thu đồng thời do giá vốn của mặt
hang bán tăng khá mạnh. Hai khoản này là các khoản chủ yếu làm cho lợi
nhuận của công ty không tăng cân xứng với doanh thu và chi phí.
Năm 2014 doanh thu của công ty đạt 66.054,4 triệu đồng tăng 5,01%
tức là tăng 2.10,6 triệu đồng so với năm 2013. Chi phí tăng từ 5.042, 2 triệu
SVTH: Trần Văn Toản

Lớp QTKD K44


Chuyên đề tốt nghiệp
đồng năm 2013 lên 6.676, 4 triệu đồng năm 2014 tức là tăng 633,9 triệu
đồng hay tăng 11,1%. Lợi nhuận trong năm này lại tăng 7,02% so với năm

2013. Như vậy năm 2014 mức tăng doanh thu chỉ bằng 1/3 so với mức tăng
của năm 2013 so với 2012. Tuy nhiên mức của lợi nhuận lại tăng nhiều hơn
mức tăng của doanh thu, song so với chi phí thì mức tăng này vẫn chậm.
Nguyên nhân của việc lợi nhuận năm 2014 tăng nhiều hơn năm 2013 là do
công ty có giá vốn hàng bán cũng như thuế và các khoản giảm trừ doanh thu
tăng ít hơn. Do đó công ty kinh doanh vẫn đảm bảo lợi nhuận được tăng.
Bảng 2: Nguồn vốn của công ty giai đoạn 2010-2014
Đơn vị: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
Vốn vay

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2010

2011

2012

2013

2014


978,652

Vốn chủ sở hữu

2,053,641 2.251.486 3.329.125 5.302.254

2,557,537 3,022,494 4.869.389 6.027.669 5.378.877

Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2010-2014
(đơn vị: 1.000 đồng)

Về nguồn vốn, phần nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ khá tương ứng,
năm 2010 chiếm 57%, năm 2011 chiếm 63%, năm 2012 chiếm 68,38%, năm
2013 chiếm 64,42%, năm 2014 chiếm 50,35%, Công ty huy động vốn chủ yếu
SVTH: Trần Văn Toản

Lớp QTKD K44


Chuyên đề tốt nghiệp
bằng vay nợ ngân hàng. Vay nợ nhiều là một mặt không tốt đối với Công ty
do Công ty phải gánh khoản tiền lãi hàng năm. Tuy nhiên, Công ty lại có thể
sử dụng khoản tiền vay đó để thực hiện những hoạt động khác mang lại lợi
nhuận cho Công ty. Công ty nên cân đối khoản tiền vay này sao cho phù hợp
để tăng. Nguồn vốn chủ sở hữu Công ty cần tích cực hơn nữa trong việc huy
động vốn của các cổ đông sáng lập và bộ công nhân viên trong công ty.
Bảng 3: Thu nhập bình quân của nhân viên/tháng giai đoạn 2010-2014
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Thu

nhập

bình

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2,5

3,8


4,5

5,8

6,2

quân/ng/th
Biểu đồ 3: Thu nhập bình quân của nhân viên/tháng giai đoạn 20102014

Về thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Công ty ta thấy năm 2012
là 4.500.000 đồng/người/tháng với mức tăng là 500.000 đồng/người/tháng,
tương ứng với tỷ lệ tăng 8%. Năm 2013 mức lương tăng lên đến
4.800.000đ/người/tháng và đến năm 2014 là 6.200.000đồng/ng/tháng. Như
vậy Công ty đã chú trọng vào việc trả lương cho người lao động và nâng cao
SVTH: Trần Văn Toản

Lớp QTKD K44


Chuyên đề tốt nghiệp
đời sống cho các cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty, từ đó thúc đẩy
hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao.
Điều này cho biết quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty là đạt
hiệu quả.
Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty qua hê thống các chỉ tiêu
phản ánh một cách tổng quát nhất toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của
Công ty.
2.2.

Đánh giá các kết quả hoạt động khác

Trong công tác thi đua của ngành xây dựng nói chung và của Công ty

nói riêng, Công ty đã nêu cao được tinh thần thi đua trong công việc, mỗi
phòng ban đều đưa ra quy định chung và rất rõ ràng về mức thưởng trong các
hoạt động thi đua: Đi làm đủ giờ, làm them giờ, kinh doanh theo %, để động
viên tinh thần các lao động trong công ty hăng say và làm tốt công việc của
mình hơn
Ngoài ra Công ty còn tích cực tham gia các phong trào của ngành, của
thành phố đưa ra, ví dụ như: Giải cầu lông ngành Xây dựng Thành phố Hà
Nội, công ty đã đạt giải 3 trong khối doanh nghiệp xây dựng.
3. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Bộ máy quản lý của công ty được sắp xếp theo hướng tinh giảm, gọn
nhẹ, xóa bỏ những khâu trung gian không cần thiết, sát nhập các phòng
ban theo hướng tinh gọn kịp thời đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh cũng
như đòi hỏi của cơ chế quản lý và tác động của cơ chế thị trường. Các bộ
phận trong bộ máy quản lý có quan hệ chặt chẽ với nhau với những chức
năng và quyền hạn nhất định nhằm thực hiện các mục tiêu chung của công ty.
Sơ đồ 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Giám đốc

SVTH: Trần Văn Toản

Lớp QTKD K44


Chuyên đề tốt nghiệp

Phó Giám đốcTài
chính


Phòng
kế
toán

Phó giám đốc
Kinh doanh

Phòng
bán
hàng

Phòng
Marketing

Kho

Phòng
quản lý
Nhân
viên KD

(Nguồn: Phòng Quản lý nhân viên kinh doanh)
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
* Ban giám đốc gồm: Gồm 3 người
- Giám đốc: Là người đứng đầu trong bộ máy công ty, chịu trách nhiệm
cao nhất, là người đại diện cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Quản lý
và điều hành mọi hoạt động chung của công ty.
- Phó giám đốc: gồm 2 người, có nhiệm vụ hỗ trợ Giám đốc, thay mặt
Giám đốc điều hành công việc khi cần.
• Phó giám đốc tài chính:

- Tham gia điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, và
ký kết các hoạt động kinh tế theo luật định.
- Tham mưu cho Giám đốc về việc bảo toàn và sử dụng nguồn vốn của Công
ty.
- Quản lý điều hành mọi hoạt động về lĩnh vực tài chính của Công ty.
• Phó giám đốc kinh doanh:
- Tham gia điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
SVTH: Trần Văn Toản

Lớp QTKD K44


Chuyên đề tốt nghiệp
- Tiếp thị tìm kiếm các nguồn hàng.
- Quản lý điều hành mọi hoạt động về lĩnh vực kinh doanh của Công ty.
* Các phòng ban:
• Phòng kế toán:
- Chức năng: Tham mưu giúp Ban giám đốc chỉ đạo quản lý điều hành
công tác kinh tế tài chính và hạch toán, xúc tiến huy động tài chính và quản lý
công tác đầu tư tài chính, thức hiện và theo dõi công tác tiền lương, tiền
thưởng và các khoản thu nhập, chi trả theo chế độ chính sách đối với người
lao động. Thanh quyết toán các chi phí hoạt động, chi phí phục vụ kinh
doanh.
- Nhiệm vụ:
+ Lập và xúc tiến kế hoạch huy động tài chính, đầu tư tài chính, cân đối
các nguồn vốn phù hợp với hoạt động của công ty.
+ Theo dõi tính toán cập nhật, báo cáo đầy đủ, kịp thời chính xác tình
hình sử dụng quản lý các quỹ, tài sản, quá trình và kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty.
+ Quản lý mọi khoản thu chi, thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho

người lao động, tính toán trích nộp đủ và kịp thời các khoản nộp ngân sách.
+ Bảo quản lưu trữ các tài liệu kế toán tài chính, giữ bí mật các tài liệu và
số liệu này, cung cấp khi có yêu cầu của Ban giám đốc.
• Phòng Marketing:
- Là cầu nối giữa bên trong và bên ngoài công ty, giữa sản phẩm và
khách hàng, giữa thuộc tính của sản phẩm và nhu cầu của khách hàng.
- Chức năng và nhiệm vụ :
+ Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách hàng.
+ Lập hồ sơ thị trường và dự báo của doanh thu.
+ Khảo sát hành vi ứng xử của khách hàng tiềm năng.
+ Phân đoạn thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu của sản phẩm.
SVTH: Trần Văn Toản

Lớp QTKD K44


Chuyên đề tốt nghiệp
+ Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị
trường mong muốn.
+ Quản trị sản phẩm (chu kỳ sống của sản phẩm): Ra đời, phát triển, bão
hòa, suy thoái và đôi khi là hồi sinh .
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược marketing như: 4P ( sản
phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị) và 4C ( nhu cầu, mong muốn, tiện lợi, và
thông tin).
• Phòng bán hàng:
- Có nhiệm vụ thực hiện các thủ tục liên quan đến nghiệp vụ bán hàng,
tiếp nhận và xử lý đơn hàng.
- Báo cáo với cấp trên về tình hình thực hiện hợp đồng với khách hàng
theo các hợp đồng mà công ty đã ký kết với khách hàng.
• Kho:

- Là nơi dùng để lưu trữ, bảo quản sản phẩm mà công ty kinh doanh
trước khi tiêu thụ và thực hiện giao hàng theo đơn đặt hàng.
• Phòng quản lý nhân viên kinh doanh:
- Có nhiệm vụ giới thiệu, tiếp thị về tác dụng và chức năng của các mặt
hàng mà công ty kinh doanh tới khách hàng có nhu cầu cũng như khách hàng
tiềm năng.
- Báo đơn hàng về phòng bán hàng.
4. Các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hướng đến công tác quản
trị dự án xây dựng của Công ty
4.1. Đặc điểm về lao động của Công ty
Yếu tố con người được Công ty coi trọng, luôn được bổ sung, đào tạo
nâng cao nghiệp vụ một cách thường xuyên. Kế thừa và phát huy truyền
thống đó, công ty rất quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật, cán
bộ quản lý giỏi và đội ngũ công nhân có tay nghề cao, kỹ thuật chuyên sâu.
SVTH: Trần Văn Toản

Lớp QTKD K44


Chuyên đề tốt nghiệp
Đội ngũ đại học và trên đại học, lực lượng này phần lớn làm việc ở các
phòng ban, các dự án Công ty, bộ phận lãnh đạo, ở các bộ phận kiểm tra,
giám sát ở các công trình. Có thể nói, sự phát triển của Công ty cần có chiến
lược để đào tạo và đào tạo lại lực lượng này, tạo môi trường làm việc tốt nhất
để cho lực lượng phát huy sở trường của mình.
Bảng 4: Số liệu nguồn nhân lực Công ty
TT
1
2
3

4
5

Trình độ
Trên đại học
Đại học
Cao đẳng, trung cấp
Công nhân, lái xe, máy
Công nhân trực tiếp (Hợp đồng)

Tuổi TB
35
29
35
41
35

Số người
02
08
12
03
48

(Nguồn: phòng kế hoạch)
Theo tin từ phòng nhân sự cho biết tính đến 12/2014 tổng số cán bộ công
nhân viên của Công ty là : tăng 150 so với tháng 12/2010. Trong những năm
qua cùng với sự tăng trưởng về sản xuất đội ngũ cán bộ công nhân viên của
Công ty TNHH TVN Thăng Long cũng không ngừng lớn mạnh. Hiện nay
Công ty TNHH TVN Thăng Long có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm đã

được thử thách qua nhiều dự án và đội ngũ cán bộ kỹ thuật vứi chuyên môn
vững vàng có khả năng khai thác, ứng dụng hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật.
Ngoài ra, Công ty TNHH TVN Thăng Long còn đầu tư, đào tạo và tuyển
chọn đội ngũ công nhân lành nghề luôn sẵn sàng mọi nhiệm vụ được giao.
Năm 2012 số lao động của Công ty là 17 người, đến năm 2014 đã tăng
lên là: 23 người (chưa kể công nhân hợp đồng) như vậy phản ánh phần nào
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Số người tăng lên như vậy có thể
do Công ty đạt thêm nhiều hợp đồng, các công trình đi vào thi công, quy mô
hoạt động kinh doanh của Công ty được mở rộng .
Nhìn vào bảng số liệu trên, số cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp
trực tiếp sản xuất chiếm lớn nhất trong tổng số lao động của Công ty bởi vậy
SVTH: Trần Văn Toản

Lớp QTKD K44


Chuyên đề tốt nghiệp
việc tuyển chọn loại lao động này và quản lý không hợp lý sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến chất lượng công trình cũng như uy tín của Công ty, lực lượng lao
động này với trình độ văn háo không cao, không đồng đều, ý thức kỷ luật
không cao, không thực hiện chấp hành đúng quy trình không đảm bảo ảnh
hưởng đến tiến bộ thi công công trình làm chất lượng công trình không đảm
bảo ảnh hưởng đến hình ảnh của Công ty. Để khắc phục điểm yếu đó thì Công
ty đặc biệt là cán bộ quản lý trực tiếp từng bộ phận phải thường xuyên nhắc
nhở cũng như mở lớp nhận thức an toàn lao động nâng cao lực lượng lao
động này.
Tại Công ty TNHH TVN Thăng Long gồm bộ máy quản trị được tổ chức
theo mô hình trực tuyến chức năng. Ban giám đốc luôn luôn phối hợp chặt
chẽ với các phòng (ban) chức năng trực tiếp điều hành sản xuất cùng với đội
trưởng của các đội. Đồng thời các phòng (ban) và các đội công trình phải có

trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhau thực hiện nhiệm vụ được giao và
tham mưu cho Ban giám đốc. Với bộ máy quản trị trực tuyến chức năng như
vậy nên việc đưa ra quyết định về công tác quản trị nói chung và quản trị dự
án xây dựng nói riêng khá nhanh gọn, chính xác không phải thông qua quá
nhiều khâu trung gian và các thủ tục hành chính rườm rà. Mặt khác, các cán
bộ quản lý của Công ty đều có trình độ đại học và có nhiều năm kinh nghiệm
trong lĩnh vực sản xuất cũng như điều hành sản xuất, họ rất chú trọng tiếp thu
công nghệ, kỹ thuật sản xuất mới và phát động các phong trào thi đua sáng
tạo công nghệ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động. Nhân
viên văn phòng đều từ trung cấp trở lên, chính vì vậy mà công tác quản trị dự
án xây dựng tại Công ty luôn diễn ra thuận lợi.
4.2. Đặc điểm về thị trường nguyên vật liệu
Là công ty sản xuất kinh doanh trong nghành nghề xây dựng, chi phí
nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng rất cao trong toàn bộ chi phí của công trình.

SVTH: Trần Văn Toản

Lớp QTKD K44


Chuyên đề tốt nghiệp
Chính vì vậy thị trường nguyên vật liệu ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản
trị dự án xây dựng của công ty thông qua chủng loại và giá cả thị trường. Do
đặc điểm sản xuất nhìn chung nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của
công ty được bán rất nhiều trên thị trường. Điều này giúp cho công ty dễ dàng
tìm người cung ứng, nhờ đó giảm giá thành sản xuất sản phẩm, đảm bảo chất
lượng nguyên vật liệu trong vận chuyển, bảo quản, sử dụng. Vì vậy hạn chế
được lượng nguyên vật liệu hư hỏng kém phẩm chất, góp phần sử dụng hợp lý
tiết kiệm nguyên vật liệu. Thậm chí đối với những loại nguyên vật liệu như
gạch, đá, cát, sỏi… Công ty thường không phải tìm kiếm người cung ứng mà

ngược lại người cung ứng tự tìm đến Công ty – việc còn lại là Công ty lựa
chọn người cung ứng nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng, phù hợp yêu cầu
của công trình. Đối với loại nguyên vật liệu như xăng, dầu mang tính độc
quyền Công ty cũng đã có hợp đồng dài hạn nên nguồn vật liệu được cung
ứng khá ổn định. Như vậy, yếu tố thị trường đóng vai trò quan trọng và ảnh
hưởng rất lớn đến công tác quản trị dự án xây dựng.
4.3. Đặc điểm về cơ sở vật chất
Do là một công ty chuyên về ngành xây dựng dân dụng nên các thiết bị
ở đây là rất lớn và phong phú.
Trong việc sản xuất các sản phẩm làm ra công trình phải cần đến các
loại máy như: Máy trôn bê tông, máy xúc, máy ủi, máy trộn.... và một số loại
máy thô sơ khác. Đối với ngành xây dựng điều cần chú ý đến đó là đầu tư một
cách hoàn chỉnh về trang thiết bị. Nếu các máy hoạt động tốt sẽ giúp cho công
trình được hoàn thiện một cách nhanh nhất.
Để đẩy nhanh việc tiến độ các hạng mục công trình, đồng thời nâng cao
chất lượng của các sản phẩm, Công ty đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị thi
công hiện đại, phù hợp với công nghệ mới, có hiệu quả cao cho công tác xử lý
nền móng, sử dụng bê tông thương phẩm, đồng bộ với các loại máy đào, xúc,
SVTH: Trần Văn Toản

Lớp QTKD K44


Chuyên đề tốt nghiệp
ủi, nhằm tăng tỷ trọng cơ giới hoá trong ngành xây dựng, nâng cao năng suất
lao động, năng lực sản xuất.
Bảng 5. Danh sách máy móc thiết bị hiện có của Công ty
TT
1
2

3
4
5
6

Thiết bị
Máy đào, máy xúc
Máy ủi, san, cạp
Máy đầm
Ôtô các loại
Phương tiện bốc dỡ
Thiết bị trộn bê tông

Năm đưa vào

Nước sản xuất

sử dụng
2009
2009
2009
2008, 2010
2010
2011

Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
Hàn Quốc
Trung Quốc

Trung Quốc
(Nguồn : Phòng vật tư)

Máy móc thiết bị tương đối đồng bộ và hiện đại, các máy móc đều được
nhập từ các hãng của các nước có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển mạnh
như Nga, Mỹ , Nhật, Hàn Quốc… Các thiết bị máy móc đều được nhập mới,
với thiết bị hiện đại như vậy góp phần vào thành công của Công ty, giúp công
ty thực hiện được mục tiêu đã đề ra trở thành “ Nhà thầu chuyên nghiệp”.
Cùng với đội ngũ cán bộ trẻ công nhân viên, có trình độ và kinh nghiệm giúp
cho Công ty thi công đúng tiến bộ, nâng cao năng suất lao động, làm giảm chi
phí thiệt hại góp phần khẳng định vị thế của Công ty trên thị trường trong và
ngoài nước.
4.4. Đặc điểm về quy trình sản xuất thi công xây lắp
Do đặc thù của hoạt động xây dựng cơ bản nên thời gian để hoàn thành
sản phẩm dài hay ngắn tuỳ thuộc vào công trình, hạng mục công trình có quy
mô lớn, nhỏ khác nhau. Đối với mỗi công trình sau khi trúng thầu hoặc được
chỉ định thầu, công ty huy động máy móc, con người san lấp và giải phóng
mặt bằng chuẩn bị cho quá trình thi công. Từ các nguyên vật liệu như sắt,
thép, đá, xi măng, gạch, sỏi, phụ gia bê tông.... dưới sự tác động của máy móc

SVTH: Trần Văn Toản

Lớp QTKD K44


Chuyên đề tốt nghiệp
và bàn tay con người sau một thời gian tiến hành thi công sẽ tạo ra sản phẩm
xây lắp thô.
Sơ đồ 2. Quy trình sản xuất thi công xây lắp
Gia cố nền


Đào móng

Thi công máy

Thi công ph ần khung bê tông,
cốt thép và mái nhà

Bàn giao

Nghiệm thu

Hoàn thiện

Xây thô

Là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nên thời gian để
hoàn thành sản phẩm dài hay ngắn tuỳ thuộc vào công trình, hạng mục công
trình có quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Đối với mỗi công trình sau khi trúng
thầu hoặc được chỉ định thầu, công ty huy động máy móc, con người san lấp
và giải phóng mặt bằng chuẩn bị cho quá trình thi công. Từ các nguyên vật
liệu như sắt, thép, đá, xi măng, gạch, sỏi, phụ gia bê tông.... dưới sự tác động
của máy móc và bàn tay con người sau một thời gian tiến hành thi công sẽ tạo
ra sản phẩm xây lắp thô. Sau đó qua thời gian hoàn thiện dưới sự hỗ trợ của
máy mài, máy cắt... sản phẩm xây lắp thô sẽ được hoàn thiện thành sản phẩm
xây lắp hoàn chỉnh. Trong quá trình thi công, các đội trực tiếp thi công theo
dự toán đã duyệt. Các đội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và công ty về
độ an toàn lao động và chất lượng công trình. Sau khi công trình đã hoàn
thành sẽ được tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình cho chủ đầu tư.


SVTH: Trần Văn Toản

Lớp QTKD K44


Chuyên đề tốt nghiệp

CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY TNHH
TVN THĂNG LONG
1. Đánh giá tổng quát tình hình quản trị dự án xây dựng tại Công ty
1.1. Một số dự án chính Công ty trực tiếp đầu tư giai đoạn 2009-2014
a) Dự án phá dỡ và xây dựng mới nhà ở chung cư cao tầng B4, B14 tập thể
Diễn Châu.
SVTH: Trần Văn Toản

Lớp QTKD K44


Chuyên đề tốt nghiệp
• Quy mô dự án
- Địa điểm xây dựng : Khu tập thể NiCoLa – Liên Ninh
- Quy mô dự án:
+ Nhà B4: Diện tích khu đất: 3560 m2; Diện tích xây dựng: 2100 m2.
Số đơn nguyên: 2 đơn nguyên 24 và 11 tầng + 1 tầng hầm + bổ sung thêm 2
tầng kinh doanh, dịch vụ công cộng; Tổng diện tích sàn xây dựng khoảng:
15.630 m2.
- Tổng mức đầu tư: Nhà B4: 210,439 tỷ VNĐ (Dự kiến)
b) Dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm thương mại-văn phòng và
dịch vụ công cộng Văn Điển.

• Quy mô của dự án
- Địa điểm xây dựng: Khu tái định cư khu công nghiệp Văn Điển
- Quy mô dự án: Đầu tư xây dựng mới toàn bộ công trình, cao 5-6 tầng
với :
+ Diện tích khu đất: 8,753 m2
+ Diện tích xây dựng: 3,784 m2
+ Mật độ xây dựng: 43,2%
- Tổng mức đầu tư (Dự kiến): 250 tỷ đồng
c. Dự án công trình : “ Khu văn phòng và nhà ở cao cấp Vinaconex-1”
Địa điểm công trình : Phường Trung hòa - Quận Cầu Giấy - Thành phố Hà Nội

Quy mô đầu tư :
● Tổng diện tích chiếm đất của dự án là 10.453,44 m2
● Diện tích xây dựng : 4181,37 m2
● Diện tích đường giao thông và cây xanh : 5.262,06 m2
● Tổng diện tích sàn : 88,252 m2

SVTH: Trần Văn Toản

Lớp QTKD K44


Chuyên đề tốt nghiệp
+ Tầng nổi chức năng ở, văn phòng, công cộng : 64.358 m2
+ Tầng kỹ thuật : 5.313 m2
+ Tầng hầm : 18.851 m2
● Mật độ xây dựng : 39,99%
● Hệ số sử dụng đất : 5,99 lần
● Diện tích các căn hộ điển hình trung bình : từ 126 m2 đến 216 m2
● Số lượng căn hộ : 285 căn

● Diện tích sàn dịch vụ kinh doanh ; 2.142 m2
● Tổng mức đầu tư dự kiến đã bao gồm cả lãi vay trong thời gian xây dựng và
thuế VAT : 981.585.224.542 tỷ
1.2. Đặc điểm các dự án đầu tư của Công ty
- Các dự án đầu tư xây dựng của Công ty là các dự án đầu tư xây dựng cơ
bản, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng nhà ở, trung tâm thương mại với mục
đích nâng cao lợi nhuận, phát triển Công ty, đồng thời đáp ứng các yêu cầu về phát
triển hệ thống cơ sở hạ tầng của đất nước.
- Các dự án đầu tư của Công ty có tổng mức vốn đầu tư lớn, phức tạp về mặt
kỹ thuật, thời gian thực hiện dài, khả năng huy động vốn tương đối chậm.
- Các dự án Công ty tham gia hầu hết dưới hình thức liên doanh nhà thầu, do
đó cần có biện pháp hợp tác, chia sẻ giữa các thành viên đến từ nhiều đơn vị khác
nhau trong Ban quản lý để đảm bảo hiệu quả công việc.
- Do là dự án đầu tư xây dựng, thi công lắp đặt máy móc tại một vị trí được
xác định trước, đòi hỏi sự lao động liên tục và môi trường làm việc khắc nghiệt nên
tiến độ thi công dự án chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như môi trường, khí hậu, địa
hình, công nghệ, nguồn nhân lực…tạo nên các khó khăn và rủi ro ảnh hưởng trực
tiếp đến sự thành công của dự án. Điều này khiến Công ty phải đặt ra các biện pháp
quản lý rủi ro cho phù hợp với từng dự án cụ thể.
- Các dự án sau khi hoàn thành được đưa vào vận hành và sử dụng trong thời

SVTH: Trần Văn Toản

Lớp QTKD K44


Chuyên đề tốt nghiệp
gian dài. Khi đó các vấn đề hậu dự án phát sinh đòi hỏi Công ty với vai trò trực tiếp
quản lý dự án phải có các biện pháp quản lý chất lượng cũng như giám sát, xử lý
các sai xót xảy ra đối với dự án của mình. Để hạn chế những vấn đề phát sinh này,

Công ty cần tổ chức, quản lý, giám sát thi công hết sức chặt chẽ và cẩn thận, tùy
thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng để xây dựng biện pháp quản lý, lập lịch trình thi
công, lựa chọn công nghệ kỹ thuật phù hợp cho mỗi dự án.
- Các công việc của dự án đều có một khối lượng lớn các công việc thành
phần với biện pháp, kỹ thuật thi công khác nhau, xây dựng theo từng hạng mục
công trình. Nó đòi hỏi sự quản lý và kết hợp chặt chẽ của Ban quản lý với các đối
tượng có liên quan trong suốt quá trình thực hiện dự án như đội xây dựng, nhà tài
trợ, nhà tư vấn, nhà thiết kế, nhà cung ứng…Thông qua đó đáp ứng đúng theo tiêu
chuẩn kỹ thuật, tiến độ xây dựng và chi phí thực hiện đó được đề ra.
1.3. Quy trình quản lý dự án
a/ Mục đích xây dựng quy trình quản lý dự án tại công ty
• - Bảo đảm đầu tư xây dựng theo định hướng phát triển của Công ty, nâng cao
được kỹ thuật, chất lượng, tiến độ và sử dụng chi phí hợp lý.
- Giúp thực hiện dự án đầu tư theo đúng trình tự các bước, tạo sự dễ dàng
trong việc quản lý, giám sát toàn bộ dự án đầu tư, mang lại hiệu quả cao trong công
cuộc đầu tư.
- Nhằm kiểm soát quá trình thiết lập và triển khai một dự án từ khi bắt đầu đến
khi kết thúc để đạt yêu cầu của khách hàng, giúp dự án được hoàn thành đúng thời
hạn, trong khuôn khổ những chi phí cho phép và đạt một tiêu chuẩn cần thiết mà
Công ty đặt ra
- Quy trình này giúp cho việc triển khai thực hiện dịch vụ tư vấn quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình của Công ty được thuận lợi, nhằm thỏa mãn cao nhất
những yêu cầu của khách hàng trong các hợp đồng tư vấn quản lý dự án, từ đó giúp
nâng cao khả năng huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả hơn.
b/ Phạm vi áp dụng của quy trình quản lý dự án
Đây là một quy trình quản lý dự án khung bao quát mà Công ty đã xây dựng
để áp dụng cho các dự án đầu tư vừa và lớn. Dựa vào quy trình này và các điều

SVTH: Trần Văn Toản


Lớp QTKD K44


Chuyên đề tốt nghiệp
kiện thực tế của từng dự án như quy mô, tính chất, kỹ thuật…Ban quản lý dự án sẽ
viết quy trình cụ thể phù hợp và khả thi nhất cho dự án do mình phụ trách.
c/ Quy trình quản lý dự án:
Quy trình quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng của Công ty



Thành lập ban quản lý dự án
Sau khi cú quyết định phê duyệt dựn án đầu tư của các cấp có thẩm quyền,

Giám đốc Công ty ra quyết định thành lập Ban quản lý dự án để quản lý việc triển
khai dự án.
Trường hợp dự án có nhiều nhà thầu liên danh thì Ban quản lý dự án sẽ được
lập trên cơ sở các cán bộ chuyên trách của các nhà thầu.
• Xin giao đất hoặc thuê đất (đối với dự án có sử dụng đất)
-Công ty và các đơn vị thành viên sẽ tiến hành làm các thủ tục cần thiết và

SVTH: Trần Văn Toản

Lớp QTKD K44


Chuyên đề tốt nghiệp
hoàn thiện hồ sơ để xin giao đất , thuê đất hay chuyển đổi mục đích sử dụng đất
-Việc thu hồi đất , giao nhận đất tại hiện trường phải được thực hiện theo
đúng quy định của pháp luật về đất đai

-Phòng kế hoạch-kinh doanh sẽ có trách nhiệm hướng dẫn đơn vị thực hiện
các thủ tục xin được giao đất, thuê đất hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho
dự án
• Thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng xây
dựng:
- Công ty và các đơn vị thành viên thực hiện theo điều 69 đến điều 71 của luật
Xây dựng.
-Kinh phí giải phóng mặt bằng được lấy trực tiếp từ kinh phí của dự án đầu tư
xây dựng công trình.
-Thời gian giải phóng mặt bằng xây dựng phải đáp ứng được tiến độ thực hiện
của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt.
• Thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình:
- Do Tổng công ty thiết kế. Sau đó tổ chức một cuộc họp đánh giá các mặt
chuyên môn của từng phòng ban sau đó đưa vào thiết kế hiệu chỉnh. Trình lên công
ty phê duyệt đầu tư, thết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công, dự toán giá.
- Công tác này được thực hiện theo quy trình ISO số 14 về kiểm tra và trình
duyệt thiết kế và quy trình ISO số 21 về xây dựng và quản lý định mức , đơn giá
xây dựng công trình.
• Đấu thầu mua sắm thiết bị công nghệ và xây lắp:
- Những yêu cầu cơ bản do công ty lập hồ sơ. Phòng kế hoạch sẽ kiểm tra tính
pháp lý hồ sơ mời thầu và công bố phát hành trên báo bán hồ sơ mời thầu. Chọn
được nhà thầu.Thành lấp ban thẩm định sau đó xuống phòng kế hoạch lập hợp đồng
đưa sang phòng đầu tư và tiến hành thi công
- Công tác đấu thầu mua sắm thiết bị công nghệ và xây lắp thực hiện theo quy
trình ISO số 17 về đấu thầu mua sắm thiết bị và quy trình ISO số 20 về đấu thầu và
ký kết hợp đồng kinh tế

SVTH: Trần Văn Toản

Lớp QTKD K44



Chuyên đề tốt nghiệp
• Tiến hành thi công xây lắp:
Quy trình tiến hành thi công xây lắp được thực hiện theo quy trình ISO số 13
về lập và quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng, quy trình ISO 15 về kiểm
soát chất lượng công trình xây dựng, quy trình ISO số 16 về quản lý vật tư , phụ
tùng trong xây lắp và quy trình ISO 18 về quy trình thực hiện công tác bảo hộ lao
động
• Quản lý kỹ thuật , chất lượng thiết bị và chất lượng xây dựng:
-Công ty sẽ giao cho ban kiểm tra hàng, thiết bị đánh giá bề ngoài của thiết bị
sau đó lắp thiết bị lên đưa vào xưởng sửa chữa thiết bị đó đat tiêu chuẩn thì cho vào
vận hành nếu không đạt tiêu chuẩn thì trả lại cho nhà cung cấp
-Được thực hiện theo nghị định số 2009/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của
chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng kết hợp với quy trình ISO số
08 về quản lý thiết bị và luật đầu tư 2005
• Nghiệm thu, bàn giao công trình:
Thực hiện theo điều 47, 51 của nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/71999, theo
khoản 16, điều 1 của nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của chính phủ ban
hành sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý đầu tư và xây dựng quyết định số
18/2003/NĐ-BXD ngày 27/6/2003 của bộ xây dựng về việc ban hành quy định quản
lý chất lượng công trình theo quy trình kiểm soát chất lượng công trình xây dựng ,
cùng luật đầu tư 2005
• Quyết toán công trình:
- Chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm quyết toán vốn đầu tư , ngay sau khi công trình
bàn giao và đưa vào khai thác , sử dụng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền
quyết định đầu tư
- Việc quyết toán công trình được thực hiện theo điều 56 của nghị định
52/1999/NĐ-NP ngày 8/7/1999.Kết hợp với thông tư số 45/2003/TT-BTC ngày
15/5/2003 của bộ tài chính hưỡng dẫn quyết toán vốn đầu tư và các văn bản hưỡng

dẫn thi hành luật đầu tư 2005
• Đánh giá về mô hình và quy trình quản lý dự án

SVTH: Trần Văn Toản

Lớp QTKD K44


Chuyên đề tốt nghiệp
Về mô hình quản lý dự án, Công ty đã áp dụng linh hoạt các hình thức mô
hình quản lý dự án vào từng dự án cụ thể. Việc lựa chọn mô hình phụ thuộc vào tính
chất của dự án và khả năng quản lý của Công ty. Sự lựa chọn mô hình nhìn chung
khá hợp lý. Điều này góp phần cho công tác quản lý diễn ra thuận lợi, trôi chảy và
phù hợp với từng dự án. Một mô hình quản lý hay cách thức vận hành, điều phối
phù hợp là điều kiện cốt lõi để quản lý dự án thành công.
Công ty thường thực hiện các công trình bằng cách cùng với một số nhà thầu
khác thành lập liên danh, điều này xuất phát từ quy mô của Tổng công ty và Công
ty còn chưa lớn mạnh. Tuy nhiên, điều này lại tạo điều kiện cho Công ty tiếp cận
với các công trình có giá trị lớn, vừa tạo thêm nguồn thu đồng thời có điều kiện tiếp
thu học hỏi các đơn vị bạn về kỹ thuật thi công xây lắp cũng như quản lý vận hành
dự án. Hình thức liên danh nhà thầu cũng là một hình thức nhắm san sẻ rủi ro cho
các nhà thầu khi mà nhiều nhà thầu cùng thực hiện một dự án. Điều này cũng làm
giảm rủi ro của dự án khi mà có thể huy động được nguồn lực và kinh nghiệm từ
nhiều đơn vị khác nhau.
Tuy nhiên, do tiềm lực của Công ty còn hạn chế nên các công trình mà dự án
đảm nhận thường chỉ là một phần công việc hoặc một gói thầu trong tổng thể dự án.
Công ty chỉ tham gia một phần vào Ban quản lý dự án, tùy thuộc vào tỉ lệ giá trị
phần công việc mà Công ty đảm nhận trong toàn bộ dự án. Việc này dẫn đến Công
ty không thể bao quát hết được tổng thể dự án hoặc có thể chịu sự phụ thộc điều
phối, phân công lại của các đơn vị có phần công việc chiếm tỷ lệ lớn trong toàn bộ

dự án. Điều này hạn chế sự chủ động, linh hoạt trong sắp xếp, triển khai công việc
của Công ty.
Về quy trình quản lý, Quy trình này được Công ty xây dựng theo các quy định
hiện hành của pháp luật, các bước thực hiện khá chi tiết, đầy đủ theo các giai đoạn
chuẩn bị, thực hiện và kết thúc dự án đầu tư. Vỡ vậy, trong quá trình thực hiện dự
án, các thành viên quản lý đã từng bước thực hiện theo quy trình đã đề ra, đảm bảo
tuân thủ theo đúng các tiêu chuẩn đầu tư xây dựng công trình do nhà nước mà cụ
thể là Bộ Xây dựng ban hành. Điều này giúp đơn vị quản lý giám sát dự án nhanh
chóng và thuận lợi và đạt hiệu quả hơn.

SVTH: Trần Văn Toản

Lớp QTKD K44


Chuyên đề tốt nghiệp
Tuy nhiên, quy trình quản lý này còn khá đơn giản và sơ lược, chỉ mới tập
trung vào trình tự của các bước công việc lớn, đồng thời chưa làm rị được mối liên
hệ chặt chẽ giữa các bước công việc với nhau. Các dự án mà hiện nay Công ty đang
thực hiện đều là các dự án đầu tư xây dựng hiện đại, có quy mô lớn và kỹ thuật
phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp, liên kết chặt chẽ về công việc quản lý của các phòng,
ban Công ty với Ban quản lý, tổ chức tư vấn. Tuy nhiên quy trình quản lý do Công
ty đề ra chưa đảm bảo tốt điều này. Các bước thực hiện chỉ nêu lên sự kết hợp quản
lý giữa Giám đốc Ban quản lý với các thành viên riêng lẻ (kỹ sư dự án, kỹ sư giám
sát, kỹ sư kiểm định) mà chưa có sự phối hợp với các phòng, ban chuyên môn trong
công tác quản lý cũng như sự điều phối nhân lực từ các phòng chức năng. Vì vậy,
chưa tạo được sự đồng bộ, thống nhất về nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị, thành
viên trong việc tham gia quản lý dự án. Đây chính là nguyên nhân gây ra sự chồng
chéo, phức tạp trong quản lý một số dự án đầu tư của Công ty hiện nay.
1.4. Thực trạng quản lý dự án theo nội dung tại công ty

1.4.1. Lập kế hoạch tổng thể
Quản lý tổng thể hay lập kế hoạch tổng thể là một trong những chức năng cơ
bản của quản lý dự án. Lập kế hoạch tốt cho phép đảm bảo được mục tiêu, đảm bảo
được trình tự công việc, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực cũng như tăng cường
công tác theo dõi, kiểm soát. Thực tế cho thấy rằng nhiều dự án thất bại do không
có kế hoạch cụ thể hoặc kế hoạch không đúng. Kế hoạch tổng thể của dự án gồm
các bước như : xác định mục tiêu, xác định công việc, tổ chức, xác định kế hoạch tài
chính và nguồn lực, lập kế hoạch tiến độ, kế hoạch kiểm soát.

Xác định mục tiêu

Xác định công việc

Tổ chức


SVTH: Trần Văn Toản

Lớp QTKD K44


×